Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH E MARKETING CHO SẢN PHẨM KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP TRONG 06 THÁNG CUỐI NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.72 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LỚP: QUẢN TRỊ K22 – ĐÊM 3

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH E - MARKETING CHO
SẢN PHẨM KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP
TRONG 06 THÁNG CUỐI NĂM 2014
GVHD: HOÀNG LỆ CHI
Nhóm học viên thực hiện:
NHÓM 11
1. Hồ Văn Phú Thành
2. Bùi Lê Hoàng
3. Trần Phan Tú My
4. Hoàng Phương Nam
5. Võ Ngọc Sơn
TP. HCM, tháng 03/2014
1
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1
Giới thiệu chung về tập đoàn Unilever ……………………………
3
1.2
Giới thiệu về sản phẩm Close – up
…………………………………
4
II.
PHÂN TÍCH CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM VÀ THỰC
TRẠNG VỀ SẢN PHẨM KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE – UP


2.1
Phân tích Công ty Unilever: Phân tích SWOT
………………….
5
2.2 Các chương trình Marketing trong những tháng đầu năm 2014 … 7
2.3 Khảo sát về sản phẩm Close – up ………………………………… 7
III
KẾ HOẠCH E-MARKETING CHO 06 THÁNG CUỐI NĂM
2014
3.1
Mục tiêu chương trình marketing
……………………………………
13
3.2 Lựa chọn công cụ E – Marketing …………………………………… 13
3.3 Triển khai chiến lược cụ thể ………………………………………… 14
3.4 Ngân sách cho kế hoạch E – Marketing của Close – up …………… 16
IV
ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH E – MARKETING CỦA CLOSE – UP
CHO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
18
PHỤ LỤC. PHIẾU KHẢO SÁT 19
2
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu chung về tập đoàn Unilever
Unilever Vlees Groupe Nederland (UVGN) được thành lập năm 1970 trên cơ sở hợp
nhất hai doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thực phẩm từng có bề dày lịch sử trên
150 tuổi. Đóng trụ sở tại Oss, miền nam Hà Lan, UVGN hoạt động trên cả hai lĩnh
vực là sản xuất và kinh doanh từ năm 1995. Các đơn vị cung ứng sản xuất của UVGN
gồm bốn nhà máy chế biến các sản phẩm thịt, súp, xúc xích và các loại thức ăn
tổng hợp dưới dạng đồ khô. Đơn vị kinh doanh sản phẩm của UVGN thường thông

qua các đại lý bán lẻ tại Hà Lan. Thương hiệu đầu tiên của công ty là Unox đồng
thời cũng là thương hiệu thực phẩm lớn và lâu đời nhất tại Hà Lan và là biểu tượng
cho những giá trị truyền thống của ngành công nghiệp thực phẩm của đất nước này.
Unilever là tập đòan sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những thương hiệu lớn như
Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast,
Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo với hơn 265 000 nhân viên làm việc
trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên
toàn cầu vào khoảng 40 tỷ euro. Ngành sản xuất thực phẩm của Unilever đứng thứ hai
thế giới chỉ sau Nestlé.
Công ty Unilever Việt Nam
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever Việt Nam đã liên tục gặt hái được những
thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những đóng
góp to lớn trong công tác xã hội cộng đồng. Trong suốt 17 năm qua, Unilever Việt
Nam luôn đạt được mức tăng trưởng hai chữ số bình quân hàng năm với tổng doanh
thu gần bằng 1% GDP của Việt Nam. Thông qua hoạt động kinh doanh của mình,
Unilever Việt Nam đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1,500 người và gián tiếp tạo ra
việc làm cho hơn 10,000 người. Mỗi ngày gần 30 triệu sản phẩm của Unilever Việt
Nam được lựa chọn để phục vụ nhu cầu thiết yếu tại các hộ gia đình Việt Nam và hầu
hết là những sản phẩm dẫn đầu trong ngành hàng của mình như OMO, Lifebuoy,
Sunsilk, Clear, Pond’s, P/S, Close up, Lipton, Knorr, VISO, VIM, Sunlight …
Định hướng phát triển của Tập đoàn Unilever đến năm 2020:
3
Kế hoạch Phát triển Bền vững là một kế hoạch hành động đột phá và xuyên suốt từ
toàn bộ chuỗi cung ứng đến tất cả mọi bộ phận trong tập đoàn Unilever toàn cầu. Kế
hoạch này sẽ hướng đến ba mục tiêu chính trên toàn cầu, tính đến năm 2020:
1. Phát triển tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm ½ tác động đối với môi
trường
2. Sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững
3. Giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức khỏe và cải thiện cuộc
sống

Unilever Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều không chỉ để thành công trong kinh doanh,mà
còn trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và môi
trường. Những nỗ lực của công ty đã được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng và bằng
khen. Thành tích nổi bật có thể kể đến chính là Huân chương lao động hạng nhất năm
2010 do Chủ tịch nước trao tặng cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc và những
đóng góp cho xã hội và cộng đồng và giải thưởng Vì Môi Trường tháng 3 năm 2011
do Thủ tướng Chính Phủ trao tặng cho các thành tựu nổi bật của công ty trong việc
bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến 2010
1.2 Giới thiệu về sản phẩm Close – up
Tên sản phẩm “Close-up” có nghĩa là “lại gần nhau”.
- Quá trình định vị của kem đánh răng Close Up là dựa vào sự khác biệt về sản
phẩm. Nó được thiết kế để khác biệt về đặc tính với tất cả các loại sản phẩm
kem đánh răng khác trên thị trường. Ngoài tác dụng là chống sâu răng nó
còn mang lại hơi thở thơm mát với nhiều loại hương thơm khác nhau.
- Slogan: “Hơi thở thơm tho”
- Bao bì: Hình ảnh đôi nam nữ cười tươi khoe hàm răng trắng.
- Kiểu dáng: Kem đánh răng CloseUp được thiết kế với loại hộp giấy loại 230g,
220g, 150g tiện lợi cho việc sử dụng và mang theo trong các chuyến đi xa.
- Kiểu chữ: Kiểu chữ in nghiêng độc đáo giúp phân biệt các loại sản phẩm kem
đánh răng khác.
4
II. PHÂN TÍCH CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG VỀ
SẢN PHẨM KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE – UP
2.1 Phân tích Công ty Unilever: Phân tích SWOT
Strength – Điểm mạnh:
- Close – up là một nhãn hàng của Tập đoàn Unilever. Được sự ủng hộ tài chính hùng
hậu từ Tập đoàn Unilever Việt Nam và cả Tập Đoàn mẹ ở Hà Lan.
- Hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp: Hiện nay các sản phẩm của Unilever
đến khách hàng thông qua 3 kênh phân phối chính, và có mặt hầu như rộng khắp
trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.

