Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 115 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LÃ THỊ THUÝ





ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ KHẢ NĂNG
KHAI THÁC HAI LOÀI CỎ CÓ NGUỒN GỐC TỰ
NHIÊN TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC










Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LÃ THỊ THUÝ





ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ KHẢ NĂNG
KHAI THÁC HAI LOÀI CỎ CÓ NGUỒN GỐC TỰ
NHIÊN TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG







Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Cỏ hoà thảo và đặc tính sinh thái, sinh học của chúng 3
1.1.2. Đặc tính sinh lý 5
1.1.3. Đặc tính sinh trƣởng 6
1.1.4. Thời gian sống của cỏ Hoà thảo 7
1.2. Một số nghiên cứu về cỏ Hoà thảo 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cỏ trên thế giới 7
1.2.1.1. Diện tích trồng cỏ trên thế giới 7
1.2.1.2. Những nghiên cứu về khả năng tái sinh của cỏ Hoà thảo 8
1.2.1.3. Những nghiên cứu về năng suất của cỏ Hoà thảo 10
1.2.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất của
cỏ 13
1.2.1.5. Ảnh hƣởng của thức ăn xanh tới sản lƣợng sữa 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ trong nƣớc 16
1.2.2.1. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi gia súc ở Việt Nam trong thời gian
qua 16
1.2.2.2. Các loài cỏ trồng làm thức ăn gia súc ở Việt Nam 17

1.2.2.3. Những nghiên cứu về năng suất, khả năng tái sinh một số loài cỏ 22
1.2.2.4. Những nghiên cứu về thành phần dinh dƣỡng của một số loài cỏ 28
1.2.2.5. Hiệu quả sử dụng một số loài cỏ ở đồng cỏ Bắc Việt Nam 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.3. Các công trình nghiên cứu về phân bố, phân loại các thảm cỏ, loài cỏ
tự nhiên 33
1.3.1. Phân bố đồng cỏ trên thế giới 33
1.3.2. Đặc điểm của đồng cỏ Việt Nam 34
1.3.3. Các loài thực vật chính trên đồng cỏ Việt Nam 35
1.3.3.1. Cỏ hoà thảo 35
1.3.3.4. Cỏ tạp 36
1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Tuyên Quang 36
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU 40
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang 40
2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, thuỷ văn 40
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 40
2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn 40
2.1.2. Hạ tầng cơ sở 41
2.1.3. Nguồn lực 42
2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Yên Sơn 43
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 43
2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 43
2.2.1.2 Khí hậu, thuỷ văn 43
2.2.1.3. Các nguồn tài nguyên 46
2.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Yên Sơn 49
2.2.2.1. Nguồn lao động 49
2.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Tiến Bộ 50
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Tiến Bộ 50

2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Tiến Bộ 51
2.3.2.1. Nguồn nhân lực 51
2.3.2.2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 53
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 53
3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 53
3.2.1. Nội dung nghiên cứu 53
3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 53
3.2.2.1. phƣơng pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên 53
3.2.2.2. Thực nghiệm trồng cỏ 54
3.2.2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 56
3.3 Xử lý số liệu 64
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65
4.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tỉnh Tuyên Quang 65
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010 65
4.1.2. Dự án nuôi dê lai tại tỉnh Tuyên Quang 67
4.1.3. Ngành chăn nuôi bò ở Tuyên Quang 69
4.1.4. Tuyên Quang xây dựng thƣơng hiệu trâu Tuyên Quang 71
4.2. Tình hình chăn nuôi của huyện Yên Sơn 74
4.2.1. Số lƣợng đàn gia súc của huyện Yên Sơn đầu năm 2010 74
4.3. Đặc điểm sinh thái, sinh học của hai loài cỏ thí nghiệm 76
4.3.1. đặc điểm sinh thái, sinh học của loài cỏ Lau (Saccharum
arundinaceum 76
4.3.2. Đặc điểm sinh thái, sinh học của cỏ Mật (Coelorachis striata) 76
4.4. Năng suất và chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên 77
4.4.1. Năng suất của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên 77
4.4.2. Chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên 79

4.5. Năng suất, vật chất xanh và vật chất khô của hai loài cỏ thí nghiệm
trong điều kiện trồng 80
4.5.1. Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.5.2. Năng suất của cỏ thí nghiệm 83
4.5.3. Chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện thí nghiệm 86
4.6. Thành phần dinh dƣỡng của đất 90
4.6.1. Thành phần dinh dƣỡng của đất tự nhiên 90
4.6.2. Thành phần dinh dƣỡng của đất thí nghiệm 91
4.7. Tỷ lệ sử dụng của gia súc đối với các giống cỏ 92
4.7.1. Tính ngon miệng của gia súc đối với hai giống cỏ 92
4.7.2. Lƣợng ăn vào của gia súc đối với các giống cỏ 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố.


