Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

dạy học tác phẩm nghị luận trung đại trong sự so sánh với tác phẩm nghị luận hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.67 KB, 117 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






BÙI THỊ THU TRANG






DẠY HỌC TÁC PHẨM
NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI TRONG SỰ SO SÁNH
VỚI TÁC PHẨM NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC










Thái Nguyên - Năm 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





BÙI THỊ THU TRANG




DẠY HỌC TÁC PHẨM
NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI TRONG SỰ SO SÁNH
VỚI TÁC PHẨM NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI




Chuyên ngành: LL&PP dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Gia Cầu






Thái Nguyên - Năm 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN !


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Nguyễn Gia Cầu-
Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên
cứu và học tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trong tổ Văn trường THPT Tân Yên số 1, trường THPT Nhã Nam và trường
THPT Lạng Giang số1 - Tỉnh Bắc Giang; bè bạn, đồng nghiệp cùng những
người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn



Bùi Thị Thu Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn



Bùi Thị Thu Trang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Cơ sở lí luận 8
1.1.1 Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận 8
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại 12
1.1.2.1. Đặc điểm của văn nghị luận trung đại 13
1.1.2.2. Đặc điểm của văn nghị luận hiện đại 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1. Thực tế của việc dạy tác phẩm" Đại cáo bình Ngô" và "Tuyên ngôn
Độc lập" trong nhà trường hiện nay đối với giáo viên THPT 16
1.2.1.1. Thực tế của việc dạy tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" 16
1.2.1.2. Thực tế của việc dạy tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" 26
1.2.2. Khả năng cảm thụ của học sinh khi học tác phẩm "Đại cáo bình Ngô"
và "Tuyên ngôn Độc lập" 33
1.2.2.1. Khả năng cảm thụ của học sinh khi học tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" 34
1.2.2.2. Khả năng cảm thụ của học sinh khi học tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" 38
Chƣơng 2. ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC TPNL TRUNG ĐẠI TRONG
SỰ SO SÁNH VỚI TPNL HIỆN ĐẠI 42
2.1. Giới thiệu tổng quát các TPNL trung đại và các TPNL hiện đại trong
chương trình và SGK Ngữ văn THPT 42

2.1.1. Các tác phẩm nghị luận chính trị xã hội 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.1.1.1. Các tác phẩm nghị luận thời trung đại 43
2.1.1.2. Các tác phẩm nghị luận thời hiện đại 49
2.1.2. Các tác phẩm nghị luận văn học 52
2.1.2.1. Tác phẩm nghị luận thời trung đại 52
2.1.2.2. Các tác phẩm nghị luận thời hiện đại 53
2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của "Đại cáo bình Ngô" và "Tuyên
ngôn Độc lập" (qua ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu ) 56
2.2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của "Đại cáo bình Ngô" (qua ý kiến
đánh giá các nhà nghiên cứu) 56
2.2.1.1. Ý kiến của tác giả Lã Nhâm Thìn (cuốn "Giảng văn văn học Việt
Nam" NXB Giáo dục, 2001) 56
2.2.1.2 Ý kiến của GS Bùi Văn Nguyên (Cuốn "Để học tốt" Ngữ Văn 10
NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) 59
2.2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của "Tuyên ngôn Độc lập" (qua ý
kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu) 63
2.2.2.1 Ý kiến của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh (cuốn "Giảng văn văn học
Việt Nam" NXB Giáo Dục, 2001) 63
2.2.2.2. Ý kiến của GS. Phan Trọng Luận (Cuốn "Văn học nhà trường,
nhận diện, tiếp cận và đổi mới") 65
2.3. Định hướng dạy học hai tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" và "Tuyên
ngôn Độc lập" trong SGV. 67
2.3.1. Định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn bộ cơ bản 67
2.3.1.1. Định hướng dạy học "Đại cáo bình Ngô" 67
2.3.1.2. Định hướng dạy học "Tuyên ngôn Độc lập" 72
2.3.2. Định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn bộ nâng cao 76

2.3.2.1. Định hướng dạy học "Đại cáo bình Ngô" 76
2.3.2.2. Định hướng dạy học " Tuyên ngôn Độc lập" 77
2.4. Định hướng dạy học tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" trong sự so sánh
với tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" theo đề xuất của luận văn 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.4.1. Định hướng chung 80
2.4.2. Định hướng về nội dung 80
2.4.3. Định hướng về phương pháp 83
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 84
3.1. Thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" trong sự
so sánh với tác phẩm "Tuyên ngôn Độc lập" 84
3.2. Dạy học thực nghiệm 101
3.2.1. Mục đích thực nghiệm 101
3.2.2. Cách thức thực nghiệm 101
3.2.3. Kết quả thực nghiệm 102
3.2.4. Kết luận chung về thực nghiệm 104
PHẦN KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV: Giáo viên

