Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬPTRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SIÊU THỊ DỊCH VỤ VĂN PHÒNG VÀ CĂN HỘ SSG TOWER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.23 MB, 78 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN
- Đầu tiên, em xin dành lời cảm ơn đến thầy Th.S Lê Thanh Cường đã hỗ trợ em và các bạn
trong nhóm Thực Tập Tốt Nghiệp bằng sự nhiệt tình, tận tâm trong việc tìm kiếm những địa
điểm thực tập tốt và lý tưởng nhất, bên cạnh đó là những lời nhắc nhở động viên, những
chia sẻ kinh nghiệm quý báu khi chúng em lần đầu ra thực tế tại công trường.
- Em cũng xin cảm ơn anh Trương Ngọc Lanh – Phó ban QS&QC; anh Nguyễn Thế
Vinh – Kĩ sư giám sát hiện trường;anh Lê Anh Tuấn – Trưởng ban ATLĐ, và các anh
em công nhân làm việc tại công trường SSG Tower đã rất nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và
củng cố kiến thức cho chúng em trong suốt quá trình thực tập. Trong thời gian thực tập, các
anh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể học hỏi, làm việc và chứng kiến những quy
trình, trình tự công việc trong công trường. Những kinh nghiệm này là vô cùng có ích giúp
em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp cũng như quá trình làm việc sau này.
- Sau hơn 2 tháng tham gia thực tập tại “Công trình Trung tâm thương mại-siêu thị-dịch vụ
văn phòng và căn hộ SSG TOWER”, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi
ngồi trên ghế nhà trường em không có cơ hội tiếp cận. Quá trình thực tập đã giúp em hệ
thống lại kiến thức và đối chiếu với thực tế công trường để trang bị những kỹ năng cần thiết
cho nghề nghiệp sau này.
- Do những kiến thức học được từ nhà trường còn nhiều thiếu sót, cũng như kinh nghiệm đi
thực tế công trường chưa có nhiều nên trong thời gian thực tập và làm báo cáo không khỏi
gặp phải những sai sót, mong thầy và các anh góp ý để em có thể hoàn thiện mình hơn.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 1
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG


- Cuối cùng em xin gởi lời chúc sức khỏe và thành công đến thầy Th.S Lê Thanh Cường ;
anh Nguyễn Thế Vinh – Kĩ sư giám sát hiện trường ; và các anh chị em hiện đang công
tác tại “Công trình Trung tâm thương mại-siêu thị-dịch vụ văn phòng và căn hộ SSG
TOWER”
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
1. THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:
1.1. Thông tin sinh viên:
- Họ và tên: Nguyễn Hải Đăng
- MSSV: 1051022068
- Lớp: XD10a1
- Email:
1.2. Cơ quan thực tập:
- Công ty cổ phần SSG Văn Thánh
+ Địa chỉ: số 92 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM
1.3. Công trình thực tập:
- TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - SIÊU THỊ - DỊCH VỤ VĂN PHÒNG VÀ CĂN
HỘ SSG TOWER
+ Địa chỉ: số 561A, đường Điện Biên Phủ, phường 25, Quận Bình Thạnh,
TP.HCM
1.4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thanh Cường
1.5. Thời gian thực hiện: từ ngày 03-08-2014 đến 03-10-2014
2. MỤC ĐÍCH CHUNG:
Tạo điều kiện cho sinh viên tổng hợp kiến thức đã học trong sách giáo khoa và so sánh
với các công trình thực tế để làm tiền đề cho đồ án tốt nghiệp cuối khóa.
2.1. Tìm hiểu các thông tin của dự án:
- Chủ đầu tư của dự án.
- Tư vấn thiết kế, tư vấn quản lý dự án, tư vấn khối lượng (nếu có).
- Địa điểm xây dựng công trình, Thời gian thực hiện dự kiến.
- Qui mô của công trình bao gồm:
Loại công trình. Số khối nhà. Số tầng hầm.

