Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên đàn heo nuôi tại tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

ĐÀO XUÂN QUỲNH


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐÁNH GIÁ
THIỆT HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG HỘI CHỨNG RỐI
LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH - PRRS) TRÊN
ĐÀN HEO NUÔI TẠI TỈNH ĐĂK LĂK




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP







ĐĂK LĂK, NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

ĐÀO XUÂN QUỲNH


NGHIÊN CỨU MỐT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐÁNH
GIÁ THIỆT HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (BỆNH TAI XANH - PRRS)
TRÊN ĐÀN HEO NUÔI TẠI TỈNH ĐĂK LĂK


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN VUI


Đăk Lăk, tháng 12 năm 2011


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ ngành Thú
y của tôi.
Các số liệu, kết quả có trong luận văn này là trung thực và chưa ñược ai
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Người cam ñoan

Đào Xuân Quỳnh









ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành ñề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Lãnh Đạo Trường Đại học Tây Nguyên, Lãnh Đạo Phòng Đào tạo Sau Đại
học Trường Đại Học Tây Nguyên. Lãnh Đạo Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các
thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên.
Trạm thú y, phòng thống kê TP.BMT, huyện Buôn Đôn, huyện Eakar tỉnh
Đăk Lăk.
Phòng chẩn ñoán, xét nghiệm Công ty Nam Lâm – TP.HCM,
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Bộ môn thú y Chuyên ngành và Bộ môn Cơ
sở thú y ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tạo ñiều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện ñề
tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới sự giúp ñỡ hướng dẫn tận tình
của thầy Tiến sĩ Nguyễn Tấn Vui, Tiến sĩ Cao Văn Hồng ñã giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, người thân cùng bạn bè (Th.S Nguyễn
Như Trung, BSTY Nguyễn Văn Nho, BSTY Nguyễn Hoài Bảo, ) ñã giúp ñỡ ñộng
viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện ñề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đăk Lăk, ngày tháng 12 năm 2011



Đào Xuân Quỳnh




iii
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh sách các từ viết tắt vii
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục biểu ñồ sơ ñồ và hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn ñề 1
2. Mục tiêu của ñề tài 2
3. Ý nghĩa của ñề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
4. Giới hạn của ñề tài 2
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược về PRRS 3
1.2. Những nghiên cứu về PRRS 3
1.2.1. Những nghiên cứu về PRRS trên thế giới 3
1.2.2. Những nghiên cứu về PRRS trong nước 5
1.2.3. Sơ lược về tình hình dịch PRRS trong những năm qua tại 7
1.3. Căn bệnh học 8
1.3.1. Phân loại 8
1.3.2. Một số ñặc ñiểm về hình thái và cấu trúc 8
1.3.3. Đặc ñiểm nuôi cấy 10

1.3.4. Cơ chế sinh bệnh 12


iv
1.3.5. Sức ñề kháng của PRRSV 14
1.4. Dịch tễ học PRRS 15
1.4.1. Loài mắc bệnh 15
1.4.2. Phương thức lây lan 15
1.4.3. Đường xâm nhập 16
1.5.Triệu chứng PRRS 17
1.6. Bệnh tích 19
1.6.1. Bệnh tích ñại thể 19
1.6.2. Bệnh tích vi thể 20
1.7. Chẩn ñoán 21
1.7.1. Chẩn ñoán lâm sàng 21
1.7.2. Chuẩn ñoán huyết thanh học 21
CHƯƠNG 2 26
ĐỐI TƯƠNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Địa ñiểm nghiên cứu 26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.2.1. một số ñặc ñiểm tự nhiên kinh tế xã hội 26
2.2.2. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ học PRRS 26
2.2.3. Nghiên cứu phân lập bằng phản ứng ELISA 26
2.2.4. Nghiên cứu ñánh giá thiệt hại do PRRS gây ra 26
2.2.5. Đề xuất biện pháp phòng PRRS 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học 26

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 27


v
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 27
2.3.4. Phương pháp ñánh giá sự tổn thất do dịch bệnh 27
2.3.5. Các phương pháp chẩn ñoán bệnh 27
2.4. Phương pháp tính toán số liệu 28
2.4.1. Một số tỷ lệ tính toán 28
2.4.2. Xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN 29
3.1. Đặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của 29
3.1.1. Đặc ñiểm tự nhiên 29
3.1.2. Đặc ñiểm kinh tế - xã hội 30
3.1.3. Kết quả ñiều tra tnh hình chăn nuôi heo và công tác thú y tại 32
3.2. Kết quả nghiên cứu trên ñàn heo mắc bệnh 37
3.2.1. Tỷ lệ mắc PRRS tại ñịa ñiểm ñiều tra 37
3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS 37
3.2.1.2. Kết quả xác ñịnh tốc ñộ mới mắc của PRRS 39
3.2.1.3. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS theo lứa tuổi 41
3.2.1.4. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong theo lứa tuổi 43
3.2.1.5. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS theo giống 44
3.2.1.6. Xác ñịnh triệu chứng PRRS trên heo 46
3.2.1.7. Xác ñịnh bệnh tích PRRS trên heo 50
3.2.1.8. Kết quả xét nghiệm ELISA 52
3.2.2. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS theo không gian 53
3.3. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh thiệt hại do PRRS tại ñịa ñiểm 56
3.3.1. Đánh giá thiệt hại trực tiếp 56
3.3.2. Đánh giá thiệt hại gián tiếp 57

