Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.61 KB, 108 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ THU TRANG





ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG
TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN















THÁI NGUYÊN, 2011


Trang bìa phụ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ THU TRANG




ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG

TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG



CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Phan Trọng Thƣởng








THÁI NGUYÊN, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN !



Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS Phan Trong
Thưởng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học
tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trong tổ Văn trường Văn Hoá 1 - Bộ Công An - Lương Sơn - TP. Thái
Nguyên, bè bạn, đồng nghiệp cùng những người thân trong gia đình đã tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Lời cảm ơn ii
Mục lục i

PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 9
Chƣơng 1. ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT 9
1.1.Những quan niệm khác nhau về đề tài lịch sử. . 9
1.2. Đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam. 19
1.3. Đề tài lịch sử trong văn học thế giới… 19
1.4. Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 28
Chƣơng 2. CẢM HỨNG LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG TRONG KỊCH
CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 37
2.1. Cảm hứng lịch sử qua Vũ Như Tô. 37
2. 2. Bắc Sơn - Những dấu ấn về lịch sử thời kì trước cách mạng. 49
2.3. Những người ở lại và cảm hứng về lịch sử cách mạng hiện đại. 64
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
VÀ CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG 72
3.1. Nghệ thuật khai thác xung đột lịch sử. 73
3.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách. 82
3.3. Nghệ thuật tổ chức hành động kịch. 89
3.4. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ kịch. 94
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn nổi tiếng, chiếm một vị trí xứng đáng
trên văn đàn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám (1945). Trong quá
trình sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng đến với nhiều thể loại như: truyện ngắn,
tùy bút, tiểu thuyết và đặc biệt là thể loại kịch.

Đối với nền văn học hiện đại Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm
hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch sử. Dựa vào “những dòng
viết ngắn ngủi và hóa thạch” của chính sử và bằng tài văn vốn có, Nguyễn
Huy Tưởng đã xác lập được vị trí của mình trên văn đàn dân tộc. Trong
những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cuộc đời
và sự nghiệp của ông. Nhưng đề tài lịch sử trong kịch của Nguyễn Huy
Tưởng vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu thêm.
Xuất phát từ lòng yêu thích khi được tiếp xúc với những vở kịch lịch sử
đầy cuốn hút như: Vũ Như Tô; Những người ở lại; Bắc Sơn; Cột đồng mã
viện…và do ít nhiều đã cảm nhận về lịch sử dân tộc qua cốt cách lịch lãm của văn
phong Nguyễn Huy Tưởng. Trân trọng và ngưỡng mộ tài năng của nhà văn,
chúng tôi chọn đề tài này với mục đích muốn có một cái nhìn bao quát về cảm
hứng chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác nói chung và đề tài lịch sử nói riêng của
Nguyễn Huy Tưởng, góp phần khẳng định vai trò và vị trí của một nhà văn lớn
đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là lý do gợi dẫn chúng tôi tiếp cận với
đề tài: “Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng”.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử và cách mạng trong sáng tác
kịch của Nguyễn Huy Tƣởng:
Nhà văn Tô Hoài đã từng coi Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi
hết sức hùng tráng. Đọc những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
này, ông đã nhận xét: “Anh thèm có những tài năng nào đó đem được cả
nghìn năm lịch sử dựng nước biến thành bộ truyện chói lọi hàng trăm, hàng
trăm nhân vật anh hùng. Từ lòng mong muốn đưa tâm hồn các em tới những
đỉnh cao đẹp trong tư tưởng tình cảm, Nguyễn Huy Tưởng chọn chủ đề
truyền thống theo lối riêng của mình thể hiện qua những đề tài cổ tích và lịch

sử. Trong văn học thiếu nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây
giờ, chưa có ai chuyên và thành công như Nguyễn Huy Tưởng”[6;221].
Trong chuyên khảo Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), Hà Minh Đức
và Phan Cự Đệ đã nhận định: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng là
người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một
cách nghiêm túc và sáng tạo. Riêng Nguyễn Huy Tưởng, trong tác phẩm của
mình đã tỏ ra khá trung thành với tinh thần của những thời đại quá khứ xa
xưa. Để xây dựng những vở kịch và tiểu thuyết lịch sử của mình Nguyễn Huy
Tưởng rất chú ý tìm tòi nghiên cứu những tài liệu lịch sử, những tác phẩm
của các nhà văn quá khứ”[6;315]. Trên cơ sở đó, hai nhà nghiên cứu khẳng
định sự sáng tạo của nhà văn: “Nguyễn Huy Tưởng đã có công nghiên cứu
lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch sử Nguyễn Huy Tưởng đã đi sâu
vào đời sống nội tâm, vào đời sống riêng của nhân vật, chứ không phải chỉ
trình bày nhân vật trong lúc mang quân phục lịch sử để diễu hành”[6;125].
Hà Minh Đức trong cuốn sách giới thiệu về các nhà văn được giải
thưởng Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh đến cảm hứng chủ đạo của ngòi bút
Nguyễn Huy Tưởng như sau: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho tác
phẩm của mình từ dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng rực rỡ
chiến công chống xâm lược. Lịch sử được cảm nhận sâu sắc trong những
ngày đen tối của cuộc đời hiện tại. Hiện tại không chỉ liên hệ với quá khứ
theo dòng thời gian mà nhiều khi là điểm xuất phát và là cảm hứng trực tiếp
để khai thác đề tài lịch sử”[6;212].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên trong bài viết Nguyễn Huy
Tưởng - Khát vọng một đời văn đã nhận xét: “Đối với nền văn học Việt Nam
hiện đại, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia
có sở trường về đề tài lịch sử”.