Số tầng. Chiều cao mỗi tầng. Chiều cao công trình.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 2
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
Diện tích sàn tầng điển hình Tổng diện tích sàn.
2.2. Tham khảo hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
- Bao gồm các biện pháp và các giải pháp kỹ thuật mà bộ phận khảo sát và thiết kế đã
áp dụng thể hiện trong các bản vẽ sau:
Bản vẽ thiết kế kiến trúc. Bản vẽ thiết kế kết cấu.
Bản vẽ thiết kế điện, nước. Bản vẽ thiết kế hệ thống thang máy, hệ thống PCCC, …
2.3. Các biện pháp thi công đã áp dụng tại công trình:
- Semi topdown.
- Hệ Table Formwork, Al Formwork…
- Sàn cáp dự ứng lực
- Giải pháp thượng tầng: các cấu kiện cột, vách, lõi cứng, dầm, sàn, tường, kết cấu
mái…
2.4. Quan sát quá trình thi công và rút ra những bài học kinh nghiệm
2.5. Tính toán và thiết kế một hạng mục hay một bộ phận của công trình
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH THỰC TẬP:
1.1. Dự án cao ốc “ Trung tâm thương mại-siêu thị-dịch vụ văn phòng và căn hộ SSG
TOWER”
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 3
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
- Thông tin chung:
+ 2 khối tháp: Văn Phòng (35 tầng), Căn Hộ(25 tầng)

+ Tổng diện tích đất: 5,983.2m2
+ Khu văn phòng diện tích sàn trung bình: 1047.37m
2
+ Khu căn hộ diện tích sàn trung bình : 672.87m
2
+ Khu thương mại diện tích sàn trung bình: 3300m
2
- Tìm hiểu thông tin các đơn vị liên quan:
Chủ đầu tư:
Công ty: Công ty cổ phần SSG Văn Thánh
Địa chỉ: Địa chỉ: số 92 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 8,
quận Phú Nhuận, TP.HCM
Đại diện nhà thầu:
Công Ty : CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KD ĐỊA ỐC HÒA BÌNH
Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP.HCM
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 4
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
Đại diện tư vấn giám sát:
Công Ty : Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Ánh Sáng Phương Nam
Địa chỉ: 27 Đinh Bộ Lĩnh – Lầu 14, P.24, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
3. BÁO CÁO ĐỊNH KỲ:
TUẦ
N
Ngày thực tập Nôi dung thực tập
Chữ ký GVHD hoặc
phụ trách công
trường

1
Ngày:11/08/2014
Ngày: 13/08/2014
Ngày: 15/08/2014
-Tìm hiểu về: thông tin dự án, bản vẽ shop, vấn
đề an toàn lao động tại công trường, vật liệu…
- Cách thức nghiệm thu công tác gém trong
xây tô

2
Ngày:18/08/2014
Ngày: 20/08/2014
Ngày: 22/08/2014
- Tìm hiểu về cách thức lắp dựng cốp pha, hệ
cây chống
- Cách đổ bê tông sàn cáp dự ứng lực
3
Ngày:25/08/2014
Ngày: 27/08/2014
Ngày: 29/08/2014
-Qui trình lắp dựng cốp pha nhôm
-Qui trình thi công sàn cáp dự ứng lực
-Thuyết minh bê tông dự ứng lực ( phần 1)
4
Ngày:1/09/2014
Ngày: 3/09/2014
Ngày: 5/09/2014
NGHỈ
5
Ngày:8/09/2014

Ngày: 10/09/2014
Ngày: 12/09/2014
-Biện pháp thi công Table FormWork
-Tính toán hệ cốp pha tầng điển hình
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 5
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
6
Ngày:15/09/2014
Ngày: 17/09/2014
Ngày: 19/09/2014
-Qui trình thi công cốt thép cột, sàn
-Qui trình thi công cốp pha cột, sàn
7
Ngày:22/09/2014
Ngày: 24/09/2014
Ngày: 26/09/2014
Làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
Ngày:29/09/2014
Ngày: 1/10/2014
Ngày: 3/10/2014
Làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
4. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU - THỰC HIỆN:
4.1. Hệ cốp pha – Công tác cốp pha trong thi công:
4.1.1. Cấu tạo, lắp dựng:
1.1.1.1. Ván khuôn cột:
- Cấu tạo:

+ Ván khuôn cột gồm 2 phần chủ yếu là
phần khuôn để tạo ra cột có hình dạng và
kích thước theo thiết kế và hệ gông ty
xuyên chịu lực chính, giữ ván khuôn ổn
định, chắc chắn.
+ Ván khuôn cột thường ghép sẵn thành
từng mảng có kích thước bằng kích thước
của một mặt cột. Sau khi ghép các mảng
ván theo hình dạng của cột thì dùng gông
để cố định, gông làm bằng thép hộp.Sau
đó cố định gông cột bằng ty ren có tán chuồn siết chặt ở 2 đầu.Khoảng cách giữa
các gông từ 0.5 hoặc 0.6m
- Lắp dựng:
+ Thực hiện công tác định vị, trắc đạt để xác định tim ngang và dọc của cột lên
mặt nền, sàn.
+ Các tấm cốp pha cột được chất dồn lại tập trung ở tầng tiếp liệu được cẩu lên
trên sàn đang công tác.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 6
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
+ Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột.
+ Neo giữ chống cho cột thẳng đứng (cố định ván khuôn cột).

