Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Chùm báo cáo XÂY DỰNG CÁC ĐIỂN HÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.5 KB, 41 trang )

Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
BÁO CÁO ĐỀ DẪN:
XÂY DỰNG CÁC ĐIỂN HÌNH
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN

Người viết: Hoàng Thị Tần
CTCĐ- Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010 với chủ đề “ Năm học đổi mới quản
lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, các trường học trong cả nớc nói chung, thành
phố Hà nội và quận Long Biên nói riêng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của đổi
mới phương pháp dạy học và công tác quản lý trong mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục.
Phương pháp dạy học có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học là cách thức tiến hành các hoạt động hoặc tổ hợp các
hoạt động của nhà giáo để tác động đến người học nhằm mục tiêu: Phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiếm thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của giáo
dục và đào tạo. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ
7 thông qua ngày 14/6/2005 cũng đã nêu rất rõ vai trò, trách nhiệm của cán bộ Quản
lý giáo dục “Cán bộ Quản lý giáo dục là chủ thể tham gia hoạt động giáo dục, cán bộ
quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt
động giáo dục giúp cho hoạt động giáo dục diễn ra đúng pháp luật. Tuy không trực
tiếp thưam gia vào hoạt động dạy học, nhng cán bộ quản lý bằng những hoạt động
của mình tác động vào quá trình giáo dục nhằm hướng cho hoạt động dạy và học đạt
được những mục tiêu, yêu cầu của giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục”.
Nhờ nhận thức đúng đắn trên, công tác triển khai và chỉ đạo của ngành có kế
hoạch cụ thể, đồng bộ, được các cấp chính quyền địa phương ủng hộ với sự cố gắng
nỗ lực của các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong Quận, hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học và quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng


năm, với phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”, các nhà trường, Phòng GD&ĐT
Quận đã tổ chức hàng trăm chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh
chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tổ chức trao đổi tạo đàm giữa các nhà
trường trong Quận, báo cáo kết quả những giờ dạy được xếp loại cấp thành phố để
các đơn vị trao đổi, học tập; đẩy mạnh phong trào viết, đúc rút SKKN trong toàn
1
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
ngành. Trong công tác quản lý, với sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, phòng
GD&ĐT Quận với phương châm “ Kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả
cao” đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý của các nhà trường trong
Quận.
Trong những năm học gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên
được sự quan tâm đầu tư của Quận uỷ, HĐND, UBND Quận, cơ sở vật chất được
chuyển biến rõ rệt, tính đến hết năm 2009, toàn Quận đã có 20 trường đạt chuẩn
quốc gia (03 trường MN, 10 trường TH, 7 trường THCS); 100% các trường Tiểu học
và THCS có phòng học đa năng, phòng dạy tin học, máy tính kết nối projector,
camera, ti vi, đầu DVD. 100% các trường MN, TH, THCS đều kết nối mạng
Internet. Đó là điều kiện, là phương tiện quan trọng giúp cho các thầy cô giáo có
điều kiện thuận lợi trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
Trong công tác bồi dưỡng: từ hè năm 2006 đến 2009, phòng GD&ĐT Quận
đã chủ động mở lớp bồi dưỡng tin học cơ bản và nâng cao cho cán bộ, giáo viên
trong toàn ngành. Tính đến nay, có trên 90% giáo viên có trình độ tin học cơ bản, 70
% biết sử dụng bài giảng điện tử, 100% các trường tạo điều kiện cho giáo viên sử
dụng phần mềm dạy học trong giảng dạy, có khu vực riêng cho giáo viên sử dụng,
khai thác mạng Internet, các trường có th viện đạt chuẩn bố trí khai thác mạng tại
Internet tại phòng th viện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được ứng dụng ở
100% các nhà trường trong Quận, tại các giờ giáo viên dạy giỏi, các tiết dạy chuyên
đề đã được giáo viên thể hiện thành công. Việc khai thác phần mền quản lý đã góp
phần kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá, thực hiện tốt cuộc vận động
“Hai không “ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Để đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được trong công tác chỉ đạo và
thực hiện và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hoạt động dạy học và công tác quản
lý giáo dục, tại hội nghị này, chúng ta tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khai
thác cơ sở vật chất được trang bị.
Hai là, nhận thức sự cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học và
quản lý giáo dục,quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, quản lý tại các
đơn vị.
Ba là, giới thiệu SKKN, đề tài về một đổi mới phương pháp dạy học và quản
lý giáo dục, tiêu biểu; tính hiệu quả và ứng dụng trong công tác giảng dạy và quản lý
giáo dục.
Bốn là, những kiến nghị và đề xuất giải pháp để thực hiện đổi mới trong dạy
học và quản lý giáo dục đạt hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
Chúng tôi hy vọng trong khoảng thời gian dành cho Hộ nghị không nhiều, qua
thưam luận và trao đổi, các đại biểu chúng ta sẽ có những đóng góp thiết thực bằng
2
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
nhiều ý kiến phát biểu cụ thể, có sức thuyết phục giúp toàn ngành có chung giải
pháp cơ bản để thực hiện tốt hơn nữa việc hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
và quản lý trong toàn ngành cũng nh trong mỗi nhà trường.
Với tinh thần đó, thưay mặt Ban tổ chức, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo “
Xây dựng các điển hình đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục” ngành
GD&ĐT quận Long Biên. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
NÂNG CAO CHẤT LỢNG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
3
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
TRONG TRƯỜNG THCS
Người viết: Phạm Thưanh Huyền
Trường THCS Ái Mộ
Nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2009-2010 được xác định là “ Năm học đổi

mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Ngay từ đầu năm Ban Giám hiệu và
các giáo viên của Trường THCS ái Mộ đã nhận thức được rằng: để thực hiện tốt
nhiệm vụ trọng tâm của năm học thì công tác đổi mới phải được thực hiện một cách
đồng bộ. Điều đó có nghĩa là phải tiến hành đổi mới trong công tác quản lý của các
cán bộ quản lý; đổi mới về phương pháp giảng dạy của các giáo viên đứng lớp; đổi
mới về quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học đồng thời không được xem nhẹ đổi
mới công tác thư viện trong nhà trường. Là một giáo viên đồng thời cũng là một
thành viên trong tổ công tác thư viện của nhà trường, tôi nhận thức được chủ đề năm
học đồng thời cũng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình bởi tôi hiểu được
tầm quan trọng của việc đọc sách đối với học sinh.
Có một danh nhân đã nói:
“ Sách là người thầy, người bạn, là đôi cánh để ta bay lên.”
Nói như vậy chính là đề cao giá trị của sách. Thật vậy! Sách luôn đóng một vai
trò to lớn trong quá trình tìm kiếm tri thức của con người. Đọc sách giúp con người
và đặc biệt là học sinh trong các nhà trường phát triển ngôn ngữ, khả năng tởng
tượng, khả năng sáng tạo…Nhng hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của
đất nớc thì văn hóa đọc đang dần bị văn hóa nghe nhìn lấn át. Thư viện trường chỉ
còn là nơi cần thiết trong các buổi sinh hoạt chuyên đề mang tính tập thể theo kế
hoạch nhà trường đặt ra chứ các học sinh cha chủ động tìm đến thư vện trường với
nhu cầu chính đáng là để đọc và mượn sách. Vậy làm thế nào để thu hút học sinh
đến với thư viện nhà trường? Câu hỏi đó luôn được đặt ra trong đầu chúng tôi,
những người trong tổ công tác thư viện của trường THCS ái Mộ. Nhận được sự quan
tâm và ủng hộ nhiệt tình của BGH nhà trường, tổ công tác chúng tôi đã mạnh dạn
lên kế hoạch hoạt động thư viện nhằm thu hút và lôi cuốn bạn đọc đến với th viện
nhà trường.
Trước tiên, chúng tôi nghiên cứu nhu cầu và hứng thú đọc của các học sinh. Từ
đó chúng tôi tổ chức tốt công tác phục vụ bạn đọc cả trong và ngoài thư viện với các
hoạt động hết sức cụ thể và đồng bộ:
4
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học

