Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ LUẬT học QUẢN lý NHÀ nước đối với môi TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRÊN địa bàn NAM TRUNG bộ và tây NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.88 KB, 203 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đặt con người vào
vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI với sự
thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Thêm vào đó, với chính sách mở cửa, đã thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu của con người và xã hội. Thực tế đó đã thu hút một nguồn nhân lực lớn
tham gia vào lực lượng sản xuất trong các DN, đời sống vật chất của người
lao động ngày càng nâng cao. Đồng thời, với quá trình tăng trưởng kinh tế thì
quản lý nhà nước đối với MTLĐ còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đó là
mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, tình trạng sức khỏe người lao
động có xu hướng giảm.
Vấn đề bảo đảm MTLĐ trong những năm qua đã đạt những thành tựu
đáng kể, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Bộ luật lao động, Luật BVMT,
Nghị định 06/CP và 175/CP của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ
luật lao động, Luật BVMT và những văn bản hướng dẫn khác nhằm tăng
cường quản lý nhà nước đối với MTLĐ nhằm bảo vệ nguồn lực cho quá trình
phát triển đất nước. Tuy nhiên, NSD và NLĐ có lúc chỉ hiểu đơn thuần vấn đề
MTLĐ chỉ có ý nghĩa về chính trị mà chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của
nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của đất nước
và góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Môi trường lao động
trong sản xuất công nghiệp hàng năm thải ra hàng ngàn tấn bụi, hơi khí độc,
hàng chục ngàn tấn rác thải, nước thải gây nên ô nhiễm môi trường sống của



2

con người. Môi trường lao động bị ô nhiễm, công tác quản lý không được quan
tâm đúng mức sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe NLĐ, giảm năng
suất lao động và tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo tài liệu thống kê của ngành bảo hiểm Y tế từ năm 1993 - 1997
thì tình trạng ốm đau, bệnh tật của NLĐ ngày càng tăng. Hàng năm BHYT
phải chi khám chữa bệnh cho NLĐ là 289 tỷ 397 triệu đồng và chính phủ phải
tài trợ vào khoảng 192 tỷ 197 triệu đồng (2.644.288 người có BHYT). Tốn
phí và mất mát thực tế còn lớn hơn rất nhiều vì chúng ta chưa tính được lượng
sản phẩm xã hội bị mất đi do ốm đau, do giảm năng suất lao động sau tai nạn
và bệnh tật mới bình phục.
Các nước trên thế giới hàng năm phải tiêu tốn một khoản kinh phí khá
lớn cho vấn đề MTLĐ, như ở Malaysia từ 5-10%, Singapore 10-12%, Hàn
Quốc 15%, Trung Quốc 7%, trong tổng số GDP tương ứng của các nước [63].
Vấn đề MTLĐ đã và đang tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước cũng như địa bàn NTB-TN trên nhiều mặt.
+ Giảm năng suất lao động.
+ Làm suy giảm nguồn lực trong các thành phần kinh tế.
+ Giảm chất lượng môi trường trong trong các DN sản xuất cũng như
khu vực dân cư xung quanh.
+ Tăng kinh phí phải chi trả BHYT, BHXH làm giảm GDP của cả nước.
+ Ảnh hưởng nguồn thu nhập của từng gia đình, dẫn đến giảm chất
lượng cuộc sống.
Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề MTLĐ từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều
đó đã được thể hiện trong các chương trình lớn phát triển kinh tế - xã hội qua
các thời kỳ. Gần đây trong những năm 1980 đến 1986 Chính phủ Việt Nam

cùng với tổ chức phát triển của LHQ (UNDP) triển khai dự án VIE 18 về tăng


3

cường năng lực quản lý và thiết bị về an toàn và vệ sinh lao động. Trong giai
đoạn 1990 đến 2000 Chính phủ Việt Nam với tổ chức lao động thế giới (ILO)
triển khai dự án INT/10/DAN với ba giai đoạn (Phase one-Phase three) về
khảo sát đánh giá thực trạng và thông tin, giáo dục, tuyên truyền về an toàn và
vệ sinh lao động cho NLĐ trong các ngành xây dựng và thủy sản. Nhà nước
Việt Nam đã đưa vấn đề MTLĐ vào nghiên cứu trong hai chương trình lớn đó
là KX-07 và KT-02. Để triển khai các chương trình này, các cơ quan nghiên
cứu khoa học cũng đã nghiên cứu đề tài cấp nhà nước KX-07-15: "Một vài
nét về thực trạng làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tình hình
sức khỏe NLĐ" và Đề tài KT-02-05, Hà Nội 1994:"Đánh giá thực trạng tình
hình MTLĐ không an toàn ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp tổng quát xử
lý ô nhiễm nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ", đề tài cấp nhà nước
KHCN-11-07: "Nghiên cứu xây dựng chiến lược và các biện pháp cơ bản để
giám sát,dự phòng và xử lý các nguy cơ ô nhiễm MTLĐ ảnh hưởng đến sức
khỏe NLĐ" và nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở khác. Tuy nhiên, hầu hết các đề
tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở đánh giá thực trạng vấn đề MTLĐ và các giải
pháp KHKT nhằm cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ hay các chế độ chính
sách luật pháp mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về góc độ quản lý nhà nước
đối với MTLĐ nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn quản lý nhà nước đối với MTLĐ ở nước ta; đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước nhằm cải thiện MTLĐ phát triển
nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH.
Nhiệm vụ của luận án bao gồm:



Hệ thống hóa các vấn đề lý cơ bản về MTLĐ, từ quan niệm, vai trò,

nhân tố chi phối và tác động của Nó tới phát triển kinh tế - xã hội.


Nghiên cứu nội dung tác động của quản lý nhà nước đối với các

nhân tố chi phối MTLĐ trên địa bàn NTB-TN.


4



Đánh giá thực trạng MTLĐ và quản lý nhà nước đối với MTLĐ trên

địa bàn NTB-TN hiện nay.