Tấm cốp pha cột được tập kết tại tầng tiếp liệu Vận chuyển hệ cốp pha cột
lên trên sàn bằng cẩu trục
1.1.1.2. Ván khuôn vách: (cốp pha nhôm)
- Cấu tạo:
+ Được chế tạo theo kích thước đặt sẵn, phù hợp với kích thước của cấu kiện.

Bảng so sánh đặc điểm của từng loại cốp pha:
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 7
MSSV:1051022068
Các đặc điểm chính
Số lần sử dụng
Chất lượng bề mặt
Trọng lượng
Tính an toàn
Chi phí bảo dưỡng
Khả năng tái chế
Lưu giữ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
- Lắp dựng:
+ Sau khi đổ bê tông vách tầng dưới, tiến hành gia công bố trí cốp thép tầng trên
theo thiết kế.
+ Tiến hành công tác đục nhám bề mặt bê tông vách đã đổ.
+ Vệ sinh cốp thép & phần bê tông vừa đục.
+ Rải 1 lớp phụ gia SIKA Latex TH lên bề mặt vách vừa đục nhằm tạo liên kết
giữa lớp bê tông cũ và bê tông chuẩn bị đổ.
+ Với ván khuôn vách. Ta đánh số thứ tự của từng tấm để khi lắp dựng tầng
trên, ta chỉ việc chuyển tấm ván đó lên đúng vị trí đã sắp xếp như ở tầng dưới.
+ Công tác vận chuyển ván khuôn nhôm được thực hiện nhờ cần trục tháp tập
kết sẵn tại gần nơi thi công hoặc công nhân truyền tay từ tầng dưới lên tầng
trên.
+ Trước khi lắp dựng ván khuôn, tiến hành vệ sinh & làm phẳng phần bề mặt và
phần bên hông của ván khuôn.Sau đó, thi công 1 lớp hỗn hợp dầu + phụ gia
tháo dỡ ván khuôn SIKA lên lớp bề mặt của vách ván khuôn nhôm.
+ Tiến hành lắp ghép ván khuôn theo vị trí đã thiết kế.

+ Các tấm ván khuôn được liên kết với nhau chủ yếu bằng các chốt tròn & chốt
dẹt
+ Tiến hành thi công 1 mặt trước (trong hoặc ngoài). Sau đó, đóng các thanh la
giằng đúc bằng sắt, có tác dụng cố định 2 tấm cốp pha theo từng khoảng cách
nhất định theo quy cách của la giằng.(lựa chọn la giằng phù hợp với thiết kế
của vách)
+ Tại 1 số vị trí, ta lắp đặt thêm các ống cơ điện. (phần M&E).
+ Khi ta đóng thanh giằng, ở đầu bên kia của ván khuôn đã cố định, ta đóng
thêm chốt tròn có kẹp phần thanh giằng ở giữa.
+ Tại các vị trí góc, ta dùng tấm V góc nhôm được chế tạo sẵn theo kích thước
để chuyển phương chiều của tấm cốp pha.
+ Lắp dựng mặt còn lại.
+ Sau khi đã lắp dựng xong cả 2 mặt, tại mặt ngoài của cốp pha ta gắn thêm các
móc vuông để đỡ ống thép chạy ngang theo hệ cốp pha nhằm gia cố lực và
chống phình bụng cho cốp pha khi đổ bê tông.
+ Tại phần thép lanh tô phía trên cửa sau khi bố tri cốp pha xong ta lắp đặt hệ
cây chống với 1 tấm prop head(đỉnh cột chống) ngay giữa dầm, phần thân ta
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 8
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
sử dụng hệ cây chống xiên để tăng thêm ổn định cho cốp pha trong quá trình
đổ bê tông.
+ Chi tiết cốt pha nhôm của 1 vách bao gồm:
− Phần thân : Wall Panel
− Phần đỉnh: Soffit lengh & Int Soffit Corner & Deck Panel
− Soffit lengh: phần mặt dưới của vòm
− Inl Soffit Corner: tấm góc vuông đặt ngay tại góc của mỗi vách
− Deck panel: tấm cốp pha sàn