- Trước hết chúng tôi tổ chức một buổi tuyên truyền giới thiệu về thư viện nhà
trường ngay từ đầu năm học để bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản khi đến
với th viện trường.
- Sau đó chuẩn bị thật tốt từ cơ sở vật chất cho đến các thủ tục mượn-trả nhanh
gọn, tạo điều kiện tốt nhất cho bạn đọc đến thư viện.
- Hướng dẫn bạn đọc cách tra tìm tài liệu, tư vấn cách đọc sách.
- Lên kế hoạch đọc sách cho học sinh một cách có trọng tâm, trọng điểm phù
hợp với chương trình học của các em và tương ứng với những hoạt động kỉ niệm
những ngày lễ lớn trong năm thông qua đó góp phần giáo dục những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp cho các em.
- Thêm vào đó chúng tôi rất chú trọng tổ chức phục vụ bạn đọc ngoài th viện để
khơi gợi hứng thú đọc sách của đông đảo các em thông qua các hoạt động như: tổ
chức đa sách theo chủ đề xuống từng lớp vào các giờ đọc sách hàng tuần để duy trì
thói quen đọc sách; tổ chức đọc sách tập thể với hình thức đọc to nghe chung…
- Ngoài ra, chúng tôi luôn chú trọng tuyên truyền giới thiệu sách qua các hình
thức trực quan như: bảng giới thiệu sách mới, pano, báo tường, triển lãm sách…Đặc
biệt, chúng tôi rất tâm đắc với phương pháp tổ chức các buổi giới thiện sách theo
chủ đề của từng tháng. Các buổi giới thiệu sách mà chúng tôi đã thực hiện rất nhận
được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo các thầy cô và các em học sinh trong nhà
trường. Sau mỗi buổi giới thiệu sách thì số lượng bạn đọc đến thư viện để mượn
cuốn sách mà chúng tôi vừa giới thiệu tăng lên một cách bất ngờ.
Sau một thời gian thực hiện những điều này chúng tôi đã nhận được những kết
quả đáng mừng.
- Trường THCS ái Mộ chúng tôi vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tớng
Chính phủ, nhận cờ dẫn đầu ngành giáo dục cấp THCS của thành phố cùng rất nhiều
các thành tích khác nữa… Đóng góp vào thành tích chung đó có phần không nhỏ của
th viện nhà trường.
- Thư viện trường nhiều năm liền được công nhận là thư viện tiên tiến cấp thành
phố. Thư viện trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ tích cực của bạn đọc
thông qua việc đóng góp sách cho thư viện. Trong học kì I năm học 2009-2010, thư

viện trường đã nhận được 1326 bản sách do tập thể giáo viên và học sinh nhà trường
ủng hộ, nâng tổng số sách báo của thư viện trường lên 16.124 bản.
- Th viện đã hỗ trợ kịp thời và đắc lực cho các thầy cô giáo và các em học sinh
trong việc cung cấp tài liệu, sách thưam khảo để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu,
thưam khảo tăng lên trong các đợt kiểm tra hay thi học kì.
5
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
- Đặc biệt, kết quả lớn nhất mà thư viện trường đạt được chính là thư viện đã trở
thành nơi sinh hoạt văn hóa hữu ích cho tất cả các học sinh trong nhà trường, trở
thành một địa điểm quen thuộc của các học sinh mỗi khi đến trường.
Trong năm học 2009-2010, khi được nhà trường chọn đi tham dự hội thi “Cán
bộ, giáo viên thư viện giỏi” tôi đã lựa chọn cuốn sách Mặt gương Tây Hồ để giới
thiệu nhằm hướng tới đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong quá
trình thực hiện bài thi, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin hỗ trợ cho bài thi của mình. Được sự giúp đỡ của các bạn đồng
nghiệp, tôi đã thực hiện tốt bài thi và vinh dự được đại diện cho các cán bộ th viện
của quận Long Biên thưam dự hội thi cấp thành phố. Nhận được sự góp ý rất tận tình
của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên, tại hội thi cấp thành phố tôi đã đạt
giải xuất sắc cùng với giải chuyên đề Giới thiệu sách ấn tượng nhất.
Để giúp quý vị hiểu rõ hơn nữa về những công việc mà tôi đã làm, sau đây tôi
xin minh họa một buổi giới thiệu sách mà tôi đã thực hiện tại trường đồng thời cũng
là bài thi giới thiệu sách mà tôi đã thực hiện qua các vòng thi.
Bài giới thiệu sách: Mặt gương Tây Hồ
Kính thưa các quí vị đại biểu!
Xa đã có những câu ca dao ca ngợi cảnh đẹp Hồ Tây:
Gió đa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xơng
Mịt mù khói toả ngàn sơng
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Nhng các bạn có biết những kiến thức về lịch sử, văn hoá của Hồ Tây không?

Một cuốn sách sẽ giúp mang đến những tri thức đó mà ngày hôm nay tôi muốn trân
trọng giới thiệu đến các bạn, đó là cuốn sách: Mặt gương Tây Hồ của tác giả
Nguyễn Vinh Phúc. Đây được xem là một tài liệu rất bổ ích cho những ai muốn tìm
hiểu lịch sử, văn hoá của Thủ đô đặc biệt là khi ngày Đại lễ kỉ niệm một nghìn năm
Thăng Long – Hà Nội đang tới gần.
Bìa cuốn sách được thiết kế nổi bật với hai bức ảnh về Hồ Tây trong sắc đỏ
hoàng hôn và Hồ Tây trong mờ ảo sơng khói của buổi sớm mai. Chính giữa là tên
tác phẩm: “Mặt gương Tây Hồ” được in màu trắng. Cuốn sách khổ 13,5 . 20,5 cm,
dày 331 trang, do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2009. Nhìn cuốn sách thật nhỏ
nhắn, khiêm tốn nhng mở ra là cả một kho tàng tri thức đấy các bạn ạ!
6
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
Ưu điểm nổi bật của cuốn sách là mang đến cho chúng ta những hiểu biết sâu
sắc và mới lạ, những điều phát hiện lí thú về một địa danh tởng chừng hết sức quen
thuộc với mỗi người Hà Nội.
Đọc Mặt gương Tây hồ, ta bắt gặp một Hồ Tây sóng sánh mộng mơ với lãng
đãng sơng mù, thơm hương trời đất; một Hồ Tây in đậm hình bóng con người mấy
ngàn năm với hàng liễu, gương sen, với từng đôi sâm cầm vỗ cánh bay đi.
Với Mặt gương Tây Hồ, bạn đọc sẽ biết thêm về một không gian văn hoá, thời
gian văn hoá ở một thắng cảnh của Thăng Long bởi cách trình bày từng vấn đề rất
khúc triết và khoa học.
Về cấu tạo, cuốn sách gồm 8 chương, mỗi chương sẽ đem đến cho bạn đọc
những hiểu bất ngờ, sâu sắc mà lí thú về Hồ Tây. Có những điều về Hồ Tây bạn tởng
mình đã biết nhng hoá ra lại cha biết tờng tận, có những điều bạn nghĩ là vậy nhng
hoá ra lại không phải như bạn nghĩ. Những thắc mắc của bạn đều sẽ được giải đáp
trong cuốn sách. Tôi và các bạn sẽ cùng lật những trang sách để tìm hiểu.
Trong chương một, bằng tri thức uyên bác của mình, tác giả sẽ cho người đọc
biết được nguồn gốc và các tên gọi khác nhau của Hồ Tây qua dặm dài lịch sử, điều
mà không phải ai cũng biết. Phần cuối của chương một và cả chương hai, chương ba,
Nguyễn Vinh Phúc còn kể cho ta biết được nhiều điều về những làng xã quanh Hồ