HS: Học sinh
NXB: Nhà xuất bản
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TPNL: Tác phẩm nghị luận
TS: Tiến sĩ
GS: Giáo sư
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tác phẩm nghị luận từ lâu đã được được đưa vào giảng dạy ở các
trường phổ thông. Do vậy cho đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu về phương pháp giảng dạy TPNL, song nếu nhìn một cách tổng quát và
so sánh với các thể loại văn học khác thì các công trình nghiên cứu về phương
pháp giảng dạy TPNL còn khá khiêm tốn và chưa được bàn đến một cách
rộng rãi. Đặc biệt hướng dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL
hiện đại cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Vì
vậy trong đề tài này chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu và đề xuất một hướng mới
trong dạy học TPNL, đó là “Dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với
TPNL hiện đại” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ bé vào lí luận
dạy học TPNL nói chung.
1.2 Văn nghị luận là một thể văn đã có từ rất sớm. Trải qua nhiều thăng
trầm biến cố của lịch sử văn nghị luận đã tồn tại và thể hiện được vai trò to
lớn của mình. Điều đó đã được chứng minh bởi ở thời đại nào văn nghị luận

cũng có những tác phẩm bất hủ và có ý nghĩa sâu sắc. Ta có thể kể đến những
tác phẩm xuất sắc như: “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ”
của Trần Quốc Tuấn, “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn
Độc lập” của Hồ Chí Minh…Các tác phẩm nghị luận lớn và mẫu mực ấy đã
chứa đựng nhiều giá trị không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn chương mà
còn là những bằng chứng chân thực, xác đáng nhất thể hiện rõ quan niệm và
tư duy của con người trong từng thời đại.
Trong số những TPNL được đưa vào giảng dạy trong chương trình SGK
thì “Đại cáo bình Ngô”của Nguyễn Trãi và “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí
Minh được coi là những TPNL mẫu mực của mọi thời đại. Từ lâu “Đại cáo bình
Ngô” và “Tuyên ngôn Độc lập” đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình
trung học phổ thông. Những định hướng và thiết kế giảng dạy hai tác phẩm này
có nhiều song nếu nhìn khái quát vẫn chưa có thiết kế nào hướng dẫn giảng dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
“Đại cáo bình Ngô”- một TPNL trung đại mẫu mực, trong sự so sánh với
“Tuyên ngôn Độc lập”- một TPNL hiện đại mẫu mực. Trong khi đó nếu đặt
“Đại cáo bình Ngô”của Nguyễn Trãi bên cạnh “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ
Chí Minh chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều vấn đề cần được bàn luận. Chính vì lẽ
đó, ở đề tài này chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu “Dạy - học TPNL trung
đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại” để thấy được sự vận động của thể văn
nghị luận có sự gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và tiến trình
phát triển của văn học. Hơn nữa chúng tôi thiết nghĩ rằng giảng dạy TPNL trung
đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại sẽ là một hình thức và điều kiện cho học
sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy, nhìn nhận vấn đề tổng quát và có kĩ
năng so sánh, khái quát vấn đề được tốt hơn. Đây là kĩ năng cơ bản và cần thiết
của con người mới trong xã hội hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề

Trong lịch sử văn học Việt Nam, văn nghị luận chiếm một vị trí quan
trọng và có nhiều thành tựu đáng kể. Từ lâu, văn nghị luận đã được đưa vào
giảng dạy trong chương trình SGK phổ thông. Cho đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu và các thiết kế dạy học TPNL ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
dạy và học TPNL.
2.1 Một số ý kiến về giảng dạy văn nghị luận
Từ những thập kỉ 70 của thế kỉ XX nhóm tác giả Trần Thanh Đạm,
Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phạm Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn đã bàn đến vấn đề
này trong cuốn sách “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”.
Trong cuốn sách, tác giả Đàm Gia Cẩn có bàn đến vấn đề giảng văn nghị luận
theo đặc trưng loại thể (trong đó chú ý đến văn chính luận- một bộ phận quan
trọng của văn nghị luận). Một số vấn đề về giảng văn chính luận như sau:
- Những vấn đề cơ bản của văn chính luận:
+ Văn chính luận là một thể tài đặc biệt, khác với những thể tài văn học
có tính chất sáng tác như thơ, truyện, kí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
+ Mỗi bài văn chính luận đều mang tính thực tiễn, tính mục đích và tính
chiến đấu rõ rệt.
+ Sự chặt chẽ, mạch lạc của lí lẽ và lập luận theo tư duy logic là đặc
điểm nổi bật của văn chính luận.
+ Ngoài tính logic, văn chính luận còn có đặc điểm nữa là ngôn ngữ
chính xác, trong sáng, cú pháp rõ ràng, chặt chẽ, có sức mạnh lôi cuốn, có ngữ
điệu hùng hồn.
- Một số yêu cầu về nội dung bài giảng văn chính luận
+ Giảng văn chính luận với yêu cầu giáo dục thế giới quan khoa học,
nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và phương pháp tư duy biện chứng cho HS.
+ Giảng văn chính luận với yêu cầu phát triển năng lực tư duy của HS.

