BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HOÀNG THỊ NGA
ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT BỀ MẶT TẠI
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HOÀNG THỊ NGA
ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGỌT BỀ MẶT TẠI
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ
: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG
HÀ NỘI, 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Học viên
Hoàng Thị Nga
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Tài
nguyên & Môi trường, Ban quản lý ñào tạo trường ðại học Nông nghịêp Hà Nội ñã
giúp ñỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
ðặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn ñến Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn
Dung và các thầy cô trong khoa ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long và nhân dân ñịa phương ñã tạo mọi ñiều
kiện giúp ñỡ tôi thực hiện ñề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia ñình, người thân và bạn
bè ñã khích lệ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Học viên
Hoàng Thị Nga
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vai trò của nước ñối với con người và sản xuất kinh tế xã hội 3
1.1.1. Khái niệm về nước 3
1.1.2. Vai trò của nước 3
1.2. ðánh giá chất lượng nước dùng cho hoạt ñộng kinh tế xã hội 5
1.2.1. Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng nước 5
2.2.1.1. Chỉ tiêu hoá lý 5
2.2.1.2. Các chỉ tiêu vi sinh 8
1.2.2. Các bộ tiêu chuẩn quy ñịnh 9
1.3. Tình hình ô nhiễm nước mặt trên thế giới và Việt Nam 11
1.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 11
1.3.2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam 16
1.3.2.1. Ô nhiễm nước từ hoạt ñộng sinh hoạt 18
1.3.2.2. Ô nhiễm nước từ hoạt ñộng công nghiệp 20
1.3.2.3. Ô nhiễm nước từ hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp 22
1.3.3. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt và những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở
Quảng Ninh 23
1.3.3.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Quảng Ninh 23
1.3.3.2. Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt ở Quảng Ninh 26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1. ðối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên và cảnh quan môi trường của TP. Hạ Long 31
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường của TP. Hạ Long 31
3.1.1.1. ðiều kiện tự nhiên 31
3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 35
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 38
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 38
3.1.2.2. Các vấn ñề xã hội 42
3.1.2.3. Thực trạng phát triển ñô thị và khu dân cư nông thôn 43
3.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước
trên ñịa bàn thành phố Hạ Long 45
3.2.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt của TP. Hạ Long 48
3.2.2.1. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp 48
3.2.1.2. Nguồn nước cấp cho mục ñích giao thông và các mục ñích khác 50
4.2.1.3. Nguồn nước cấp cho mục ñích công nghiệp 53
3.2.2. Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước trên ñịa bàn thành phố Hạ Long 56
3.2.3. Hiện trạng môi trường nước thải 61
3.3. ðịnh hướng công tác quản lý và ñề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý,
bảo vệ tài nguyên nước TP. Hạ Long. 63
3.3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước trên ñịa bàn TP. Hạ Long ñến năm 2020 63
4.3.1.2. Cơ sở tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng nước 67
Ninh ñến năm 2020 và ñịnh hướng ñến năm 2030, 2008) 67
4.3.1.3. Kết quả tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng nước 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
3.3.2. ðịnh hướng công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh 69
3.3.2.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước mặt 69
3.3.2.2. Một số ñịnh hướng công tác quản lý tài nguyên nước thành phố Hạ Long 70
3.3.2.3. Các giải pháp thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước 71
3.3.4. ðịnh hướng Quy hoạch tài nguyên nước TP. Hạ Long 76
4.3.5. ðề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1. Kết luận 79
2. Kiến nghị 80
PHỤ LỤC
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
BCT : Bộ Công thương
CSSX : Cơ sở sản xuất
CNH - HðH : Công nghiệp hóa – Hiện ñại hóa
CTTL : Công trình thủy lợi
KCN : Khu công nghiệp
NM : Nước mặt
NSH : Nước sinh hoạt
NT : Nước thải
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
Qð : Quyết ñịnh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TP : Thành phố
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