Tây với những lớp lang dễ hình dung. Đó hoàn toàn là một việc không dễ chút nào
bởi có nhiều địa danh đã bị xoá nhoà trong quá khứ. Qua những chương này, người
đọc thực sự bất ngờ bởi những khám phá rất thú vị. Bạn có biết đã từng có một con
sông chảy trong lòng thành phố ngay bên bờ Hồ Tây hay không? Đó là con sông
nào? Bạn hãy đọc và tự mình phát hiện điều đó.
Còn trong chương năm, cuốn sách lại đem đến cho bạn đọc những huyền thoại
xoay quanh Hồ Tây. Những huyền thoại ấy đã tạo nên vẻ đẹp bí ẩn cho vùng hồ, vẻ
đẹp ấy đang chờ bạn khám phá trong từng trang sách.
Xa nay, có nhiều người vẫn thắc mắc nh gọi là Quan Thánh hay Quán Thánh,
Trấn Vũ hay Chân Vũ… gọi thế nào mới là đúng. Điều này sẽ được làm sáng tỏ
trong chương sáu của cuốn sách. ở phần này, các di tích xung quanh khu vực Hồ Tây
được kể rành rẽ như: Miếu Đồng Cổ, Phủ Tây Hồ, Chùa Kim Liên, Chùa Một Cột,
Chùa Trấn Quốc…Vẻ đẹp cổ kính của những di tích hàng trăm năm tuổi này sẽ tạo
nên một không gian tâm linh huyền diệu cho Hồ Tây.
Không dừng lại ở đó, cuốn sách còn trình bày rõ ràng về các làng nghề truyền
thống của Hồ Tây đã nổi tiếng trong văn thơ và sử sách. Bạn có biết câu ca dao:
“Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” nói về làng nghề truyền thống nào của
Hồ Tây không? Nguyễn Vinh Phúc sẽ cho bạn biết tờng tận về làng nghề ấy trong
chương 8 của cuốn sách. Đồng thời tác giả Nguyễn Vinh Phúc còn phác hoạ cái
7
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
không khí nhộn nhịp của các lễ hội vùng Hồ Tây. Và chắc chắn các bạn sẽ rất thích
thú khi biết được một lễ hội mà nhà văn Tô Hoài đã thưam gia thời trai trẻ.
Hồ Tây của gió sơng, của sắc màu trời mây non nớc, hoa lá, cỏ cây, của bao
nhiêu đền, chùa, quán, miếu, đã trở thành nguồn cảm hứng thi ca bất tận. Bao nhiêu
triều đại phong kiến đã lụi tàn nhng vẻ đẹp Hồ Tây không mất, tiếng thơ ca ngợi Hồ
Tây vẫn còn mãi vang vọng. Bao nhiêu huyền thoại, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu
ngôi chùa do con người sáng tạo quanh Hồ Tây tạo nên một dòng chảy văn hoá Hồ
Tây hàng nghìn năm tuổi, đẫm hồn dân tộc.
Ở những trang cuối cùng của cuốn sách tác giả khéo léo bố trí một số bài viết

về Hồ Tây của nhà văn Việt nam và cả nhà văn nớc ngoài đã đến Hồ Tây cách đây
nửa thế kỉ. Những cảm nhận ấy sẽ giúp khắc sâu thêm trong lòng người đọc những
ấn tượng đẹp về Hồ Tây, nh một nốt nhạc ngân vang mãi trong không gian, thời
gian.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là người nghiên cứu nhiều năm về Hà Nội.
Tám mơi năm tuổi đời thì có đến trên năm mơi năm nghiên cứu về Hà Nội. Với tâm
huyết và tình cảm dành cho một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô cùng với thực tế
quá trình lao động của mình, Nguyễn Vinh Phúc đã biên soạn cuốn sách Mặt gương
Tây Hồ. Đây là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tất cả những ai yêu mến Hà
Nội và muốn tìm hiểu về Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt là các thầy cô giáo, các
em học sinh trong nhà trường khi ngày Đại lễ kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long –
Hà Nội đang tới gần.
Với giá trị trên của cuốn sách, tôi xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn
sách Mặt gương Tây Hồ. Các bạn có thể tìm đọc ở các th viện hoặc tìm mua cuốn
sách này ở các cửa hàng sách trên toàn quốc với giá bìa 49.000đ. Nếu có khó khăn
xin các bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi theo địa chỉ: Thư viện Trường THCS ái Mộ
- ĐT: 3. 8273.601. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ là bạn đồng hành của các bạn trong quá
trình tìm kiếm tri thức về Thủ đô ngàn năm yêu dấu !
8
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI THÔNG QUA
SỬ DỤNG “ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM VÀ ỨNG DỤNG CNTT ”

Người viết: Đỗ Thị Mai Khanh
Hiệu trưởng: Trường Mầm non Hoa
Sữa
Kính thưa - Các đồng chí lãnh đạo Sở GD - ĐT Hà Nội
- Các đồng chí lãnh đạo Quận Long Biên.
- Thưa tất cả các đồng chí !

Hôm nay, trong không khí vui mừng phấn khởi của cả nớc đón chào sự kiện
lớn của đất nớc kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nớc và
kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5, cho phép tôi thưay mặt tập thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên của trường xin kính chúc các đồng lãnh đạo, các quí vị đại biểu lời
chúc sức khoẻ . Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Được sự cho phép của Ban tổ chức tôi xin trình bày thưam luận tại diễn đàn:
Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới thông qua sử dụng “ Đồ dùng dạy học tự làm và ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy ”. Chương trình Giáo dục Mầm non ( GDMN ) mới trong vài
năm gần đây đã thu được những kết quả rất cao trên trẻ. Ở chương trình này đã giúp
cho trẻ thực sự là trung tâm mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Với chương trình
GDMN mới có một hoạt động rất khoa học và thiết thực giúp cho trẻ khám phá, phát
huy được tất cả các lĩnh vực và tìm hiểu một cách dễ dàng, khoa học hơn, giúp cho
trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện vốn hiểu biết và kỹ năng sống của bản thân thông qua
các hoạt động trải nghiệm.
( Một số hình ảnh về trường và 1 số tiết dạy GDMN mới )
Trường Mầm non Hoa Sữa là đơn vị đầu tiên được Phòng GD - ĐT quận
Long Biên giao nhiệm vụ thực hiện chương trình GDMN mới, lúc đầu chỉ thí điểm
tại 4 lớp của 4 lứa tuổi . Sau 3 năm thực hiện và đến nay năm học 2009 - 2010
trường thực hiện đại trà trên tất cả các lớp. Trong quá trình thực hiện trường chúng
tôi có những thuận lợi và khó khăn nh sau:
1/ Thuận lợi:
9
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
- Được sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp, trường có đội ngũ giáo viên trẻ có
trình độ chuyên môn cao, năng lực s phạm tốt.
- Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động của trường.
- Cơ sở vật chất của trường được trang bị tương đối đầy đủ, môi trường sư
phạm tốt. Trường đạt chuẩn Quốc gia và Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố.
2/ Khó khăn:

- Khi thực hiện chương trình GDMN mới đòi hỏi giáo viên phải tự xây dựng,
tự thiết kế cho toàn bộ chương trình giáo dục trẻ.
- Khi thực hiện chương trình GDMN mới, một số giáo viên còn trẻ, hoặc có
tuổi nên còn lúng túng trong việc xây dựng mục tiêu phát triển cùng độ tuổi cũng nh
xây dựng nội dung chương trình.
- Tài liệu hướng dẫn chỉ là chương trình khung nên đòi hỏi giáo viên phải có
nhiều kinh nghiệm và phải nắm vững chương trình.
- Kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục rất hạn hẹp. Một số phụ huynh
cha hiểu và cha đồng tình hởng ứng.
- Học sinh trên lớp có mật độ rất động, trung bình 60 cháu/ lớp, ảnh hởng tới
hoạt động giáo dục.
Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn trên, để thực hiện tốt chủ đề của năm
học: “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ”, trường chúng tôi
đã chú trọng vào 1 số biện pháp nh sau:
* Biện pháp 1: Tập huấn, trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao phương pháp.
- Tổ chức các buổi tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi về
tài liệu hướng dẫn, cách xây dựng kế hoạch, cách soạn bài và cách sử dụng đồ dùng
tự làm hợp lý trong quá trình thực hiện chương trình GDMN mới. Việc hỗ trợ trong
giảng dạy đã giúp cho chất lượng chuyên môn nâng lên rõ rệt, đồng thời phát huy
tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tổ chuyên môn.
* Biện pháp 2: Tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường lớp học”.
- Ngay từ đầu năm học, trường chúng tôi đã phát động hội thi: “Xây dựng
môi trường lớp học” với sự thưam gia của 100% các lớp.
- Kết quả: 10 lớp xếp loại tốt.
03 lớp xếp loại khá.
- Chính môi trường lớp học khang trang, nhiều các góc mở được giáo viên
thiết kế đẹp mắt, tạo sự thu hút, tò mò của trẻ khi thưam gia hoạt động.
- Các lớp đã triển khai góc cho trẻ khám phá và góc làm quen với dân gian.
Từ việc xây dựng môi trường lớp học theo các chủ điểm đã giúp trẻ vừa hoạt động,
vừa cung cấp kiến thức khi trẻ thưam gia chơi, phát triển các kỹ năng giao tiếp và

