CÂU HỎI BÀI TẬP TRÊN MẠNG
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương: I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX)
3. Bài 1: Nhật Bản
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến
trước năm 1868.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Biện pháp giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng từ nửa sau thế
kỉ XIX là
A. “bế quan toả cảng” để tránh những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
B. lật đổ Mạc phủ Tôkugaoa, thiết lập một chính quyền phong kiến chuyên chế tiến bộ
hơn.
C. Cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Duy trì và củng cố vững chắc bộ máy nhà nước phong kiến.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. C
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX
– đầu thế kỉ XX)
3. Bài 1: Nhật Bản
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được nội dung chính của cuộc Duy tân
Minh Trị ở Nhật Bản.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Về chính trị:
+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng
lớp quý tộc tư sản hoá (Samurai) là lực lượng chủ yếu.
+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết
lập.
- Về kinh tế:
+ Thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường.
+ Xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Chú ý phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở cả nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây; công
nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển; công nghiệp sản xuất vũ khí,
đạn dược được quan tâm; mời chuyên gia quân sự nước ngoài.
- Về giáo dục: Cải cách về giáo dục được coi là cải cách chìa khoá, quyết định sự
thành công của công cuộc Duy tân. Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt
buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, quan
tâm đến việc cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây…
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 1: Nhật Bản
4. Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. Tại sao nói: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa một cuộc cách mạng tư sản ở
Nhật Bản?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản: gạt bỏ những
cản trở của chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở
Nhật.
- Biến Nhật Bản từ một nước phong kiến, kinh tế kém phát triển trở thành một nước
tư bản đế quốc duy nhất ở châu Á, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ
nghĩa tư bản phương Tây.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 1: Nhật Bản
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được biểu hiện chứng tỏ Nhật bản chuyển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Đặc điểm chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A.việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản đã đạt nhiều thành
tựu to lớn.
B. sự hình thành các công ti độc quyền ở trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
và mở rộng thuộc địa.
C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Nhật Bản.
D. nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra nhằm chống lại sự bóc lột của giới chủ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4. B
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 1: Nhật Bản
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật
Bản.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
5. Câu 5. Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là
A. đế quốc phong kiến quân phiệt.
B. đế quốc thực dân.
C. đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
D. đế quốc phong kiến hiếu chiến.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 2: Ấn Độ
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được chính sách cai trị của thực dân Anh đối với
Ấn Độ.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Nội dung không phản ánh đúng chính sách cai trị của chính quyền thực dân
Anh ở Ấn Độ là
A. xây dựng một bộ máy chính quyền, cai trị Ấn Độ một cách trực tiếp.
B. thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột Ấn Độ một cách thậm tệ.
C. thực hiện chính sách chia để trị, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc,
tôn giáo, đẳng cấp vốn rất phức tạp ở Ấn Độ.
D. khuyến khích phát triển một nền văn hoá dân tộc hòng xoa dịu tinh thần phản
kháng của nhân dân Ấn Độ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. D
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 2: Ấn Độ
4. Chuẩn cần đánh giá: Xác định bản chất giai cấp của Đảng Quốc đại Ấn Độ.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp hay tầng lớp nào ở Ấn Độ?
A. Giai cấp công nhân C. Tầng lớp đại tư sản
B. Giai cấp tư sản D. Tầng lớp tư sản trí thức
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. B
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 2: Ấn Độ
4. Chuẩn cần đánh giá: Nhận thức được nhân tố mới trong phong trào dân tộc ở
Ấn Độ đầu thế kỉ XX.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. Đầu thế kỉ XX, nhân tố mới xuất hiện trong phong trào dân tộc Ấn Độ là
A. giai cấp công nhân Ấn Độ lần đầu tiên tham gia phong trào dân tộc.
B. phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo.
C. phong trào đã lôi cuốn được tất cả mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên một
phong trào dân tộc rộng lớn.
D. có sự liên minh giữa các lực lượng, đảng phái ở Ấn Độ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 2: Ấn Độ
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được đỉnh cao của cao trào 1905 – 1907.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Đỉnh cao của cao trào 1905 – 1908 ở Ấn Độ là
A. phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Bombay năm 1905.
B. phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Cancútta năm 1905.
C. sự kiện 10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình nhân ngày “quốc tang” 16 – 10 –1905.
D. cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bombay (6 – 1908).
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4. D
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 2: Ấn Độ
4. Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được tác động của chính sách cai trị
của thực dân Anh ở Ấn Độ.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
5. Câu 5. Tác động của những chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn
Độ là gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của Ấn Độ.