+ Giảng dạy bài văn chính luận phải lưu ý đến đặc điểm của dạng nghị
luận "thể hiện trong bài văn".
+ Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng văn chính luận cổ.
Đặc biệt từ khi tiến hành đổi mới chương trình SGK ở cấp THPT thì các
tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình SGK mới cũng rất chú trọng đến
vấn đề giảng dạy văn học theo đặc trưng loại thể. Có thể kể đến hai cuốn
“Thiết kế bài học Ngữ Văn 7, 8 theo hướng tích hợp” của TS Hoàng Hữu Bội.
Trong cuốn sách tác giả Hoàng Hữu Bội đã đưa ra các bước cụ thể để dẫn dắt
HS đến với một TPNL như sau:
- Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với văn bản để có một cái nhìn tổng quát
về văn bản đó, về luận đề, hệ thống luận điểm và trình tự lập luận.
- Bước 2: Xem xét từng phần của văn bản về nội dung và hình thức.
- Bước 3: Khơi gợi HS trao đổi, bàn luận thêm về vấn đề được tác giả
nêu ra, giải quyết trong văn bản nghị luận mà các em có thể học tập được để
làm văn nghị luận.
Sách giáo khoa lớp 11 (bộ cơ bản) trong bài Một số thể loại văn học
kịch, nghị luận đã trình bày các bước đọc văn nghị luận như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ
đó nhận ra vấn đề nghị luận xuất phát từ nhu cầu nào, có tầm quan trọng ra sao.
- Phải nắm bắt được mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến
trình diễn giải, trình bày vấn đề. Chú ý tóm lược các luận điểm và xác định
mối quan hệ giữa chúng.
- Cảm nhận tâm tư, tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của
TPNL.
- Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu dẫn chứng, sử dụng ngôn ngữ,
tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung

TPNL.
- Nêu khái quát giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện. Rút ra
bài học sâu sắc từ TPNL.
Như vậy các nhà nghiên cứu, các nhà viết sách đã quan tâm nhiều đến
vấn đề giảng dạy TPNL theo đặc trưng loại thể.
2.2 Những tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy TPNL
- Sách giáo viên: Chúng tôi có tham khảo định hướng dạy học trong
SGV (bộ cơ bản và bộ nâng cao)
- Một số cuốn sách thiết kế dạy học Ngữ văn chương trình THPT, có
thể kể đến như: Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 của tác giả Nguyễn Văn
Đường, Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10 (phần Văn học) của tác giả Hoàng Hữu
Bội, Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 10 của tác giả Nguyễn Hải Châu. Trong các
cuốn thiết kế, các tác giả đã đưa ra định hướng dạy học tương đối cụ thể cho
từng tác phẩm trong đó có các tác phẩm thuộc văn nghị luận.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo luận văn thạc sĩ giáo dục của
Nguyễn Ngọc Chiến về "Dạy học tác phẩm nghị luận thời trung đại trong sác
giáo khoa Ngữ Văn 10"- Thái Nguyên 2006.
Những ý kiến và đề xuất của họ là tiền đề lí luận quan trọng giúp chúng
tôi có cơ sở nghiên cứu và đề xuất một hướng khai thác mới trong dạy học
TPNL đồng thời đưa ra thiết kế thể nghiệm Dạy học TPNL trung đại trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
sự so sánh với TPNL hiện đại khi dạy học các tác phẩm nghị luận, với mong
muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy học TPNL trong trường
phổ thông được tốt hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đặc trưng văn nghị luận nói chung và những đặc điểm cơ bản của

