Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ Đề tài Quản lý bảo trì và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.65 MB, 118 trang )

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
\
Năm 2014
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố

MỤC LỤC TRANG
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài luận văn 5
2.Mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
6
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH BÌNH ĐỊNH 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2. Phát triển kinh tế xã hội 8
1.2. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH 9
1.2.1. Giao thông đường bộ 9
1.2.2. Giao thông đường biển 13
1.2.3. Giao thông đường thuỷ nội địa 14
1.2.4. Giao thông đường sắt 16


1.2.5. Giao thông đường hàng không 16
1.2.6. Đánh giá chung 17
1.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ SỬA CHỮA
ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH 19
1.3.1. Hệ thống quản lý giao thông đường bộ tỉnh Bình Định 19
1.3.2. Công tác quản lý đường bộ 21
1.3.3. Công tác bảo trì, sửa chữa đường bộ 25
1.3.4. Đánh giá chung 26
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC GIAO
THỒNG ĐƯỜNG BỘ
- 2 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 27
2.1.1. Giới thiệu các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
của ngành giao thông vận tải 27
2.1.2 Phân loại và phân cấp quản lý hệ thống đường bộ ở
Việt Nam 30
2.1.3. Quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và trách nhiệm
của các cơ quan trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông 32
2.2. KHUNG PHÂN LOẠI QUẢN LÝ KHAI THÁC ĐƯỜNG BỘ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 42
2.2.1 Khung phân loại quản lý khai thác đường bộ theo Liên Xô (cũ) 42
2.2.2 Khung phân loại quản lý khai thác đường bộ theo Mỹ 47
2.2.3 Khung phân loại quản lý khai thác đường bộ ở Việt Nam 51
CHUƠNG 3
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC ĐƯỜNG BỘ
3.1. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC

ĐƯỜNG BỘ 63
3.1.1. Các mức độ tiến hành công việc đánh giá tình trạng đường
và công trình trên đường 63
3.1.2. Đánh giá tình trạng các yếu tố hình học của đường 63
3.1.3. Đánh giá cường độ của kết cấu mặt đường 64
3.1.4. Đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường 65
3.1.5. Đánh giá độ bám của mặt đường với bánh xe 65
3.1.6. Đánh giá mức độ các hư hỏng ở bề mặt của mặt đường 66
3.1.7. Đánh giá chất lượng nền đường và hệ thống rãnh thoát
nước dọc đường 69
3.1.8. Đánh giá chất lượng và tình trạng kỹ thuật của các công
trình cầu, cống, hầm, cầu phao, bến phà 70
3.1.9. Đánh giá mức độ an toàn giao thông trên đường 71
3.1.10. Đánh giá chất lượng của các thiết bị phòng hộ, an toàn
- 3 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
giao thông trên đường 71
3.1.11.Đánh giá tình trạng chiếu sáng đường 72
3.1.12. Đánh giá chất lượng các công trình phục vụ hành khách
và xe cộ trên đường 72
3.1.13. Đánh giá mức độ thuận lợi chạy xe đối với cả dòng xe
trên một đoạn đường đang khai thác 73
3.1.14. Đánh giá tình trạng chất lượng cây trồng ven đường 73
3.1.15. Đánh giá tình trạng bảo vệ môi trường trong giai đoạn
khai thác đường 73
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ KỸ THUẬT TRONG
KHAI THÁC ĐƯỜNG Ô TÔ 74
3.2.1. Đếm xe, cân xe và điều tra phỏng vấn 74
3.2.2. Điều tra tốc độ thực tế của ôtô trên một đoạn đường 76

3.2.3. Phương pháp xác định độ nhám của mặt đường 76
3.2.4. Phương pháp xác định độ bằng phẳng ( qua chỉ số độ ghồ
ghề quốc tế IRI) 77
3.2.5. Phương pháp xác định độ võng đàn hồi và mô đun đàn
hồi của kết cấu mặt đường 80
3.3. CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG Ô TÔ 82
3.3.1. Các nguyên tắc chung 82
3.3.2. Các chiến lược khả thi bảo dưỡng mặt đường 84
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
4.1. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ 87
4.1.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý khai thác, bảo trì và sửa chữa giao
thông đường bộ tỉnh Bình Định 87
4.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo trì và sửa chữa
các tuyến đường bộ 88
4.1.3. Cơ chế chính sách và cách thức thực hiện công tác quản
- 4 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
lý, khai thác, bảo trì các tuyến đường bộ 91
4.1.4. Xây dựng định mức, đơn giá và tiêu chuẩn kỹ thuật
cho công tác quản lý, bảo trì và sửa chữa các tuyến đường bộ 95
4.2 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ, SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ 98
4.2.1. Công tác kiểm tra, theo dõi và kiểm định chất lượng đường 98
4.2.2. Công nghệ bảo trì và sửa chữa đường 98
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN 101
5.1.1 Những đóng góp của luận văn 101
5.1.2 Những tồn tại và hướng phát triển của luận văn 102