Đề xuất quan điểm và một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước

đối với MTLĐ trên địa bàn NTB-TN
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với MTLĐ là một vấn đề rộng lớn, đòi hỏi nghiên
cứu tổng thể, hệ thống và khảo sát MTLĐ trên diện rộng. Trong khuôn khổ
một luận án tiến sĩ chúng tôi giới hạn nghiên cứu những vấn đề có tính chất
đặc trưng của quản lý nhà nước đối với MTLĐ ở các DN sản xuất công nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của luận án đó là các DNNN, DNNQD và DNĐTNN trên

địa bàn NTB-TN. Thời gian khảo sát thực trạng từ năm 1990 đến 2001 và đề
xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu được áp dụng
trong sản xuất công nghiệp và vận dụng cho các khu vực khác trong cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với các phương pháp đặc thù trong
nghiên cứu quản lý kinh tế như:


Phương pháp thống kê: Luận án thống kê tất cả số liệu về các kết

quả đo đạc MTLĐ, phiếu khám sức khỏe định kỳ của NLĐ trong các DN, kế
thừa các số liệu phục vụ nghiên cứu ở các đề tài KX-07-15, KHCN-11,VJCP
của Viện BHLĐ và Viện Y học lao động - vệ sinh môi trường


Phương pháp điều tra xã hội học, luận án xây dựng mẫu điều tra xã

hội học cho các đối tượng nghiên cứu cụ thể là:
Mẫu phiếu M1 với nội dung chủ yếu là phản ảnh trình độ lao động,
tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thực trạng thực hiện các chế
độ chính sách, tình trạng sức khỏe NLĐ thông qua kết quả khám sức khỏe
định kỳ theo luật định trong sản xuất công nghiệp.


5

Mẫu phiếu M2 xây dựng bản câu hỏi "đóng" và "mở" phỏng vấn trực
tiếp NLĐ về tình trạng sức khỏe, tâm lý trong quá trình lao động, về việc thực
hiện chế độ chính sách của NSD, về nhận thức của NLĐ đối với MTLĐ...

Ngoài ra, đề tài đã kế thừa thêm một số mẫu phiếu điều tra bổ sung
như M65K, VJCP, M85K các mẫu này được xây dựng có tham khảo các mẫu
điều tra của Nhật, Mỹ trong chương trình hợp tác với Viện BHLĐ.


Phương pháp tổng kết thực tiễn: Sử dụng phương pháp này đề tài đã

tiến hành thu thập các báo cáo về tình trạng ô nhiễm môi trường và tổ chức
các đoàn khảo sát thực địa tại các DN sản xuất trên địa bàn NTB-TN.


Phương pháp hồi quy: Đề tài tiến hành tổng hợp kết quả phân tích

trong phòng thí nghiệm, hồi cứu số liệu phản ảnh những nội dung cơ bản có
tính chất đặc trưng phản ảnh mức độ ô nhiễm MTLĐ và tình trạng sức khỏe
NLĐ trong sản xuất công nghiệp.


Phương pháp chuyên gia: nhằm đánh giá.

- Chất ô nhiễm có tính chất đặc thù tương ứng với các ngành sản xuất.
- Tính toán và cho điểm nhằm đánh giá tác động MTLĐ đối với tăng
năng suất lao động trong sản xuất công nghiệp.
- Phân tích tác động thiết bị công nghệ đối với tâm lý NLĐ.
- Đánh giá tính thực tiễn một số điều luật về MTLĐ.
Ngoài ra, chúng tôi kết hợp nghiên cứu lý thuyết với khảo sát thực tế
thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học khác, tiến hành điều tra kỹ thuật để đánh
giá các chỉ tiêu, khảo sát điểm các loại hình DN sản xuất trên địa bàn NTB-TN.
6. Những đóng góp khoa học của luận án
Thông qua nghiên cứu, những đóng góp chính của luận án đó là:



Hệ thống hóa các vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với MTLĐ,

xác định tầm quan trọng và nội dung của quản lý nhà nước nhằm bảo vệ và
cải thiện MTLĐ trong quá trình sản xuất.


6



Làm rõ những vấn đề cơ bản về MTLĐ góp phần hoàn thiện khái

niệm MTLĐ trong nền kinh tế thị trường


Làm rõ thực trạng các mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản

lý trong quản lý MTLĐ và thực trạng MTLĐ trên địa bàn NTB-TN.


Xác định các chỉ tiêu cơ bản và ứng dụng để đánh giá hiệu quả quản

lý nhà nước đối với MTLĐ có thể áp dụng trong cả nước.


Xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhà

nước đối với MTLĐ trong các DN sản xuất công nghiệp.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chương, 8 tiết.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.1.1. Môi trường, môi trường lao động
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một phạm trù đa nghĩa được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Theo Viện sĩ LP.Gheraximov: "Môi trường là khung cảnh của lao
động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người". Trong Tuyên ngôn
của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là: "Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người". Theo R.G.
Sharma (1988) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn: "Môi trường là tất cả
những gì bao quanh con người". Môi trường là tất cả các thứ xung quanh
chúng ta hay nói cách khác môi trường là một trung tâm cụ thể với những
nhân tố xung quanh trung tâm đó [165, tr. 618]. Theo nghĩa rộng nhất thì:
"Môi trường là toàn thể hoàn cảnh xã hội (phong tục, tập quán, tín ngưỡng,
văn hóa, nghề nghiệp, gia đình...) chung quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống và sự phát triển của con người".
Như vậy, thuật ngữ môi trường đã được đề cập từ lâu trong nhiều văn

bản trên thế giới cũng như trong nước. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà khái
niệm "môi trường" được phân chia thành những khái niệm khác nhau như
"môi trường tự nhiên", "môi trường sống", "môi trường xã hội" v.v..
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên và phi tự nhiên vận
động và phát triển trong một cơ thể thống nhất có ảnh hưởng trực tiếp hay


8

gián tiếp đến con người, và chính con người cũng là một yếu tố quan trọng tác
động đến quá trình vận động và phát triển của môi trường tự nhiên.
"Môi trường sống" là tổng các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới
sự sống và sự phát triển của các cơ thể sống. Môi trường sống của con người
là tập hợp các điều kiện vật lý, hóa học sinh học, xã hội bao quanh con người
và có ảnh hưởng tới sự sống của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người.
Luật môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993, định
nghĩa như sau: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" [83, tr. 5-6].
Từ định nghĩa đó chúng ta hiểu môi trường là một hệ thống trong đó
có nhiều phân hệ liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau tạo nên một môi
trường chung. Nếu chúng ta quan niệm môi trường chung là một hệ thống
gồm nhiều phân hệ thì MTLĐ là phân hệ trong hệ thống đó.
1.1.1.2. Khái niệm MTLĐ
• MTLĐ theo quan điểm của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam
MTLĐ là nơi diễn ra các mối quan hệ giữa con người với con người,
con người với công cụ lao động, con người với tự nhiên được giới hạn trong
phạm trù lao động. Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa hoặc khái niệm
về MTLĐ khác nhau tùy theo quan niệm của từng nước nhưng đều thống nhất

với nhau về bản chất.
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế (ILO): "MTLĐ là lĩnh
vực cực kỳ quan trọng, là tập hợp các yếu tố tác động tiêu cực đến con người
tạo ra các rủi ro nghề nghiệp" [167, tr. 2323]. Theo quan điểm ILO MTLĐ
được xem xét bởi các nhóm sau:
Nhóm 1: Gồm những nhân tố trong cuộc sống hàng ngày nơi họ cư
trú.