o Kênh GT (kênh thị trường chung): gồm những thị trường bán lẻ như chợ
truyền thống, cửa hàng trưng bày, hay bỏ sỉ.
o Kênh GT8 với 8 thị trường bán lẻ tốt nhất Việt Nam gồm: Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hòa, Vũng Tàu, HCM, Cần Thơ
o MT là kênh bán hàng khá mới gồm siêu thị, cửa hàng tổng hợp, metro
- Tận dụng được các phương tiện E – Marketing để quảng cáo sản phẩm, thu hút sự
chú ý của giới trẻ nói riêng và khách hàng nói chung: như facebook, website, … để
tạo ra các sự kiện nổi bật: Valentine 2014 – Đại lộ tình yêu, Việt Nam Idol –
Chương trình tìm kiếm giọng ca Việt Nam, X – Factor, … đã gặt hái được nhiều
thành công
Facebook của Close – up có trên 280.000 lượt thích, liên tục cập nhật các tin tức về
chương trình do Close – up tổ chức hoặc tài trợ; các quan điểm sống hiện đại và mở
ra một nơi để các bạn trẻ chia sẻ thông tin với nhau.
- Hệ thống định vị và hình ảnh nhất quán: nhắc đến Close – up là nhớ đến “Hơi thở
thơm mát, nụ cười trắng sáng” hay “CloseUp - Tự tin gần nhau hơn”, luôn là
hình ảnh các nụ cười trắng sáng tươi trẻ của các cặp đôi.
Weakness – Điểm yếu:
- Khách hàng mục tiêu là giới trẻ 18 – 25 tuổi, các cặp đôi nên tự Close – up đã bỏ
qua một thị trường người tiêu dùng nói chung, rộng lớn hơn.
- Định vị của Close – Up là “Hơi thở thơm mát, nụ cười trắng sáng”, không đặt yếu
tố “Răng chắc, khỏe, không sâu răng” là quan trọng. Nên trong những năm yếu tố
5
sức khỏe được đặt lên hàng đầu, Close – up đã bỏ qua một lượng lớn khách hàng
này.
- Giá sản phẩm kem đánh răng Close – up khá cao hơn so với các sản phẩm cùng
loại.
Opportunity - Cơ hội
- Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam gia tăng qua các năm:
Thu nhập bình quân đầu người USD/năm:
TpHCM Hà Nội Đà Nẵng Việt Nam

2012 3600 2257 2294 1600
Nguồn:
o Tờ trình về Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2025 của UBND thành phố trình HĐND thành phố ngày 25-4-2013.
o Báo cáo UBND Tp Đà Nẵng và Niêm giám thống kê.
Kế hoạch thu nhập bình quân đầu người USD/năm
TpHCM Hà Nội Đà Nẵng Việt Nam
2011 – 2015 4,856 4,000 3,200 2,300
Nguồn:
o Tờ trình về Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2025 của UBND thành phố trình HĐND thành phố ngày 25-4-2013.
o Nghị quyết 06/ 2011 /NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 do
Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
o Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm 2011 – 2015
o Nghị quyết 103/2010/NQ- HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 do
thành phố Đà Nẵng ban hành
o Nghị quyết 103/2010/NQ- HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 do
thành phố Đà Nẵng ban hành
- Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của internet, sự lan truyền thông tin mạnh mẽ,
giúp cho Close – up có thể tận dụng tốt một trong các phương tiện của E –
Marketing hiệu quả hơn: Marketing Viral (Marketing lan truyền), Quảng cáo trực
tuyến, Email, …
Threatness – Thách thức
- Cạnh tranh gay gắt từ Colgate, và các nhãn hàng kem đánh răng chuyên khoa như
Sensodyne, …
- Người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin hơn, không nhận thấy sự khác biệt
giữa các thương hiệu sản phẩm.
- Nền kinh tế vẫn chưa được khôi phục rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.
6

2.2 Các chương trình Marketing trong những tháng đầu năm 2014:
- Valentine 2014: Close up và Đại lộ tình yêu
Chương trình được tổ chức tại Cầu Ánh Sao – Quận 7, Với mong muốn: nơi đây sẽ trở
thành địa điểm đầu tiên tại Việt Nam khi các bạn trẻ nghĩ tới một địa điểm lý tưởng để
tỏ tình, hẹn hò hay thậm chí là lưu dấu tình yêu của mình mãi mãi. Tất cả những nỗ
lực này của Close - up đều bắt đầu từ tham vọng sẽ tiếp thêm cho các bạn trẻ Việt
Nam sự tự tin để gần nhau hơn và thể hiện tình cảm của mình!
Chương trình lấy ý tưởng từ Đại lộ danh vọng (Walk of Fame) của Hollywood, Đại lộ
tình yêu cũng được trang trí bằng những khuôn sáp lớn in dấu tay của cả các cặp đôi.
Đặc biệt, đây chính là dấu ấn tình yêu của 99 cặp đôi may mắn chiến thắng cuộc thi
Khắc yêu thương trên đại lộ tình yêu tại mạng xã hội của Closeup. Tất cả những “dấu
ấn” này sẽ được xếp thành biểu tượng tình yêu khổng lồ để tạo nên điểm nhấn đặc biệt
cho Đại lộ tình yêu . Hơn nữa, 99 đoạn phim tỏ tình của các cặp đôi thắng cuộc cũng
sẽ được chính thức trình chiếu tại sự kiện Hãy để tình yêu dẫn lối trong đêm Valentine
tới.
Thành công của chương trình: đã có hơn 2.000 bạn trẻ cùng đến Đại lộ tình yêu tại
quận 7, để cùng nhau nhắn gửi, thổ lộ và trải qua một đêm tình yêu siêu ngọt ngào bên
người mình yêu
- Close – up & Việt Nam Idol
Chương trình đã được lên sóng truyền hình từ tháng 12/2013 và hiện đang trong giai
đoạn tìm kiếm người chiến thắng cuối cùng
- Close – Up & Chương trình “Nhân tố bí ấn” – X Factor
Chương trình đang trong giai đoạn chuẩn bị lên sóng truyền hình, gây chú ý bởi những
giám khảo nổi tiếng trong giới showbiz.
 Các chương trình marketing của Close – up chủ yếu hướng đến giới trẻ, có độ tuổi
18 – 25, đặc biệt là cặp đôi, mục tiêu khơi ngợi lên sức sống, năng động và đam mê
của các bạn trẻ.
2.3 Khảo sát về sản phẩm Close – up
a. Cách thức khảo sát:
Để đánh giá hiệu quả của các chương trình E-Marketing của Close-up, nhóm có thực