5.2. KIẾN NGHỊ 103
PHỤ LỤC 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
- 5 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải tỉnh Bình Định luôn thể hiện vai
trò ngành kinh tế quan trọng, luôn đi trước “ mở đường ” cho sự phát triển kinh tế -
xã hội ở địa phương. Hàng loạt các tuyến đường huyết mạch quan trọng của tỉnh
đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng như: QL 1D, tuyến cầu
đường Quy Nhơn-Nhơn Hội, tuyến đường ven biển Nhơn Hội-Tam Quan, tuyến
đường Gò Găng-Cát Tiến, đuờng phía tây tỉnh; cải tạo, nâng cấp hệ thống tỉnh lộ
và thực hiện có hiệu quả chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn. Nhờ đó,
mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đi
lại người dân.
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thì duy tu bảo dưỡng
cũng là một công tác vô cùng quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống
công trình đường) ở thời kỳ khai thác (vận hành) để đường đảm bảo hoạt động
bình thường theo chức năng của nó; sửa chữa, bảo dưỡng nhằm duy trì tiêu chuẩn
kỹ thuật của đường đang khai thác. Tuy nhiên, Công tác quản lý bảo trì, sửa chữa
các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Định còn rất yếu kém, chưa được sự
quan tâm đúng mức. Việc đầu tư công tác này còn rất ít, hầu hết nguồn vốn của
tỉnh đều tập trung cho công tác đầu tư xây dựng mới. Cơ chế quản lý, công nghệ
bảo trì, kiểm tra đánh giá chất lượng khai thác của tuyến đường còn mang tính lạc
hậu. Nên hầu hết tất cả các tuyến đường sau một thời gian đưa vào khai thác sử
dụng không phát huy hết hiệu quả khai thác của tuyến đường, các tuyến đường
không được khai thác trong trạng thái hợp lý nên làm cho tuyến đường ngày càng
xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển đến kinh tế xã hội của địa

phương. Vì vậy đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì
và sửa chữa các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Định” là rất cấp thiết
- 6 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
nhằm đánh giá lại thực trạng công tác duy tu bảo dưỡng đường hiện nay và đề ra
giải pháp khắc phục trong thời gian tời để duy trì trạng thái tốt nhất, phát huy hết
hiệu quả khai thác của tuyến đuờng góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
2.Mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích
Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
bảo trì và sửa chữa các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Định.
* Nội dung
Luận văn bao gồm các nội dụng sau:
Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý, bảo trì và sửa chữa các tuyến đường trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu khái quát về hệ thống quản lý và tổ chức khai thác đường bộ
Hệ thống hóa các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khai thác đường bộ đang áp dụng
hiện nay tại Việt Nam
Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì và sửa chữa các tuyến
đường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo trì và sửa chữa
các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
3.Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Dựa trên hai cơ sở lý thuyết và thực tế từ đó đưa ra giải pháp khoa học nâng cao
hiệu quả quản lý, bảo trì và sửa chữa các tuyến đường do tỉnh quản lý trên địa bàn
tỉnh Bình Định, cụ thế như sau:
Cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nghiên cứu hệ thống quản lý, khai thác bảo trì đường

bộ và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khai thác đường bộ đang áp dụng ở Việt
Nam từ đó hòan thiện kỹ thuật bảo trì và sửa chữa các tuyến đường trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
- 7 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Cơ sở thực tế: dựa trên điều tra khảo sát thực tế, kinh nghiệm thực tiển nhiều năm
làm trong công tác quản lý và bảo trì sửa chữa các tuyến đường và kết hợp với
thực tiển của các tỉnh lân cận đang triển khai thực hiện công tác này từ đó đưa ra
các giải pháp giúp cho người quản lý, kỹ sư thực hiện tốt công tác quản lý sửa
chữa bảo trì các tuyến đường tỉnh, nhằm kéo dài tuổi thọ khai thác đường.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH
ĐỊNH
1.1.1 Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.050 km
2
, dân số năm 2010 là 1.489.700 người,
Mật độ dân số 246,2 ( Người /km2). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp
tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Thực tế
những năm qua, lợi thế này đã được tỉnh khai thác tương đối tốt và sẽ còn được
phát huy trong tương lai.
Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc
Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng
biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Công mở rộng, đặc biệt là với các nước
Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan:
Bình Định có Quốc lộ 19 nối hành lang Đông – Tây, đáp ứng tốt lưu thông hàng

hoá từ cảng Quy Nhơn lên Tây Nguyên và các nơi thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.
Nằm ở phía Nam của vùng KTTĐ miền Trung, Bình Định nối liền với các tỉnh
phía Bắc, phía Nam qua Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam. Sân bay Phù Cát có
các chuyến bay đến Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tỉnh có bờ
biển dài 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km
2
với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km
2
,
có cảng Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội với hậu phương cảng rộng
lớn và hấp dẫn mạnh đối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc
- 8 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Campuchia, Thái Lan - là những khu vực có nhiều tiềm năng to lớn về hàng hóa
lâm sản, cây công nghiệp, khoáng sản, du lịch
Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh về
tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư,
giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và quốc tế, hòa nhịp với xu thế phát
triển chung của cả nước; điều kiện để Bình Định phát triển trở thành một trong
những tỉnh phát triển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
1.1.2. Phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển.
Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, các công trình hạ tầng
kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế thời
kỳ 2006 - 2010 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm
địa phương (GDP) tăng bình quân 10,7%/năm. Trong đó các ngành thuộc khu vực
công nghiệp - xây dựng 15,2%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,1% và dịch vụ tăng