Dẫn lời nhà văn Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu cũng khẳng
định trong bài viết này rằng: “Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn đồng thời
cũng là một nhà văn hóa”, cái nhìn của ông về lịch sử, là cái nhìn từ góc độ
văn hóa học.
Nhận định về các vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng, hai nữ tác giả viết:
“Ngòi bút sử thi mang màu sắc lịch sử kết hợp với phong vị lãng mạn, trữ tình
là đặc điểm cơ bản trong kịch Nguyễn Huy Tưởng”.
Nhà sử học Lê Văn Lan trong bài viết “Nguồn sáng ở một nhà văn đi
trước” đã công nhận những ảnh hưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tới
mình như sau: “Trong khoảng hai mươi năm làm truyện lịch sử cho thiếu nhi,
dưới ảnh hưởng của Nguyễn Huy Tưởng, điều mà tôi học được, chủ yếu là
qua những truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của anh - kể cả học mà chưa hành
được - là tính khoa học, tính văn học - văn nghệ, tính văn học thiếu nhi, đều ở
mức cao”[13;186].
Trong bài Khắc khoải một đời văn nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh có
viết: “Đọc Nguyễn Huy Tưởng, ai cũng nhận ra một cảm hứng lịch sử dồi dào
bao trùm phần lớn các tác phẩm. Cái nguồn dồi dào ấy đủ sức phân nhánh ra
nhiều thể loại: kịch lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu
nhi và làm nên nét đặc sắc của văn ông”[6;102].
Viết về “Những trăn trở và khát khao sáng tạo của nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng”, Mai Hương nhận xét: “Những suy nghĩ sâu sắc ấy về lịch sử về
dân tộc đã góp phần khơi gợi nguồn mạch riêng cho ngòi bút Nguyễn Huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Tưởng để rồi lịch sử dân tộc mãi gắn bó và trở thành dòng mạch dào dạt,
xuyên chảy suốt cả đời viết văn của ông, đến như thành một nỗi ám ảnh, một
sự đam mê”[6;151].
Qua một vài ý kiến tiêu biểu nhận xét như đã dẫn ở trên có thể khẳng

định đề tài lịch sử là phần tâm huyết nhất trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Huy Tưởng và ở đó người đọc có thể nhận thấy một phong cách tài
hoa lịch lãm của một nhà văn hóa lớn đầy tâm huyết với lịch sử dân tộc và
những khát khao sáng tạo.
2.2 Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử trong ba vở kịch: Vũ Nhƣ Tô,
Bắc Sơn, Những ngƣời ở lại.
* Vũ Như Tô
Vũ Như Tô thuộc trong số tác phẩm đầu tay của nhà văn “trẻ”
Nguyễn Huy Tưởng lúc này đã vào tuổi 30. Và không phải chỉ riêng ở thời
điểm kịch vở ra đời. Suốt từ năm 1942 cho đến khi qua đời - năm 1960, qua
nhật ký của nhà văn, chúng ta biết “ám ảnh” của Vũ Như Tô đối với ông thật
dai dẳng.
Có thể nói Nguyễn Huy Tưởng đã dồn hết tâm lực của mình vào hai
nhân vật chính của kịch là kiến trúc sư Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm.
Cặp tri âm tri kỷ này nói nhiều với ta về những khát vọng lớn lao của con
người; khát vọng đó đã được thực hiện ở những người có chí có tài, nhưng lại
phải ở vào những tình cảnh trớ trêu, bất hạnh. Họ đã thật sự quên mình cho
một sự nghiệp lớn hơn bản thân họ. Đan Thiềm vì tri kỷ với Vũ Như Tô đã
một lần khuyên Vũ nên nhận xây Cửu Trùng đài; và tiếp đó, khi Vũ Như Tô
bị truy nã lại khuyên ông bỏ trốn; và do Vũ Như Tô không chịu bỏ trốn, và lo
cho người tài của đất nước bị bỏ mạng, nên nàng đã nhận chết thay cho ông
Vũ Như Tô, vì tri kỷ với Đan Thiềm mà lao vào một sự nghiệp rồi sẽ bị thiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
cháy; trong sự nghiệp đó, người nghệ sĩ lớn ngay từ đầu đã dứt khoát: “Xây
Cửu Trùng đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái
dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm bia miệng cho người đời được”; nhưng
rồi nghe theo lời Đan Thiềm, ông đã nhận lời và hăng hái nhập cuộc. Cho đến

khi bị điệu ra pháp trường, ông vẫn còn ngơ ngác: “Ta tội gì? Không, ta chỉ
có một hoài bão là tô điểm cho đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống
một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với
hoá công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng đài có phải đâu để hại
nước!”[2;101]. Bi kịch lớn là ở đây. Ở một sự nghiệp muốn được sống vĩnh
cửu theo thời gian, muốn là biểu tượng vẻ vang của xứ sở, nhưng lại phục
vụ cho cường quyền. Là kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ, nhưng lại
được thực hiện trên mồ hôi, xương máu của nhân dân. Giải quyết mâu
thuẫn và bi kịch này như thế nào, đó là cả một câu hỏi lớn. Nguyễn Huy
Tưởng phải để cho nhân vật chết trong lửa hận của quần chúng; nhưng cái
niềm phân vân, và giằng co chưa thể giải toả trong quan niệm nghệ thuật,
ông đem đặt vào lời đề từ của tác phẩm:
“ Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Kịch Vũ Như Tô có vóc dáng vạm vỡ của một tượng đài. Nói đúng
hơn, một nhóm tượng đài, với cuồn cuộn lửa khói và đám đông hò reo, với
thấp thoáng bóng dáng sầu muộn của Đan Thiềm và gương mặt vừa rạng rỡ,
vừa quằn quại, đau khổ của Vũ Như Tô khi thấy Cửu Trùng Đài bốc cháy.
Cũng chính vì sự phân vân này mà cả một thời gian dài, suốt hai thập
niên, dẫu đã trải nhiều lần sửa chữa, Vũ Như Tô vẫn chưa thể đưa in. Nó là cả
một nỗi niềm của tác giả.
* Bắc sơn
Nguyễn Huy Tưởng phản ánh chân thực phần nào cuộc vùng dậy vĩ đại
của quần chúng cách mạng trong cuộc đấu tranh lớn lao. Vở kịch Bắc Sơn đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
khiến chúng ta sống một phần nào cái không khí bừng bừng của cuộc cách
mạng đang lên (màn I) rồi cái lớn lao, đau đớn của cuộc cách mạng tan vỡ