hiện 1 khảo sát về hành vi người tiêu dùng, giá trị cảm nhận đối với sản phẩm, thương
hiệu và hiệu quả các công cụ E-Marketing đối với kem đánh răng Close-up.
7
- Thời gian: 01/03/2014 – 10/03/2014
- Tổng số mẫu thu thập được: 110
- Đối tượng khảo sát: Nam/nữ đang dùng kem đánh răng Close-up
- Phạm vi: Khu vực TP.HCM
b. Kết quả khảo sát
b.1.Về hành vi của khách hàng
Mức độ ưu tiên khi mua sản phẩm kem đánh răng
Tổng
1 2 3 4 5
P/S 40 44 26 0 0 110
Colgate 24 30 38 18 0 110
Close-up 36 32 38 4 0 110
Aquafres
h
10 4 8 46 42 110
Khác 0 0 0 42 68 110
Tổng 110 110 110 110 110
Khi người tiêu dùng lựa chọn ưu tiên sử dụng kem đánh răng, số người chọn Close-up
chiếm tỷ lệ 33%, tỷ lệ này chỉ đứng sau P/S với tỷ lệ là 36%. Như vậy, Close-up đứng
thứ 2 về mức độ ưu tiên khi người tiêu dùng nghĩ về kem đánh răng.
Phương tiện
Biết đến sản phẩm thông qua phương tiện
Lượt chọn %
Báo chí 2 1.8
TV 70 63.6
Internet 6 5.5
Khác 4 3.6

Người quen giới thiệu 18 16.4
Nhân viên bán hàng giới thiệu
2 1.8
Tự tìm hiểu 8 7.3
Tổng cộng 110 100
Phương tiện truyền thông mà đối tượng khảo sát biết đến sản phẩm kem đánh răng là
từ ti vi chiếm 63.6%, và tỉ lệ 16.4% người biết sau khi người khác giới thiệu, trong
khi đó, tỉ lệ biết sản phẩm từ báo chí chỉ chiếm 1.8%, internet là 5.5% . Điều này cũng
rất phù hợp với thực tế, khi các nhãn hàng kem đánh răng đã thâm nhập vào thị trường
Việt Nam lâu đời khi mà internet chưa phát triển, báo chí không phải là kênh quảng
cáo hiệu quả nhất, khi đó ti vi là phương tiện quảng cáo phổ biến nhất, và ở Việt Nam
cũng như một số nước khác, việc mua sản phẩm kem đánh răng cũng gần giống như
mua bột giặt, sản phẩm nào càng quảng cáo nhiều thì càng được biết đến nhiều và tất
nhiên sẽ trở thành ưu tiên khi mua sản phẩm. Những mặt hàng thiết yếu này do người
nội trợ trong gia đình quyết định mua và những người còn lại trong gia đình sẽ dùng
chung sản phẩm. Do đó, biết được điều này nên các công ty luôn tận dụng tivi và
8
nhắm đến các khách hàng là những người nội trợ trong gia đình là những người quyết
định mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện truyền thông ngày
càng phát triển và trở nên phổ biến, đặc biệt là giới trẻ, những kênh truyền thông trên
internet như báo online, mạng xã hội, các website… đang trở thành kênh đang được
các công ty chú ý đến và tìm cách tận dụng hiệu quả của việc lan truyền thông tin
nhanh chóng, tăng hiệu quả marketing lên một cách nhanh chóng với chi phí phù hợp
nhất. Như đã phân tích ở trên ở phần thực trạng hoạt động Marketing, Close up sử
dụng các hình thức quảng cáo qua việc tổ chức các sự kiện bằng việc sử dụng các
mạng xã hội như facebook để truyền thông tin một cách nhanh chóng đến khách hàng
mục tiêu của mình.
Địa điểm mua sản phẩm
Lượt chọn %
Siêu thị 86 78.2

Tạp hóa
24
21.8
Chợ - -
Khác - -
Tổng cộng 110 100
Địa điểm khách hàng thường hay mua sản phẩm kem đánh răng là siêu thị chiếm 78%,
tiệm tạp hóa chiếm 22%. Đây là hai kênh phân phối hiệu quả nhất hiện nay đối với các
sản phẩm thiết yếu như kem đánh răng. Tỉ lệ địa điểm mua ở siêu thị chiếm tỉ lệ cao
như vậy vì đối tượng khảo sát là chủ yếu là các nhân viên văn phòng chiếm 62%, sinh
viên chiếm 29%, đây là những đối tượng có xu hướng mua hàng hóa ở siêu thị nhiều
hơn. Điều này cho thấy rằng, với khách hàng mục tiêu là giới trẻ có thu nhập trung
bình khá trở lên, Close up cần phải sử dụng hiệu quả kênh phân phối siêu thị để gia
tăng hiệu quả Marketing.
Hình thức khuyến mãi
Lượt chọn %
Giảm giá 21 28.8
Rút thăm trúng thưởng quà tặng có giá trị lớn 4 5.5
Quà tặng kèm theo 36 49.3
Cào trúng thưởng ngay 12 16.4
Khác 0 0.0
Tổng 71 100
Hình thức khuyến mãi mà khách hàng thích nhất khi mua các sản phẩm kem đánh răng
này là có quà tặng kèm theo chiếm 49%, hình thức khuyến mãi được ưa thích kế tiếp
là giảm giá sản phẩm chiếm 29%, hình thức khuyến mãi cào trúng thưởng ngày chiếm
16%. Nhận thấy được điều này, nên các công ty kinh doanh về sản phẩm kem đánh
răng như Unilver hay Colgate rất thường hay sử dụng quà tặng kèm theo và tiếp đến là
9
giảm giá. Đối với kem đánh răng Close up, do định vị khách hàng là đối tượng có thu
nhập trung binh khá trở lên, nên hình thức khuyến mãi chủ yếu là quà tặng kèm theo,

