Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.33 KB, 62 trang )






Luận văn
Không gian, thời gian nghệ
thuật trong thơ Tố Hữu
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

Lời cảm ơn

Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, nghiêm
túc, tận tình của cô giáo Tạ Thanh Hà - Giảng viên khoa Xã hội Trường
cao đẳng sư phạm Nghệ An. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự
kínhtrọng sâu sắc tới sự quan tâm và giúp đỡ của cô.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà
trường; Chủ nhiệm khoa xã hội cùng các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn đã
nhiệt tình, tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của những người thân,
bạn bè…đã giúp tôi hoàn thành đề tài này!

Xin trân trọng cảm ơn!

Vinh tháng 11 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Thu













Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
1
A. Phần mở đầu
2
I. lý do chọn đề tài 2
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứư 3
III. Lịch sử vấn đề 4
IV. Nhiệm vụ nghiên cứư 6
V. Phương pháp nghiên cứư 6
VI. Điểm mới của đề tài 7
VII. Cấu trúc của đề tài 7
B. Phần nội dung
8
Chương I: Con đường thơ Tố Hữu
8

I. Tác giả Tố Hữu 8
1. Tiểu sử 8
2. Con người 9
II. Con đường thơ 9
Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
12
I. Không gian nghệ thuật
12
1. Khái niệm không gian nghệ thuật 12
2.Các dạng thức không gian nghệ thuật trong văn học 13
II. Không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
16
1. Không gian con đường 16
2. Không gian đối lập 20
3. Không gian đời thường 24
4. Không gian vũ trụ 28
Chương III: Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
37
I. Thời gian nghệ thuật
37
1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 37
2. Các hình thức thời gian nghệ thuật trong văn học 38
II. Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
41
1. Thời gian lịch sử 42
2. Thời gian hướng đến tương lai 48
3. Thời gian mùa xuân và mùa thu 51
Phần kết luận
58
Tài liệu tham khảo

60





A. PHẦN MỞ ĐẦU
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

I. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ trường kỳ vô cùng ác liệt. Chính trong những năm tháng kháng chiến
vẻ vang ấy đã xuất hiện lớp lớp con người anh hùng, vô tận những tấm
gương sáng ngời của những con người Việt Nam cần cù và anh dũng. Việt
Nam- Đất nước, con người đã trở thành một niềm thiết tha yêu dấu, đã trở
thành một đề tài cao đẹp cho sáng tác của các nghệ sỹ đang bước đi theo
Đảng, theo Bác. Kháng chiến tuy có lâu dài và vất vả nhưng rất nhiều nhà
thơ của ta đã lên đường cùng xông xáo với quần chúng, tiến bước trong lửa
khói, làm thơ để phục vụ cách mạng. Trong số những nhà thơ ấy, Tố Hữu
là một người tiêu biểu. Ông đã theo sát cuộc kháng chiến, bước sát nơi tiền
tuyến, đi sâu vào hậu phương, có mặt khắp mọi nơi làm thơ về đề tài kháng
chiến.
Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Là sản
phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng, đồng thời là người giữ vai trò tuyên
truyền, cổ động, truyền lệnh của cách mạng, thơ Tố Hữu đã có sức cảm
hóa, chinh phục rộng rãi đông đảo quần chúng nhân dân trong một thời kỳ
mấy mươi năm. Với vị trí và sức mạnh của mình, thơ Tố Hữu đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến những đặc điểm và xu hướng vận động của nền thơ ca
cách mạng trong giai đoạn 1945-1975.

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc nhất của nền văn học cách
mạng trong thời đại mới suốt nửa thế kỷ. Thơ Tố Hữu đã hiện diện trong
đời sống cách mạng và đời sống văn học của dân tộc ta như một hiện tượng
tinh thần có sức hút và cổ vũ lớn lao với hàng triệu người. Đó là sự thành
công và niềm vinh dự mà không nhiều nhà thơ đạt được. Chính vì lẽ đó thơ
Tố Hữu luôn là đề tài hấp dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Là một sinh viên lớp Văn - Sử trường Cao đẳng sư phạm, tôi nhận thấy
nghiên cứu thơ Tố Hữu là một đề tài khơi gợi tinh húng thú trong khám
phá. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép, tôi chỉ có điều kiện tìm hiểu
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

một khía cạnh thi pháp, đó là thi pháp Không gian, thời gian nghệ thuật
trong thơ Tố Hữu. Vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ ông là
một vấn đề lớn. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho chúng ta thấy được vai
trò và ý nghĩa to lớn của thi pháp không gian, thời gian trong mối liên hệ
với nội dung của các tác phẩm thơ Tố Hữu. Đồng thời thấy được những
đóng góp của thi pháp không gian , thời gian trong việc thể hiện nội dung,
thể hiện những tâm tư tình cảm mà nhân vật trữ tình muốn truyền đạt. Đặc
biệt hơn cả là qua đây sẽ giúp cho chúng ta thấy được nét độc đáo riêng
biệt trong thơ Tố Hữu. Nghiên cứu về Tố Hữu, về không gian và thời gian
nghệ thuật trong thơ ông còn là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nâng cao
hiểu biết phục vụ cho quá trình học tập hôm nay và công tác giảng dạy về
Tố Hữu sau này.
I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề: Không gian thời
gian nghệ thuật trong các tác phẩm thơ Tố Hữu
2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà đề tài tập trung nghiên cứu là tác giả Tố Hữu và các bài