XLNT : Xử lý nước thải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1-TCCL nước cho nông nghiệp ở Trung Quốc (1992) 10
Bảng 1.2-Tình hình chất lượng nước trên thế giới năm 1999 15
Bảng 3.1-Lượng mưa tháng (mm) trong năm tại trạm Bãi Cháy 33
Bảng 3.2-ðộ ẩm trung bình các tháng trong năm tại trạm Bãi Cháy 33
Bảng 3.3- Nhiệt ñộ trung bình các tháng trong năm tại trạm Bãi Cháy 33
Bảng 3.4-Tốc ñộ gió (m/s) trung bình tháng tại trạm Hồng Gai 34
Bảng 3.5-Số giờ nắng các tháng tại trạm Bãi Cháy năm 2011. 34
Bảng 3.6-Thống kê, kiểm kê diện tích ñất của TP. Hạ Long 36
Bảng 3.7-Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế bình quân qua các năm của TP Hạ Long 38
Bảng 3.8-GDP bình quân ñầu người (2005-2011) 39
Bảng 3.9-Mạng ñiểm quan trắc môi trường nước mặt, nước thải 46
Bảng 3.10-Thiết bị và phương pháp quan trắc môi trường nước 47
Bảng 3.11-Thống kê các hồ chứa thuộc TP. Hạ Long 48
Bảng 3.12-Kết quả phân tích chất lượng nước mặt các hồ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp 49
Bảng 3.13-Kết quả phân tích chất lượng nước các hồ, sông, suối, phục vụ giao thông
và các mục ñích khác 51
Bảng 3.14-Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại các KCN tập trung trên ñịa bàn thành
phố Hạ Long 53
Bảng 3.15-Tổng hợp kết quả ñiều tra tình khai thác nước tại một số CSSX 55
phân tán trên ñịa bàn thành phố Hạ Long 55
Bảng 3.16-Loại hình nước thải tại một số cửa xả trên ñịa bàn thành phố 56
Bảng 3.17-Kết quả phân tích môi trường nước mặt tại các ñiểm tiếp nhận nước thải
sinh hoạt 58
Bảng 3.18 – Kết quả chất lượng nước thải 61
Bảng 3.19-Tiêu chuẩn cấp nước và mức ñộ dịch vụ cấp nước sinh hoạt 64
Bảng 3.20-Tốc ñộ tăng dân số ñô thị Hạ Long ñến năm 2020 và 2030 67
Bảng 3.21-Dự báo Quy mô dân số TP. Hạ Long ñến năm 2020 và 2030 67
Bảng 3.22-Quy mô phát triển các khu công nghiệp tập trung 68
Bảng 3. 23-Tổng hợp nhu cầu dùng nước theo khu vực trên ñịa bàn TP. Hạ Long 69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-Dòng sông Tiete cách Sao Paulo, Brazil 40 km, bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh
chụp ngày 2-9-2010 (theo moitruongxanh.org.vn) 12
Hình 2-Người dân Ấn ðộ trong trang phục truyền thống của người Hindu ñi bộ trên
bãi biển ñầy rác ở Mumbai (Ấn ðộ) trong ngày Môi trường thế giới. Ảnh chụp ngày
5/06/2012 (theo Infonet.vn) 12
Hình 3-Lòng sông La Ngà - chi lưu của sông ðồng Nai bị thu hẹp do cạn kiệt nguồn nước. 18
Hình 4-Một ñoạn sông Mông Dương bị bồi lắng. Ảnh: Báo cáo hiện trạng môi trường
tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai ñoạn 2006 – 2010 24
Hình 5-Rác thải ứ ñọng tại khu vực ven bờ vịnh Hạ Long. Ảnh: Photo Courtesy of
Hành trình Việt Nam Xanh 26
Hình 6-Những bãi thải do khai thác than lộ thiên ở Hạ Long, Cẩm Phả ñang góp phần
gây ô nhiễm nước vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long do các mỏ than chưa có hệ thống
xử lý nước thải trước khi thải ra vịnh 26
Hình 7-Vị trí TP. Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh 31
Hình 8-Biểu ñồ cơ cấu kinh tế của TP. Hạ Long qua các năm 39
Hình 9-Khu công nghiệp Cái Lân 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là thành phần thiết yếu của cuộc
sống và môi trường, là yếu tố chủ ñạo của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự
sống trên trái ñất và cần thiết cho mọi hoạt ñông kinh tế xã hội, quyết ñịnh sự tồn tại,
phát triển bền vững của ñất nước. Tài nguyên nước giữ một vai trò vô cùng quan trọng
không thể thiếu ñối với sự tồn tại của con người nói chung và sự phát triển kinh tế - xã
hội nói riêng. Ngày nay, trong khi nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng thì nguồn
nước sạch lại ngày càng bị cạn kiệt. Các nguồn nước cung cấp cho các mục ñích nông
nghiệp hay sản xuất khác cũng ñang trong nguy cơ suy giảm cả về trữ lượng và chất
lượng. Mặt khác nước cũng có thể gây ra những tác hại cho con người và môi trường.
Hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện ñại hoá ñất nước, cùng với sự
phát triển kinh tế-xã hội, các ngành sản xuất ñang ñược mở rộng và phát triển nhanh
chóng, thêm vào ñó tốc ñộ gia tăng dân số diễn ra nhanh, mạnh trong thời gian qua ñã
tạo ra nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong khi nguồn nước có hạn sẽ dẫn ñến sự suy
giảm cả về chất và lượng ñối với tài nguyên nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
hiếm và quan trọng này ñang phải ñối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ
thiếu nước, ñặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn ñối với sự tồn vong của
con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái ñất.