9

Nhóm 2: Các nhân tố có mặt nơi sản xuất trong các nhà máy.
Nhóm 3: Chỉ một nhân tố đó là tính chất công việc, đó là công nghệ,
lao động trí óc hay cơ bắp.
Nhóm 4: Các nhân tố gây ra mệt mỏi dẫn đến tai nạn (bao gồm nhân
tố trong quan hệ giữa người và người).
Quan điểm của ILO mang tính chất toàn diện, trong cuộc sống con
người luôn luôn vận động và phát triển dưới nhiều hình thức ngay cả khi vui
chơi giải trí, cả ý nghĩa về khoa học tự nhiên và xã hội. ILO cho rằng MTLĐ
tác động "tiêu cực" đến NLĐ mà không đề cập đến mặt "tích cực" của nó.
Phải chăng, ILO đại diện cho tầng lớp NLĐ, NSD trên toàn thế giới với nhiều
màu sắc về chính trị, kinh tế - xã hội khác nhau, vì thế ILO đã đưa ra chuẩn
mực tối thiểu mà mọi quốc gia phải thực hiện nhằm bảo vệ NLĐ.
Trong chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP và Chính phủ
hoàng gia Thái Lan đã xây dựng bộ từ điển về điều kiện và MTLĐ (Working
Conditions and Environment) và xuất bản lần đầu tiên năm 1991. Mục đích
biên soạn bộ từ điển này phù hợp với các nước đang phát triển [165, tr. 314]
và MTLĐ được định nghĩa như sau: "MTLĐ bao gồm những yếu tố sinh học,
y học, vật lý học, triết học, tâm lý học, xã hội học và kỹ thuật ảnh hưởng đến
NLĐ trong không gian lân cận nơi làm việc" [165, tr. 315].

Định nghĩa này thừa nhận MTLĐ bao gồm ý nghĩa về khoa học tự
nhiên và xã hội nhưng được giới hạn trong một số lĩnh vực, trong một khoảng
không gian nhất định.
Đối với nước ta, khái niệm MTLĐ tại nơi làm việc đã được nói đến ở
rất nhiều công trình khoa học và ngay cả trong các nghị định của Chính phủ,
tuy còn nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng đều thống nhất như sau:
"MTLĐ là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và các mối quan hệ
xung quanh, được tạo nên dưới tác động của công cụ lao động, đối tượng lao


10

động và quy trình công nghệ" [125, tr. 12]. Theo Từ điển bách khoa Việt
Nam, MTLĐ được xem là thành phần của điều kiện lao động thể hiện trong định
nghĩa:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội,
kinh tế, kỹ thuật được thể hiện bằng các công cụ; phương tiện lao
động, đối tượng lao động, MTLĐ, quá trình công nghệ ở một không
gian nhất định và việc bố trí, sắp xếp, tác động qua lại giữa các
yếu tố đó đối với con người tạo nên một điều kiện nhất định cho
con người trong quá trình lao động [148, tr. 807].
Định nghĩa về MTLĐ ở nước ta xuất hiện đầu những năm 80 của thế
kỷ XX, khi mà nền kinh tế của đất nước tồn tại dưới hai hình thức sở hữu là
sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Các DNNN sản xuất theo phương thức kế
hoạch hóa, mọi người đều làm công ăn lương bình đẳng như nhau, chưa xuất
hiện mối quan hệ giữa chủ và thợ, do vậy với định nghĩa như trên là hoàn toàn
xác đáng.
Theo định nghĩa của ILO và các nhà khoa học Việt Nam thừa nhận,
MTLĐ bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và các mối quan hệ xung
quanh xảy ra tại nơi làm việc của NLĐ. "Quan hệ xung quanh" theo ILO đó là

mối quan hệ giữa con người với con người trong không gian tại nơi sản xuất.
Đối với các nhà khoa học Việt Nam xem mối "quan hệ xung quanh" là mối
quan hệ được tạo nên giữa con người tác động vào công cụ và đối tượng lao
động. Nội hàm của MTLĐ với yếu tố "quan hệ xung quanh" đã tạo nên tính
"vận động" không "đứng yên". Chính vì thế mà MTLĐ có tính đa dạng và phức
tạp luôn luôn vận động theo tiến trình phát triển và nhận thức của con người.
• Quan niệm của luận án về MTLĐ
Để làm rõ phạm trù MTLĐ, trước hết chúng ta phải hiểu lao động là
gì? "Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại


11

sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội" [149, tr. 525]. Con người trong quá
trình lao động sản xuất đã tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình và góp
phần tích lũy phát triển xã hội, đồng thời thải ra một khối lượng lớn chất thải
gây ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh. Trong quá trình lao động con
người chịu tác động của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế
chính trị của mỗi quốc gia, điều kiện địa lý tự nhiên và đồng thời con người
cũng tác động trở lại nhằm cải tạo, ngăn ngừa hạn chế tác động tiêu cực phát
huy tác động tích cực của các yếu tố MTLĐ. Môi trường tự nhiên trên trái đất
hình thành khách quan, MTLĐ phát sinh từ sự tác động tổng hợp của hai yếu
tố khách quan của môi trường tự nhiên và chủ quan trong quá trình lao động
của con người. Hoạt động lao động là bản năng sinh tồn của xã hội loài người.
Loài người ngày càng văn minh là nhờ thông qua hoạt động lao động, trong
quá trình hoạt động thực tiễn đó con người đã tạo ra MTLĐ. Như vậy, MTLĐ
ngoài yếu tố tự nhiên vốn có, còn có yếu tố môi trường do con người tạo ra
trong quá trình hoạt động lao động có ý thức của mình. Môi trường nếu không
có hoạt động thực tiễn có ý thức của con người thì không thể gọi MTLĐ.
Hoạt động thực tiễn có ý thức ở đây chúng ta nên hiểu trong quá trình lao

động của mình con người phải biết chấp nhận mức độ ô nhiễm môi trường
nhất định để tăng trưởng kinh tế và đồng thời con người phải biết tác động
ngược lại để khống chế mức độ ô nhiễm ở mức độ cho phép mà con người có
thể chịu đựng được. MTLĐ khác với môi trường nhân tạo ở chỗ, môi trường
nhân tạo cũng do con người tạo ra nhưng có thể có ý thức hoặc vô thức, vô
thức là ở chỗ con người khai phá tự nhiên nhưng không có ý thức bảo vệ tự
nhiên. Hay nói cách khác, MTLĐ có khả năng dùng yếu tố nội sinh (chủ
quan) tác động cải tạo yếu tố khách quan bằng các cơ chế chính sách công cụ
do con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình.
Lao động là "thiên nhiên thứ hai" mà trong đó con người tồn tại và
phát triển. Qua lao động, con người mới hình thành nhân cách, lối sống riêng