3.4. Đề xuất biện pháp phòng trị 58


vi
3.4.1. Phòng bệnh 59
3.4.1.1. Khi chưa có dịch 59
3.4.1.2. Khi có dịch sảy ra 59
3.4.2. Trị bệnh 60
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 62
Kết luận 62
Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64



vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


ARN :

Acid ribonucleic
BHK-21 :

Baby Hamster Kidney line 21
CFE :

Case fatality rate
CL2621 :


Cell line 2621
CRFK
:

Crandall Rees feline kidney
ELISA :

Enzyn linked immuno sorbent assay
FA
:

Florescent antibody staining

FACCT :

Fluorescent antibody cell culture technique
FATST :

Fuorescent antibody tissue section technique
FITC :

Fluorescein isothiocynate
HRPO
:

Horseradish peroxidase
HS
:

Heparan sulfate

IFA
:

Indirect Immunhofloresence Assay
IHC
:

Immunohistochemistry staining
IPMA
:

Immuno peroxidase Monolayer Assay
MARC-145
:

Macrophages African monkey kidney cell line 145
ORFs
:

Open reading frames
PAM
:

Porcine Alveolar Macrophage
PCR
:

Polymerasa chain reaction
PRRS
:


Porcine Reproductive and Respiratory Sydrom
PRRSV
:

Porcine Reproductive and Respiratory Sydrom Virus
PEARS
:

Porcine Epidemic Abortion and Respiratory Syndrome
SIRD
:

Swine Infertility and Respiratory Disease
SIRD
:

Swine Infertility and Respiratory Disease
SN
:

Serum Neutralizing
Sn
:

Sialoadhesin
S/P
:

Sample/Position

TCID
50
:

Tissue Culture Infectious Dose
50

Tp.BMT
:

Thành Phố Buôn Ma Thuột
Tp.HCM
:

Thành Phố Hồ Chí Minh
WRL :

World Referrence Laboratory


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tổng ñàn heo nuôi từ 2006 ñến 2011 32
Bảng 3.2. Kết quả ñiều tra mạng lưới thú y 34
Bảng 3.3. Tình hình và thiệt hại do PRRS ở heo năm2010 36
Bảng 3.4. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS năm 2010 37
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh tốc ñộ mắc mới của PRRS 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc PRRS theo lứa tuổi heo 41
Bảng 3.7. Tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong do PRRS theo lứa tuổi 43

Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc PRRS trên heo theo giống 45
Bảng 3.9. Kết quả xác ñịnh biểu hiện triệu chứng PRRS trên heo 47
Bảng 3.10. Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích PRRS trên heo 50
Bảng 3.11. Bảng kết quả xét nghiệm ELISA trên heo nghi PRRS 52
Bảng 3.12. Thiệt hại trực tiếp do PRRS gây ra ở ñịa bàn ñiều tra 56
Bảng 3.13. Thiệt hại gián tiếp do PRRS gây ra ở ñịa bàn ñiều tra 57
Bảng 3.14. Tham khảo một số kháng sinh trị phụ nhiễm 61



ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu ñồ 1. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS tại TP.BMT, huyện 38
Biểu ñồ 2. Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi 42
Biểu ñồ 3. Tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong do PRRS theo lứa tuổi 44
Biểu ñồ 4. Kết quả xác ñịnh tỷ lệ mắc PRRS theo giống 45
Bản ñồ 3.1. bản ñồ dịch tễ PRRS của Tp. BMT 53
Bản ñồ 3.2 . bản ñồ dịch tễ PRRS của huyên Ea Kar 54
Bản ñồ 3.3. bản ñồ dịch tễ PRRS của huyện Buôn Đôn 55
Sơ ñồ 1. Sơ ñồ cơ chế sinh bệnh của virus PRRS 14
Hình 1.1. Mô hình cấu trúc của PRRSV 9
Hình 1.2. PRRSV gây bênh trên ñại thực bào 14
Hình 1.3(a,b,c,d). Triệu chứng heo bị PRRS 19
Hình 1.4(a,b,c). Bệnh tích ở phổi do PRRS 20
Hình 1.5. Bệnh tích trên biểu mô phổi 21
Hình 1.6. Bệnh tích trên tế bào nuôi cây 21
Hình 3.1(a,b). Triệu chứng PRRS trên heo con. 49
Hình 3.2(a,b). Triệu chứng PRRS trên heo thịt 49
Hình 3.3. Triệu chứng tai chuyển xanh trên heo bị PRRS 49
Hình 3.4(a,b). Triệu chứng PRRS trên heo nái. 50

Hình 3.5(a,b). Mổ khám kiểm tra bệnh tích trên heo bị PRRS 51
Hình 3.6(a,b). Kiểm tra bệnh tích trên heo bị PRRS. 52