11,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm. GDP bình
quân/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005 và 901 USD vào
năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000 có cơ cấu
nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 42,2% - 22,8% - 35%,
đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 38,4% - 26,7% - 34,9% và năm 2010 là:
35% - 27,4% - 37,6%. Nhìn chung, công nghiệp có bước phát triển khá, nhiều khu,
cụm công nghiệp được hình thành, khu kinh tế Nhơn Hội đang được xây dựng hạ
tầng và xúc tiến thu hút đầu tư. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch và liên kết, hợp tác kinh tế tiếp tục
phát triển. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,2%/năm. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư. Trong năm 2006 - 2010 đã huy động vốn đầu
tư khoảng 37,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,2% GDP. Cơ cấu lao động có bước
- 9 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
chuyển dịch theo hướng giảm dần trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng
trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ.
Giáo dục - đào tạo - dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đa
dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học
tập và phát triển nguồn nhân lực. Đến năm học 2006 - 2010 số học sinh hệ mẫu
giáo đạt 46.000 em, học sinh phổ thông 307.300 em, kết quả phổ cập tiểu học và
xoá mù chữ được duy trì, phổ cập trung học cơ sở hoàn thành năm 2004. Công tác
đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, trong 5 năm đã đào
tạo, bồi dưỡng tập huấn nghề trên 10 vạn lượt người, giải quyết việc làm cho trên
12 vạn lao động. Đã huy động được nhiều nguồn vốn trong xã hội để thực hiện
công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,3%. công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho
các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở đơn sơ
đạt kết quả tốt.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Đã mở rộng bảo
hiểm y tế cho người nghèo, tăng cường hoạt động khám bệnh miễn phí cho trẻ em
dưới 6 tuổi. Công tác y tế dự phòng được đầu tư thường xuyên. Đến cuối năm
2009 có 136/159 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng giảm 3,15%
Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo
tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển, hầu hết địa bàn dân cư
được phủ sóng phát thanh và truyền hình.
Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằm
sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năng suất lao
động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lại hiệu quả thiết thực như
giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch, hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu
cây trồng.
1.2. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
- 10 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Tỉnh Bình Định có mạng lưới giao thông vận tải (GTVT) với đầy đủ các phương
thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, đường biển.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như sự cố
gắng của tỉnh, hệ thống GTVT đã từng bước phát triển đáng kể, đóng vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Bình Định.
1.2.1. Giao thông đường bộ
a. Các tuyến đối ngoại chính
* Quốc lộ IA(QL1A)
QL1A từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn dài 2.298 Km là trục đường quan trọng
nhất trong hệ thống đường bộ nước ta, đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 118 Km có
điểm đầu từ đèo Bình Đê Km 1125 đến đèo Cù Mông Km 1243, đi qua địa phận

các huyện: Hòai Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, và thành phố Quy
Nhơn. Đây là trục xương sống của tỉnh, từ đây tỏa đi các trung tâm huyện lỵ, các
khu kinh tế thông qua hệ thống đường tỉnh, huyện, xã.
Tuyến Quốc lộ 1A đã được đầu tư nâng cấp Dự án ADB3 theo tiêu chuẩn đường
cấp III đồng bằng : bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m, riêng đoạn đi
qua các thị trấn Bồng Sơn, Phù Cát, Bình Định xây dựng các tuyến tránh Quốc lộ
theo quy hoạch được duyệt . Đoạn từ cầu Ông Đô Km 1218+507 đến cống Phú Tài
Km 1223+207 dài 4,7 Km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị loại II, lộ
giới xây dựng 30m.
Hệ thống công trình cầu cống được xây dựng vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H30-XB
80. Cầu : 78 cái (75 cái trên đường củ và 4 cái trên tuyến tránh)
* Quốc lộ 19
Nối liền Cảng Quy Nhơn Km0 đến các tỉnh Tây nguyên và kết thúc cửa khẩu Lệ
Thanh (Gia Lai). Đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 69,5 Km.
- Qui mô xây dựng:
+ Từ Cảng Quy Nhơn km0 đến ngã ba Ông Thọ dài 5Km bề rộng nền đường
21,5m, mặt đường BTN 14 m.
- 11 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
+ Từ ngã ba Ông Thọ km5 đến ngã ba cầu Bà Gi Km17+256, tiêu chuẩn cấp III
đồng bằng bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m.
+ Từ ngã ba cầu Gành đến đèo An Khê dài 52km tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng bề
rộng nền đường 9m, mặt đường BTN 6 m.
- Công trình thoát nước: Công trình cầu cống được xây dựng vĩnh cửu, tải trọng
thiết kế H30-XB 80. Cầu : 36 cái (có danh mục kèm theo)
* Quốc lộ 1D
Điểm đầu xuất phát tại Km1221+450 QLIA( ngã ba Phú Tài) kết thúc tại cầu Bình
Phú Km1262+500 QLIA dài 34 km nối liền 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên. Đây là con
đường chiến lược rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an

