Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích hoạt động quan hệ công chúng (PR) của tập đoàn Unilever tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.9 KB, 13 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng hóa dịch vụ ngày càng
đa dạng phong phú; người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt đánh giá
sản phẩm. Chính vì thế mỗi một doanh nghiệp luôn luôn cố gắng nỗ lực tạo ra một
phong cách, một hình ảnh, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm khẳng
định vị thế của sản phẩm trên thị trường đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu
sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler).
Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp bằng
nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR(Public relation), giá cả hoặc bằng
chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách
hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá
thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn
thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những
hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp.
Ngày nay, tại thị trường Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp ý thức
được tầm quan trọng của PR, và sử dụng hữu hiệu nó đế quảng bá hình ảnh của
mình. Tuy nhiên, do mới bước vào nền kinh tế thị trường và đặc biệt là đứng trước
những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều bỡ ngỡ. Và hình mẫu tiêu biểu để các doanh nghiệp Việt Nam học
tập có lẽ chính là tập đoàn Unilever tại Việt Nam. Unilever VN đã có hàng loạt
những hoạt động PR rất thành công.
Đi sâu vào phân tích hoạt động PR của Unilever sẽ giúp ta có được cái nhìn tổng quan nhất về
những thành công và hạn chế của tập đoàn này trong việc quan hệ với công chúng, qua đó rút ra bài học
1
bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó em xin chọn đề tài “ Phân tích hoạt động quan hệ công
chúng( PR) của tập đoàn Unilever tại Việt Nam”. Do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài viết chắc chắn còn
có những thiếu sót, em kính mong thầy giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân trọng cảm ơn thầy!
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Tổng quan về PR


1.1. Định nghĩa PR
Cho đến nay có rất nhiều các định nghĩa về PR. Rex Harlow, một trong những
học giả hàng đầu về PR cho hay có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR. Sau
đây là những khái niệm phổ biến nhất:
 Định nghĩa của Institute Public Relation(IPR – Viện quan hệ công
chúng Anh như sau: “ PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo
dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn
nhau giữa một tổ chức và công chúng”
 Định nghĩa của Frank Jefkins nói rằng PR bao gồm tất cả các hình
thức giao tiếp được lên kế hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ
chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được
những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau.
 Theo định nghĩa của Cutlip, Center and Broom(1985): PR là quá
trình quản lý về truyền thông để nhận biết, thiết lập và duy trì các
mối quan hệ hữu ích qua lại giữa một bên là tổ chức và một bên là
công chúng riêng lẻ.
2
1.2. Vai trò của PR trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
PR có một vai trò to lớn trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của
công ty hay doanh nghiệp. PR là một công cụ rất linh hoạt. PR tạo ra những môi
trường thuận lợi giúp cho hoạt động tiếp thị thành công dễ dàng hơn Vai trò chính
của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khác hàng và các nhóm
công chúng của họ. Khi truyền tải đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi
vào tiềm thức của khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối
diện với một thương hiệu.
2. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Unilever Việt Nam
Unilever
Việt Nam là chi
nhánh của tập
đoàn Unilever