Quảng Ninh là một ñịa bàn ñược thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên
nước dồi dào và phong phú, bao gồm cả nước mặt (nước ngọt, nước mặn) và nước
dưới ñất. Nhiều nghiên cứu và ñiều tra gần ñây cho thấy, nước mặt tại ñây có chất
lượng tốt, ñáp ứng ñược nhu cầu phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Song hiện nay, việc
xả nước thải mỏ, nước thải ñô thị, nước sản xuất chưa ñược xử lý hoặc xử lý không ñạt
tiêu chuẩn, quy chuẩn vào các nguồn nước ñã làm cho chất lượng nước tại nhiều vùng
bị ô nhiễm. Nước mặt vùng Hòn Gai - Cẩm Phả với các ñặc ñiểm thủy hóa ñã bị thay
ñổi cơ bản "giàu ion sunfat, giảm ion bicacbonat, axit hoá". Ở khu vực ðông Triều -
Uông Bí nước bị nhiễm khuẩn coliform với hàm lượng khá cao, ñặc biệt ở hồ Nội
Hoàng, Tràng Bạch, khuẩn coliform vượt hơn 86 lần. Cặn lơ lửng, BOD trong nước
suối Lép Mỹ, Khe Tam vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả ñiều tra tại 150 giếng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
khoan, mạch lộ với kết quả 64 mẫu nước cho thấy, nguồn nước ñã bị ô nhiễm ñặc biệt
là nhiễm bẩn Nitơ. (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004).
TP. Hạ Long là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Quá
trình ñô thị hóa - hiện ñại hóa ñã gây ra áp lực ñối với môi trường của thành phố ñặc
biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt. Hạ long ñang là một trong những nơi có nguồn nước
mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tới chất lượng nước mặt là
nước thải công nghiệp, ñặc biệt nước thải do hoạt ñộng khai thác và chế biến than
chưa ñược xử lý hoặc xử lý sơ bộ rồi ñổ trực tiếp vào các sông suối, ra vịnh Hạ Long,
vịnh Bái Tử Long. Hoạt ñộng khai thác khoáng sản còn là nguyên nhân chính gây bồi
lắng, thay ñổi chế ñộ dòng chảy của các vực nước mặt.
Với tốc ñộ phát triển như hiện nay, tài nguyên nước ñang ngày càng bị suy
giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, ô nhiễm môi trường nước ñang là một trong
những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu ñến chất lượng môi trường thành phố.
Vì vậy, vấn ñề ñặt ra hiện nay là phải nhận thức rõ ñược những tác hại của ô nhiễm
nước, ñể từ ñó có những biện pháp quản lý thích hợp.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh
quan ñô thị cũng như ñịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hạ Long, tôi ñã
chọn ñề tài “ðánh giá thực trạng và ñề xuất giải pháp quản lý Tài nguyên nước
ngọt bề mặt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
Mục ñích nghiên cứu
- Tìm hiểu, ñánh giá thực trạng công tác quản lý nước mặt, xử lý nước thải tại
TP. Hạ Long.
- ðề xuất các giải pháp quản lý và xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm.
Yêu cầu của ñề tài
- Xác ñịnh ñúng thực trạng quản lý nguồn nước mặt và công tác xử lý nước thải.
- Các giải pháp ñưa ra phải có tính khoa học và phù hợp với ñiều kiện thực tế
của ñịa phương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của nước ñối với con người và sản xuất kinh tế xã hội
1.1.1. Khái niệm về nước
Nước là một dạng vật chất ñặc biệt, là tài nguyên quan trọng và là thành phần
thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết ñịnh sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc
gia. Nước chiếm ¾ diện tích bề mặt trái ñất, trong cấu trúc cơ thể ñộng thực vật thì
nước chiếm 95-99% trọng lượng của các loài cây sống dưới nước, 80% trọng lượng
của các loài cá, 70% các loại cây trên cạn và chiếm 65-75% trọng lượng của con người
và các loài vật. Nước là nền tảng của sự sống, là ñiều kiện ñầu tiên xác ñịnh sự tồn tại
của sự sống, nó ñược coi như máu sinh học của trái ñất. Có thể nói ở ñâu có nước ở ñó
có sự sống. (Phạm Linh ðức, 2008).
97% nước trên Trái ðất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần
hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn
lại không ñóng băng ñược tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ
tồn tại trên mặt ñất và trong không khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và
sạch trên thế giới ñang từng bước giảm ñi. Nhu cầu nước ñã vượt cung ở một vài nơi
trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn ñang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước
càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu
hệ sinh thái chỉ mới ñược lên tiếng gần ñây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các
vùng ñất ngập nước trên thế giới ñã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá
trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang ñậm tính ña dạng sinh học hiện ñang
suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và ñất liền. Chương trình khung trong việc
ñịnh vị các nguồn tài nguyên nước cho các ñối tượng sử dụng nước ñược gọi là quyền
về nước. (
Hoekstra, A.Y, 2006).
1.1.2. Vai trò của nước
Nước là một thành phần chính của cơ thể và các cơ quan quan trọng. Nước có 5
chức năng chính:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
Nuôi dưỡng tế bào: nước cung cấp, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho
các tế bào, chẳng hạn như các khoáng chất, vitamin và glucose
ðào thải các chất cặn bã: nước loại bỏ các ñộc tố mà các cơ quan, tế bào từ
chối ñồng thời thông qua ñường nước tiểu và phân.
Chuyển hoá và tham gia các phản ừng trao ñổi chất: nước là dung môi hoà tan
và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cơ thể ñã hấp thu.