12

và tự hoàn thiện mình. Từ bản chất của môi trường và lao động chúng ta có
thể xác định MTLĐ là chỉ sự tổng hòa của các mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với tự nhiên trong hoàn cảnh lao động theo sự
phân công của xã hội có ảnh hưởng và tác động đến phát triển năng lực bản
chất của con người để tạo ra nền tảng tinh thần, hình thành nhân cách của mỗi
con người và tạo ra nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phạm trù MTLĐ gắn liền với quá trình lao động của con người (bao
gồm mọi tầng lớp trong xã hội trên mọi lĩnh vực). Vì vậy, nó sẽ là một trong
những nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của xã hội loài
người. Trong quá trình lao động con người đã sử dụng các công cụ tác động
vào đối tượng lao động sản xuất ra của cải vật chất cho mình và làm giàu cho
xã hội, bản thân con người lại tạo ra các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học bổ
sung cho tự nhiên làm cho môi trường tự nhiên bị ô nhiễm và chính môi
trường đó tác động trở lại con người. Không những thế, trong lao động con
người lại chịu tác động của môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội.

Con người quan hệ với nhau đồng lòng đồng sức với nhau để khai thác thiên
nhiên cải tạo thiên nhiên phục vụ nhu cầu của mình. Trong quá trình lao động
đó, con người tạo nên tổng thể các mối quan hệ, quan hệ giữa người với
người, quan hệ giữa chủ và tớ... tạo nên sự thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn
tại cho sự phát triển cá nhân hay cộng đồng. Chúng ta nhận thấy rằng, MTLĐ
vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. MTLĐ và con người trong quá
trình sản xuất có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Các dòng vật chất là yếu tố
quan trọng của quá trình sản xuất, đồng thời trong quá trình đó con người sử
dụng công cụ, quy trình công nghệ tác động vào dòng vật chất tạo ra sản
phẩm và gây ô nhiễm môi trường. MTLĐ với những yếu tố ô nhiễm độc hại
lại tác động trở lại NLĐ gây nên tình trạng ốm đau bệnh tật.


13

Như vậy, có thể định nghĩa MTLĐ như sau: MTLĐ bao gồm các yếu
tố vật thể và phi vật thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của NLĐ trong
khoảng không gian, thời gian tại nơi làm việc".
Nội hàm của MTLĐ trong phạm vi luận án này bao gồm hai nhóm yếu
tố mà trong quá trình nghiên cứu và đo lường cần phải được làm rõ đó là:
Nhóm yếu tố vật thể bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học đó
là những yếu tố có thể đo đếm được.
Trong quá trình sản xuất, con người đã sử dụng công cụ tác động vào
đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Trong quá trình lao động đó con người đã tạo ra các yếu tố vật lý (tiếng ồn,
rung động, bức xạ điện từ trường..), các yếu tố hơi khí độc (CO 2, SO2, NH3..),
hàm lượng bụi trong sản xuất, các yếu tố sinh học (các vi sinh vật tồn tại
trong nước thải, không khí, trong đất), gây nên ô nhiễm MTLĐ và tác động
tiêu cực đến tình trạng sức khỏe NLĐ. Mặt khác, công cụ lao động, quy trình
công nghệ đóng vai trò đáng kể đối với MTLĐ, công nghệ hiện đại hạn chế

các chất thải đồng thời đảm bảo an toàn cho NLĐ, ngược lại công nghệ lạc
hậu nguy cơ tai nạn lao động cao và mức độ gây ô nhiễm môi trường càng
lớn. Nghiên cứu MTLĐ là nghiên cứu các yếu tố nguy hiểm độc hại và rủi ro
nghề nghiệp tác động đến NLĐ gây nên bệnh nghề nghiệp.
Nhóm yếu tố phi vật thể là yếu tố tâm lý trong lao động được tạo ra
bởi mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiết bị trong
quá trình sản xuất.
- Mối quan hệ giữa con người với con người tạo nên tâm lý tích cực
hay tiêu cực trong quá trình lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động, tình
trạng sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của NLĐ trong quá trình lao động.
- Mối quan hệ giữa con người với việc sử dụng phương tiện; quy trình
công nghệ tác động vào đối tượng lao động, tác động vào tự nhiên trong quá


14

trình sản xuất. Khi thiết bị máy móc phù hợp với tầm vóc con người Việt Nam,
có nghĩa là con người vận hành máy móc thiết bị trong tư thế tự nhiên thoải
mái, sẽ tạo ra tâm lý hứng thư làm việc và sẽ có năng suất lao động cao, hạn chế
tối đa tai nạn lao động trong quá trình sản xuất và ngược lại nếu không phù hợp.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người mỗi một chế độ có một
phương thức sản xuất nhất định và có điều kiện lao động nhất định được biểu
thị bằng "tính hiện thực" có thể đo đếm được (trình độ công nghệ ra sao, đối
tượng lao động là cái gì, ở đâu, trong thời gian nào). MTLĐ vừa mang tính "hiện
thực" của điều kiện lao động đồng thời vừa mang tính "ẩn", tính "ẩn" thể hiện
tâm lý của con người phát sinh từ mối quan hệ giữa người với người trong
quá trình lao động mà không thể đo đếm được. Nếu dừng lại mối quan hệ giữa
người và người trong lao động là một mối quan hệ trong xã hội bình thường,
nhưng tâm lý nảy sinh từ mối quan hệ đó đã tạo ra một MTLĐ tác động tích
cực hoặc tiêu cực đối với NLĐ. Trong quá trình lao động, do tác động của tâm lý

mà con người sử dụng công cụ lao động, vận hành quy trình công nghệ tạo ra
sản phẩm có thể đạt chất lượng cao đồng thời tạo ra MTLĐ an toàn và hợp vệ
sinh, nếu diễn biến tâm lý theo hướng tích cực và ngược lại nếu diễn biến tâm
lý theo hướng tiêu cực. Chỉ có phát huy quyền làm chủ tập thể của NLĐ mới
phần nào hiểu được tâm lý của họ thông qua các tổ chức đoàn thể và theo đó
có những bước cải tiến điều chỉnh mới tạo ra một MTLĐ an toàn và hợp vệ sinh.
Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động được cụ thể
hóa bằng các chương, điều trong Bộ luật lao động, Luật BVMT, Luật bảo vệ
sức khỏe nhân dân, Luật hình sự v.v... của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Hai nhóm yếu tố cơ bản là vật thể và phi vật thể, liên quan, tồn tại và
tác động với nhau tạo nên một MTLĐ được xem như một hệ thống mang tính
chỉnh thể.
• Môi trường lao động là một hệ thống


15

Trong thời đại văn minh công nghiệp cùng với sự tiến bộ vượt bậc
của KHKT, công nghệ hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ
thống [134, tr. 9-11]. Vì MTLĐ được cấu tạo bởi những thành phần khác
nhau liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau, nó có đầy đủ đặc trưng của một hệ
thống.
Thứ nhất, tính cấu trúc phức tạp, hệ thống MTLĐ bao gồm nhiều
thành phần hợp thành, các thành phần đó có bản chất cơ bản khác nhau (tự
nhiên, kỹ thuật, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau.
Thứ hai, hệ thống MTLĐ là một hệ thống "động". Hệ thống MTLĐ
không phải là một hệ thống tĩnh, luôn luôn thay đổi trong cấu trúc của Nó.
Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ thống đều dẫn đến hệ thống lệch khỏi trạng
thái cân bằng và có xu hướng điều chỉnh để lập lại hệ thống cân bằng mới.

