Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp kĩ thuật bấm ngọn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống khoai lang KL 20209 tại Việt Trì, Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.59 KB, 28 trang )

Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp kĩ
thuật bấm ngọn đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống khoai lang
KL 20-209 tại Việt Trì, Phú Thọ
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L)) là cây hai lá mầm, thuộc họ bìm
bìm (convolvulaceae). Khoai lang phát triển tốt trong nhiều điều kiện về đất,
nước và phân bón hợp lý. Do khoai lang được nhân giống bằng các đoạn thân
nên khoai lang là cây tương đối dễ trồng. Thân phát triển nhanh che lấp và kìm
hãm sự phát triển của cỏ dại nên việc diệt trừ cỏ cũng tiêu tốn ít thời gian hơn.
Là cây có củ giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực ở những
nước công nghiệp nghèo chậm và đang phát triển. Khoai lang dẫn đầu về năng
lượng sản sinh/ha/ngày so với 8 cây trồng lương thực ở cả nước đang phát triển.
Khoai lang trở thành phổ biến từ rất sớm tại các đảo trên Thái Bình
Dương, từ Nhật Bản tới Polynesia,… Và ở Việt Nam khoai lang là cây trồng
chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực, đứng thứ 3 sau lúa và
ngô. Tổng diện tích trồng khoai lang cả nước là 146,6 ha (2011).
Trong những năm gần đây, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng
khoai lang ở Việt Nam ngày càng được nghiên cứu sâu, đặc biệt với một số
giống mới như CIP01-2-10, 97-15-5 (Viện Cây lương thực), VPS1, Trong
đó KL 20-209 là một giống mới được chuyển giao cho bà con nông dân sản
xuất nên việc nghiên cứu đang nằm trong giai đoạn đầu. Các biện pháp kỹ
thuật chưa được hoàn thiện.
Do vậy nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh khoai lang, nâng
cao năng suất, chất lượng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng biện pháp kĩ thuật bấm ngọn đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống khoai lang KL 20-209 tại Việt Trì, Phú Thọ”.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu


Lựa chọn được phương pháp bấm ngọn thích hợp nhất cho giống khoai
lang KL 20-209 tại Việt Trì, Phú Thọ.
1.2.2. Ý nghĩa của đề tài
2
1.2.2.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về
kĩ thuật bấm ngọn cho giống khoai lang KL 20-209.
- Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học hoàn thiện kĩ thuật
thâm canh khoai lang tại Việt Nam.
1.2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lựa chọn được phương pháp bấm ngọn hợp lý cho giống khoai KL 20-
209 tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.2. Cơ sở của việc bấm ngọn khoai lang.
Sự hình thành và phát triển củ khoai lang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giai
đoạn sinh trưởng thân lá. Nếu thân lá sinh trưởng quá mạnh, củ sẽ hình thành
chậm và năng suất củ không cao và ngược lại. Do dinh dưỡng sẽ tập trung
nuôi thân lá. Bấm ngọn khoai lang nhằm điều tiết sinh trưởng, thúc đẩy nhanh
phát triển để sớm có diện tích lá thích hợp và quang hợp có hiệu suất cao.
2.2. Tình hình nghiên cứu khoai lang trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo số liệu của tổ chức Lương Thực - Nông nghiệp của Liên hiệp quốc
(FAO) cây khoai lang được trồng ở 111 nước khác nhau, trong đó 101 nước
đang phát triển. Trong số những cây có củ cây khoai lang được xếp vị trí thứ 2
về giá trị kinh tế chỉ sau khoai tây. Sự mở rộng diện tích trồng trọt và nhu cầu
tiêu dùng ở các nước rất khác nhau. Các nước đang phát triển sản xuất và tiêu
dùng hầu hết khoai lang của toàn thế giới. Mặc dù khoai lang được phát triển

mạnh trên thế giới song rất khác nhau giữa các châu lục: Khoảng 80% khoai
lang được phát triển ở châu Á, 15% ở châu Phi và 55 ở những vùng còn lại
[2]. Cây khoai lang được trồng nhiều nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương, trong đó vùng Đông Nam Á (gồm Trung Quốc, bắc Triều Tiên và Hàn
Quốc) có diện tích trồng khoai lang lớn nhất. Mặc dù khoai lang là cây lương
thực có vị trí quan trọng song diện tích trồng khoai lang trên thế giới đều có
xu hướng giảm dần. Diện tích trồng khoai lang trên thế giới năm 2005 đạt
9013,869 ha giảm xuống còn 8510,612 ha năm 2009, nguyên nhân chính do
năng suất, chất lượng khoai chưa được cải thiện, bên cạnh đó với việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã lựa chọn những cây trồng có hiệu
quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh, nên việc phát triển mở rộng diện tích
trồng chưa được quan tâm. Năng suất khoai lang trên thế giới giảm liên tục
4
qua các năm, từ 14,16 tạ/ha (2005) xuống 12,65 tạ/ha (2009), do đó tổng sản
lượng giảm [12].
Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nhiều khoai lang nhất thế giới,
năm 2009 đạt 3.860.254 ha, với năng suất là 21 tấn/ha và sản lượng đạt cao
nhất thế giới (81.212.926 tấn). Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan tư vấn về
nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) của liên hợp quốc cho biết sản xuất
của cây có củ như sắn, khoai tây, khoai lang sẽ tăng dần [9].
Cây khoai lang là cây dễ trồng, có thể thích hợp cả với công nghệ kỹ
thuật cao và trình độ sản xuất thấp. Điển hình là Trung Quốc, mặc dù năng suất
khoai lang đạt tương đối cao nhưng chủ yếu người nông dân vẫn canh tác chủ
yếu bằng kỹ thuật thủ công. Mỹ và Nhật Bản là những nước có nền công nghệ
kỹ thuật cao có khả năng thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa năng suất khoai
lang trung bình cả nước và năng suất khoai lang thực nghiệm. Ở Ấn Độ, khoai
lang là loại cây trồng được nghiên cứu nhiều, nông dân thích trồng cây khoai
lang hơn những loại cây lương thực khác vì nó nâng cao thu nhập cho người
dân, thời gian, sinh trưởng ngắn, chi phí đầu tư cho sản xuất thấp. Dự báo đến
năm 2020 dân số Ấn Độ tăng đến 1,56 tỷ người vì vậy vai trò của cây có củ là