Ổn ñịnh nhiệt ñộ cơ thể: nước giúp cân bằng nhiệt ñộ cơ thể trong môi trường
nóng hoặc lạnh. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt khi nhiệt ñộ môi trường cao
hơn so với nhiệt ñộ cơ thể. Cơ thể bắt ñầu ñổ mồ hôi, và sự bay hơi của nước từ bề mặt
da rất hiệu quả làm mát cơ thể.
Giảm ma sát: nước là một chất bôi trơn hiệu quả quanh khớp. Nó cũng hoạt
ñộng như một bộ phận giảm xóc cho mắt, não, tuỷ sống và ngay cả ñối với thai nhi
trong nước ối. Nước là trung tâm của cuộc sống. ðiều này lý giải tại sao không ai có
thể sống hơn 3 ñến 5 ngày mà không có bất kỳ lượng nước uống vào.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nước luôn là yếu tố quan trọng hàng ñầu. Nước có
tác dụng hoà tan chất dinh dưỡng ñể nuôi cây, nước tham gia vào quá trình quang hợp
của cây. Do ñó ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhu cầu
dùng nước nông nghiệp hiện nay liên quan trước hết với sự tăng diện tích ñất tưới. Sự
phát triển của nó ñược chỉ ñịnh bởi tính cần thiết ñảm bảo cho nhân loại sản phẩm nuôi
dưỡng. Trong các ñiều kiện tốc ñộ phát triển nhanh và sự thiếu hụt trầm trọng nguồn
dinh dưỡng mà hơn 2/3 cư dân trên trái ñất phải chịu ñựng, việc tưới gánh một vai trò
to lớn trong việc nâng cao tính hiệu quả của ñất.
Theo kết quả nghiên cứu của viện Khoa Học Thuỷ Lợi và Trường ðại học
Nông Nghiệp Hà Nội cho thấy lượng nước cần dùng cho một vụ ñối với các loại cây
trồng là rất lớn: Cây lúa cần 4.000 – 6.500m
3
/ha, cây ngô 1.900 – 2.300m
3
/ha, khoai
lang 1.200 – 1.500m
3
/ha, bắp cải 3.000 – 4.500m
3
/ha. (Nguyễn Thanh Sơn, 2005).
Lợi ích của việc tưới nước rất lớn, nó không chỉ cho phép tăng diện tích canh tác, tăng
vụ, tăng sản lượng mà tăng cả sản phẩm nông nghiệp, nhất là ở vùng khô hạn thiếu nước.
Trong tổng số khối lượng nước ñược khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện
nay là 3.800 tỷ m3, thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
m3). Gần 95% lượng nước tại các nước ñang phát triển ñược sử dụng ñể tưới tiêu cho
ñất nông nghiệp. Tuy nhiên cho ñến nay, nguồn nước ngầm ñã giảm mạnh và cạn kiệt
ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới. Tổ chức Nông Lương Thế Giới
(FAO) khuyến cáo, trong tương lai sản xuất lương thực sẽ cần phải tăng 75% mới có
thể cung cấp ñủ lương thực cho 9 tỷ người vào năm 2050, trong khi sản lượng lương
thực thế giới mấy năm cuối thế kỷ XX mới ñạt 1,8 - 1,9 tỷ tấn/năm. Dự báo dân số thế
giới sẽ là trên dưới 10 tỷ người vào năm 2050, mà theo tiêu chuẩn của FAO, bình quân
lương thực phải là 500 kg/người/năm mới ñạt ñược một ñiều kiện cần thiết ñể bảo ñảm
an ninh lương thực. Như vậy, yêu cầu sản xuất lương thực vẫn còn rất lớn. Lượng
nước sử dụng trong nông nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều, tuy tỷ lệ chiếm trong tổng lượng
nước sử dụng hàng năm có thể giảm ñi theo ñà công nghiệp hoá ở các quốc gia ñang
phát triển. (Phạm Thị Thanh Hoa và Nguyễn ðức Vinh, 2012).
1.2. ðánh giá chất lượng nước dùng cho hoạt ñộng kinh tế xã hội
1.2.1. Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng nước
Nước ñược dùng cho rất nhiều mục ñích khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục ñích
sử dụng và các ngành dùng nước mà chất lượng nước ñược ñánh giá thông qua các chỉ
tiêu cụ thể.
Một số chỉ tiêu ñược dùng ñể ñánh giá chất lượng nước tưới ñó là:
2.2.1.1. Chỉ tiêu hoá lý
ðộ ñục
ðộ ñục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như ñất sét, bùn, chất hữu cơ li
ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có ñộ ñục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất
chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.
ðộ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc ñã phân hủy dưới nước,
từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ ñất ñá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp. màu sắc
của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim khí như sắt, mangan.
Giá trị pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng ñến
hoạt ñộng sinh học trong nước, liên quan ñến một số ñặc tính như tính ăn mòn,hòa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt diệt
khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH ñể hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu
kỹ thuật ñóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường.
