Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.84 KB, 33 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DNVN
DOANH CỦA DNVN
I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG KINH DOANH
1.1. Khái niêm rủi ro
Rủi ro là một khái niệm hết sức quen thuộc, đến mức mà người ta có thể hiểu ngay
mà chẳng cần biết đến định nghĩa của nó. Tuy nhiên, rủi ro lại là một trong số những
thuật ngữ có nhiều cách định nghĩa và các cách này lại không hoàn toàn nhất trí với
nhau. Nhưng có lẽ cách định nghĩa sau của quan điểm hiện đại là được chấp nhận rỗng
rãi nhất:
Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng xảy
ra một sự sai lệch bất lợi so vởi kết quả được dự tính hay mong chờ.
Từ khái niệm nói trên, chúng ta có thề rút ra những điểm cơ bàn sau đây:
Trước tiên, với việc định nghĩa rủi ro là “một tình huống của thế giới khách quan”,
định nghĩa đã khẳng định tính chất khách quan của rủi ro. Rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các
nhân tổ từ môi trường khách quan gắn với sự kiện chứ không chịu tác động bởi nhận thức
chủ quan của con người về sự kiện đó.
Thứ hai, với quan niệm kết quả không mong muốn của rủi ro chính là sự sai lệch
bất lợi so với kết quả được dự tính hoặc mong chờ, định nghĩa bao hàm cả những rủi ro
gắn với các tổn thất và những rủi ro gắn với sự sai lệch so với dự tính.
Thứ ba, định nghĩa này tạo ra sự linh hoạt trong ứng dụng các công cụ lượng hóa
trong từng tình huống cụ thể. Điểm mấu chốt cho sự linh hoạt là thừa nhận “dự tính của
con người”, là tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro. Mọi sự sai lệch bất lợi so với dự tính đều coi
là rủi ro.
1.2. Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ những đặc
điểm cơ bản như bất kỳ một loại rủi ro nào. Rủi ro trong kinh doanh thường dễ nhận thấy
và được con người quan tâm nhiều nhất. Bởi vì, trước hết kinh doanh là một hoạt động
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho mỗi cá nhân và lợi nhuận chính là động lực
thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên, cũng cần


nhận thấy rằng, hoạt động kinh doanh thường có nhiều nhân tổ tác động, ảnh hưởng và
làm gia tăng bất trắc. Những bất trắc thường xuyên xảy ra trong môi trường kinh doanh
dẫn đến “những sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính hay mong chờ” của doanh nghiệp.
Khác với một số rủi ro thông thường khác, rủi ro kinh doanh thường rất cụ thể và
có thể đo lường được. Sở dĩ như vậy là vì, khái niệm rủi ro kinh doanh thường gắn với
lợi nhuận và nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận sự mạo hiểm cùng với khả năng xảy ra
rủi ro cao để có lợi nhuận kỳ vọng lớn.
Rủi ro kinh doanh đồng thời cũng rất đa dạng và phức tạp bởi nó chịu nhỉều tác
động, không những từ nhân tố khách quan bên ngoài mà còn chính từ nội bộ doanh
nghiệp, từ chính nền kinh tế trong nước.
1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro
Thuật ngữ “quản trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ
trước, tuy nhiên khái niệm về nó đã từng được đề cập trước đó khá lâu, vào năm 1916
trong tác phẩm của Henri Fayol. Tuy xuất hiện sớm như vậy, nhưng cho đến nay quan
niệm về quản trị rủi ro vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Đó là bời vì bản thân quản trị rủi
ro là một khái niệm rộng và có những chức năng gần tương tự quản trị nói chung. Trong
kinh doanh, mọi quyết định quản trị đều được đặt trong điều kiện tồn tại rủi ro và do vậy
mỗi quyết định quản trị nói chung cũng phải tính đến việc quản trị các rủi ro liên quan
đến quyết định đó. Ranh giới giữa quản trị rủi ro và quản trị nói chung chính vì vậy
không rõ ràng, gây khó khăn cho việc phân biệt chức nảng quản trị rủi ro và quản trị nói
chung trong doanh nghiệp.
Quản trị học hiện đại phân biệt quàn trị nói chung và quàn trị rủi ro ở phạm vi xử
lý rủi ro. Nếu như quản trị nói chung phải xử lý mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải bao
gồm cả những rủi ro thuần tuý lẫn rủi ro đầu cơ thì quản trị rủi ro chỉ giới hạn ở các rủi ro
thuần tuý.
Hơn nữa, việc sử dụng phổ biến các hợp đồng bảo hiểm để đối phó với rủi ro
trong các doanh nghiệp hiện đại đã đưa đến những quan niệm coi quản trị rủi ro chi giới
hạn ở các rủi ro có thể bảo hiểm. Nói cách khác là hoạt động quản trị rủi ro của doanh
nghiệp thực chất là xác định các rủi ro cần bảo hiểm và lựa chọn hợp đồng bào hiểm

thích hợp. Thực tế, hoạt động quản trị rủi ro không chỉ giới hạn ở các hoạt động mua bảo
hiểm mà còn bao gồm cả các biện pháp, kỹ thuật nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và trong
nhiều tình huống phải chuẩn bị cho doanh nghiệp gánh chịu những tổn thất cùa những rủi
ro không thể tránh khỏi.
Quan điểm trên đã đưa đến một định nghĩa đầy đủ về quản trị rủi ro như sau:
“Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần tuý một cách có hệ thống, khoa học
toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủiro, xây dựng và thực thi
các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu
những tổn thất gây cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài
chính để bù đắp cho các tổn thất đó.”
1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro
Hoạt động quản trị rủi ro được tổ chức khác nhau tuỳ vào tiềm lực tài chinh của
doanh nghiệp cũng như việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp cho công tác quản trị
rủi ro, tuỳ theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hay đơn giản cũng như
mức độ coi trọng công tác quản trị rủi ro của ban lãnh đạo Tuy nhiên, dù mô hình tổ
chức quản trị rủi ro tại mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, hoạt động quản trị rủi ro vẫn
phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1) Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro
a. Nhận dạng và phân tích rủi ro
Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận dạng (hay phát hiện) được rủi ro. Nhận
dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông
tin về các đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ, các loại tổn thất mà
rủi ro có thể gây cho doanh nghiệp. Hoạt động nhận dạng rủi ro được thực hiện thông
qua việc theo dõi, nghiên cứu, xem xét môi trường xung quanh doanh nghiệp (vi mô và
vĩ mô), toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro,
không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với
doanh nghiệp. Trên cơ sở những thống kê đó sẽ tiến hành phân tích rủi ro nhằm xác đinh
nguyên nhân gây ra các rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro

chodoanh nghiệp.
b. Đo lường rủi ro
Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro có rất
nhiều loại, một doanh nghiệp không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cả mọi
loại rủi ro, bởi lẽ khả nảng của mỗi doanh nghiệp đều có hạn. Từ đó cần phân loại các rủi
ro, cần biết được đối với doanh nghiệp loại rủi ro nào có tần suất xuất hiện nhiều, loại rủi
ro nào xuất hiện ít, loại rủi ro nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, loại nào ít nghiêm trọng
hơn từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tiến hành
việc đo lường các rủi ro.
2) Kiểm soát rủi ro (Risk control)
Kiểm soát rủi ro là một trong hai nội đung trọng tâm của quản trị rủi ro hiện đại.
Kiểm soát rủi ro ỉà việc sử dụng cấc chiến lược, các chương trình hành động, công cụ,
kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, nhũng ảnh hưởng
không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể chia thành ba nhómcơ bản sau:
 Né tránh rủi ro (Risk avoidance):
Đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh
doanh có nguy ca xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp không tham gia vào, nhờ
đó không phải chịu rủi ro.
 Ngân ngừa và giảm thiểu rủi ro (Risk prevention):
Đây là nhóm các giải pháp nhằm giảm đến mức tối đa các rủi ro có thể đến với
doanh nghiệp, chúng bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiều các rủi ro.
Ngăn ngừa rủi ro (Risk prevention)
Đây là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến cho rủi ro không
thể xảy ra. Chẳng hạn để ngăn chặn những rủi ro do thiếu thông tin khi tham gia vào một
thị trường mới, có thể sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý là các doanh nghiệp đã hoạt
động lâu năm tại thị trường đó trong thời gian thăm dò thị trường thay vì trực tiếp bán.
Giảm thiếu rủi ro (Risk reduction)
Một khi không thể né tránh rủi ro, nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần
xảy ra rủi ro. Ví dụ: để giảm rủi ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ

thông tin đến mức có thể để nắm rõ về đổi tác.
Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra (Loss reduction):
Đây là các biện pháp nhằm kiểm soát giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Ví
dụ: đề hạn chế thiệt hại do rủi ro bị nhà cung cấp ép giá hoặc từ chối cung cấp hàng gây
ra, doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn cung cấp của mình.
3) Tài trơ rủi ro (Risk Financing)
Hoạt động kiểm soát rủi ro không thể giúp doanh nghiệp tránh được mọi rủi ro.
Một khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng cho các tổn thất, không để ảnh
hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Tài trợ rủi ro chính là nội dung quản trị rủi ro
nhằm mục đích chuẩn bị cho doanh nghiệp trước những tồn thất xảy ra.
Tài trợ rủi ro chia làm hai nhóm biện pháp cơ bản:
a. Chấp nhận rủi ro (Risk retention) và lập quỹ dự phòng để bù đắp tồn
thất do rủi ro xảy ra
Chấp nhận rủi ro là biện pháp không tránh khỏi để không bỏ lỡ những cơ hội kiếm
lời. Trong trường hợp này, nhà quản trị phải dự phòng các nguồn lực tài chính để kịp
thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
chung của doanh nghiệp.
b. Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro (Risk transfer or sharing)
Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều
khoản đặc biệt. Ví dụ: để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải ký những
hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặc doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp
đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá.
Để chuyên giao rủi ro, doanh nghiệp cũng bị đòi hỏi phải tham gia vào các hợp
đồng đặc biệt nhằm chuyển giao phần rủi ro mà mình không muốn gánh chịu sang những
chủ thể sẵn sàng nhận thêm rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập.
1.3.3. Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp
Quản trị rủi ro có vai trò vô cùng to lớn và có thể có nhiều đóng góp cho doanh
nghiệp:
Trước tiên, hoạt động quản trị rủi ro sẽgiúp cho doanh nghiệp tránh khỏinguy
cơ phá sản. Có thể nói đảm bảo sự tồn tại cửa doanh nghiệp là lý do quan trọng nhất cho

sự tồn tại cùa hoạt động quản trị rủi ro. Nói một cách khác, hoạt động quản trị rủi ro có
nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu cùa mình (tối đa hoá lợi
nhuận, tối đa hoá giá trị cùa doanh nghiệp ) mà không bị phá sản bởi những rủi ro phát
sinh trong quá trình theo đuổi các mục tiêu đó.
Thứ hai, hoạt động quản trị rủi ro có đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh
nghiệp nhờ vào hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp. Đó là vì
lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và thu nhập của
doanh nghiệp. Khi hoạt động quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí thì sẽ góp phần
làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp lên.
Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro còn giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút
về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản. Bằng việc phát hiện các rủiro trong các dự án kinh
doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản trị rùi ro có khả năng ngăn chặn kịp thời các tổn
thất qua đó tránh được hoặc giảm thiểu những thiệt hại về thu nhập hoặc tài sản cho
doanh nghiệp.
Thứ tư do hoạt động quản trị rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp nên nó
có thể giúp cho doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinhlời cao. Chẳng
hạn, giám đốc một doanh nghiệp quyết định thành lập một chi nhánh ở nước ngoài nhưng
e ngại những rủi ro về chính trị tại nước đó. Nhưng với báo cáo của bộ phận quản trị rủi
ro là có thể bảo hiểm rủi ro chính trị với mức phí chấp nhận được, giám đốc doanh
nghiệp có thể mạnh dạn đưa ra quyết định đầu tư ra nước ngoài.
II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO Ở CÁC DNVN HIỆN NAY
2.1. Rủi ro về giá cả
Rủi ro do giá cả biến động là loại rủi ro hay gặp nhất của các doanh nghiệp Việt
Nam trong quá trình kinh doanh quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá không nhung là thước đo phản ánh
giá trị hàng hoá đồng thời còn chịu tác động của quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị
trường. Trong một môi trường kinh doanh quốc tế đầy những thay đồi thất thường về
quan hệ cung cầu thì không thể tránh khỏi những biến động về giá cả hàng hoá. Tùy theo
từng loại hàng mà sự biến động cùa giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ khác nhau. Quan
sát về giá cả bình quân/năm của một số hàng hóa ứên thị trường thế giới những năm gần