ứng xử trong quá trình chơi.
* Biện Pháp 3: Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm.
10
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
- Đây là một kế hoạch cần thiết khi thực hiện chương trình GDMN mới.
- Năm học vừa qua, 100% các lớp thưam gia thi thiết kế, tự làm đồ dùng, đồ
chơi nh:
a. Một số đồ dùng đồ chơi tự tạo được sử dụng từ các phế liệu: Vỏ hộp bánh,
vỏ dầu gội đầu, vỏ hộp sữa chua, dây thừng…
- Chiếc Sa bàn được làm bằng gỗ mặt xốp, các nhân vật trong truyện Tấm
Cám được các cô khâu bằng vải vụn rất sinh động càng giúp trẻ hứng thú học bài.
- Sa bàn đa năng đã nói lên sự đa dạng của đồ dùng tự tạo. Với chất liệu rất
đơn giản nhng được lắp đặt bố trí cả điện, nớc, để tạo thành hồ nớc, cả đờng ray cho
các nhân vật chuyển động, đã làm cho sa bàn thêm sinh động.
- Rồi cả những rối tay được làm bằng xốp, vải len càng làm cho các nhân vật
ngộ nghĩnh trẻ thích thú hơn.,
b. Bên cạnh những đồ dùng làm bằng nguyên vật liệu dễ kiếm thì việc lựa
chọn những bộ sách tranh minh hoạ cho bộ môn văn học lại càng cần thiết. Trong
năm qua Cô giáo Đào Quỳnh Trang cùng 1 số đồng nghiệp đã vẽ hàng chục câu
chuyện, bài thơ có trong chương trình nhng không có tranh minh hoạ. Cô giáo đã tự
vẽ và in ấn, photo cho các lớp cùng dạy trẻ. Với cách làm này cô đã cho trẻ tự tô
mầu các bức tranh, trẻ rất hứng thú khi được hoạt động tại các góc chơi.
c. Bộ sách làm bằng vải của cô giáo Trần Hằng lại thể hiện một phương pháp
sáng tạo mới. Cô giáo đã dùng các vải vụn, bìa cứng khâu thành quyển sách, các
hình ảnh trong sách luôn luôn thưay đổi được theo yêu cầu của bài giúp cho trẻ làm
quen với MTXQ, với Toán và làm quen với chữ viết.
Như vậy việc tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm từ cấp cơ sở đã làm
phong phú, đa dạng kho đồ dùng tự tạo của tổ chuyên môn. Các đồ dùng được làm
từ nguyên vật liệu rẻ tiền nhng sử dụng thuận tiện, hiệu quả gần gũi với trẻ phù hợp
với mục tiêu của chương trình GDMN mới. Các đồ dùng tự làm đều đảm bảo tính

sư phạm thẩm mỹ, đặc biệt giá thành đồ dùng rẻ phù hợp với mức thu của các trường
mầm non hiện nay.
* Biện Pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.
- Song song với việc làm đồ dùng dạy học tự làm thì việc phát động ứng dụng
công nghệ thông tin ( CNTT ) là rất cần thiết.
- Trong năm qua chúng tôi xây dựng thư viện tư liệu điện tử của trường để
giúp giáo viên có thêm nhiều tư liệu sinh động cho bài giảng của mình.
- Th viện điện tử của trường gồm có:
+ 100 bài giảng điện tử ở các môn học: Làm quen với văn học, làm quen với
toán, MTXQ, âm nhạc, tạo hình.
11
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
+ 500 bộ ảnh theo 10 chủ điểm khác nhau (gia đình, động vật, thực vật, giao
thông, nghề nghiệp, các hiện tượng tự nhiên ).
+ 30 đoạn Video với các chủ điểm.
+ 4 bộ tuyển tập trò chơi trên máy tính.
+ 200 bản nhạc cho cô và trẻ hát.
- Việc ứng dụng CNTT được áp dụng từ những lứa tuổi nhỏ nhất.
Ví dụ: Tiết dạy Nhận biết, Phân biệt về các loại quả của trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
cô giáo Nguyễn Hồng Thu đã trực tiếp quay những hình ảnh thực trong vờn quả, các
loại quả có hình dạng to nhỏ khác nhau, màu sắc khác nhau. Khi dạy trẻ, cô cho trẻ
xem hình ảnh đó trẻ thích thú và đạt kết quả rất tốt.
* Còn đối với trẻ Mẫu giáo lớn thì việc sử dụng CNTT lại càng cần thiết. Để
nội dung bài dạy khắc sâu trong tâm trí trẻ bằng những nhân vật được cử động, có
âm thưanh, lời thoại cô giáo Nguyễn Bích Ngọc đã vẽ tranh và tự cắt dựng thành bộ
hoạt hình theo các tình tiết nội dung câu chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện Thánh Gióng
Hoặc để trẻ tìm hiểu về thế giới côn trùng, giáo viên đã su tầm những đoạn
video trên mạng về quá trình phát triển của các loài bớm. Khi được xem đoạn băng
này trẻ rất chăm chú và say sa.

+ Với chương trình GDMN việc khám phá chủ đề là một việc hết sức mới mẻ
và khó đối với giáo viên và học sinh. Nhờ có ứng dụng CNTT mà bài dạy sinh
động hơn, trẻ tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh được chi tiết và cụ thể
hơn.
Ví dụ: Trên màn hình là trình tự công việc của chú công nhân – Chủ đề “
Nghề xây dựng ”.
KẾT QUẢ:
Nh vậy, để thực hiện tốt chương trình GDMN mới, chúng tôi đã chỉ đạo giáo
viên tìm tòi khám phá những phương pháp dạy tích cực, tôn trọng trẻ, đồng cảm với
trẻ lôi cuốn chúng vào các hoạt động. Thông qua các đồ dùng truyền thống do giáo
viên tự su tầm hoặc tự làm ra kết hợp với phương tiện hiện đại đó là ứng dụng công
nghệ thông tin trong các bài giảng mà trẻ được rèn kỹ năng sống, kỹ năng phục vụ,
ứng xử văn hoá và kỹ năng bảo vệ bản thân chuẩn bị tốt tâm thể vào lớp 1.
Kính thưa các quí vị đại biểu !
Sau 3 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn nhng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ giáo viên mà trường chúng
tôi đạt được 1 số thành tích nh: Tổ chức tốt hàng chục buổi kiến tập về giáo dục
mầm non mới cho quận. Là trường điểm của Thành phố về giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật. Nhiều giáo viên dạy giỏi đạt giải Nhất cấp Quận và cấp Thành phố về hội
12
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
thi giáo viên giỏi. Đạt giải Nhất hội thi “ Đồ dùng dạy học tự làm ” năm học 2009 –
2010 và chuẩn bị dự thi cấp Thành phố. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các cô đạt
giải cao cấp Quận và Thành phố. Tiêu biểu sáng kiến kinh nghiệm “ Xây dựng môi
trường giáo dục theo hướng đổi mới ”, sáng kiến “Làm đồ dùng đồ chơi” sáng kiến
về ứng dụng công nghệ thông tin đều được giải B - C cấp thành phố.
Với đội ngũ giáo viên tâm huyết, sáng tạo, trường được đầu t cơ sở vật chất
đạt chuẩn và đặc biệt trường luôn luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Hội cha mẹ
học sinh về mọi mặt. Điều đó đã giúp nhà trường chúng tôi có điều kiện tốt nhất để
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, góp phần to lớn vào thành tích giáo

dục nói chung của Quận Long Biên.
Để tiếp tục thực hiện chương trình GDMN mới được tốt hơn chúng tôi xin:
ĐỀ XUẤT
1 - Sở GD&ĐT Hà Nội và Phòng GD&ĐT quận Long Biên cần tổ chức nhiều
lớp tập huấn, các buổi hội thảo về chương trình giáo dục mầm non mới để giúp giáo
viên nâng cao chất lượng dạy học.
2 - Tăng cường xây dựng và tổ chức các buổi kiến tập về chương trình giáo
dục mầm non mới. Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin,
thiết kế bài giảng điện tử…
3 - Hỗ trợ kinh phí cho các trường điểm để thực hiện đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học.
13
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Người viết: Trần Thị Chào
Trường THCS Ngọc Lâm
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt giáo viên Trường THCS Ngọc Lâm
phát biểu tại hội thảo này. Lời đầu tiên tôi xin kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh
phúc, chúc hội nghị thành công rực rỡ.
Kính thưa các đồng chí, năm học 2009 - 2010 là năm học với chủ đề: “ Đổi mới
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, với 3 cuộc vận động: Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về
đạo đức, tự học và sáng tạo; cuộc vận động 2 không trong ngành giáo dục. Toàn
ngành cũng tiếp tục thực hiện phong trào: ” Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Thực hiện theo chủ đề của ngành và trước thực tế tình hình học sinh
còn có những hiện tượng vi phạm đạo đức làm ảnh hởng tới nhà trường, gia đình và
xã hội thì giáo dục đạo đức cho học sinh đã và đang là việc cần được các trường

quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường
đã có kế hoạch chú trọng hơn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Và một trong
cách làm đó là đẩy mạnh việc ”Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp”.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( HĐNGLL ) là một trong những nội dung giáo dục
toàn diện học sinh, với mục đích tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, nhằm khắc sâu
các kiến thức văn hóa bằng cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ học, từ đó giúp các
em có thể dễ dàng hòa nhập với xã hội. Kỹ năng sống sẽ giúp cho học sinh sống có
trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại và biết
cách xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống. Song, phải tiến hành
một giờ HĐNGLL như thế nào cho có hiệu quả, vừa cung cấp kiến thức lại vừa đạt
được mục đích giáo dục đạo đức cho các em. Vai trò của giáo viên đối với hoạt động
này là không nhỏ, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo, cố vấn
giúp các em hoàn thành được những kỹ năng cơ bản nh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng xây dựng quan hệ cá nhân,…
14
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
Trong thực tế ở trường chúng tôi, dới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà
trường, các giáo viên chủ nhiệm, trong nhiều năm qua đã thực hiện việc giáo dục
đạo đức cho học sinh thông qua HĐNGLL khá đều đặn và thu được kết quả rất khả
quan. Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường, bám sát sự chỉ đạo của cấp
trên, đã có kế hoạch giáo dục đạo đức rất cụ thể cho từng tháng, từng chủ điểm, phù
hợp với từng khối lớp. Việc này giúp ích rất nhiều cho giáo viên chủ nhiệm sắp xếp
và chủ động để làm tốt công việc và giờ dạy của mình. Đặc biệt trong vài năm gần
đây, được sự quan tâm của nhà trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, giáo
viên được thưam gia học máy tính và thiết kế bài giảng bằng các phần mềm khác
nhau thì công nghệ thông tin trở nên gần gũi hơn và hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong
công tác giảng dạy, đặc biệt với tiết NGLL, tiết học nhằm củng cố và khắc sâu, là sự
tích hợp kiến thức của các môn học. Trong tiết học, giáo viên và học sinh có thể
dùng băng hình để cung cấp thông tin, cung cấp kiến thức về mọi mặt của cuộc sống

làm cho giờ học đạt hiệu quả cao và sinh động hơn rất nhiều. Với sự trợ giúp của
công nghệ thông tin cùng sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, thầy trò
chúng tôi đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi trên máy tính, kết nối hình ảnh và âm
thưanh làm cho một giờ học vô cùng sinh động và khắc sâu vào tâm trí các em. Đối
với một giờ HĐNGLL trò chơi có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là hình thái
giao tiếp xã hội có tính giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, là phương pháp
giáo dục nhanh nhất và hiệu quả nhất. Giáo dục học sinh qua trò chơi là vận dụng
nguyên tắc: học mà chơi, chơi mà học, giúp các em có kiến thức sâu rộng trên nhiều
lĩnh vực, tích luỹ thêm kinh nghiệm giao tiếp và hòa đồng vào tập thể, mạnh dạn tự
tin, nhạy bén linh hoạt. Đây cũng là hành trang, là điểm tựa cho các em thành công
trong cuộc sống sau này.
Tôi xin lấy ví dụ minh họa là tiết dạy gần đây nhất của tôi. Tháng 4 là tháng với
chủ đề: HÒA BÌNH HỮU NGHỊ . TIẾT 15 TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC UNESCO. ở
tiết dạy này tôi cùng học sinh của mình và các đồng nghiệp thiết kế 5 trò chơi.
Trò chơi 1: Đố bạn biết- mục đích đa ra các câu hỏi khái quát, những điều cơ
bản nhất về Tổ chức UNESCO mà mỗi học sinh nên biết. Đó là ngày tháng ra đời,
nơi đặt trụ sở, số nớc thành viên, tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng Anh của tổ chức.
Trò chơi 2: Ai nhanh – Ai khéo: mục đích để làm cho học sinh hiểu được ý
nghĩa của biểu tượng UNESCO thế giới và UNESCO Việt Nam.
Trò chơi 3: Đi tìm ẩn số- đây là hoạt động cao trào nhất của giờ dạy, gồm
nhiều câu hỏi về mục đích, chức năng, nhiệm vụ, những đóng góp của UNESCO thế
giới và Việt Nam vào hòa bình và sự phát triển của thế giới. Ngoài ra chúng tôi còn
cung cấp cho các em rất nhiều thông tin, sự kiện về UNESCO thế giới và Việt Nam.
Trò chơi 4: Thử tài bạn – trò chơi này là một hoạt động mở. Mỗi đội tự tìm
hiểu nội dung chủ đề, trình bày sau đó đa ra câu hỏi và yêu cầu đội bạn trả lời.
15
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
Trò chơi 5: Trò chơi âm nhạc- mục đích giúp các em thư giãn sau giờ học.
Khi các hoạt động trên kết thúc, chúng tôi đa ra một số câu hỏi kiểm tra học
sinh.

Ví dụ: Với câu hỏi: Qua bài học này, con đã biết được mục đích và nhiệm vụ
của UNESCO. Vậy, trong phạm vi nhỏ hơn như trong gia đình hay trong lớp con
học, con cần làm gì để chứng tỏ con hiểu và muốn làm theo mục đích cao đẹp ấy?
Câu trả lời là: Con sẽ đoàn kết với các bạn, cùng các bạn làm những việc tốt
như cố gắng học tốt hơn nữa, giữ vệ sinh lớp học và bảo vệ môi trường…
Hay khi được hỏi: Các con đã biết Hà Nội của chúng ta được UNESCO công
nhận là THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH. Sắp tới thành phố sẽ tổ chức kỷ niệm 1000
năm tuổi. Là chủ nhân tương lai của thành phố, con sẽ làm gì? Một học sinh đã trả
lời: Con sẽ cùng các bạn làm cho Hà Nội xanh - sạch - đẹp, giữ gìn nét đẹp truyền
thống để Hà Nội mãi xứng đáng với tên gọi THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH mà tổ
chức UNESCO đã trao tặng, xứng đáng với vị trí là Thủ đô của Việt Nam…
Đây là một tiết khó vì kiến thức quá rộng, học sinh hầu nh không biết hoặc chỉ
biết sơ qua về tổ chức này nên nếu lên chương trình không khéo giờ dạy sẽ không
đạt hiệu quả cao. Vậy mà chỉ qua một số trò chơi với các kiến thức được lồng ghép
khéo léo, khoa học các em đã hiểu được mục đích cao đẹp của UNESCO và tự rút ra
cho mình những bài học và những việc cần làm trong tương lai. Giờ học này của cô
trò chúng tôi đã được đánh giá cao. Kết quả này là phần thởng xứng đáng không chỉ
cho riêng cá nhân tôi và các học trò lớp 8A3 mà còn là của cả một tập thể giáo viên.
Qua đây tôi xin cám ơn sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu, sự ủng hộ và giúp đỡ
nhiệt tình, cùng chia sẻ kinh nghiệm, những lời góp ý chân thành của các bạn đồng
nghiệp. Đó chính là động lực giúp tôi quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thưa hội nghị, thực tế cho thấy, để lên một giờ HĐNGLL hay và đúc rút được
bài học giáo dục sau tiết học, ngoài hoạt động tương tác, phối hợp nhịp nhàng giữa
cô và trò, giữa các trò với nhau đòi hỏi phải có nhiều tư liệu. Đứng trước thực tế này,
trong nhiều năm qua, chúng tôi đã phải tự học, tự đọc và tìm hiểu các vấn đề của xã
hội, của cuộc sống và tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với phụ
huynh để xin hỗ trợ về thông tin tư liệu hoặc kinh phí hoạt động khi cần. Chúng tôi
cũng phối hợp chặt chẽ với cán bộ lớp. Trong mỗi nội dung sinh hoạt mới, chúng tôi
cho các em tự tìm và tập hợp tư liệu sau đó cô trò cùng bàn bạc thống nhất nội dung
chương trình. Qua cách làm này chúng tôi muốn các em phát huy tinh thần tự giác,

