Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lí do chọn đề tài Trang 2-3
PHẦN NỘI DUNG
I-Lí luận và thực trạng
1- Lí luận Trang 3-4
2-Thực trạng Trang 4-6
II-Biện pháp thực hiện
1- Công tác chỉ đạo
Trang 6-8
2- Lựa chọn nội dung tổ chức
Trang 8-9
3- Cải tạo sân chơi và môi trường cho trẻ hoạt động.
Trang 9-10
4- Tuyên truyền Trang 10
III. Kết quả thực hiện
Trang 10-11
IV. Bài học kinh nghiệm
Trang 11
V. khả năng ứng dụng
Trang 11
Tài liệu tham khảo & phụ lục hình ảnh Trang 12-18
1
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài
Năm 2008 Bộ Giáo Dục và Đào tạo ra chỉ thị số 40/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 22
tháng 07 năm 2008 của BGD &ĐT về nhiệm vụ “Xây dựng môi trường thân thiện,
học sinh tích cực”
Một trong các nội dung của Phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực” là: “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”, chính là tổ chức các
hoạt động văn nghệ; thể thao và trò chơi dân gian _ những điều đó được thể hiện rõ nét
nhất trong việc tổ chức lễ hội và trò chơi dân gian trong nhà trường.
Vì vậy, song song với việc thực hiện phong trào: “ Xây dựng trường học thân
thiện,học sinh tích cực” ,chính là chương trình Giáo dục mầm non mới, nhằm đáp ứng
nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn,việc tổ
chức lễ hội và trò chơi dân gian được coi là một trong những phương tiện giáo dục
nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non và cũng là một trong những nội dung đổi mới
giáo dục mầm non hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của phong trào thi đua và ý nghĩa của ngày hội
ngày lễ và việc đưa trò chơi dân gian vào trường học, Trường Mẫu giáo Thanh Tuyền
đã nghiêm túc thực hiện các công văn hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, của Sở GD& ĐT
và các ban ngành liên quan, tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch hoạt động cụ thể, chỉ đạo
tất cả giáo viên trong toàn trường tích cực hưởng ứng.
Đây là một hoạt động hỗ trợ việc thực hiện nội dung của phong trào, thu hút sự
tham gia ngày càng đông đảo của phụ huynh, của cộng đồng, xã hội. “Ngày hội ngày
lễ và trò chơi dân gian” là một sân chơi mới lạ, hấp dẫn, bổ ích, thiết thực đối với trẻ,
thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý nghĩa mang đậm tính truyền thống
đồng thời giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm
chân thực nhất về văn hoá truyền thống của quê hương.
2
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
Trẻ được tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn truyền thống,
được hòa mình vào các ngày hội ngày lễ gần gũi với thiên nhiên, các nội dung hoạt
động được nâng lên tạo thành một sân chơi bổ ích đã góp phần hình thành các kỹ năng
sống, từ đó tác động cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cháu lứa tuổi mầm non.
Chính vì những lý do đó, tôi đã mạnh dạn thay đổi biện pháp về “Tổ chức ngày
hội ngày lễ và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo ”mà trước nay trường thực
hiện để các hoạt động ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian thực sự là một hoạt động
thiết thực và bổ ích không thể thiếu trong trường mẫu giáo góp phần thực hiện tốt
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
PHẦN NỘI DUNG
I.LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
1. Lý Luận
Tổ chức cho trẻ chơi theo các sự kiện, ngày lễ hội nhằm kích thích nhu cầu và
động cơ hoạt động của trẻ qua đó được phát triển toàn diện hơn. Chính việc kích thích
trẻ ham muốn tổ chức đón tết Trung thu hay bất kỳ ngày hội, lễ hay một sự kiện nào ở
lớp MN, đã biến trẻ thành những cá nhân chủ động tích cực, sáng tạo có khả năng hợp
tác với bạn, biết làm theo kế hoạch…
Và để thực hiện GV cần lưu ý việc tổ chức vui chơi theo ngày hội, ngày lễ hay sự
kiện không phải biến thời gian chơi của trẻ thành việc thực hiện các nội dung công việc
chuẩn bị cho ngày lễ hội.