rất ít khi áp dụng trường hợp giảm giá.
Trong số 51 người đang sử dụng các loại SP khác, đưa ra lý
do họ thay đổi từ Close-up sang nhãn hiệu khác
Lượt chọn %
Giá cao 12 23,5
Mua không thuận tiện 8 15,7
Người khác quyết định mua 8 15,7
Ít chương trình khuyến mãi 9 17,6
Chất lượng không như quảng cáo 6 11,8
Khác 8 15,7
Tổng 51 100
Đối với lý do khi khách hàng đã dùng sản phẩm kem đánh răng Close up nhưng lại đổi
sang kem đánh răng khác vì lý do chủ yếu là giá cao chiếm 23%, các lý do còn lại như
ít chương trình khuyến mãi, người khác quyết định mua, mua không thuận tiện, chất
lượng không như quảng cáo và lý do khác. Đối với một số khách hàng ít khi đánh giá
về sự khác biệt giữa các sản phẩm kem đánh răng với các nhãn hiệu khác nhau, điều
họ quan tâm trước hết là răng sạch, không bị sâu răng, còn lại chủ yếu là vấn đề về giá,
nhóm khách hàng này sẽ so sánh giá của các mặt hàng thiết yếu với nhau khi quyết
định mua. Close up định vị cho khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên nên sẽ
không có chiến lược giảm giá để thu hút khách hàng mà thay vào đó sẽ giúp khách
hàng nhận thấy sự khác biệt của sản phẩm mình mang lại là “hơi thở thơm mát” so với
các sản phẩm kem đánh răng khác.
Khi điều tra mức độ hài lòng chung khi dùng sản phẩm kem đánh răng Close up, mức
độ hài lòng chiếm 57% và mức độ cảm thấy bình thường là 43%. Điều đó cho thấy,
mức độ hài lòng đối với Close up cao hơn so với việc không nhận thấy điều đó, chứng
tỏ rằng Close up có chất lượng tốt và mang lại cảm giác hài lòng khi dùng Close up,
đây là lợi thế rất lớn cho việc phát triển thêm thị trường và lôi kéo khách hàng từ đối
thủ cạnh tranh.
b.2.Thực trạng các chương trình E - Marketing
Phát biểu P/S Colgate Aquafresh

Close-
up
Chương trình marketing
Tôi biết đến rất nhiều thông tin của X thông qua các
phương tiện truyền thông
4,1 4,2 2,6 4,0
X có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn 2,8 3,2 3,0 3,4
Quảng cáo của X rất bắt mắt, thu hút 3,5 3,7 3,0 3,8
Quảng cáo của X xuất hiện rất nhiều trên các phương
tiện truyền thông
4,0 3,8 2,6 3,8
10
Nội dung quảng cáo của nhãn hiệu X rõ ràng 3,3 3,3 3,0 3,0
Nhãn hiệu X gắn liền với các chương trình hướng về
cộng đồng
3,2 3,2 2,2 2,8
Dựa vào kết quả bảng khảo sát ta có thể thấy rằng, mức độ đồng ý cao dao động từ 3
đến 4.3 điểm. Mức độ đồng ý cao nhất là “biết rất nhiều thông tin Close up qua
phương tiện truyền thông” chiếm 4 điểm, “ quảng cáo của Close up rất cuốn hút, bắt
mắt”. Đây là những thế mạnh của Close up trong việc quảng cáo cũng như phân phối
sản phẩm.
Tuy nhiên, một số yếu tố chưa nhận được mức độ đồng tình cao đó là “nhiều chương
trình khuyến mãi” chỉ có 3.4 điểm ,“ nhãn hiệu gắn với chương trình cộng đồng” chỉ
chiếm 2.8 điểm, nội dung quảng cáo của Close up rõ ràng chỉ nhận được số điểm là 3,
thấp hơn so với Colgate (3.3). Điều này cho thấy Close up cần phải tăng cường các
hoạt động tài trợ cho cộng đồng hơn nữa, tìm hiểu để cải thiện nội dung quảng cáo.
b.3.Cảm nhận đối với thương hiệu Close – up
Phát biểu P/S Colgate Aquafresh
Close-
up