thơ của ông trong những tập thơ: Từ ấy(1937-1946), Việt Bắc(1947-1954),
Gió lộng(1955-1961), Ra trận(1962-1971), Máu và Hoa(1972-1977), Một
tiếng đờn(1979-1992),Ta với ta(1992-1999).
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tố Hữu là một trong số ít những nhà thơ có ảnh hưởng sâu rộng
trong quần chúng. Nhà thơ chinh phục được trai tim nhân dân bằng những
năm tháng gắn bó với mọi người bằng lẽ sống đẹp, và đã nói hộ quần
chúng khát vọng sâu xa của họ bằng chính nhịp đập của trái tim nghệ sỹ.
Hơn năm mưoi năm, thơ Tố Hữu đã được quần chúng đón nhận và trở
thành tài sản tinh thần của họ. Từ già đến trẻ, người Việt Nam hầu như
chẳng có ai là không thuộc, không yêu ít nhiều thơ Tố Hữu. Thơ ông trở
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học nứoc ta trong mấy chục năm qua. Các công trinh phê bình
giới thiệu của các nhà văn, nhà thơ Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…Các chuyên
luận và bài nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh,
Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức…Đều đã đề cập đến nhiều mặt quan
trọng khác nhau của thơ Tố Hữu.
Nhìn chung, thơ Tố Hữu đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ
nội dung, tư tưỏng tới hình thức phong cách, từ đề tài, chủ đề, hình tượng
tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ…Trong đó vấn đề không
gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu đang được chúng tôi nghiên
cứu ở đây đã được một số nhà nghiên cứu văn học đề cập đến. Tiêu biểu
như tác giả Trần Đình Sử với hai công trình lớn Dẫn luận thi pháp học(xuất
bản 1998) và Thi pháp thơ Tố Hữu(xuất bản 2005). Bên cạnh đó vấn đề
này còn được đề cập ít nhiều trong công trình Nghiên cứu thi pháp thời
gian trong thơ Tố Hữu được đăng trên báo Tạp chí Sông Hương số ra ngày

13-9-2010. Cụ thể:
1. Công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu của giáo sư Trần Đình Sử là
một công trình nghiên cứu về thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật
trong thơ Tố Hữu đầy đủ nhất, phong phú nhất từ trước tới nay. Ở đây, tác
giả chỉ racác dang thức biểu hiện của không gian nghệ thuật trong thơ Tố
Hữu bao gồm: Không gian con đường cách mạng (trên con đường ấy thực
sự là không gian xã hội cho mọi con người Việt Nam) và không gian vũ
trụ. Tác giả đã so sánh không gian vũ trụ trong thơ Tố Hữu với khônggian
vũ trụ trong các tác phẩm thơ, văn của một số tác giả khác để làm nổi bật
lên đặc điểm riêng biệt của thơ Tố Hữu. Đó là không gian vũ trụ hòa nhập
với không gian xã hội, không gian trong thơ Tố Hữu luôn luôn vận động.
Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra các dạng thức biểu hiện của thời gian nghệ
thuật trong thơ Tố Hữu. Đó là thời gian lịch sử với nhiều bình diện khác
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

nhau, khắc họa dòng thời gian vận động mang nhịp sông lớn của thời đại.
Đồng thời, thời gian trong thơ Tố Hữu luôn vận động hướng về tương lai
khác với thời gian trong thơ cổ và thơ ca cách mạng đầu thế kỷ XX.
2. Trong công trinh nghiên cứu Dẫn luận thi pháp học cũng của giáo sư
Trần Đình Sử, tác giả đã đua ra một số khái niệm về không gian, thời gian
nghệ thuật, các hình thức không gian, thời gian trong văn học. Bên cạnh
đó,tác giả đã phân tích không gian nghệ thuật cụ thể trong thi phap thơ Tố
Hữu. Cũng tương tự như công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu ở
trên, ở đây không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu được biểu hiện rõ nhất
ở dạng không gian con đường cách mạng. Con đường là không gian lộ
thiên gắn với không gian vũ trụ truyền thống trong thơ cổ điển.
3. Trong công trình Thi pháp thời giam nghệ thuật trong thơ Tố Hữu được
đăng trên tạp chí Sông Hương. Tác giả Hoàng Dũng không đi tìm hiểu
những biểu hiện cụ thể của thời gian nghệ thuật mà chỉ đi vào tìm hiểu một

khía cạnh thời gian nghệ thuật, đó chính là mùa xuân và mùa thu trong thơ
Tố Hữu. Tác giả đả thống kê sốlần mùa xuân và mùa thu xuất hiện, sự vận
động, chuyển hóa của hai mùa này theo hiện thực cách mạng của nhà thơ.
Mùa xuân trong Từ ấy và Việt Bắc còn là sự khat khao, ước ao, chờ đợi.
Đến Gió lộng thì mùa xuân đã trở thành hiện thực và trở thành người bạn
trò chuyện với nhà thơ. Sang Ra trận thì mùa xuân đã trở thành một người
chiến sỹ thực sự , mang một sức sông khỏe mạnh, hùng tráng, gắn liến với
những anh hùng thời đại như: cô dân quân, anh giải phóng quân, Bác Hồ…
Nói về mùa thu, tác giả chỉ rõ sự chuyênt biến của mùa thu. Mùa thu
trong Từ ấy là cái gì đó tàn tạ, mất mát hay báo hiệu cái tàn tạ, mất mát.Sau
cách mạng tháng tám, mùa thu đã mang một màu sắc mới, trở thành mùa
vui mùa của cách mạng.
Song chúng tôi muốn có cái nhìn thật đầy đủ, toàn diện về thời gian,
không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, một biểu hiện đặc sắc về thi pháp
nghệ thuật thơ Tố Hữu. Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi thực hiện đề
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