Tác giả

Lã Thị Thuý














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ
khoa học, Tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Nhà trƣờng và địa
phƣơng. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:
Thầy giáo PGS – TS Hoàng Chung đã tận tình hƣớng dẫn để tôi hoàn
thành luận văn này.
Các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh – KTNN trƣờng
Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên; Cán bộ , nhân viên Viện Khoa học sự sống –

Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
khoa học.
Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, khoa
Sau Đại học.
Các vị lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Uỷ ban nhân
dân huyện Yên Sơn, Uỷ ban nhân dân xã Tiến Bộ, trạm Khí tƣợng thuỷ văn,
trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp, phòng thống kê cùng rất nhiều hộ
gia đình đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã
khuyến khích, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 08 năm 2010.
Tác giả

Lã Thị Thuý



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VCK : Vật chất khô
ĐVTA : Đơn vị thức ăn
UBND : Uỷ ban nhân dân
NXB : Nhà xuất bản
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Năng suất VCK và hàm lƣợng protein một số giống cỏ ở vùng
đất thấp đƣợc cắt ở 45 ngày tuổi. 12
Bảng 1.2. Sản lƣợng của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày 13
Bảng 1.3 : Giá trị dinh dƣỡng một số cây thức ăn chăn nuôi cơ bản 29
Bảng 2.1 : Khí hậu huyện Yên Sơn năm 2009 - 2010 44
Bảng 2.2: Diện tích huyện Yên Sơn năm 2005 46
Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Sơn 50
Bảng 2.4: Diện tích xã Tiến Bộ năm 2009 51
Bảng 2.5: Các loại cây trồng chính của xã Tiến Bộ năm 2009 52
Bảng 2.6: Các loài vật nuôi chính của xã Tiến Bộ 52
Bảng 4.1: Số lƣợng gia súc của huyện Yên Sơn năm 2010 74

Bảng 4.2: Năng suất chất xanh của hai loài cỏ ngoài tự nhiên qua các lần cắt 78
Bảng 4.3: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng của hai loài cỏ ngoài tự nhiên
(% so với khối lƣợng tƣơi ban đầu). 79
Bảng 4.4: So sánh thành phần dinh dƣỡng của một số loài cỏ (trong 1 kg) 79
Bảng 4.5: Chiều cao của cỏ thí nghiệm (cm) 81
Bảng 4.6: Năng suất của hai loài cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt. 83
Bảng 4.7: So sánh năng suất của cỏ Mật, cỏ Lau và cỏ Voi 85
Bảng 4.8: Tỷ lệ phần thân và lá của cỏ Lau thí nghiệm 87
Bảng 4.9: Số đơn vị thức ăn trong 100 kg cỏ tƣơi của 3 loài cỏ 89
Bảng 4.10: Thành phần dinh dƣỡng của đất tự nhiên nơi cỏ Lau, cỏ Mật
sinh trƣởng. 90
Bảng 4.11: Thành phần dinh dƣỡng của đất thí nghiệm 91
Bảng 4.12: Tính ngon miệng của gia súc với hai loài cỏ 92
Bảng 4.13: Lƣợng cỏ ăn vào của hai loài gia súc với hai loài cỏ thí
nghiệm 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp. Hiện
nay, nông nghiệp nƣớc ta đang phát triển theo xu hƣớng chuyển đổi cơ cấu từ
trồng trọt sang chăn nuôi để tăng giá trị kinh tế. Chăn nuôi đã là nguồn thu
nhập chính của các nông hộ ở nhiều vùng miền trong cả nƣớc.
Phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc nhai lại đã đem lại
nhiều hiệu quả kinh tế. Cùng với sự phát triển của đàn gia súc trong cả nƣớc
thì mối bận tâm hàng đầu là nền tảng thức ăn cho chăn nuôi làm sao để phát
triển bền vững ngay trong từng nông hộ.
Thực tiễn cho thấy, thức ăn tốt nhất cho gia súc nhai lại là cỏ xanh.
Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế với

gia súc ăn cỏ nhƣ: Trâu, bò, dê, cừu, thỏ, nhím, hƣơu, nai vv. Với nhu cầu
trung bình 30 kg thức ăn thô xanh của trâu, bò; 5 - 7 kg/ngày ở dê, cừu, hƣơu,
nai; 3 - 5 kg/ngày ở thỏ, nhím [15] Là bài toán khá phức tạp với chăn nuôi
của nông hộ khi việc chăn thả tự nhiên ngày càng khó khăn do diện tích đồng
cỏ ngày càng bị thu hẹp và kém hiệu quả.
Nƣớc ta có nhiều đồng cỏ tự nhiên phân bố khắp cả nƣớc. Những đồng
cỏ này không có sự chăm sóc của con ngƣời nên sản lƣợng cỏ không cao. Mặt
khác do sự chăn thả quá mức của con ngƣời nên các đồng cỏ đang dần bị tàn
phá, bị sa mạc hoá, diện tích giảm nhanh. Bên cạnh đó, Việt Nam vốn chƣa
có một đồng cỏ chăn nuôi nào đúng nghĩa của nó, mà chăn nuôi chủ yếu là
tận dụng chăn thả tự nhiên nên hiệu quả chăn nuôi còn thấp. Với thực trạng
này, để chủ động nguồn cỏ phục vụ chăn nuôi thì giải pháp tốt nhất cho các
nông hộ chăn nuôi trâu, bò với số lƣợng lớn là phải trồng cỏ. Trồng cỏ mới có
đủ số lƣợng thức ăn để phát triển mạnh ngành chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã tiến hành trồng nhiều giống
cỏ cao sản nhập nội từ nƣớc ngoài và đã đem lại kết quả tốt. Có nhiều giống
cỏ rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Nhƣng cũng có nhiều
giống cỏ bị thoái hoá, đa phần là chất lƣợng không cao, vật chất khô và
protein thấp. Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới, hệ thực vật rất phong phú, có
nhiều loài cỏ tự nhiên có chất lƣợng tốt, năng suất tự nhiên cũng khá cao, dễ
trồng, tái sinh nhanh và không tàn lụi trong mùa đông.
Cùng với nhiều cây trồng đƣợc khai thác làm thức ăn gia súc, hiện nay
có loài cỏ Mật (cỏ Dày hoặc cỏ Thừng) đã đƣợc đƣa vào trồng và khai thác
làm thức ăn gia súc hai năm gần đây tại tỉnh Bắc Ninh. Để góp phần đánh giá
đặc điểm sinh thái, sinh học của nó, đặc biệt là năng suất và chất lƣợng,
chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trồng loài cỏ này tại tỉnh Tuyên Quang.
Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành trồng thử nghiệm một loài cỏ mới, rất