ninh quốc phòng, nhất là du lịch đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 21Km có nhiều
bải tắm phục vụ tốt cho khách tham quan du lịch như: Bãi Dại, Bãi Xếp, Bãi Rạng,
Bãi Bàng. v.v
- Qui mô xây dựng:
- Từ Km0-Km8+400 theo quy hoạch mặt cắt B=40m; trong đó hiện tại :
+ Từ Km0- Km2 bề rộng nền đường 21m, mặt đường BTN 14 m.
+ Từ Km2- Km8+400 bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m.
- Từ Km8+400 – Km34 bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m.
b. Các tuyến nội tỉnh
* Đường tỉnh: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 595 km đảm bảo tất cả các mối
giao lưu giữa tỉnh với huyện và các huyện với nhau.
Sở GTVT Bình Định được UBND tỉnh giao 9 tuyến đuờng tỉnh với tổng chiều dài
467,5 km, các tuyến còn lại ( 5 tuyến) với chiều dài 127,5km giao cho huyện quản
lý. Hiện nay, các tuyến đường này đã được cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường
cấp VI đồng bằng, nền rộng 6,5m; mặt rộng 3,5m, cầu cống được xây dựng bằng
kết cấu BTCT, khả năng khai thác xe với tải trọng < 13T, các kết cầu mặt đường
chủ yếu là: mặt đường BTN rộng 3,5m; mặt đường BTN rộng 6m và mặt đường
BTXM rộng 6m; các tuyến đường đã được xây dựng từ lâu, nhưng không được
- 12 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
quản lý, bảo trì đúng quy định nên nhiều tuyến đuờng đã xuống cấp nghiêm trọng,
gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. ( Có bảng phụ lục 01 thể hiện hiện
trạng các tuyến đường do Sở GTVT Bình Định quản lý)
- 13 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Hình 1.1: Các kết cấu mặt đường chính (tuyến đường ĐT640,ĐT638)
* Đường huyện: Gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 277,4 km trong đó :
Mặt đường BTN,BTXM : 114,9 km, chiếm 41%

Mặt đường đất, cấp phối đồi : 162,5 km, chiếm 59%
* Đường GTNT: Tổng số : 3.450 km Chia ra :
Đường xã , liên xã: 2.200 km
Đường thôn xóm : 1.250 km
* Đường đô thị: 442km trong đó đã bê tông hoá 390 Km, chiếm 88%.
Nhìn chung đường đô thị ở Bình Định chất lượng còn thấp, các hạng mục cây xanh
chiếu sáng, vỉa hè, công trình ngầm phần lớn các tuyến chưa được xây dựng đồng
bộ.
* Đường chuyên dùng: Có 207km đường chuyên dùng, hiện nay chủ yếu do lâm
trường quản lý.
1.2.2. Giao thông đường biển
Bình Định có 134 km bờ biển với nhiều đảo, vũng, vịnh, và các cửa biển rất thuận
lợi xây dựng cảng biển như: Qui Nhơn, Đề Gi, Tam Quan.
Hệ thống cảng bao gồm: cảng Qui Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Đống Đa, cảng Đề
Gi, và cảng Tam Quan với hiện trạng như sau:
a. Cảng Quy Nhơn
Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia có qui mô 345.736m
2
với 868m cầu
cảng.
Cảng có 3 cầu tàu 7.000 DWT dài 350m, 2 cầu tàu bến nhô 20.000DWT dài 310m
và 1cầu tàu 30.000 DWT dài 175m.
Cảng có trên 17.680m
2
nhà kho và 153.000m
2
bãi chứa hàng hoá và 48.000m2
bãi chứa container.
b. Cảng Thị Nại
- 14 -

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Cảng Thị Nại là cảng tổng hợp do địa phương quản lý. Mặt bằng cảng rộng
25.000m
2
tiếp giáp với cảng Qui Nhơn về phía Đông. Hiện tại cảng có 145 m bến
tường cừ ván thép xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp chỉ khai thác tàu
2.000DWT . Vừa qua, cảng được đầu tư xây dựng mới 123m cầu bến cho tàu
5.000 tấn và kho hàng.
Cảng Quân sự Thị Nại vừa được xây dựng mới 1cầu tàu dài 140m cho tàu 5.000
DWT phục vụ cho Hải Quân.
c. Cảng Đống Đa (cầu Đen)
Cảng Đống Đa cùng nằm trong đầm Thị Nại thuộc thành phố Qui Nhơn, là cảng củ
của hải quân Mỹ xây dựng cho tàu chiến 500-600 tấn. Tuyến bến dài khoảng
200m, kết cấu bến cũ bằng tường cừ cọc ván thép.
Hiện nay tường cừ thép đã mục nát, toàn bộ bản bê tông mặt bến đã bị sập, luồng
tàu cạn do không được duy tu và nạo vét thường xuyên.Việc khai thác sử dụng chủ
yếu hiện nay là cho các tàu cá và tàu vận tải nhỏ dưới 200 tấn.
Cảng Đống Đa có thể phát triển tốt phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hóa, và hành
khách địa phương. Hiên nay cảng do địa phương quản lý.
d. Cảng Đề Gi
Đầm Đề Gi rộng khoảng 1.600 ha là đầm thứ 2 sau Thị Nại có cửa thông ra biển,
tại đây kín gió, lặng sóng, điều kiện tự nhiên về địa hình, thủy hải văn khá thuận
lợi cho việc xây dựng cảng. Hiện nay, qui mô không đáng kể, mới chỉ có các bến
nhỏ cho tàu thuyền đánh cá.
Khu vực này có thể phát triển thành cảng hàng hoá để xuất titan, cát vàng, muối và
nhập khẩu xi măng, than, phân bón…và những bến cảng phục vụ cho thủy sản.
Khu vực cảng Đề Gi hiện nay mới chỉ ở dạng các tiềm năng để làm căn cứ cho
việc phát triển kinh tế biển Bình Định.
đ. Cảng Tam Quan