TPNL trung đại và TPNL hiện đại.
- Hoạt động của thầy và trò với việc dạy học TPNL trung đại trong sự so
sánh với TPNL hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài chúng tôi giới hạn nghiên cứu hoạt động của thầy
và trò với việc dạy và học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL hiện
đại thông qua hai tác phẩm nghị luận tiêu biểu của hai thời đại là “Đại cáo
bình Ngô” của Nguyễn Trãi - sách Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) và “Tuyên ngôn
Độc lập” của Hồ Chí Minh - sách Ngữ văn 12 (bộ chuẩn)
4. Mục đích nghiên cứu
4.1. Nhận diện những đặc điểm cơ bản của TPNL trung đại và TPNL hiện đại.
4.2. Trên cơ sở nhận diện những đặc điểm cơ bản của TPNL trung đại và
TPNL hiện đại, chúng tôi muốn tìm ra một phương thức hoạt động có hiệu
quả trong việc dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại
nhằm giúp HS nhận thức sâu sắc về:
- Đặc trưng của thể loại nghị luận
- Sự kế thừa, phát huy, sự khác biệt trong tư duy nghị luận của từng thời đại.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu vấn đề dạy học TPNL dưới góc nhìn lí luận.
5.2. Khảo sát thực tiễn việc dạy của giáo viên và khả năng cảm thụ của học
sinh đối với TPNL ở trường phổ thông hiện nay.
5.3. Đề xuất hướng dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL
hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
6.1. Các phương pháp nghiên cứu về mặt lí thuyết
Bao gồm : phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát về văn nghị luận.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu về mặt thực tiễn
Bao gồm : Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại và thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm
ba chương
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tế của việc dạy tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” và “Tuyên ngôn
Độc lập” trong nhà trường hiện nay đối với giáo viên THPT.
1.2.2. Khả năng cảm thụ của học sinh khi học tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”
và “Tuyên ngôn Độc lập”.
Chƣơng 2. Định hƣớng dạy học TPNL trung đại trong sự so sánh với
TPNL hiện đại
2.1 Giới thiệu tổng quát các tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện
đại trong chương trình và SGK Ngữ Văn THPT
2.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô” và “Tuyên ngôn
Độc lập” (qua ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu).
2.3.Định hướng dạy học hai tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” và “Tuyên ngôn
Độc lập” trong sách giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

2.4. Định hướng dạy học tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” trong sự so sánh với
tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập" do luận văn đề xuất
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
3.1. Thiết kế thể nghiệm dạy học tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” trong sự so
sánh với tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”.
3.2. Dạy thực nghiệm tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” trong sự so sánh với tác
phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận
Từ xa xưa văn nghị luận đã có một vị trí quan trọng trong đời sống xã
hội cũng như trong đời sống văn học. Trong thời kì xã hội phong kiến, văn
nghị luận đã có đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc. Cùng với sự phát triển
của xã hội và thời đại, văn nghị luận ngày càng có được vị trí quan trọng
trong nền văn học nước nhà. Khác với các thể loại thơ, truyện, kịch, văn nghị
luận mang trong mình những đặc trưng riêng biệt. Để hiểu rõ những đặc trưng
cơ bản của văn nghị luận trước hết chúng ta điểm qua một số khái niệm về
văn nghị luận nói chung.
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” đã định nghĩa về văn nghị luận như
sau: “Nghị luận là bàn bạc và đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó. Văn nghị
luận là thể văn dùng lí lẽ phân tích và giải quyết vấn đề” [39- tr.678]
Bên cạnh đó ta thấy nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi khi biên soạn cuốn sách “Từ điển thuật ngữ văn học” cũng cho
rằng: “Luận là thể văn nghị luận điển hình của văn chương cổ nhằm trình bày
tư tưởng và học thuyết chính trị, triết học, văn nghệ, lịch sử, đạo đức…Đặc
điểm của luận là thuyết minh lí lẽ, đạo lí, phân tích đúng sai, biện bác ý
kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, khúc chiết, có căn cứ
lí lẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh. Chức năng của luận là vũ trang cho
người đọc một quan điểm, tư tưởng, lập trường có cơ sở lí luận trong đời
sống sinh hoạt và học thuật. Chẳng hạn “Thiên luận” (Bàn về trời) của
Tuân Tử, “Luận hành” (Cán cân lập luận) của Vương Sung, “Phong kiến
luận” (Bàn về phong kiến) của Liễu Tông Nguyên…đều là những bài luận
nổi tiếng của Trung Quốc; ở nước ta, có thể kể đến “Thiên hạ phân hợp
đại thể luận” của Nguyễn Trường Tộ, "Luận về chánh học cùng tà thuyết"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
của Ngô Đức Kế Trong văn học cận hiện đại, do ý thức xã hội chính trị
phát triển, báo chí ấn loát trở thành phương tiện phổ thông, luận chuyển
hoá thành xã luận, bình luận chính trị, phê bình văn học, tiểu luận nghiên
cứu.
Trong nhà trường, luận vốn là một kiểu bài làm văn ngày nay gọi là văn
nghị luận" [14- tr.164]
Có thể thấy văn nghị luận là thể văn tồn tại tương đối độc lập và khác
biệt so với các thể loại văn học khác như thơ, truyện , kịch. Văn nghị luận tác
động tới người đọc bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, những lí lẽ xác đáng,
những bằng chứng thuyết phục với giọng điệu hùng hồn, tha thiết, để thuyết
minh về một lập trường tư tưởng nào đó và hướng người đọc đến lập trường
tư tưởng ấy.
Cùng quan điểm đó, tác giả Nguyễn Quốc Siêu trong cuốn "Kĩ năng
làm văn nghị luận phổ thông" (NXBGD 2003) đã chỉ ra rằng: "Văn nghị luận