rất lớn, trong đó sắn và khoai lang là hai loại cây có củ có thể đáp ứng về lương
thực dinh dưỡng và an toàn xã hội, vì chúng được trồng rộng khắp trên cả
nước. Những nghiên cứu điều tra năm 1975 đã phát hiện tại một làng ở Papua
New Ghine, đạt kỷ lục tiêu thụ khoai lang ở người lớn từ 1,2-1,7 kg/ngày,
tương ứng với 400- 600 kg/năm, chiếm hơn 90% lượng lương thực tiêu thụ [9].
Khoai lang là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng từ những vùng
nhiệt đới ẩm đến những vùng có nền nhiệt thấp hơn, từ những độ cao bằng
mặt nước biển đến những vùng có độ cao 27.000m. Giống như sắn, khoai
lang có thể trồng được ở vùng ôn đới, nhưng nó có khả năng chống chịu với
nhiệt độ thấp hơn sắn và có thể trồng ở đất cao và đất thịt nặng. Tuy nhiên,
khả năng chịu úng của khoai lang kém hơn sắn.
Cây khoai lang được coi là một cây trồng cạn quan trọng nhất ở nhiều
nước, cây khoai lang không đòi hỏi nhiều phân bón, công lao động như một
5
số cây trồng khác và nó có thể chống chịu những điều kiện biến đổi bất lợi về
môi trường như bão, hạn, mưa lớn tốt hơn các cây lương thực khác. Trong sản
xuất ít khi cây khoai lang ít khi bị mất mùa hoặc hoàn toàn không cho thu
hoạch. Hơn nữa tất cả các bộ phận thân lá và củ khoai lang đều có thể cung
cấp năng lượng cho người, vì lẽ đó cây khoai lang được coi là cây lương thực
có hiệu quả nhất trong việc cứu đói đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới
và Việt Nam. Điều này cũng giải thích tại sao cây khoai lang rất được chú
trọng ở các nước có mật độ dân số cao như Trung Quốc, Nhật Bản.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cây khoai lang từ lâu đã trở thành một cây trồng quan trọng trong nền
nông nghiệp Việt Nam và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cứu đói khi
gặp thiên tai hay mỗi khi giáp hạt. Hiện nay cây khoai lang vẫn là một cây màu
quan trọng góp phần đa dạng hoá và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ở
một số vùng diện tích trồng khoai lang được mở rộng và cây khoai lang đã trở
thành cây trồng chính trong công thức luân canh trên nhiều loại đất khác nhau
Các số liệu theo dõi gần đây cho thấy năng suất của các vùng là khác

nhau Bắc Trung Bộ và DH Nam Trung Bộ là vùng có năng suất khoai lang rất
thấp, chỉ đạt 63,5 tạ/ha (2011). Năng suất vùng này thấp do nhiều nguyên nhân
song chủ là diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Vùng trồng khoai lang có
năng suất cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, năng suất tăng liên tục
từ năm 2009 (200,1 tạ/ha) đến năm 2011 (218,1 tạ/ha). Ở vùng này đã xuất
hiện những diện tích trồng khoai lang thâm canh cao, sử dụng giống có chất
lượng cao để xuất khẩu. NS và SL của cả nước tăng từ năm 2009 – 2011 82,5 –
92,9 (NS), 1207,6 – 1362,1 (SL). Do sản xuất khoai lang ngày càng được áp
dụng các biện pháp kỹ thuật, các giống mới năng suất cao và chất lượng.
6
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang phân theo các địa phương
Thời
gian
2009 2010 2011
DT
nghìn
ha
NS
Tạ/ha
SL
Nghìn
tấn
DT
nghìn
ha
NS
Tạ/ha
SL
nghìn
tấn

DT
nghìn
ha
NS
tạ /ha
SL
nghìn
tấn
ĐB
SH
22,8 85,4 194,7 27,0 91,5 247,0 26,1 92,2 242,4
TD

MNP
B
38,2 62,4 238,2 39,0 65,7 256,2 37,3 67,2 205,5
BTB

DH
NTB
55,1 59,7 328,9 54,0 63,1 341,0 49,5 63,5 314,3
TN
14,1 107,1 151,0 14,0 107,6 150,7 14,1 109,5 154,4
ĐNB
2,5 82,8 20,7 2,0 79,0 15,8 1,9 76,3 14,5
ĐB
SCL
13,7 200,1 274,1 14,8 207,1 306,5 17,7 218,1 386,0
Cả
nước