Cân bằng trong hệ thống MTLĐ mang tính tương đối vì thế cần có tư duy
lôgic trong quản lý để định hướng vận động MTLĐ theo tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ con người.
Thứ ba, hệ thống MTLĐ có tính "mở". Hệ thống MTLĐ bao gồm mối
quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, từ mối quan hệ đó sẽ tạo
ra tâm lý trong lao động phát triển theo các hướng tích cực hay tiêu cực tạo ra
MTLĐ an toàn hợp vệ sinh hoặc ngược lại. Hệ thống MTLĐ mang tính chất
từng DN, từng vùng, của mỗi quốc gia của toàn cầu được biểu hiện thông qua
tình trạng sức khỏe NLĐ, năng suất lao động. MTLĐ phải được giải quyết
bằng nỗ lực của mỗi thành viên trong xã hội, của mỗi DN trong sản xuất công
nghiệp, của mỗi vùng lãnh thổ và bằng sự hợp tác giữa các quốc gia mới giải
quyết được vấn đề này.
Thứ tư, khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh của MTLĐ. Đặc tính cơ
bản này của hệ thống MTLĐ quy định tính chất, phạm vi, mức độ can thiệp
của con người, đồng thời mở hướng lâu dài cho các vấn đề nghiên cứu MTLĐ
trong sản xuất công nghiệp nóng bỏng hiện nay.


16

Theo quan điểm của ILO nhìn nhận MTLĐ dưới góc độ "rủi ro", như
vậy MTLĐ tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Mặt khác, ILO
phân tích 04 nhóm yếu tố tác động và thừa nhận trong MTLĐ có mối quan hệ
giữa con người với con người mà con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã
hội, trong mối quan hệ đó có mặt tích cực và tiêu cực cùng tác động đến
MTLĐ. Phải chăng tính tích cực của MTLĐ bao hàm cả tính dân chủ và công
bằng xã hội mà không phải bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có
được. Tính dân chủ và công bằng trong MTLĐ được thể hiện trong tuyên bố
chung về quyền con người của đại hội đồng Liên hợp quốc: "Tất cả mọi người
được bình đẳng trong lao động và quyền được hưởng các điều kiện lao động

thuận lợi. Nhưng đáng tiếc hiện nay trên thế giới hàng trăm triệu người phải
làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, đang bị tước đoạt đi giá trị và phẩm giá
của họ" [81, tr. 15]. NLĐ cần phải biết rằng, họ làm việc cho ai, phân chia lợi
nhuận như thế nào và làm việc trong môi trường ra sao. Tất cả những vấn đề
đó, chính họ là người tham gia và quyết định cùng với người NSD.
Tính tích cực của MTLĐ sẽ tồn tại không chỉ trong thời kỳ văn minh
nông nghiệp, văn minh công nghiệp mà còn tồn tại đến nền văn minh hậu
công nghiệp. Ngày nay cuộc cách mạng KHKT phát triển ở trình độ cao, loài
người đã bước vào thời kỳ tự động hóa, đó là nhân tố cấu thành lực lượng sản
xuất. Chúng ta có nghĩ rằng, trong nhà máy bao gồm những công nghệ tự động
(con người chỉ ở buồng điều khiển) sản xuất ra sản phẩm và đồng thời gây ô
nhiễm môi trường có thể xem là một yếu tố của MTLĐ. Vì rằng, sản phẩm tự
động hóa là kết tinh trí tuệ của con người sản xuất ra nó và chịu sự tác động
của con người với mục đích hạn chế ô nhiễm. Tính tích cực của MTLĐ còn
được phản ảnh trên khía cạnh khác đó là trong môi trường giảng dạy. Thầy
giáo khi giảng bài với bút và bảng mi ca giảng dạy trong môi trường đầy đủ
tiện nghi có nghĩa rằng thầy không chịu tác động ô nhiễm môi trường và
không có rủi ro nghề nghiệp (theo ILO ở đây không xảy ra MTLĐ). Chúng ta


17

trở lại với định nghĩa MTLĐ mà trong đó một yếu tố không thể thiếu đó là
hoạt động lao động của con người. Thầy giáo hoạt động lao động trí tuệ, sản
phẩm của thầy tạo ra là sản phẩm con người có trí tuệ để phục vụ công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong hàng ngàn sản phẩm thầy
tạo ra cho xã hội có những sản phẩm không đạt theo sự mong muốn (ở đây
chúng ta không bàn về chính trị nhân cách của con người; tạm coi là sản
phẩm phải đào tạo lại coi như sản phẩm của thầy không đạt chất lượng) điều
đó sẽ tác động và ức chế tâm lý của thầy, theo đó có thể dẫn đến các hậu quả

gây rủi ro cho người thầy.
Tóm lại, MTLĐ là sản phẩm được hình thành từ hoạt động lao động
chủ quan của con người thuộc mọi thành phần kinh tế, trên mọi lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ... tác động vào môi trường tự
nhiên sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội loài người.
Ngoài những vấn đề cơ bản trên đây, những vấn đề cụ thể liên quan
đến MTLĐ cần phải làm rõ trong phạm vi luận án. Đó là:
- Vật thể gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho MTLĐ trở thành độc
hại, đó là những yếu tố vật lý, hóa học, sinh học là những thành phần khác
trong MTLĐ (ô nhiễm MTLĐ).
- Chất thải là những chất được loại ra trong quá trình sản xuất, chất
thải có thể dạng khí, lỏng, rắn hoặc các dạng khác.
- Vệ sinh lao động là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng
cường sức khỏe cho NLĐ khi làm việc trong MTLĐ bị ô nhiễm.
- Tai nạn lao động là việc rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thải thiệt hại cho
con người. Tai nạn lao động là do NLĐ nhiễm độc cấp tính do hơi khí độc
gây nên tại nơi làm việc.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng cho mỗi nghề do yếu tố độc hại
trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể NLĐ mà gây nên


18

bệnh. Bệnh nghề nghiệp là do sự tích lũy chất độc trong cơ thể trong một thời
gian dài tiếp xúc, như nhiễm độc chì, nhiễm độc Bezen.
- Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, KHKT, kinh
tế-xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình
lao động sản xuất [148, tr. 151]. Như vậy BHLĐ, an toàn lao động, vệ sinh
lao động là hệ thống các giải pháp nhằm bảo vệ NLĐ làm việc trong MTLĐ
không an toàn và thiếu vệ sinh.