Trẻ có khái niệm về một số ngày hội ngày lễ gần gũi và thể hiện tình cảm thái độ
của mình với các ngày đó
Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội ngày lễ, trẻ được ôn luyện
củng cố các nội dung đã học.
Giáo viên mầm non phải là người biết khuyến khích trẻ thực hành tất cả các hoạt
động trong ngày hội ngày lễ, biết tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian một cách
hứng thú và tích cực.Vì vậy khâu tổ chức rất quan trọng vì sẽ tạo ra được cho trẻ một
3
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
môi trường hoạt động trong ngày hội ngày lễ và cho trẻ tham gia trò chơi dân gian một
cách hiệu quả nhất.
• Lễ Hội chính là sinh hoạt văn hóa có nhiều người tham gia , có hai phần : một là
phần lễ có tính cách nghiêm trang để tưởng niệm công lao của người mà ngày lễ hội đó
đề cập đến ; hai là phần hội được tổ chức vui chơi cho cộng đồng. Trong trường mầm
non các ngày lễ hội được tổ chức vào ngày “Ngày hội bé đế trường”“ngày tết và mùa
xuân”“sinh nhật” và ngày ‘ Hội bé đến trường’ luôn được chia thành hai phần: lễ
và hội
Trò chơi dân gian thiếu nhi: là hình thức vui chơi giải trí. Nó dùng những
phương tiện gợi cảm để mô tả lại đời sống tự nhiên và xã hội (mô tả việc làm, mô
phỏng cuộc sống người lớn) nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể.Trò chơi dân
gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng
người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng,
mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Để đưa trò chơi dân gian vào trường mầm non đạt hiệu quả cần lưu ý một số
điểm sau:
Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và
rèn luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi thì mới đạt
được kết quả mong đợi. Môi trường chơi của trò chơi dân gian thường ở ngoài trời, gần
gũi với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Giáo viên có thể chọn vị trí, địa điểm
chơi linh hoạt, không nhất thiết phải ở trong lớp mà còn có thể cho trẻ chơi ở hành
lang, sân trường, vườn trường, và hiện nay trò chơi dân gian thường gắn liền với các
ngày hội ngày lễ trong năm.
Tổ chức ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian:chính là tổ chức một hoạt động
giáo dục trong chương trình chăm sóc giaó dục trẻ.Nó có tác dụng quan trọng góp phần
phát triển trí tuệ,thể chất và phát triển toàn diện cho trẻ.
2.Thực Trạng
2.1 Vài nét về đặc điểm nhà trường:
4
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
a. Vị trí
Trường Mẫu giáo Thanh Tuyền nằm trên địa bàn dân cư đông đúc. Thuận lợi
về kinh tế,và tập trung dân cư .
Trường chỉ có 1 điểm chính tập trung tại khu trung tâm của xã.
Diện tích là : 3.213 m2 , diện tích sân chơi 1.116 m2
Có sân chơi là nền xi măng, đồ chơi ngoài trời, và cây xanh nhiều bóng mát.
b/ Đội ngũ:
Về đội ngũ giáo viêncó:
* Học sinh :
- Tổng số : 245/114 nữ
- Số lớp 7: 1 mầm,3 chồi, 3 lá.
2.2. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ của các cấp lãnh đạo,ban ngành địa
phương,phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ , nhiệt tình có kiến thức về chương trình GDMN .
- Cơ sở vật chất , trang thiết bị đầy đủ.