sáng tạo, cùng phối hợp chia sẻ trong công việc…Chúng tôi đã xây dựng được mối
quan hệ rất thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn, giữa cô - trò,
giáo viên- phụ huynh, phụ huynh- học sinh, phụ huynh- phụ huynh…Điều này giúp
chúng tôi rất nhiều trong công tác giáo dục học sinh.
16
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
Kính thưa các vị đại biểu, để đạt được kết quả nh hiện nay, sau nhiều năm làm
công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi đã có nhiều trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ. Thực tế,
chúng tôi đã xây dựng và thực hiện thành công chương trình NGLL theo tinh thần
đổi mới của Bộ GD –ĐT. Trong vài năm gần đây, các tiết HĐNGLL của trường
chúng tôi luôn được cấp trên đánh giá cao. Với kinh nghiệm xây dựng những tiết
học này, chúng tôi đã tạo ra được những sân chơi nhỏ phần nào giải trí, nâng cao
kiến thức và giáo dục đạo đức cũng nh truyền thống cho các em thông qua các chủ
điểm tháng. Qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy các em rất hứng thú và có
sự tiến bộ rõ rệt về hoc tập cũng như các mặt hoạt động khác.
Cụ thể nh: Năm học 2007-2008, lớp 9A8 do tôi chủ nhiệm có 49 em thì 46 đạt
giỏi, 3 khá. Cả 49 em đều đỗ cấp 3 các trường công lập trong đó có 16 em đỗ các
trường chuyên. Đặc biệt có 1 em đạt giải nhất thành phố môn Giáo dục công dân.
Năm học 2009-2010: Học sinh đi học chuyên cần. Học sinh có thói quen chào
hỏi lễ phép với người lớn, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè, thật thà khiêm tốn, có ý thức
bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp .
Hết học kỳ 1 có 100% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt, toàn lớp không có học
sinh vi phạm kỉ luật trong nhà trường. Có 25/37 em đạt học sinh Giỏi, còn lại đạt học
sinh Tiên tiến.
Qua một thời gian đa việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ HĐNGLL,
chúng tôi đã rút ra một số bài học sau:
1. Giáo dục học sinh có một thái độ đúng đắn đối với chương trình HĐNGLL.
2. Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp tốt.
3. Tạo môi trường tổ chức hoạt động.
4. Đổi mới nội dung tổ chức chương trình.

Tuổi trẻ luôn ưa thích cái mới lạ, sát thực với cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm
cần định hướng, đổi mới nội dung hoạt động của chương trình phù hợp với nguyện
vọng của học sinh. Có thể là tọa đàm, thảo luận, thi hỏi đáp, giao lu
5. Chuẩn bị chu đáo khi thực hiện hoạt động.
- Luyện tập nội dung hoạt động
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị cần thiết
- Định lượng thời gian
- Chạy thử chương trình hoạt động
- Dự kiến các tình huống xảy ra trong chương trình
Kính thưa hội nghị, sinh thời, trong một bức th gửi cho tuổi trẻ Việt Nam, Bác
Hồ đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội". Vâng, thế hệ trẻ là tương lai của đất nớc. Nhà nớc ta đã luôn
xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục trong nhà trường bắt đầu từ tuổi trẻ,
17
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
từ thế hệ trẻ. Vì vậy, người giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có vai trò, chức
năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Qua quá trình đào tạo thế hệ trẻ chúng tôi
cũng nhận thức rõ một điều, người giáo viên chủ nhiệm phải là những người có kỹ
năng sống, kỹ năng phối hợp làm việc, phải có được tầm nhìn bao quát, sâu rộng,
vừa là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa phải là người tâm
huyết với nghề nói chung và với việc giáo dục đạo đức học sinh nói riêng. Nh vậy
việc giáo dục đạo đức cho các em mới đạt hiệu quả cao.
Trên đây là những suy nghĩ và những việc chúng tôi đã làm nhằm giáo dục đạo
đức học sinh thông qua giờ HĐNGLL. Có thể nó cha được hoàn chỉnh vì vậy, tôi rất
mong hội nghị cùng đóng góp ý kiến để xây dựng một tiết dạy NGLL được hoàn
thiện hơn nữa, giúp các giáo viên làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm của mình
xứng đáng với niềm tin yêu của phụ huynh và học sinh, đặc biệt trong tình hình xã
hội có một số hiện tượng tiêu cực làm ảnh hởng đến môi trường giáo dục. Tôi xin
chân thành cảm ơn. Cuối cùng tôi xin kính chúc hội nghị sức khỏe và thành công!
18

Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG, CHUẨN BỊ CHU ĐÁO ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LỢNG GIÁO DỤC
Người viết: Nguyễn Thị Kiều Linh
Trường Tiểu học Gia Thụy
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
Tôi là Nguyễn Thị Kiều Linh - giáo viên trường Tiểu học Gia Thụy
Đến với hội nghị ngày hôm nay, lời đầu tiên xin kính chúc quý vị đại biểu,
toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Kính thưa các đồng chí
Được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UNBD quận Long Biên, UBND ph-
ờng Gia Thụy, Phòng GD&ĐT quận, Trường Tiểu học Gia Thụy được thành lập và
đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2009. Trên một khuôn viên có tổng diện tích 14.
000m
2
Các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng được đầu tư trang thiết bị
hiện đại theo quy định của trường chuẩn quốc gia. Được học tập và giảng dạy trong
điều kiện thuận lợi như vậy, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn tích cực phấn
đấu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong từng tiết
dạy các thầy cô luôn tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt tổ chức các hình thức hoạt động tạo
không khí thi đua học tập sôi nổi của học sinh các lớp.
Thực hiện chủ đề năm học “Năm đổi mới công tác quản lí - nâng cao chất
lượng giáo dục”. Để việc nâng cao chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố nhng yếu tố quan trọng và quyết định nhất chính là việc đổi mới
phương pháp dạy học ( PPDH ) ở từng tiết dạy của mỗi giáo viên. Phương pháp dạy
học hiệu quả là phải đạt được ở mức cao mục tiêu của bài học. Học sinh được khám
phá để chiếm lĩnh tri thức, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi phù hợp với tâm lí học
sinh tiểu học.
Là giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học, tôi phải trực tiếp giảng dạy tất cả các

môn học cơ bản. Để việc giảng dạy từng môn học đạt kết quả tốt, tôi đã tích cực đổi
mới các hình thức tổ chức dạy học, kiểm nghiệm hiệu quả để rút kinh nghiệm cho
các tiết dạy tiếp theo. Đặc biệt với những tiết tôi thưam gia thực hiện chuyên đề, thi
giáo viên giỏi các cấp, sự tìm tòi sáng tạo của bản thân, sự góp ý chân tình của đồng
nghiệp giúp tôi rất nhiều để thực hiện thành công tiết dạy. Quan trọng hơn cả là sau
mỗi cuộc thi, tôi thấy mình vững vàng hơn, giảng dạy hàng ngày trên lớp tự tin và
sáng tạo hơn nhiều.
19
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học

Kính thưa các đồng chí
Trong hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2009 -2010, sau khi đạt giải nhất cấp
trường, tôi tiếp tục trải qua 3 vòng thi của cấp quận và cấp thành phố. Mỗi vòng thi
tôi bắt thăm vào một môn dạy khác nhau. Vòng thi cấp quận tôi bắt thăm được môn
Tiếng Việt, chung kết hội thi cấp quận tôi bắt thăm và dạy môn Tự nhiên xã hội .
Được chọn dự thi cấp thành phố, tôi thực hiện dạy một bài Đạo đức. Mỗi bài thi, tôi
chỉ được biết môn thi, bài thi của mình dạy trước 36 tiếng. Vừa phải soạn bài, chuẩn
bị t liệu, vừa phải đến tiếp xúc và làm quen với học sinh trường bạn - nơi đặt địa
điểm thi. Đây là một việc làm khó khăn, đòi hỏi phải tập trung cao cả về tinh thần và
sức khỏe, tự tin về công tác giảng dạy ở tất cả các môn, chủ động về công nghệ
thông tin, chuẩn bị t liệu giảng dạy tốt
Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về thời gian, chỉ đạo định hướng
cho tôi làm việc, các đồng chí giáo viên trong tổ hỗ trợ đóng góp ý kiến khi tôi xây
dựng ý tởng của từng bài giảng, giúp đỡ tôi su tầm tư liệu để tôi chủ động xây dựng
giáo án.
Trước hết, chúng tôi khoanh vùng bài dạy của các môn trong tuần. Xác định
mục tiêu của từng bài, vạch ra kế hoạch sơ bộ về nội dung, tiến trình từng tiết dạy,
liệt kê những t liệu cần thiết để xây dựng giáo án. Xác định tư liệu dùng để khai thác
kiến thức, tư liệu giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tại lớp, tư liệu để xây dựng các bài
luyện tập thực hành.