Cũng tương tự như cảng Đề Gi, khu cảng Tam Quan nằm trong đầm Tam Quan có
diện tích khoảng 600 ha với cửa thông ra biển Đông được mũi Trường Xuân và
các đồi cát che chắn. Do vậy cảng luôn kín gió, lặng sóng. Điều kiện thủy hải văn,
- 15 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
địa hình địa chất để xây dựng cảng và xưởng sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy
ở đây khá tốt. Hiện nay chỉ khai thác làm bến cho tàu đánh cá địa phương, qui mô
không đáng kể.
Khu vực này có đủ điều kiện để xây dựng một cảng tổng hợp cho tàu 5.000DWT
phục vụ tốt cho khu công nghiệp hỗn hợp khi được hình thành ở phía Bắc tỉnh. Khi
được đầu tư xây dựng một cách thích hợp thì các tiềm năng này sẽ biến thành các
cơ sở công nghiệp, thương mại để phát triển kinh tế - xã hội các huyện khu vực
phía Bắc tỉnh.
1.2.3. Giao thông đường thuỷ nội địa
Do địa hình đặc trưng các tuyến sông của tỉnh hầu như ngắn và dốc, do đó không
thuận lợi cho vận tải bằng đường sông. Giao thông đường thủy nội địa Bình Định
được hình thành và hoạt động trên vùng đầm ven biển ( có diện tích 3.218 km2), 2
đầm Thị Nại và Đề Gi, hạ lưu 4 con sông lớn chảy ra 2 đầm và biển, trong đó đã
có 5 luồng tuyến được Chủ tịch Tỉnh công bố tại quyết định số 2614/QĐ-
CTUBND ngày 29/8/2005 gồm các tuyến :
- Tuyến 1: Đống Đa – Cát Chánh :
+ Loại đường thủy nội địa: Chạy trong đầm, do địa phương quản lý.
+ Chiều dài: 18 km
+ Điểm đầu: Cảng Đống Đa
+ Điểm cuối : Bến đò Cát Chánh
- Tuyến 2: Đống Đa – Nhơn Hội :
+ Loại đường thủy nội địa: Chạy trong đầm, do địa phương quản lý.
+ Chiều dài: 05 km
+ Điểm đầu: Cảng Đống Đa

+ Điểm cuối : Bến đò Nhơn Hội
- Tuyến 3: Đống Đa – Khe Đá :
+ Loại đường thủy nội địa: Chạy trong đầm, do địa phương quản lý.
- 16 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
+ Chiều dài: 10 km, có 03 Km đi chung tuyến 1
+ Điểm đầu: Cảng Đống Đa
+ Điểm cuối : Bến đò Khe Đá
- Tuyến 4: Đống Đa – Nhơn Lý :
+ Loại đường thủy nội địa: Chạy trên biển, do địa phương quản lý.
+ Chiều dài: 25 km, có 02 Km đi chung với luồng Quốc gia
+ Điểm đầu: Cảng Đống Đa
+ Điểm cuối : Bến đò Nhơn Lý
- Tuyến 5: Đống Đa – Nhơn Châu ( Đảo Cù Lao Xanh ) :
+ Loại đường thủy nội địa: Chạy trên biển.
+ Chiều dài: 30 km, chỉ quản lý và đầu tư đoạn 5Km từ bến đò Nhơn Châu theo
hướng về Cảng Đống Đa .
+ Điểm đầu: Cảng Đống Đa
+ Điểm cuối : Bến đò Nhơn Châu
Hai tuyến Đống Đa – Nhơn Lý và Đống Đa – Nhơn Châu theo Quyết định số 268/
QĐ-BGTVT ngày 01/02/2007của Bộ GTVT phân định trách nhiệm quản lý các
tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo do Cục đường sông Việt nam quản lý.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 6461 tàu cá, 261 tàu vận tải HH-HK,
khoảng hơn 1000 phương tiện thô sơ và một số phương tiện gia dụng. Vừa qua Bộ
GTVT, Cục đường sông Việt nam đã hổ trợ cho Tỉnh 19 phao tiêu thu hồi ở phía
Nam về để lắp đặt tuyến Đống Đa - Cát Chánh.
1.2.4. Giao thông đường sắt:
Đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận Bình Định với tổng chiều dài 148 km từ đèo
Bình Đê (ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi ) đến Mục Thịnh (ranh giới với tỉnh Phú