1
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng có nhiều chuyển biến và thách thức mới, ñể theo kịp
với những nước có nền chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Những năm gần ñây do nhu cầu phát triển của thị trường, ngành chăn nuôi
có những chuyển biến về mặt chất lượng như con giống, chất lượng thịt và năng
xuất chăn nuôi. Song song với sự phát triển ñó thì bệnh trên gia súc ngày càng
nhiều và là mối quan tâm của các nhà chăn nuôi cũng như những người làm
công tác thú y. Một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại
nhiều cho chăn nuôi heo ñó là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Porcine
Reproductive and Respiratory Sydrome - PRRS) hay bệnh tai xanh ở heo. Bệnh
làm ảnh hưởng trực tiếp ñến khả năng sinh sản ở heo nái gây sảy thai hoặc ñẻ
sớm, heo con sơ sinh yếu, chết thai, thở khó ñôi khi có triệu chứng thần kinh, tỷ
lệ chết cao, heo thịt sốt giảm ăn, sút cân, heo ñực chất lượng tinh giảm,…
Từ 2007 - 2010 PRRS ñã phát triển mạnh và gây thành dịch ở nước ta gây thiệt
hại lớn cho nền chăn nuôi trong nước [39]. Riêng ở tỉnh Đăk Lăk năm 2010 dịch
ñã xảy ra ở 14/15 huyện và thành phố gây thiệt hại hơn 70 tỷ ñồng.
Những vấn ñề trên cho thấy việc nghiên cứu dịch tễ bệnh PRRS ở ñàn heo
nuôi là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của người chăn
nuôi ñồng thời bổ sung thêm những tư liệu nghiên cứu về PRRS chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ học, ñánh giá thiệt
hại và ñề xuất biện pháp phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Bệnh tai

xanh - PRRS) trên ñàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk”.





2
2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác ñịnh một số ñặc ñiểm dịch tễ học của hội chứng rối loạn sinh sản và
hô hấp trên ñàn heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk.
- Xác ñịnh sự có mặt của virus PRRS trên ñàn heo nuôi trong khu vực bằng
phương pháp ELISA.
- Đánh giá thiệt hại do PRRS gây ra trên heo nuôi tại tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất một số phác ñồ phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu PRRS và một số yếu tố lên quan ñến sự phát triển
bệnh trên heo là cơ sở khoa học quan trọng ñể nghiên cứu các phác ñồ phòng trị,
ứng dụng trong chăn nuôi heo trên ñịa bàn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu dịch tễ của PRRS, sơ bộ ñánh giá thiệt hại do PRRS gây ra,
ñưa ra một số phác ñồ phòng PRRS, khuyến cáo cho người dân giảm thiệt hại
trong chăn nuôi heo, ổn ñịnh kinh tế hộ gia ñình và chăn nuôi trang trại.
4. Giới hạn của ñề tài
Đánh giá ảnh hưởng của PRRS, một số yếu tố liên quan ñến sự phát triển
của PRRS trên heo, ñánh giá thiệt hại tại một số khu vực nghiên cứu và ñề xuất
biện pháp phòng PRRS.






3
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ PRRS
Trong những năm gần ñây một trong những bệnh mới xuất hiện ñược nhắc
ñến nhiều ñó là hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (Porcine
reproductive and respiratory syndrome - PRRS). Bệnh xuất hiện lần ñầu tiên ở
Bắc Mỹ vào ñầu những năm 1980, sau ñó bệnh xuất hiện ở Châu Âu, Châu Á.
Bệnh ñược xác ñịnh là do một loại virus thuộc họ Arteriviridae, có khả năng
xâm nhiễm vào ñại thực bào và mô bào (Bùi Quang Anh, Nguyễn Văn Long
2007) [01], thông thường ñại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus xâm
nhập vào cơ thể. Nhưng ñối với virus PRRS có thể nhân lên trong ñại thực bào,
sau ñó phá huỷ và giết chết ñại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết sẽ làm
giảm chức năng của hệ thống bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các
bệnh kế phát. Điều này có thể thấy rõ ở những ñàn heo vỗ béo hoặc chuẩn bị
giết thịt có sự tăng ñột biến về tỷ lệ viêm phổi.
PRRSV là một virus RNA có vỏ bọc, gây thiệt hại về sinh sản trong ñàn
heo giống và hô hấp trong ñàn heo thịt. Khi mắc PRRS heo nái thường có biểu
hiện sốt, kém ăn, thở khó, sảy thai. Đặc biệt là cuối kỳ mang thai làm tăng số
lượng con chết khi ñẻ hoặc vẹo chân, yếu và xảy ra tử vong ở heo con. Ở heo
nuôi thịt, mức ñộ bệnh hô hấp tăng lên, thường kết hợp với các bệnh khác
(Thành Thuận, 2002) [19]. Ở ổ dịch cấp tính, ước tính giảm sản lượng ñàn 5 -
20%, heo nái ñẻ giảm từ 1 - 3,8 heo con/nái/năm, thiệt hại khoảng 100 -
155$/nái/năm (Hoàng Văn Năm,2002) [12]. Thể mãn tính làm cho heo thịt chậm
lớn, tăng chi phí thuốc ñể ñiều trị các bệnh kế phát.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PRRS