Chất rắn hòa tan
Trong những sự thay ñổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi
ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay ñổi chỗ ở, hoặc ñi ñây ñó khi sử dụng
nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính hoặc
ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên ñối với dân ñịa phương, sự kiện trên
không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn
hòa tan ñược khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối ña chấp nhận cũng
chỉ ñến 1000mg/l.
Hloride
Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của Chloride thay
ñổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu chứa 25mgCl/l người ta
ñã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na
+
. Tuy nhiên khi mẫu nước có ñộ
cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa ñến 1000mgCl/l. Hàm lượng Chloride cao sẽ
gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại. Về mặt nông nghiệp Chloride gây ảnh hưởng xấu ñến
sự tăng trưởng của cây trồng.
Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người ñể cấu tạo hồng cầu. Vì thế
sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn ñịnh cho phép ñối với nước sinh hoạt. Vượt qua giới
hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công nghiệp
ñòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng ñọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới
phân phối nước.
Nitrogen-Nitrit (N-NO
2
)
Nitrit là một giai ñoạn trung gian trong chu trình ñạm hóa do sự phân hủy các
chất ñạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng ñộ các dạng khác nhau của nitrogen nên
các vết nitrit ñược sử dụng ñể ñánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các hệ thống xử lý hay hệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt ñộng của vi sinh vật. Ngoài ra nitrit còn ñược
dùng trong ngành cấp nước như một chất chống ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit
không ñược vượt quá 0,1 mg/l.
Nitrogen – Nitrat (N-NO
3
)
Nitrat là giai ñoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giai ñoạn
sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở dạng
vết nhưng ñôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu nước uống
có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do ñó trong nguồn nước
cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6mg/l.
Ammoniac (N-NH
4
+
)
Amoniac là chất gây nhiễm ñộc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong nước
mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt ñộng phân hủy hữu cơ do các vi sinh vật trong
ñiều kiện yếm khí. ðây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử trùng nước cấp,
chúng ñược sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng
clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước ñược lưu chuyển trong các
ñường ống dẫn.
Sulfate (SO
4
2-
)
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài
cho ñến hàng ngàn mg/l. Những vùng ñất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị
khoáng hóa dần dần sẽ biến ñổi thành sulfate. Nước chảy qua các vùng ñất mỏ mang
nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự oxy hóa quặng thiếc, quặng sắt.
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm phèn.
Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống, sulfate
không ñược vượt quá 200mg/l.
Phosphate (P-PO
4
3-
)
Trong thiên nhiên phosphate ñược xem là sản phẩm của quá trình lân hóa và
thường gặp dưới dạng vết ñối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate phát
triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước thải
tùy thuộc vào ñiều kiện hóa lý và hoạt ñộng sinh học của các loại vi sinh vật. Việc xác ñịnh
hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi hoạt ñộng của con
người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý nước thải.
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương ñương của các cấu trúc hữu cơ
trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. ðây là một
phương pháp xác ñịnh vừa nhanh chóng vừa quan trọng ñể khảo sát các thông số của
dòng nước và nước thải công nghiệp, ñặc biệt trong các công trình xử lý nước thải.
Phương pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược ñiểm là không có tính bao quát
ñối với các hợp chất hữu cơ (thí dụ axit axetic) mà trên phương diện sinh học thực sự
có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi ñó nó lại có khả năng oxy hóa vài
loại chất hữu cơ khác nhau như celluloz mà những chất này không góp phần làm thay
ñổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời ñiểm hiện tại.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) ñược xác ñịnh dựa trên kinh nghiệm phân tích ñã
ñược tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa nhu cầu
oxy ñối với hoạt ñộng sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm.
2.2.1.2. Các chỉ tiêu vi sinh
Fecal coliform (Coliform phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform ñược dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm
phân, ñặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 37
0
C với
sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường ñược gọi là E.Coli hay trực khuẩn ñại tràng, thường sống
trong ruột người và một số ñộng vật. E.Coli ñặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn hiện diện
trong phân của người và ñộng vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt của E.Coli vượt quá
giới hạn cho phép ñã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này. ðây ñược xem là chỉ tiêu phản
ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong ñường ruột như tiêu chảy, lị…
(Nguyễn Văn Giáo, 1991).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
1.2.2. Các bộ tiêu chuẩn quy ñịnh
Chất lượng nguồn nước có tầm quan trọng rất lớn ñối với sản xuất nông nghiệp. Do
ñó việc ñảm bảo chất lượng nguồn nước là ñiều cần thiết. Hiện nay trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng ñã ban hành biện pháp, công cụ quản lý môi trường ñể góp phần ñảm
bảo chất lượng nguồn nước trong ñó có các công cụ pháp lý. Công cụ pháp lý là các công
cụ quản lý trực tiếp, ñây là loại công cụ ñược sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên
thế giới và là công cụ ñược các nhà quản lý hành chính ủng hộ.
Luật Bảo Vệ Môi Trường ñược Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm
1993 là luật ñầu tiên về BVMT ở nước ta.