Hình ảnh cấu tạo chi tiết của hệ cốp pha nhôm
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page 9
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
1.1.1.3. Nhật kí hình ảnh:
Bố trí cốt thép Vệ sinh cốt thép và mặt trên vách đục nhám
Phụ gia Sika tháo dỡ ván khuôn pha với dầu
Lắp dựng các tấm wall panel còn lại
Lắp đặt ống thông áp
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG Page
10
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
Đóng các thanh la giằng
Đóng các thanh la giằng Đóng chốt
tròn vào hệ 2 ván khuôn và thanh la giằng
Chốt tròn Chốt vuông
đỡ ống thép chạy dọc cốp pha
Hình ảnh hoàn thiện
( còn lắp tấm Deck panel sàn
nữa là xong )
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG Page
11
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
1.1.1.4. Ván khuôn dầm:

- Cấu tạo:
+ Ván khuôn dầm có dạng hộp dài được ghép bởi 2 mảng ván thành và 1 mảng
ván đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa 2 ván thành. Mặt trên ván thành bằng mặt bê
tông và phải được bào thẳng cạnh, phủ phim.
+ Chống giữ ván thành bằng các tấm ván chống xiên, bên trong là ống thép
50x50x1.8mm chạy dọc sườn dầm.
- Lắp dựng:
+ Xác định tim dầm.
+ Lắp dựng hệ giàn giáo, gắn đầu U chống và rải hệ thép ống lên trên đầu U làm
sườn đỡ hệ cốp pha dầm.
+ Rải mặt đáy cốp pha dầm lên hệ thép ống, đóng đinh để cố định.
+ Đóng tấm ván thành bên ngoài lên dầm. Cố định bằng đinh các tấm ván
ngiêng.
+ Đóng tấm ván thành bên trong lên dầm, cao độ dầm bằng với cao độ của sàn.
1.1.1.5. Ván khuôn sàn:
- Cấu tạo:
+ Sử dụng tấm cốp pha phủ phim kích thước 1220x2440mm được gia công lắp
ghép để làm cốp pha sàn, cốp pha sàn được đỡ bởi các thanh sườn ngang và
sườn dọc.
+ Sườn ngang và sườn dọc đóng vai trò như là dầm chính và dầm phụ của cốp
pha sàn và nó được chống đở bởi hệ thống các cây chống.
+ Sườn dọc là các thanh thép hộp 50x50x1,8mm đặt cách nhau 0,35m.
+ Sườn ngang là các thanh théphộp 50x100x1,8mm đặt cách nhau 1,1m.
- Lắp dựng:
+ Sau khi đổ bê tông sàn tầng dưới & bê tông đã đạt cường độ không nhỏ hơn
50 daN/cm
2
(khoảng 10 tiếng),ta lắp dựng tiếp hệ giàn giáo chống đỡ sàn tầng
tiếp theo.
+ Thứ tự lắp dựng: ván khuôn dầm, lõi thang máy và sàn.

+ Lắp dựng hệ giàn giáo, có gắn đầu U chống hệ sườn ngang.
+ Do công trình sử dụng biện pháp Table Formwork(sẽ trình bày ở mục 5.2.),
lúc này các tấm cốp pha sàn đã được tháo dỡ và chuyển ra sàn tiếp liệu sẽ
được chuyển từ tầng (n-4)( tầng thứ 4 ở dưới tính từ tầng đang lắp dựng) lên
trên sàn bằng cẩu trục tháp.
+ Công nhân trực tiếp canh chỉnh là lắp dựng từng tấm cốp pha sàn vào đúng vị
trí.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
12
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
+ Canh chỉnh lại vị trí các mép sàn.
+ Nếu tấm cốp pha bị hư hỏng, bong tróc thì tùy theo mức độ, tiến hành gia cố
lại bằng băng keo dán sàn.
1.1.2. Những yêu cầu kĩ thuật đối với cốp pha:
1.1.2.1. Gia công:
Cốp pha
Gỗ Nhôm
Gỗ để làm ván khuôn phải tốt, không bị
cong vênh, mắc tật, mục nát…
Nhôm làm ván khuôn đa số được nhập khẩu
từ nước ngoài với qui cách kĩ thuật được
kiểm tra chặt chẽ
Có độ ẩm thích hợp để giảm bớt biến dạng
trong thời gian sử dụng, ở trên khô dùng gỗ
có độ ẩm thích hợp nhất là 18 – 23%, dưới
nước là 23 – 45%.
Đảm bảo thứ tự lắp đặt của các cấu kiện sao