1.2.1. Những nghiên cứu về PRRS trên thế giới
Năm 1987, bệnh ñược phát hiện lần ñầu tiên ở Mỹ với tên gọi “bệnh thần


4
4
bí trên heo” (Mystery Swine Disease - MSD), [42].
Tháng 11 năm 1990, ổ dịch PRRS ñầu tiên xảy ra ở Đức và lan tràn nhanh
chóng sang các quốc gia khác ở Châu Âu.
Mùa ñông năm 1990 - 1991, lần lượt các quốc gia Châu Âu như Hà Lan,
Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha ñã báo cáo về hội chứng này với nhiều tên gọi khác
nhau: “Bệnh tai xanh” (Blue-eared Pig Disease), “Hội chứng hô hấp và sảy thai
trên heo” (PEARS), hay “Hội chứng hô hấp và vô sinh” (SIRD), (T.
Stadejek
1
, A. Stankevicius
b,1
).
Năm 1991, lần ñầu tiên Wenvoort và cộng sự ñã phân lập ñược căn bệnh ở
Viện thú y trung ương Lelytad – Hà Lan ñã phân lập ñược căn bệnh và ñặt tên
cho loại virus này là “Lelystad”, (Nguyễn Văn Thanh 2008).
Năm 1992, Collins và cộng sự ở Mỹ cũng báo cáo về việc phân lập ñược
virus gây bệnh và sử dụng tên gọi VR-2332 ñể chỉ các chủng phân lập ở Bắc Mỹ
[23], cũng trong năm 1992, hội nghị quốc tế và tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) ñã
nhất trí ñặt tên cho bệnh này là “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo”
(porcine reproductive and respiratory syndrome - PRRS) [44].
Morison và ctv (1990) kiểm tra 396 ñàn, trong ñó 141 ñàn có heo dương
tính với virus PRRS (dẫn liệu của William và Han, 1994) [36].
Theo ñiều tra của Straw và ctv (1999), 100% ñàn heo ñược kiểm tra ở Bỉ (n
= 50) có heo dương tính với virus PRRS với tỷ lệ nhiễm là 96% (dẫn liệu của

Benfield D.A., Collins J.E,…) [23].
Vài nghiên cứu về tế bào trong dịch phổi ñã ñược tiến hành trên heo, bò,
ngựa và gà nhằm khảo sát các tế bào bảo vệ ñường hô hấp và sự biến ñộng khi
có viêm nhiễm.
Theo khảo sát của Escobar và ctv (2006) [24] có sự gia tăng tổng số bạch
cầu trong máu heo sau 14 ngày nhiễm virus PRRS. Trong ñó, tỷ lệ bạch cầu
lympho và trung tính ñều tăng có ý nghĩa. Ngoài ra, số lượng bạch cầu trong khí


5
5
quản, phế quản của heo bị nhiễm PRRSV tăng có ý nghĩa. Cũng theo tác giả
này, hàm lượng Interferon và hàm lượng Interleukin -1β trên heo sau 7 ngày gây
nhiễm virus PRRS ñều tăng .
1.2.2. Những nghiên cứu về PRRS trong nước
Ở Việt Nam, bệnh ñược phát hiện vào năm 1997 trên ñàn heo nhập từ Mỹ
(10/51 con có huyết thanh dương tính) [38]. Các nghiên cứu về bệnh trên những
trại heo giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ heo có huyết thanh dương
tính với bệnh là khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29%. Ở các nước khác, tỷ lệ ñàn
trong vùng bệnh có huyết thanh dương tính cao hơn như: 60 - 75% ở Anh, Mỹ là
36% .
Năm 1997, Trung tâm thú y Tp.HCM sử dụng phương pháp ELISA phát
hiện kháng thể virus PRRS ở một số ñàn heo nhập vào Việt Nam, kết quả này ñã
ñược công bố tại hội nghị khoa học Huế tháng 6/1999. Từ tháng 1/1999 ñến
tháng 6/2000, Trung Tâm Thú Y Tp.HCM ñã xét nghiệm tìm kháng thể kháng
virus PRRS của 17 trại heo công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Tp.HCM, Tiền Giang và Vĩnh Long. Kết quả xét nghiệm có 596 mẫu dương tính
trên 2.308 heo nái, tỷ lệ 25,82%.
Theo Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dân (2003) [06], tỷ lệ nhiễm PRRSV
tại một trại chăn nuôi là 7,5% trên heo nái và 4% trên heo con, ngoài ra một số

biểu hiện lâm sàng cũng ñược ghi nhận như: heo nái dương tính với virus PRRS
có biểu hiện sảy thai trước khi sinh 1 - 2 tuần, nhiều thai chết khô và heo sơ sinh
chết tươi. Heo con 4 - 7 ngày sau khi sinh có triệu chứng thở khó, tỷ lệ chết cao.
Trọng lượng bình quân heo con dương tính (17,5 kg) kém hơn heo con âm tính
(22 kg). Heo 40-50 ngày tuổi có biểu hiện ho, ốm còi, xù lông.
Theo Trần Thị Bích Liên và ctv (2005) [07] ñã có một số ñánh giá khi
kháng thể mẹ truyền bệnh tích phổi ñại thể và vi thể trên heo mẹ ñược giết mổ.
Tác giả nhận thấy khả năng nhiễm virus PRRS có thể xảy ra ở giai ñoạn sau cai