tài này nhằm bổ sung rõ hơn những khía cạnh của không gian, thời gian
nghệ thuật trong thơ Tố Hữu. Từ đó, khẳng định thêm tài năng nghệ thuật
của ngòi bút Tố Hữu trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi
trứơc.
Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích phục vụ cho việc học tập hôm nay
và công tác giảng dạy sau này.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đề ra những nhiêm vụ sau:
1. Vận dụng lý thuyết thi pháp học hiện đại để tìm hiểu một phương diện
cơ bản của thi pháp thơ Tố Hữu. Đó là thi pháp thời gian, không gian nghệ
thuật.
2. Khảo sát, phân loại các hình thức biểu hiện chủ yếu của thi pháp không

gian, thời gian nghệ thuật và tìm ra ý nghĩa của chúng.
3. Khẳng đinh thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật là một phương
diện đặc sắc của thi pháp thơ Tố Hữu.
V. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, có sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phưong pháp thống kê phân loại
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
3. Phương pháp so sánh đối chiếu
VI. Điểm mới của đề tài
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, vận dụng ý kiến đánh giá của các tác giả
đi trước và đề tài coi đó là định hướng quý báu, là kim chỉ nam dẫn đường,
dẫn dắt chúng tôi đi sâu tìm hiểu giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra. Mặt
khác, từ việc phân tích, thẩm bình những biểu hiện đặc sắc của thi pháp
không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu để đưa ra nhứng nhận
xét, đánh giá của người viết về vấn đề này. Qua đó một lần nữa khẳng định
thêm tài năng nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu qua phương diện thi pháp
nghệ thuật.
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

VII. Cấu trúc của đề tài
A. Phần thứ nhất: Mở đầu
B. Phần thứ hai: Nội dung
Chương I: Con đường thơ Tố Hữu
Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
Chương III: Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
C. Phần thứ ba: Kết luận
Tài liệu tham khảo




















B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CON ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -


I. Tác giả
a. Tiểu sử
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920,quê ở
làng Phù Lai,Xã Quảng Thọ, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Ông thân sinh theo nho học, có đi thi nhưng không đỗ đạt và phải chật vật
kiếm sống bằng nhiều nghề, nhưng lại ham thích thơ văn, thích sưu tầm ca
dao tục ngữ. Bà mẹ là con một cụ tú, mộtngười phụ nữ Huế giàu tình

thương và thuộc nhiều ca dao dân ca.
Năm ông 12 tuổi thi đỗ vào trường Quốc Học Huế. Năm 1937 tham
gia vào phong trào mặt trận dân chủ Đông Dương do Đảng cộng sản lãnh
đạo. Tại đây ông được tiếp xúc với những chiến sỹ cộng sản thuộc lớp tiền
bối như Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu…Và đã nhanh chóng giác ngộ lý tưởng
cộng sản, trở thành người lãnh đạo của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế rồi
được kết nạp vào Đảng 1938. Thời gian này Tố Hữu đã đến với thơ và năm
1937 đăng các bài thơ đầu tiên trên các báo.
Cuối tháng 4/1939 Tố Hữu bị bắt, giam tại nhà lao Thừa Phủ, rồi ở
nhiều nhà tù thuộc miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3/1942 ông vượt
ngục Đăk Lay, tìm ra Thanh Hóa bắt liên lạc với tổ chức Đảng và tiép tục
hoạt động. Năm 1945 được điều động trở lại Huế làm chủ tịch Ủy ban khởi
nghĩa. Cách mạng tháng tám thành công, Tố Hữu tiếp tục đảm nhận những
trọng trách trong chính quyền cách mạng ở Huế, đồng thời làm nhiệm vụ
tập hợp đội ngũ văn nghệ, tri thức đến với cách mạng. Kháng chiến toàn
quốc bùng nổ, Tố Hữu được điều động ra Thanh Hóa làm bí thư tỉnh ủy và
cuối năm 1947 lên Việt Bắc ở cơ quan trung ương Đảng, phụ trách công tác
văn nghệ. Ông đã tham gia thành lập và ở trong ban lãnh đạo Hội văn nghệ
Việt Nam từ năm 1948. Trong gần 30 năm, Tố Hữu đã giữ nhiều cương vị
quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ông đã từng là
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