đây cho thấy: Giá cả nhiều mặt hàng biến động khá thất thường, trong đó đặc biệt là giá
cả những hàng hóa là nguyên, nhiên, vật liệu. Đây chính là một nguy cơ rủi ro lớn nhất
cho các nhà sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
bán hàng hoặc chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt khi các mặt hàng xuất khẩu
chù lực của Việt Nam là nông lâm thuỷ sản và nguyên liệu, vốn là những mặt hàng rất
nhạy cảm về giá, thì những biến động về giá càng có tác động mạnh đến hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2.2. Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Thực tế buôn bán quốc tế ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường
lựa chọn đồng USD là đồng tiền tính toán và thanh toán. Việc các doanh nghiệp Việt
Nam phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ đã tiềm ẩn
một nguy cơ rủi ro cao. Mức độ rủi ro ở đây sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn
định của đồng USD. Một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, đồng USD mất giá sẽ làm tác
động mạnh đến các hoạt động kinh doanh quốc tế cùa Việt Nam cũng như giới kinh
doanh toàn cầu.
Hiện nay, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, số lượng các doanh nghiệp chủ động
được nguồn ngoại tệ là không nhiều, do đó, việc kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi.
2.3. Rủi ro về chính sách
Rủi ro chính sách là loại rủi ro đứng thứ 2 trong số các rủi ro mà các doanh nghiệp
Việt Nam thường gặp nhất.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt những thay đổi trong chính sách của
Việt Nam lẫn những thay đổi trong chính sách của nước đối tác.
Chính phủ Việt Nam hiện nay đang theo đuổi một chính sách quản lý kinh tế theo
cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống chính sách, công cụ
pháp luật, cơ chế điều hành. Để xây dựng được một hệ thống chính sách vĩ mô, thiết lập
một cơ chế điều hành kinh tế hoàn hảo cần phải có thời gian dài không ngừng nghiên
cứu hoàn thiện, thử nghiệm, áp dụng, hiệu chỉnh Tuy vậy, hoạt động kinh doanh
thường ngày không thể chờ đợi một hệ thống chính sách và cơ chế điều hành hoàn hảo
được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp qui, hướng dẫn thi hành mới thực hiện. Nền kinh

tế buộc phải chấp nhận một thực tế là chính sách kinh tế có thể chưa đáp ứng, chưa phù
hợp với thực tiễn kinh doanh cho nên vừa ban hành vừa sửa chữa gây trở ngại rất lớn đến
hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải đổi
mãi với nguy cơ: sự bất định của chính sách, sự phức tạp của cơ chế điều hành, chính
sách không phù hợp, không theo kịp với biến động và yêu cầu của sản xuất kinh doanh
hiện nay. Thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phàn nàn về những chính
sách không hợp lý, những thay đổi quá thường xuyên không báo trước trong các quy
định của chính phù. Nhiều doanh nghiệp cho rằng họ rất khó lên kế hoạch dài hạn cho
doanh nghiệp vì không hề lường trước được những thay đồi trong chính sách của nhà
nước.
2.4. Rủi ro về pháp lý
Cũng như loại rủi ro về chính sách, rủi ro về pháp lý là những loại rủi ro mà các
doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhất khi họ tham gia sâu rộng vào hoạt lộng kinh
doanh quốc tế.
Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết
các hợp đồng thương mại quốc tế đã không nghiên cứu kỹ hợp đồng, chấp nhận ngay
những hợp đồng mẫu mà phía mua/bán đưa cho với những điều khoản bất lợi cho phía
Việt Nam, để rồi khi tranh chấp phát sinh, các doanh nghiệp Việt Nam thường là những
bên thua thiệt. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc tự tạo mẫu
hợp đồng cho mình, tuy nhiên những hợp đồng này vẫn còn có nhiều lỗ hổng để bên
nước ngoài lợi dụng.
Ngoài những rủi ro liên quan đến hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đồi
mặt với nhiều rủi ro pháp lý khác do không am hiểu hệ thống luật, quy định của các nước
đối tác về đầu tư, xuất nhập khẩu, chống độc quyền, bản quyền, thương hiệu
2.5. Rủi ro về thanh toán
Rủi ro thanh toán cũng là một trong những rủi ro thường gặp của các doanh
nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tế.
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam
thường áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế như: trà tiền mặt trực tiếp, chuyển
tiền, nhờ thu, thư tín dụng, hàng đổi hàng trong đó thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

là phương thức được lựa chọn nhiều nhất bởi nó an toàn nhất trong buôn bán quốc tế
hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả phương thức này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro do tính
chất phức tạp của nó. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam quy định chứng từ, hàng hoá quá sơ
sài trong L/C, tạo điều kiện cho người bán giao hàng khác với hợp đồng nhưng vẫn có
thể lập được một bộ chứng từ hoàn hảo theo L/C và lấy được tiền thanh toán. Có những
doanh nghiệp ra ngân hàng xin mở L/C, trong phần mô tả hàng hoá chỉ yêu càu ghi
“Commodities, unit prices, detail description as per sales contract N o . . K h i ngân hàng
tư vấn nên quy định chi tiết về hàng hoá ngay trong L/C thì doanh nghiệp từ chối, với lý
do để cả hai bên chủ động trong việc giao nhận hàng khi giá cả và cung cầu biến động.
Hay có những trường hợp, các doanh nghiệp Việt Nam, do thiếu kinh nghiệm đã
bị phía nước ngoài ép đưa vào L/C những quy định về chứng từ không rõ ràng hoặc quá
phức tạp dẫn đến việc hàng đã chuyển sang nước người mua rồi nhưng do lỗi chứng từ
nên không được thanh toán.
2.6. Rủi ro, tổn thất do lừa đảo (rủi ro đạo đức)
Rủi ro lừa đảo chính là hậu quả của các hành vi vô đạo đức của con người, lợi
dụng sự thiếu hiểu biết, tin người và sự phức tạp trong các tình huống kinh doanh. Lừa
đảo trong kinh doanh hết sức đa dạng, mỗi một lĩnh vực khác nhau lại có những thủ đoạn
lừa đảo khác nhau.
Ngày nay thường gặp những dạng lừa đảo phổ biến trong buôn bán quốc tế như
lừa đảo về chứng từ, lừa đảo không thực hiện hợp đồng thuê tàu, đánh chìm tàu, lừa đảo
bằng tàu ma, địa chỉ ma, mạo danh, mua để bán, lừa đảo trang khi ký kết hợp đồng,
thanh toán Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, lừa đảo kinh tế ở Việt Nam cũng
có những diễn biến phức tạp. Theo báo cáo tồng kết của lực lượng cánh sát kinh tế (Bộ
Công an) từ năm 1989 đến năm 2000 thì ứong vòng hơn 10 năm đã có hơn 1655 vụ lừa
đảo kinh tế ưong và ngoài nước với mức thiệt hại là han 2468 tỷ đồng, trong đó có 108
vụ lừa đảo quốc tế với mức thiệt hại khoảng gần 227 tỷ đồng. Tuy các vụ lừa đảo quốc tế
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tồng số các vụ lừa đảo (khoảng 6,5%) nhưng mức độ
nghiêm trọng cao hơn các vụ lừa đảo kinh tếtrong nước. Nạn nhân thường là những
thương nhân Việt Nam. Các vụ lừa đảo chủ yếu xảy ra trong quá trình giao dịch, đàm
phán, ký kết hợp đồng thương mại giữa các bên với nội dung không chặt chẽ, không đảm