Mỹ - một tập
đoàn hàng đầu
thế giới trong
lĩnh vực sản xuất
hàng tiêu dùng.
Những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng biết đến như
SUNSIL, CLEAR, DOVE dành cho chăm sóc tóc, POND’S, HAZERLINE,
VASELINE dành cho chăm sóc da hay P/S, CLOSE-UP dành cho chăm sóc răng
miệng, các sản phẩm tẩy rửa như OMO, SUNLIGHT, COMFORT, VIM và các
sản phẩm ngành thực phẩm như KNORR, LIPTON…
Tập đoàn Unilever Mỹ ra đời từ năm 1930, tuy nhiên mãi đến năm 1995 nó
3
mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Một trong những thành công đáng nể nhất
của Unilever khi hoạt động tại Việt Nam là chỉ trong vòng một thời gian ngắn kể từ
khi công ty đi vào hoạt động thì các sản phẩm của Unilever đã thực sự ăn sâu vào
trong suy nghĩ và được cân nhắc đầu tiên khi người Việt Nam mua hàng hóa tiêu
dùng cho chăm sóc cá nhân và gia đình. Sản phẩm của công ty thực sự đến tay
người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, từ những nơi xa xôi hẻo lánh nhất người ta
cũng biết.
Ngày 27/4/2005, tại Hà nội Công ty Unilever Việt Nam đã đón nhận Huân
chương Lao động hạng nhì và kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam. Unilever
Việt Nam đã được Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ công nhận là một điển
hình về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì những thành tích xuất sắc trong sản xuất
kinh doanh cũng như hỗ trợ cộng đồng.
Đến nay, Unilever Việt Nam đã có 2 doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
là Liên doanh Lever Việt Nam và Công ty 100% vốn nước ngoài Unilever
Bestfoods & Elida P/S. Trong 10 năm hoạt động, Unilever Việt Nam đã gặt hái
được rất nhiều các thành công, có sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
3.Thực trạng hoạt động quan hệ công chúng (PR) của Unilever tại Việt Nam
3.1. Hoạt động PR chủ động của Unilever tại Việt Nam

Trong hơn 10 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam,
tập đoàn Unilever đã có rất nhiều các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa và thông qua
đó thực hiện tốt những chiến lược PR của mình. Sau đây là một số hoạt động PR
chủ động của Unilever tại Việt Nam:
- Ngày 22/9/2005, nhãn hàng OMO thuộc công ty Unilever Việt Nam phối
hợp với Hội Đồng Đội, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam công bố triển khai
chương trình “OMO - Áo trắng ngời sáng tương lai” năm 2005. “Áo trắng ngời
sáng tương lai” là một hoạt động diễn ra thường xuyên của nhãn hàng OMO kể từ
4
năm 2001. Và trong suốt bốn năm qua chương trình đã gặt hái được nhiều thành
công, tạo được lòng tin ở cộng đồng. Chương trình được thực hiện với hoạt động
chủ yếu là thu nhận áo trắng, chọn lọc, giặt sạch và trao tặng cho những học sinh
hiếu học có hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền của Tổ Quốc. Trong những năm
qua chương trình đã trao tặng hơn 500.000 chiếc áo trắng đồng phục, mang lại
niềm vui cho hơn 500.000 học sinh nghèo hiếu học. Ngoài những hoạt động trên, “
Áo trắng ngời sáng tương lai” năm 2005 được tiếp tục và phát triển lên một tầm
cao mới. "Thông qua chương trình năm nay, chúng tôi muốn được chung tay,
chung sức cùng với xã hội phát triển thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người
nhân ái, biết chia sẽ và có trách nhiệm với cộng đồng. Dẫu biết rằng đó là một quá
trình lâu dài, cần có sự góp sức của cả xã hội, nhưng chúng tôi tin tuởng rằng
những nỗ lực dù nhỏ bé này sẽ đơm hoa kết trái". Cũng chính vì thế mà Unilever
đã áp dụng cách thức "hằn sâu nhận thức" cho sản phẩm OMO. Mỗi gói OMO
được bán ra sẽ có 99 VND được gửi vào "Quỹ áo trắng tặng bạn" và những người
có áo trắng cũ có thể gửi cho OMO để họ làm trắng lại và tặng các bạn học sinh
nghèo. Đây thực sự là một chương trình quan hệ công chúng lớn và sâu sắc để định
vị một thương hiệu dẫn đầu.
- Unilever là một trong những đơn vị tiên phong hưởng ứng chương trình
“Vì ánh mắt trẻ thơ” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phát động. Đây thực chất là
một chương trình chăm sóc mắt cho trẻ em. Unilever Việt Nam đã hỗ trợ Chương
trình “Vì ánh mắt trẻ thơ” với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Dự kiến ban đầu của Dự