6
6
sữa, sự tụ tập bạch cầu trong lòng ống phế nang và xâm nhiễm của ñại thực bào
ở vách phế nang và xâm nhiễm của ñại thực bào ở vách phế nang trên heo nhiễm
virus PRRS. Ngoài ra có sự tăng sinh tế bào lympho quanh tiểu phế quản trên
heo nhiễm mycoplasma.
Trần Thị Dân và ctv (2005), khảo sát ba trại chăn nuôi, thông báo tỷ lệ
nhiễm Mycoplasma là 74,36% và virus PRRS là 29,69% (n = 433) trong ñó
riêng nhóm heo thịt có 87,96% nhiễm Mycoplasma và 18,52% nhiễm virus
PRRS[03]. Hồ Thị Nga (2006) [13] bổ sung 80 và 120 ppm beta-glucan có thể
làm giảm tỷ lệ dương tính virus PRRS trên heo nuôi thịt, bổ sung beta-glucan có
thể giúp hạn chế số con bệnh và mức ñộ hư hại phổi, hàm lượng 120 ppm cải
thiện tình trạng hô hấp (ho, thở thể bụng) trên heo thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu phối hợp thực hiện tại Phòng Thí Nghiệm Thú Y
Quốc gia Hoa Kỳ: Kết quả chẩn ñoán, phân lập virút và vi khuẩn từ 10 mẫu
bệnh phẩm ở Việt Nam mang sang cho thấy: Có 9/10 mẫu bệnh phẩm phân lập
ñược virus PRRS trong ñó có 10/10 mẫu dương tính với Escherichia coli
và Streptococcus equi, có 6/10 mẫu phát hiện có Circovirus và 1/10 mẫu dương
tính với Streptococcus suis, như vậy có thể thấy khi heo mắc PRRS thì sự bội
nhiễm là rất cao.

Kết quả nghiên cứu giải trình tự bộ gen của virus PRRS phân lập từ mẫu
bệnh phẩm của Việt Nam ñược so sánh với database nucleotide hoàn chỉnh của
Ngân hàng Gen khẳng ñịnh sản phẩm PCR có mức ñộ tương ñồng 77% so với
chủng VR-2332 và 71% so với chủng MN184 (ñây là 2 chủng virút của Bắc
Mỹ) nhưng ñặc biệt có mức ñộ tương ñồng từ 98,6 - 99,6% so với các chủng
virus thể ñộc lực cao của Trung Quốc như HUN4, JX0612, JXA1, HUB2,
HUB1, HUN, HEB1 [37].
Qua một số ñề tài nghiên cứu trong và ngoài nước ñã nêu ở trên, cho thấy
tỷ lệ nhiễm bệnh ñường hô hấp do virus PRRS trên heo ở nước ta cũng như trên


7
7
thế giới hiện nay là cao và luôn là vấn ñề quan tâm trong nghiên cứu cũng như
thực tế.
1.2.3. Sơ lược về tình hình dịch PRRS trong những năm qua tại ñịa bàn
tỉnh Đăk Lăk
Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh thì từ 2005 trở lại ñây trên ñịa bàn
tỉnh Đăk Lăk xảy ra hai ñợt dịch PRRS là vào năm 2009 và 2010
Năm 2009: Dịch xảy ra từ ngày 26/6/2009 tại một số trại chăn nuôi của
trung ñoàn 95, thuộc xã Cư Bao, sau ñó lây lan sang một trại chăn nuôi khác của
trung ñoàn thuộc ñịa bàn xã Bình Thuận, cùng thời gian UBND tỉnh ñã ban hành
quyết ñịnh công bố dịch số1721/QĐ-UBND ngày 7/7/2009 về việc công bố dịch
hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (bệnh tai xanh) và quyết ñịnh số
2369/QĐ-UBND ngày 07/9/ 2009 về công bố hết dịch tai xanh.
Tổng số heo ốm chết và thiêu hủy: chết 66 con, thiêu hủy 147 con
(3.471kg), giết mổ bắt buộc tiêu hủy tại chỗ 100 con.
Năm 2010: từ ngày 20/7/2010 hiện tượng heo ốm chết ñã xảy ra ở một số
ñịa phương như xã Cư Ebur, thành phố Buôn Ma Thuột, xã Ea Kly, xã Ea Phê
huyện Krông Păk và nhiều xã ở huyện EaKar. Do các trạm thú y huyện nghi ngờ

heo bị ghép giữa phó thương hàn với tụ huyết trùng và dịch tả nên ñã không báo
với chi cục Thú Y. Đến ngày 29/7/2010 bệnh phát triển nhanh, số heo bệnh và
chết nhiều các trạm thú y mới báo cho Chi cục thú y.
Ngày 4/8/2010 Phân viện thú y miền Trung trả lời kết quả xét nghiệm số
43/BPĐL-PVTY-PCĐ ñã phát hiên vi rút PRRS trên các mẫu gửi chẫn ñoán xét
nghiệm.
Ngày 05/08/2011 UBND tỉnh ra quyết ñịnh số: 1970/QĐ- UBND về việc
công bố dịch hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (bệnh tai xanh) ở
các ñịa phương: huyện Krông Păk, huyện Eakar và thành phố Buôn Ma Thuột.
Ngày 12/8/2010 UBND tỉnh ra quyết ñịnh 2028/QĐ-UBND về việc công