bảo nguyên tắc, không tuân thủ nghiêm các qui định của Nhà nước, không có biện pháp
bảo đảm thực hiện hợp đồng.
2.7. Rủi ro chuyên chở hàng hoá
Các rủi ro liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hoá bao gồm từ những rủi ro
liên quan đến việc thuê phương tiện chuyên chở, cho đến những rủi ro trong quá trình
chuyên chở hàng hoá đến với người mua (nhưng bị lừa đảo, trộm cướp ). Do năng lực
chuyên chở lớn chi phí chuyên chở thấp nên vận tải bằng đường biển chiếm đến gần 90%
trong các phương thức chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.
Trước sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển luôn đối mặt với rủi ro, tai nạn bất ngờ gây ra biết bao những vụ thảm họa khôn
lường, đây chính là rủi ro thuân tuy thường gặp trong kinh doanh. Rủi ro, tai nạn, sự cố
trên biển không chỉ gây thiệt hại cho chủ tàu, hãng bảo hiểm mà còn gây ra tồn thất cho
các chủ hàng, làm tăng chi phí kinh doanh trong thương mại quốc tế.
Ngành hàng hải Việt Nam cũng luôn phải đối mặt với những rủi ro, tai nạn trong
quá trình chuyên chở hàng hóa. Đây cũng chính là nguy cơ đe dọa, là nguyên nhân gây
rủi ro, tổn thất trong các hoạt động kinh doanh chuyên chở, bảo hiểm, thương mại quốc
tế của các doanh nghiệp Việt Nam.
III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA DNVN
3.1. Nhóm các nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiệp
3.1.1. Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên trên thế giới hiện nay đang là nơi chứa đựng rất nhiều hiểm
hoạ, nguy cơ rủi ro, tổn thất mang tính toàn cầu. Đó là những rủi ro do các thảm họa tự
nhiên như: như gió bão, sóng thần, động đất, núi lửa phun, cháy rừng, tình trạng thời tiết
khắc nghiệt (El Nino, La Nina) đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản.
Mặc dù xã hội loài người đã có những bước phát triển vượt bậc, con người đã có
những cố gắng rất lớn nhằm giảm bớt những nguy cơ đe dọa từ môi trường tự nhiên
nhưng thực tế cho thấy các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của con
người. Rủi ro từ môi trường tự nhiên vẫn thường xuyên rình rập cuộc sống của con
người.

3.1.2. Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường pháp lý chính trị

Cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, dù cuộc chiến tranh lạnh đã lùi
vào dĩ vãng, nhưng trên thế giới vẫn liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột vũ trang, các cuộc
chiến tranh khốc liệt, gây nên những tổn thất to lớn về người và của, để lại hậu quả cực
kỳ nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xã hội cho nhiều quốc gia dân tộc, đẩy cuộc sống
cùa nhân dân nhiều nước và khu vực rơi vào thảm họa của sự nghèo đói, chết chóc, bệnh
tật, tỵ nạn Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính từ năm 1990 đến nay, trên thế giới đã xảy ra
hàng trăm cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang lớn nhỏ, cướp đi sinh mạng của hàng
chục vạn người với mức thiệt hại về vật chất lên đến trên 3000 tỷ USD. Bên cạnh đó, các
cuộc khủng bố đẫm máu mang màu sắc chính trị xảy ra liên tiếp, điển hình là vụ khủng
bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, nơi được coi là an ninh tốt nhất thế giới; đồng thời làn sóng
biểu tình, bãi công dâng cao ở khắp các thành phố các nước gây ra rất nhiều tổn thất về
người và của.
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra xung đột chính trị trên thế giới xuất phát từ những
mâu thuẫn về chính trị, lợi ích kinh tế, về biên giới lãnh thổ giữa các sắc tộc, giữa các
đảng phái, giữa các tôn giáo, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng người rất khó có thể dung
hòa. Do đó, các cuộc xung đột này diễn ra rất dai dẳng, tính chất, mức độ của nó ngày
càng nghiêm trọng. Trong khi đó, một số thế lực chính trị ở các nước lớn quan niệm: mọi
mâu thuẫn có thể giải quyết bàng con đường quân sự, nước lớn có thể áp đặt chính trị
cho nước nhỏ thông qua sức mạnh quân sự, nên khi cần, họ có thể phát động chiến tranh
với các nước khác; hoặc luôn khuyến khích, tài trợ cho các cuộc bạo động chính trị, gây
bất ổn về chính trị, tạo ra thị trường vũ khí làm lợi cho các nước sản xuất vũ khí chiến
tranh.Ngày mà toàn bộ thế giới trở nên hòa bình là còn rất xa. Đây chính là những nguy
cơ rủi ro mà các doanh nghiệp phải nhận diện và phân tích đầy đủ trong chiến lược kinh
doanh của mình.
3.1.3. Các nguyên nhân do thiếu hiểu biết môi trường văn hoá - xã hôi đa dạng của các dân
tộc khác nhau trên thế giới

Môi trường văn hóa - xã hội của mỗi một quốc gia, dân tộc sẽ chi phối mạnh mẽ

đến tâm tư, tình cảm, hành vi, ứng xử, sở thích, thị hiếu của người dân của nước đó, các
doanh nghiệp cần hiểu biết sâu sắc, nắm chắc và tận dụng được cơ hội trong kinh doanh
của mình.
Rủi ro do môi trường văn hóa - xã hội là những rủi ro xảy ra cho các doanh nghiệp
thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, cấu
trúc xã hội, các định chế của quốc gia, dân tộc đang và sẽ vào kinh doanh, từ đó sẽ có
những hành vi ứng xừ không phù hợp, nhiều khi vô tình trở thành khiếm nhã, gây ra
những thiệt hại, mất mát hoặc đánh mất cơ hội kinh doanh, nhất là đối với các nước có
tôn giáo chính thống . Đối với các quốc gia này, vấn đề liên quan đến tôn giáo phải được
nghiên cứu kỹ trong kinh doanh nhất là trong quảng cáo của doanh nghiệp tại nước đó,
hoặc những nước lễ giáo được coi trọng thì phải rất cẩn thận khi tiếp xúc, đàm
phán ngược lại những nưóc phát triển thì vấn đề quan trọng nhất là tính chuyên nghiệp
và hiệu quả trong kinh doanh, đàm phán của doanh nghiệp
3.1.4. Nguyên nhân rủi ro do khủng hoảng kinh tế