- MTLĐ không an toàn và hợp vệ sinh là MTLĐ mà trong đó có
những yếu tố nguy hiểm và độc hại dễ gây nên bệnh nghề nghiệp và suy giảm
sức khỏe NLĐ trong quá trình sản xuất mà chưa được loại trừ.
• MTLĐ trong sản xuất công nghiệp
MTLĐ trong công nghiệp về kết cấu cũng giống như MTLĐ trong các
ngành nghề khác tuy nhiên quy mô và phạm vi tác động lớn hơn nhiều.
Một là, các yếu tố nguy hiểm độc hại trong sản xuất công nghiệp tác
động đến NLĐ đa dạng hơn, nguy hiểm hơn. Bởi lẽ, đối tượng lao động trong
sản xuất công nghiệp đa dạng (chế biến nông lâm hải sản, hóa chất, phân bón,
vật liệu, da giày...), do đó các yếu tố nguy hiểm độc hại phát sinh trong quá
trình sản xuất đa dạng hơn.
Hai là, hàm lượng các chất độc hại lớn hơn nhiều so với các ngành
khác như diêm nghiệp và lâm nghiệp. Trong sản xuất công nghiệp khối lượng
các chất thải (khí, nước và chất thải rắn) thải ra trong quá trình sản xuất có
hàm lượng lớn.
Ba là, tác động gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh lớn hơn so
với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Bốn là, trong sản xuất công nghiệp mật độ NLĐ lớn hơn nhiều so với
diêm nghiệp, lâm nghiệp và các ngành nghề khác.
Năm là, do đặc thù của sản xuất (sản xuất theo dây chuyền, sản xuất
theo ca) mà khả năng tự phòng vệ của NLĐ luôn luôn bị động chỉ trong chờ


19

vào vai trò quản lý của Nhà nước khi xuất hiện nguy cơ các yếu tố nguy hiểm
độc hại xâm nhập vào cơ thể.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với cơ cấu nhiều
thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nếu không có luật chặt chẽ, không
có những tổ chức quản lý thích hợp đối với MTLĐ trong sản xuất công

nghiệp để chăm lo bảo vệ con người thì không lường được những hậu quả đối
với chiến lược phát triển con người.
1.1.1.3. Nhận xét chung về MTLĐ
Quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới, LHQ và ILO được biểu
hiện trực tiếp hay gián tiếp dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cùng
chung một ý nghĩa đó là MTLĐ vô cùng quan trọng đối với mỗi một nước
nhằm phát triển kinh tế - xã hội và an ninh chính trị. Như vậy, khi nghiên cứu
MTLĐ dưới góc độ quản lý chúng ta phải xem xét ba yếu tố sau đây:
Một là, MTLĐ là sản phẩm hoạt động có ý thức của con người tác
động vào môi trường tự nhiên, mối quan hệ biện chứng giữa con người với
con người trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội.
Hai là, quản lý nhà nước đối với MTLĐ là nghiên cứu việc tổ chức
quản lý những yếu tố nguy hiểm độc hại và các biện pháp ngăn ngừa chúng
nhằm tạo ra một MTLĐ an toàn và hợp vệ sinh cho NLĐ.
Ba là, mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT,
hay nói cách khác là phát triển kinh tế trong một môi trường bền vững.
Về nhận thức, giữa MTLĐ và con người có mối liên hệ mật thiết với
nhau, MTLĐ là do con người tạo ra nhưng đồng thời con người lại chịu tác
động trở lại của MTLĐ. Nếu ai đó vì mục tiêu lợi nhuận,vì lợi ích của riêng
mình, của đất nước mình không chăm lo cải thiện MTLĐ thì họ phải trả giá
cho thế hệ tương lai mà các nước tư bản chủ nghĩa là một ví dụ. MTLĐ do
con người tạo ra, con người chịu tác động của nhiều yếu tố chi phối như điều
kiện kinh tế - xã hội, cuộc sống gia đình, quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa


20

người với người... Nếu con người nhận thức đúng sẽ tạo ra MTLĐ an toàn và
nhận thức sai thì ngược lại. Quản lý nhà nước đối với MTLĐ đạt hiệu quả khi
và chỉ khi giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản trong MTLĐ.

1.1.2. Vai trò môi trường lao động
1.1.2.1. MTLĐ với phát triển nguồn nhân lực
Lịch sử tiến hóa của loài người phát triển từ cộng sản nguyên thủy cho
tới ngày nay đều thông qua hoạt động lao động sản xuất, MTLĐ hình thành
cùng với quá trình sản xuất và tác động trở lại con người trong quá trình đó.
Vì vậy, MTLĐ không an toàn và thiếu vệ sinh là một yếu tố tác động tiêu cực
đối với con người trong quá trình hình thành và phát triển. Ô nhiễm môi
trường trong sản xuất công nghiệp đối với con người mà họ phải chịu đựng
ngay bây giờ hoặc ở một thời điểm nào đó trong tương lai chủ yếu là tổn thất
về sức khỏe. Sức khỏe - hạnh phúc của con người có thể bị đe dọa do ốm đau
và chết non mà một trong những nguyên nhân là do MTLĐ bị ô nhiễm. Mỗi
khi nền công nghiệp phát triển sẽ thải ra không gian các loại bụi, hơi khí độc,
các bức xạ có hại dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước gây
nên bệnh tật và tử vong cho nhiều người. Theo Liver và Seskin đã thu thập và
xử lý số liệu thống kê ở 114 khu công nghiệp thuộc nước Mỹ đã tìm thấy tỷ lệ
người chết và ô nhiễm MTLĐ có liên quan với nhau. Ở Mỹ cứ giảm 10%
nồng độ bụi thì giảm tỷ lệ chết chung là 0,5%, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là
0,7%, tỷ lệ thai nhi là 0,9%, giảm 10% nồng độ SO 2 thì giảm tỷ lệ chết chung
là 0,4%, thai nhi là 0,5% [87, tr. 92]. C. Mac - Ph. Ăngghen và V.I Lênin
trong các tác phẩm của mình đều đã phân tích sức khỏe của những NLĐ phụ
thuộc vào phương thức sản xuất của mỗi xã hội. Phương thức sản xuất bao
gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. MTLĐ quan hệ và tác động trực
tiếp đến lực lượng sản xuất. Hay nói cách khác MTLĐ là nhân tố tác động
đến phương thức sản xuất. Quản lý nhà nước đối với MTLĐ nhằm hạn chế ô