146,4 82,5 1207,6 120,8 87,3 1317,2 146,6 92,9 1362,1
Nguồn: Thống kê - thông tin an ninh lương thực (2010) [12]
Ở nước ta khoai lang được dùng làm lương thực cho con người và thức
ăn cho gia súc. Hiện nay nghiên cứu về khoai lang rau cũng được đề cập khi
20 dòng vô tính được nhập hạt từ CIP đã được tuyển chọn từ vụ xuân năm
1997, trong đó H12 có sản lượng thân và lá cao nhất (30-39 tấn/ha) và có khả
năng chống một vài bệnh như Cercospora và scarb [6].
7
Với những đặc tính đa dụng của cây khoai lang các nhà khoa học đã
nghiên cứu chia làm 2 nhóm chính:
* Nhóm giống khoai lang cho năng suất thân lá cao để làm rau tức là nó
có khả năng sinh trưởng nhanh mạnh để cho năng suất thân lá cao hơn hẳn củ.
Gồm có 3 loại giống:
+ Giống cho lá nhiều, chất lượng tốt (ngọt, không chát, protein cao) làm
rau xanh cho người như dòng H12…
+ Giống cho nhánh ngọn nhiều chất lượng tốt cũng được hái làm rau
xanh cho người như dòng VĐ1, TV1…
+ Giống cho cuống lá dài và to không chát dùng cuống sau khi tước xơ
bẻ nhỏ làm rau để xào nấu thực phẩm ở các nhà hàng, khách sạn.
Nhóm này cho năng suất thân lá cao nhưng năng suất củ thấp vì nhóm
này luôn có tỉ lệ T/R >1 thường sử dụng làm rau sạch đáp ứng nhu cầu rau
của nhân dân và sử dụng phát triển chăn nuôi.
* Nhóm giống cho năng suất củ và thân lá đều sử dụng làm lương thực
thực phẩm và chăn nuôi. Gồm có 3 loại giống:
+ Loại giống cho năng suất thân lá cao và năng suất củ trung bình. Thân
lá có thể cắt tỉa dần làm thức ăn cho gia súc, nhưng năng suất củ vẫn tương
đối cao như KL5, Hồng Quảng… có đặc điểm sinh trưởng thân lá ra nhánh
mạnh và nhiều nên khi cắt tỉa nhánh vẫn cho năng suất củ. Đây là loại giống
phục vụ làm thức ăn chăn nuôi và cần chú ý kỹ thuật cắt tỉa hợp lý để đảm
bảo thu được năng suất thân củ đều cao.

+ Loại giống cho năng suất củ cao nhưng năng suất thân lá không thấp.
Sự chênh lệch năng suất củ và năng suất củ và năng suất thân lá rất phụ thuộc
vào điều kiện bên ngoài, như các giống K3, K2, KB1, TV1 những giống này
sinh trưởng thân lá ở mức trung bình và đều dặn, giữ một tỉ lệ cân đối cho sự
phát triển củ. Chúng luôn có tỉ lệ T/R thường nhỏ và xấp xỉ xung quanh 1. Vì
sinh trưởng thân lá tương đối chậm và đều đặn hơn, nhất là sau thời kỳ phủ kín
luống trở đi, nên loại giống này có số lần cắt tỉa nhánh ít hơn loại giống trên.
8
+ Loại giống cho năng suất củ cao nhưng năng suất thân lá rất thấp như
K51. Giống này thường có dạng thân đứng và nửa đứng, thân có nhiều nhánh
có lóng (đốt) ngắn lá luôn ở phương mọc xiên không xoè ngang. Nên chúng
có khả năng quang hợp và tích luỹ về củ rất lớn. Chúng ra củ rất sớm từ 25-35
ngày sau khi trồng nên có đủ thời gian cho tích luỹ và phình to củ cho năng
suất củ lớn hơn năng suất thân lá. Vì vậy chúng luôn có tỉ lệ T/R >1. Trị số T/R
đặc trưng cho sự sinh trưởng và phát triển của một loại giống khoai lang. Công tác
chọn tạo giống cần phải đặc biệt chú trọng trị số này và kỹ thuật trồng trọt, có thể
điều khiển trị số T/R sao cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển,
tuỳ thuộc vào từng loại giống mà trị số T/R có sự thay đổi và cần dựa vào mục
đích yêu cầu của sản xuất để chọn giống khoai lang đáp ứng được nhu cầu của
nông dân trong đời sống. Với loại cây lấy củ cần điều chỉnh giai đoạn đầu tập
trung dinh dưỡng và vật chất khô để phát triển thân lá. Thời kỳ sau tập trung cho
sự phát triển tích luỹ sản phẩm quang hợp về củ. Nếu ở giai đoạn cuối thân lá vẫn
phát triển thì ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ.
Trong giai đoạn 2001- 2005, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ
thuộc Viện Cây lương thực - CTP đã khảo nghiệm nhiều giống khoai lang khác
nhau, có 15.051 giống khoai lang được tiến hành đánh giá và chọn lọc. Trung tâm
đã đưa ra được 23 dòng triển vọng, có 5 dòng tham gia khu vực hoá, 1 giống được
công nhận là giống tạm thời và 1 giống là giống quốc gia. Trong đó giống khoai
lang KB1 được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính có tiềm năng NS đạt 25- 30
tấn củ/ha, hàm lượng chất khô khá cao 28- 30%. Giống KB1 đã được trồng với