- Đời sống nhân dân khổ cực. Kinh tế kiệt quệ.
- Nền văn minh lâu đời của Ấn Độ bị phá hoại.
- Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh. Đây chính là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh chống lại thực dân Anh
để giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX)
3. Bài 2: Ấn Độ
4. Chuẩn cần đánh giá: Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu
tranh dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
6. Câu 6. Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh dân tộc ở
Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Đảng quốc đại là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. Đảng đã nhanh
chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống
thực dân Anh.
- Ban đầu Đảng này chỉ chủ trương dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà, đòi chính
quyền thực dân phải tiến hành những cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực.
- Về sau nhận thức rõ bản chất của chính quyền và nền cai trị thực dân, một số nhân vật
cấp tiến trong Đảng Quốc đại đã chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách
thống trị của thực dân Anh, xây dựng một quốc gia độc lập, dân chủ.
- Phong trào dân tộc phát triển đến đỉnh cao vào những năm 1905 - 1908 mà chính một
bộ phận trong Đảng Quốc đại là hạt nhân lãnh đạo.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được sự kiện biến Trung Quốc trở thành
một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc
địa, nửa phong kiến?
a. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết
b. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc
c. Sự thất bại của phong trào Nghĩa Hoà đoàn
d. Nhà Thanh kí Điều ước Tân Sửu (1901)
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. D
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Đánh giá trách nhiệm của triều đình Mãn Thanh
trong việc Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Triều đình Mãn Thanh có trách nhiệm như thế nào trong việc để
Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Không nhận thức và không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử Trung Quốc lúc
bấy giờ đặt ra; thi hành một loạt các chính sách bảo thủ, lạc hậu về kinh tế, phản
động về chính trị, xã hội, đối ngoại. Cụ thể:
+ Cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khước từ những đề nghị cải cách,
canh tân đất nước, làm cho Trung Quốc càng lâm vào tình trạng lạc hậu.
+ Không tập hợp, đoàn kết nhân nhân đấu tranh.
+ Bắt tay với các nước đế quốc đàn áp phong trào đấu tranh; kí các hiệp ước
chia xẻ chủ quyền dân tộc…
- Nhà Thanh chịu trách nhiệm chính trong việc Trung Quốc trở thành nước nửa
thuộc địa, nửa phong kiến.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được cuộc khởi nghĩa vũ trang do Trung
Quốc Đồng minh hội lãnh đạo năm 1911.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa vũ trang do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo
bùng nổ và giành thắng lợi đầu tiên ở
A. Vũ Xương. B. Thượng Hải.
C. Nam Kinh. D. Bắc Kinh.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được kết quả của Cách mạng Tân Hợi
(1911)
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) là
A. giành được độc lập cho Trung Quốc.
B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.
C. đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào
chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4. C
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Nhận thức rõ hạn chế của Cách mạng Tân Hợi
(1911).
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
5. Câu 5. Hạn chế lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi là
a. những người lãnh đạo thiếu kiên quyết cách mạng.
b. chính quyền rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.
c. không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho dân.
d. không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5. D
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Đánh giá đúng về Cách mạng Tân Hợi (1911)
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
6. Câu 6. Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt
để?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ
triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở
Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
- Cách mạng tuy thành lập ”Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp
phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải
quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 3: Trung Quốc
4. Chuẩn cần đánh giá: Rút ra nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân
dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
5. Mức độ: Vận dụng
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
7. Câu 7. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ
giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra sôi nổi,
mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp trong cả nước.
- Hình thức đấu tranh phong phú: khởi nghĩa vũ trang, cải cách, thu
hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
- Giai đoạn đầu diễn ra dưới ngọn cờ phong kiến. Cuối thế kỉ XIX -
đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đã
thành lập được chính đảng của mình - Trung Quốc Đồng minh hội
và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát triển đến
đỉnh cao với thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911).
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày về một cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân
dân Lào.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Người lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trên cao
nguyên Bôlôven là
A. Phacađuốc. C. Acha Xoa.
B. Ong Kẹo. D. Xivôtha.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. B
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Chứng minh được tình đoàn kết chiến đấu chống
Pháp của nhân dân ba dân tộc Đông Dương.
5. Mức độ: Vận dụng.
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Tình đoàn kết chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân
ba nước Đông Dương được thể hiện như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới
Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa
chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi
nghĩa.
- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh
chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây
dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam
tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-
đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt….
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được chính sách của Xiêm để bảo vệ nền độc
lập của đất nước.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là
A. đóng cửa, không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.
B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh và Pháp.
C. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.
D. cải cách, mở cửa buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau
giữa các nước đế quốc.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. D
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương: I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Cải cách
Ra-ma V ở Xiêm.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách mà Rama V tiến hành ở
Xiêm vào cuối thế kỉ XIX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
– Nội dung:
+ Xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ, xóa bỏ chế độ lao dịch 3 tháng trên các công trình
của nhà nước… → giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển.
+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cải cách hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục… theo khuôn mẫu các nước
phương Tây.
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
– Ý nghĩa: Những cải cách có tính chất tiến bộ, đã đáp ứng được phần nào yêu
cầu lịch sử đặt ra, tạo cho đất nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng
TBCN; đồng thời, giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập dân tộc, dù bị lệ thuộc
vào nước ngoài về nhiều mặt.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương: I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Rút ra nhận xét chung về phong trào giải phóng
dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
5. Câu 5. Hãy nêu nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông
Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Phong trào diễn ra liên tục, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.
- Xuất hiện những nhân tố mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc:
giai cấp tư sản, giai cấp công nhân,…
- Cuối cùng các phong trào đều thất bại.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Giải thích được nguyên nhân thất bại của phong
trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
6. Câu 6. Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam
Á giai đoạn này đều thất bại?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Phong trào tuy phát triển mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại vì:
– Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, chưa kết hợp thành phong trào chung trong
cả nước….
– Chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
– Kẻ thù còn mạnh.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các nước đế quốc xâm lược châu Phi.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Nước đế quốc đi đầu trong công cuộc xâm lược châu Phi là
A. Pháp. B. Anh. C. I-ta-li-a. D. Tây Ban Nha.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các nước tiêu biểu trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Các nước đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở
châu Phi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Angiêri, Ai Cập, Xuđăng, Êtiôpia.
B. Angiêri, Êtiôpia, Marốc, Libêria.
C. Ănggôla, Môdămbích, Êtiôpia.
D. Ănggôla, Môdămbích, Êtiôpia, Tuynidi.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được những cuộc đấu tranh tiêu biểu
của nhân dân châu Phi chống chủ nghĩa thực dân.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. Hãy trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống chủ nghĩa thực
dân của nhân các nước châu Phi.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm
1847, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Thực dân Pháp phải mất nhiều thập
niên mới chinh phục được nước này.
- Ở Ai Cập, năm 1879 một số trí thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức
chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế
quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của
nhân dân Ai Cập (1882).
- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 khởi nghĩa do Mu-ha-mét Át-mét lãnh đạo.
Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc giúp đỡ, bao vây Xu-đăng,
gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu, phong trào đấu tranh ở đây thất bại.
- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương
Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Ngày 1-3-
1893, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-đua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất
nặng song đã bảo vệ được Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a cũng là
nước ở châu Phi giữ vững được nền độc lập dân tộc.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Chỉ ra được điểm khác của phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Mĩ La-tinh so với phong trào ở các
nước Á, Phi
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Sự khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-
tinh so với các nước Á, Phi là
A. đã giành được độc lập, thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.
B. đấu tranh chống lại sự xâm lược của Mĩ.
C. thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân và đạt được nhiều thành
tựu.
D. một số nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau
đó phải tiếp tục đấu tranh chống lại sự bành trướng của Mĩ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 4. D
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nước đi đầu trong phong trào đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ La-tinh thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
5. Câu 5. Đi đầu trong cuộc đấu tranh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân, thành lập nước cộng hoà ở Mĩ La-tinh là
A. Ha-i-ti. B. Ác-hen-ti-na. C. Mê-hi-cô. D. Cô-lôm-bi-a.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương I. Các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX)
3. Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
4. Chuẩn cần đánh giá: Rút ra nhận xét về cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân của nhân dân Mĩ La-tinh .
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
6. Câu 6. Hãy nêu nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân khu
vực Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
– Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc ở các nước
trong khu vực diễn ra rộng khắp. Hầu hết các nước đã giành được độc lập từ tay
thực dân phương Tây ngay từ đầu thế kỉ XIX.
– Tuy nhiên sau đó, nhân dân các nước trong khu vực đều phải tiếp tục đương
đầu với chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3. Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
4. Chuẩn cần đánh giá: Nhận thức được nguyên nhân sâu xa của Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Hãy cho biết nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ
nhất là gì.
A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vì vấn đề phân chia thuộc địa.
B. sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa
các nước đế quốc vì vấn đề thuộc địa.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.