Thương hiệu (nhận biết, liên tưởng, lòng trung thành)
Nhắc đến kem đánh răng, bạn nhớ ngay đến X 4,5 4,2 4,2 3,5
Bạn sử dụng X là do nhiều người đã/đang sử dụng, nên
bạn sử dụng
3,2 2,8 3,0 2,9
Bạn sử dụng X là do gia đình, người sống chung đã/đang
sử dụng, nên bạn sử dụng theo
3,8 3,3 4,4 3,1
Tôi cho rằng X là nhãn hiệu nổi tiếng và uy tín 4,1 3,9 4,0 3,8
Bạn vẫn tiếp tục sử dụng X dù giá X có cao hơn khoảng
10% so với hiện tại
3,5 3,3 4,0 3,6
Bạn luôn ưu tiên tìm kiếm và mua X 3,6 3,6 4,2 3,7
Nếu không có X tại nơi bạn đến mua, bạn sẽ tìm đến 1
cửa hàng, shop, siêu thị khác để mua X
2,5 2,6 3,4 2,8
Nếu không có 1 dòng sản phẩm của thương hiệu X mà
bạn thường sử dụng, tại nơi bạn đến mua, bạn sẽ mua
dòng sản phẩm kem đánh răng khác của thương hiệu X
3,6 3,5 3,4 3,2
Nếu có 1 sản phẩm kem đánh răng khác chất lượng
tương đương X, nhưng rẻ hơn X, anh/chị vẫn mua X
4,0 3,5 3,6 3,6
Nếu thương hiệu X có 1 dòng sản phẩm kem đánh răng
mới, bạn sẽ mua dùng thử
3,9 3,9 3,6 3,8
Dựa vào bảng khảo sát, ta có thể nhận thấy rằng, đối với vấn đề “khi nhắc đến kem
đánh răng, bạn nhớ ngay đến X” có số điểm là 3.5, tức là ở khoản gần đồng ý nhưng
thấp hơn nhiều so với P/S (4.5), Colgate (4.2) và Aquafresh (4.2). Và ở tiêu chí “tôi
cho X là nhãn hiệu nổi tiếng và uy tín” tuy có số điểm là 3.8 (rất gần với mức đồng ý),

tuy nhiên nó vẫn thấp hơn P/S, Colgate và Aquafresh. Điều này cho thấy tuy Close up
là có thị phần thứ 11as au Colgate nhưng khi nhắc đến kem đánh răng, mức độ nhớ
đến đầu tiên vẫn chưa bằng P/S và Colgate.
11
Khi đánh giá về mức độ trung thành của Close up, “bạn vẫn tiếp tục sử dụng X dù X
cao hơn 10% so với hiện tại” chiếm 3.6 điểm cao hơn P/S (3.5) và Colgate (3.3), tuy
nhiên lại thấp hơn Aquafresh (4.0). Ngoài ra đối với tiêu chí “ bạn luôn ưu tiên tìm
kiếm và mua X” chiếm 3.7 điểm cao hơn P/S (3.6), Colgate (3.6), nhưng vẫn thấp hơn
Aquafresh (4.2). Điều này cho thấy mức độ trung thành khi dùng sản phẩm kem đánh
răng Close up tương đối cao hơn so với Colgate nhưng lại thấp hơn Aquafresh
c. Xác định vấn đề
Dựa vào kết quả khảo sát ta có thể tổng hợp được một số vấn đề sau
STT Vấn đề sau từ kết quả khảo sát
1 Giá cao
2 Ít chương trình khuyến mãi
3 Ít dòng sản phẩm cũng nhãn hiệu
4 Kệ hàng trưng bày chưa bắt mắt
5 Ít gắn liền với chương trình cộng đồng
6 Thương hiệu chưa nổi trội so với đối thủ cạnh tranh
7 Nội dung quảng cáo của Close up chưa rõ ràng
Do khuôn khổ bài nghiên cứu E-Marketing, nhóm đưa ra các vấn đề ưu tiên giải quyết,
đó là: Thương hiệu chưa nổi trội so với đối thủ cạnh tranh, ít gắn liền với chương trình
cộng đồng.
12
III. KẾ HOẠCH E-MARKETING CHO 06 THÁNG CUỐI NĂM 2014
3.1 Mục tiêu chương trình marketing
Để giải quyết các vấn đề Marketing mà Close up đang gặp phải, các chương trình
Marketing hiện tại cần giải quyết được các vấn đề sau:
- Tăng mức độ nhận biết sản phẩm Close up
- Quảng cáo gây sự chú ý để truyền tải nội dung quảng cáo

- Gắn liền với các chương trình cộng đồng
Mục tiêu của chương trình cần đạt được như sau:
Với tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm của kem đánh răng là 9 %. Dân số năm
2012 là 88,8 triệu người, hiện tại thị phần của Close up chiếm 18%
Gia tăng thị phần lên 20% trong cuối năm 2014, tăng số lượng khách hàng lên 17,8
triệu khách hàng. Tương ứng với mức tăng doanh số lên lên 11%
III.2 Lựa chọn công cụ E – Marketing
Có rất nhiều công cụ Marketing đã và đang được các nhà làm Marketing sử dụng:
quảng cáo, kích thích tiêu thụ, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng… Mỗi công cụ
thì có những ưu nhược điểm riêng, và đòi hỏi 1 ngân sách khác nhau, đồng thời thể
hiện hiệu quả hoàn toàn khác nhau trong những thời điểm khác nhau.
Theo khảo sát từ nhóm khách hàng tiêu dùng sản phẩm kem đánh răng, kênh truyền
thông mà đối họ biết thông tin sản phẩm là tivi chiếm 64%. Do đó đây là một trong
những kênh mà Close up sẽ chọn để truyền tải thông điệp của mình.
Ngoài ra, hiện nay các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển và trở nên phổ
biến, đặc biệt là giới trẻ (là đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty), những kênh
truyền thông trên internet như báo online, mạng xã hội, các website… đang trở thành
kênh đang được các công ty chú ý đến và tìm cách tận dụng hiệu quả của việc lan
truyền thông tin nhanh chóng, tăng hiệu quả marketing lên một cách nhanh chóng với
chi phí phù hợp nhất. Close up tiếp tục sử dụng trang facebook của mình để truyền tải
thông tin đến khách hàng mục tiêu của mình, ngoài ra kết hợp quảng cáo ở baner của
các website có lượng truy cập lớn.
Ngoài ra, để người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm sau khi nhận được các thông
tin quảng cáo, Close up sẽ kết hợp với các chương trình khuyến mãi đi kèm.
Với những lợi thế và mục đích như trên Close up sẽ chọn các công cụ sau để thực hiện
mục tiêu của mình:
13
- Quảng cáo qua Tivi, quảng cáo online qua faceboook và baner website có lượng
truy cập lớn
- Khuyến mãi