ủy viên Bộ chính trị tại Đại hội lần thứ V của Đảng cộng sản Việt Nam
(1981) và giữ chức phó chủ tịch hội đông bộ trưởng đến năm 1986.
Ông mất ngày 9/12/2002 tại Hà Nội.
b. Con người
Tuổi thơ Tố Hữu đã được nuôi dưỡng bằng những câu ca, điệu hò
quê hương trực tiếp là qua giọngcủa mẹ, lại được người cha dạy làm thơ
theo những lối cổ ngay từ khi 7,8 tuổi. Quê hương của nhà thơ có phong

cảnh núi sông nên thơ và là nơi sản sinh ra làn điệu dân ca trữ tình nổi tiếng
như hò mái nhì mái đẩy, điệu ca nam ai nam bằng…Huế còn là kinh đô
suốt mấy trăm năm của triều Nguyễn nên có một nền văn hoa bác học, phát
triển và nhiều sinh hoạt văn hóa cung đình. Quê hương và gia đình đã là
môi trường đầu tiên nuôi dưỡng và làm nảy nở hồn thơ ở Tố Hữu.
Tuổi thơ của Tố Hữu đã phải sớm chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về
tình cảm, cha thường xuyên đi làm ăn xa, Tố Hữu sớm phải xa gia đình.
Chính vì thế mà tâm hồn niên thiếu ấy càng khát khao tình thương, dễ rung
động với thân phận của những đứa trẻ mồ côi, em bé đi ở hay gảy đàn hát
dạo kiếm sống và rộng ra là những người ngheoh khổ tủi cực ở thành thị
ngay quanh mình. Bước vào tuổi thanh niên, Tố Hữu cũng mang tâm trạng
chung của thế hệ mình với nhiều nỗi buồn và tìm hướng đi. Nhưng tuổi
thanh niên của Tố Hữu đã may mắn sớm gặp lý tưởng cách mạng và đi theo
cách mạng.
Điểm nổi bật của Tố Hữu là sự thống nhất của nhà cách mang và nhà
thơ, giữa côn đường cách mạng và con đường thơ. Thơ với Tố Hữu là một
phần sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho lý tưởng cách mạng.
II. Con đường thơ
Con đương thơ của Tố Hữu song hành với con đường cách mạng
của tác giả và gắn bó mật thiết với chặng đường của cuộc đấu tranh cách
mạng trên đất nước ta suốt hôn thế kỷ kể từ thời phong trào Mặt trận dân
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

chủ Đông Dương( 1936-1939) thơ Tố Hữu gồm 7 tập và có thể phân chia
thành năm chặng đường.
1. Từ ấy (1937-1946)
Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt
động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của một người
thanh niên cách mạng trong giai đoạn lịch sử sôi động.

Tập thơ được in lần đầu năm 1946 và tái bản có chỉnh sửa năm 1959
mới được đặt tên là Từ ấy. Tập thơ gốm có 71 bài, chia ra ba phần: Máu
lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
Bài thơ tiêu biểu: Tâm tư trong tù, Từ ấy, Tiếng hát sông Hương,
Khicon tu hú, Nhớ đồng, Huế tháng tám, Xuân nhân loại.
2.Việt Bắc (1947-1954)
Tập thơ Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ Tố Hữu
theo hưóng dân chủ và đại chúng. Tình cảm bao trùm và sâu đậm nhất
trong cả tập thơ là “ khúc trường ca của tình yêu quê hương đất nước”(Hoài
Thanh).
Tập thơ in lần đầu tiên vào cuối năm 1954, gồm 24 bài thơ được
sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong những lần
in sau có bổ sung 4 bài, được viết năm 1946(Đèn xanh, Xanh lạt, Trường
tôi, Tình khoai sắn).
Các bài thơ tiêu biểu: Phá Đường, Việt Bắc,Ta đi tới, Lượm, Hoan
hô chiên sỹ Điện Biên,Lên Tây Bắc…
3. Gió lộng(1955-1961).
Tập thơ này gắn liền với giau đoạn mới của cách mạng với hai nhiệm
vụ cơ bản là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất
nước.
Tập thơ gồm 25 bài khai thác hai nguồn cảm hứng lớn niềm vui,
niềm tự hào, tin tưởng trước cuộc sông mới XHCN trên miềm Bắc và tình
cảm tới miền Nam ruột thịt cùng ý chí thống nhất đất nước.
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

Các bài thơ tiêu biểu: Quê mẹ, Tiếng chổi tre, Bài ca xuân 61, Tiếng
ru, Người con gái Việt Nam, Ba mươi năm đời ta có Đảng…
4. Ra trận(1962-1971), Máu và Hoa(1972-1977)
Ra trận gồm 31 bài, Máu và Hoa gồm 13 bài. Hai tập thơ này là

chặng đường thơ Tố Hữu trong một thời kỳ đau thương và hào hùng bậc
nhất của lịch sử dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, giành thống nhất đất nước. Các bài thơ tiêu biểu:
Ra trận: Mẹ suốt, Bác ơi, Bài ca xuân 68, Theo chân Bác, Hãy nhớ
lấy lời tôi, Kính gửi cụ Nguyễn Du…
Máu và Hoa: Gửi miền Nam, Việt Nam máu và hoa, Đường của ta
đi…
5. Một tiếng đờn (1979-1992), Ta với ta(1992-1999)
Đây là hai tập thơ thuộc chặng đường cuối cùng của thơ Tố Hữu, khi
nhà thơ đã đi qua nhiều biến cố, thử thách và cả những thăng trầm trong
cuộc đời một người cách mạng.
Thơ Tố Hữu ở chặng đường này vẫn thể hiện được sự nhất quán của
một con đường đã diểna nhiều biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội văn
học. Đúng như nhận xét của nhà thơ Tế Hanh: Chân trời đổi mới thơ trăm
hướng- Anh vẫn mình anh một tiếng đờn.
Những bài thơ tiêu biểu: Một khúc ca, Đêm cuối năm, Một tiếng
đờn, Ta lại đi…








Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

CHƯƠNG III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TỐ HỮU

I. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT.
1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ
thuật.Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian,không có
nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó.Không gian nghệ thuật là hình
tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng:
Đôi mắt cùa người yêu ,ôi vục thẳm!
Ôi trời xa,vầng trán của người yêu!