Yên) với 11 ga trong đó ga lớn là Diêu Trì . Đoạn từ Ga Diêu Trì đi về thành phố
Quy Nhơn có chiều dài 10,35 km.
- 17 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Tuyến đường sắt Bắc – Nam được xây dựng trước 1975, bị tàn phá nghiêm trọng
trong chiến tranh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã được đầu tư khôi
phục để đảm bảo giao lưu đi lại giữa hai miền. Hiên nay Bộ GTVT đang đầu tư
kinh phí nâng cấp cải tạo để đảm bảo đi lại an toàn thông suốt và rút ngắn hành
trình chạy tàu
Ngoài các chuyến tàu thống nhất Bắc- Nam còn có các chuyến tàu nhanh từ Quy
Nhơn đến các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh.
Các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Bình Định đã góp phần không nhỏ vào việc
giao lưu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.
1.2.5. Giao thông đường hàng không
Sân bay Phù Cát : là sân bay quân sự được xây dựng trước năm 1975, có đường
băng dài 3.050m rộng 45m . Sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn 30 Km về phía Bắc.
Hiện nay hàng tuần có 12 chuyến bay đi Thành Phố Hồ Chí Minh, 5 chuyến bay đi
Hà Nội và ngược lại. Nhà ga hàng không vừa được nâng cấp với công suất
300HK/ giờ.
1.2.6. Đánh giá chung
a. Giao thông đường bộ
Mạng lưới đường bộ của tỉnh được trải rộng khắp địa bàn với mặt độ đường bộ là
0,83Km/Km
2
và 3,3Km/1.000 dân. Nhìn chung, mạng lưới đường bộ tỉnh Bình
Định phân phối tương đối hợp lý, song còn một số tuyến chưa khép kín. Mạng lưới
đường bộ chủ yếu tập trung ở phía Đông Quốc lộ 1A (vùng ven biển), còn đi vào
các cụm kinh tế vùng sâu, vùng cao phía Tây Quốc lộ 1A còn ít và chất lượng xấu
Các tuyến nội tỉnh mặc dù được đầu tư nâng cấp, nhưng công tác duy tu, trung đại

tu chưa được quan tâm, nên hầu hết các tuyến nhanh bị xuống cấp giảm khả năng
khai thác.
Do địa hình của tỉnh khá phức tạp đòi hỏi phải xây dựng nhiều cầu cống (bình
quân 12,5md cầu và 5 cống cho 1Km đường). Đặc biệt ở vùng thấp trũng ngoài
việc xử lý nền đường qua vùng đất yếu, còn phải xây dựng nhiều cầu cống thoát lũ
trong mùa mưa lũ. Hệ thống đường GTNT có gần 1.000 chiếc cầu có khẩu độ thoát
- 18 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
nước từ 4m trở lên, trong đó có 491 cấu cố kết cấu tạm, hư hỏng nặng cần phải xây
dựng lại. Nền mặt đường một số tuyến có thể sử dụng tốt trong mùa khô, mùa mưa
thường bị sạt lở đi lại khó khăn. Nhưng về chất lượng thì quá xấu không đảm bảo
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay
b. Các loại hình giao thông khác
Tuy đã hình thành đủ các loại hình giao thông nhưng chưa tương xứng với tiềm
năng, nhu cầu phát triển của tỉnh. Vì vậy trong thời gian tới cần phải phải đầu tư
nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các cảng biển, nhà ga, bến bãi để đáp ứng nhu
cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- 19 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Hình 1.2: Bản đồ giao thông tỉnh Bình Định
- 20 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Nguồn: do Sở Giao thông vận tải Bình Định cung cấp
1.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.3.1. Hệ thống quản lý giao thông đường bộ tỉnh Bình Định
a. Hệ thống quản lý giao thông tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định có mạng lưới giao thông vận tải (GTVT) với đầy đủ các phương
thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, đường biển và
được quản lý theo đúng Quy định của nhà nước về công tác quản lý giao thông, cụ
thể nhưu sau:
+ Đường Bộ: Do Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam; Sở GTVT; Phòng Kinh tế hạ
tầng các huyện; Uỷ ban nhân dân các xã quản lý theo đúng phân cấp của mình.
+ Đường sắt: đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định do Công ty quản lý đường sắt
Nghĩa Bình trực thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam quản lý.
+ Đường biển: do Cục hàng hải Việt Nam quản lý
+ Đường hàng không: do Cục Hàng không Việt Nam quản lý
+ Đường thuỷ nội địa: do UBND tỉnh phân cấp cho Sở GTVT và UBND các
huyện quản lý
b. Hệ thống quản lý giao thông đường bộ tỉnh Bình Định
Tại tỉnh Bình Định thực hiện theo đúng Luật giao thông đường bộ năm 2008. Cụ
thể như sau:
+ Tổng Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ trực
tiếp quản lý các đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Bình Định, bao gồm các
tuyến QL1A; QL19; QL1D
+ Sở Giao thông vận tải được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ quản lý 14
tuyến tỉnh lộ và đoạn tuyến QL19 (Km0+00 –Km17+234) do tổng Cục đường bộ
Việt Nam uỷ thác quản lý.
- 21 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
+ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện được Uỷ ban nhân dân cấp huyện được giao nhiệm
vụ trực tiếp quản lý các đường tỉnh và đường đô thị được Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh giao.
Uỷ ban nhân dân xã quản lý đường xã trong phạm vi xã
c. Hệ thống bảo trì, sửa chữa đường bộ Bình Định
Bình Định áp dụng theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008,