III.3 Triển khai chiến lược cụ thể:
+ Quảng cáo qua Tivi:
Trong chiến lược truyền thông của Close up thì có thể thấy rằng mỗi một loại sản
phẩm mới khi chuẩn bị được tung ra thị trường thì đều được lên kế hoạch cho truyền
thông một cách kỹ lưỡng.
Close up nhận thấy sản phẩm của mình thuộc loại các mặt hàng tiêu dùng gia dụng.
Đối tượng tiêu dùng là các hộ gia đình. Người đi mua thường là người vợ hoặc các
người con trong gia đình. Quá trình quyết định mua thì ý kiến của người vợ, người mẹ
là quan trọng nhất. Các đối tượng này thường tìm kiếm thông tin qua các phương tiện
như ti vi, áp phích, đài, báo và đặc biệt là sản phẩm dùng thử.
Vì vậy trong chiến dịch truyền thông cho Close up chúng ta thấy một cuộc truyền
thông rầm rộ trên khắp các kênh truyền hình vào trong khoảng thời gian ăn trưa và ăn
tối vì khi đó các thành viên trong gia đình đều có mặt (Bữa cơm là khoảng thời gian
gia đình đông đủ nhất và không khí của bữa cơm gia đình làm cho tâm lý mọi thành
viên vui vẻ, thoải mái). Một điều quan trọng nữa là trong khi ăn nếu có ai đó cảm thấy
khó chịu vì bị nhiệt lợi hay bị đau răng mà trong khoảng thời gian đó hình ảnh quảng
cáo của Close up xuất hiện. Điều này có ý nghĩa nhắc nhở mọi người nên sử dụng kem
đánh răng Close up để có một hàm răng khoẻ mạnh cho những bữa cơm không phải lo
lắng vì đau răng, nhiệt lợi.
+ Quảng cáo online qua facebook:
Quảng cáo trên Facebook có 3 hình thức chính: Facebook Ads – Sponsored Stories –
Post Engagement, mỗi hình thức phù hợp với một mục tiêu marketing nhất định và
mang lại hiệu quả khác nhau. Ở đây nhóm sẽ chọn hình thức thứ hai là Sponsored
story:
- Đầu tiên, chúng ta đã có fanpage của Close up trên facebook.
- Sẽ xây dựng 1 mẫu quảng cáo về chương trình hoặc sự kiện của Close up sắp diễn ra
gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ Fanpage, hoặc 1 post trong Fanpage
- Tất cả sẽ được hiển thị trong New Feeds và được Link về Fanpage hoặc 1 post trong
Fanpage
14

- Sẽ tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpage.
- Người xem có thể trực tiếp Like Fanpage, Share – Comment ngay trên mẫu quảng
cáo, giúp ta có thể theo dõi hoạt động của chương trình.
+ Đặt banner quảng cáo trên các website:
Chúng ta tiến hành lựa chọn các website lớn thu hút nhiều bạn đọc trẻ hiện nay như:
zing.vn, vnexpress.net để đặt các banner quảng cáo thu hút đọc giả.
Chúng ta sẽ có tiến hành cả 2 cách đặt banner quảng cáo trên website như sau:
- Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads): banner sẽ có dạng hình chữ
nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh GIF và JPEG của close up
hoặc một chượng trình ta đang triển khai có khả năng kết nối đến website của close up
hoặc link đến chương trình mà ta đang muốn thực hiện. Hình thức này là một hình
thức quảng cáo phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn nhất bởi vì thời gian tải
nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website nhất.
- Cái thứ 2 chúng ta sử dụng là quảng cáo In-line (In-line ads) : Hình thức quảng cáo
này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang
web chứa nội dung về close up hoặc chương trình ta đang thực hiện để người dùng có
thể chú ý đến. Cũng như quảng cáo banner truyền thống, quảng cáo in-line có thể được
hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể chỉ là là một đoạn
text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền và
dẫn đến website của close up hoặc sự kiện mà close up đang thực hiện.
Ngoài ra chúng ta sẽ triển khai dự án viral marketing như sau:
- Blog: Chia sẻ, tâm sự về chương trình mà Close up sắp triển khai trong thời gian tới
bằng bài viết, các trailer,…bằng cách nhờ các blogger đang có độ “Hot” hiện nay để
thu hút được sự quan tâm của giới trẻ.
- Kênh youtube: xây dựng những trailer độc đáo về sự kiện, chương trình sẽ được diễn
ra trong thời gian tới (Tựa như chương trình đại lộ tình yêu đã diễn ra vừa qua).
- Forum: tạo câu chuyện về sự kiện sẽ diễn ra tạo thu hút của giới trẻ thông qua các
forum.
+ Khuyến mãi
Chương trình: “Nụ cười thơm mát – trao gửi yêu thương”

Đối tượng tham gia: Nam nữ từ 18 tuổi đến 25 tuổi , sinh sống và làm việc tại thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội
15
Nội dung: Thu thập 10 vỏ kem đánh răng nhãn hàng Close-up loại 220 gr đổi lấy 1 cặp
vé xem phim 2D có giá trị sử dụng từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày lễ) tại các rạp
chiếu phim trong hệ thống CGV (Megastar)
Thời gian áp dụng: 01/12/2014 – 31/12//2014
Phương tiện truyền thông:
Facebook, website công ty, dán thông tin trên gian hàng của Close up trong siêu thị.
Trên Facebook và Website công ty đăng tải một đoạn clip dài 2 phút
Thiết kế nội dung quảng cáo ngắn gọn, nổi bật, trực tiếp, tạo ấn tượng và gợi sự tò mò
cho người đọc.
Mục đích chương trình:
Truyền tải thông điệp “Close-up, đồng hành cùng bạn vì hơi thở thơm mát. Close-up,
đồng hành cùng bạn hướng đến một nửa yêu thương”
3.4 Ngân sách cho kế hoạch E – Marketing của Close – up
3.4.1 Quảng cáo:
Quảng cáo online bằng banner:
Đặt banner ở góc bên phải cố định, kích thước 210x480, trong chuyên mục nhóm 1
(Bạn trẻ cuộc sống, làm đẹp, phim, ca nhạc, thể thao, ô tô, xe máy).
Giá một banner/ tuần: 16.000.000 đ => 1 tháng: 64.000.000 đ
Công ty chọn 5 Website ( kenh14.vn, ngoisao.net, mp3.zing.vn, ionevnexpress.net,
24h.com.vn), tổng chi phí đăng banner trong 1 tháng trên 5 Website là 320.000.000
đồng.
Chi phí thiết kế banner + trò chơi: 10.000.000 đ
Chi phí cho giải thưởng của trò chơi: 20 x 2.000.000 = 40.000.000 đ
Vậy tổng chi phí thực hiện quảng cáo bằng Banner là: 370.000.000 đ
Quảng cáo trên facebook:
Lựa chọn hình thức quảng cáo CPC (cost per click) nghĩa là chi phí chỉ phải trả cho
những người click vào mục tham dự cuộc thi. Với giá là 5.000đ/CPC, với dự đoán số