Dẫu tin tưởng: Chung một trời một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua vạn lý trường thành
Của hai vũ trụ chứa chan đầy bí mật
(Xa cách – Xuân Diệu)
Không gian nghệ thuật cũng là không gian tinh thần của con người,
là không gian sống mà con người cảm thấy, là sản phẩm sáng tạo của nghệ
sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niêm nhất định về cuộc
sông. Do đo, không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý,
vật chất. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô
hình hóa các mối liên hệ, các bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo
đức…Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới
dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con
đường cách mạng.Yếu tố không gian nghệ thuật góp phần tạo nên chiều sâu
về nội dung, tư tưởng cho tác phẩm, chiều sâu cảm thụ cho tác giả, không
gian nghệ thuật thể hiện bức tranh cảnh vật, tâm trạng góp phần tạo nên
thành công của tác phẩm văn học.

Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -


2. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học
a. Không gian thần thoại
Không gian thần thoại có một tính chất đặc thù, đó là tính nguyên
sơ,hoang dã của nơi xuất phát đầu tiên của các sự kiện (như đất trời chưa
phân, trời sụp phía đông nam, núi, hồ, hang, nơi ở của thần linh )
Một tính chất khác là phân biệt linh và phàm, gắn liền với ý thức tôn
giáo. Tinh chất hư ảo (khóc thì bụt hiện lên, các núi tiên bồng ) Trong
phàm có linh, đối lập linh với phàm, với không gian hàng ngày.Có thể nói
tới không gian thần thoại như mẫu vẽ cổ về không gian như nhà minh
đường (tổ miễu) dưới vuông trên tròn, bánh chưng bánh giày(trời tròn,đất
vuông ). Phản ánh quan niệm phương vị cổ sơ.Số 4 là chỉ 4 phương,4 mùa
do thần mặt trời tạo ra. Các phương vị có ý nghĩa thần thoại.Vi dụ: Phương
đông mặt trời lên tượng trưng sức sống, dương, hoạt động, hình ảnh Đông
quân
Không gian thần thoại có mô hình ba giới: trời, đất, nước (âm ti) với
thần linh, người, quỷ làm cơ sở cho nhiều câu chuyện trên thế giới.
Không gian thần thoại hòa thấm vào ngôn ngữ, vào truyền thuyết,
biểu tượng. Tìm hiểu phương diện này sẽ giúp giải mã các hình tượng nghệ
thuật.
b. Không gian sử thi
Không gian sử thi là không gian thần thoại có tính chất hư ảo, diệu
kỳ, không gian thay đổi theo ý thức của thần linh. Mặt khác, không gian sử
thi mang tính địa vực.Trong Iliat và Ôdixê có không gian vùng biển với các
hòn đảo, trời nước bao la, nghề hàng hải phát triển.Bài ca về cuộc hành
quân binh đoàn I Gor mang không gian nước Nga cổ xưa với từng đoàn kỵ
binh, xe ngựa. Thứ ba, sự phân chia, đối lập xứ mình và xứ người, ta và
địch, tạo thành ý thức quê hương xứ sở, với tình yêu và lòng tự hào về nó,
về dòng giống đã làm chủ quê hương, nỗi nhớ nhung, bịn rịn gia đình.
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -


Trong nhiều sử thi có màu sắc tôn giáo, không gian nghệ thuât có ba
tầng thượng giới, trần gian và địa ngục,có chiều tâm linh hướng về thế giới
siêu hình ở phía bên kia thực tại.
c. Không gian cổ tích
Không gian cổ tích không có giới hạn về địa lý, nhân vật có thể di
chuyển đến khắp nơi, đến cả ba giới. Đồng thời cũng không có trở ngại về
tâm lý, không có dao động trong tâm lý, nghĩ gì làm ngay.
Không gian trong truyện cổ tích được mở rộng tới vô hạn, nhưng
luôn luôn gắn với hành động của con người, hành động tới đâu không gian
rộng tới đó, nhưng không gian này không có quan hệ với không gian thực
tại. Đo là không gian khép kín. Không gian cổ tích có tính chất ngược với
không gian tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết trong mỗi bươc đi đều gây khó
khăn cho nhân vật, đòi hỏi nhân vật vượt khó thì cổ tích ngược lại. Đặc
điểm này làm cho người tốt luôn được may mắn, thậm chí chú ngốc cũng
được gặp may.
d. Không gian trong văn học viết trung đại
Không gian vũ trụ được tạo thành bởi nhật, nguyệt, gió, sông, cỏ cây
hoa lá…Các yếu tố ấy tạo thành không gian tồn tại và biểu hiện của con
người. Trong tương quan với không gian con người, vũ trụ luôn luôn là yếu
tố chủ đạo. Ví dụ trong thơ Nguyễn Trãi:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mùa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gỗi bãi suốt ngày ngơi
(Bến đò xuân đầu trại)
Không gian vũ trụ đặc trưng bởi bốn bề, bốn phương, bởi chiều cao
và tầm xa, người ta thích đăng cao vọng viễn.Không gian này có tính tương
thông tương cảm giữa con người và vũ trụ. Con người cảm ứng với với bốn
mùa, với không gian xa rộng, với gió trăng, nhật nguyệt, hoa lá. Không

Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

gian vũ trụ trở thành mô hình nghệ thuật là bởi vì vũ trụ được cảm nhận
như là gió, hạn cuối cùng của tồn tại con người. Con người chỉ cảm thâý là
mình trong không gian đó. Do đó ngôi nhà, cửa song chỉ là giới hạn ước lệ
giữa bên trong và bên ngoài, nhưng không bao giờ phân cách con người và
vũ trụ.
Văn học trung đại cũng có đối lập không gian cố hương và tha
hương. Cái trước ấm áp gần gũi, mang ý vị đồng quê ngọt ngào, cái sau xa
lạ, lạnh lùng.
Theo thời gian, không gian vũ trụ trong văn học trung đại hạ dần
xuống không gian đời thường. Như sự xuất hiện không gian: ao chuôm,
vườn tược, làng quê, đô thị.
Trong thi ca có không gian đồng quê đượm vị mục ca ngọt ngào.
e. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại.
Do sự thay đổi trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của
con người mà không gian nghệ thuật trong văn học đã thay đổi. Ở châu Âu
sự thay đổi đó thể hiên khá rõ rệt.
Nhà nghiên cứu G.D MakoGanencô nhận xét rằng: văn học Tây Âu
từ thế kỷ XVIII không gian bên trong, nội thất có chức năng mới.
Diđơrô trong Người cha của gia đình nêu tư tưởng: Một con người
sống độc lập thì không thể ở quảng trường, sân khấu ước lệ như của chủ
nghĩa cổ điển, mà phải ở trong môi trường quen thuộc. Đó là toàn bộ đời
sống xã hội- không gian của con người vật lộn với người khác.
Rô Bin Xơn mở ra không gian thiên nhiên bên ngoài để thích nghi và
cải tạo. Trong tiểu thuyết Nga thế kỷ XIX không gian bên ngoài chiếm vị
trí chủ đạo (Sỹ đồng, Người con gái viên đại úy, Chiến tranh và hòa bình )
Trong Tấn trò đời Banzac xem xã hội như một cái biển lớn rông vô cùng,
một vực sâu đầy bí hiểm. Môi tường sống (không gian nhỏ, thấm nhuần

đặc điểm cá tính) Mỗi tác phẩm chỉ là biểu hiên chấn phá của không gian
lớn kia.
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

II. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU.
Tố Hữu đã sáng tạo ra một không gian nghệ thuật từ trong lòng thơ
cổ điển, thơ mới, dần dần trở thành một thế giới thơ mới hẳn. Trong thơ
ông nổi bật lên những không gian nghệ thuật: Không gian con đường cách
mạng, không gian đối lập, không gian đời thường và không gian vũ trụ.
1. Không gian con đường
Không gian con đường cách mạng là hình tượng không gian quan
trọng nhất đóng vai trò hình tượng xuyên suốt trong thế giới thơ Tố Hữu và
trở thành nét tư duy cơ bản nhất của thơ ông.
Không gian con đường trong thơ Tố Hữu tồn tại dưới rất nhiều dạng
như: Con đường ra trận, con đương chiến đấu hay đó là không gian công
cộng, không gian nhân dân của tất cả mỗi con người Việt Nam.
Trước hết không gian con đường là không gian đường ra trân của
người chiến sỹ cách mạng.
Trước cách mạng Tháng tám đó là con đường đi đày, con đường của
những người không chết, con đường của người chiến sỹ. Không phải lúc
nào con đường cũng được miêu tả, nhưng bao giờ cũng gắn làm một với
con người đi tới
Kim nam châm đã hướng dẫn đời anh
Tôi sẵn có trong tay từ thưở ấy
Đường đi đó nhổ sào lên tôi lái
Chiếc thuyền tôi vui lướt giữa muôn thuyền
Nếu như ở Từ ấy, con đường còn có phần trừu tượng và ở phần đầu
Việt Bắc, con đường còn ẩn dưới bước chân người nghệ sỹ,thì từ chiến
thắng Điện Biên Phủ con đường cách mạng đã hiện ra mồn một, chạy dài,

thênh thang, tít tắp.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả,Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

Đường cách mạng dài theo kháng chiến
(Ta đi tới)
Nếu ở Việt Bắc chủ yếu là những nẻo đường Việt Bắc thì sang Gió
lộng con đường đã mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện: Chặng đường qua
đỏ máu, đường chiến thắng, đường thống nhất, đường lên hạnh phúc rộng
thênh thênh…Có thể nói cùng với con người, thì con đường là một hình
tượng lớn trong thơ Tố Hữu, bao giờ cũng gợi lên cảm thiết tha, đắm say,
tự hào. Ở thơ Tố Hữu hầu như ở đâu ta cũng bắt gặp con đường:
- Em ơi Ba Lan…mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
(Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan)
- Hoa ngọc hà
Trên đường rực nở
Hương bay xa
Thơm ngát
Đường ta
(Tiếng chổi tre)
- Đường tiến công ào ào chiến dịch
Hãm Hòa Bình bức địch chạy xa
Không gian trong Ra trận, Máu và Hoa là con đường ra trận, con
đường của tình nghĩa, con đường sáng tạo, con đường của ông cha, con