21

nhiễm môi trường do con người tạo ra trong quá trình lao động, phát triển
kinh tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng và NLĐ. Nền kinh tế phát triển tạo điều

kiện và đảm bảo tăng cường sức khỏe cho NLĐ và toàn xã hội. Trên cơ sở đó
người lao động tăng năng suất, làm cho của cải xã hội nhiều lên gấp bội.
Năng suất lao động tăng, của cải xã hội dồi dào, nhu cầu sử dụng nguyên
nhiên vật liệu ngày càng nhiều lại dẫn đến tình trạng MTLĐ không an toàn và
thiếu vệ sinh. Con người cần không khí để thở, cần nước để uống, sống trong
hòa bình, quan hệ giữa con người trở nên thân thiện, thương yêu nhau trong
lao động, vì thế sự tốt lên hay xấu đi của MTLĐ sẽ tác động trực tiếp đến con
người. Hiện nay trên thế giới có 900 triệu người sống trong môi trường khí
quyển với CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép, mỗi ngày có 800 người chết non do
hít thở không khí bị ô nhiễm. Mỗi năm có 25.000 người bị tử vong do ô
nhiễm nguồn nước gây ra. Trong 5,52 tỷ người trên thế giới hiện nay có 1,2 tỷ
người dùng nước thiếu an toàn, bệnh tiêu chảy mỗi năm lên tới 1 tỷ người
[81, tr. 120]. Mặt khác, con người khi tiếp xúc với các bức xạ ion hóa (phóng
xạ) trong MTLĐ, thì các nhiễm sắc thể ở tế bào mầm bị biến đổi (AND bị
biến đổi hóa học), các tổn thương ở gien không hồi phục gây nên hiện tượng
quái thai ảnh hưởng đến thế hệ mai sau của loài người. Con người tồn tại và
phát triển theo thời gian nhưng sự phát triển không theo một đường thẳng,
cuộc sống của con người diễn biến theo từng nhịp mà người ta gọi đó là nhịp
sinh học. Nhờ có nhịp sinh học mà con người thích nghi với môi trường và sự
thích nghi đó có khác nhau ở những mức độ khác nhau. Đặc điểm của môi
trường mà chúng ta đang sống và làm việc là sự diễn biến có chu kỳ hết ngày
lại qua đêm, hết nóng lại lạnh, hết ồn ào lại yên tĩnh... tất cả các yếu tố đó tác
động trực tiếp vào con người. Nghiên cứu mối liên quan giữa các chất ô
nhiễm MTLĐ và sức khỏe con người theo nhịp điệu sinh học ở các nước thu
nhập cao có điều kiện cải thiện điều kiện lao động, đến các nước thu nhập
thấp hơn, dân chúng ăn uống kém hơn làm việc trong điều kiện kém tiện nghi


22


hơn có sự khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh đường ruột, hô hấp, nhiễm trùng... ở các
nước phát triển thấp hơn so với các nước đang phát triển.
Ngày nay trên thế giới người ta dùng trên 600.000 loại hóa chất trong
công nghiệp, các loại hóa chất như chì, thủy ngân, benzen, toluen... xâm nhập
vào cơ thể con người, thấm sâu vào máu gây tác hại nguy hiểm đến các cơ
quan nội tạng gây nên tình trạng ốm đau bệnh tật [4]. Chất độc truyền theo
đường hô hấp là nguy hiểm nhất và thường gặp nhất trong nhiễm độc nghề
nghiệp, chiếm tới 95%. Hầu hết các chất độc thể khí, hơi, bụi đều có thể qua
đường hô hấp, xâm nhập qua các phế quản và bảy triệu phế bào (rải rác có
diện tích chừng 120-150 m2) đi thẳng vào máu đến khắp các cơ quan, ngoài ra
còn truyền theo con đường tiêu hóa thường do thức ăn, uống, hút thuốc trong
khi làm việc, nuốt phải chất độc đọng lại ở đường hô hấp hoặc các chất độc
thấm qua da (chủ yếu là do các chất có thể hòa tan trong mỡ và trong nước)
vào máu như bezen, rượu etylic. Các chất độc khác còn trực tiếp qua lỗ
tuyến bã, tuyến mồ hôi, lỗ chân lông đi vào máu. Có một số chất độc không
gây tác dụng độc ngay khi xâm nhập vào cơ thể, mà nó tích chưa ở một số cơ
quan, dưới dạng các hợp chất không độc như chì, fluo tập trung vào trong
xương, asen tích vào trong da, hoặc lắng đọng vào gan thận. Đến một lúc nào
đó con người chịu ảnh hưởng của điều kiện nội ngoại tố thay đổi, các chất này
được huy động nhanh chóng đưa vào máu gây nhiễm độc phát sinh bệnh tật
ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước. Năm 1970 nhà bác học người
Anh-Hamilton đã nghiên cứu các nguyên tố hóa học trong lớp vỏ trái đất với
não và máu người. Ông đã phát hiện ra tỷ lệ hàm lượng các nguyên tố hóa học
trong máu người trùng lặp kỳ lạ với các nguyên tố hóa học trong lớp vỏ trái
đất. Ví dụ, hàm lượng 4 nguyên tố chủ yếu C, H, O, N, chiếm 99,4% khối lượng
của con người và 50,5 % khối lượng của vỏ trái đất. Các nghiên cứu của các nhà
khoa học trên thế giới cho thấy một số bệnh tật của con người liên quan đến sự
thiếu hay dư thừa nguyên tố hóa học trong đất đá khu vực. Ví dụ, con người