lượng đăng ký tham dự cuộc thi là 1.000 người.
Vậy chi phí đăng tin CPC là: 5.000.000 đ
Chi phí phần thưởng vòng 1: 2.000.000 đ
Chi phí giải thưởng vòng 2: 28.000.000 đ
Vậy tổng chi phí cho quảng cáo trên Facebook là: 35.000.000 đ
16
Quảng cáo trên ti vi
Chi phí sản xuất clip quảng cáo: 100 triệu đồng
Chi tiết quảng cáo (xem bảng tính đính kèm)
Quý Chi phí dự kiến
III 3.132.960.000 đồng
IV 4.707.960.000 đồng
Tổng cộng
7.840.920.000 đồng
3.4.2 Khuyến mãi
Chương trình “Nụ cười thơm mát – trao gửi yêu thương”
Bao gồm các chi phí sau:
Chi phí vé xem phim 2D: 250.500.000 đồng
Chi phí thiết kế Clip: 22.500.000 đồng
Chi phí giới thiệu chương trình đến khách hàng: 150.250.000 đồng
Tổng chi phí cho chương trình này là: 423.250.000 đồng
Do đó tổng chi phí quảng cáo và khuyến mãi dành cho năm 2014 là:
8.768.920.000 đồng
17
IV. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH E – MARKETING CỦA CLOSE – UP CHO 6
THÁNG CUỐI NĂM 2014:
4.1 Đo lường, đánh giá thương hiệu hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông:
Phân tích đo lường và hiệu chỉnh các kế hoạch truyền thông và chiến lược thương hiệu
Close - up theo từng năm bằng các công cụ chuyên phân tích thống kê chuyên nghiệp.
Giúp công ty Unilever đánh giá được sức khỏe của thương hiệu Close - up theo từng

giai đoạn để biết được thương hiệu đang có những điểm gì cần phải cải tiến đồng thời
đưa ra những giải pháp giúp công ty cải tiến cho thương hiệu sau khi đo lường thương
hiệu.
Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền
thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời.
Tận dụng được các phương tiện E – Marketing để quảng cáo sản phẩm, thu hút sự chú
ý của giới trẻ nói riêng và khách hàng nói chung: như facebook, website, … để tạo ra
các sự kiện nổi bật: Valentine 2014 – Đại lộ tình yêu, Việt Nam Idol, X – factor, … đã
gặt hái được nhiều thành công.
Các KPIs đánh giá mức độ thành công của E - Marketing
o Có bao nhiêu người biết thương hiệu
o Mối quan tâm của họ đến thương hiệu là gì: nhắc đến Close – up là nhớ đến “Hơi
thở thơm mát, nụ cười trắng sáng” hay “CloseUp - Tự tin gần nhau hơn”, luôn là
hình ảnh các nụ cười trắng sáng tươi trẻ của các cặp đôi
o Các mục, từ khóa mà khách hàng dùng để tra cứu thông tin về close up: Nhân tố bí
ẩn – X Factor , Valentine, Đại Lộ Tình Yêu, con đường tình yêu,…
o Vị trí hiện diện cho thương hiệu: đứng thứ 2 sau P/s
o Mức độ phổ biến thương hiệu
o Xu hướng nào ảnh hưởng đến thương hiệu: xu hướng đến thế hệ trẻ, tình yêu
o Hiệu quả các quảng cáo từ website, diễn đàn, mạng xã hội, blog,… và các công cụ
tìm kiếm : Facebook của Close – up có trên 280.000 lượt thích, liên tục cập nhật các
tin tức, chương trình do Close – up tổ chức hoặc tài trợ; các quan điểm sống và chia
sẻ giữa các bạn trẻ với nhau
o Sức mạnh của thương hiệu thông qua Có bao nhiêu % người biết trực tiếp và gián
tiếp
18
Phụ lục
Bảng câu hỏi
PHIẾU KHẢO SÁT
I. PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào chúng tôi là học viên Cao học của khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế
TP.HCM. Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu khảo sát ý kiến của khách hàng về một số
vấn đề có liên quan đến giá trị cảm nhận, sự hài lòng và lòng trung thành đối với sản phẩm kem đánh
răng của người tiêu dùng.
Anh/chị vui lòng dành chút thời gian khoảng 10 phút để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi có liên
quan dưới đây. Ý kiến của anh/chị là thông tin rất hữu ích cho chúng tôi.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung khảo sát:
Câu 1: Khi nhắc đến kem đánh răng, anh chị nghĩ đến nhãn hàng nào sau đây, vui lòng đánh theo
mức độ ưu tiên từ 1 (nghĩ đến nhiều nhất) đến 5 (ít nghĩ đến nhất):
( P/S ( Aquafresh
( Colgate ( Close - up
( Khác:…………………
Câu 2: Anh/chị đang dùng sản phẩm kem đánh răng nào? (nếu đang dùng nhiều loại, xin vui lòng
chọn một loại thường dùng gần đây nhất, loại kem đánh răng anh chị chọn ở đây sẽ được gọi là kem
đánh răng X trong các câu tiếp theo)
( P/S ( Aquafresh
( Colgate ( Close - up
( Khác:…………………
Câu 3: Anh/chị biết đến kem đánh răng X qua phương tiện nào? Chỉ chọn 1 phương án.
( Báo chí ( Người thân, anh/chị bè giới thiệu
( Ti – vi ( Nhân viên tiếp thị, bán hàng giới thiệu
( Internet ( Tự tìm hiểu
( Khác: ……………
Câu 4: Đánh giá về giá trị cảm nhận, thương hiệu, và hành vi của anh/chị đối với kem đánh răng X.
Anh/chị vui lòng đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 với (1) là Rất không đồng ý – (5) là Rất đồng ý.
Phát biểu (1) (2) (3) (4) (5)
Đánh giá về sản phẩm
Sử dụng kem đánh răng X giúp anh/chị có hàm
răng sáng bóng