2.3 Khó khăn.
Thực tế việc tổ chức ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian trong nhà trường đã
thực hiện từ năm học 2008- 2009, nhưng chỉ chú trọng vào phần lễ và chỉ thực hiện với
các nội dung được quy định sẵn , luôn rập khuôn. Đối với trò chơi dân gian thì những
5
Tổng số Trong đó
Trung cấp CĐMN ĐHMN
17 8 08 01
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
năm trước đây chỉ thực hiện lồng ghép vào trong các hoạt động giáo dục tại nhóm lớp
chưa thật sự là một hoạt động vui chơi của trẻ.
Nội dung ngày hội ngày lễ chưa thật sự phong phú chỉ bó hẹp trong 1-2 tiết mục
văn nghệ và các trò chơi đơn giản.Chưa thật sự trở thành một hoạt động giáo dục trong
nhà trường.
Kiến thức về trò chơi dân gian của giáo viên còn hạn chế, chưa phát huy được
tính sáng tạo trong việc thiết kế và cải biên các trò chơi dân gian phù hợp cho trẻ.
- Khâu tổ chức ngày hội ngày lễ trong nhà trường còn rời rạc từ khâu chuẩn bị
đến khâu thực hiện ,chưa mang tính tập trung vì vậy hiệu quả chưa cao.
- Môi trường tổ chức ngày hội ngày lễ cũng như khu trò chơi dân gian ngoài trời
chưa được mở rộng do sân chơi hẹp và chưa phát huy được tính sáng tạo của các cá
nhân trong nhà trường và cộng đồng.
- Đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, phương tiện, không gian để phục vụ cho hoạt động
hầu như chưa đạt yêu cầu
* Về phía cháu:
- Trẻ vào trường còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động của nhà
trường, hạn chế trong giao tiếp với bạn bè và người lớn.
- Trẻ hạn chế biết về các trò chơi dân gian, chủ yếu biết về các trò chơi hiện đại
như : bắn súng, thẻ siêu nhân và xem các phim hoạt hình mang tính bạo lực như Siêu
nhân
Với thực trạng và khó khăn như thế,nhằm ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian
đạt chất lượng tốt hơn, thực sự trở thành một hoạt động bổ ích trong nhà trường , tôi đã
nghĩ ra biện pháp cải tiến từng bước trong năm học này, bước đầu đạt được một số hiệu
quả nhất định.
II.Biện Pháp Thực Hiện.
1.Công tác chỉ đạo
1.1.Tổ chức ngày hội ngày lễ
6
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
Do tình hình trước đây chưa linh hoạt trong khâu tổ chức nên dẫn đến việc “một
người làm việc của nhiều người”và cứ đến kỳ tổ chức một ngày hội ngày lễ là tập trung
nhân sự và phân công công việc , vì thế các cá nhân chưa thể hiện tinh thần trách
nhiệm cao, chưa phát huy được tính sáng tạo.
- Để khắc phục tình trạng này đã thành lập “ban tổ chức ngày hội ngày lễ trong
nhà trường”, trách nhiệm của ban là xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí ( ban
vận động từ nhà trường và các mạnh thường quân) và chịu trách nhiệm tổ chức các
ngày hội ngày lễ trong năm.
- Thành phần của ban là các nhân viên, giáo viên có năng khiếu và khả năng hoạt
động phong trào của nhà trường, trưởng ban là Chủ tịch công đoàn kiêm Phó hiệu
trưởng của nhà trường.
- Hiệu trưởng chỉ tư vấn và góp ý kế hoạch nếu chưa phù hợp.
1.2. Tổ chức trò chơi dân gian
Từ trước nay, khi phát động tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục,
thường giáo viên chỉ lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động như: hoạt động
ngoài trời, hoạt động vui chơi, sinh hoạt chiều…. dùng để giới thiệu bài hoặc chuyển ý
giữa hoạt động này với hoạt động kia, và thường sữ dụng các trò chơi tĩnh như: chi chi
chành chành, úp lá khoai….Ngoài ra được sữ dụng trong các ngày hội ngày lễ với 1-2
trò chơi đơn giản nên chỉ có 1 số trẻ được chơi chưa phát huy rộng ra toàn trường.
