Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện a lưới - tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn 2011 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.36 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước nông nghiệp, hiện có 73% dân số và 56% lao động sinh sống
và làm việc ở nông thôn. Do đó nông nghiệp và phát triển nông thôn là những nguồn
lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước .Trong những năm
qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho phát triên nông nghiệp và nông
thôn .Do đó bộ mặc nông thôn có khởi sắc, kinh tế nông nghiệp , nông thôn được đổi
mới , đời sống nhân dân được cải thiện, tình trạng đói nghèo giảm dần
Tuy nhiên mức đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tuy có tăng nhưng chưa đáp
ứng đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa ,hiện đại hóa
Huyện A lưới là một tỉnh nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế ,trình độ học vấn còn
thấp , trong khi tiềm năng về đất đai , rừng , các điểm du lịch truyền thống ,và nguồn
lao động dồi dào nhưng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả . Để huy động vốn
đầu tư thúc đẩy quá trình quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn cả nước nói
chung , huyên A lưới nói riêng , cần có tự tác động mạnh của nhiều yếu tố . Trong đó
tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng , để làm được điều đó cần phải có đội ngũ
cán bộ làm công tác tín dụng nhằm giúp cho ngân hàng có quy định đúng đắn trong
hoạt động cho vay của ngân hàng , giúp hiểu quả kinh tế xã hội . Từ những phân tích
trên , em quyết định chọn đề tài : ‘': “Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện A lưới
- tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2011 - 2013”
\
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
1
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phạm Hoàng Thanh Tịnh Nam (nữ): Nam
Chuyên ngành đào tạo: Tài chính – ngân hàng Lớp: K35 CĐ Tài chính
ngân hàng/ Khoa Tự nhiên – kinh tế
Cơ sở thực tập: NHNo & PTNT chi nhánh huyện A lưới . Tỉnh: TT Huế
Nội dung công việc được giao: “Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá


nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện A
lưới trong giai đoạn 2011 - 2013”.
Phần 1: Tự đánh giá kết quả thực hiện các công việc được giao
1.Tìm hiểu thực tiễn
- Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn.
- Những kết quả cụ thể (kết quả tìm hiểu về tổ chức hành chính, nhân sự, về
các hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc của cơ sở thực tập)
- Bài học kinh nghiệm rút ra.
2. Thực hành nghiệp vụ
- Tinh thần, thái độ, ý thức đối với các hoạt động nghiệp vụ.
- Khả năng vận dụng các phương pháp để thực hiện công tác nghiệp vụ được
giao, để thu thập số liệu viết báo cáo thu hoạch.
- Những công việc đã làm và kết quả đạt được qua đợt thực tập (nội dung kiến
thức lý thuyết nào đã được củng cố, kỹ năng thực hành nào đã được học hỏi, kinh
nghiệm thực tiễn nào đã tích lũy được và những kết quả công việc của mình đã đóng
góp cho cơ sở thực tập).
Phần II: Kiến nghị và đề xuất
1. Kiến nghị
Những góp ý cho Trường CĐSP TT Huế và cho cơ sở thực tập.
2. Đề xuất
Những góp ý cho Trường CĐSP TT Huế và cho cơ sở thực tập.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
2
Phần III: Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn, xác nhận của cơ sở thực tập.
PHẦN I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CÔNG
VIỆC ĐƯỢC GIAO
1. Tìm hiểu thực tiễn
1.1. Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn
- Để tìm hiểu thực tiễn, bản thân em luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để thực
hiện tốt các công việc được giao.

- Nghe và ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ các báo cáo.
- Tham gia đầy đủ, có ý thức học hỏi trong tham quan, kiến tập.
- Luôn có ý thức, tinh thần và trách nhiệm khi cấp trên giao phó công việc.
- Làm việc một cách nghiêm túc và có khoa học.
- Học hỏi những phương pháp và cách thức nghiệp vụ, tiếp thu và thực hiện tốt
nhiệm vụ.
- Về nội quy luôn luôn đi đúng giờ, chuyên cần theo thời gian và lịch trình đã
được bố trí.
1.2. Giới thiệu về NHNo & PTNT huyện A lưới :
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập ngày
26/03/1988, đến nay đã hơn 25 năm hoạt động. Ngân hàng đã giữ được một vị thế rất
lớn trên thị trường tài chính của nước ta, không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực
trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một trong những
Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động
và số lượng khách hàng.
Là Ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ Ngân hàng,
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ
Ngân hàng tiên tiến. Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam đã kết nối trên diện rộng
mạng máy tính từ trụ sở chính đến hơn 2000 chi nhánh.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
3
Đến nay, cùng với sự đổi mới của đất nước, NHNo & PTNT Việt Nam hoàn toàn
có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích
cho mọi khách hàng trong và ngoài nước. NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng
đổi mới, phát triển đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước, đặc
biệt đã góp phần làm thay đổi cơ bản về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. NHNo
& PTNT Việt Nam đã được nhà nước phong tặng là đơn vị anh hùng lao động trong

thời kì đổi mới.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh huyện
A lưới
Ngày 1/10/1990 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam được chính thức thành lập và hoạt động theo pháp lệnh của Ngân hàng Nhà
Nước. Chi nhánh đóng trên địa bàn Thị Trấn A Lưới -Trung tâm thương mại của
huyện A lưới . Đây là nơi giao lưu hàng hóa và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển cây trồng cao su , gỗ nông nghiệp và trồng rừng . Để phục vụ đáp ứng tối đa nhu
cầu vay vốn trên địa bàn huyện, đồng thời để giảm bớt việc đi lại xa xôi cho người
dân. Từ năm 2000, chi nhánh đã thành lập chi nhánh NHNo & PTNT với đầy đủ đội
ngũ CBNV, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh được thành lập nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ: Thực hiện
huy động vốn nhàng rỗi từ các tổ chức cá nhân trên địa bàn Huyện, thực hiện đầu tư
cho vay đến các tổ chức cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, chi nhánh còn thực hiện nhiệm vụ ủy thác đầu tư từ nguồn vốn của
Chính phủ, Ngân sách Nhà Nước, các tổ chức kinh tế quốc tế như: WB, ADB, RDF…
dành cho các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Thực hiện cơ chế hoạch toán kinh tế khoán tài chính cấp trên, trực tiếp chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, nhằm đảm bảo kinh doanh ngày càng hiệu
quả, gắng kết quả kinh doanh với thu nhập của người. Thống nhất hoạch toán kế toán
theo luật kế toán và theo quy định của ngành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân
sách Nhà Nước .
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
4
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện A lưới :
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện A lưới
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 5

Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổng
hợp
Phòng khách
hàng
Phòng hành
chính nhân
sự
Tổ vi tính
Phó giám đốc
Các
phòng
giao
dịch
Tổ xử
lý nợ
Thanh
toán
quốc tế
Phòng
quản
lý nợ
Phòng
thanh
toán
thẻ
Phòng
kinh
doanh

dịch
vụ
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
kế toán
Kiểm
tra
kiểm
soát
tuân
thủ
Phòng
khách
hàng
thể
nhân
b. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban :
* Chức năng:
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung mọi
hoạt động của NHNo & PTNT Huyện A lưới trước Giám đốc NHNo & PTNT Tỉnh
Thừa Thiên Huế. Trực tiếp chỉ đạo phòng giao dịch chi nhánh Huyện A lưới , phân
công trách nhiệm cho các bộ phận Ngân hàng, đảm bảo cho bộ máy hoạt động một
cách nhịp nhàng, an toàn và hiệu quả.
Phó giám đốc kế toán: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác kế toán kho
quỹ và các công việc hành chính, đảm bảo an toàn tài sản, không để mất mát, chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước Ban giám đốc của chi nhánh và các cơ quan liên quan về
quyết định của mình.
Phó Giám đốc kinh doanh: Là người được Giám đốc ủy quyền và điều hành hệ

thống tín dụng tại chi nhánh, có quyền ra quyết định về việc cho vay hoặc không cho
vay. Ngoài ra, Phó Giám đốc kinh doanh còn có trách nhiệm theo dõi tình hình tổ chức
và hoạt động kinh doanh của các đơn vị vay vốn, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước
Ban Giám đốc của chi nhánh và các cơ quan liên quan về quyết định của mình.
Phòng kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hoạch toán thống kê, hoạch toán
nghiệp vụ, mở tài khoản giao dich với khách hàng, lưu giữ hồ sơ, lập báo cáo tài
chính, chuyển tiền…
Phòng kinh doanh: Là phòng có vị trí quan trọng trong việc kinh doanh của Ngân
hàng. Từng CBNV được giao khoán và chịu trách nhiệm cụ thể đến từng địa bàn, từng
ngành hay từng cơ quan.
Bộ phận ngân quỹ : Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố,
thế chấp và các tài sản có giá trị khác, quản lý an toàn cho quỹ thu đổi ngoại tệ…
Phòng giao dịch: Có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay, hoạch toán thu chi tiền
mặt, kiểm soát việc chấp hành đầy đủ báo cáo thống kê, thực hiện theo yêu cầu của
Giám đốc Ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý.
* Nhiệm vụ:
- Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, dân
cư thông qua các hình thức góp vốn, tiết kiệm, phát hành trái phiếu.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
6
- Cho vay đối với các DN, cá nhân, tổ chức kinh tế nhằm phục vụ sản xuất kinh
doanh dưới hình thức cho vay bằng tiền mặt hay bằng hàng hóa NHNo & PTNT huyện
A Lưới là đầu mối tiếp nhận các khoản vốn đầu tư uỷ thác từ Nhà nước, nước ngoài
giúp huyện phát triển kinh tế xã hội.
1.2.4. Môi trường hoạt động kinh doanh
Hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động trải rộng khắp đất nước từ thành
thị đến nông thôn từ rừng núi đến hải đảo tạo thành mạng lưới rộng lớn. Trong những
năm qua NHNo & PTNT Việt Nam vẫn thường xuyên theo dõi, giúp đỡ chỉ đạo trên
mọi phương diện đến chi nhánh NHNo & PTNT huyện A Lưới. Cùng với sự chỉ đạo
trực tiếp của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan đến

hoạt động ngân hàng. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện A Lưới luôn coi trọng khách
hàng và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đây có thể xem là ngân hàng đầu tiên của
huyện A Lưới. Sự ra đời của NHNo & PTNT huyện A Lưới là một tất yếu vừa huy
động vốn phát triển sản xuất, vừa góp phần cho sự phát triển nền kinh tế theo định
hướng Nhà nước, thực hiện tốt chủ trương nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Hàng
loạt chương trình cho vay phát triển nông thôn, khắc phục hậu quả của thiên tai đã
được triển khai và thu được kết quả quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế ổn
định đời sống xã hội. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gặp nhiều khó
khăn người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp trình độ dân trí không
đồng đều. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống
còn hạn chế. Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật còn thấp và trình độ tay nghề chưa
cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Chính vì thế, công tác cho vay
thu nợ còn gặp nhiều trở ngại hoạt động cho vay vẫn còn những hạn chế nhất định.
Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó phần lớn do điều kiện
khách quan mặc dù chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ cũng như kết hợp
với nhiều cơ quan ban ngành địa phương trong việc lựa chọn đối tượng cho vay, thẩm
định khách hàng. Nên cần phải có sự nghiên cứu những nguyên nhân và đề xuất ra
những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh trong
thời gian tới.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
7
1.2.5. Tình hình lao động của chi nhánh trong 3 năm 2011-2013
Bảng 1.1. Tình hình lao động của chi nhánh trong 3 năm 2011-2013
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số CBNV 28 100 28 100 29 100 0 0 1 3,57
1.Phân theo giới tính 28 100 28 100 29 100 0 0 1 3,57
a.Nam 18 64,29 18 64,29 20 68,97 0 0 2 11,11