Năm 1995, Việt Nam ñưa ra tiêu chuẩn 5942 – 1995 về yêu cầu chất lượng nước
mặt, trong tiêu chuẩn này ñã ñề cập tới 31 thông số cần ñảm bảo chất lượng nước mặt như:
BOD, COD, NH
3
, NO
3
-
, CL
-
, As, Pb, Cu, Cr, pH, DO, coliform…(phụ lục 1). Trong ñó
nước tưới sản xuất nông nghiệp ñược quy ñịnh ở cột B. Bên cạnh ñó có tiêu chuẩn chất
lượng nước biển ven bờ, chất lượng nước ngầm cũng ñược ban hành trong năm 1995.
Năm 2000, Việt Nam ñưa ra tiêu chuẩn 6773 – 2000 ñể ñánh giá chất lượng
nước dùng trong thuỷ lợi. Tiêu chuẩn này làm cơ sở ñể lựa chọn chất lượng nước
nguồn nước thuỷ lợi phù hợp, nhằm tránh gây ô nhiễm và suy thoái môi trường ñất,
nước dưới ñất và bảo vệ cây trồng. Tiêu chuẩn 6673 – 2000 ñã ñề cập ñến giới hạn cho
phép 14 thông số như: Tổng chất rắn hoà tan; Tỷ số SAR của nước tưới; Oxy hoà tan;
pH; Clorua; Hoá chất trừ cỏ; Hg; Cd; As; Pb; Cr; Zn; Coliform (phụ lục 2). Tiêu chuẩn
này là cơ sở ñể lựa chọn chất lượng nguồn nước thuỷ lợi phù hợp, nhằm tránh gây ô
nhiễm và suy thoái môi trường ñất, nước dưới ñất và bảo vệ cây trồng.
TCVN 6773 – 2000 ñã bổ sung và có quy ñịnh chặt chẽ, cụ thể những chỉ tiêu
ñánh giá chất lượng nước thuỷ lợi, góp phần vào việc sử dụng nguồn nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp sạch.
Năm 2008 Việt Nam ñưa ra quy chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT ñể ñánh giá
chất lượng nước mặt. Quy chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT ban hành bao gồm 32
thông số như: pH; DO; TSS; COD; BOD
5
; NH
4
+
; CL
-
; NO
2
-
; NO
3
-
; PO
4
3-
; CN
-
; As;
Cd; Pb; Cr; Cu; Zn; Ni; Fe; Hg; chất hoạt ñộng bề mặt; tổng dầu mỡ; Phenol; hoá chất
bảo vệ thực vật clo hữu cơ; hoá chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ; hoá chất trừ cỏ;
tổng hoạt ñộ phóng xạ α; tổng hoạt ñộ phóng xạ β. (phụ lục 3). Quy chuẩn ñưa ra và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
phân hạng nguồn nước mặt nhằm ñánh giá và kiểm soát chất lượng nước phục vụ mục
ñích sử dụng nước khác nhau.
So với TCVN 6773 – 2000 thì QCVN 08: 2008/BTNMT ñã có những chỉ tiêu
mà TCVN 6773 – 2000 chưa ñề cập ñến như: COD ; F
-
; NO
2
-
; NO
3
-
; PO
4
3-
; CN
-
;
Cu, Ni, và các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Một số thông số theo QCVN 08 –
2008/BTNMT ñược nới rộng hơn như pH 5,5 – 9 (TCVN 6773 – 2000 là 5,5 – 8,5)…
Bên cạnh ñó thì có một số chỉ tiêu ñược bỏ ñi như tỷ số SAR. Như vậy QCVN 08:
2008/BTNMT ñã bổ sung thêm các thông số nhằm quy ñịnh chặt chẽ hơn về chất
lượng nước tưới ñể hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.
Năm 1992, Trung Quốc ñưa ra tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp.
Trong tiêu chuẩn này bao gồm những ngưỡng giới hạn thích hợp của 17 thông số (BOD
5
;
COD; chất lơ lửng; LAS; N tổng số; P tổng số; nhiệt ñộ; pH; muối; Cl
-
; S
2-
; Hg; Cd; As; Cr;
Pb; Cu) cho 3 loại cây trồng khác nhau: cây lúa, cây trồng màu và cây rau.