8
8
bố dịch hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (bệnh tai xanh) ở các ñịa
bàn tỉnh Đăk Lăk
Do dịch tai xanh bùng phát trên diện rộng nên lây lan rất nhanh. Toàn tỉnh có
1/9/184 xã, phường của 14 huyện, thị xã và thành phố có dịch heo tai xanh (chỉ
riêng huyện Lăk là không có dịch xảy ra) với tổng số 106.103 con mắc bệnh,
trong ñó chết và thiêu hủy là 49.830 con với tổng trọng lượng thiêu hủy lên tới
2.017.926 kg (Sở NN&PT Nông Thôn Tỉnh Đăk Lăk, năm 2011) [02].
1.3. CĂN BỆNH HỌC
1.3.1. Phân loại
Virus PRRS thuộc:
Bộ Nidovirales,
Họ Arteriviridae,
Giống Arterivirus,
1.3.2. Một số ñặc ñiểm về hình thái và cấu trúc
Virus PRRS có cấu trúc RNA mạch ñơn, có ñường kính 40-70 nm, có vỏ
bọc, kích thước genome dài 14,5 kb mã hoá cho việc tái tạo virus (Jeong-Ki Kim

và cs, 2005) [34]. Chuỗi hệ gen ñầy ñủ của virut PRRS ñược xác lập vào năm
1993, nó có kích thước khoảng 15,1 ñến 15,5 kb và chứa ít nhất 8 khoang ñọc
mở (ORF
s
) ñể mã hóa 20 protein ñã ñịnh sẵn của virus. Tuy nhiên chỉ có 3
khung ORFs có ý nghĩa quan trọng trong ñịnh danh virus, ñó là ORFs 7,6 và 5
quy ñịnh tổng hợp các protein tương ứng: nucleocapsid (N) 15-kDa, matrix (M)
19-kDa và glycoproteins envelope (protein GP5) 25-kDa. Đây là những protein
cấu trúc quan trọng nhất, chúng chiếm 90 - 95% lượng protein cấu trúc của
virus.
Protein N là một protein nhân capsit nhỏ (15 kDa) và có tính kiềm cao,
ñiều này có thể giúp nó tương tác dễ dàng hơn với bộ gen RNA. Protein N hiện
diện ở mức ñộ cao trong những tế bào bị nhiễm virus PRRS và chiếm từ 20 -


9
9
40% lượng protein của phân tử virus. Hiện nay protein N ñược dùng như là một
kháng nguyên ñể phát hiện kháng thể trong huyết thanh của heo.
Protein M có trọng lượng phân tử khoảng 18 kDa. Mặc dù chức năng của
nó ñược biết rất ít nhưng nó ñược xem như có vai trò trong sự kết hợp với thụ
thể trên tế bào ñích, vì protein M kết hợp GP5 tạo phức hợp M-GP5 ñể kết hợp
với thụ thể trên tế bào ñích (Delputte và cs, 2001) [31].
Protein GP5 có trọng lượng phân tử khoảng 25 kDA, là nguyên nhân gây
ra hiện tượng apoptosis và ñóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thụ thể
trên tế bào ñích (Nathalie và cs, 2003).
Các Protein này ñều ñược dịch từ một 39 UTR ñược ñịnh vị cố ñịnh trên
các bộ gen ARN thông tin (sgmRNAs) (dẫn liệu Grebennikova Tv va cs, 2004)
[25].


Hình 1.1. Mô hình cấu trúc của PRRSV, nguồn trích [41]
Về mặt di truyền, khi phân tích gene của các dòng virus PRRS gây bệnh
khác nhau, người ta xác ñịnh ñược 2 dòng virus riêng biệt: dòng Châu Âu
(Lelystad) và dòng Châu Mỹ (VR-2332), hai dòng virus này không những khác
biệt về ñặc tính gây bệnh mà khác nhau về mức ñộ nhất ñịnh về kiểu gene
(Allende Rvà cs) [20]. Qua phân tích gene và theo dõi sự thay ñổi trình tự
Nucleotit của các dòng PRRS, người ta ñã xác ñịnh rằng ở dòng Châu Mỹ, các
ORFs 7 và 6 có tính ổn ñịnh rất cao, chúng gần như không thay ñổi trong suốt