một diện tích đáng kể ở ngoài sản xuất (2.000ha) góp phần rất lớn nâng cao năng
suất và chất lượng khoai lang, làm lợi cho sản xuất hàng chục tỷ đồng.
Giống khoai lang KB4 được chọn lọc theo hướng chất khô cao phục vụ cho
công tác chế biến, năng suất trung bình đạt 20 tấn củ/ha với hàm lượng chất khô
33- 34%. Các giống khoai lang KB1 và KB4 đang ngày một mở rộng diện tích tại
các tỉnh Bắc Trung bộ, ĐBSH và một số tỉnh Nam Bộ. Từ năm 2004, Trung tâm
đã có sự hợp tác với nhà máy rượu Đồng Xuân, tỉnh Phú Thọ về quy trình chế
9
biến rượu từ nguyên liệu khoai lang. Hiện tại, mỗi năm nhà máy đã sản xuất được
60.000- 70.000 lít rượu xuất sang Nhật Bản.
Năng suất khoai lang ở Việt Nam quá thấp chỉ đạt 7-8 tấn/ha, trong đó năng
suất khoai lang bình quân trên thế giới đạt 14 tấn/ha. Nguyên nhân cơ bản là do
trong sản xuất chưa có nhiều giống tốt cho năng suất cao chất lượng tốt và khả
năng thích ứng rộng. Mặt khác trình độ thâm canh còn nhiều hạn chế, nhiều giống
khoai lang trồng trong nhiều năm mà không được phục tráng dẫn đến tình trạng
thoái hoá giống. Hơn nữa do bảo quản thô sơ, công nghệ chế biến chưa phát triển
làm cho việc sử dụng khoai lang chưa hợp lý đã không khuyến khích sản xuất
trong nước. Sản xuất khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành ở hộ nông
dân nói chung tự sản tự tiêu là chính, ít có tính chất hàng hoá. Hàng chục năm
trước đây các nhà chọn tạo giống và các nhà nông học đã giới thiệu, phát triển các
giống mới và các biện pháp kỹ thuật nhưng năng suất vẫn chưa tăng cao. Cây
khoai lang đang có một triển vọng lớn về nguồn lương thực bổ sung cho chế biến
công nghiệp và cả về thức ăn cho gia súc nên nó đòi hỏi đầu tư nghiên cứu hơn
nữa nhằm tìm ra những giải pháp cho các vấn đề chọn giống, sản xuất và nâng cao
giá trị sử dụng.
* Tình hình nghiên cứu phương pháp bấm ngọn
Khoai lang được trồng ở hơn 100 quốc gia. Nó được xếp là một trong
10 cây lương thực hàng đầu của thế giới. Ở Việt Nam nhiều năm gần đây, cây
khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa đem lại hiệu quả cao cho người
dân. Việc nghiên cứu về kĩ thuật trồng và các biện pháp canh tác khoai lang

hiện nay là rất cần thiết để chất lượng, năng suất và lợi nhuận kinh tế, xứng
với tiềm năng của nó.
Theo TS Trương Công Tuyện - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
để kích thích thân khoai lang ra nhiều nhánh sớm và không cho thân chính
mọc dài quá, việc bấm ngọn nhằm điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng quang
hợp và kích thích quá trình hình thành củ là cần thiết. Các giống khoai lang
ngắn ngày nên bấm ngọn vào thời điểm 40 - 45 ngày sau trồng. Đây là thời kì
kết hợp với xới xáo luống và bón thúc. Đồng thời để hạn chế không cho rễ
10
phụ trên thân phát triển, việc nhấc dây lên rồi đặt xuống cũng rất quan trọng
nhưng nhiều nông dân thường bỏ qua. Ví dụ như ở khoai lang Nhật, sau trồng
khoảng 25 - 30 ngày tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát
triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ.
Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm - đơn vị không chỉ tạo được nhiều giống cây có
củ tiến bộ mà còn đưa ra nhiều kỹ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng
mang lại hiệu quả trong sản xuất, thì bấm ngọn sau khi trồng 15 - 20 ngày rất
cần thiết để cây phân nhiều cành cấp 1. Tuy nhiên trong suốt thời gian sinh
trưởng sau của cây khoai lang không nên bấm ngọn nhiều lần. Khi thấy dây
khoai lang bò xuống rãnh, cần sớm nhấc dây, vắt lên luống. Nếu thấy thân lá
phát triển mạnh quá thì cần cắt tỉa thân lá ở phần rãnh luống [2].
Kĩ thuật bấm ngọn đang được bà con nông dân áp dụng khá phổ biến
trong thâm canh cây khoai lang. Giai đoạn cây ổn định, phát triển củ thì tiến
hành bấm ngọn, làm cỏ, nhấc dây để cây tập trung dinh dưỡng phát triển củ.
Sự kết hợp giữa bấm ngọn và nhấc dây sẽ hạn chế dây vươn dài, tạo quần thể
gọn, không cho rễ phụ phát triển để tập trung dinh dưỡng vào củ tốt hơn.
11
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống khoai lang KL 20-209 do Trung Tâm nghiên cứu và phát triển
cây có củ phối hợp với một số đơn vị chọn tạo và được công nhận sản xuất
thử năm 2011. Dạng củ dài, vỏ củ màu đỏ, ruột vàng nhạt. Hàm lượng chất
khô củ cao: từ 27 - 33%. Thời gian sinh trưởng: từ 100-120 ngày. Năng suất
củ tươi đạt 20 tấn/ha Giống có thân dạng bò lan, mập, khả năng sinh trưởng
phát triển mạnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013
- Địa điểm: Phường Minh Phương, TP.Việt Trì, Phú Thọ.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống khoai lang thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến khả năng chống
chịu sâu bệnh của giống khoai lang thí nghiệm.
- Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của giống khoai lang thí nghiệm.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của thí nghiệm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Mỗi thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCDB)
với 3 công thức và 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 10 m
2
.
- Tổng diện tích thí nghiệm: 90 m
2
.
CT1: Bấm khi thân chính dài 35 cm.
CT2: Bấm khi thân chính dài 45 cm (đối chứng).
CT3: Bấm khi thân chính dài 55 cm.