đường thắng lợi. Đó không chỉ là con đường của ta mà còn là con đường
của mọi người, không chỉ là đường sang nước bạn mà còn là đường ra thế
giới. Trong các bài Trên đường thiên lý, Đường vào, Tiếng hát sang xuân,
Theo chân Bác, Đường của ta đi…Nhà thơ đã dựng lên hình tượng những
con đường lớn của dân tộc, của thế kỷ, con đường của cách mạng Việt
Nam.
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -


Trường Sơn đã mở đường đi tới
Đường của ta đi đến mọi người
Cách mạng, kháng chiến đã làm tách hẳn không gian công cộng ra
khỏi không gian đời tư. Con người thoát ly khỏi lũy tre làng, ngôi nhà,
vườn tược để đi con đường lớn của cách mạng. Chính vì thế, con đường
trong thơ Tố Hữu đóng vai trò là không gian công cộng của mọi người.
Chúng ta bắt gặp ở đây hầu hết mọi tầng lớp quần chúng đông đảo của cách
mạng, từ lãnh tụ đến cụ già, bà mẹ, từ anh chiến sỹ, người cán bộ, anh công
nhân, chị hàng hoa, chị quét rác, em bé kháng chiến, em bé đi học…Và bắt
gặp trong chừng mực họ bước lên đường cách mạng. Con đường cách
mạng không phải là nơi để tình tự riêng tư nghỉ ngơi thư thái hay sinh hoạt
hàng ngày như trong nhà, chợ búa hay phố xá. Nó là không gian của tư
tưởng tình cảm công dân, của con người tập thể lớn. Bác Hồ xuất hiện
trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng đúng trước quần chúng.
Bác về vui đó con ơi!
Bác hôn các cháu, Bác cười với dân
(Theo chân Bác)
Con đường là không gian của ngày hội. Ở đây nghe đủ các thứ tiếng
gọi, tiếng reo, tiếng hát, tiếng hò…Con người trên con đường đi đều là
người đi tới. Ai cũng có dáng đi hào hùng, mạnh mẽ. hình ảnh anh bộ đội:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo gió với đèo
(Lên Tây Bắc)



Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

Hình ảnh người Việt Nam mới:
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ những loài sên
Hình ảnh Bác Hồ:
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước qua đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng người
(Việt Bắc)
Không gian con đường cách mạng là không gian có hướng gần xa,
viễn cảnh, chân trời. Không gian là yếu tố rất đặc trưng cho cái nhìn dân
tộc.
Không gian con đường tác giả miêu tả ở đây là biểu tượng cho sự
tiếp nối truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, đó là những đôi
chân của hiện tại đi không biết mỏi, còn đấu tranh mãi không thôi. Con
đường còn là biểu tượng của ý chí cách mạng, một ý chí quyết tâm đấu
tranh đến cùng, kiên định với mục đích độc lập dân tộc.
Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc

Đời đấu tranh không lúc dừng chân
Là biểu tượng của tinh thần lạc quan niềm tin tưởng:
Khắp những nẻo đường náo nức tôi đi
Hiển hiện Lênin phơi phới diệu kỳ
Nhịp sống lớn trên dáng đi bay nhảy…
Không chỉ có vậy, con đường ở đây còn là biểu tượng cho sự tự hào
về cách mạng, về con người, về đất nước. Niềm tự hào ấy càng làm tăng
tình yêu đất nước, con người:


Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

- Yêu biết mấy những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son…
- Đường đi mấy núi mấy đèo
Núi bao nhiêu ngọn bấy nhiêu anh hùng
Có thể thấy không gian con đường là kiểu không gian xuất hiện
nhiều trong thơ Tố Hữu, bởi Tố Hữu là nhà thơ trữ tình cách mạng, chính
trị. Ông làm thơ vừa để phục vụ tuyên truyền cách mạng, phục vụ cho
chính trị, vừa để phản ánh hiện thực hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ trường kỳ của dân tộc ta. Mà cảm thức con đường là cảm thức có thật
của con người Việt Nam từ sau 1945, nó là cảm thức điển hình nhất, phổ
biến nhất. Cuộc cách mạng đã lôi kéo ra khỏi gia đình ngôi nhà riêng tư để
hành quân đi vào đội ngũ mới, thời đại mới, đến những miền đất mới. Ai
cũng từng trải trên những con đường. Vì vậy, không gian trong thơ Tố Hữu
gần gũi với mọi tâm hồn Việt Nam. Kiểu không gian này được nhà thơ xây
dựng mang ý nghĩa rất lớn. Nó không chỉ phản ánh được đầy đủ một hiện
thực không gian con đường cách mạng, những năm tháng chiến đấu, những
con người tham gia cách mạng, những bước chuyển của cách mạng mà còn

tạo ra một nét phong cách riêng biệt cho nhà thơ Tố Hữu, không thể lẫn với
các nhà thơ khác cùng thời.
2. Không gian đối lập
Không gian đối lập là không gian mà trong đó có sự đối lập giữa
không gian xã hội này với một không gian xã hội khác trong cùng một
không gian lớn hơn.
Trong thơ Tố Hữu không gian đối lập được xuất hiện với tần số
nhiều nhất ở tập thơ Từ ấy, trong chặng đường mười năm đầu của thơ ông.
Nhà thơ dựng lên không gian đối lập hai thế giới như là trangk thái phổ
biến của thời đại: Thế giới sung sướng và thế giới của đau buồn, ưu phiền;
Thế giới của tình thương, nhân tình, của cảm thông, tương tri và thế giới
mất nhân tính đầy cửa lòng lạnh ngắt, hồn say, cửa lòng không hé nữa đầy
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