Để khắc phục và nâng cao chất lượng trò chơi dân gian, để trẻ biết nhiều hơn về
trò chơi dân gian và phát huy tính sáng tạo của giáo viên, từ đầu năm học đã triển khai
kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian theo từng tháng định kỳ trong năm học như sau:
- Chọn một ngày trong tháng trở thành ngày định kỳ tổ chức trò chơi dân gian
trong trường;
- Một lớp phụ trách chọn 2-3 trò chơi dân gian và chịu trách nhiệm tổ chức các trò
chơi dân gian sao cho trẻ 3-5 tuổi đều được tham gia.
- Trò chơi dân gian tháng này không được trùng lắp với tháng kia và được tổ chức
ngay tại sân trường trong giờ hoạt động ngoài trời với trẻ cả trường tham gia.
7
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
- Nội dung trò chơi dân gian cũng như kế hoạch tổ chức sẽ do Ban tổ chức ngày
hội ngày lễ duyệt.
Với các nội dung trên đã triển khai rộng rãi và bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2013.
2. Lựa chọn nội dung tổ chức
Hàng năm theo kế hoạch hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo;Phòng Giáo dục
và đào tạo thì ngày hội ngày lễ được tổ chức trong trường mầm non có: ngày khai
trường, ngày 20/11, ngày tết nguyên đán, ngày tổng kết và các ngày khác như: 8/3, sinh
nhật bé….Và tùy theo tính chất của từng ngày mà tổ chức chung toàn trường hay tổ
chức tại lớp
Nhưng khi tổ chức như thế ít thu hút sự quan tâm của phụ huynh và hứng thú cho
trẻ.
Vì vậy để hoạt động ngày hội ngày lễ phong phú thu hút trẻ, giáo viên và phụ
huynh tham gia, ngay từ đầu năm học đã thực hiện xây dựng nội dung các ngày hội
ngày lễ được tổ chức trong năm phù hợp với đặc điểm của trường theo từng thời điểm
1. Ngày hội bé đến trường
2. Trung thu
3. Phát quà noel
4. Ngày tết mừng xuân
5. Sinh nhật bé
6. Tổng kết
Ngoài ra thực hiện thêm 2 nội dung : Trò chơi dân gian (hàng tháng) .
Riêng các bé 5 tuổi có thêm hội thi :Bé tập làm nội trợ ( 2 tháng/1 lần) theo hình
thức hội thi nhưng khâu tổ chức giống như một ngày hội trong trường cho các bé và
phụ huynh tham gia( H 5), phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã tổ chức cho trẻ tham
quan Bia tưởng niệm thông qua các câu chuyện kể của Cựu chiến binh xã tại Bia
tưởng niệm xã Thanh tuyền.
8
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
Với ngày ‘sinh nhật bé’, chọn một ngày trong tháng tổ chức cho các bé có sinh
nhật cùng tháng với kinh phí do hội phụ huynh hỗ trợ ( 1 bánh kem/ 1 lớp) cho các bé
trong toàn trường.
Với sự tham mưu tích cực của “Ban ngày hội ngày lễ”, các nội dung của từng
ngày hội ngày lễ luôn phong phú và đa dạng và tập trung được nhiều thành phần tham
gia như: các ban ngành đoàn thể của địa phương, Hội phụ huynh học sinh, các mạnh
thường quân….