12
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm
←Dải bảo vệ →
Lần nhắc 1 CT1 CT3 CT2
Lần nhắc 2 CT2 CT1 CT3
Lần nhắc 3 CT3 CT2 CT1
←Dải bảo vệ →
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Khả năng sinh trưởng:
- Động thái tăng trưởng:
Phương pháp theo dõi: Lấy ngẫu nhiên liên tiếp trên ô theo dõi 3 cây/lần
nhắc lại)
+ Chiều dài thân chính (cm). Đo từ gốc thân chính đến đỉnh sinh trưởng của
thân chính. Sau trồng 45 ngày bắt đầu đo lần đầu, sau đó cứ 15 ngày đo 1 lần.
+ Số cành cấp 1: Đếm số cành hữu hiệu mọc từ thân chính theo dõi 3 cây/ô.
+ Số lá trên thân chính: Đếm số lá trên thân chính cùng với thời gian đo
tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính.
* Khả năng chống chịu sâu bệnh hại.
Sâu hại Bệnh hại
* Không phổ biến + Bệnh nhẹ (Tỷ lệ bệnh < 10%)
** Ít phổ biến ++ Bệnh trung bình (Tỷ lệ bệnh 10 – 25 %)
*** Tương đối phổ biến +++ Bệnh nặng (Tỷ lệ bệnh 25 – 50 %)
**** Gây hại nặng ++++ Bệnh rất nặng ( Tỷ lệ bệnh > 50 %)
* Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất:
- Năng suất thực thu: cân toàn bộ khối lượng củ thu được.
- Năng suất lý thuyết: NSLT (kg/m
2
) = Khối lượng TB củ x TB số củ/
khóm x Mật độ(cây).
- Số cây thu hoạch/ô.

- Số củ/dây.
13
- Khối lượng trung bình củ (Lấy 10 củ theo đường chéo góc và đáy của
đống rồi cân khối lượng, cộng tổng và chia cho 10).
3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Giá trị thu nhập (đ/ha) = Năng suất thương phẩm x giá bán (tại thời
điểm thu hoạch).
- Tổng chi phí (đ/ ha) : Bao gồm tổng chi phí phân bón, giống, thuốc
BVTV, công lao động,
- Lãi thuần (đ/ ha) : Giá trị thu nhập – tổng chi phí.
3.6. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thí nghệm được xử lí thống kê bằng chương trình IRRSTAT
(quản lý và phân tích số liệu thống kê trong phòng thí nghiệm) và EXCEL.
14
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của giống khoai lang thí nghiệm
Trong suốt quá trình sinh sống, cây khoai lang luôn tích lũy cho mình
một lượng vật chất. Sự tích lũy đó có được là nhờ vào các quá trình sinh lý,
sinh hóa trong cây. Các bộ phận của cây sinh trưởng phát triển tốt thì mới cho
năng suất chất lượng tốt. Bộ phận thu hoạch là cơ quan dinh dưỡng (rễ củ)
phân hóa thành. Do vậy sinh trưởng, phát triển cây khoai lang không quyết
định trực tiếp nhưng nó là tiền đề cho năng suất, chất lượng cây khoai lang.
Những nhân tố như: Giống, bón phân, bấm ngọn, mật độ, nhiệt độ, lượng
mưa,…có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cây khoai
lang. vì thế thông qua quá trình sinh trưởng phát triển cây khoai lang có thể
biết được quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây có diễn ra thuận lợi hay không,
đồng thời đánh giá khả năng ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến năng
suất và chất lượng giống khoai lang thí nghiệm. Từ đó đưa ra biện pháp bấm

ngọn thích hợp cho giống khoai lang thí nghiệm tại Việt Trì – Phú Thọ.
4.1.1. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống khoai lang thí
nghiệm.
Quá trình tăng trưởng thân, lá, rễ của cây khoai lang có quan hệ mật
thiết với nhau. Thân cây không những là nơi đính lá, tạo thêm lá cho cây mà
còn làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, các sản phẩm quang hợp tích
lũy vào củ. Do vậy sự phát triển thân chính là tiền đề cho sự phát triển các bộ
phận khác trong cây.
Chiều dài thân chính là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khá trung
thực về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Liên quan đến số lá, số cành,
mật độ lá trên cây. Qua đó đánh giá được khả năng phân bố lá trong không
gian có hợp lý hay không. Cành cấp 1, cấp 2 và thân chính quyết định hình
dạng tán cây khoai. Việc lá chiếm lĩnh không gian và sắp xếp bộ lá cho quang
15
hợp tốt giúp cho quá trình tích lũy vật chất vào củ cho năng suất cao. Nhưng
khi thân lá cứ phát triển đều cho đến khi thu hoạch sẽ gây bất lợi cho việc
chuyển hóa và phình to củ.
Kết quả theo dõi chiều dài thân chính của các công thức bấm ngọn
giống khoai lang thí nghiệm đươc trình bày trong bảng 4.1 và đồ thị 4.1
Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống khoai
lang thí nghiệm
Đơn vị: cm
Công
thức
Chiều dài thân chính tại thời điểm … ngày sau trồng
45 60 75 90 105 120
CT1 34,89
*
58
*