cho chính xác và hợp lý
Đảm bảo cững chắc, không bị biến hình khi chịu sức nặng của khối bê tông hoặc bê tông
cốt thép mới đổ và những tải trọng khác trong quá trình thi công.
Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước theo yêu cầu thiết kế.
Đảm bảo dựng lắp nhanh, tháo dỡ dễ dàng, không làm hư hỏng ván khuôn và không tác
động đến bê tông.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
13
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
Đảm bảo kín và bằng phẳng, nếu không kín thít, nước xi măng bị rò rỉ làm thay đổi thành
phần bê tông, ảnh hưởng đến chất lượng công trinh.
Không gây khó khăn khi lắp đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Dùng được nhiều lần
(theo tiêu chuẩn luân lưu dùng được 6-7 lần)
Dùng được nhiều lần
(theo tiêu chuẩn luân lưu dùng được trên
100 lần)
- Bảng tham khảo thông số kĩ thuật của cốp pha gỗ(theo catalouge ván ép phủ phim
của Tekcom):
PlyCore EXTRA

PlyCore PLUS
Mô tả Giá trị Mô tả Giá trị
Kích thước
1.250 x 2.500 mm
1.220 x 2.240 mm
Kích thước 1.220 x 2.240 mm

Độ dày 12-15-18-21-25mm Độ dày 12-15-18-21-25 mm
Dung sai Theo EN 315 Dung sai Theo EN 315
Keo chịu nước 100% WBP – Phenolic Keo chịu nước 100%WBP –Phenolic
Mặt ván
Ruột ván
Gỗ Thông. Loại AA
Bạch Đàn/ Bạch
Dương. Loại A
Mặt ván
Ruột ván
Gỗ Thông. Loại AA
Bạch Đàn/ Bạch
Dương. Loại A-B
Loại phim Dynea, màu nâu Loại phim Dynea, màu nâu
Định lượng phim ≥ 130 g/m
2
Định lượng phim ≥130 g/m
2
Thời gian đun sôi
không tách lớp
≥ 15 giờ
Thời gian đun sôi
không tách lớp
≥ 08 giờ
Lực tách lớp 0.85 – 2.0 Mpa Lực tách lớp 0.75–1.5 Mpa
Tỷ trọng ≥ 600 kg/m
3
Tỷ trọng ≥ 500 kg/m
3
Độ ẩm ≤ 12% Độ ẩm ≤ 13%

Module đàn hồi E
Dọc thớ: ≥ 6500 Mpa
Ngang thớ: ≥ 5500
Mpa
Module đàn hồi E
Dọc thớ: ≥ 5500 Mpa
Ngang thớ: ≥ 3500
Mpa
Cường độ uốn
Dọc thớ: ≥ 26 Mpa
Ngang thớ: ≥ 18 Mpa
Cường độ uốn
Dọc thớ: ≥ 26 Mpa
Ngang thớ: ≥ 18 Mpa
Lực ép ruột ván 120 tấn/m
2
Lực ép ruột ván 120 tấn/m
2
Số lần tái sử dụng 7-15 lần Số lần tái sử dụng >5 lần
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
14
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
- Tham khảo thông số kĩ thuật của cốp pha nhôm ( theo Alform của Kumkangkind):
1.1.2.2. Lắp dựng:
+ Khi vận chuyển, trục lên, hạ xuống phải làm nhẹ nhàng, tránh va chạm, xô đẩy
làm ván khuôn bị biến dạng, dây buộc để cẩu trục và vận chuyển không được
ép vào ván khuôn.