Phương thức sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa với mục tiêu là lợi nhận tối đa đã
tạo ra sự phát triển thần kỳ về mặt kinh tế, nhưng luôn mang trong lòng nó nguy cơ
khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ. Đặc trưng của các cuộc khủng hoảng kinh tế là
biến đổi theo các chu kỳ mặc dù có thời gian dài ngắn khác nhau. Khủng hoảng kinh tế
chỉ là một trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, nó được coi như là một sự kiện tất
yếu, có tính quy luật, một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Nền kinh tế thế giới đã từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Một khi
khủng hoảng kinh tế xảy ra tức là nền kinh tế thế giới, khu vực hoặc quốc gia lâm vào
tình trạng bất ổn, thất nghiệp gia tăng, lạm phát, giá cả tăng đột biến, tiền tệ mất giá
nghiêm trọng, kinh tế suy thoái trầm trọng. Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân gây
nên những rủi ro, tổn thất cho tất cả các doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế nói riêng.
Hậu quả cùa cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ là rất nặng nề, trước sự mất giá
của đồng nội tệ người gửi tiền đồng loạt đến ngân hàng rút tiền, hoặc bán cồ phiếu để
mua ngoại tệ mạnh cất trữ; cầu về ngoại tệ trên thị trường tăng nhanh, cung ngoại tệ

giảm càng đẩy nhanh sự sụt giá của đồng nội tệ ở các nước, đã làm trầm trọng thêm
khủng hoảng. Tình trạng đó làm cho rất nhiều ngân hàng không có khả năng chi trả dẫn
đến sự phá sản; các chỉ số chứng khoán giảm mạnh do trị giá nhiều cổ phiếu giàm mạnh,
sự rối loạn trong hoạt động kinh tế, xã hội gia tăng (nạn đầu cơ phát triển, môi trường
đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng, phá sản tăng, thất nghiệp tăng ).
Như vậy, khủng hoảng kinh tế (trong đó có khùng hoảng tài chính - tiền tệ) là một
căn bệnh kinh niên của kinh tế thị trường xảy ra theo chu kỳ. Một khi xảy ra, nó mang
lại hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế lại rất khác nhau, phụ thuộc vào sự can thiệp của Chính
phủ, mức độ mở cửa nền kinh tế, vào bản thân quy mô của nền kinh tế quyết định.
Khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp, qua đó giảm sức mua của
thị trường quốc tế và thu hẹp thị trường xuất khẩu của nhiều quốc gia.
3.1.5. Các nguyên nhân có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và môi trường pháp lý thiếu ổn
định, thiếu rõ ràng, minh bach của các nước trên thế giới

Chính sách phát triển kinh tế mỗi quốc gia thường được cụ thể hóa bàng một hệ
các văn bản pháp luật và cơ chế điều hành. Trong thực tế, nhiều khi hệ thống các văn
bản pháp lý và cơ chế điều hành mâu thuẫn thậm chí trái ngược với chính sách kinh tế
chung của Nhà nước. Sự thay đổi và tính không ổn định của các chính sách kinh tế và hệ
thống các văn bản pháp lý là một trong các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong kinh
doanh quốc tế mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Kinh nghiệm cùa các doanh
nghiệp cho thấy: khi kinh doanh với các đối tác ở một số nước đang phát triển thuộc
Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ môi trường pháp lý phức tạp, không rõ ràng hay thay đổi
của Chính phủ các nước sở tại cộng với cơ chế điều hành của chính quyền thường rườm
rà, thiếu kỷ cương, công khai, dân chù nên có thể gây ra các rủi ro cho các doanh nghiệp,
làm cho doanh nghiệp mất toàn bộ sổ vốn đã đầu tư, chi phí kinh doanh tăng dẫn đến
giảm sức cạnh tranh trên thị trường, thu nhập của doanh nghiệp giảm, thậm chí bị lỗ
trong kinh doanh.
3.1.6. Các nguyên nhân có liên quan đến sự phát triển của kĩ thuật công nghệ


Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ luôn là động lực cho sự phát triển của hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định chúng cũng tạo
ra những rủi ro mới cho xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Chúng có
thể là sự phát triển quá nhanh của công nghệ khiến cho các doanh nghiệp chịu lãng phí
khi phải chạy theo công nghệ mới để dành ưu thế trong cạnh tranh. Nó cũng có thể là sự
phát triển quá nhanh mà không kèm theo các biện pháp ngăn ngừa những tác hại của sự
phát triển đó, chẳng hạn sự phát triển của công nghệ hạt nhân, nguyên tử, công nghệ
viễn thông chưa tính đến tác hại của chất thải hạt nhân, hay tình trạng bị tấn công trên
mạng.
3.1.7. Các nguyên nhân bên ngoài khác

Đây là các nguyên nhân có nguồn gốc bên ngoài doanh nghiệp nhưng chỉ ảnh
hưởng tới riêng doanh nghiệp; bao gồm các nguyên nhân có nguồn gốc tự nhiên như:
cháy, nổ và các nguyên nhân có nguồn gốc từ hành vi của con người (như hành vi cạnh
tranh không trung thực (làm hàng giả, hàng nhái), tình trạng mất khả năng thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng của đối tác (do phá sản, do lừa đảo), hay sự tắc trách bất cẩn,
thậm chí phá hoại từ bên ngoài). Các nguyên nhân này thường do các chủ thể có quan hệ
với doanh nghiệp gây nên như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các đơn vị
quản lý.
3.2. Nhóm các nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp
3.2.1. Sự sai lầm của lãnh đạo doanh nghiệp về viêc lựa chọn chiến lược kinh doanh