b.Nữ 10 35,71 10 35,71 9 31,03 0 0 -1 -10
2.Phân theo trình độ 28 100 28 100 29 100 0 0 1 3,57
a.Đại học và cao đẳng 27 96,43 27 96,43 28 96,55 0 0 1 3,70
b.Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
c.Lao động phổ thông 1 3,57 1 3,57 1 3,45 0 0 0 0
3.Phân theo tính chất công
việc
28 100 28 100 29 100 0 0 1 3,57
a.Trực tiếp 22 78,57 22 78,57 23 79,31 0 0 1 4,55
b.Gián tiếp 6 21,43 6 21,43 6 20,69 0 0 0 0
( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Huyện A Lưới )
Qua bảng số liệu thấy được tình hình lao động tại chi nhánh Ngân hàng A Lưới
ít biến động qua các năm, từ năm 2011 đến năm 2012 không có sự thay đổi về nhân
sự, riêng đến năm 2013 có thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này là không đáng kể, số
lượng nhân sự tăng thêm 1 người. Cho thấy cơ cấu nhân sự ở đây tương đối ổn định
qua các năm. Bộ máy nhân sự chính là sự cốt lõi thành công của mọi tổ chức hoạt
động kinh doanh cũng như tổ chức hành chính. Nhận thức được điều này, trong những
năm qua chi nhánh NHNo & PTNT Huyện A Lưới đã không ngừng đổi mới và hoàn
thiện về chất lượng cán bộ nhân viên của mình. Điều đó thể hiện qua:
- Phân theo giới tính: Tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn và giữ mức
ổn định trong 2 năm 2011,2012. Cụ thể, số lượng nam giới là 18 người, chiếm tỷ lệ
64,29% trong tổng số lao động. Số lượng nữ giới là 10 người, chiếm tỷ lệ 35,71%
trong tổng số lao động tại chi nhánh. Riêng đến năm 2013 đã có sự thay đổi về tỷ lệ
nam và nữ. Số lượng nam giới đã tăng 2 người đồng thời số lượng nữ đã giảm đi 1
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
8
người. Có được điều này là do Ngân hàng đã điều chỉnh cơ cấu giới tính phù hợp với
đặc thù của công việc bởi đặc trưng của của Ngân hàng là hoạt động huy động vốn
phải song song với hoạt động cấp tín dụng. Lĩnh vực này cần sự nhanh nhẹn, chịu
được áp lực công việc cao và sức khỏe của giới nam. Ngoài ra, đặc thù của huyện A

Lưới là vùng cao, đường xá giao thông vẫn khó khăn ghập, thường xuyên mưa gây sạt
lở trên nhiều diện rộng các tuyến đường nên công việc tín dụng khá khó khăn so với
những chi nhánh khác. Có được sự chênh lệch về tỷ lệ nam và nữ chính là một lợi thế
của Ngân hàng để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm mang lại hiệu
quả cao.
- Phân theo trình độ học vấn: Nhìn chung đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh
Ngân hàng hầu hết đạt trình độ từ Cao đẳng trở lên, chiếm tỷ lệ 96,43%. Có sự thay
đổi về nhân sự đối với năm 2013, nhưng sự thay đổi này theo chiều hướng tích cực bởi
lẽ số lượng nhân viên tăng kéo theo tỷ lệ tăng về trình độ học vấn. Năm 2013, tỷ lệ
CBNV trình độ đại học, cao đẳng tăng lên 96,55% và tỷ lệ lao động phổ thông vẫn giữ
nguyên qua 3 năm, chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 3,45%. Với số liệu này, có thể dễ dàng khẳng
định được việc sử dụng lao động của Chi nhánh có trình độ chuyên môn nhằm tạo tiền
đề cho sự phát triển tốt các dịch vụ của Ngân hàng. Nhờ vậy mà trong những năm qua
Chi nhánh đã có sự tiến bộ vượt bậc trong hoạt động kinh doanh.
Phân theo tính chất công việc: Trong số lượng CBNV, 22 nhân viên trong tổng
số 28 nhân viên phụ trách công việc một cách trực tiếp, chiếm tỷ lệ 78,57%. Số lượng
còn lại tham gia gián tiếp, chiếm tỷ lệ 21,43%.
2. Thực hành nghiệp vụ
2.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
9
Khách hàng
Cán bộ tín dụng
Thủ quỹ
Giám đốc
Trưởng phòng tín dụng
Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
(1). Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
(2). Thẩm định các điều kiện vay vốn.
(3). Xét duyệt cho vay, sau khi cán bộ tín dụng thẩm định thực tế xét thấy