là loại văn chương nghị sự, luận chứng, phân tích lí lẽ. Nó là tên gọi chung
của một thể loại văn vận dụng các hình thức tư duy lô gic như khái niệm,
phán đoán, suy lí và thông qua việc nêu sự thực, trình bày lí lẽ, phân biệt
đúng sai để tiến hành phân tích luận chứng khoa học đối với khách quan và
quy luật bản chất của sự vật, từ đó nhằm biểu đạt tư tưởng, chủ trương ý kiến,
quan điểm của tác giả"
Tác giả Bảo Quyến trong cuốn "Rèn kĩ năng làm văn nghị luận" cũng
viết về đặc trưng cơ bản của văn nghị luận như sau: "Khác với văn miêu tả,
kể chuyện nhằm tái hiện con người và cuộc sống bằng ngôn ngữ, chủ yếu
khơi gợi, tác động vào cảm xúc, tư tưởng của người đọc (người nghe), văn
nghị luận thiên về trình bày lí lẽ để giải thích, chứng minh, phân tích, bình
luận về một vấn đề nào đó nhằm tác động vào trí tuệ, lí trí của người đọc.
Nó là kết quả của tư duy lô gic. Do đó nó phải tuân thủ những quy tắc chặt
chẽ trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên nó cũng không loại trừ hai loại
văn trên. Ngôn ngữ của văn nghị luận là ngôn ngữ mang phong cách nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
luận. Nó chú trọng đặc biệt đến sự chính xác, chặt chẽ vì mục đích của
diễn đạt đến việc nhận thức chân lí. Tuy nhiên ngôn ngữ của văn nghị luận
cũng cần có sự hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ hình tượng có biểu cảm,
bằng cách diễn đạt linh hoạt chứ không chấp nhận sự khô khan, đơn điệu nhất
là khi đối tượng nghị luận là một vấn đề văn học, một tác phẩm văn học".
Trong số những tác giả quan tâm và bàn bạc về những đặc trưng cơ bản
văn nghị luận, tác giả Hoàng Hữu Bội phân tích và chỉ ra văn nghị luận có ba
đặc trưng cơ bản sau:
1. Văn nghị luận "là thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề" (Từ
điển Tiếng Việt). Ở đây người viết trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, quan
điểm, thái độ cách giải quyết của mình về vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực:

chính trị, xã hội, đạo đức, học thuật, văn học nghệ thuật
2. Khác với "văn học nghệ thuật", văn chính luận trình bày tư tưởng và
thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ, đôi khi cũng tái hiện đời
sống nhưng đó chỉ là những hình ảnh minh hoạ, làm cơ sở cho lập luận.
3. Một tác phẩm có giá trị hay không là phụ thuộc vào tầm tư tưởng, tầm
trí tuệ của người viết, phụ thuộc vào sự mạch lạc của suy nghĩ, sự chặt chẽ
của lập luận và sự diễn đạt hấp dẫn có chứa đầy tình cảm nhiệt huyết chân
thành của người viết.
Khi nghiên cứu văn nghị luận dưới góc nhìn lí luận, tác giả Nguyễn Văn
Hạnh cũng nhận thấy những đặc trưng cơ bản, riêng biệt của luận và bàn luận
tương đối kĩ về thể văn này như sau: "Trong văn học có một loạt tác phẩm
mang những đặc điểm khác biệt với thơ, truyện, kí hợp thành một loại riêng
đó là luận. Luận là bàn luận, nghị luận về một vấn đề nào đó có thể là chính
trị, đạo đức, xã hội, học thuật. Người viết tác phẩm luận nêu rõ vấn đề cần
xem xét, trình bày hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ, cách giải quyết của
mình đối với vấn đề đó thông qua phân tích, chứng minh, khẳng định hoặc
phê phán bằng lí lẽ, bằng sự kiện, bằng tình cảm. Giá trị của tác phẩm phụ
thuộc vào ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, vào quan điểm xem xét và giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
quyết vấn đề, vào sức thuyết phục của lập luận. Trong tác phẩm luận mọi yếu
tố của nội dung và hình thức, từ ý tưởng, sự việc, hình ảnh cho đến kết cấu,
lời văn đều phải quy vào một mối, tập trung làm sáng tỏ, nổi bật một hoặc
một số chủ đề tư tưởng nào đó đã được xác định trước mà người viết cho là
đúng đắn và cần làm cho người khác đồng tình, chấp nhận. Điều quan trọng
bậc nhất đối với người viết luận là phải có lẽ phải, có ý kiến mới mẻ và xác
đáng về vấn đề đang được đề cập đến, có cách trình bày chặt chẽ, mạch lạc
và hấp dẫn