cấp nào quản lý thì cấp đó bỏ tiền bảo trì, sửa chữa đường bộ.
d. Đánh giá
* Ưu điểm
việc phân cấp quản lý cụ thể theo chiều dọc gắn với quyền lợi của người dân trong
khu vực nơi tuyến đường đi qua đã góp phần nâng cao trách nghiệm của các đơn vị
trong công tác quản lý, bảo trì sửa chữa các tuyến đường do mình trực tiếp quản lý.
* Nhược điểm
Đối với các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ do các đơn vị chuyên môn đảm trách
nên một phần nào đó công tác quản lý, sửa chữa được đảm bảo hơn còn đối với
các tuyến đường huyện, xã do các các bộ kiêm nhiệm thực hiện nên không đảm
bảo đủ chuyên môn và không được chú trọng nên hầu hết các tuyến đường sau khi
xây dựng xong không được duy tu, quản lý, bão dưỡng đúng quy định nên các
tuyến đường ngày càng xuống cấp
Việc phân cấp quản lý trong công tác quản lý khai thác đường hiện nay vẫn còn
chồng chéo, quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng xây dựng lấn chiếm hành lan an
toàn đường bộ hầu như diễn ra trên tất cả các tuyến đường giao thông trong phạm
vi cả nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ khai thác thực tế so với tốc độ
thiết kế và chính điều này gây lãng phí rất lớn trong đầu tư xây dựng (ví dụ đường
thiết kế với tốc độ 80Km/h hoặc 60Km/h nhưng thực tế tốc độ xe chạy chỉ đạt vận
tốc trung bình 40-50Km/h); hơn thế nữa làm cho công trình đường khai thác không
đúng với chức năng giao thông của nó (chức năng cơ động và chức năng tiếp cận),
ví dụ như: Theo quy định thì đường nội bộ không thể đấu nối trực tiếp với đường
- 22 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
Quốc lộ, đường trục chính, nhưng thực tế các tuyến đường nội bộ, đường liên thôn,
liên xã đều giao cắt trực tiếp với các tuyến quốc lộ.
Việc quy định về quản lý nhà nước về Giao thông, Vận tải vẫn chưa phân biệt rõ
ràng, có sự không phù hợp giữa phương tiện vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông.
Các tuyến đường tỉnh đa phần tải trọng khai thác <= 13 Tấn, trong khi đó phương

tiện vận tải có tải trọng lớn 60 – 70 Tấn, nên tình trạng đường khai thác quá tải
trọng diễn ra thường xuyên liên tục trên các tuyến đường tỉnh.
1.3.2. Công tác quản lý đường bộ
a. Nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo trì và sửa chữa các tuyến đường
bộ
Vốn bố trí cho công tác QL&BDTX các tuyến đường tỉnh không đủ so với định mức
(đạt khoản 30-40% so với định mức). Nhiều tuyến đường đã được đưa vào khai thác
sử dụng 8 – 10 năm nhưng không có vốn sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa và sửa chữa
lớn ). Cụ thể như bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thống kê kinh phí dành cho công tác quản lý, duy tu đuòng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Số Km đường quản lý 278,78 290,29 318,04 337,798 340,696
Số tiền theo định mức (tỷ) 7,6 8,48 11,42 13,08 18,94
Số tiền thực nhận (tỷ) 2,78 3,39 4 5,17 6
tỷ lệ phần trăm 36% 40% 35% 39% 31%
Nguồn: do Sở Giao thông vận tải Bình Định cung cấp
Chưa có chính sách huy động và sử dụng vốn duy tu bảo dưỡng chua rõ ràng và
chưa thích hợp trong xã hội. Tiềm năng vốn đầu tư dân cư còn nhiều, và mức độ
huy động vốn nhàn rỗi trong dân còn thấp.
* Nhận xét
- Ưu điểm: hiện nay nguồn vốn tuy có ít nhưng vẫn tăng đều trong các năm, mặc dù
việc tăng này chưa phù hợp với tình hình thực tế.
- Nhược điểm: Nguồn vốn bố trí cho công tác quản lý duy tu đường quá ít, nên
không thể triển khai tốt công tác bảo trì và sửa chữa các tuyến đường, vì vậy các
tuyến đường ngày càng xuống cấp nghiêm trọng
- 23 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chuyên ngành: Xây dựng Đường ô tô & Đường Thành
Phố
b. Cơ chế chính sách và cách thức thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo
trì các tuyến đường bộ