D. sự tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. B
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3. Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được thái độ của nước Đức trong cuộc
chiến tranh giành thuộc địa.
5. Mức độ: Biết.
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Kẻ hung hăng nhất trong việc gây chiến tranh giành thuộc địa là
A. Đức. B. Anh. C. Pháp. D. Nga
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3. Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
4. Chuẩn cần đánh giá: Hiểu rõ ý nghĩa của sự kiện Cách mạng tháng
Mười Nga trong tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây Chiến
tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời và rút
ra khỏi chiến tranh.
B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
C. Nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng, đã gây ra
hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người và môi trường.
D. Chiến tranh đã gây ra thảm hoạ nặng nề cho nhân loại.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 3. A
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3. Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu và phân tích rõ nguyên nhân của Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
5. Mức độ: Hiểu
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Nêu và phân tích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ
nhất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Đầu thế kỷ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Cả
hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau,
điên cuồng chạy đua vũ trang.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa
đế quốc Anh với đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Duyên cớ: Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo
cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28-6-1914. Thái tử Áo - Hung bị một
người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chộp lấy cơ hội
đó để gây ra chiến tranh.
⇒ Như vậy, do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, giữa các
nước đế quốc tồn tại mâu thuẫn không thể điều hoà được về vấn đề thuộc địa.
Điều đó quy định tính tất yếu của cuộc chiến tranh. Còn duyên cớ – sự kiện
Thái tử Áo - Hung bị ám sát – chỉ có tác dụng làm chiến tranh nổ ra sớm hay
muộn mà thôi.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3. Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được diễn biến của chiến tranh.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
5. Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
A. Các nước đồng minh của Đức: Bun-ga-ri, Thổ Nhĩ Kì đầu hàng.
B. Đế quốc Áo – Hung đầu hàng.
C. Đức Kí kết văn kiện đầu hàng không điều kiện.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 5. C
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương: II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
3. Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
4. Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được tính chất và hậu quả của Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
6. Câu 6. Nêu tính chất, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
- Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa để tranh giành thuộc địa.
- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên
20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
+ Nhiều thành phố, làng mạc đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ.
+ Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la.
+ Các nước châu Âu đều biến thành con nợ của Mĩ. Nước Nhật chiếm lại một
số đảo của Đức, nâng cao địa vị ở vùng Đông Á và Thái Bình Dương.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương III. Những thành tựu văn hóa thời cận đại
3. Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số nhà văn hóa tiêu biểu thời cận
đại.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
1. Câu 1. Đại biệu xuất sắc cho nền bị kịch cổ điển Pháp là
A. Coóc-nây. B. La Phông-ten. C. Mô-li-e. D. Vích-to Huy-gô.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. A.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương III. Những thành tựu văn hóa thời cận đại
3. Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số nhà văn hóa tiêu biểu thời cận
đại.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
2. Câu 2. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, nổi tiếng với các bản giao hưởng
số 3, số 5 và số 9 là
A. Mô-da. C. Xô-panh.
B. Bét-tô-ven. D. Trai-cốp-xki.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 1. B.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương III. Những thành tựu văn hóa thời cận đại
3. Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số nhà văn hóa tiêu biểu thời cận
đại.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
3. Câu 3. “Những người khốn khổ” là tác phẩm văn học nổi tiếng của
A. Lép Tôn-xtôi (Nga). C. Mô-pát-xăng (Pháp).
B. Mác Tuên (Mĩ). D.Vích-to Huy-gô (Pháp).
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. D.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương III. Những thành tựu văn hóa thời cận đại
3. Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số nhà văn hóa tiêu biểu thời cận
đại.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Trong 4 nhà văn nổi tiếng thời cận đại sau đây, có một người không
phải là đại biểu đại diện cho tiếng nói của các dân tộc bị áp bức, đó là:
A. Hô-xê Mác-ti. B. Mác Tuên. C. Ta-go. D. Lỗ Tấn.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. B.
I. Thông tin chung
1. Lớp: 11
2. Chương III. Những thành tựu văn hóa thời cận đại
3. Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
4. Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số nhà văn hóa tiêu biểu thời cận
đại.
5. Mức độ: Biết
II. Nội dung câu hỏi và bài tập
4. Câu 4. Nhà văn được Lê-nin đánh giá là “Tấm gương phản chiếu cách mạng
Nga” là
A. Pu-skin. B. Lép Tôn-xtôi. C. Sê-khốp. D. Vích-to Huy-gô.
A. Hô-xê Mác-ti. B. Mác Tuên. C. Ta-go. D. Lỗ Tấn.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN:
Câu 2. B.