Luận là trình bày suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề đã định, có thể là
vấn đề được nêu ra cho người viết như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng
tỏ. Luận là bàn về sự đúng sai, phải trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều
khác để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và
niềm tin của mình. Sức mạnh của luận là ở tầm tư tưởng, trí tuệ của người
viết, ở tính chặt chẽ, mạch lạc của suy nghĩ và trình bày, ở sự thuyết phục của
lập luận.
Tác phẩm luận có đặc điểm riêng, thoả mãn nhu cầu của con người về
mặt nhận thức và thẩm mĩ. Nó hoàn toàn khác với thơ truyện và kí. Luận có
tính chất văn học có hai thể đáng chú ý là văn chính luận và phê bình văn
học." [16- tr.104]
Như vậy theo nhà lí luận Nguyễn Văn Hạnh, văn chính luận là thể
văn cơ bản của văn nghị luận nói chung. Văn chính luận mang trong mình
những đặc trưng cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của văn nghị luận. Vì thế
cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" cũng chỉ ra rằng: "Văn chính luận là
thể văn nghị luận viết về những vấn đề thời sự nóng bỏng thuộc nhiều
lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, triết học, kinh tế, văn hoá Mục
đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá
một tư tưởng, một quan điểm nào đó, nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích
của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Chính vì thế tác phẩm chính
luận bao giờ cũng thể hiện một khuynh hướng tư tưởng, lập trường công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
dân rõ ràng, tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và tính khuynh hướng
công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận. Đặc
trưng cơ bản của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Khác với văn
nghệ thuật văn chính luận thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận,
lí lẽ. Văn chính luận đôi khi cũng tái hiện đời, miêu tả tính cách, số phận

chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận
thường là những "hình tượng minh hoạ", nó chỉ chứa đựng nội dung phổ
quát của chủng loại chứ không phải là hình tượng tiêu biểu cho cái độc
đáo, không lặp lại.
Văn chính luận giữ vai trò đặc biệt quan trọng các cuộc đấu tranh xã hội,
trong lịch sử văn hoá nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng "Hịch tướng
sĩ" của Trần Hưng Đạo, "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trái, "Tuyên ngôn Độc
lập" của Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ" [16 -tr.247]
Từ một số ý kiến của các nhà chuyên môn, chúng ta nhận thấy điểm
thống nhất trong nhận định về những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận như
sau: Văn nghị luận là thể văn dùng để bàn bạc, đánh giá về một vấn đề nào đó
như chính trị, kinh tế, đạo đức, văn hoá. Văn nghị luận thuyết phục người đọc
bằng lập luận dựa trên cơ sở những lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và
giọng văn truyền cảm của người viết, từ đó tác động tới lí trí và tình cảm của
người đọc để giúp người đọc nghiêng theo một lập trường tư tưởng, theo quan
điểm của người viết.
Trên đây là những bàn luận rất khái quát và tiêu biểu về đặc trưng của
văn nghị luận nói chung và văn chính luận nói riêng. Đó là cơ sở lí luận quan
trọng để chúng tôi vận dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài "Dạy
học TPNL trung đại trong sự so sánh với TPNL hiện đại"
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại
Ở phần trên chúng ta đã bàn đến đặc trưng cơ bản của văn nghị luận nói
chung, văn chính luận nói riêng và đã nhận thấy điểm thống nhất trong nhận
xét về những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận. Tuy nhiên nếu nhìn vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
một cách sâu sắc hơn khi đối chiếu những TPNL ở các thời đại khác nhau sẽ
thấy văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại có những điểm khác