+ Khi lắp dựng ván khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạc, để kất cấu sau khi đổ
nằm đúng vị trí thiết kế.
+ Ván khuôn trước khi lắp dựng phải được làm vệ sinh và phủ 1 lớp Sika tháo
dỡ bê tông trên bề mặt trước, giúp việc tháo dỡ sau này được thực hiện 1 cách
dễ dàng, không gây ảnh hưởng đến bề mặt bê tông hay ván khuôn cấu kiện.
+ Khi ghép ván khuôn phải chừa lại một số lỗ ở phía dưới để làm vệ sinh, trước
khi đổ bê tông phải bịt kín các lỗ đó lại bằng những tấm ván khuôn gia công
sẵn.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
15
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
+ Tránh dùng ván khuôn tầng dưới làm chỗ dựa cho ván khuôn tầng trên. Trong
trường hợp phải làm như vậy thì ván khuôn tầng dưới không được tháo dỡ
trước khi bê tông tầng trên đạt tới cường độ quy định.
+ Khi gia cố ván khuôn bằng những cây chống, dây giằng và móc neo thì phải
đảm bảo không bị trượt, trật và phải căng để khi chịu lực ván khuôn không bị
biến dạng.
+ Khi lắp dặt ván khuôn phải chú ý chừa lỗ để đặt trước những bộ phận cố định
như bu lông, móc hay bản thép chờ sẵn.
+ Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước
và vị trí của ván khuôn, nếu biến dạng do chuyển dịch thì phải có biện pháp
xử lý thích đáng và kịp thời.
Điều 3.5.2 TCVN 4453-1995 quy định:
Bảng 2-Sai lệch cho phép đối với cốp pha, đà giáo
1.1.2.3. Bảo quản và sử dụng:
- Bốc dỡ ván cốp pha
+ Nên di chuyển ván từng tấm một để tránh trầy xước bề mặt và làm rơi ván.

+ Cần bốc dỡ những tấm ván dựng đứng ở hai bên thành xe trước.
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
16
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
+ Nếu ván còn nguyên đai, nguyên kiện (Pallet) thì phải sử dụng xe nâng
(Fortlift) để vận chuyển và lưu ý tránh làm vỡ các cạnh góc. Nên vận chuyển
pallet vào vị trí cất giữ rồi mới tiến hành cắt đai.

- Điều kiện lưu giữ ván
+ Ván phải tránh để chỗ có nước, bùn hoặc hóa chất và luôn được bảo quản khô
ráo do các lớp veneer rất dễ hút ẩm.
+ Nơi cất trữ ván phải tách biệt khỏi khu vực có các phương tiện máy móc hạng
nặng, các loại xe hay những công cụ sắt nhọn đang vận hành trong công trình
để giảm nguy cơ rủi ro có thể gây ra cho ván.
+ Tất cả ván cốp pha khi mang vào công trường phải trong điều kiện khô ráo và
được bảo vệ khỏi những tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài cho đến
khi sử dụng bằng cách hoặc để trong kho bãi có mái che hoặc phủ vải
tarpaulin chống thấm nước.

- Vệ sinh sau khi sử dụng
+ Việc tháo lắp và vệ sinh ván giữa những lần đổ bê tông góp phần làm tăng
tuổi thọ của việc sử dụng ván và cho kết quả tốt hơn đối với bề mặt bê tông.
+ Ván phải được làm vệ sinh sạch và quét lớp chất chống bám dính bê tông sau
mỗi lần sử dụng. Ván không sạch sẽ ảnh hưởng đến bề mặt bê tông sau khi
hoàn tất, nhất là những mảng bê tông còn bám lại trên ván cũng sẽ gây trầy
xước bề mặt ván ở lần sử dụng sau.
+ Phải “vá” những nơi bị trầy xước trên bề mặt ngay khi có thể bằng cách sơn

phủ 3 lớp chống thấm lên đó hay dùng băng keo dán sàn, v.v

- Cưa ván
+ Khi cưa cắt ván phải sử dụng lưỡi cưa khoảng 100 răng với đường kính ngoài
305mm. Độ dày của răng cưa từ 2.5 – 3.2mm và tốc độ quay 3000 – 3600
vòng/ phút.
+ Khi khoan ván, các lỗ khoan phải được xác định trước và khoan cả 2 mặt. Tất
cả cạnh và lỗ khoan phải được sơn phủ ít nhất 3 lớp sơn chống thấm nước
(nên sử dụng chủng loại sơn chống thấm nước Ethanol – Formaldehyde)
1.1.2.4. Nghiệm thu:
- Kiểm tra khi thi công từng tấm ván khuôn rời
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
17
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
+ Giữa các tấm gỗ ghép không có khe hở
+ Độ cứng của tấm phải đảm bảo yêu cầu
+ Mặt phải của tấm phải bằng phẳng
+ Không bị cong vênh, nứt tách
- Nội dung cần kiểm tra
+ Kiểm tra các lẽ hở của từng tấm ván khuôn, kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau
thành từng mảng
+ Kiểm tra tim cốt và vị trí của kết cấu
+ Kiểm tra kích thước mặt trong theo bản kê thiết kế
+ Kiểm tra mặt phẳng của ván khuôn
+ Kiểm tra những cách giữ mặt ván khuôn và cốt thép
+ Kiểm tra độ vững chắc và độ ổn định của hệ thống chống đỡ ván khuôn
+ Kiểm tra hệ thống giàn giáo thi công, kỹ thuật an toàn lao động, trình tự thi