Ví dụ 1: ngày noel là ngày các bé thiếu nhi được nhận quà của ông già noel, vì vậy
trường đã tổ chức Ông già noel phát những món quà nhỏ đến tất cả các bé trong
trường qua đó được sự tham gia của các bậc phụ huynh gửi thêm các món quà của
gia đình để ông già noel tặng đến các bé trong ngày này.( H2.1;H2.2;)
Ví dụ 2:để ngày hội tết nguyên đán được phong phú và để các bậc phụ huynh có thể
tham gia cùng trẻ vào hoạt động của nhà trường, nên đã bổ sung nội dung “ẩm thực
dân gian”với những gian hàng ẩm thực do giáo viên và phụ huynh phụ trách phục vụ
cả trẻ và phụ huynh gây nên sự hứng thú cho tất cả đối tượng tham gia, đồng thời chia
nội dung trò chơi dân gian và văn nghệ - ẩm thực thành 2 phần tạo hứng thú cho
trẻ( trò chơi dân gian buổi sáng, văn ngệ và ẩm thực: buổi chiều)
( H3.1,H3.2,H3.3,H3.4,H3.5)
Ví dụ 3: trẻ thích thú với hình ảnh chú cuội, chị hằng và múa lân ( H.4)
3. Cải tạo sân chơi và môi trường cho trẻ hoạt động.
Để tổ chức ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian đạt hiệu quả hơn thì không thể
thiếu đến đồ dùng đồ chơi và cải thiện lại môi trường cho trẻ tham gia một cách gần
gũi và thân thiện.
- Ngoài kế hoạch tổ chức theo định kỳ , để trẻ có thể được chơi hàng ngày những
trò chơi dân dã mà gần gũi, với diện tích sân chơi nhỏ hẹp đã vận động phụ huynh hỗ
trợ kinh phí cải tạo lại khoảng sân nhỏ thành một sân chơi có nhiều công dụng như:
vừa để được các đồ chơi ngoài trời, vừa tích hợp các đồ chơi dân gian như : sân cỏ, cát,
9
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
vỏ xe, hình trụ thấp _ cao ( H1.1;H1.2)để trẻ có thể tham gia chơi hàng ngày với cát,
đi zích zắc với các vỏ xe, bước thấp cao với các trụ và vui đùa trên sân cỏ ….
Để hạn chế việc sân hẹp khi tổ chức các ngày hội ngày lễ và nhằm tạo cho trẻ
được giao lưu gắn liền với truyền thống dân gian , đã cho trẻ được ngồi tự do thoải mái
thành hình chữ u_hình tròn để trẻ không bị gò bó khi tham gia.
4. Tuyên truyền
Với bất cứ hoạt động nào thì khâu tuyên truyền luôn luôn chiếm phần quan trọng, từ
đầu năm học thông báo đến tất cả các bậc phụ huynh nội dung các ngày hội ngày lễ,hội
thi được tổ chức trong nhà trường.
Sau đó đến từng thời điểm tuyên truyền bằng hình thức dán bài tuyên truyền về
ích lợi của các nội dung thực hiện trên bảng tuyên truyền để phụ huynh xem, qua mỗi
ngày hội ngày lễ đều có hình ảnh ghi lại hoạt động để phụ huynh theo dõi.
Từ tổ chức Trò chơi dân gian hàng tháng đến hội thi Bé tập làm nội trợ định kỳ
2 tháng/lần đều mời phụ huynh tham gia nhằm giới thiệu cho các bậc phụ huynh biết
đến các hoạt động của nhà trường tạo niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Với những cải tiến trong việc tổ chức ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian
trong thời gian qua, đến thời điểm này đã có những kết quả đáng kể:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên phát huy được tính sáng tạo và trách
nhiệm của từng thành viên thông qua việc chủ động xây dựng kế hoạch cũng như góp ý
các nội dung ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian phong phú và đa dạng : các trò chơi
dân gian từng tháng không lặp lại .Hiện nay đã qua 5 lần tổ chức nhưng mỗi lần tổ
chức luôn tạo hứng thú cho trẻ.( H6.1;H6.2;H6.3;H6.4)
+ Nội dung ngày hội ngày lễ phong phú đa dạng,
- Giáo viên không chỉ sáng tạo thực hiện trò chơi dân gian khi tổ chức với quy mô
toàn trường mà còn cải biên được các trò chơi dân gian để tổ chức trên lớp (H 7.).