sương sa gió lạnh. Cảm xúc về sự đối lập hai thế giới hướng tác giả xây
dựng hình tượng không gian đối lập. Từ những không gian xã hội nhỏ như
cảnh đối lập của cuộc sống nô lệ xiềng xích trong nhà tù chật hẹp, cô đơn,
với cuộc sống tự do ở bên ngoài:
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim manh ván ghép sầm u
Đối lập với:
Ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giêng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về
(Tâm tư trong tù)

Không gian đối lâp được xây dựng lên nhằm biểu hiện tư tưởng tình
cảm, cảm xúc của chủ thể nhân vật trữ tình. Ở đây nhằm thể hiện nỗi buồn
của người chiến sỹ bị tù đày tách biệt với cuộc sống ở bên ngoài, vừa nói
lên thái độ tích cực của anh gắn bó với đời. Gắn bó bằng con đường thính
giác tai mở rộng để lắng nghe tiếng đời lăn náo nức. Tình cảm của nhà thơ
trẻ thiết tha yêu đời phải chịu cảnh thân tù cô đơn, lạnh lẽo. Khat khao tự
do bên ngoài.
Không gian đối lập ngày càng rộng lớn thêm, đó không chỉ là nhà tù
bé nhỏ đang giam cầm người chiến sĩ cách mạng mà còn là nhà tù xã hội
rộng lớn hơn. Nhà thơ đã sáng tạo hình tượng mới mẻ về không gian tù
ngục phổ biến trong xã hội cũ:
Tôi chỉ một con chim bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một chiếc lồng to
(Tâm tư trong tù)
Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

Lồng con là nhà tù đang giam cầm người chiến sỹ, lồng to sẽ là một
nhà tù lớn, một vực thẳm mà người sắp ra tù sẽ bước vào:
Một đem nữa rồi thôi ra ngục tối
Mà lòng anh sao vẫn nặng trăm chiều
Ngoài song giăng trăng sáng biết bao nhiêu
Mà anh thấy trời đen như vực thẳm
(Đời thợ)
Trong thơ Tố Hữu, không gian đối lập không chỉ xuất hiện ở hiện tại
mà còn có sự đối lập ở cả chiều quá khứ với hiện tại, tương lai. Đó là sự
đối lập giữa hình ảnh thế giới cũ và thế giới mới. Thế giới cũ là cảnh cây
tàn ý chết , núi sông chia rẽ, tủi nhục, cô đơn.
Cây dù gượng xanh lại ngày xuân cũ
Tháp dù mong hàn lại vết phong sương

Mộng ảo tất! gió lùa cây xiêu đổ
Tháp chênh vênh tan sập dưới chân tường
Thế giới mới là trời cao, biển rộng, chân trời, gió mới, vườn xuân:
Này hãy nghe cả lâu đài xã hội
Chuyển rung trong biển máu ngập tràn trề
Này hãy nghe một thời đang hấp hối
Trong mồ đêm dĩ vãng sắp lui về
……
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thưở với hồn hoa
( Tháp đổ)
Thế nhưng để có một thế giới mới đầy ánh sáng và hạnh phúc ấy
phải trải qua một cuộc đấu tranh đầy hi sinh, khó khăn mà tác giả hình
dung qua biển rộng, biển máu, trường giông tố…Thế giới cũ với những tủi
nhục và đau khổ:

Kh«ng gian, thêi gian nghÖ thuËt trong th¬ Tè H÷u
SVTH: Ph¹m ThÞ Thu 1 Líp: K30 V¨n -

Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô
(Tiếng hát sông Hương)
Sẽ không còn để nhường chỗ cho một thế giới mới tươi sáng hơn:
Răng không cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhuỵ hoa nhài

Sạch như nước suối ban mai giữa rừng
(Tiếng hát sông Hương)
Bên cạnh đó, không gian đối lập còn được thể hiện ở tầng cao của
bọn giàu sang, áp bức bóc lột, tiệc rượu máu người, dội tiếng cười…Tầng
dưới địa ngục, hầm người, thây rơi, máu chảy…Không gian đối lập ấy
không quá xa lạ mà phản ánh ngay trong xã hội đời thường mà nhà nhà thơ
đang sống, đang chứng kiến
Ồ lạ chửa đứa xinh tròn mũm mĩm
Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me
Đứa ngoài sân trong cát bẩn bò lê
Ghèn nhầy nhụa ruồi bu trên môi tím
(Hai đứa bé)
Không gian đối lập xuất hiện không nhiều trong thơ Tố Hữu nhưng
lại mang ý nghĩa rất to lớn. Trước hết là cách nhìn cuộc sống của tác giả, từ
những nhận thức về sự đối lập trong xã hội. Qua đó thể hiện tình cản của
tác giả đối với những con người trong xã hội, những người thuộc tầng lớp
thấp, những người có cuộc sống khó khăn. Để rồi nhà thơ thay mặt họ gửi
gắm ước mơ về một tương lai sáng hơn. Đồng thời thể hiện niềm tin của

×