163
*
185
ns
196
ns
196,78
ns
CT2 33,70 54 157 183 195,56 196,44
CT3 33,60
ns
56
ns
154,56
ns
188
*
200,78
*
201,78
*
LSD
0,05
1,76 3,3 5,43 2,9 2,7 2,3
CV% 2,3 2,6 1,5 0,7 0,6 0,5
Ghi chú: ns: Không có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
*: Có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy quá trình phát triển thân chính của 3 công
thức trong từng giai đoạn và tổng thể thời gian sinh sống là khác nhau. Giai
đoạn 45 – 60 NST là thời gian sau mọc mầm ra rễ nên tốc độ dài thân chính

mới bắt đầu tăng nhanh, lúc này CT1 dài nhất 58 cm.
Giai đoạn 60 – 90 NST là giai đoạn sinh trưởng thân lá nên tốc độ
chiều dài cả 3 công thức tăng rất nhanh, và nhanh nhất là CT3 từ 56 – 188 cm
còn CT2 và CT1 lại tăng nhanh hơn CT3 vào giai đoạn 60 – 75 NST. Do CT1,
CT2 bấm ngọn sớm hơn CT3 nên việc sinh trưởng ngọn trở lại sớm hơn CT3.
Giai đoạn 90 – 120 NST là giai đoạn tích lũy vật chất vào củ nên tốc độ
tăng chiều dài cả 3 công thức đều giảm. Nhưng CT3 bấm ngọn muộn nhất nên
16
sinh trưởng ngọn trở lại cũng muộn nhất, đến 120 NST trung bình chiều dài
thân chính là 201,78 cm.
Qua sử lý số liệu thống kê trong bảng cũng cho thấy ở mức ý nghĩa 5 % :
Giai đoạn 45 – 90 NST chiều dài thân chính CT1 lớn nhất và có sự sai khác so
với công thức đối chứng (CT2), còn CT3 thì không có sự sai khác.
Giai đoạn 90 – 120 NST chiều dài thân chính CT1 không có sự sai khác
so với công thức đối chứng (CT2) còn CT3 thì lại có sự sai khác.
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống khoai
lang thí nghiệm
Biểu đồ trên cho thấy động thái tăng trưởng thân chính của các công
thức là khác nhau. Chiều dài thân chính giai đoạn 45 – 60 NST tăng chậm
(Chậm nhất là CT3), giai đoạn 60 – 75 NST tăng rất nhanh (Nhanh nhất
CT1), giai đoạn 75 – 90 NST tăng chậm dần (Chậm nhất là CT1), giai đoạn
90 – 105 NST tăng ít (ít nhất là CT1), giai đoạn cuối 105 – 120 NST tăng rất
ít, lúc này CT3 có chiều dài nhất. Trong giai đoạn 90 – 120 NST tốc độ tăng
trưởng chiều dài thân chính giảm mạnh là rất tốt cho quá trình tích lũy chất
17
khô vào củ, như vậy ta thấy quá trình phát triển chiều dài thân chính của CT1
là tốt nhất.
Như vậy ta thấy CT1 có động thái tăng trưởng chiều dài thân chính tốt
nhất cho quá trình tạo cành cấp 1 và ra lá giúp tăng khả năng quang hợp tích
lũy vật chất vào củ.

4.1.2. Động thái ra cành cấp 1 của giống khoai lang thí nghiệm
Việc bố trí tán cây và sử dụng nhiều cành hữu hiệu trong không gian là
một trong các yếu tố tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt. Thân, cành bố trí
hợp lý chiếm lĩnh tối đa không gian sẽ là tiền đề cho quá trình vận chuyển
chất khô vào củ tốt nhất.
Bảng 4.2. Động thái ra cành cấp 1 của giống khoai lang thí nghiệm
Đơn vị: cành
Công
thức
Số cành cấp 1/thân chính tại thời điểm … ngày sau trồng
45 60 75 90 105 120
CT1 2,11
ns
6,67
*
13,56
ns
14,78
ns
15,44
ns
15,44
ns
CT2 2,22 4,67 13,44 14,56 15,11 15,11
CT3 2,33
ns
5,22
ns
13,00
ns

14
ns
15,11
ns
15,11
ns
LSD
0,05
0,44 1,53 0,84 1,73 15,11 15,11
CV% 8,8 12,5 3 5,3 1,3 1,1
Ghi chú: ns: Không có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
*: Có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
Qua bảng 4.2 cho thấy:
Giai đoạn 45 – 60 NST số cành cấp 1 bắt đầu tăng dần, cao nhất là
CT1 trung bình 6,67 cành vào cuối giai đoạn, lúc này CT1 có sự sai khác so
với CT đối chứng. Giai đoạn 60 - 90 NST số cành cấp 1 tăng nhanh, cao nhất
là CT1 (TB 14,78 cành). Đây là giai đoạn sinh trưởng bộ phận trên mặt đất
nên số cành phân tán nhiều sẽ giúp cho quá trình quang hợp tốt. Giai đoạn 90
– 120 là giai đoạn phát triển củ nên sinh trưởng các bộ phận trên mặt đất
giảm, lúc này cả 3 công thức tăng trung bình 1 cành.
18
Đồ thị 4.2. Động thái ra cành cấp 1 của giống khoai lang thí nghiệm
Nhìn vào đồ thị 4.2 ta thấy động thái ra cành cấp 1 của 3 công thức thí
nghiệm là hoàn toàn khác nhau. Dao động mạnh nhất vào giai đoạn 60 – 75
NST (TB cao nhất CT1), thấp nhất giai đoạn 105 – 120 NST. Như vậy CT1 có
động thái ra cành cấp 1 hợp lý nhất vì giai đoạn sinh trưởng các bộ phận trên
mặt đất thì số cành tăng nhanh khi đến giai đoạn tích lũy chất khô vào củ thì
số cành không tăng.
4.1.3. Động thái ra lá trên thân chính của giống khoai lang thí nghiệm
Đối với cây trồng nói chung và cây khoai lang nói riêng lá là một bộ