phương án vay vốn khả thi thì duyệt cho vay và trình trưởng phòng xem xét.
(4). Trưởng phòng tín dụng thẩm định lại món vay, nếu đồng ý thì trình giám đốc
quyết định cho vay.
(5). Cán bộ tín dụng lập chứng từ cho vay.
(6). Cán bộ tín dụng sau khi trình trưởng phòng tín dụng ký, giám đốc duyệt,
chuyển chứng từ cho vay qua bộ phận ngân quỹ để giải ngân.
(7).Thủ tục phát tiền vay cho khách hàng nhận tiền vay tại phòng ngân quỹ.
2.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT
huyện A Lưới qua 3 năm 2011-2013.
2.2.1.Tình hình tài sản - nguồn vốn của Chi nhánh NHNo & PTNT huyện A
Lưới qua 3 năm 2011-2013 :
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
10
Bảng 1.2. Tình hình tài sản-nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % GT % GT %
TỔNG TÀI SẢN 223.933,96 100 269.149,99 100 297.998 100 45.216,03 20,19 28.848,01 10,72
1.Tiền mặt và số dư nợ tại NHNN 2.659,49 1,19 2418,58 0,90 4.281 1,44 -240,91 -9,06 1.862,42 77,
2.Cho vay trong nước 170.215 76,01 173.015 64,28 234.345 78,64 2.800 1,64 61.330 35,45
3.Tài sản cố định 4.676,57 2,09 5064,36 1,88 8.887 2,98 387,79 8,29 3.822,64 75,48
4.Tài sản có khác 46.382,90 20,71 88.652,05 32,94 50.485 16,94 42.269,15 91,13 -38.167,05 -43,05
TỔNG NGUỒN VỐN 223.933,96 100 269.149,99 100 297.998 100 45.216,03 20,19 28.848,01 10,72
1.Tiền gửi khách hàng 172.897 77,21 230.189 85,52 256.777 86,17 57.292 33,14 26.588 11,55
a.Tiền gửi của khách hàng bằng VND 169.844 98,23 228.448 99,24 254.289 99,03 58.604 34,50 25.841 11,31
b.Tiền gửi của khách hàng bằng ngoại
tệ
3.053 1,77 1.741 0,76 2.488 0,97 -1.312 -42,97 747 42,91
2.Tài sản nợ khác 22.065,59 9,85 9.864 3,66 10.289 3,45 -12.201,59 -55,30 425 4,31

3.Vốn và quỹ của Ngân hàng 28.971,37 12,94 29.096,99 10,81 30.932 10,38 125,62 0,43 1.835,01 6,31
( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Huyện A Lưới )
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 11
a.Tình hình Tài sản
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng giá trị tài sản của Chi nhánh tăng qua các
năm. Trong năm 2011, tình hình tài sản của Chi nhánh tăng 45.216,03 triệu đồng,
chiếm 20,19% so với năm 2011, bên cạnh đó, năm 2013 vẫn giữa được mức độ tăng,
tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2013 có phần tăng ít hơn so với năm 2012. Trong năm
2013, tăng 28.848,01 triệu đồng chiếm 10,72% trong tổng tài sản. Nhìn chung trong 3
năm khoản mục cho vay trong nước luôn chiếm phần lớn, bởi lẽ đây là hoạt động kinh
doanh tạo ra nguồn thu nhập chính cho Chi nhánh, chiếm 170.215 triệu đồng, tương
ứng 76,01% vào năm 2011 và tăng mạnh trong năm 2013. So với năm 2012, tình hình
cho vay trong nước tăng 61.330 triệu đồng, chiếm 35,45% trong tổng tài sản. Kết quả
này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư và cho vay thuận
lợi và có bước tiến trong việc tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó,
Chi nhánh cần có những chính sách, phương án nhằm duy trì được tốc độ hoạt động
tối ưu này nhằm giữ vững lòng tin trog khách hàng trước những sự cạnh tranh không
ngừng của các Ngân hàng khác.
Qua bảng số liệu ngoài khoản mục cho vay trong nước thì khoản mục tài sản có
khác cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản. Năm 2011, TS Có khác
chiếm 46.382,90 triệu đồng tương ứng với 20,71% và tăng mạnh qua những năm tiếp
theo, so với năm 2011 tăng 42.269,15 triệu đồng, tăng với tỷ lệ gần gấp đôi, tương ứng
91,13%. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì khoản mục TS Có khác giảm rất đáng kể, giảm
38.167,05 triệu đồng, tương ứng 43,05% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc
giảm mạnh này là do khoản mục TSCĐ tăng lên đáng kể, từ 5.064,36 triệu đồng vào
năm 2012 thì đến năm 2013 đã tăng lên 8.887 triệu đồng, việ tăng này đã đóng góp
vào việc tăng chung của Tổng tài sản. Ngoài ra, các khoản mục tiền mặt và số dư nợ
tại Ngân hàng Nhà nước và tài sản cố định chiếm một tỷ lệ nhỏ, không quá 3% trong
tổng tài sản nhưng vẫn có mức tăng trưởng đều hằng năm. Điều này cho thấy Chi
nhánh không chỉ đơn thuần tập trung vào những khoản mục chính mà còn quan tâm

đến các chỉ tiêu cần thiết khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhằm tạo
sự phát triển ổn định và bền vững.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
12
b.Tình hình Nguồn vốn
Vốn là một trong những điều kiện không thể thiếu với bất kỳ một đơn vị kinh
doanh nào, đặc biệt với những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực về tài chính. Qua bảng
số liệu về tình hình tài sản – nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện A Lưới ,
nhìn chung tình hình nguồn vốn trong 3 năm 2011-2013 tăng lên đáng kể. Trong năm
2011, tổng nguồn vốn là 223.933,96 triệu đồng đến năm 2011 đã có biến động, tăng
45.216,03 triệu đồng tương ứng 20,19%. Con số này tiếp tục tăng trong năm 2013,
tăng 28.848,01 triệu đồng tương ứng 10,72% so với cung kỳ năm 2012, tốc độ tăng
này không lớn hơn so với năm 2012 nhưng đây cũng là một dự báo đáng mừng cho chi
nhánh bởi đã phát triển theo xu hướng tích cực. Trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh,
nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra, còn NHNo &
PTNT A Lưới còn là nơi để Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Kho bạc Nhà
nước huyện gửi tiền vào nhằm tạo thuận lợi trong việc tính toán và giao dịch. Có sự
tăng giảm như trên không chỉ đơn thuần do yếu tố huy động thay đổi mà còn chịu sự
ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh các khoản mục khác trong tổng nguồn vốn như tổng tài
sản nợ khác, vốn và các quỹ của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc nâng cao công tác tín
dụng và kết hợp điều chỉnh hợp lí các chỉ tiêu ngân quỹ là điều cần thiết nhằm đảm
bảo cung cấp vốn cho Ngân hàng một cách kịp thời và tạo cho Ngân hàng thế chủ
động hơn trong công tác cho vay. Từ đó, có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của chi
nhánh nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng. Tuy nhiên, do những năm trước
Ngân hàng đã đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhưng người vay mất mùa liên
tục nên Ngân hàng đã phải xử lí rủi ro, chính vì vậy mặc dù đã có những bước tiến
tăng trưởng vượt bậc nhưng chưa đáng kể .
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
13
2.2.2. Tình hình kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2011-2013