phổ biến ở miền núi, có năng suất cao và chất lƣợng tốt, đó là cây cỏ Lau.
Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần nội hoá các
giống cỏ trồng làm thức ăn gia súc của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên chúng tôi đã tiến hành thực
nghiệm đề tài: "Đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai
loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang".
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đƣợc năng suất, chất lƣợng của hai giống cỏ này ngoài tự
nhiên và trong điều kiện trồng trọt tại tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác hai loài cỏ này trong
chăn nuôi gia súc.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cỏ hoà thảo và đặc tính sinh thái, sinh học của chúng
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ Hoà thảo (Gramineae) hay họ
Lúa (Poaceae). Họ Hoà thảo có 700 chi và từ 8.000 đến 10.000 loài phân bố
khắp trái đất. Cây hoà thảo có giá trị quan trọng nhất trong tất cả thực vật.
Chúng là thức ăn chủ yếu của con ngƣời, làm cơ sở chủ yếu cho ngành chăn
nuôi. Hơn một nửa sản phẩm đƣờng của thế giới lấy từ mía. Giá trị của nó đặc
biệt lớn lao ở các vùng thảo nguyên, ở đó Hoà thảo thƣờng chiếm hơn 80 -
90% toàn bộ số cỏ thu hoạch. (Võ Văn Chi - Dƣơng Đức Tiến ) [10].
Cỏ Hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng
rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng nhƣ các vùng đất đai

khác nhau.
Một số loài có thể sinh trƣởng đƣợc ở các vùng đất khô hạn, độ ẩm
trung bình từ 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhƣng chúng vẫn sinh trƣởng
và phát triển tốt nhƣ: Cỏ Xƣơng cá, cỏ Lông đồi (Eulalia), cỏ B.decumbens
[17]
Một số loài cỏ lại sinh trƣởng đƣợc ở những vùng đất ẩm thấp, độ ẩm
lớn từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhƣng chúng vẫn sinh trƣởng bình
thƣờng nhƣ: Cỏ Paspalum atratum, cỏ Đuôi bò (Festuca rubra), cỏ Đuôi mèo
(Pleuin pratense)
Có loài sống đƣợc ở cả những nơi đất ngập nƣớc, đất lầy thụt nhƣ: Cỏ
Môi (Leersia hexandra), cỏ Bấc (Juncus effusus), cỏ Lồng vực (Echinochloa
crusgalli) vv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm sinh thái của các loài cỏ mà ta
có thể chọn và trồng những loài cỏ nào đó thích nghi với những điều kiện có
khí hậu và thổ nhƣỡng tƣơng tự nhƣ vùng gốc của chúng.
Cỏ Hoà thảo có thân hình tròn hay bầu dục, lá mọc thành hai dãy. Rễ
thuộc loại rễ chùm, hoa phần lớn là hoa lƣỡng tính.
Căn cứ vào hình dáng thân và đặc điểm sinh trƣởng của chúng, ngƣời ta
chia cỏ Hoà thảo thành các loại sau:
* Loại thân rễ: Thân luôn nằm dƣới mặt đất và chia nhánh ở dƣới mặt
đất, đại diện là cỏ Tranh. Loại này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thƣa, độ che
phủ thấp, thích hợp chăn thả nhẹ, không chăn thả gia súc quá đông và lâu vì
cỏ này không chịu đƣợc giẫm đạp và vùng đất dí chặt.
* Loại thân bụi: Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh, thân rễ ngắn mọc
đứng tạo thành bụi nhƣ khóm lúa. Nhánh có thể đƣợc sinh ra dƣới mặt đất
hoặc trên mặt đất. Cỏ này thƣờng có năng suất cao nhƣng đòi hỏi đất phải tơi
xốp và thoáng khí. Do tốc độ đẻ nhanh, cao nên đòi hỏi phải trồng thƣa, có

thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. Đại diện là các loài cỏ nhƣ: Cỏ Mộc Châu,
Paspalum atratum, Ghinê TD58, Tây Nghệ An, cỏ Lồng vực vv
* Loại thân bò: Cỏ này thƣờng nhỏ và mềm nên thƣờng nằm ngả trên
mặt đất, từ các đốt có khả năng (hoặc không) đâm rễ xuống mặt đất. Do thân
bò và nằm ngả trên mặt đất nên tạo thành thảm cỏ dày che phủ kín mặt đất.
Cỏ này có khả năng chịu giẫm đạt tốt nên có thể dùng để chăn thả, hay thu cắt
làm cỏ khô. Tuy nhiên, do đặc tính là thân bò nên khó thu cắt và năng suất
thấp hơn so với các loài cỏ khác. Đại diện của chúng là cỏ Panggôla
(Digitaria decumbens), cỏ Lông Para (Brachiaria multica), cỏ Lông đồi
(Ischaenum indicum), cỏ Mật (R. striata).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Lƣợng nƣớc bốc hơi (g)
Lƣợng vật chất khô tạo ra
* Loại thân đứng: Đây là những loại cỏ mọc mầm từ phần gốc ở dƣới
đất hoặc hom trồng, mầm vƣơn thẳng, thân cao, to nên cho năng suất cao. Đại
diện nhƣ cỏ Voi, cỏ Lau vv
1.1.2. Đặc tính sinh lý
* Nhu cầu về nước
Cỏ Hoà thảo yêu cầu nƣớc cao, hệ số toả hơi nƣớc lớn hơn cỏ họ Đậu.
Hệ số toả hơi nƣớc vào khoảng 400 - 500.

Hệ số toả hơi nƣớc =

Độ ẩm yêu cầu theo giai đoạn:
+ Từ nảy mầm đến chia nhánh: 25 - 30%
+ Giai đoạn phát triển nhánh: 75%
Cuối thời kỳ sinh trƣởng nhu cầu nƣớc giảm dần.
* Nhu cầu về dinh dưỡng

Cỏ Hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giàu mùn và đạm (N), lân (P), kali (K).
Nhu cầu về N, P, K tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của cỏ.
+ Giai đoạn I (Từ nảy mầm tới phân nhánh): Cần nhiều N, P, K.
+ Giai đoạn II (Phân nhánh) : Cần nhiều N, P.
+ Giai đoạn III (Ra hoa, hình thành hạt): Cần nhiều P, K.
Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lƣợng phân bón càng lớn, đồng
thời cần chống rét cho cỏ bằng cách bón phân cho cỏ vào cuối mùa thu đầu
mùa đông.
* Nhu cầu về không khí
Các loại cỏ thuộc thân đứng, thân bụi, thân rễ chia nhánh dƣới mặt đất
thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Các loại cỏ thuộc thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể
chịu đƣợc đất kém thoáng khí và có độ ẩm thấp hơn.
1.1.3. Đặc tính sinh trưởng
Theo David W. Pratt 1993 [44], thì tính hiệu quả của cỏ là làm biến đổi
năng lƣợng mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận chúng,
tuy nhiên sử dụng năng lƣợng từ lá lại phụ thuộc vào những chu kỳ phát triển
của cây. Các giống cỏ nói chung và cỏ Hoà thảo nói riêng, sinh trƣởng và tái
sinh qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng.
* Giai đoạn I
Đây là giai đoạn cỏ mới gieo trồng hay sau khi cây cỏ mới đƣợc thu cắt,
tốc độ sinh trƣởng chậm vì diện tích quang hợp nhỏ. Cây cỏ ở trong giai đoạn
I sinh trƣởng rất chậm, lá vô cùng ngon và có giá trị dinh dƣỡng cao nhƣng số
lƣợng ít.
* Giai đoạn II
Cỏ sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu cắt hay chăn thả 10 - 15 ngày tới
35 - 40 ngày. Cỏ bƣớc vào thời gian phát triển nhanh nhất. Trong giai đoạn

này, lá chứa hàm lƣợng protein cao và thoả mãn nhu cầu các chất dinh dƣỡng
cho gia súc. Cỏ có chất lƣợng dinh dƣỡng cao và có số lƣợng lớn.
* Giai đoạn III
Cỏ sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu cắt hay chăn thả khoảng 40 - 70
ngày. Ở giai đoạn này cỏ sinh trƣởng chậm dần rồi ngừng hẳn.
Vì vậy, cần chăn thả hay thu cắt khi kết thúc giai đoạn II và có thời
gian nghỉ hợp lý dể duy trì cây cỏ lâu dài.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trƣởng của từng giống theo từng giai đoạn để
chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý.
Thời gian thu cắt một số giống cỏ nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
+ Cỏ thân bò vào khoảng 45 - 50 ngày sau khi trồng hoặc 35 - 45 ngày
sau khi thu cắt.
+ Cỏ thân bụi vào khoảng 60 ngày sau khi trồng hoặc 45 - 50 ngày sau
khi cắt hoặc chăn thả lứa trƣớc.
+ Cỏ thân đứng thì sau khi trồng hoặc sau khi thu cắt vào khoảng trên
dƣới 60 ngày.
1.1.4. Thời gian sống của cỏ Hoà thảo
Thời gian sống sống của cỏ và thời gian sống của cỏ Hoà thảo khác
nhau là khác nhau [16]. Căn cứ vào độ dài ngắn của thời gian sống mà ngƣời
ta chia ra thành loại sống ngắn ngày và loại sống dài ngày. Ngƣời ta chia ra
làm 4 loại nhƣ sau:
* Loại sống một năm: Chúng chỉ sống trong vòng một năm hoặc ngắn
hơn rồi tàn lụi và chết, thƣờng gọi là cỏ hàng năm nhƣ: Cỏ Lồng vực, cỏ Ngô
(Zea mays), cỏ Suđăng (Sorghum sudanense)
* Loại cỏ có sức sống ngắn: Chúng sống từ 2 - 3 năm nhƣ: Cỏ Dầy
(Hemarrthria compressa)
* Loại cỏ có sức sống vừa: Chúng có thể sống từ 4 - 5 năm nhƣ: Cỏ