(màn III) và cái hi vọng cuộc cách mạng nhóm trở lại (màn V).
Kịch Bắc Sơn đã vẽ được bằng những nét mạnh dạn, sinh động, một
vài nhân vật cách mạng: Người cán bộ, người dân cày, người thanh niên, ông
lão, người đàn bà… kịch Bắc Sơn đã cho ta thấy cả sự tiến triển, biến động
trong tâm hồn những nhân vật ấy nhờ cuộc cách mạng như thế nào. Sau hết,
kịch Bắc Sơn đã khiến ta hiểu phong trào Bắc Sơn với những ưu điểm và
khuyết điểm của nó.
Kịch Bắc Sơn thuộc loại kịch tuyên truyền, biểu dương tinh thần chiến
đấu bất diệt của dân chúng Bắc Sơn. Suốt năm màn kịch, ta thấy tác giả đã cố
gắng nhiều. Vì thế nghệ thuật không hề bị làm hại, và mục đích tuyên truyền tuy
phải xếp hàng hai nhưng cũng ghi được ấn tượng trong óc người xem.
* Những người ở lại
Với sự am hiểu và kiến thức uyên thâm của mình, Nguyễn Huy Tưởng
lại tiếp tục thuyết phục người đọc bằng những phút hồi hộp mà đồng bào Thủ
Đô đã trải qua ngay hôm nổ súng. Ghi lại khoảnh khắc, đời sống tâm hồn, ý
tưởng, hành vi của những người vì hoàn cảnh mà phải ở lại thủ đô có lẽ chỉ
cho Nguyễn Huy Tưởng mới làm được điều đó và cho ra đời một tác phẩm có
giá trị thêm cho đề tài kịch lịch sử và cách mạng: Những người ở lại (1948)
là một tác phẩm như thế.
Vở kịch Những người ở lại ra đời được mọi người hết sức hoan
nghênh vì tác giả đã chọn một đề tài đặc sắc có thể an ủi phần nào niềm
nhớ nhung của mọi người đang mang trong mình hình ảnh thủ đô yêu mến
và mong mỏi trở về thủ đô giữa quang cảnh tưng bừng và khúc khải hoàn
vang dậy. Cốt truyện phức tạp của vở kịch đã đòi hỏi rất nhiều công phu cấu
tạo. Tác giả đã khéo chọn những trường hợp giữa bác sỹ Thành với Sơn,
cũng như giữa trường hợp bác sỹ Thành với Ngọc Cẩm, giữa Ngọc Cẩm với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Quảng, giữa Quảng với Lan… làm cho bạn đọc hồi hộp. Tách riêng từng
phần mà xét ta thấy tác giả đã có tài sắp đặt được nhiều tình tiết. So với vở
kịch Bắc Sơn kĩ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong Những người ở
lại tiến rất nhiều. Những ưu điểm ấy cho ta đặt nhiều hy vọng vào tác giả ở
những tác phẩm sau này.
3. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách bao quát và hệ thống
về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trong các tác phẩm kịch:
- Vũ Như Tô (1943).
- Bắc Sơn (1946).
- Những người ở lại (1948).
Đây là những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Tìm hiểu về đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng
với mong muốn có cái nhìn khách quan và khoa học về vấn đề nghiên cứu,
trên cơ sở đó ghi nhận những đóng góp và khẳng định vị trí của nhà văn với
sự phát triển thể loại kịch.
4. Phạm vi và giới hạn đề tài.
Luận văn tập trung nghiên cứu ba tác phẩm kịch:
- Vũ Như Tô (1943).
- Bắc Sơn (1946).
- Những người ở lại (1948).
Đây là ba tác phẩm được viết theo trình tự thời gian lịch sử ở Việt Nam
từ trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 của Nguyễn Huy Tưởng.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự tham khảo và so sánh với những
tác phẩm của các nhà văn khác cùng đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
- Phương pháp lịch sử xã hội.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp đối chiếu.
- Phương pháp hệ thống.
- Vận dụng lý thuyết thi pháp tác phẩm và thi pháp thể loại.
6. Những đóng góp của luận văn.
- Tìm hiểu đề tài lịch sử trong thể loại kịch của Nguyễn Huy Tưởng:
Miêu tả, phân tích, chỉ ra đặc điểm của thể loại kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
- Đóng góp thêm một cái nhìn mới có tính chất hệ thống và hoàn thiện
hơn về đề tài lịch sử trong sáng tác nói chung và sáng tác kịch nói riêng của
Nguyễn Huy Tưởng.
- Góp thêm một tiếng nói hữu ích trong việc nghiên cứu sự nghiệp văn
học của Nguyễn Huy Tưởng, có thể làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và
học văn học trong các trường Trung học Phổ thông.
7. Cấu trúc của luận văn
Phần nội dung được triển khai trong 3 chương:
Chƣơng 1: Đề tài lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật.
Chƣơng 2: Cảm hứng lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn
Huy Tƣởng.
Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật kịch về đề tài lịch sử và cách mạng
của Nguyễn Huy Tƣởng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1

ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
1.1. Những quan niệm khác nhau về đề tài lịch sử.
Sự bất đồng trong quan niệm về đề tài lịch sử của các nhà nghiên cứu
xuất phát từ những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong
tương quan với tiểu thuyết, quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá
khứ gần xa đến mức độ nào… đề tài lịch sử trong văn học hiểu theo nghĩa
chung nhất, là kịch văn học viết về đề tài lịch sử. Sự có mặt của lịch sử trong
kịch nảy sinh những mâu thuẫn: thứ nhất, lịch sử đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ còn
kịch cho phép hư cấu, vậy lịch sử trong văn học có thể hư cấu đến đâu; thứ
hai, lịch sử trong văn học là lịch sử của những biến cố trọng đại và những
nhân vật có can dự trực tiếp trong biến cố hay lịch sử của những câu chuyện
đời thường và số phận vô danh; thứ ba, những tác phẩm viết về thời kỳ gần đây
có được coi là những tác phẩm viết về đề tài lịch sử hay không, khoảng cách
thời gian tác giả sống với thời đại trong tác phẩm như thế nào là đủ. Bên cạnh
đó, sự khác biệt trong truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây cũng
tạo nên những quan niệm khác nhau về trong văn học về đề tài lịch sử.
Theo quan niệm truyền thống, lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử
với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử
đóng vai trò nhân vật trung tâm và mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan
điểm chính thống. Với quan niệm này ngày nay văn học viết đề tài lịch sử
khó có đất để tồn tại bởi xét về độ chân thật và chính xác, nó thua xa những
thể loại phóng sự, ký sự, hơn nữa nếu cần cung cấp kiến thức lịch sử, chỉ cần
một cái nhấp chuột, người đọc có thể thỏa mãn mọi tò mò về các triều đại, các
nhân vật lịch sử ở bất cứ đất nước nào. Với quan niệm rộng mở hơn, văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
viết về đề tài lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền sử, thậm chí là phản lịch sử là
sự tổng hợp nhiều chủ đề, có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử, tùy theo trí