23

thiếu sắt bị viêm khớp xương, thiếu kẽm người lùn, thiếu Iốt bị bệnh bướu cổ,
thừa Cadimi tự gãy xương... những nguyên tố hóa học này đều tồn tại trong
MTLĐ dưới dạng khí độc, trong nước hoặc trong chất thải rắn. Theo Ăngghen:
Bản thân con người là sản phẩm của tự nhiên,con người tồn tại trong môi
trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên đó [90, tr. 44]. NLĐ
thường xuyên tiếp xúc với MTLĐ, một sự biến đổi tốt lên hay xấu đi của MTLĐ
sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của NLĐ. Ngày 2 tháng 5 năm
1999 tại trường đại học Rangsit Thái Lan hội thảo quốc tế lần đầu tiên về "Sức
khỏe và điều kiện lao động Stress nhiệt và gánh nặng lao động thể lực". Stress
nhiệt là tổng hợp các yếu tố gây rối loạn trạng thái sinh lý hay tâm lý của con
người. Vấn đề MTLĐ không chỉ tác động đến sức khỏe thuần túy mà còn tác
động đến biến đổi tâm sinh lý của con người. Rõ ràng, MTLĐ không an toàn và
thiếu vệ sinh sẽ tác động đến phát triển nguồn nhân lực không chỉ trong sản xuất
công nghiệp hiện nay mà cả cho thế hệ tương lai mai sau của chúng ta.
1.1.2.2. MTLĐ với tăng trưởng kinh tế
Thông thường tăng trưởng kinh tế và MTLĐ có mối quan hệ không
theo chiều thuận, nền kinh tế càng tăng trưởng thì ô nhiễm MTLĐ càng cao.
Tăng trưởng kinh tế đồng thời với BVMT đó là mục tiêu và động lực của các
quốc gia trên thế giới. Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người tại
Stockhôm - 1972 đã tuyên bố: "Bảo vệ và cải thiện môi trường là một vấn đề
lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn
thế giới".
• Quan điểm đề cao tăng trưởng kinh tế bỏ qua MTLĐ
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế,đó là một
yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển chung của xã hội. Sản phẩm hàng hóa
ngày một dồi dào,nhu cầu đa số nhân dân được đáp ứng, hộ đói nghèo ngày
càng giảm, hộ giàu ngày càng tăng, điều kiện chính trị - xã hội ngày càng ổn



24

định. Sản phẩm xã hội ngày càng dồi dào,việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
ngày càng nhiều, nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.
Giữa tăng trưởng kinh tế và MTLĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chi phối lẫn nhau, vấn đề đặt ra phải làm thế nào vừa tăng trưởng kinh tế vừa
đảm bảo MTLĐ an toàn và hợp vệ sinh, đó là vấn đề mà nhiều nước trên thế
giới quan tâm. Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ MTLĐ an toàn và hợp vệ
sinh có mối quan hệ không theo chiều thuận, muốn tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thiết phải bỏ qua vấn đề đảm bảo MTLĐ trong một khoảng thời gian
nhất định cho đến khi kinh tế phát triển mới chăm lo đến MTLĐ. Điều đó có
thể cắt nghĩa rằng, muốn tăng trưởng kinh tế thì phải tăng năng suất lao động,
sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến MTLĐ bị ô nhiễm, nguy cơ mất
an toàn lao động ngày càng tăng, việc thực hiện các chế độ chính sách về thời
gian làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại, chế độ lao động nữ, bị hạn chế.
Các nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã phải gánh chịu trong một
thời gian dài và ngày nay họ phải trả một chi phí rất đắt cho vấn đề này.
Ở Mỹ các thống kê quốc gia về thương tổn, bệnh tật và tử vong hàng
năm do MTLĐ bị ô nhiễm, nguy cơ tai nạn lao động cao, chỉ tính riêng cho
ngành xây dựng hàng năm phải chi phí từ 5 tỉ đến 10 tỉ đô la. Hơn thế nữa các
tổn phí về ảnh hưởng gián tiếp gây ra từ các yếu tố như sản xuất bị gián đoạn,
tinh thần làm việc giảm sút, năng suất thấp và các nhiễu loạn trong tiến độ thi
công có thể tốn kém hơn rất nhiều lần các chi phí trực tiếp, chi phí bệnh viện,
tiền trợ cấp thương tật, các thiết bị và vật liệu hư hỏng và phí tổn phải xây
dựng lại. Điều đáng quan tâm là tình trạng lao động mất an toàn, MTLĐ ngày
càng ô nhiễm, bệnh nghề nghiệp ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng gián tiếp sâu
xa hơn về tâm lý và sự phá vỡ tình cảm đối với các gia đình nạn nhân là thực
sự nghiêm trọng nhưng không dễ dàng định lượng được. Khi xét tới các hậu
quả dài hạn của tàn tật, người ta phải kể đến một tổn thất tiềm năng về sự sinh

sống trước mắt và lâu dài của những gia đình này.


25

Nền công nghiệp ở Việt Nam và thế giới phải chịu đựng các tổn thất
từ phía mỗi NLĐ. Một sự thật hiển nhiên là những NLĐ lành nghề rất hiếm,
đó là một tài nguyên quý giá nhưng chưa được bảo vệ và phát triển đúng mức.
Một khối lượng thời gian, tiền bạc và công sức to lớn đã được đầu tư để đào tạo
họ nhưng thời gian làm việc không lâu bởi sức khỏe giảm sút do chịu đựng môi
trường bị ô nhiễm và mất an toàn. Ví dụ, với 312 lò gốm ở Bát Tràng tiêu thụ
mỗi năm 4.200 tấn than và môi trường không khí ô nhiễm nặng. Kết quả là
70% bị ung thư phổi và 50% bị bệnh đường hô hấp của Hà Nội là dân vùng Bát
Tràng (Mặt trái làng nghề, Báo Nhân dân cuối tuần, số 45 ngày 3/1/1996 tr 2,
7). Nếu coi trọng quá mức cần thiết về tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ vấn đề
quản lý nhà nước đối với MTLĐ thì sẽ dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng kém
bền vững. Tăng trưởng kinh tế giải quyết được vấn đề đói nghèo, đưa nền
kinh tế đất nước phát triển, nhưng xem ra vấn đề này vẫn chưa ổn khi mà
MTLĐ không được bảo vệ. MTLĐ bị ô nhiễm tình trạng sức khỏe NLĐ ngày
càng giảm thì tăng trưởng kinh tế trong trường hợp này không được vững bền.
• Quan điểm nâng cao vai trò MTLĐ hạn chế tăng trưởng kinh tế
Trong một thời gian dài từ năm 1954 (ở miền Bắc) đến 1979 (thời
điểm hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa IV của Đảng cộng sản Việt
Nam) là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa vận hành theo cơ chế tập trung bao
cấp, vấn đề MTLĐ được đề cao, nhiều thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường và
đảm bảo an toàn hiện đại (so với thời bấy giờ) nhằm cải thiện MTLĐ cho NLĐ,
được tài trợ từ các nước XHCN. Trong suốt thời kỳ này, nguồn kinh phí về
bảo vệ MTLĐ một phần dựa vào nguồn tài trợ từ bên ngoài chủ yếu là Liên
Xô, một phần được trích từ ngân sách. Nền kinh tế XHCN trước hết là vì con
người, vì quần chúng lao động, bởi vậy MTLĐ được bảo toàn tỷ lệ người bị

tai nạn, bệnh nghề nghiệp thấp so với các nước khác trên thế giới (Phụ lục 14.1).
Trong thời kỳ này, Nhà nước sản xuất theo kế hoạch và tồn tại hai thành phần


×