Pangola, cỏ Voi, cỏ Ghinê, Paspalum, Brizantha
* Loại cỏ có sức sống lâu: Chúng có thể sống từ 6 - 10 năm nhƣ: Cỏ
Tƣớc mạch không râu
Căn cứ vào sức sống của các loại cỏ mà ngƣời ta dự tính thời gian trồng
lại để đảm bảo năng suất và chất lƣợng của các loại cỏ.
1.2. Một số nghiên cứu về cỏ Hoà thảo
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cỏ trên thế giới
1.2.1.1. Diện tích trồng cỏ trên thế giới
Để phát triển ngành chăn nuôi gia súc nói chung và gia súc nhai lại nói
riêng thì một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần giải quyết là nguồn thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
ăn xanh. Thực tế, có hai phƣơng thức để cung cấp dinh dƣỡng cho gia súc
nhai lại, đó là nguồn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh (trên 60% nhu cầu dinh
dƣỡng của gia súc nhai lại đƣợc thoả mãn bằng thức ăn xanh). Chính vị vậy,
nguồn thức ăn thô xanh đƣợc đặc biệt chú ý nhất là đối với các nƣớc có nền
kinh tế còn kém phát triển cũng nhƣ các nƣớc phát triển. Ở những nƣớc này
việc phát triển đồng cỏ không chỉ cung cấp nguồn thức ăn thô xanh mà còn
dùng dự trữ cho gia súc nuôi nhốt. Cùng với sự phát triển của ngành chăn
nuôi động vật nhai lại đã đòi hỏi ngƣời chăn nuôi ở nhiều nƣớc trên thế giới
phải trồng cỏ để đáp ứng nhu cầu cỏ cho gia súc nhai lại
Sau cuộc "cách mạng về thức ăn gia súc" ở Tây Âu mà đặc biệt là ở
Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng
đƣợc chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Năm 1842 ở Pháp chỉ có 4
triệu ha đất trồng cỏ và 15 triệu ha đất trồng ngũ cốc thì hiện nay ở Pháp có
12 triệu ha đất trồng cỏ và 8 triệu ha đất trồng ngũ cốc [20].
Ở Anh diện tích đất trồng ngũ cốc giảm đi và diện tích đất trồng cỏ
cùng các loại cây thức ăn gia súc khác tăng lên đáng kể.
Ở Liên Xô cũ, diện tích đất trồng cỏ năm 1913 là 2,1 triệu ha, đến năm

1933 là 7,3 triệu ha và đến năm 1961 diện tích đất trồng cỏ lên tới 51,9 triệu
ha. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, mà việc nghiên cứu, chọn lọc
các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dƣỡng cao đã đƣợc chú trọng.
Theo ƣớc tính, hiện nay trên thế giới ngành chăn nuôi gia súc đã sử
dụng khoảng 3,4 tỷ ha đất dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia
súc, diện tích này đƣợc đánh giá là lớn hơn 2/3 diện tích sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp.
1.2.1.2. Những nghiên cứu về khả năng tái sinh của cỏ Hoà thảo
Các tác giả T. Kanno và M. C. M. Macedo [48], đã tiến hành thí
nghiệm gieo hạt của cỏ Brachiaria decumbens, B. briantha, B. dictyoneura,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
B. humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và Paspalum atratum
vào đầu mùa mƣa tại các cánh đồng ở khu vực đầm lầy. Các tác giả cho thấy
không có loài nào có thể sống sót vào mùa mƣa ở vùng đầm lầy. Còn khi hạt
cỏ đƣợc gieo ở giữa mùa mƣa, thì chỉ có một lƣợng nhỏ cây giống con còn
tồn tại vào cuối mùa mƣa, tuy nhiên cũng không thể sống sót đƣợc cho đến
hết mùa mƣa. Những kết quả nghiên cứu chỉ rõ rằng: Giai đoạn cây con phù
hợp nhất ở khu vực đất lầy là bắt đầu của mùa khô, khi đất trở nên cứng có
thể sử dụng đƣợc máy kéo.
Thí nghiệm lặp lại với cây trƣởng thành của cỏ Brachiaria decumbens,
B. brizantha, B. humidicola, Andropogon gayanus, Paspalum atratum và
Cyndon dactylon vào năm 1999 (bắt đầu của mùa khô), các tác giả thấy chúng
chịu đƣợc ngập úng ở giai đoạn đầu, tuy nhiên sau mùa mƣa chỉ có cỏ B.
humidicola (cv. Humidicola) và P. atratum (cv. BRA-9610) là phát triển đƣợc
ở vùng đầm lầy.
Theo John W. Miles 2004 [47], thì giống cỏ Brachiaria là giống cỏ lớn,
đƣợc sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Cây trồng
thƣơng phẩm tồn tại đƣợc lựa chọn trực tiếp từ chọn lọc chất mầm của loài cỏ