Bảng 1.1-TCCL nước cho nông nghiệp ở Trung Quốc (1992)
TT Yếu tố ðơn vị Lúa Cây trồng màu Rau
1 BOD
5
mg/l
< 80
150 80
2 COD mg/l
< 200
300 150
3 Chất lơ lửng mg/l
< 150
200 100
4 LAS mg/l
< 5,0
8,0 5,0
5 N tổng số mg/l
< 12
30 30
6 P tổng số mg/l
< 5,0
10 10
7 Nhiệt ñộ
o
C
< 35
35 35
8 pH 5,5-8,5 5,5-8,5 5,5-8,5
9 Muối mg/l
< 1000 (cho khu vực không có muối, kiềm)
< 2000 (cho khu vực có muối, kiềm)
10 Cl
-
mg/l
< 250
250 250
11 S
2-
mg/l
< 1,0
1,0 1,0
12 Hg mg/l
< 0,001
0,001 0,001
13 Cd mg/l
< 0,005
0,005 0,005
14 As mg/l
< 0,05
0,1 0,05
15 Cr mg/l
< 0,1
0,1 0,1
16 Pb mg/l
< 0,1
0,1 0,1
17 Cu mg/l
< 1,0
1,0 1,0
(Nguồn: Assessment of sources of air, water and land pollution, WHO, Geneva, 1993)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
So sánh giữa tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi của Việt Nam và
Trung Quốc ta thấy: Trung Quốc ñã ñưa ra ñược tiêu chuẩn chất lượng nước trong
nông nghiệp cụ thể cho từng loại cây trồng như cây rau, cây lúa và cây trồng màu tức
là cụ thể hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Việt Nam. Có một số chỉ tiêu mà Việt Nam
không ñưa ra như S
2-
, hàm lượng muối thì ñược phân chia theo khu vực. Mặt khác, so
với tiêu chuẩn của Trung Quốc thì Việt Nam ñã ñưa ra ñược 2 chỉ tiêu cần thiết ñể
ñánh giá chất lượng nguồn nước thủy lợi mà Trung Quốc không ñưa vào là Coliform
và Hóa chất BVTV.
1.3. Tình hình ô nhiễm nước mặt trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Ô nhiễm nước ñang là tình trạng ñáng báo ñộng trên thế giới hiện nay. ðặc biệt
là ở các nước phát triển. Cùng với sự phát triển thì các khu công nghiệp, nhà máy… ñã
thải ra môi trường hàng loạt các loại chất thải ñộc hại, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm
trầm trọng.
Ngày nay cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và ñô thị
hoá nhanh chóng, xã hội ngày càng ñược cải thiện, cuộc sống người dân ngày càng
ñược nâng cao. Tuy nhiên ñây cũng là nguyên nhân chính làm cho nguồn nước mặt
giảm về chất lượng cũng như trữ lượng. Tình hình ô nhiễm nước ñang xảy ra trên
quy mô toàn cầu. Hoạt ñộng phát triển ñã làm tăng khối lượng và thành phần của
nước thải ñổ thẳng ra sông ngòi, ao hồ do ñó hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mặt
ngày càng phổ biến.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục ñịa và ñại dương gia tăng với tốc ñộ ñáng lo
ngại. Mức ñộ ô nhiễm nguồn nước phản ánh trung thực tiến ñộ phát triển của ngành công
nghiệp. Ví dụ như Anh Quốc: ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi
người ta ñưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
Hình 1-Dòng sông Tiete cách Sao Paulo, Brazil 40 km, bị ô nhiễm trầm trọng.
Ảnh chụp ngày 2-9-2010 (theo moitruongxanh.org.vn)
Hình 2-Người dân Ấn ðộ trong trang phục truyền thống của người Hindu ñi bộ
trên bãi biển ñầy rác ở Mumbai (Ấn ðộ) trong ngày Môi trường thế giới. Ảnh
chụp ngày 5/06/2012 (theo Infonet.vn)
Ở Hoa Kỳ, tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía
ðông, cũng như nhiều vùng khác. Vùng ðại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong ñó hồ Erie,
Ontario ô nhiễm ñặc biệt nghiêm trọng.
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước công nghiệp thải ra
ở các thị trấn và thành phố ở Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m
3
trong năm 1980 lên 73,1
tỷ m
3
trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý vẫn ñược thải vào các
sông. Hậu quả là hầu hết ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa trên việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
ñánh giá 140.000 km sông dọc ñất nước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước
của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5.
Thảm hoạ Bhopal là một thảm hoạ công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất
trừ sâu sở hữu và ñiều hành bởi Union Carbide (UCLL) ở Bhopal, Madhya
Pradesh, Ấn ðộ ngày 3 tháng 12 năm 1984. Khoảng 12 giờ trưa, nhà máy rò rỉ ra
khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí ñộc khác, gây ra phơi nhiễm trên 500,000
người. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học ñộc hại bị bỏ lại tại nhà máy của
UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng ñến
hàng ngàn cư dân Bhopal, những người phụ thuộc vào nguồn nước ngầm, mặc dù có
những tranh cãi về việc có hay không những chất hóa học vẫn ñược lưu giữ tại khu
vực này và những mỗi nguy hiểm ñến sức khỏe con người. (Thảm hoạ Bhopal, Bản
tin của wikipedia, 2013).
Vụ tràn bùn ñỏ do vỡ ñê bao hồ chứa chất thải số 10 của Nhà máy Bauxite -
Nhôm Ajkai Timfoldgyar Zrt thuộc miền Tây Hungary vào ngày 4/10/2010 ñã khiến
hơn 1 triệu mét khối bùn ñỏ ñã tràn ra ngoài tạo ra những ñợt sóng cao 1-2m, quét qua
một khu vực rộng tới 40km
2
và nhấn chìm tất cả, trong ñó có làng Kolontar và thị trấn
Devecser trong bùn ñỏ. Theo ñiều tra cho thấy hệ sinh thái của hai con sông Torna và
Marcal ñã hoàn toàn bị phá hủy do việc sử dụng vữa, thạch cao, axit ñể trung hòa bùn ñỏ
trên các dòng sông ñó và nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sông Danube xanh của
Châu Âu . (Thanh Xuân, 2010).