Bảng 2.2. Tình hình kết quả kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % GT % GT %
A.TỔNG THU NHẬP
37.178,4
9
100
38.567,1
3
100
42.71
9
100 1.388,64 3,74 4.151,87 10,8
1.Thu từ lãi 35.409,65 95,24 34.917,56 90,54 34.190 80,03 -492,09 -1,39 -727,56 -2,1
a.Thu lãi tiền gửi 319,9 0,90 382,35 1,10 340 0,99 62,45 19,52 -42,35 -11,1
b.Thu lãi cho vay 35.089,75 99,10 34.535,21 98,90 33.850 99,01 -554,54 -1,58 -685,21 -2,0
2.Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 327,77 0,88 433,61 1,12 737 1,73 105,84 32,29 303,39 70,0
3.Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại
tệ
18,88 0,05 18,18 0,05 7 0,02 -0,70 -3,71 -11,18 -61,5
4.Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác 24,49 0,07 30,9 0,08 35 0,08 6,41 26,17 4,10 13,3
5.Thu nhập khác 1.397,70 3,76 3.166,88 8,21 7.750 18,14 1.769,18 126,58 4.583,12 144,7
B.TỔNG CHI PHÍ
30.369,8
1
100
31.975,5
4

100
28.01
3
100 1.605,73 5,29 -3.962,54 -12,4
1.Chi phí cho hoạt động tín dụng 22.951,39 75,57 22.578,89 70,61 19.005 67,84 -372,50 -1,62 -3.573,89 -15,8
a.Chi trả lãi tiền gửi 17.192,11 74,91 19.963,94 88,42 17.515 92,16 2.771,83 16,12 -2.448,94 -12,3
b.Chi trả lãi tiền vay 5.759,28 25,09 2.614,96 11,58 1.490 7,84 -3.144,32 -54,60 -1.124,96 -43,0
2.Chi hoạt động dịch vụ 60,33 0,20 81,08 0,25 172 0,61 20,75 34,39 90,92 112,1
3.Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối 1,72 0,01 8,65 0,03 1 0,00 6,93 402,91 -7,65 -88,4
4.Chi nộp thuế 12,66 0,04 51,28 0,16 17 0,06 38,62 305,06 -34,28 -66,8
5.Chi các khoản khác 60,25 0,20 115,53 0,36 52 0,19 55,28 91,75 -63,53 -55,0
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 14
6.Chi phí cho nhân viên 4.180,72 13,77 5.754,59 18,00 5.614 20,04 1.573,87 37,65 -140,59 -2,4
7.Chi cho hoạt động quản lí và công cụ 1.112,43 3,66 1.377,21 4,31 1.520 5,43 264,78 23,80 142,79 10,4
8.Chi tài sản 1.034,66 3,41 1.194,26 3,73 914 3,26 159,60 15,43 -280,26 -23,5
9.Chi dự phòng bảo toàn 955,65 3,15 812,05 3,60 718 2,56 -143,60 -15,03 -94,05 -11,6
10.Chi phí khác 2 0,01 2,00 -2,00
LỢI NHUẬN 6.808,68 6.591,59 14.706 -217,09 -3,19 8.114,41 123,1
( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Huyện A Lưới )
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 15
Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện A
Lưới , ta thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể:
- Về thu nhập:
Tình hình thu nhập qua 3 năm 2011-2013 có sự tăng rõ rệt. Năm 2011, tổng thu
nhập là 37.178,49 triệu đồng, qua năm 2012 là 38.567,13 triệu đồng, tăng 1.388,64
triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 3,74%. Tuy nhiên, tốc độ tăng này vẫn còn
chậm hơn so với năm 2013, trong năm 2013 tổng thu nhập là 42.719 triệu đồng, tăng
4.151,87 triệu đồng so với cùng kì năm 2012, tương ứng là 10,8%. Có được sự tăng
trưởng này là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và cán bộ trong
chi nhánh với những chiến lược cụ thể nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhìn chung, cơ