có nguồn gốc châu Phi, chúng đƣợc chấp nhận ở thể lƣỡng bội hữu tính nhƣ:
Cỏ B. ruziziensis và sự tồn tại của cỏ Brachiaria (B. briantha, B. decumbens
và B. humidicola) ở thể đa bội kiểu sinh sản vô tính. Những cỏ này đƣợc phát
triển từ đầu thập niên 70, nhƣng do sự lai tạo chƣa đầy đủ nên đến giữa thập
niên 80, thể tứ bội kiểu sinh học hữu tính của B. ruziziensis mới đƣợc phát
triển tiếp ở Bỉ. Sau đó thí nghiệm đầu tiên về dòng lai đã đƣợc kiểm tra ở
Colombia vào năm 1989, nhƣng không đƣợc phát triển tiếp. Sau này, công ty
sản xuất giống cỏ của Mexico đã nhân giống cơ bản và thƣơng mại hoá cỏ
trồng Brachiaria lai đầu tiên bằng sinh sản vô tính dƣới cái tên "Mulato".
Thuộc tính đầu tiên là chúng có sản lƣợng cao và chất lƣợng tốt. Cỏ lai thứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
hai, đƣợc gọi là "Mulato II" tại thời điểm trƣớc khi đƣa ra chính thức. Mulato
II có khả năng đề kháng với rệp tốt hơn Mulato và thích nghi tốt với điều kiện
khô hạn. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì ngƣời ta phát hiện thấy hiệu quả của
giống Mulato II là rất giới hạn. Vì vậy, hiện nay ngƣời ta vẫn tiếp tục lai tạo,
lựa chọn, tìm kiếm sản phẩm cây lai mới với mục đích làm tăng khả năng đề
kháng với rệp dãi, tăng năng suất, chất lƣợng cỏ và sản lƣợng hạt.
Theo các tác giả H. D. Diaz l và J. O. Sierria P [45], đã tiến hành ba
cách nhân giống với ba khoảng cách trồng của các giống cỏ B. humidicola và
B. dictyoneura tại đại học Antioquia. Với ba khoảng cách trồng khác nhau là:
0,5m; 1,0m; 1,5m và ba cách nhân giống khác nhau là: hạt, cành, gốc. Theo
thông số ghi đƣợc cứ 21 ngày một lần trong suốt giai đoạn 252 ngày theo các
chỉ tiêu sau: Phần trăm nẩy mầm, số lƣợng trung bình thân/khóm, khoảng
cách đốt, số lƣợng đốt trên thân, độ dài trung bình của lá, phần trăm che phủ.
Kết quả cho thấy, nếu dùng thân lá (195 ngày) và gốc (154 ngày) còn dùng
hạt phải mất 92 ngày nữa để đạt độ che phủ mặt đất 80% đối với cả hai loại (
với độ tin cậy P<0,01). Ở khoảng cách cây giống: Độ che phủ 80% mặt đất ở
cả hai loài là 109, 169 và 176 ngày lần lƣợt ở 0,5m; 1m và 1,5m. B.

humidicola gốc đạt độ che phủ mặt đất ở 128, 179, 200 ngày, còn thân ở 117,
135 và 186 ngày. Hạt ở 158, 179, 205 ngày lần lƣợt ở các khoảng cách là
0,5m; 1,0m; 1,5m. Gốc của B. dictyoneura đạt tới độ che phủ 80% ở 133, 161
và 210 ngày, còn thân ở 120, 178 và 189 ngày và ở hạt là 131, 232 và 232
ngày lần lƣợt ở khoảng cách 0,5m; 1,0m; 1,5m.
1.2.1.3. Những nghiên cứu về năng suất của cỏ Hoà thảo
Hiện nay trên thế giới không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc
nghiên cứu, chọn lọc các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dƣỡng cao đã
đƣợc chú trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Theo Quilichao, Colombia CIAT, (1978) [43], giống cỏ Brachiaria
decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 40.000 kg/ha/năm với thí
nghiệm không có bón đạm nhƣng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thấp.
Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống cỏ Paspalum
dilatatum là 15.000 kg VCK/năm (Davies, 1970) [44]. Tại Fiji năng suất
trung bình là 5.313 kg VCK/ha với mức protein thô là 9,9% trong thời kỳ trên
3 năm (Roberts, 1970) [54]. Tại Mỹ năng suất cỏ này đạt từ 1.230 – 12.000
kg/ha (Bennett, 1973) [42].
Tại Redland Bay, Queenland, Riveros và Wilson, 1970 [53], thông báo
năng suất cỏ Setaria sphacelata đạt từ 23.500 – 28.000 kg/ha qua mùa sinh
trƣởng 6 tháng trong điều kiện cỏ đƣợc tƣới và cung cấp 225 kg đạm
ure/ha/năm trên nền đất đỏ bazan mầu mỡ.
Theo C. H. Plazas [50], thì cỏ lai Brachiara cv. Mulato (CIAT 36061)
tại Eastern Plains, Colombia cho sản lƣợng cao, chất lƣợng dinh dƣỡng tốt,
sức đề kháng tốt và có thể sử dụng phân bón với liều lƣợng cao ở hệ thống
đồng cỏ cắt. Từ năm 2002, chƣơng trình “đồng cỏ nhiệt đới” của CIAT và
công ty giống cỏ thƣơng phẩm Mexican, Papalotla với sự hợp tác của một vài