công đảm bảo dễ dàng thuận tiện
- Việc nghiệm thu cốp pha được tiến hành tại hiện trường và cần phải được kiểm tra kĩ
lưỡng và chu đáo, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở
bảng 1 và các sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2.
Điều 3.5.1 TCVN 4453-1995 quy định:
Bảng 1 - Các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáo
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
18
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
1.1.2.5. Những sai phạm thường gặp trong công tác cốp pha:
- Nguyên nhân chủ yếu thường là do gia công ván khuôn không đúng thiết kế hay hệ
thống cây chống không chắc chắn đến khi đầm bê tông gây ra hiện tượng ván khuôn
bị biến dạng, không đúng hình dạng của kết cấu.
- Nguyên nhân khác:
+ Xác định không đúng tim cột
+ Gia công ván khuôn không đúng bản vẽ thiết kế
+ Ván khuôn bị xô lệch biến dạng trong quá trình thi công
+ Ván khuôn không đảm bảo hình dạng kích thước, sai phạm này ảnh hưởng tới khả
năng chịu lực cũng như chất lượng thẩm mỹ của công trình.
+ ….
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
19
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
1.1.2.6. Tháo dỡ:

- Thời gian tháo dỡ cốp pha:
+ Ngay sau khi bê tông đạt cường độ cần thiết tương ứng.
+ Điều 3.6.3 TCVN 4453-1995 qui định đối với cốt pha đà giáo chịu lực của các
kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết
kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng 3.
Chú thích:
1) Các trị số ghi trong bảng chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia
2) Đối với các kết cấu có khẩu độ nhỏ hơn 2m, cường độ tối thiểu của bê tông đạt để tháo
cốt pha là 50%R
28
nhưng không được nhỏ hơn 80daN/cm
2
.
- Đối với nhà nhiều tầng, quá trình tháo dỡ cốp pha được thực hiện như sau:
+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê
tông;
+ Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại
các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
( trích điều 3.6.5 TCVN-4453-1995)
+ Trụ chống của ván khuôn ở tấm sàn nằm dưới nữa có thể tháo dỡ hoàn toàn
khi bê tong đạt cường độ thiết kế
- Yêu cầu kĩ thuật đối với tháo dỡ ván khuôn:
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
20
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
+ Tránh va chạm hay gây chấn động mạnh làm hư hỏng mặt ngoài , sứt mẻ góc
cạnh ảnh hưởng đến quá trình tái sử dụng luân chuyển của ván khuôn.

+ Ván khuôn, giàn giáo, cột chống đã tháo dỡ phải được cạo sạch vữa, nhổ sạch
đinh, sửa chữa phân loại, xếp gọn và bảo quản tốt.
+ Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn phải đợi bê tong đạt được cường độ
thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ tải trọng.
1.2. Biện pháp thi công Table Formwork:
1.2.1. Khái niệm:
- Biện pháp thi công Table Formwork ( hay còn gọi là cốp pha bàn ), là biện pháp lắp
dựng cốp pha của tầng trên bằng cốp pha đã sử dụng của tầng dưới, nhằm đẩy nhanh
tiến độ thi công, tiết kiệm thời gian và nhân công…
- Áp dụng cho các tầng điển hình
- Bản chất: chia nhỏ sàn thành các ô và đánh thứ tự, cẩu lắp dựng luân chuyển lên sàn
tầng điển hình.
1.2.2. Qui trình thi công:
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
21
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
- Sau khi thi công hoàn tất hệ cốp pha của 1 tầng, ta lắp dựng hệ giàn giáo cây chống
và các công tác cốp pha, cốt thép… của tầng kế tiếp mà vẫn giữ nguyên hệ giàn giáo
cây chống của tầng dưới.
- Thi công lắp ghép sàn tiếp liệu cho tầng dưới (tầng chuẩn bị tháo cốp pha)
- Cứ tiếp tục thi công và giữ hệ giàn giáo cây chống như vậy cho đến khi bê tông sàn
của tầng dưới đạt đủ cường độ tối thiểu để tháo cốp pha(≥50 daN/cm
2
), ta tiến hành
tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột
chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
- Sau khi bê tông đã đạt đủ cường độ thiết kế, tiến hành tháo dỡ các tấm cốp pha sàn.