biệt. Ở mỗi thời đại văn nghị luận lại có những đặc điểm riêng.
1.1.2.1. Đặc điểm của văn nghị luận trung đại
Chúng ta nhận thấy luận là trình bày một quan điểm, một tư tưởng, một
chủ trương nào đó về chính trị, triết học, đạo đức Như vậy, văn nghị luận
bao giờ cũng thể hiện một lập trường, tư tưởng cụ thể. Một tác phẩm nghị
luận muốn thuyết phục được người đọc, người nghe thì lập trường tư tưởng
thể hiện trong đó phải phù hợp với xu thế của thời đại và đương nhiên chịu
sự chi phối của tư tưởng thời đại.
Trong thời kì xã hội phong kiến, môi trường sản sinh ra văn học trung đại,
tư tưởng chính trị được nêu cao và xuyên suốt là tư tưởng trung quân. (Theo
quan điểm của Nho gia: trung quân là ái quốc). Đạo Nho - một đạo được du
nhập từ Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam và trở thành đạo chính
thống trong một thời gian dài, đã luôn giáo dục con người cần tôn trọng những
mối ràng buộc của xã hội trong đó có đạo quân - thần. Vua là đức chí tôn, con
trời (thiên tử) nên vua là người cai quản đất nước và ý vua là ý trời. Ngay từ thế
kỉ XI Lí Thường Kiệt trong bài thơ Nam quốc sơn hà, một tác phẩm xưa nay vẫn
coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời)
Mọi người trong đất nước, dưới quyền cai trị của vua phải tuân thủ tuyệt
đối theo lệnh vua. Vì thế tư tưởng trung quân đã ăn sâu, bám rễ vào tư tưởng
của con người thời đại. Trong khi đó văn học xưa nay vẫn phản ánh tâm tư
tình cảm của con người thời đại. Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng thời đại,
văn học trung đại dù được thể hiện dưới hình thức nào (Thơ, truyện, kí hay
văn nghị luận ) cũng nhằm trình bày và thuyết phục người đọc hướng tới tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
tưởng trung quân. Có thể thấy tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt các TPNL thời
trung đại đều thể hiện tư tưởng trung quân.
Do chịu sự chi phối của thi pháp văn học thời đại. Trong văn học
trung đại, thi pháp chủ yếu là ước lệ, tượng trưng, sùng cổ, phi ngã; sử
dụng nhiều điển cố, điển tích Do vậy nghị luận trung đại khi vận dụng
dẫn chứng làm cơ sở cho lập luận cũng tuân thủ khá chặt chẽ thi pháp
này. Dẫn chứng trong nghị luận trung đại thường mang đậm tính ước lệ,
tượng trưng, sử dụng nhiều điển cố, điển tích, hay viện dẫn trong sách cổ:
"Ta thường nghe Kỉ Tín đem mình chết thay để cứu thoát cho Cao đế, Do
Vu chìa lưng chịu giáo che chở cho Chiêu Vương, Dự Nhượng nuốt than
để báo đền cho chủ, " (Hịch tướng sĩ). Ngô Thì Nhậm cũng trích dẫn lời
nói của Khổng Tử để thuyết phục hiền tài ra giúp nước:"Người hiền xuất
hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao, sao sáng ắt chầu về ngôi
Bắc Thần người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử " (Chiếu cầu hiền). Đó là
đặc điểm điển hình của nghị luận trung đại nói riêng và văn học trung đại
nói chung.
Ngôn ngữ trong văn nghị luận trung đại thường đậm yếu tố hàn lâm,
sách vở. Cách diễn đạt thường sử dụng các kiểu câu biền ngẫu, đặc biệt là tính
đối xứng, một đặc trưng nghệ thuật của văn học cổ trung đại, nảy sinh do nhu
cầu nhận thức và phản ánh cuộc sống của con người thời quá khứ. Nó như
một "công thức nghệ thuật có tính nhân loại"
1.1.2.2. Đặc điểm của văn nghị luận hiện đại
Đến đầu thế kỉ XX những luồng tư tưởng mới từ phương Tây đặc biệt là
cuộc cách mạng Dân chủ tư sản Pháp đã đưa tư tưởng dân chủ tư sản vào
nước ta như một luồng gió mới làm tan lớp thành kiến cố hữu đã tồn tại hàng
nghìn năm của tư tưởng xã hội thời phong kiến - tư tưởng trung quân. Đặc
biệt Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, một nhà nước
mới ra đời đi liền với nó là tư tưởng thời đại mới được hình thành- tư tưởng
nhân dân, tư tưởng dân chủ. Cùng với những sự kiện mới của lịch sử, văn học