cấu về thu nhập của chi nhánh không có sự thay đổi nhiều qua các năm, thu nhập chủ
yếu là nguồn thu từ lãi cho vay. Sự biến động về nguồn thu nhập từ lãi đã làm biến động
của Tổng thu nhập, lãi cho vay giảm qua các năm, trong năm 2011 là 35.409,65 triệu
đồng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 34.917,56 triệu đồng, giảm 492,09 triệu đồng so với
cùng kỳ năm 2011, tương ứng giảm 1,39%, trong năm 2013 lại tiếp tục giảm 4.151,87
triệu đồng so với năm 2012, tốc độ giảm tương ứng 10,8%. Mặc dù theo xu hướng giảm
đã làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập chung của Chi nhánh nhưng nhờ vào sự tăng
trưởng của các khoản mục khác nên tổng thu nhập chung qua 3 năm vẫn tăng, có được
điều này nhờ vào hoạt động từ phí dịch vụ và thu nhập từ hoạt động kinh doanh khá
tăng lên, đây cũng là điều đáng mừng cho chi nhánh, bởi lẽ Chi nhánh không chỉ đơn
thuần chú trọng đến những khoản mục chính mà còn biết cách tận dụng những lợi thế
của Ngân hàng để góp phần vào việc tăng trưởng chung cho tổng thu nhập.
- Về chi phí:
Qua bảng trên, với mục tiêu sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đem lại hiệu
quả cao thì công tác giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh cũng được Ban lãnh đạo Chi
nhánh đặc biệt quan tâm. Trong năm 2011, tổng chi phí là 30.369,81 triệu đồng nhưng
đến năm 2012 là 31.975,54 triệu đồng, tăng 1.605,73 triệu đồng so với năm 2012,
tương ứng tăng 5,29%. Nguyên nhân làm tăng tổng chi phí do các khoản chi phí cho
nhân viên, chi tài sản, chi cho hoạt động quản lí và công cụ…tăng nên đã làm tăng
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
16
tổng chi phí. Tuy nhiên, sự biến động này đến năm 2013 đã giảm, trong năm 2013
tổng chi phí là 28.013 triệu đồng, giảm 3.962,54 triệu đồng, tương ứng giảm 12,4%.
Với con số này, chúng ta có thể thấy được sự nổ lực của Ban lãnh đạo chi nhánh đã
đưa ra những chính sách, mục tiêu nhằm giảm thiểu chi phí để mang lại hiệu quả cao.
Sự tăng giảm chi phí do ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn thay đổi qua các năm
nên đã làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của Chi nhánh.
Nhìn chung, tỷ trọng chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn qua 3
năm. Năm 2011, chiếm 22.951,39 triệu đồng trong tổng chi phí hay chiếm 75,57%.
Đến năm 2012, chi chí này là 22.578,89 triệu đồng, giảm 372,5 triệu đồng hay giảm

1,62% và tốc độ giảm trong năm 2012 nhỏ hơn so năm 2013, năm 2013 chi phí đã
giảm được 3.573,89 triệu đồng hay giảm 15,8%. Đây được coi là điều đáng mừng cho
chi nhánh.
- Về lợi nhuận:
Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, mức thu
nhập càng cao trong khi chi phí giảm thì kéo theo phần lợi nhuận càng cao. Trong 3
năm 2011 – 2013, lợi nhuận của chi nhánh có sự biến động, năm 2011 là 6.808,68
triệu đồng nhưng đến năm 2012 giảm còn 6.591,59 triệu đồng, giảm 217,09 triệu đồng
hay giảm 3,19%. Tuy nhiên, đến năm 2013 đã có sự vượt bậc đáng kể bởi lợi nhuận
của chi nhánh đã tăng lên rất nhiều, tăng 8.114,41 triệu đồng hay tăng 123,1%. Đây là
một con số quá ấn tượng trong năm 213, bởi sự nổ lực của Ban lãnh đạo chi nhánh,
cán bộ nhân viên…đã đưa ra các giải pháp nhằm đạt mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
17
2.2.3.Tình hình chung cho vay tại chi nhánh qua 3 năm 2011-2013
Bảng 2.3. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân qua 3 năm 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % +/- % +/- %
1.Doanh số cho vay 245.025 100 273.750 100 346.687 100 28.725 11,72 72.937 26,64
Khách hàng cá nhân 145.912 59,55 178.157 65,08 259.357 74,81 32.244 22,10 81.200 45,58
2.Doanh số thu nợ 210.695 100 270.950 100 285.357 100 60.255 28,60 14.407 5,32
Khách hàng cá nhân 121.971 57,89 164.819 60,83 198.209 69,46 42.848 35,13 33.390 20,26
3.Dư nợ cho vay 170.215 100 173.015 100 234.345 100 2.800 1,65 61.330 35,45
Khách hàng cá nhân 102.486 60,21 115.824 66,94 176.972 75,52 13.338 13,01 61.148 52,79
4.Nợ quá hạn 3.998 100 2.574 100 1.836 100 -1.424 -35,62 -738 -28,67
Khách hàng cá nhân 2.600 65,04 1.564 60,75 1.063 57,92 -1.037 -39,86 -500 -31,99
( Nguồn:Số liệu từ phòng kinh doanh chi nhánh NHN
O
& PTNT A Lưới )


SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 18
Trong thời gian qua công tác thu nợ tại chi nhánh cũng diễn ra theo xu hướng tốt
tăng dần qua 3 năm. Trong năm 2012, doanh số thu nợ của ngân hàng là 270.950 triệu
đồng, tăng 60.255 triệu đồng tương ứng tăng 28,6% so với năm 2011. Không dừng lại
đó trong năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục tăng thêm 14.407 triệu đồng tương ứng
tăng 5,3% so với năm 2012 đạt mức 285.357 triệu đồng. Có được điều này một phần là
do sự tăng lên của doanh số cho vay làm cho doanh số thu nợ các món nợ cũng tăng
theo, phần khác là do ngân hàng biết quan tâm đúng mức đến công tác thu hồi nợ, có
biện pháp thu hồi nợ khá chặt chẽ thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Như vậy, ngân hàng đã chú trọng trong hoạt động kinh doanh của mình đảm bảo cho
vay và thu nợ kịp thời chỉ tiêu dư nợ cũng được tăng lên một cách đảm bảo. Tuy
nhiên, so với tốc độ tăng giữa năm 2012 so với năm 2011 và năm 2013 so với năm
2012 nhận thấy rằng: tốc độ thu nợ trong khoảng năm 2011-2012 nhiều hơn so với
năm 2012-2013, với tốc độ 28,6% trong năm 2011-2012 và 5,3% trong năm 2012-
2013.
Nhờ sự gia tăng quy mô số lượng cho vay nên tổng dư nợ bình quân cũng tiếp
tục gia tăng. Năm 2012 tổng dư nợ bình quân đạt mức 1173.015 triệu đồng, tăng 2.800
triệu đồng tương ứng tăng 1,6% so với năm 2011, năm 2013 con số này tiếp tục tăng
và đạt mức 234.345 triệu đồng, tăng 61.330 triệu đồng, tương ứng với 35,4%. Trên địa
bàn do chi nhánh NHN
O
& PTNT đã hình thành và phát triển từ lâu đời ở địa bàn nên
đã tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng nên cùng với sự đầu tư mở rộng quy mô
ngân hàng vẫn giữ được lượng khách hàng đến giao dịch.
Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rõ qua 3 năm 2011 – 2013 thì
khách hàng hộ cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ cho vay hay nợ quá hạn. Trong năm 2011, khách hàng cá nhân chiếm
145,912 triệu đồng hay chiếm 59,55% trong tổng doanh số cho vay chung của chi
nhánh và trong năm 2012 tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn hơn là 65,08%, năm 2013 chiếm