Sau đó, tôi bắt đầu tiến hành chuẩn bị t liệu, sáng tạo đồ dùng tự làm, sư tầm
tư liệu thực tế, tìm kiếm thông tin trên mạng, quay Video những hình ảnh cần thiết,
chuẩn bị phương tiện dạy học và bắt tay vào xây dựng giáo án điện tử.
* Đối với môn Tự nhiên xã hội thì yêu cầu PPDH là phải giúp học sinh quan
sát rõ ràng, dễ tìm ra những dấu hiệu đặc trng để nhận xét. HS được sử dụng các
giác quan để nhận biết. Chẳng hạn nh khi dạy bài: “Cuộc sống xung quanh”, vì dạy
trên đối tượng học sinh trường Tiểu học Ngọc Thụy nên tôi đã đến địa bàn phờng
Ngọc Thụy để quay toàn cảnh cuộc sống nơi đây, cảnh làng mạc, cảnh sinh hoạt của
người dân ở đây, cảnh làm việc của người nông dân, vào trạm y tế để quay các y tá,
bác sĩ khám bệnh Tôi còn lên mạng để tìm các hình ảnh về nghề nông, tìm video
clip về cảnh cấy cày. Ngoài ra, tôi còn muốn học sinh không chỉ quan sát được mà
còn nghe được các âm thưanh nên tôi đã lồng ghép âm thưanh phù hợp vào đoạn
băng t liệu.
Sự tìm tòi ư liệu trên mạng và quay băng hình về làng quê Việt nam tôi đã lưu
giữ vào kho tư liệu dùng chung của nhà trường để mọi người cùng khai thác.
20
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
* Để chuẩn bị bài Tự nhiên xã hội “ Cây rau”: Mục tiêu giúp học sinh nhận
biết đúng tên các cây rau, các bộ phận của chúng. Tác dụng của việc ăn rau và có ý
thức ăn các loại rau hàng ngày.
- Để HS nhận biết tên các loại rau, tôi đã cho học sinh su tầm một số loại rau
thật để các em được nhìn thấy tận mắt, được giới thiệu với bạn, được cầm , được
ngửi và cũng có thể được nếm các món ăn chế biến từ rau. Đối với các loại rau trái
mùa, tôi tra cứu trên mạng vào trang google/ tìm kiếm - hình ảnh - rau. Tôi lựa chọn
sử dụng những hình ảnh cây rau có đủ các bộ phận để học sinh nhận biết được đầy
đủ.
- Để thấy được tác dụng của việc ăn rau, tôi cho học sinh quan sát những món
canh, món xào, luộc được chế biến từ rau. Các mâm cơm của các gia đình, các bữa
tiệc liên hoan mọi người đều ăn rau. Món ăn vừa đẹp mắt vừa rất ngon miệng có
tác dụng kích thích, khuyên nhủ học sinh thường xuyên ăn rau.

- Hay để hướng dẫn cách rửa rau sạch nếu chỉ nói miệng thì học sinh sẽ nhận
thức rất mơ hồ và chóng quên nên cho học sinh xem đoạn phim về cách rửa rau hợp
vệ sinh kết hợp với hướng dẫn bằng lời.
Bên cạnh đó, cho học sinh khai thác cả những việc rửa rau, chế biến cha hợp
vệ sinh để học sinh phân tích phê phán và bản thân tránh vi phạm.
Sau khi chuẩn bị tiết dạy, việc hoàn thành được một bài giảng điện tử, tôi đã
góp phần làm cho kho tư liệu của nhà trường thêm một thư mục tài nguyên về: Rau.
Tôi nhập vào thư viện tư liệu dùng chung của trường để các giáo viên khác khi cần
có thể tìm, sử dụng.
* Đối với môn Đạo đức thì yêu cầu học sinh phải được thảo luận để nhận xét,
đánh giá và quan trọng nhất là phải được xử lí tình huống, thực hành.
Ví du: Khi dạy bài “Đi bộ đúng qui định”
Để toát lên được kiến thức bài học, tôi nghiên cứu xây dựng bài dạy, nghiên
cứu kỹ luật giao thông đờng bộ để xử lý tình huống.
Phần nội dung cần ghi nhớ bài này khá dài, đối với học sinh lớp 1 ghi nhớ học
thuộc thì khó, nên tôi đã nghiên cứu và đan xen vào từng hoạt động để chẻ nhỏ từng
nội dung cần ghi nhớ rồi mới tổng hợp thành bài thơ.
Ví dụ: Cho học sinh tô vào phần đờng dành cho người đi bộ ở nơi có vỉa hè và
nơi không có vỉa hè để rút ra kết luận phần đờng dành cho người đi bộ:
Đi bộ trên vỉa hè
Lòng đờng để cho xe
Nơi vỉa hè không có
Sát lề phải ta đi
21
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
Cứ nh vậy, quy định qua đờng đi ở đâu, tuân theo tín hiệu đèn nh thế nào lần
lợt học sinh tìm hiểu khám phá kiến thức qua từng hoạt động.
Để học sinh thực hành đi bộ đúng luật, tôi cho học sinh làm một số bài tập xử
lý tình huống đi bộ đúng/sai. Những tình huống người đi bộ vi phạm quy định, tôi
cho học sinh nhận xét phân tích kỹ: sai vì sao? Nếu gặp tình huống sai nh vậy con

làm gì?
Mở rộng tầm hiểu biết của học sinh, tôi giới thiệu cho các em một số phương
tiện giúp người đi bộ an toàn thuận lợi khi qua đờng, tôi cho học sinh xem đoạn
băng giới
thiệu về hầm đờng bộ, cầu vợt đờng bộ.
Vận dụng thực hành tốt vào thực tế mới là mục tiêu cuối cùng của tiết học.
Chúng tôi tìm tòi suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh hình dung ra được trong tiết
học mình nh được thưam gia giao thông thực sự. Tôi đã mạnh dạn xây dựng mô hình
ngã t đờng phố thu nhỏ trên tấm bạt trải giữa lớp học ( bàn ghế tôi kê hình chữ U) .
Học sinh được thực hành đi từ các hướng (nhà ở của các em) tới trường. Học sinh
lần lợt thực hành, cả lớp sẽ quan sát và nhận xét đúng/sai (đi bộ trên vỉa hè, qua đ-
ờng trên vạch kẻ sơn, tuân theo tín hiệu đèn )
Mô hình này, ngoài phục vụ tiết dạy thi còn được sử dụng trong rất nhiều tiết
thực hành dạy an toàn giao thông trong tháng an toàn giao thông của tất cả các khối
lớp đầu năm học.
Sáng tạo này đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ, khen ngợi của ban
giám khảo
* Đối với phân môn Học vần, khi xây dựng bài oan - oăn tôi thấy đây là
những bài cuối của phần học vần, nếu cứ dạy đúng qui trình từ đầu năm thì học sinh
sẽ kém hứng thú vì có nhiều em đã đọc trôi chảy rồi mà giáo viên cứ máy móc bắt
các em đánh vần - đọc tiếng - đọc từ. Không làm nh thế, tôi đã mạnh dạn đa ngay hai
vần ra cho học sinh so sánh, rồi yêu cầu học sinh ghép tiếng, từ mới. Sau đó học sinh
đọc, học sinh khác nhận xét. Tôi xác định sử dụng đồ dùng dạy học để giúp học sinh
tìm kiến thức chứ không phải để minh họa kiến thức.
Ví dụ: Để giới thiệu từ mới tôi chủ động cho học sinh xem một đoạn clip về
cảnh giàn khoan trên biển để học sinh tìm ra từ “giàn khoan”.
Để giải nghĩa từ, tôi cố gắng tìm mọi hình thức khác nhau. Có từ dùng đồ
dùng trực quan minh họa, có từ giải nghĩa bằng cách đặt câu phù hợp, hay tìm từ trái
ngợc nghĩa với từ đó, hay làm động tác minh họa
Khi giáo án các môn dạy đã sơ bộ hoàn thành, tôi trình bày giáo án cho Ban