Sử dụng hệ xe nâng và khung giàn giáo chống tạm để đỡ các tấm cốp pha.
- Tháo dỡ các tấm cốp pha sàn. Gia công hệ Table Formwork, gồm: 4 chân chống là
các thanh chống đơn, hệ khung sườn ngang dọc bằng thép ống và các tấm cốp pha.
Kích thước phụ thuộc vào thiết kế của từng ô sàn nhỏ.
- Vận chuyển hệ cốp pha sàn ra ngoài sàn tiếp liệu.
- Dùng cẩu trục cẩu hệ cốp pha sàn lên trên sàn tầng trên đã bố trí lắp dựng hệ giàn
giáo có đầu chống sẵn.
- Định vị hệ cốp pha sàn vào đúng vị trí thiết kế.
- Đóng đinh định vị các tấm ván ép, lắp ghép hệ cốp pha sàn theo đúng kích thước.
- Lắp dựng thêm các thanh chống đơn ở giữa tấm cốp pha sàn.
- Đối với cốp pha cột, các tấm cốp pha cột sau khi tháo dỡ sẽ được tập kết tại tầng tiếp
liệu của công trình. Vận chuyển cũng bằng cẩu trục.
1.2.3. Yêu cầu kĩ thuật:
- Công tác cẩu trục các cấu kiện phải được phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa người lái
cẩu và phụ cẩu.
- Bố trí mặt bằng tập kết vật liệu tạm tại sàn tầng thi công để việc sử dụng vật liệu
được hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến quá trình thi công của các công tác khác.
- Trước khi tiến hành lắp dựng các tấm cốp pha lại với nhau, phải xử lý bề mặt cốp
pha: vệ sinh, rải phụ gia…
- Công tác tháo dỡ hệ chống cốp pha phải được kiểm tra chặt chẽ với thời gian đạt
cường độ của bê tông.
- Khi tháo dỡ cốp pha sàn tránh làm bong tróc bề mặt tấm cốp pha, hạ xuống đúng vị
trí.
1.2.4. Nhật ký hình ảnh:
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
22
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG


Hệ xe nâng và khung đỡ tấm cốp pha sàn

Sàn tiếp liệu
Tháo dỡ các tấm cốp pha sàn tầng dưới Bố trí hệ giàn giáo tạm đỡ cốp pha
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
23
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG

Chuẩn bị vận chuyển ra sàn tiếp liệu Cẩu cốp pha lên trên tầng thi công

Tầng sàn tiếp liệu cho công trình
1.3. Tính toán sơ bộ hệ cốp pha dầm , sàn , cột:
1.3.1. Kiểm tra cốp pha sàn:
1. THÔNG SỐ CHUNG:
a) Mặt cắt cốp pha sàn:
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
24
MSSV:1051022068
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GVHD: TH.S LÊ THANH CƯỜNG
b) Đặc trưng vật liệu:
- Sàn bê tông:
+ Bề dày h
s
0.3m

+ Trọng lượng riêng g
b
25 kN/m
3
- Ván ép phủ phim
+ Bề dày h
1
0.018 m
+ Trọng lượng riêng g
1
7 kN/m
3
+ Bề rông dải tính toán b 1m
+ Momen quán tính 48.6 cm
4
+ Momen kháng uốn 54 cm
3
+ Cường độ vật liệu f
1
18000 kN/m
2
+ Mô đun đàn hồi E
1
5,000,000 kN/m
2
- Đà phụ
+ Loại đà thép hộp 50x50x2mm
+ Trọng lượng riêng g
2
78.5 kN/m

3
+ Chiều dài cạnh ngắn d
2
5 cm
+ Momen quán tính 14.77 cm
4
+ Momen kháng uốn 5.91 cm
3
+ Cường độ chịu uốn f
2
210.000 kN/m
2
+ Cường độ chịu cắt f
v2
150.000 kN/m
2
SVTH: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
Page
25
MSSV:1051022068

×