nhà sản xuất ở khu vực, đã đánh giá tiềm năng của cỏ lai trong vụ mùa kết
hợp với cỏ lai mới với ngô để phục hồi lại đồng cỏ Braquiaria đã bị suy thoái.
Hạt cỏ thƣơng phẩm trộn lẫn với 250 kg/ha phân hỗn hợp của hãng Calfos
(4% P, 37% Ca) đƣợc gieo với khoảng cách luống 50 cm với mật độ 4,3 kg
hạt cỏ/ha. Sau 45 ngày, sự nẩy mầm của hạt là 80% với mật độ trung bình là 6
cây/m
2
. Sản lƣợng vật chất khô thu đƣợc sau 95 ngày trồng là 5,3 tấn/ha,
trong khi đó những loại khác chỉ đạt 3,6 tấn/ha, tỷ lệ protein thô là 12% và vật
chất khô tiêu hoá là 65,1%. Ở trang trại khác trong cùng khu vực, ngô cv.
Mulato phối hợp với cỏ, 138 ngày sau khi trồng có năng suất là 3,7 tấn/ha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
năng suất tƣơng đƣơng với ngô, và cỏ Brachiaria lai Mulato là 4,2 tấn/ha,
tiếp tục cho chăn thả với 39 con bò với tỷ lệ 2,6 con/ha (bò chửa và bò tơ) ở
24 tháng và 36 tháng tuổi, khối lƣợng sống trung bình là 446,2 kg thì cho tăng
khối lƣợng hàng ngày là 1675g/con.
Tại Thái Lan, sản lƣợng vật chất khô của một số giống cỏ đƣợc trồng
trên vùng đất thấp đƣợc cắt ở 45 ngày tuổi thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: Năng suất VCK và hàm lượng protein một số giống cỏ ở
vùng đất thấp được cắt ở 45 ngày tuổi.
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Năng suất VCK
(tấn/ha)
Protein (%)
Brachiaria mutica
Cỏ lông Para
9 - 15

6 - 10
Digitaria decumbens
Cỏ Pangola
15 - 20
7 - 11
Paspalum atratum
Cỏ Đắng
18 - 25
6 - 7
Paspalum plicatulum

6 - 10
5 - 6
Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [41]
Ngoài ra, giống cỏ Paspalum atratum và giống cỏ Paspalum
plicatulum là những giống cỏ cho sản lƣợng hạt giống lớn, có thể đạt tới 600
kg/ha. Do đó, hai giống cỏ này phân bố rộng rãi ở Thái Lan.
Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dƣỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái
Lan) cỏ Ghinê tía đƣợc trồng và cắt 30 ngày/lứa, với mật độ trồng là
50x50cm và đƣợc bón phân hỗn hợp (15-15-15) trƣớc khi trồng ở mức 300
kg/ha (18 tấn phân bón/ha). Sản lƣợng cỏ thu hoạch vào khoảng 8,9 tấn/ha ở
lứa đầu (sau khi trồng 70 ngày) và khoảng 2,6 - 7,1 tấn/ha ở các lứa sau (mỗi
lứa 30 ngày [41]. Sản lƣợng này đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Bảng 1.2. Sản lượng của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày

Thời gian cắt
Năng suất VCK (tấn/ha)
11/08/2000
8,9
11/09/2000
7,1
11/10/2000
6.9
11/11/2000
6,8
11/12/2000
4,6
11/01/2001
2,6
11/02/2001
4,1
11/03/2001
4,3
11/04/2001
5,8
11/05/2001
3,7
Nguồn: Annual Report on Annimal Nutrition Division (2001)
1.2.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của cỏ
J. Quinquim Magiero và cộng sự [51], đã tiến hành nghiên cứu ở
Planosol, vùng Baixada Fluminense trên cánh đồng thí nghiệm của đại học
Rural Federal ở Rio de Janeiro cho thấy, sự ảnh hƣởng của phân bón N và K
tới vật chất khô và đánh giá sản phẩm vật chất dƣ của đồng cỏ B. humidicola.
Sự ảnh hƣởng của 4 mức N, K đƣợc nghiên cứu nhƣ sau: N (dùng ure) là 100,
200 và 400 kg/ha, và K là: 55,6; 111 và 222,2 kg/ha, (dùng KCl); lô đối