tưởng tượng nhà văn mà hư cấu nhân vật và không nhất thiết phải nhân vật đó
phải đóng vai trò trung tâm trong tiến trình lịch sử. Sự nới rộng quan niệm đó
dẫn đến việc văn học lịch sử lấn sân sang nhiều địa hạt khác, nghĩa là nó dung
nạp cả tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu
thuyết lãng mạn… Và với quan điểm như vậy dù lối viết hiện đại hay truyền
thống, trung thực với chính sử hay giả lịch sử, thể hiện chủ đề lịch sử qua việc
tái hiện lịch sử hay tư tưởng nhân sinh nào khác, những tác phẩm hiện diện
yếu tố lịch sử không hạn chế khả năng và tự do sáng tạo của nhà văn đều
được coi là tiểu thuyết lịch sử. Quan niệm rộng mở này sẽ không làm tàn lụi
tiểu thuyết lịch sử, trái lại, giúp nó hồi sinh dưới những dạng thức mới. Tuy
nhiên, chấp nhận hay không vẫn tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân.
Trong văn học, đề tài lịch sử luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các
nhà văn. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đề tài lịch sử trong sáng tạo
nghệ thuật. Nhưng trong một phạm vi nhất định, đề tài lịch sử được đề cập tới
trong văn học không chỉ là sự sao chép, mô phỏng những sự kiện mà còn là sự
suy ngẫm về ý nghĩa của những sự kiện; về những bài học lịch sử phù hợp với
thời đại, với nhà văn và với môi trường đạo đức, xã hội – tinh thần mà tác giả
gắn bó.
Ở mỗi thời đại khác nhau lại xuất hiện những quan niệm khác nhau về
đề tài lịch sử, ví dụ như:
Ảnh hưởng của những sử gia cổ đại: “Là không thể coi thường được”.
Tác giả Thucydide với tác phẩm: “Cuộc chiến tranh của Péloponnèse”
(khoảng 460-395 TCN), tác phẩm này đã tường thuật lại cuộc chiến tranh
Péloponnèse mà chính nhà sử học Hy lạp này đã được chứng kiến và đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
một mẫu mực về sự phê bình thông minh những sự kiện diễn ra và được độc
giả chú ý rất nhiều.

Sang đến thời Trung cổ và thế kỷ XVI: Lịch sử thường được ghi chép
qua các tiểu sử tự thuật hoặc các tiểu sử của những tác giả có chung quan
niệm với chủ nghĩa cá nhân thời Phục Hưng: Đề tài lịch sử đôi khi có những
nét giống với lời tán tụng hay một tiểu sử thánh thần hay đã được sáng tạo
dưới dạng một tập hợp những sự việc vui nhộn mang tính giáo dục đạo lý, đẹp
mê hồn, hay nêu gương đạo đức để cảm hóa, quan niệm này còn tồn tại mãi
đến thế kỉ XIX.
Ở thế kỉ XVII và XVIII: Lúc này lịch sử đã trở thành một thể loại văn
học và vì vậy nó phải đáp ứng những tiêu chí của cách cư xử hợp lề thói, của
kết cấu bố cục…
Đến thế kỉ XIX: Đối với một số tác giả, lịch sử vẫn luôn là một đề tài
hấp dẫn với những bận tâm về mặt mỹ học của tác phẩm (màu sắc, kể chuyện,
kịch…) đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm đến tính khách quan đến ý nghĩa
cụ thể, đến tính cách cá nhân…đối với những người khác, đề tài lịch sử ngả
về việc phân tích sự việc được xem xét một cách trừu tượng hơn.
Từ sau năm 1870, đề tài lịch sử mang tính thực chứng áp đặt một quan
niệm thực sự khoa học.
Đến thế kỉ XX: Những tác giả nghiên cứu đề tài lịch sử đã cố gắng
tránh những trở ngại gây ra bởi tính chủ quan trong khi coi trọng hơn nữa
phương pháp phê bình. Đề tài lịch sử khai thác ở mọi lĩnh vực cố khôi phục
lại một cách khách quan tâm hồn của một thời đại, các tác giả văn học thường
gắn bó một chủ đề với một giai đoạn lịch sử được xác định chính xác, hướng
đề tài lịch sử về những tâm tính, những biểu hiện tư tưởng, những bước tiến
của dân chúng, những phong tục tập quán…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Có thể nói lịch sử cho nguời ta một sự siêu thoát và đề tài lịch sử là
một nguồn cảm hứng vô tận với những nhà văn vì thế Hugô (trong lời nói đầu

của vở Crômwell ) và những nhà văn lãng mạn đã nhấn mạnh đến việc sử
dụng lịch sử để tô đậm màu sắc địa phương của tác phẩm văn học.
Cho dù quan niệm về đề tài lịch sử như thế nào thì lịch sử vẫn luôn là miền đất
hấp dẫn đối với nhà văn. Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
ra đời cách nhau khoảng năm sáu năm nhưng hai cuốn tiểu thuyết này là kết quả của
một quá trình thai nghén lâu dài với cảm thức lịch sử

và những trải nghiệm thể hiện tư
tưởng nghệ thuật, nhãn quan độc đáo của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã
từng cho rằng “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết”. Có thể thấy
Nguyễn Xuân Khánh khá nhấn mạnh tính tiểu thuyết trong các tác phẩm viết về lịch sử
của mình. Bài viết không nhằm mục đích phân loại tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh có phải tiểu thuyết lịch sử hay không mà tìm hiểu quan niệm về lịch sử thông
qua thế giới nghệ thuật với mong muốn góp phần lý giải sự thành công của hai cuốn
tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn

.
Nhận định về sự khác nhau giữa vai trò của nhà văn với nhà sử học, M.
Kundera cho rằng: “Khoa chép sử viết lại lịch sử xã hội chứ không phải con
người, vì vậy những sự kiện lịch sử được nói đến trong các tiểu thuyết của tôi
thường bị khoa chép sử bỏ quên”[23]. Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử vấp phải
vấn đề muôn thuở đó là cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa sự thật và hư cấu, lịch sử
yêu cầu tính chân thực trong khi văn học cho phép hư cấu. Giải pháp tốt nhất có thể
thực hiện đó là nhà văn giải quyết mối mâu thuẫn giữa sự thật và hư cấu bằng “sự thật
của con người”, độc giả có quyền không tin nhà văn nhưng sự thật về con người theo
logic khách quan thì không thể phủ nhận.
Khám phá con người trong lịch sử vốn không phải là chuyện mới, bởi “văn
học là nhân học”, tuy nhiên, khi nhà văn tiếp cận lịch sử có thể bị hút vào các sự kiện,
biến cố mà làm mờ nhạt đi khả năng khám phá con người. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Khánh lấy con người làm tâm điểm chứ không lấy việc tái hiện lịch sử hoặc minh hoạ
lịch sử làm mục đích phản ánh. Nhà văn muốn khám phá sự phản chiếu của thời đại
lịch sử vào tâm lý, tính cách, số phận cụ thể của con người, đồng thời qua đó ông đặt
lại một số vấn đề cần nhận thức với tinh thần hoài nghi cái lịch sử “tại ngoại” mà số
đông chúng ta vẫn coi là tất yếu.
Nói đến đề tài lịch sử là nói đến sự công phu tìm tòi tư liệu, gom góp
kiến thức, tích luỹ sự hiểu biết mọi mặt về đời sống xã hội, văn hoá tinh thần,
vật chất…của một thời đại, một giai đoạn lịch sử đã trở thành quá vãng mà
người viết có thể không trực tiếp sống, không được trải nghiệm. Nếu thời điểm
lịch sử được người viết lựa chọn đã quá xa và nhân vật lựa chọn là người danh
tiếng vang bóng một thời, thì anh ta sẽ phải đối mặt với cả rừng tư liệu của
chính sử, huyền sử và cả dã sử nữa. Lựa chọn tư liệu nào, lựa chọn cách khai
thác nào là cả một vấn đề lớn quyết định đến thành - bại của tác phẩm.
Những quyết định lịch sử của các nhân vật lịch sử thường mang tính lý
trí, không mấy hấp dẫn với người xem, nếu không muốn nói là buồn chán.
Nhiệm vụ của nghệ sỹ là sáng tạo ra những tình huống kịch tính, bịa ra những
xung đột trong mối tương quan rất đời thường của nhân vật, trong quá trình
vận động dẫn tới quyết định lịch sử đó. Dựa trên tính cách nhân vật mà hư cấu
tạo ra kịch tính, biến đổi sự việc kém hấp dẫn tới mức trở thành lôi cuốn,
nhưng cần tôn trọng những gì lịch sử đã ghi thành văn bản như bản chất sự
kiện, địa điểm, ngày tháng, lời phát ngôn của nhân vật Như vậy trí tưởng
tượng phong phú của bạn mặc sức tung hoành mà không sợ phản lại lịch sử.
Nhân vật lịch sử tất nhiên là người có tham vọng lớn. Khi người ta có tham
vọng , bao giờ người ta cũng dẫm bẹp chân ai đó. Vậy là trong bản chất của
sự kiện bao giờ cũng hàm chứa xung đột đối kháng. Cứ như vậy bạn sẽ không
lo thiếu kịch tính. Nếu chỉ dựa vào công tác sưu tầm tra cứu là không bao giờ
đủ. Hãy phát huy tối đa sức tưởng tượng, hãy để cho trực giác lôi cuốn và nếu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đi đúng hướng thì sự “hư cấu” sẽ biến thành “sự thật toàn vẹn”. Đây có lẽ là
đề tài một cuốn sách lớn cho nhà nghiên cứu. Với tư cách là một biên kịch có
chút ít kinh nghiệm thực tế, tôi mạnh dạn trao đổi nhận thức riêng của mình
với các bạn đồng nghiệp, mong có giúp ích gì cho các đồng nghiệp trẻ. Và
trong luận bàn có điều gì thái quá hay nửa vời, xin đồng nghiệp và những nhà
nghiên cứu lượng thứ chỉ dẫn.
1.2. Đề tài lịch sử trong văn học thế giới.
Nói đến đề tài lịch sử là nói đến sự công phu tìm tòi tư liệu, gom góp kiến
thức, tích luỹ sự hiểu biết mọi mặt về đời sống xã hội, văn hoá tinh thần, vật
chất…của một thời đại, một giai đoạn lịch sử đã trở thành quá vãng mà người
viết có thể không trực tiếp sống, không được trải nghiệm. Nếu thời điểm lịch sử
được người viết lựa chọn đã quá xa và nhân vật lựa chọn là người danh tiếng
vang bóng một thời, thì anh ta sẽ phải đối mặt với cả rừng tư liệu của chính sử,
huyền sử và cả dã sử nữa. Lựa chọn tư liệu nào, lựa chọn cách khai thác nào là
cả một vấn đề lớn quyết định đến thành - bại của tác phẩm.
Đây là đề tài phổ biến trong văn học thế giới. Có thể xem là một đề tài
vĩnh cửu, “một miền đất hứa” mà nghệ sĩ của mọi thời đại có thể khai thác.
Những tác giả khai thác về đề tài lịch sử trên thế giới đều rất thành công. Có
thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng như: Thần thoại Hy lạp (Bi kịch cổ đại
Hy lạp); thời Phục Hưng có những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare; thời
chủ nghĩa cổ điển với kịch của Môlie; Ba chàng Ngự lâm (Dumas); Cuốn
theo chiều gió (Margare Mitchell) và trong văn học Trung Quốc cũng có rất
nhiều tác phẩm kịch nổi tiếng được công chúng ưa thích…
Trước tiên phải kể đến Shakespeare (1564- 1616), ông được mệnh danh
là “linh hồn của thời đại”, là nhà thơ, nhà viết kịch đầu tiên của nước Anh, là
tác giả tiêu biểu nhất trong thời kỳ văn hóa phục hưng Châu Âu. Cả cuộc đời