“Chiến lược kỉnh doanh là tổng thể các phương sách mang tính tổng thể bao gồm:
tư tưởng, phương châm, mục tiêu, nhiệm vụ, các bước và biện pháp thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ chiến lược nhằm phất triển doanh nghiệp trong một thời kỳ tương đối dài.
Chiến lược kinh doanh do lãnh đạo doanh nghiệp đề ra trên cơ sở khảo sát, phân tích
các điều kiện môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp.”
Việc xác định đúng đắn chiến lựợc kinh doanh sẽ có tác dụng thúc đẩy và đảm bảo
sự phát triển thuận lợi của doanh nghiệp; nâng cao tính mục đích của sản xuất kinh
doanh, tăng khả năng thích nghi của doanh nghiệp trong mọi điều kiện, tình huống, từ đó

tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, việc lựa chọn một chiến lược
kinh doanh sai lầm cùa lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nó dẫn doanh nghiệp vào đường đi bế tắc, sai lầm, gây ra những thiệt hại, thua lỗ lớn
cho doanh nghiệp. Đây là nguy cơ lớn nhất dẫn đến sự đổ vỡ, phá sản của một doanh
nghiệp.
Ngoài ra, việc thiếu một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh cũng sẽ gây ra những
hậu quả nghiêm trọng không kém so với việc lựa chọn sai lầm chiến lược kinh doanh. Do
không có chiến lược nên hoạt động kinh doanh mang nặng tính "tình thế”, "chộp giựt”,
khi gặp phải rủi ro bất ngờ, thất bại là không thể tránh khỏi.
3.2.2. Sự thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến những quvết định sai lầm gây ra rủi ro trong
kinh doanh.

Có thể nói trong nền kinh tế thị trường, thông tin có một vai trò hết sức quan trọng
trong việc quản trị doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ có thể ra được các quyết
định đúng đắn, đem lại hiệu quà cao cho doanh nghiệp trên cơ sở nguồn thông tin chính
xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình thị trường, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh,
môi trường luật pháp trong nước cũng như quốc tế.v.v
Sự thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác sẽ dẫn đến các quyết
định quản lý sai lầm, dễ bị lừa đảo, không xác định rõ sức mạnh của đối thú cạnh tranh,
thị trường phù hợp .Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thất bại trong kinh
doanh.
3.2.3. Sư yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt: quy mô về lao
động và vốn, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp và
hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ dẫn đến các hậu quả như:
chất lượng hàng hoá thấp kém, giá thành cao dẫn đến sản phẩm không có khả năng cạnh
tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế, gây ra sự thiếu tin tưởng của đối tác,
khách hàng, không có khả năng ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế lớn.v.v

Những hậu quả này là một trong các nguyên nhân chính gây ra những đổ vỡ, thất bại
trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.2.4. Sự yếu kém trong trình độquản trị doanh nghiệp

Sự yếu kém về trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp thể hiện ở sự thiếu kiến
thức trong kinh doanh; trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được
giao; sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu ăn khớp, nhịp nhàng; chính
sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải người lao động không phù hợp.v.v.
Sự yếu kém nói trên sẽ dẫn đến những hậu quả như: quan hệ với khách hàng (cả
nhà cung cấp - đầu vào, lẫn người tiêu thụ hàng hoá - đầu ra) bị xấu đi, chấtlượng sản
phẩm thấp kém, hàng hoá bị trả lại, thậm chí có thể xảy ra những "rối loạn" trong nội bộ
doanh nghiệp như xảy ra đình công, bãi công, nồi loạn.v.v Đây là những yếu tố gây ra
những rủi ro, tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.
3.2.5. Những nguyên nhân nội bộ khác

Ngoài những nguyên nhân kề trên, sự sơ suất, bất cẩn, chủ quan, thiếu tinh thần
trách nhiệm, thậm chí thiếu trung thực của các thành viên trong doanh nghiệp cũng là
những nhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp.
Như vậy, nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất trong kinh doanh rất đa dạng và phức
tạp, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Đó có thể là những nguyên nhân mang tính
khách quan đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp nhưng cũng có thể là những
nguyên nhân mang tính chù quan đến từ bên trong doanh nghiệp. Cho dù đó là nguyên
nhân khách quan hay chủ quan thì chúng đều là nguồn gây ra rủi ro, tổn thất, mối hiểm
hoạ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân hai nhóm rủi ro này khác nhau, đối với nhóm
nguyên nhân khách quan người ta khó hạn chế, loại bỏ nó bởi nó phụ thuộc vào các yếu
tố bên ngoài mà chủ quan của con người rất khó kiểm soát nổi. Còn đối với nhóm
nguyên nhân chủ quan, tuy rất phức tạp nhưng lại xuất hiện từ hành vi của con người.
Cho nên có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau. Thực tế trong kinh doanh,
những rủi ro, tổn thất có nguyên nhân chủ quan chiếm đa số về cả tần số và cả mức độ
nghiêm trọng của rủi ro, tổn thất.

PHẦN IV: CASE STUDY “QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG ACB”
GIỚI THIỆU
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia
Commercial Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt
động kinh doanh sau ngày 4 tháng 6 năm 1993. Đây là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần lớn thuộc loại hàng đầu của Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi
nhánh rộng khắp và là nơi làm việc của hơn 9.000 nhân viên, với nhiều loại hình sản
phẩm, dịch vụ đa dạng.
Nguồn: acb.com.vn
DIỄN TIẾN CỦA RỦI RO
Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Á
Châu (ACB) nói riêng đã rúng động mạnh chưa từng có trước thông tin Nguyễn Đức
Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, người gắn với h ình ảnh của ACB
nhiều năm đã bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế. Gần 9 năm
kể từ vụ tin đồn thất thiệt “Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003”, một bóng đen
mới của rủi ro lại bao trùm lên ngân hàng này.
Mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng của sự việc này, ngay lập tức đã được thể hiện. Chỉ
trong vòng 3 ngày sau đó, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi 5,6 tỷ
USD, chưa kể đến chuỗi phiên giảm điểm kéo dài sau đó. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ra
khỏi ACB chỉ trong vài ngày.
Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB. Ba ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, như một hệ
quả, ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt giam. Mức độ nghiêm
trọng của sự việc chưa dừng lại ở đó khi hơn một tháng sau, ngày 27/09/2012, nguyên
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố.
HẬU QUẢ
Mặc dù ACB đã trả lời báo chí. “Việc tạm giam ông Kiên là quyết định của cơ quan
chức năng, do vậy không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của NH”, nhưng do hình
ảnh ông Kiên đã gắn chặt với ACB lâu nay và đặc biệt là do tốc độ lan truyền chóng mặt
trên không gian mạng mà thông tin chủ đạo ập đến với nhiều người vẫn là: “bầu Kiên bị