phận quan trọng trong hoạt động sống. Tại đây diễn ra các hoạt động sinh lý
như: Hô hấp, quang hợp, trao đổi nước vận chuyển các chất vô cơ thành các
chất hữu cơ để nuôi sống các bộ phận của cây. Thời gian tồn tại của lá, số lá
có liên quan tới năng suất của cây. Giống nào có khả năng ra lá nhanh, sớm
đạt cực đại thì khả năng tích lũy chất khô sớm đạt ở mức cao và tiềm năng
cho sinh khối cao. Kết quả theo dõi số lá giống khoai lang thí nghiệm qua
từng giai đoạn được thể hiện trong bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 như sau:
19
Bảng 4.3. Động thái ra lá trên thân chính của giống khoai lang thí nghiệm
Đơn vị: lá
Công
thức
Số lá/thân chính tại thời điểm … ngày sau trồng
45 60 75 90 105 120
CT1 11,33
ns
19,67
*
35,56
*
42,44
ns
45,56
ns
45,56
ns
CT2 10,00 16 33,89 41,56 44,56 44,56
CT3 10,22
ns
17,67

ns
30,78
*
39,44
ns
44
ns
44
ns
LSD 0,74 1,74 1,62 2,22 2,62 2,62
CV% 3,1 4,3 2,1 2,3 2,6 2,6
Ghi chú: ns: Không có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
*: Có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy quá trình ra lá của 3 công thức trong từng
giai đoạn và tổng thể thời gian sinh sống là khác nhau. Giai đoạn 45 – 60 NST
là thời gian sau mọc mầm ra rễ nên tốc độ ra lá mới bắt đầu tăng nhanh, lúc
này CT1 có trung bình số lá cao nhất (19,67 lá). Giai đoạn 60 – 90 NST là
giai đoạn sinh trưởng thân lá nên tốc độ ra lá mạnh nhất, trung bình số lá cao
nhất là CT1 (42,44 lá), thấp nhất CT3 (39,44 lá).
Giai đoạn 90 – 105 NST tốc độ ra lá giảm dần, trung bình số lá cao nhất CT1
(45,56 lá), thấp nhất CT3 (44 lá).
Giai đoạn cuối 105 – 120 NST nằm trong giai đoạn tích lũy vật chất
vào củ nên tốc độ ra lá dừng lại, số lá giữ nguyên như giai đoạn trước.
Cây có thể phát triển củ tốt thì việc ra cành cấp 1 và ra lá trên thân
chính nhanh vào giai đoạn sinh trưởng thân sẽ là một trong các yếu tố quan
trọng. Theo bảng 4.3 trên thì ta thấy trong giai đoạn sinh trưởng thân lá CT1
luôn có số lá TB lớn nhất và có sự sai khác so với công thức đối chứng.
20
Đồ thị 4.3. Động thái ra lá trên thân chính của giống khoai lang thí nghiệm
Biểu đồ 4.3 cho thấy động thái ra lá trên thân chính của 3 công thức là

khác nhau. TB số lá CT1 luôn cao nhất, sau 60 NST đến 120 NST TB số lá
CT3 luôn thấp nhất. Giai đoạn số lá trên thân chính tăng nhanh nhất là từ 60 –
90 NST, về sau tăng rất ít đến lúc đến khi thu hoạch thì không tăng.
Như vậy ta thấy động thái ra lá trên thân chính của CT1 là tốt nhất
cho quá trình sinh trưởng thân lá giúp tích lũy vật chất vào củ hiệu quả cao.
4.2. Ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống khoai lang thí nghiệm.
Sâu, bệnh là yếu tố quan trọng cần chú ý của người trồng cây. Nếu
sâu, bệnh phá hại quá nặng sẽ gây tổn thất về năng suất cây trồng.
Đối với cây khoai lang cần theo dõi sâu bệnh thường xuyên ở tất các
giai đoạn. Có một số sâu bệnh phổ biến ở khoai lang như: Bọ hà, bệnh ghẻ,
sâu ăn lá. Kết quả nghiên cứu sâu, bệnh của các công thức thí nghiệm khoai
lang KL 20 – 209 thấy có
Bọ hà (Cylus formicarius Fabricius) hay còn gọi là sâu sùng. Sâu này
phá hoại khoai lang khi có củ. Ngoài ra còn đục cả thân cây, cuống lá làm cho
cây sinh trưởng kém. Sâu non nở ra đục ăn củ thối, ăn có vị đắng.
21
Sâu ăn lá (Herse convolvuli Lin) ngoài hại khoai lang, sâu ăn lá còn
hại các loại như đậu, cà chua, thuốc lá, đậu bắp, … Sâu ăn lá phá hoại lá và cả
ngọn khoai lang làm cho cây giảm khả năng quang hợp.
Đối với sâu ăn lá xuất hiện vào sau giai đoạn 90 NST lúc này cây bắt
đầu chuyển sang thời kì phát triển củ, thường xuyên nhấc dây nên sâu bệnh
không phát triển mạnh. Khi thu hoạch củ theo dõi thấy cả 3 CT đều nhiễm bọ
hà ở mức thấp, do thời kỳ này thời tiết có lúc khô và nóng thích hợp cho bọ hà
phát triển.
Bảng 4.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống khoai lang KL20- 209.
CT Sâu bệnh hại khoai lang
Sâu ăn lá Bọ hà Bệnh thối đen
CT1 * * -
CT2 * * -