ông sáng tác tất cả 37 vở kịch, 154 bài mười bốn dòng, 2 bài thơ dài và các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thể loại thi ca trong đó những tác phẩm viết về đề tài lịch sử là rất lớn. Trong
giai đoạn sáng tác thứ nhất (1566- 1600), Shakespeare có đến chín kịch bản
viết về đề tài lịch sử. Đây là giai đoạn nước Anh đã giành được bá quyền trên
mặt biển và trở thành cường quốc thế giới. Kinh tế trong nước phát triển, xã
hội ổn định, quyền lực tập trung trong tay nhà vua, tư tưởng chủ chủ nghĩa
nhân văn được truyền bá rộng rãi. Những vở kịch lịch sử của ông là những
bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội, tinh thần chống lại cát cứ phong kiến
và ủng hộ vương quyền. Đây là sản phẩm độc đáo trong nền kịch nước Anh.
Vở kịch King John của ông thể hiện sự kiện lịch sử của thế kỷ XII-
XIII. Các vở kịch khác tập trung thể hiện sự chao đảo và thay đổi của xã hội
Anh từ sau thế kỷ XIV và thế kỷ XX. Shakespeare xây dựng những nhân vật
theo từng tầng lớp xã hội như nhà vua, giới quý tộc, hiệp sĩ, thị dân, binh sĩ,
nông dân và cả những thành phần lưu manh, gái điếm. Tất cả phản ánh sự tan
rã của xã hội phong kiến Anh và tham vọng ổn định xã hội của giai cấp tư
sản, tuy rằng vẫn còn mờ nhạt.
Từ năm 1590 đến năm 1591, vở kịch lịch sử Henry VI ra đời. Vở kịch
kể về một nhà vua nhu nhược Henry VI trị vì đất nước trong suốt năm mươi
năm và dẫn tới tình trạng đất nước bị lâm nguy. Thực tế nước Anh trong thời
kỳ này đang bị thù trong giặc ngoài, khói lửa chiến tranh liên miên.
Tiếp theo tiến trình lịch sử là vở kịch Richard IV ra đời năm 1592, câu
chuyện kể về Richard sát hại vua Henry VI và sau cái chết của vua Richard
IV, Richard đã âm mưu sát hại sáu người kế thừa ngôi vua hợp pháp và xúi
giục dân chúng bạo loạn đưa ông ta lên làm vua.
Nhân vật Richard III mang tính chất điển hình của nhân vật lịch sử, một
bạo chúa đầy tham vọng, xảo trá, độc ác, nham hiểm. Đến vở Henry IV, nhân

vật Sir Jonh Falstaff được xây dựng hết sức sáng tạo, đó là một gã hiệp sĩ chỉ
biết ăn chơi và háo sắc. Khi ra chiến trường gã giả vờ chết để bảo tồn tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
mạng, thể hiện một lớp người trong xã hội chuyên lợi dụng tình hình xã hội
để vơ vét hưởng lạc.
Ngoài ra, Shakespeare còn mang vào trong kịch của ông cả một giai
đoạn lịch sử suốt hơn 200 năm của nước Anh như vở Henry V (1598) và
Henry VIII (1612). Ông lên tiếng khiển trách những cuộc chiến tranh đẫm
máu của giới quý tộc phong kiến bày tỏ nguyện vọng thống nhất quốc gia, ổn
định xã hội. Qua những vở kịch của mình, ông cũng vạch trần những mâu
thuẫn của thời đại, phản ánh lý tưởng của giai cấp tư sản mới vươn lên.
Tiếp theo là vở Hamlet. Vở Hamlet ra đời năm 1601, tác phẩm mở ra
cả một thời đại phát triển mới của bi kịch. Trước đó, ông chủ yếu viết hài kịch
và kịch lịch sử. Những vở kịch này đã vạch trần sự tàn bạo, thối nát của chế
độ phong kiến lỗi thời. Có điều, khi đấu tranh chống lại những tàn dư của chế
độ phong kiến, cũng như những nhà nhân văn chủ nghĩa khác, Shakespeare
tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của xã hội. Nhưng từ những năm 90 của thế kỷ
XVI, tình hình nước Anh bắt đầu thay đổi. Chính thể chuyên chế từng giữ vai
trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phong kiến cát cứ
ngày càng trở nên thối nát, đốn mạt. Giai cấp thống trị bộc lộ bản chất phản
nhân dân của nó. Những tệ nạn thời trung cổ được hồi sinh dưới những hình
thức còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Trước tình hình xã hội như vậy quan
điểm xã hội và triết học của tác giả cũng trở nên phức tạp. Ông nhận ra những
mâu thuẫn của chế độ chuyên chế tư sản. Ông muốn phân tích, khám phá bản
chất của những mâu thuẫn ấy. Và sáng tác của ông đã phản ánh một cách
thiên tài toàn bộ sự lạc điệu của đời sống xã hội đương thời. Phần mở đầu bi
kịch Hamlet chính là phần mở ra một tình thế lịch sử. Ấn tượng đầu tiên mà