Giám hiệu, tổ chuyên môn nghe và góp ý chỉnh sửa. Dự kiến những tình huống phát
sinh có thể xảy ra trong tiết dạy để có sự chủ động trong việc xử lý. Việc học tập chủ
22
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
động ghi nhớ toàn bộ tiến trình các tiết dạy là khâu quan trọng sẽ giúp tôi tự tin
trong mọi tình huống. Vì vậy tôi đã cố gắng hết mình .
Tôi tự nhủ sẽ luôn tạo cho học sinh môi trường học tập trong từng tiết học.
HS được học thầy cô nhng hơn thế nữa là học bạn và rèn ý thức tự học.
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa các đồng chí
Để chuẩn bị được 4 -5 tiết dạy cho cuộc thi giáo viên giỏi cấp thành phố, tôi
đã dành khá nhiều thời gian và công sức, trí tuệ. Tuy nhiên thành công đạt được
cũng thật ngọt ngào. Tiết dạy thi giáo viên giỏi cấp thành phố của tôi đã được xếp
giải nhì. 5 giáo án điện tử của tôi đã được giáo viên triển khai dạy trên 8 lớp 1 của
trường chúng tôi. Những tiết dạy thực sự đem lại hiệu quả cao. Học sinh hứng thú
học tập, giáo viên tích cực, chất lượng bài học nâng cao hơn nhiều.
Kho học liệu của nhà trường ngày càng phong phú hơn. Số giáo án điện tử
giáo viên soạn nhập vào th viện ngày càng nhiều.
Phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học của trường Tiểu học Gia
Thụy thường xuyên diễn ra sôi nổi. Giờ sinh hoạt chuyên môn thảo luận tích cực về
phương pháp giảng dạy nhất là những tiết, những bài khó. Giáo viên tích cực su tầm
t liệu, đồ dùng phục vụ tiết dạy. Vì vậy, mỗi tiết dạy đều tạo không khí hứng thú cho
học sinh học tập.
Kính thưa các đồng chí
Để đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố là mong muốn của
bản thân tôi cũng nh của các đồng chí giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. bởi đó là
ghi nhận sự trưởng thành về chuyên môn, ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của bản thân
và của nhà trường.
Đề xuất - kiến nghị
Mỗi tiết dạy thi giáo viên giỏi cấp thành phố là sự đầu t tâm huyết của mọi
người. Vì vậy, rất nhiều ý kiến của giáo viên mong muốn được dự giờ các tiết thi đạt

giải cao của trường bạn để thưam khảo, học tập. Những giáo án điện tử có chất
lượng, những bài soạn sáng tạo về đổi mới phương pháp dạy học xin được đa lên
Website của phòng giáo dục để các nhà trường thưam khảo.
Một lần nữa kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ thành công. Chúc hội nghị
thành công rực rỡ!
Xin trân trọng cảm ơn !

23
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ
Người viết: Trương Thu Hương
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Mộ
Hoà trong không khí thi đua sôi nổi của các trường trong quận, thi đua lập
thành tích chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong không khí khẩn
trương hoàn thành kế hoạch năm học 2009-2010, Trường Tiểu học ái Mộ chúng tôi
đem đến với Hội nghị “ Xây dựng các điển hình đổi mới phương pháp dạy học và
quản lí giáo dục” của ngành giáo dục đào tạo quận Long Biên một vài biện pháp
nhỏ để thúc đẩy và hoàn thành kế hoạch năm học với chủ đề “ Đổi mới công tác
quản lí và nâng cao chất lượng dạy học” .
Kính thưa hội nghị!
Ngay từ đầu năm học, chúng ta đã được các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo triển khai cụ thể, chi tiết kế hoạch năm học và đặc biệt nhấn mạnh đổi
mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng dạy học . Để thực hiện vấn đề này, Ban
giám hiệu các trường khi xây dựng kế hoạch đã rất chú trọng đến vấn đề trên. Được
sự cho phép của Hội nghị, chúng tôi trình bày một vài biện pháp nhỏ để thúc đẩy và
hoàn thành kế hoạch năm học với chủ đề “ Đổi mới công tác quản lí và nâng cao
chất lượng dạy học”. Hai vấn đề cơ bản
- Thứ nhất là công tác xây dựng đội ngũ.
- Thứ hai là khai thác và đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng các
môn tự chọn.

Thứ nhất là công tác xây dựng đội ngũ. Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định
cho chất lượng dạy học. Thực tế quản lí cho thấy, ở đâu có đội ngũ giáo viên chuẩn
về trình độ đào tạo, chuẩn về nghề nghiệp thì ở đó không khí làm việc cũng nh kết
quả giảng dạy đều đạt được kết quả cao. Chính bởi vậy ngay từ kế hoạch của chi bộ,
kế hoạch nhiệm vụ năm học, chúng tôi chú trọng khâu bồi dưỡng đội ngũ và đào tạo
chuẩn nghề nghiệp. Ngoài những tiêu chí nh chấp hành chủ trương đờng lối của
Đảng và Pháp luật của Nhà nớc, chúng tôi chú ý bồi dưỡng về khả năng giao tiếp,
ứng xử của giáo viên với phụ huynh và với đồng nghiệp. Tinh thần hợp tác trong
công việc - chuẩn hoá về công nghệ thông tin, chúng tôi luôn mạnh dạn nhắc nhở
anh em góp ý với đồng nghiệp, với phụ huynh sao cho họ hiểu về vấn đề giáo dục
cũng như hướng dẫn phụ huynh học sinh định hướng cho con em họ để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện. Vấn đề đào tạo giáo viên, chúng tôi coi đổi mới
24
Kỉ yếu - đổi mới phương pháp dạy học
phương pháp dạy học là then chốt trong công tác xây dựng đội ngũ. Trong nhiều
năm qua, chúng tôi đã chú trọng xây dựng các thế hệ giáo viên qua các phong trào
thi đua của ngành, qua các Hội thi giáo viên dạy giỏi và đã đạt được những thành
tích đáng kể. Tám năm liền chúng tôi đào tạo 8 đồng chí giáo viên dạy giỏi cấp
thành phố nh đồng chí: Điệp, Phúc, Phợng, Đào Huyền, Thái Huyền, Lan Hương,
Trang, Phú. Trong đó có 5 giải Nhì và 3 giải Ba cấp thành phố. Trên 25 lợt các đồng
chí giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp quận. Để đạt được thành tích này, chúng tôi chú
trọng xây dựng tinh thần hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong các hội nghị chuyên
môn, đặc biệt là sinh hoạt tổ chuyên môn. Các đồng chí giáo viên góp ý thẳng thắn
cởi mở thậm chí đôi lúc còn rất cương quyết đối với một số đồng chí giáo viên chậm
đổi mới về phương pháp.
Về công tác quản lí, chúng tôi phân công giáo viên giỏi cấp Thành phố được
chia đều trong 5 khối và kèm các đồng chí giáo viên trẻ, các đồng chí giáo viên từ
tỉnh khác về trường. 15 đồng chí giáo viên giỏi thành phố kèm 15 đồng chí giáo viên
mới ra trường và từ tỉnh khác chuyển về. Kết quả 2 đồng chí giáo viên từ tỉnh khác
chuyển về đạt giáo viên giỏi cấp quận là đồng chí Gấm , Thuý. Hai đồng chí giáo

viên trẻ mới ra trường cũng được công nhận giáo viên giỏi cấp quận là đồng chí
Hồng , Thúy Vân. Tuy việc đổi mới phương pháp dạy học của các đồng chí này cha
thật mạnh mẽ, song đó là lộ trình đào tạo của giáo viên nhà trường chúng tôi từ cấp
trường, cấp quận và cao hơn là cấp thành phố. Qua đợt thưanh tra toàn diện vừa qua,
có 93 tiết trong đó có 86 tiết tốt và 7 tíêt khá.
Chính vì công tác bồi dưỡng nh vậy cho nên kết quả giảng dạy học sinh đã
được khẳng định vị thế của nhà trường trong nhiều năm qua. Cụ thể hàng năm trên
60% học sinh xếp loại học lực giỏi. Đặc biệt trong năm học 2009- 2010, chúng tôi đã
đạt được 13/13 học sinh thưam gia thi Olympic Tiếng Anh cấp quận trong đó có 3
học sinh đạt giải Tiếng Anh cấp thành phố . Thi giải toán trên mạng được 3 giải
thành phố trong đó có 1giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích. Thi tin học trẻ cấp
quận có 1 học sinh được thưam gia thi cấp Thành phố. Thi học sinh giỏi lớp 5 nhà
trường cử gần
4
1
số học sinh khối 5 thưam gia thi học sinh giỏi cấp quận. Hy vọng
của nhà trường là không phải xếp thứ hạng trong quận mà là nhiều học sinh được
thưam gia vào sân chơi trí tuệ để các em có kiến thức cũng nh kinh nghiệm phát
triển ở các bậc học tiếp theo.
Vấn đề thứ hai là đầu t cơ sở vật chất để dạy các môn tự chọn ngoại ngữ
và tin học .
Kính thưa hội nghị!
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập, yêu cầu của
phụ huynh đối với chất lượng của nhà trường về các môn văn hoá tự chọn ngày càng
cao. ý thức được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các môn văn hoá, nhà
25

×