74,81%. Đây được coi là con số đáng mừng cho chi nhánh bởi lẽ doanh số cho vay
tăng, giúp cho các khách hàng cá nhân được hỗ trợ vay vốn nhiều hơn để phục vụ sản
xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống.
Qua các vấn đề nêu trên phần nào cho ta thấy tình hình cho vay, thu nợ của chi
nhánh NHN
O
& PTNT A Lưới đều tăng dần qua các năm tuy nhiên nợ xấu còn ở mức
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
19
cao. Chính vì thế, công tác nâng cao chất lượng tín dụng cho vay cũng như hạn chế rủi
ro cho vay cần được chú trọng trong thời gian tới.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
20
2.2.4.Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân phân theo kì hạn
Bảng 2.4. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân phân theo kì hạn
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Doanh số cho vay 145.912 100 178.157 100 259.357 100 32.245 22,1 81.2 45,58
Ngắn hạn 48.662 33,35 70.942 39,82 90.23 34,79 22.28 45,79 19.288 27,19
Trung-dài hạn 97.25 66,65 107.215 60,18 169.127 65,21 9.965 10,25 61.912 57,75
Doanh số thu nợ 121.971 100 164.819 100 198.209 100 42.848 35,13 33.39 20,26
Ngắn hạn 37.628 30,85 82.162 49,85 91.87 46,35 44.534 118,35 9.708 11,82
Trung-dài hạn 84.343 69,15 82.657 50,15 106.339 53,65 -1.686 -2,00 23.682 28,65
Dư nợ cho vay 102.486 100 115.824 100 176.972 100 13.338 13,01 61.148 52,79
Ngắn hạn 48.435 47,26 46.573 40,21 67.338 38,05 -1.862 -3,84 20.765 44,59
Trung-dài hạn 54.051 52,74 69.251 59,79 109.634 61,95 15.2 28,12 40.383 58,31
ô
( Nguồn : Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT huyện A Lưới )

SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 21
Nhìn chung trong 3 năm 2011 – 2013, cả ba chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, dư nợ cho vay của chi nhánh đều tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013 và
phần lớn cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Trong 3 năm qua, mặc dù các chỉ
tiêu đều tăng nhưng về cho vay ngắn hạn lại giảm, điều này đồng nghĩa với việc cho
vay trung – dài hạn có sự tăng trưởng, cho thấy Chi nhánh đang ngày càng đầu tư vào
trung – dài hạn mặc dù biết rủi ro sẽ nhiều hơn.
*Về doanh số cho vay:
- Đối với ngắn hạn: Trong 3 năm qua, từ năm 2011 – 2013 doanh số cho vay
ngắn hạn tăng mạnh. Năm 2011 là 48.662 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên
thành 70.942 triệu đồng, tăng 22.28 triệu đồng hay 45,79%. Tuy nhiên, không dừng lại
ở đó, doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng trong năm 2013, tăng 19.288 triệu đồng
so với năm 2012 hay tăng 27,19%.
- Đối với trung – dài hạn: Giống với Cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung
và dài hạn có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong năm 2013. So với năm 2012 tăng
9.965 triệu đồng hay 10,25% thì năm 2013 có sự biến động đáng kể, tăng 61.912 triệu
đồng với tốc độ tăng là 57,75%. Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho Chi nhánh
cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các CBNV, Ban lãnh đạo.
* Về doanh số thu nợ:
- Đối với ngắn hạn: Trong năm 2011, doanh số thu nợ của chi nhánh là 37.628
triệu đồng, chiếm 30,85% nhưng đến năm 2012 là 82.162 triệu đồng, tăng 44.534 triệu
đồng hay tăng 118,35%. Đây là con số đã thể hiện được công tác thu nợ của Chi nhánh
trong năm qua, đã thu nợ đúng thời hạn mặc dù đây là thời hạn ngắn hạn nhưng Chi
nhánh đã đề ra những giải pháp cũng như các chính sách nhằm thực hiện công tác thu
nợ đúng lúc. Tuy nhiên, công tác thu nợ có phần chậm lại, mặc dù tăng so với năm
2012 nhưng tốc độ tăng này không lớn lắm, tăng 9.708 triệu đồng hay 11.82%.
- Đối với trung – dài hạn: Khác với Doanh số thu nợ ngắn hạn, ở trung và dài
hạn có sự biến động mạnh, trong năm 2011 là 84.343 triệu đồng nhưng đến năm 2012
giảm còn 82.657 triệu đồng, giảm 1.686 triệu đồng so với năm 2011, tuy nhiên con số
này không đáng kể, trong năm 2013 đã có sự tăng mạnh trở lại, tăng 23.682 triệu đồng

SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
22
hay tăng 28,65%. Mặc dù có sự tăng, giảm về doanh số thu nợ nhưng chi nhánh đã
sớm khắc phục được.
* Về dư nợ cho vay:
Qua bảng ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm 2011 -2013 đã tăng. Trong
đó, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ ngắn hạn.
- Đối với ngắn hạn: Có sự biến động mạnh, giảm trong năm 2012 và tăng trong
năm 2013. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 48.435 triệu đồng nhưng đến năm
2012 giảm còn 46.573 triệu đồng, giảm 1.862 triệu đồng hay 3.84%. Nhưng đến năm
2013 đã tăng trở lại, tăng 20.765 triệu đồng so với năm 2012 hay tăng 44,59%. Ta biết
rằng vốn vay của ngân hàng chủ yếu do các hộ gia đình vay nhằm phục vụ sản xuất,
kinh doanh nhỏ lẻ đáp ứng nhu cầu vốn thời vụ của khách hàng chủ yếu là bà con tham
gia sản xuất như để mua phân bón, giống cây trồng hoặc các doanh nghiệp hoạt động
theo công trình cũng vay vốn trong thời gian ngắn, nguồn vay này nhiều hơn rất nhiều
so với vay vốn trung và dài hạn. Để tiếp tục sản xuất kinh doanh khách hàng phải giữ lại
vốn vay để bổ sung vốn do đó nợ bị gia hạn đã được chuyển sang các nhóm nợ xấu.
- Đối với trung và dài hạn: Dư nợ trung và giải hạn tại chi nhánh có xu
hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2012 dư nợ đạt mức 69.251 triệu đồng tăng 15.2
triệu đồng tương ứng tăng 28,12% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ tăng 40.383 triệu
đồng tương ứng tăng 58,31% so với năm 2012.
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
23
2.2.5. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân phân theo mục đích sử dụng
Bảng 2.5. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân phân theo mục đích sử dụng
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Doanh số cho vay 145.912 100 178.157 100 259.357 100 32.245 22,1 81.2 45,58

Tiêu dùng 51.959 35,61 66.078 37,09 102.316 39,45 14.119 27,17 36.238 54,84
SXKD 93.953 64,39 112.079 62,91 157.041 60,55 18.126 19,29 44.962 40,12
Doanh số thu nợ 121.971 100 164.819 100 198.209 100 42.848 35,13 33.39 20,26
Tiêu dùng 48.801 40,01 65.581 39,79 87.926 44,36 16.781 34,39 22.344 34,07
SXKD 73.17 59,99 99.238 60,21 110.283 55,64 26.067 35,63 11.046 11,13
Dư nợ cho vay 102.486 100 115.824 100 176.972 100 13.338 13,01 61.148 52,79
Tiêu dùng 42.624 41,59 48.704 42,05 68.701 38,82 6.08 14,26 19.997 41,06
SXKD 59.862 58,41 67.12 57,95 108.271 61,18 7.258 12,12 41.151 61,31
( Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Huyện A Lưới )
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh 24
Qua bảng ta thấy cả 3 chỉ tiêu trên của chi nhánh qua 3 năm 2011 -2013 đã tăng.
Trong đó, cho vay theo mục đích SXKD chiếm tỷ trọng lớn hơn mục đích tiêu dùng.
*Về doanh số cho vay:
- Đối với tiêu dùng: Trong 3 năm qua, từ năm 2011 – 2013 doanh số cho vay
ngắn hạn tăng mạnh. Năm 2011 là 51.959 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên
thành 66.078 triệu đồng, tăng 14.119 triệu đồng hay 27,17%. Tuy nhiên, không dừng
lại ở đó, doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng trong năm 2013, tăng 36.238 triệu
đồng so với năm 2012 hay tăng 54,84%.
- Đối với sản xuất kinh doanh: Giống với tiêu dùng, doanh số cho vay sản xuất
kinh doanh có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong năm 2013. Năm 2012 tăng 18.12
triệu đồng hay tăng 19,29% thì năm 2013 có sự biến động đáng kể, tăng 44.962 triệu
đồng với tốc độ tăng là 40,12%. Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho Chi nhánh
cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các CBNV, Ban lãnh đạo.
* Về doanh số thu nợ:
- Đối với tiêu dùng: Trong năm 2011, doanh số thu nợ của chi nhánh là 48.801
triệu đồng, chiếm 40,01% trong tổng doanh số thu nợ nhưng đến năm 2012 là 65.581
triệu đồng, tăng 16.781 triệu đồng hay tăng 34,39%. Trong năm 2013, đã tăng 22.344
triệu đồng hay tăng 34,07% so với năm 2012. Nhìn chung, tốc độ thu nợ trong 3 năm
qua đã thu nợ được nhiều hơn nhưng với tốc độ này vẫn không biến động mạnh trong
năm 2013.

- Đối với SXKD: Giống với Doanh số thu nợ tiêu dùng thì công việc thu nợ đối
với SXKD có sự biến động, trong năm 2011 là 73.17 triệu đồng nhưng đến năm 2012
là 99.238 triệu đồng, tăng 26.067 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm 2013 đã có
sự tăng nhẹ, tăng 11.046 triệu đồng hay tăng 11,13%. So với năm 2012 thì tốc độ tăng
của năm 2013 có sự chậm lại, tuy nhiên đây đã là sự biến động theo chiều hướng tích
cực của chi nhánh.
* Về dư nợ cho vay:
Dư nợ cho vay SXKD chiếm chiếm gần 60% trong tổng dư nợ. Dư nợ tiêu dùng
cũng có xu hướng tăng qua 3 năm nhưng chiếm tỉ trọng thấp hơn SXKD. Điều này phù
hợp với định hướng phát triển của chi nhánh tập trung vào cho vay SXKD, phù hợp
với xu thế phát triển của Tỉnh nhà. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011, dư nợ cho vay
SVTH: Phạm Hoàng Thanh Tịnh
25

×