nó mang lại khi ta xem vở kịch là sự lo âu, kinh hoàng, là linh cảm về những
biến động dữ dội rồi sẽ sảy ra. Quả là những gì đã xảy ra trong tác phẩm
Hamlet có liên quan tới những vấn đề trọng đại mang tầm cỡ quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Hamlet là sản phẩm của hoàn cảnh. Chính những điều kiện lịch sử xã hội thời
đại Phục hưng đã sinh ra tấn bi kịch này; đó là thời đại sụp đổ của những quan
hệ gia trưởng, nhờ thế cá nhân và trí tuệ được giải phóng. Nhưng đó cũng là
thời đại bắt đầu hình thành chủ nghĩa tư bản, lại trải qua một kỷ nguyên thống
trị của những thế lực mới, trong đó có không biết bao nhiêu là sự đểu cáng,
tráo trở. Điều kiện lịch sử cụ thể ấy đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư tưởng
và hành động, giữa sự hiểu biết thế giới sâu sắc với khả năng tiến hành những
hành động có thể làm thay đổi trật tự hiện hành.
Nói tóm lại, khi nói tới những tác phẩm kịch lịch sử của Shakespeare
bạn đọc thường nhắc tới những tác phẩm phần lớn lấy đề tài từ lịch sử của
nước Anh, chủ yếu trong tập: Sử biên niên của Anh và Scotland. Đây chính
là thời điểm nhiều kịch tính nhất trong 100 năm quá khứ của nước Anh. Các
vở kịch này thường nhất quán một tư tưởng: thống nhất quốc gia, giữ vững
hòa bình và sự thắng thế tất yếu của nhà nước quân chủ tập trung. Tác phẩm
tiêu biểu đó là: Henry IV, Richard II, Macbeth…
Như chúng ta đã biết văn học cổ điển Nga thế kỷ XIX cho đến nay vẫn
giữ được vị trí cao trong nền nghệ thuật hiện đại của toàn nhân loại với hàng
loạt tên tuổi ngời sáng, mà trước hết phải kể đến Puskin (1799- 1837), nhà
văn Gôgôn (1809 -1852); hai bậc thầy lỗi lạc đã kì công mở đường và xây
dựng lên lâu đài văn chương nguy nga tráng lệ, trong đó có thể loại tiểu
thuyết lịch sử.
Sau khi đã thành công rực rỡ qua hàng trăm bài thơ trữ tình, hàng chục
bản trường ca, truyện thơ Epgheni Oneghin cùng các truyện ngắn và kịch,

Puskin chuyển sang viết tiểu thuyết lịch sử. Người con gái viên đại úy (1834
- 1835); lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa của nông dân Pugasiov (1773 - 1775)
trong lịch sử nước Nga ở cuối thế kỷ XVIII, tác phẩm thấm đượm tính thời sự
nóng hổi của xã hội mà nhà văn đang sống. Cuộc cách mạng tháng chạp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
(1825) mà Puskin đặc biệt cảm tình, do một bộ phận quý tộc tiến bộ cầm đầu
bị thất bại, chính quyền chuyên chế Nga hoàng càng tìm mọi cách kìm hãm
đất nước trong vòng nô lệ tối tăm. Mọi hoạt động chống đối đều bị đàn áp tàn
bạo, kinh tế khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trước tình
hình nóng bỏng của thời cuộc, Puskin không ngừng day dứt, suy ngẫm, và
bộc lộ rõ tâm tư trong một lá thư viết vào đầu tháng 5 năm 1831 gửi người
bạn văn Viademxki: “Khi mà trước mắt còn diễn ra những tấn bi kịch như
vậy, thì không bao giờ nên nghĩ đến các vai trò hài kịch chó má trong văn học
chúng ta”[23;11].
Nhằm khẳng định và ca ngợi vai trò của Pugasiov (1833-1834), rồi từ
đấy viết tiếp tiểu thuyết với mong muốn “Chất vấn quá khứ để trả lời cho
hiện tại và tương lai”. Những tác phẩm của Puskin đậm đà tính nhân dân, đã
góp phần chắc chắn vào việc đặt nền móng cho thể loại tiểu thuyết nói chung
và tiểu thuyết lịch sử nói riêng trong văn học Nga vào nửa đầu thế kỷ XIX.
Bước tiếp truyền thống của Puskin ít lâu sau, nhà văn Gôgôn (1809-1852) đã
sáng tác thành công cuốn Tarax Bunba (1835). Câu chuyện được bắt nguồn
từ quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân Ukraina, gắn bó mật thiết
với một bộ phận dân Côdắc, thuộc miền nam nước Nga.
Tác phẩm phản ánh cuộc sống của quần chúng từ những ngày xa xưa,
mang ý nghĩa thời sự trước phong trào khởi nghĩa vũ trang của nông dân đang
diễn ra quyết liệt do Karmeliuc chỉ huy vào những năm 1830 nhằm chống lại
chế độ thống trị hà khắc của Nga hoàng Nikolai II đương thời câu kết với tầng

lớp quan lại địa phương. Mặc dù thất bại, vị tướng thủ lĩnh bị giết, nhưng dư
âm cuộc khởi nghĩa vẫn còn vang vọng khắp nước Nga.
Một tác giả nữa cần phải nhắc đến như một người chép sử bằng thơ,
kịch, phê bình văn học, tiểu thuyết, đó là Victo Hugo. Ông đã có công phản
ánh trung thực những bước chuyển mình vĩ đại của lịch sử đất nước. Cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
“bóng” của ông đã “tỏa” rợp khu vườn nghệ thuật toàn thế giới. Trong hơn
60 năm cầm bút sáng tác ông đã viết lên 45 tác phẩm, trong đó có những cuốn
được cả thế giới ngưỡng mộ…Năm 1830, Hugo viết kịch bản lịch sử
Cromwell, bao gồm các yếu tố bi - hài, tầm thường - cao cả. Ba năm sau đó,
ông tiếp tục đưa ra trình diễn vở Trận chiến Hernani sẽ được công diễn tại
nhà hát kịch Paris. Sau đó cuốn Nhà thờ Đức bà Paris cũng được ra đời và
mang vinh quang đến cho tác giả…
Như vậy, trong văn học thế giới đề tài lịch sử được nói tới rất nhiều ở
những sáng tác của những nhà văn nổi tiếng.
Nhận thức về lịch sử là một quá trình. Mỗi thời đại, thậm chí mỗi tác
giả lại có cách nhìn lịch sử không hoàn toàn giống nhau. Lịch sử là tập hợp
những sự kiện, sự kiện lịch sử đều đã xảy ra, mãi mãi qua đi rồi, những cái
mà lịch sử để lại chỉ còn là những dấu vết. Để giải mã được những dấu vết ấy
cần có những kiến thức rất sâu rộng và đây là công việc của văn học tái hiện
lại quá khứ. Đề tài lịch sử trong văn học rất rộng rãi, nó được thể hiện trên
nhiều thể loại văn học khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là những tác phẩm kịch
và ở trong bài viết này nội dung đề cập tới là đề tài lịch sử trong tác phẩm
kịch. Đề tài lịch sử đòi hỏi một sự tiếp cận có văn hóa, có suy nghĩ và có hiểu
biết. Và chỉ có thể tạo ra những tác phẩm kịch lịch sử có giá trị trên nền tảng
sự hiểu biết sâu sắc không chỉ riêng về lịch sử mà cả về hiện tại. Đòi hỏi này
có khả năng thúc đẩy sự nâng cao chất lượng văn học trên thế giới.