chứng không có N, K. Phân đƣợc bón thành 3 hoặc 6 lần ở khoảng cách 28
hay 56 ngày trong suốt mùa mƣa, sau mỗi lứa cắt. Thu cắt cứ sau 28 ngày,
trong thời gian từ tháng 10/2003 đến tháng 3/2004, sản phẩm vật chất khô
tăng lên theo các mức tăng của phân bón, nhƣng sản lƣợng cỏ khi bón phân ở
khoảng cách cắt 28 ngày (cắt 6 lần) thì sự khác nhau là không có ý nghĩa
(P>0,05). Từ những kết quả thu đƣợc với 3 lần cắt với khoảng cách 56 ngày,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
cho thấy những sản phẩm vật chất còn dƣ cũng tƣơng ứng với mức phân bón,
nhƣng khoảng cách cắt 56 ngày có sản lƣợng vật chất khô cao hơn. Khoảng
cách cắt 28 và 56 ngày có khác nhau về sản phẩm vật chất khô. Có thể tóm
lƣợc lại là: Sự bón phân N và K làm tăng sản lƣợng cỏ B. humidicola, nhƣng
phân bón đƣợc chia nhỏ để bón không cải thiện hiệu quả của sự màu mỡ đất.
A. C. Rincon [52], đã nghiên cứu để phục hồi sản phẩm của đồng cỏ
Brachiaria decumbens suy thoái trên vùng đất Oxisol ở Eastern Plains,
Colombia. Nghiên cứu bao gồm T1 = làm đất + phân cơ bản + bộ Đậu tham
gia; T2 = làm đất + phân cơ bản + phân Nitơ và bừa sâu + 150 kg/ha đá phốt
phát (12 kg P và 45 kg Ca). Cây bộ Đậu đƣợc đƣa vào là Pueraria
phaseoloides cv. Kudzu, với tỷ lệ 2 kg hạt/ha, và Arachis pintoi cv. Manis
Forajero Perenne, với tỷ lệ là 5 kg/ha. Sau 2 tháng trồng, T1 và T2 cũng nhận
đƣợc phân bón bằng cách rải 30 kg K2O, 17 kg MgO và 14 kg S/ha. Thêm
vào, T2 nhận đƣợc lƣợng phân bón là 46 kg N (ure)/ha. Tiến hành thí nghiệm
trong 1 năm cho thấy: Giá trị của đồng cỏ tƣơng tự nhƣ T1 và T2, đạt tới 0,75
tấn VCK/ha trong suốt mùa khô và 1,55 tấn/ha VCK trong suốt mùa mƣa. Ở
đồng cỏ đối chứng, với điều kiện chăm sóc và quản lý truyền thống, sản
lƣợng VCK là thấp hơn 40% so với các công thức nghiên cứu trên. Ở các
công thức nghiên cứu, chất lƣợng dinh dƣỡng của đồng cỏ đƣợc cải thiện về
hàm lƣợng protein, Ca, Mg, K, nhƣng không cải thiện về P.
J. G. Marinho Guerra và cộng sự [49], đã nghiên cứu sự phản ứng lại

của Brachiaria decumbens Stapf, Var. Australiana đối với sự bón phân bởi
các nguồn photpho khác nhau tại Itaguai ở Rio de janeiro. Thiết kế thí nghiệm
theo hình khối ngẫu nhiên với 3 nguồn photpho P (PO, không có; RF, đá phốt
phát và S, tri supe photphat), bón với tỷ lệ 20 g P2O5/m
2
tƣơng đƣơng với 200
kg/ha. Mô hình tiêu biểu cho từng thời vụ đƣợc quan sát về sản phẩm vật chất
khô và tỷ lệ tích tụ phốt pho trung bình. Sự phối hợp của tri supe phốt phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
hay đá Araxas phốt phát trong thời gian trồng cây có ý nghĩa làm tăng sản
phẩm vật chất khô, vào thời điểm đầu tiên lần lƣợt là 201% và 112%, so với
đối chứng không có P. Trong thời gian thu cắt thứ hai, thực hiện khoảng 6
tháng sau khi trồng, B. decumbens Var. Australiana đã phản ứng mạnh trong
tăng trƣởng sản phẩm, hiệu suất sử dụng P, và tổng lƣợng P tích luỹ.
C. R. Townsend và cộng sự [56], đã nghiên cứu ảnh hƣởng của bón vôi
và phân (N, P, K) đến sự phục hồi của đồng cỏ Brachiaria brizantha cv.
Marandu suy thoái, ở Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuasria
(Embrap-rondonia), Porto Velho, Brazil. Với các mức bón vôi (cơ sở là sự
bão hoà bazơ ở mức 20% và 40%) đồng thời sử dụng nitơ 50 kg và 100 kg/ha
(dùng ure), photpho là 50 và 100 kg P2O5/ha (dùng tri supe phốt phát) và Kali
là 30 và 60 kg/ha (dùng KCl). Bón phân thƣờng xuyên (hàng năm, hai năm
một lần và 3 năm một lần) là nhƣ nhau. Mẫu đất đƣợc lấy ở độ sâu 0 - 5cm và
15 - 30cm để xác định sự ảnh hƣởng của xử lý tới đặc tính hoá lý của đất.
Cation và sự thay đổi làm nhôm giảm là có ý nghĩa, trong khi đó pH đất và sự
thay đổi bazơ tăng. Ở cả hai độ sâu, tổng P tăng khi bón P phân đoạn trong 2
năm. Khi lƣợng vôi bón để làm tăng bazơ tới 20%, sự phản ứng tốt của P
trong mẫu lấy ở 0 - 15cm đất và khi bón 60 kg K2O/ha. Điều này không xảy
ra ở mức bão hoà bazơ 40%. Sự xử lý không ảnh hƣởng tới hàm lƣợng K hay

OM. Hàm lƣợng P chỉ ảnh hƣởng duy nhất bởi sự bón phân thƣờng xuyên.
Dƣới những điều kiện nghiên cứu, các tác giả đƣa ra đề nghị về lƣợng vôi
đƣợc bón để làm tăng hàm lƣợng bazơ tới 40% và tỷ lệ phân bón N , P, K là
100, 50, 60 kg/ha ở mức bón nhỏ nhất thƣờng xuyên của hai năm.
1.2.1.5. Ảnh hưởng của thức ăn xanh tới sản lượng sữa
C. A. Goncalves và cộng sự [46], đã nghiên cứu tại Embray phía Tây
Amazon về ảnh hƣởng của tỷ lệ đàn gia súc và sự cung cấp sản phẩm vật chất

×