19
Sử dụng kem đánh răng X , giúp anh/chị tự tin
trong giao tiếp
Anh/chị thấy sảng khoái sau mỗi lần đánh răng
bằng kem đánh răng X
Anh/chị cảm thấy yên tâm về sức khỏe răng miệng
khi sử dụng kem đánh răng X
Anh /Chị tự tin về hơi thở thơm mát khi sử dụng
kem đánh răng X
X có bao bì đẹp mắt
X được bán phổ biến rộng rãi hơn so với nhãn hiệu
khác
Nhãn hiệu X có nhiều dòng sản phẩm để anh/chị
lựa chọn
Giá của X hợp lý
Chương trình marketing
Anh/chị biết đến rất nhiều thông tin của X thông
qua các phương tiện truyền thông
Anh/chị thấy có rất nhiều kệ hàng trưng bày sản
phẩm của X trong các siêu thị, cửa hàng
Kệ hàng trưng bày sản phẩm của X rất bắt mắt, gọn
gàng
Anh/chị dễ dàng mua sản phẩm của X
X có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Quảng cáo của X rất bắt mắt, thu hút
Phát biểu (1) (2) (3) (4) (5)
Quảng cáo của X xuất hiện rất nhiều trên các
phương tiện truyền thông
Nội dung quảng cáo của nhãn hiệu X rõ ràng
Nhãn hiệu X gắn liền với các chương trình hướng

về cộng đồng
Thương hiệu (nhận biết, liên tưởng, lòng trung thành)
20
Nhắc đến kem đánh răng, anh/chị nhớ ngay đến X
Anh/chị sử dụng X là do nhiều người đã/đang sử
dụng, nên anh/chị sử dụng
Anh/chị sử dụng X là do gia đình, người sống
chung đã/đang sử dụng, nên anh/chị sử dụng theo
Anh/chị cho rằng X là nhãn hiệu nổi tiếng và uy tín
Anh/chị vẫn tiếp tục sử dụng X dù giá X có cao hơn
khoảng 10% so với hiện tại
Anh/chị luôn ưu tiên tìm kiếm và mua X
Nếu không có X tại nơi anh/chị đến mua, anh/chị sẽ
tìm đến 1 cửa hàng, shop, siêu thị khác để mua X
Nếu không có 1 dòng sản phẩm của thương hiệu X
mà anh/chị thường sử dụng, tại nơi anh/chị đến
mua, anh/chị sẽ mua dòng sản phẩm kem đánh răng
khác của thương hiệu X
Nếu có 1 sản phẩm kem đánh răng khác chất lượng
tương X nhưng giá rẻ hơn X, anh/chị vẫn mua X
Nếu thương hiệu X có 1 dòng sản phẩm kem đánh
răng mới, anh/chị sẽ mua dùng thử
Câu 5: Anh/chị thường mua kem đánh răng X ở đâu ? Chỉ chọn 1 phương án.
( Siêu thị ( Chợ
( Tạp hóa ( Khác:………………….
Câu 6: Khi mua sản phẩm kem đánh răng X anh/chị thích hình thức khuyến mãi nào? Có thể chọn
nhiều lựa chọn
( Giảm giá ( Quà tặng kèm theo
( Rút thăm trúng thưởng quà tặng có giá trị lớn ( Cào trúng thưởng ngay
( Khác:……………………

Câu 7: Nếu anh/ chị đã từng dùng Close – up nhưng đã đổi sang nhãn hiệu kem đánh răng vì các lý
do sau đây (Nếu tiếp tục dùng Close – up thì không trả lời câu này) – Có thể chọn nhiều phương án.
( Giá cao ( Ít chương trình khuyến mãi
( Mua không thuận tiện ( Chất lượng không như quảng cáo
( Người khác quyết định mua ( Khác: …………….
21
Nếu sản phẩm X của anh chị là "Close-up" thì trả lời tiếp, nếu khác "Close-up" thì kết thúc phần câu
hỏi và chuyển sang phần “2. Thông tin cá nhân”
Câu 8: Mức độ hài lòng của anh/chị sau khi sử dụng sản phẩm kem đánh răng Close - up:
( Rất hài lòng ( Không hài lòng
( Hài lòng ( Rất không hài lòng
( Bình thường
Câu 9: Theo anh/chị kem đánh răng Close – up còn vấn đề gì cần cải thiện: (có thể chọn nhiều
phương án)
( Giá cao ( Ít chương trình khuyến mãi
( Mua không thuận tiện ( Chất lượng không như quảng cáo
( Bao bì không bắt mắt ( Khác: …………….
2. Thông tin cá nhân
- Giới tính: ………………………
- Điện thoại:………………………
- Độ tuổi:
( Dưới 18 tuổi ( 26 – 35 tuổi
( 18 – 25 tuổi ( Trên 35 tuổi
- Nghề nghiệp của anh/chị:
( Học sinh, sinh viên ( Nhân viên văn phòng
( Nội trợ ( Tự kinh doanh
( Khác: …………….
- Trình độ học vấn của anh/chị:
( Trung học ( Đại học
( Trung cấp ( Sau đại học

( Cao đẳng ( Khác: ……………….
- Thu nhập hàng tháng của anh/chị (nếu đã đi làm)
( Dưới 3 triệu đồng ( 5 – dưới 7 triệu đồng
( 3 – dưới 5 triệu đồng ( Từ 7 – dưới 10 triệu đồng
( Trên 10 triệu đồng
Trân trọng cảm ơn!
22

×