bắt”.
21/8/2012 chứng kiến một kịch bản đen tối nhất trong lịch sử. Sự kiện Bầu Kiên bị
bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Theo ghi nhận của Vietstock:
Sau 2 ngày bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội,
đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn.VN-Index đóng cửa giảm hơn 20 điểm
(-4,67%). Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sàn đồng loạt. ACB, EIB và STB là ba cổ
phiếu ngân hàng liên quan tới bầu Kiên đều có dư bán sàn hàng triệu cổ phiếu. Thậm chí,
ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm trở lại như
MBB, VCB và CTG. Trong 3 phiên, thị trường chứng khoán đã bốc hơi gần 4 tỷ USD -
một hậu quả mà ít người hình dung được khi mà nguyên nhân chỉ là do một doanh nhân
không có một cái ghế chính danh nào trong hệ thống ngân hàng bị bắt giữ.
“Ngày thứ Ba đen tối” (21/8) ập đến với thị trường chứng khoán nói chung mà
ACB là một trong những cổ phiếu dẫn dắt và đến cả tâm lý chung trong xã hội. Những
phản hồi có thể nói là kịp thời của những thành viên chủ chốt của ACB được phát đi, mặc
dù khá nhất quán, vẫn không thể ngăn được bầu không khí ảm đạm. Cổ phiến ACB giảm
đến mức kịch trần. Có thể nghe được đâu đó những phát biểu: Chờ đến sáng mai, ra ACB
rút tiền.Chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000
tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ
đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện
được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều.

Nguồn: thư viện pháp luật.vn
Ước tính, sự cố bầu Kiên khiến 28.000 tỷ đồng bị rút ra khỏi hệ thống của ACB.
ACB tiếp tục mắc kẹt gần 719 tỷ đồng tiền gửi đã quá hạn liên ngân hàng với một ngân
hàng khác chưa thể thu hồi. Ngoài ra, khoản vay nợ từ các công ty con liên quan tới ông
Nguyễn Đức Kiên, cùng với khoản trả lãi định kỳ hao hụt và khả năng thu hồi không
được báo trước cũng treo trên đầu ACB một khoản vốn lên tới hơn 7.000 tỷ đồng.
Biến cố này cũng dẫn đến cơn sóng từ nhiệm của hàng loạt thành viên trong ban lãnh đạo
cũng như ban quản trị và khiến cho tổng tài sản của ACB giảm 1/3, mất vị thế hàng đầu
trong khối ngân hàng tư nhân. Và lần đầu tiên trong lịch sử ACB, kinh doanh vàng bị

thua lỗ ở mức 1.700 tỷ đồng. Hội đồng quản trị mới với những trụ cột là gia đình ông
Trần Mộng Hùng và Ngân hàng Standard Chartered đang nỗ lực giải quyết những hậu
quả để lại.
CÁCH XỬ LÝ CỦA ACB
Bước 1: Đánh giá tình hình
Vì đã có kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng vào năm 2003 nên ngay trong tối
ngày 20/8, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để
kiểm soát tình hình. Theo đó, ngân hàng đã đề ra 5 kịch bản, gồm: Bình thường, hơi
đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, và đưa ra 5 phương án để giải quyết. Tuy tình
hình ngày 22/8 căng thẳng gấp 3 lần so với ngày 21 nhưng vẫn chỉ nằm ở mức độ 2 và 3,
nhẹ hơn so với những gì ACB dự đoán. Như vậy có nghĩa là, ACB đã tự đánh giá được
tình hình sẽ chỉ kịch trần ở mức “hỗn độn”, cấp độ 3, chứ khó có thể bị đẩy đến thế khẩn
cấp, khủng hoảng đáng báo động. Trong ba ngày thông tin đậm đặc nhất với dồn dập sự
kiện ông Kiên bị bắt giam, cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị b
ắt thì “lửa” vẫn chưa thể bén gót ACB
Bước 2: Trấn an dư luận:
Bởi dư luận vẫn nhìn nhận vai trò của ông Kiên tại ngân hàng ACB là rất lớn nên
điều quan trọng là phản ứng nhanh và kịp thời của ACB trong tình huống này.Phản ứng
đầu tiên của ACB sau khi lệnh bắt “bầu” Kiên được loan báo hôm 20/8 là thông báo phát
đi khẳng định “ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải thành viên Hội đồng
quản trị, không tham gia ban điều hành của ngân hàng ACB”. Ngân hàng Á Châu trong
ngày 22/8 đã tạm thời cử Phó tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn điều hành thay cho Tổng
giám đốc Lý Xuân Hải đang phải hợp tác với cơ quan điều tra sau vụ bắt giam ông
Nguyễn Đức Kiên.Trong ba ngày cao điểm (từ 20/8 đến 23/8) ACB đã liên tiếp tung ra
nhiều cách thức để trấn an khách hàng, ổn định tình hình tại ACB dưới mắt nhìn từ bên
ngoài của công chúng
Song song với việc nhờ NHNN xác nhận Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan
tới ACB và các ngân hàng khác, phía ngân hàng ACB cũng đã xác nhận nguyên phó chủ
tịch Nguyễn Đức Kiên đang là sở hữu dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, thuộc
diện không phải công bố thông tin. Với bản chất mối liên hệ giữa ông Kiên và ACB đã

không còn chặt chẽ, kết hợp cùng kinh nghiệm từ đợt xử lý khủng hoảng năm 2003, ACB
liên tục thể hiện sự tự tin khi liên tục cho biết “mọi chuyện đều được kiểm soát ổn
thỏa”để duy trì sự tín nhiệm trong công chúng.