10
10
quá trình tiến hoá của dòng virus này. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa dòng virus
Châu Âu và Châu Mỹ ở 2 khung ñọc mở này là rất rõ, chẳng hạn sự tương ñồng
về trình tự axit amin của ORFs 7 giữa 2 dòng virus này chỉ vào khoảng 57 - 59%
và của ORFs 6 là 70 - 81%. Trong khi ñó, khung ñọc mở ORFs 5 lại biến ñổi
nhiều giữa các chủng trong cùng 1 dòng Châu Mỹ và chỉ tương ñồng với dòng
Châu Âu khoảng 51 - 59%. Sự tương ñồng về trình tự axit amin quy ñịnh do các
khung ñọc mở ORFs 2, 3 và 4 giữa các dòng Châu Mỹ và Châu Âu tương ứng
chỉ ở từ 63,58% và 68%. Phân tích trình tự cho thấy các virus ñang tiến hoá do
ñột biến ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen. Sự khác biệt về kiểu gene ñương
nhiên sẽ liên quan ñến sự khác biệt về kiểu hình và như vậy có thể dựa vào ñặc
ñiểm gene ñể chẩn ñoán dòng virus và ngược lại.
Như vậy, trên cơ sở về kiểu gene, dịch tễ học phân tử cho phép xác ñịnh
chính xác bản ñồ dịch tễ của một căn bệnh, quá trình xuất hiện, sự phát triển của
virus PRRS (Nguyễn Ngọc Hải, 2007) [04].
Nghiên cứu virus ở mức ñộ phân tử còn cho phép xác ñịnh ñược khả năng
sản xuất và sử dụng virus nhược ñộc ñể làm vaccin. Người ta ñã ghi nhận nhiều
trường hợp hội chứng PRRS trở nên trầm trọng hơn sau khi ñàn heo ñược tiêm
vaccin virus PRRS nhược ñộc vì cấu trúc gene của virus nhược ñộc thay thế

glycine bằng arginine ở vị trí 151 của ORFs 5 sẽ hoàn nguyên rất nhanh bộ gene
của chúng so với bộ gene của virus nguyên thuỷ ngay sau khi xâm nhập vào cơ
thể vật chủ, và như thế ñộc lực của chúng cũng ñược phục hồi (Thomas Blaha và
cs) [36].
1.3.3. Đặc ñiểm nuôi cấy
Môi trường tế bào trong phòng thí nghiệm
PRRSV là virus có tính hướng tế bào cao cả ở invivo và invitro. PRRSV
ưu tiên gây nhiễm vào dòng tế bào ñại thực bào ñặc biệt là ñại thực bào phế
nang (PAM) của heo. Bình thường ñại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus


11
11
xâm nhập vào cơ thể. Riêng ñối với virus PRRS, virus có thể nhân lên trong ñại
thực bào, sau ñó phá huỷ và giết chết ñại thực bào (tới 40%) [40].
Các dòng tế bào thường ñược chọn ñể nuôi cấy PRRSV là dòng tế bào
MA-104; MARC-145; tế bào PAM hoặc dòng tế bào BHK-21 và CRFK,
Trên môi trường nuôi cấy phải có sự hỗ trợ của vimentin thì virus mới cảm
nhiễm với tế bào nuôi cấy. Vimentin là một yếu tố quan trọng trong việc làm ổn
ñịnh cấu trúc của tế bào chất trong nhiều loại tế bào khác nhau. Kháng thể kháng
vimentin ngăn cản sự gây nhiễm của virus ở dòng tế bào MARC-145, khi
chuyển vimentin tái tổ hợp vào 2 dòng tế bào BHK-21 và CRFK không nhạy
cảm với virus PRRS thì 2 dòng tế bào này trở nên nhạy cảm với PRRSV (Hoàng
Thanh Hải, 2005), [05].
Virus ñạt ñỉnh cao lúc 24 - 48 giờ và có thể duy trì tới 60- 70 giờ sau nuôi
cấy (Meng và cs, 1996). Theo Kim và cs (1993) [27], trong quá trình nhân lên
của virus PRRS trên môi trường tế bào MA-104; MARC-145, hiệu giá virus có
thể ñạt tối ña 108,5 TCID
50/0
, 1 ml sau 48 - 72 giờ nuôi cấy.

Trên môi trường tế bào, hầu hết các chủng virus PRRS ñều gây bệnh tích tế
bào nhưng vẫn có một số chủng virus PRRS thì không (Võ Thị Đan Thanh,
2006), [15], (Kim H.S., Kwang J.và cs, 1993) [27].
Bệnh tích tế bào do PRRSV gây ra là: tế bào co tròn, tập trung lại, sau ñó dày
lên, nhân co lại và cuối cùng là tách ra khỏi bề mặt nuôi cấy . Benfield và cs (1992)
[23] cũng mô tả bệnh tích tế bào do virus PRRS gây ra như: các tế bào co tròn, trở
nên thoái hoá (nhân kết ñặc lại) và tách khỏi tế bào một lớp sau 2 - 4 ngày nuôi cấy.
Toàn bộ lớp tế bào bong ra sau 6 ngày. Kết quả cũng tương tự trên dòng tế bào
PAM khi gây nhiễm virus PRRS; Pol và Wagenaar, (1992); Wensvoort, (1992);
[32]. Các dòng PRRSV của Bắc Mỹ phát triển khá tốt trên MARC-145 trong khi
các dòng PRRSV của Châu Âu phát triển nhanh hơn trên PAM. Nhiều phòng thí
nghiệm ở Hàn Quốc và Bắc Mỹ chỉ sử dụng MARC-145 vì khó khăn khi phải nuôi