10
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
- Trẻ tự tin thích thú khi đến trường đến lớp, biết nhiều đến các trò chơi dân gian
không chỉ được chơi ở ngoài trời mà còn được chơi cả trong lớp và mọi lúc mọi nơi.
- Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường , tích cực tham gia vào các hoạt động của
nhà trường, sau mỗi lần tổ chức lễ hội phụ huynh mạnh dạn tự nguyện hỗ trợ kinh phí
cho nhà trường : như hỗ trợ kinh phí tổ chức khen thưởng trò chơi dân gian, bé tập làm
nội trợ, trang bị quà noel, hỗ trợ kinh phí cho trẻ em nghèo trong ngày khai giảng, hỗ
trợ kinh phí tổ chức ẩm thực cho trẻ trong ngày hội mừng xuân.
- Sân chơi hẹp nhưng trẻ vẫn tham gia chơi với các đồ chơi dân gian ngoài trời,
sáng phụ huynh đưa trẻ đến lớp sớm và chiều phụ huynh để trẻ nán lại trễ nhằm cho trẻ
được chơi với các đồ chơi dân gian.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Ngày hội ngày lễ và trò chơi dân gian là một trong những nội dung của ‘ Trường
học thân thiện-học sinh tích cực’, để nó trở thành một hoạt động phong phú đa dạng và
không thể thiếu đối với trẻ trong trường mẫu giáo, chúng ta cần phải đầu tư và sáng tạo
không ngừng để các hoạt động trở thành có ích đối với trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.
Người quản lý khi tổ chức các hoạt động này trong trường mầm non cần căn cứ
vào những đặc thù hiện có của đơn vị, căn cứ vào đặc điểm của đội ngũ và trẻ để từng
bước khắc phục ; điều chỉnh cải tiến cho phù hợp và một điều quan trọng là phải đặt
chất lượng chăm sóc –giáo dục của trẻ lên hàng đầu. để khẩu hiệu “nhà trường thực sự
là mái ấm thứ hai của trẻ”.
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Biện pháp trên vẫn có thể áp dụng ở tất cả các trường nếu như đảm bảo các điều
kiện:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên nhiệt tình trong công tác, có tinh thần
sáng tạo, hết lòng vì học sinh.
- Khả năng xã hội hóa tốt.
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện hương trình giáo dục mầm non./
11
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
PHẦN PHỤ LỤC
PHẦN 1.
Tài liệu tham khảo:
- Văn bản ngày hội ngày lễ
- Chỉ thị số 40/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của BGD &ĐT
- Phương hướng năm học 2013-2014 của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục
và đào tạo.
-Ý nghĩa trò chơi dân gian.net
12
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
PHẦN 2
HÌNH ẢNH:
Sân chơi:
H.1.1
H1.2
Noel :
13
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
H.2.1
H2.2
Lễ hội mừng xuân 2014
H3.1 H3.2 trò chơi dân gian ngày xuân
14
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
H.3.3 văn nghệ mừng xuân
Ẩm thực mừng xuân
H 3.4 H3.5
15
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
H.4 Trung thu
H .5:Hội thi : Bé tập làm nội trợ (lần 1)
16
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
Trò chơi dân gian
H6.1 H6.2
H 6.3 H 6.4
17
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
H 7.1 trò chơi dân gian tại lớp
H7.2 trò chơi
dân gian : cà kheo đi zích zắc tại lớp
Thanh tuyền,ngày tháng năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
18
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM XÉT
TRƯỜNG MẪU GIÁO THANH TUYÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày ……tháng ……2014.
19
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động lễ hội và trò chơi dân gian trong trường mẫu giáo đạt hiệu quả
NHẬN XÉT
CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày ……tháng ……2014.
20