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thời kì này phát triển mau lẹ. Đội ngũ nhà văn đông đảo, được trang bị bởi
một hệ tư tưởng mới đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học mới, thể hiện tư
tưởng thời đại mới trong đó không loại trừ văn nghị luận. Một trong những
tác phẩm nghị luận ra đời trong giai đoạn lịch sử mới gây được tiếng vang lớn
và có giá trị sâu sắc hơn cả là "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh.
"Tuyên ngôn Độc lập"- tác phẩm được đánh giá là tác phẩm nghị luận mẫu
mực của mọi thời đại đã thể hiện rất rõ tư tưởng dân chủ, tư tưởng nhân dân
mà ở phần sau của luận văn chúng ta sẽ có dịp bàn đến rộng hơn
Nói một cách khái quát, nếu nghị luận trung đại tập trung phản ánh tư
tưởng trung quân - ái quốc thì nghị luận hiện đại lại tập trung phản ánh tư
tưởng dân chủ, tư tưởng nhân dân. Như Bác đã từng nói "yêu nước là yêu dân".
Tác phẩm nghị luận hiện đại cũng thể hiện khá rõ thi pháp hiện đại. Dẫn
chứng được đưa ra làm căn cứ, cơ sở cho lập luận thường là dẫn chứng cụ thể,
xác thực, rõ ràng tạo tiền đề cho những lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn
Ngôn ngữ trong văn nghị luận hiện đại rất gần gũi, sử dụng nhiều từ toàn
dân. Vì vậy nhiều lớp từ chính trị trong văn nghị luận hiện đại đã thẩm thấu
vào trong ngôn ngữ hàng ngày của người dân Việt
Dù ở thời đại nào, TPNL muốn có giá trị hay không đều phụ thuộc vào
tầm tư tưởng, tầm trí tuệ của người viết. Một TPNL sâu sắc phải thể hiện rõ
một tư tưởng lớn, sự nhạy bén, sắc sảo về trí tuệ, sự mạch lạc và giàu tính
thuyết phục của lập luận. Đặc biệt tác phẩm ấy phải là kết tinh tất cả tài năng
và tâm hồn của người viết. Do vậy, đây cũng chính là điểm cơ bản làm nên
nét riêng của từng tác phẩm và phong cách riêng của từng tác giả viết văn
nghị luận.
Dựa vào ý kiến của các nhà nghiên cứu về đặc trưng của văn nghị luận,
chúng tôi đã mạnh dạn so sánh văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện

đại trên hai phương diện - phương diện lí luận và phương diện thực tiễn để từ
đó chỉ ra những điểm khác biệt trong văn nghị luận ở hai thời đại khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Đây sẽ là những tiền đề lí luận quan trọng làm cơ sở cho chúng tôi tiến hành
khảo sát thực tiễn trong quá trình thực hiện luận văn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tế của việc dạy tác phẩm" Đại cáo bình Ngô" và "Tuyên ngôn
Độc lập" trong nhà trường hiện nay đối với giáo viên THPT
* Đối tượng khảo sát: Để có cơ sở thực tiễn khách quan cho việc triển
khai đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế việc dạy và học, những tâm
tư, tình cảm của GV đối với TPNL ở trường THPT.
* Phương pháp khảo sát:
- Dự giờ một số GV khi dạy Đại cáo bình Ngô và Tuyên ngôn Độc lập
- Trao đổi, lấy ý kiến qua một số câu hỏi
* Địa bàn khảo sát: Trường THPT Tân Yên số 1- Tân Yên- Bắc Giang.
* Thời điểm khảo sát:
- Tháng 09 năm 2011 với tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập
- Tháng 01 năm 2012 với tác phẩm Đại cáo bình Ngô
1.2.1.1. Thực tế của việc dạy tác phẩm "Đại cáo bình Ngô"
a) Hoạt động của Thầy và Trò trong giờ học
Sau đây là kết quả khảo sát của chúng tôi khi dự giờ tại lớp 10A4 trường
THPT Tân Yên số 1- Tân Yên- Bắc Giang. Chúng tôi đã ghi chép lại hoạt
động của thầy và trò trong tiết học như sau:
GV giới thiệu lời vào bài để tạo ấn tượng ban đầu, sau đó ghi đầu
bài lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK
- GV hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV chốt lại:
+ Mùa đông năm 1427 cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn
thắng lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
+ Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập ra triều Hậu Lê, sai Nguyễn
Trãi viết Bình Ngô đại cáo bố cáo cho toàn dân được biết nước Việt đã giành
được độc lập, non sông trở lại thái bình,
2. Nhan đề
- GV hỏi: Hiểu biết của em về nhan đề tác phẩm?
- HS trả lời
- GV gợi mở:
+ Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo, dịch ra tiếng Việt là Đại cáo bình Ngô
+ Giải nghĩa: từ Đại cáo (bài cáo lớn), bình (dẹp yên), Ngô (giặc Minh)
=> Ý nghĩa nhan đề: Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.
3. Thể loại cáo
- GV hỏi: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của thể cáo?
- HS quan sát SGK trả lời.
- GV chốt :
+ Khái niệm: Là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường
được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự
nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
+ Đặc trưng: Viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều là văn biền
ngẫu. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
II. Đọc - Hiểu văn bản

1. Đọc và tìm bố cục
- HS đọc văn bản, GVnhận xét, hướng dẫn giọng đọc.
- GV hỏi: Nêu bố cục của tác phẩm?
- HS trao đổi thảo luận, trả lời.
- GV chốt lại: Bố cục 4 phần
+ Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa
+ Phần 2: Vạch rõ tội ác của giặc Minh xâm lược
+ Phần 3: Kể lại 10 năm chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn

×