1.3. Đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam.
Bàn về đề tài lịch sử trong văn học, Salygin đã khẳng định: “Chúng ta
phải tin ở các nhà sử học trong việc miêu tả sự kiện và các nhà sử học phải
tin vào sự hiểu biết của chúng ta về trái tim con người”[23;6]. Chính vì việc
có hai hướng tiếp cận khác nhau như vậy nên văn học vẫn có lý do tồn tại bên
cạnh sử học, hay nói cách khác lịch sử luôn là một đề tài lớn của văn chương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Công chúng dù đã thuộc làu lịch sử, đã biết thông tin nhưng vẫn say mê tìm
đến với văn học đề tài lịch sử để có thể hiểu biết thêm về lịch sử.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có lịch sử oanh liệt và hào
hùng. Cho tới nay những trang sử lưu lại về những giai đoạn lịch sử quan trọng,
những nhân vật lịch sử anh hùng…vẫn còn có giá trị với người dân nước nhà,
trong đó những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử của các nhà văn cũng giữ
một vị trí vô cùng quan trọng trong việc lưu lại và gìn giữ lịch sử.
Văn học kịch Việt Nam đã có những thành tựu rất sớm về đề tài lịch sử.
Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển của thể loại, lịch sử tiếp tục
được khám phá từ nhiều góc độ đa dạng, với những cảm hứng phong phú dồi
dào hơn. Và chính quá trình khai thác đề tài lịch sử lâu dài đó đã đặt ra cho văn
học kịch những vấn đề lý luận quan trọng về mối quan hệ giữa tính chân thật
lịch sử và tính hư cấu nghệ thuật, giữa nội dung lịch sử và tính chất hiện đại.
Văn học kịch Việt Nam chính thức khai sinh từ năm 1921; những kịch
bản ra đời trong thập niên 1920 tuy “thuần nhiên dùng văn ta tả những cảnh
xã hội ta” nhưng lại thể hiện khá rõ ảnh hưởng của kịch cổ điển Pháp với
những bi kịch kiểu Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long hoặc những hài kịch
trào lộng kiểu Ông Tây An Nam của Nam Xương. Từ thập niên 1930, với
phong trào phục cổ rầm rộ trong xã hội, văn học kịch đã đạt được những giá
trị mới thông qua những câu chuyện cũ trong kho tàng lịch sử. Tới giai đoạn

1930-1945, kịch lịch sử gồm hai mảng khác biệt: Một mảng viết về lịch sử
Trung Quốc, một mảng viết về lịch sử dân tộc nhưng nhìn chung những kịch
bản viết về lịch sử dân tộc tỏ ra thành công hơn khi xét về phương diện đặc
trưng và yêu cầu của thể loại. Những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này
phải kể đến: Dương Quý Phi (Thế Lữ và Vi Huyền Đắc); Tiếng địch sông Ô
(Huy Thông); Kinh Nha (Huy Thông); Yêu Ly (Lưu Quang Thuận)…kịch thơ
Huyền Trân công chúa của Huy Thông; Hận Nam Quan của Hoàng Cầm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Người Hoa Lư của Lưu Quang Thuận… Nhưng nổi bật hơn hẳn là Cột đồng
Mã Viện của Nguyễn Huy Tưởng.
Sau Cách mạng tháng Tám, khái niệm đề tài lịch sử được mở rộng hơn
không chỉ là quá khứ hiển hách của cha ông mà còn là hiện tại hào hùng của
công cuộc đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên những thành tựu về kịch nói về đề
tài lịch sử bị thu hẹp lại. Nếu ở thời kì trước, những kịch gia tri thức tiểu tư
sản xa lánh hiện thực bế tắc mà tìm về quá khứ vinh quang cho thỏa chí tang
bồng thì tới thời kì này lịch sử trở nên “quá bình lặng so với hiện thực”. Mà
bản chất của kịch là tái hiện những xung đột xã hội. Do đó, kịch sau Cách
mạng tháng Tám ưu tiên cho đề tài hiện đại hơn đề tài lịch sử. Tuy nhiên, vẫn
phải kể đến những tác phẩm viết về đề tài lịch sử như: Bắc Sơn của Nguyễn
Huy Tưởng; Đề Thám của Lưu Quang Thuận và Thế Lữ; Tiếng trống Hà
Hồi của Hoàng Như Mai; Nguyễn Huệ (Thanh Tịnh); Quang Trung (Trúc
Đường).
Đến giai đoạn văn học hiện đại nhiều tác giả vẫn trở lại khai thác đề tài
lịch sử và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Ở luận văn này chúng tôi xin đề
cập tới một số tác phẩm sau để thấy được rằng mảng đề tài này rất thu hút sự
sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn.
Trong văn học hiện đại, nhiều tiểu thuyết lịch sử ra đời, trong đó nổi

bật nhất là các tác phẩm như Giàn Thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly, Mẫu
thượng ngàn ( Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Tám
triều vua Lý, Bão táp triều Trần ( Hoàng Quốc Hải)… Viết tiểu thuyết lịch
sử, các tiểu thuyết thường chú tâm tới những sự kiện lịch sử mà qua đó có thể
đưa đến một sự thức nhận cho độc giả về hiện tại. Việc Nguyễn Xuân Khánh
dựng lại một nhân vật lịch sử là Hồ Quý Ly không hoàn toàn chỉ là phục dựng
lại một thời đại lịch sử ngắn ngủi đã qua. Tác phẩm đánh thức người đọc “ tri
tân” về những vấn đề của hiện tại, thân phận người trí thức - những cá nhân

×