CT3 * * -
Ngoài ra khoai lang còn bị chuột phá vào giai đoạn bắt đầu có củ. Sau
khi dọn bỏ bụi cây nhỏ quang đồng thì sự phá hại giảm.
4.3. Ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến năng suất, các yếu tố
cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế của giống khoai lang thí nghiệm.
4.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp bấm ngọn đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống khoai lang thí nghiệm
Năng suất là yếu tố quan trọng, là kết quả của quá trình sinh trưởng
phát triển tích lũy vật chất vào củ. Năng suất không chỉ phụ thuộc vào giống
mà phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và biện pháp kỹ thuật, chăm sóc. Chiều
dài thân chính, số cành cấp 1 và số lá trên thân chính có tốc độ phát triển
nhanh vào giai đoạn sinh trưởng thân lá và chậm vào giai đoạn phát triển củ
sẽ thận lợi cho việc tích lũy vật chất vào củ, giúp cây tăng năng suất.
Quá trình theo dõi giống khoai lang thí nghiệm cho thấy như sau:
Bảng 4.5. Năng suất của giống khoai lang thí nghiệm
22
Công
thức
Số dây thu
hoạch/ô
Số cu
̉/dây
KLTB củ
(gam)
NSLT
(Tấn/ha)
NSTT
(Tấn/ha)
CT1 47,67
ns

5,67
ns
80,89
ns
22,93
*
21,86
*
CT2 47,33 5,33 76,56 20,40 19,31
CT3 48,33
ns
4,67
ns
75,89
ns
18,56
ns
17,93
ns
LSD
0,05
2,2 1,5 12,2 2,3 2,5
CV% 2,0 12,8 6,9 4,9 5,6
Ghi chú: ns: Không có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
*: Có sự sai khác so với CT đối chứng (CT2)
Qua bảng 4.5 ta thấy: Số củ/dây CT1 có trung bình cao nhất 5,67 (củ),
CT3 thấp nhất 4,89 (củ). Khối lượng trung bình củ cao nhất là CT1 (80,89
gam) và thấp nhất là CT3 (75,89 gam). Vì vào giai đoạn sinh trưởng phát triển
thân lá số cành cấp 1 và số lá CT1 cao nhất tăng quá trình quang hợp, giúp
quá trình tích lũy vật chất vào củ tốt.

Biểu đồ 4.4. So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
Biểu đồ 4.4 cho thấy NSLT và NSTT của các công thức là khác nhau.
NSLT, NSTT của CT3 thấp nhất tiếp đến là CT2 và cao nhất là CT3. NSTT
luôn nhỏ hơn NSLT, nguyên nhân cho thấy khi trồng khoai về thực tế không
phải các điều kiện đều thuận lợi, có rất nhiều nguyên nhân làm giảm sản
lượng khoai thu như: điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng, phát triển khoai lang. Ngoài ra còn bị chuột phá.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Bảng 4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế
23
Đơn vị: Triệu đồng
Công
thức
NSTT
(Tấn/ha)
Tổng
thu
Công
lao
động
Giống Phân
bón
Chi
khác
Lãi
Thuần
CT1 21,86 207,67 86,56 12,00 7,80 4,00 97,31
CT2 19,31 177,94 86,56 12,00 7,80 4,00 67,58
CT3 17,93 170,33 86,56 12,00 7,80 4,00 59,64
Giá:

- Công lao động: 80 000 đồng/ buổi
- Giá giống: 3 000 đồng/ 10 kg
- Giá bán khoai: 9,5 000 đồng/kg
- Phân chuồng: 900 đồng/kg
- Phân Ure: 9000 đồng/kg
- Phần Kai:12.500 đồng/kg
- Phân chuồng: 1 000 đồng/kg
Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy các công thức bấm ngọn khác
nhau có năng suất khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Ở công thức 1
cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần: 97,31 triệu đồng/ha), cao hơn hẳn so
với công thức đối chứng (CT2 67,58 triệu đồng/ha) và công thức 3 cho hiệu
quả kinh kế thấp nhất CT2 là 59,64 triệu đồng. Với số vốn bỏ ra như nhau
nhưng công thức 1 lại cho hiệu quả kinh tế hơn CT3 và CT2 (CT Đ/C) do
năng suất thực thu của CT1 cao hơn CT2 và CT3
24
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và theo dõi thí nghiệm về ảnh hưởng biện
pháp kĩ thuật bấm ngọn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống
khoai lang KL 20-209 tại Việt Trì, Phú Thọ ta thấy
1. Về sinh trưởng và phát triển của giống khoai trên: Bấm ngọn ở độ
dài 35 cm (CT1) cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Cây có độ dài thân
chính cao nhất vào giai đoạn phát triển thân lá (TB 163 cm), số cành cấp 1
(TB 15,44 cành) và số lá trên thân chính cao nhất (TB 45,56 lá).
2. Về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của toàn bộ các công thức nghiên
cứu về giống khoai lang thí nghiệm là như nhau, nhiễm ít sâu quấn lá và bọ hà.
3. Bấm ngọn với độ dài 35 cm (CT1) cho NSTT (21,86 tấn/ha), NSLT
(22,93 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế (97,31 triệu đồng) cao nhất.
4. Qua nghiên cứu hành loạt các chi tiêu về khả năng sinh trưởng, sức

chống chịu sâu bệnh hại, năng suất các yếu tố cấu thành năng suất và đánh giá
về hiệu quả kinh tế thì CT1 (bấm ngọn 35cm) là công thức bấm ngọn hợp lý
nhất cho giống khoai lang KL20 – 209 tại TP.Việt Trì – Phú Thọ.
5.2. Đề nghị
1. Cần tiếp tục tiến hành thí nghiệm ở các vụ sau để có những đánh giá
chính xác về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống
khoai lang.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về một số chỉ tiêu sinh lý và nông sinh
học khác để nhận định và đánh giá chính xác hơn nữa về khả năng phân cành
ảnh hưởng đến sự ra lá, khả năng quang hợp và hiệu suất sử dụng ánh sáng
của khoai lang.
25

×