Bước 3: Nhờ sự can thiệp của NHNN
Là một ngân hàng thương mại cổ phẩn, không phải ngân hàng do Nhà nước nắm
giữ phần lớn, ACB cần tiếng nói và hành động trấn an kịp thời của NHNN. Và ngân hàng
Nhà nước đã có ngay động thái tích cực, lên phương án dự phòng để xử lý thanh khoản
khi cần thiết. Trong hai ngày 21 và 22/8, ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp
sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Theo đó, ngân hàng nhà nước sẵn sàng đảm bảo tính
thanh khoản cho ACB trong trường hợp khách hàng rút tiền hàng loạt.
Ngày trong ngày 21/8 khi Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đăng
đàn trả lời chất vấn tại phiên làm việc thường kỳ của UB thường vụ Quốc hội. Sau đó,
thống đốc còn xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp của VTV1 vào chiều 21/8 để phát
đi phát đi những thông tin “đắt giá” đảm bảo cho hoạt động bình thường của ACB. Trên
trang web cính thức của mình, ngân hàng nhà nước còn khẳng định là vụ bầu Kiên bị bắt
không có ảnh hưởng gì đến ACB và hệ thống ngân hàng nói chung. Thậm chí, sáng 23/8,
ngân hàng nhà nước đã triệu tập một cuộc họp với tất cả lãnh đạo các ngân hàng thương
mại và đề nghị các ngân hàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB nếu cần.
Khi không chỉ có ACB rơi vào vùng xoáy tuột giá cổ phiếu thê thảm mà toàn thị
trường, trong đó có các mã cổ phiếu ngân hàng đồng loạt lao dốc trầm trọng thì Ủy ban
chứng khoán nhà nước (SSC) và các Sở giao dịch đều lên tiếng trấn an. Một trong những
lý lẽ nghe có vẻ thuyết phục mà ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Sở GDCK Hà Nội,
nơi cổ phiếu ACB niêm yết, đưa ra đó là: “Giá trị cốt lõi của ACB nằm ở hệ thống, chứ
không phụ thuộc quá nhiều vào một cá nhân cụ thể nào”.
Những tuyên bố có thể gọi là “đồng thanh tương ứng” với những gì mà ACB
muốn truyền đi. Bởi trong thông cáo báo chí của ACB phát đi hôm 23/8, ACB nhấn đi
nhấn lại là “ngân hàng mạnh tại Việt Nam” (chứ không phải “đứng đầu” hay “một trong
những ngân hàng hàng đầu”). Điều đó dẫn tới khẳng định sẽ đảm bảo lợi ích của khách
hàng và các bên hữu quan.

Thông cáo này không bỏ qua việc giới thiệu về ông Đỗ Minh Toàn, là Nhà lãnh
đạo trẻ triển vọng của Việt Nam 2007 do The Asian Banker công nhận, từ phó tổng giám
đốc thường trực, nay làm Tổng giám đốc thay cho Ông Lý Xuân Hải – theo đơn từ
nhiệm. Chỉ tiếc công luận không đọc được dòng nào nói về vai trò hay phát biểu của ông
Trần Xuân Giá trong vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị, người được cho là đang đi công
tác nước ngoài.
Bước 4 : Đảm bảo khả năng thanh khoản
ACB cam kết chi trả toàn bộ số tiền khách hàng đang để tại ACB nếu khách hàng
có nhu cầu rút, để giải quyết khủng hoảng,. Tuy nhiên, khi giải quyết các khoản tiền gửi,
ACB không để khách hàng rút tiền ngay mà chỉ đưa ra lịch hẹn. Dù lượng khách hàng
giao dịch rất đông nhưng do đã được chỉ thị từ trước, các nhân viên giao dịch luôn sẵn
sàng cung cấp thông tin, giải thích, trả lời cặn kẽ mọi câu hỏi của khách hàng. Nếu khách
hàng còn băn khoăn và vẫn muốn tất toán, nhân viên giao dịch sẽ hẹn lại giao dịch vào
một ngày khác để khách hàng đến rút lại tiền.Việc hẹn lại khách hàng nhằm mục đích
giúp khách hàng bình tĩnh hơn sau khi nghe quá nhiều tin đồn.
Theo ACB, ngân hàng này triển khai các chương trình để thu hút người dân gửi
tiền trở lại như chương trình tiết kiệm 12+ Theo đó, nếu khách hàng gửi tối thiểu 100
triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãnh lãi định kỳ sẽ nhận được lãi suất lên đến 12%/năm.
Từ ngày 25-8 ACB bắt đầu triển khai chương trình khuyến khích gửi lại đối với khách
hàng đã rút tiền. Theo đó, khách hàng đã rút tiết kiệm nếu gửi lại sẽ nhận được quà
tặng, đồng thời khách hàng lỡ rút tiền trước khi đáo hạn nay gửi lại đến đáo hạn sẽ
được ACB giữ nguyên lãi suất như trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận được lãi suất
không kỳ hạn.
ACB cũng đã ký kết với một số ngân hàng về việc tài trợ thanh khoản. Ngoài
ra, ACB có cổ đông chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, cùng với các cổ
đông nước ngoài khác bao gồm Jardines và Dragon Capital. Trong khả năng của
mình, những cổ đông này vẫn liên tục hỗ trợ ACB. Bên cạnh đó, ACB còn đánh tiếng
với những đối tác gửi tiền lớn, lâu năm của mình để họ hợp tác và không rút tiền ra
vào thời điểm này để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống.
Đối với các khoản vay, ACB đã ngay lập tức giảm hạn mức giải ngân từ 2 tỷ đồng

xuống còn 500 triệu đồng để đảm bảo thanh khoản và khả năng chi trả cho khách hàng.
Thông qua động thái này, ACB tuyên bố sẽ hi sinh quyền lợi của mình để đáp ứng lợi ích
của khách hàng khi gửi vào có thể rút ra, nhấn mạnh là ngân hàng luôn có đủ khả năng
thanh toán.
Bước 5: Ổn định nội bộ
Sau khi tình hình tạm lắng dịu, ACB những giải pháp hữu hiệu là công bố rõ các
hợp đồng tín dụng ký với các công ty con của bầu Kiên; đồng thời tổng giám đốc mới
cũng bày tỏ cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về ngân hàng và lộ trình thực
hiện nghị quyết của đại hội cổ đông ra sao. Liên quan trực tiếp đến nguyên phó chủ tịch
Nguyễn Đức Kiên là việc công bố cụ thể lượng cổ phần chi phối của cá nhân ông này
cũng như các công ty đứng tên tại ACB, những ràng buộc và cả đóng góp của “đại gia tài
chính” gắn với ACB.
ACB cũng nhận ra được là để xử lý tận gốc vấn đề, đảm bảo không chịu tổn hại lớn,
thì phải căn cứ vào bản chất sự vụ, sự việc. Không thể mãi đổi đen thành trắng nếu rủi ro
bắt nguồn từ những ung nhọt xấu từ bên trong, khó có cơ may chữa trị. Những ẩn họa, hệ
lụy, theo đó, sẽ phát tác về sau. Do đó, ACB đã dựa trên nguyên tắc trung thực, minh
bạch, rõ ràng và thống nhất. Đó như tấm giấy chứng nhận (clearance) đầu tiên cho những
hành động thuyết phục công chúng tiếp sau.
Bên cạnh đó, ACB cũng đã có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách nhân
sự; quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, theo số liệu công bố đến
30/06/2013, chi phí hoạt động của ACB đã giảm mạnh, đặc biệt là chi phí nhân viên giảm
gần 30% tương đương gần 300 tỷ đồng so với thời điểm 30/06/2012. Với những chính
sách ACB đang áp dụng hiện nay, dự đoán chi phí hoạt động của ACB sẽ còn tiếp tục
được điều chỉnh giảm trong thời gian tới.

×