Có thể thấy tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới ngày càng có xu hướng gia
tăng với quy mô và mức ñộ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do con
người ñã ñưa những chất ô nhiễm vào nước thông qua hoạt ñộng sống và sản xuất của
mình. Một số những nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu ñó là: Ô nhiễm do dinh
dưỡng, Vi sinh vật gây bệnh, Ô nhiễm chất hữu cơ.
+ Ô nhiễm chất hữu cơ
Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông hồ. Tác nhân ô
nhiễm này có nồng ñộ lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải của một số ngành
công nghiệp chế biến như: chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, thuộc da. Trong các thập
kỷ gần ñây ở các nước phát triển, mức ñộ ô nhiễm hữu cơ trong sông, hồ giảm rõ rệt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
Tại Thụy ðiển, tổng tải lượng BOD ñưa vào sông là 600 ngìn tấn năm 1950 và tăng
lên 700 nghìn tấn vào năm 1960 nhưng chỉ còn 300 nghìn tấn vào năm 1980 .
Tại một số nước ñang phát triển, nhờ quan tâm xử lý ô nhiễm nên tải lượng
BOD ñưa vào nguồn nước cũng giảm dần. Tại Malaixia, tải lượng BOD từ công
nghiệp chế biến dầu ñược xử lí 76% vào năm 1978, 96% vào năm 1980, 99% vào năm
1982. Bên cạnh ñó ở một số quốc gia ñang phát triển thì tải lượng BOD ñưa vào môi
trường vẫn tăng .
+ Vi sinh vật gây bệnh:
Do các con sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt, từ các trung tâm dân
cư nên ô nhiễm vi trùng xảy ra thường xuyên.
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v Ðể ñánh giá chất
lượng nước dưới góc ñộ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số
coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform trong nước, thường
không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác
nhân sinh học .
Những tác nhân gây bệnh ñe doạ ñến cuộc sống con người chứa trong chất
thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán máng (bệnh do
các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm gan A, bệnh nhiễm
khuẩn ñường ruột và một số bệnh khác.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm gây ra bệnh
tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Ðã có năm số
người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun ñũa 900 triệu người, bệnh sán
máng 600 triệu người. Mới ñây kết quả từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong
năm 2008, thế giới vẫn có 2,6 tỷ người không ñược tiếp cận với những ñiều kiện tối
thiểu về vệ sinh và mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn,
ñiều kiện vệ sinh không ñảm bảo. Hầu hết số người chết là trẻ em . Ðể hạn chế tác
ñộng tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp
xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt
hoạt ñộng y tế và dịch vụ cộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15
+ Ô nhiễm do dinh dưỡng:
Bảng 1.2-Tình hình chất lượng nước trên thế giới năm 1999
Ô nhiễm do Sông Hồ ao Hồ chứa
Vi khuẩn gây bệnh *** * *
Chất rắn lơ lửng ** * *
Các chất hữu cơ *** * **
Hiên tượng phú dưỡng * ** ***
Nitrat hóa * _ _
Mặn hóa * _ *
Các nguyên tố vết ** ** **
Axit hóa * ** **
Chế ñộ thuỷ văn thay ñổi ** * **
(Nguồn: theo tác giả Nguyễn Thái Lai, 1999)
Ghi chú:
“***” : mức trầm trọng.
“ ** ” : mức ñộ vừa phải.
“ * ” : chỉ ở mức ñộ ñịa phương.
“-” : không rõ hay rất ít
Khoảng 10% các con sông trên thế giới có nồng ñộ nitrat rất cao (9–25 mg/l),
có khoảng 10% các con sông ô nhiễm phôtpho. Nguồn nước giàu chất dinh dưỡng nitơ
và photpho có khả năng bị phú dưỡng hoá. Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 – 40%
số hồ bị phú dưỡng hóa. Sự phú dưỡng nước hồ ñô thị và các sông kênh dẫn nước thải
gần các thành phố lớn ñã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
Hiện tượng phú dưỡng hồ ñô thị và kênh thoát nước thải tác ñộng tiêu cực tới hoạt ñộng
văn hoá của dân cư ñô thị, làm biến ñổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức ñộ ô nhiễm
không khí của ñô thị.
Theo tính toán, một nửa thuỷ vực của Trung Quốc là xuất phát từ 7 con sông
chính, tạo thành một nguồn nước ngọt vô cùng dồi dào cho ñất nước Trung Quốc. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế, các con sông ñang chịu ảnh hưởng nặng nề
của chất thải công nghiệp, trang trại và nước thải sinh hoạt. Sự phát triển công nghiệp
cộng với sức ép của 1,3 tỷ dân ñã ñẩy Trung Quốc ñối mặt với hàng loạt những khó
khăn trong vấn ñề phân bố và giải quyết ô nhiễm.