* Cơ chế chính sách
Hiện nay, tại tỉnh Bình Định chưa có cơ chế, chính sách đặc thù gì cho công tác
bảo trì và sửa chữa các tuyến đường. UBND tỉnh hằng năm chỉ có bố trí một
nguồn vốn rất hạn chế để thực hiện công tác này vì vậy hầu hết các tuyến đường
trên địa bàn tỉnh sau một thời gian đưa vào khai thác sử dụng đều xuống cấp
nghiêm trọng và trách nhiệm này không thuộc về ai. Đối với các tuyến đường do
huyện quản lý, không có các bộ phận chuyên môn để giúp UBND huyện quản lý
các tuyến đường trên địa bàn huyện.
* Cách thức thực hiện
Hiện nay tại tỉnh Bình Định công tác quản lý duy tu đường được áp dụng cơ cấu
quản lý theo mô hình sự nghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch,
đơn vị hoạt động theo hình thức vốn sự nghiệp. Công tác quản lý và sửa chữa
thường xuyên được giao toàn bộ cho 1 đơn vị là công ty Quản lý giao thông thuỷ
bộ Bình Định thực hiện, công ty này mới được cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn
giữ cổ phần lớn nên bộ máy quản lý cồng kềnh, số lượng cán bộ, công nhân viên
rất đông nhưng hiệu quả rất thấp, không tạo được sự cạnh tranh trong công tác
quản lý, công tác thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên, gây thất thoát và lãng
phí rất lớn vốn ngân sách nhà nước; ví dụ như: Hàng năm nhà nước giao kế hoạch
phân bổ vốn quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường, nguồn vốn
này được giao xuống cho đơn vị để thực hiện duy tu quản lý tất cả các tuyến
đường tỉnh. Sau khi được phân bổ vốn, đơn vị này trích lại một phần để nuôi bộ
máy cồng kềnh của đơn vị (40% nguồn vốn), còn bao nhiêu mới phân bổ cho công
tác quản lý các tuyến đường vì vậy số tiền phân xuống người lao động ( người trực
tiếp quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường) còn lại rất ít, nên người lao động chỉ làm
sơ sài không đúng quy trình quy phạm nên đường ngày càng xuống cấp.
Công tác quản lý, bảo trì và sửa chữa đều áp dụng theo hình thức khóan, nên
không phù hợp vì hiện nay số tiền ít mà việc gì cũng làm, việc thực hiện như thế là
đánh đồng các tuyến đường (các tuyến đường mới, cũ, miền núi, đồng bằng là như
- 24 -
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Chun ngành: Xây dựng Đường ơ tơ & Đường Thành

Phố
nhau), cơng tác dàn trãi nên khơng có chất lượng, các tuyến đường ngày càng
xuống cấp.
c. Định mức, đơn giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cho cơng cơng tác quản lý, khai
thác và bảo trì các tuyến đường bộ
* Định mức, đơn giá
Chính vì việc bố trí nguồn vốn ít nên tại tỉnh Bình Định đã thực hiện bằng cách lấy
nguồn vốn đã bố trí hằng năm chia ngược lại cho định mức của Bộ GTVT và cắt
giảm một số hạng mục, ví dụ như sau:
Bảng 1.2 : Một số nội dung về định mức quản lý đã áp dụng
CHIỀU DÀI CẦU 25m < L < 300m
Đơn vò tính : 1m cầu / năm
M.hiệu
đònh
mức
Hạng mục quản lý
và sửa chữa
Đơn

tính
Bậc
thợ
bq
Đònh
mức
Thực tế
đã áp dụng
trong năm
2011
1 2 3 4 4

A CÔNG TÁC QUẢN LÝ 2,4
07.101 Tuần tra, kiểm tra Công 3,9 0,4 0,18
07.102 Thanh thải lòng sông Công 3,9 0,2
07.103 Vệ sinh mặt cầu Công 3,9 0,5 0,12
07.104 Vệ sinh mố cầu Công 3,9 0,02 0,04
07.105 Vệ sinh gối trụ cầu Công 3,9 0,2
07.108 Kiểm tra đònh kỳ hàng tháng Công 3,9 0,5
07.109 Kiểm tra đònh kỳ hàng năm Công 3,9 0,1
07.110 QL hồ sơ trên máy vi tính Công 3,9 0,1
07.111 Phát quang cây cỏ Công 3,9 0,4 0,06

CÔNG TÁC BẢO DƯỢNG
07.207 Cạo rỉ sơn tay vòn lan can AK.83451 m2
0,1
07.208 Sơn, vét vôi lan can cầu m
2
2,0 0,6

(VD: AK.81120)
07.209 Sơn biển báo (nhân công+kẻ chữ) m
2
0,03

(VD:AK,83462)
07.204 Bôi mỡ gối trụ cầu(ĐM0,4kg/gối) gối 1,0
XQ.1810 Bôi mỡ gối trụ cầu cái 1,0 1
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SC THƯỜNG XUYÊN
CHO LOẠI MẶT ĐƯỜNG BTN Bm= 7m (ĐT.629, 630; 633; 635; 636; 639; 640)
ĐỊA HÌNH : ĐỒNG BẰNG Đơn vò tính : 1Km /năm
- 25 -

×