12
12
cấy PAM; (dẫn liệu Han-Kook Chung và cs, 2002) [26].
1.3.4. Cơ chế sinh bệnh
Virus xâm nhập vào tế bào bằng con ñường nhập nội bào (endocytosis) qua
trung gian receptor. Người ta ñã xác ñịnh HS và Sn là thụ thể (receptor) thực sự
của virus của ñại thực bào phế nang (PAM), theo Delputte và cs, 2001; Nathalie
và cs, (2003) [34].
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên trong ñại thực bào ở tiểu phế
nang và trong tế bào nội mô của hệ thống lưới võng nội. Tế bào biểu mô ñường
hô hấp trên cũng là nơi thích hợp cho sự nhân lên của virus PRRS. Quá trình
virus nhân lên và phá hủy ñại thực bào gây ra bệnh tích ở thành mạch, làm thủy
thũng tế bào nội mô của tĩnh mạch, giảm hàm lượng protein huyết tương ñến các
mô và tạo các cục huyết khối gây nhiều hậu quả bệnh lý khác nhau. Những biểu
hiện khác nhau của bệnh tuỳ thuộc vào khả năng nhân lên hay phá hủy, tiểu phế
nang, tế bào nội mô và tế bào lympho (dẫn liệu Trần Thanh Phong, 1996) [14].

Tác ñộng phá huỷ ñại thực bào phế nang, ñặc biệt trên heo con, làm giảm khả
năng ñề kháng của vật chủ chống lại vi khuẩn kế phát hoặc xâm nhập của các virus
khác. Hầu hết sự nhiễm kế phát ñược quan sát sau ổ dịch PRRS là bệnh ñường hô
hấp.
Rõ ràng là nếu những tế bào bảo vệ ñầu tiên như PAM bị phá huỷ thì nó sẽ
ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng của vật chủ chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh (
dẫn liệu Hoàng Văn Năm, 2002)[12].
Theo Trần Thanh Phong (1996) [14], do gây suy giảm miễn dịch, bệnh
PRRS mở ñường cho những vi sinh vật cơ hội như: Pasteurella multosida,
Haemophilus parasuis, Streptococcus suis, A. pleuropneumoniae, Chlamydia
psittaci, Leptospira interrogans, virus giả dại, virus cúm, Enterovirus,
Parvovirus,…
Trên nái mang thai, virus ở dạng tự do hay kết hợp với các tế bào bạch cầu,


13
13
tế bào ñơn nhân trong dòng máu ñể ñến cơ quan sinh sản. Cảm nhiễm có thể xảy
ra ở bất cứ giai ñoạn nào của quá trình mang thai nhưng biểu hiện lâm sàng phụ
thuộc phần lớn vào giai ñoạn nhiễm trùng của bào thai và ñộc lực của chủng
virus gây bệnh. Nhiễm trùng ở giai ñoạn ñầu và giai ñoạn giữa của kỳ mang thai
không có hay chỉ có tác ñộng nhẹ so với cảm nhiễm ở giai ñoạn sau. Cảm nhiễm
xảy ra trong thời kỳ phôi thường có mức ñộ biểu hiện bệnh rất thấp vì tế bào
phôi chưa biệt hoá, không thích hợp cho sự nhân lên của virus. Mặt khác, lúc
này trứng thụ tinh chưa gắn chặt chẽ với nội mạc tử cung nên sự truyền virus từ
mẹ sang phôi bị hạn chế. Trong khi ở giai ñoạn sau của kỳ có mang, nhau thai và
mạch máu nuôi thai rất phát triển, nhau thai trở thành bộ phận trao ñổi chất cần
thiết, ñồng thời là cầu nối truyền virus và kháng thể chống virus từ mẹ sang thai.
Virus có thể qua nhau ở dạng tự do hay kết hợp với các tế bào khác của heo mẹ.
Nhiễm trùng giai ñoạn này tạo ra nhiều vết bong tróc nhỏ trên tế bào biểu

mô nhau thai và bệnh tích hoại tử ñộng mạch cuống rốn, từ ñó làm cho bào thai
bị thiếu dưỡng chất, thiếu O
2
, gây sảy thai kỳ cuối, heo con sinh ra yếu ớt, dị tật
và tăng tỷ lệ thai chết khi sinh; Prieto và cs, (2000). Nhiễm bệnh dai dẳng cũng
là một ñặc trưng của Arterivirus, sự tồn tại dai dẳng gây ra nhiễm bệnh âm ỉ,
virus hiện diện ở mức ñộ thấp trong cơ thể thú và giảm dần theo thời gian. Theo
R.Allende và cs (2000) [21] vào ngày 150 sau gây nhiễm thực nghiệm không
phân lập ñược virus bằng nuôi cấy tế bào và không phát hiện ñược RNA của
virus bằng phương pháp RT-PCR.


14
14

Sơ ñồ 1.1. Sơ ñồ cơ chế sinh bệnh của virus PRRS. Nguồn trích Rosssow;
(1998)
PRRSV gây bệnh tích trên ñại thực bào

Hình 1.2. PRRSV gây bênh trên ñại thực bào, nguồn trích [41]
1.3.5. Sức ñề kháng của PRRSV
Virus PRRS không bền với nhiệt ñộ và pH, virus PRRS chỉ tồn tại ñược
trong thời gian dài hơn 4 tháng ở âm 70
0
C ñến âm 20
0
C, có khoảng 90% khả

×