án là phẫu thuật cho 700 ca, nhưng với nỗ lực hết mình của Quỹ Bảo trợ trẻ em
Việt Nam và sự hỗ trợ, hợp tác của Công ty Unilever Việt Nam, Dự án đã phẫu
thuật được 850 ca. Việc hỗ trợ dự án “Vì ánh mắt trẻ thơ” cũng chính là một trong
những hoạt động PR thành công nhất của Unilever Việt Nam.
- Ngày 26/4/2006, tại Hà Nội, Công ty Unilever tổ chức “Ngày hội nghề
5
nghiệp năm 2006”. Hơn 500 sinh viên năm cuối có kết quả học tập xuất sắc của
các Trường đại học tại Hà Nội cùng các giảng viên, các đại diện của các trường đại
học đã tới tham dự. Ngày hội nghề nghiệp là cơ hội để các bạn sinh viên tiếp cận
với thông tin về tôn chỉ, định hướng hoạt động của Tập đoàn Unilever tại Việt
Nam và nhất là thông tin về chương trình tuyển dụng Quản trị viên tập sự như tiêu
chí tuyển chọn, khả năng phát triển nghề nghiệp khi tham gia chương trình. Thông
qua cách tuyển dụng độc đáo này, Unilever Việt Nam đã giới thiệu suất sắc hình
ảnh cũng như thương hiệu của công ty mình đối với tầng lớp thanh niên, sinh viên.
- Cũng trong năm 2006, công ty Unilever Việt Nam – nhãn hàng Dove thực
hiện Album ảnh kỷ lục “Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam” đang được trưng bày
tại Nhà Văn hoá Thanh niên Tp.HCM.
- Trong hai ngày 30/9 và 1/10/2006, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã diễn ra một sự kiện
đặc biệt dành cho trẻ em – Ngày hội “OMO Tương Lai 10/10” – Sân chơi rèn luyện 10 kỹ năng toàn
diện cho trẻ. Đây là một trong những hoạt động của Chương trình “Sân chơi vì sự phát triển toàn diện
của trẻ em Việt Nam” do Quỹ Unilever Việt Nam & Nhãn hàng OMO khởi xướng thực hiện kể từ tháng
6/2006.
- Chiều 8/6/2006, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa
Tập đoàn Unilever tại Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục – Đào tạo. Theo thoả thuận, Quỹ Unilever Việt Nam sẽ tài trợ 72 tỷ đồng
cho công tác xã hội tại Việt Nam trong 5 năm 2006 - 2010. Cụ thể, trong giai đoạn
này, Quỹ Unilever Việt Nam sẽ tài trợ để Việt Nam xây dựng và thực hiện các dự
án về "Nâng cao sức khoẻ cộng đồng" thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường. Đó là Dự án về tăng cường vệ sinh bệnh viện; Dự án
tăng cường giáo dục thể chất và các hoạt động vui chơi ngoại khóa cho trẻ em; Dự

án nâng cao năng lực phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức
khoẻ. Riêng trong năm 2006, tổng ngân sách tài trợ của Unilever Việt Nam cho 4
6
dự án hợp tác trên là 35 tỷ đồng.
- Ngày 21/3/2007, Unilever Việt Nam Khởi động chương trình Phụ nữ thế
kỷ XXI lần 2-2007. Sau thành công của chương trình Phụ nữ thế kỷ 21 lần 1-2006,
Công ty Unilever Việt Nam, Công ty BHD, VTV3 - Đài truyền hình VN và nhãn
hàng Sunsilk tiếp tục tổ chức sân chơi này, tiếp tục hành trình tìm kiếm và tôn vinh
những người phụ nữ thế kỷ 21.
- Công ty Unilever Việt Nam – nhãn hàng P/S tổ chức chương trình “P/S
bảo vệ nụ cười Việt Nam”. "P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam" là chương trình giáo
dục chăm sóc sức khỏe răng miệng được thiết kế và đầu tư bởi P/S (nhãn hiệu kem
đánh răng thuộc Unilever Việt Nam) với sự hợp tác của Viện Răng Hàm Mặt (Bộ
Y tế), Vụ tiểu học và Vụ Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Liên đoàn Nha
khoa Quốc tế….
Như vậy Unilever Việt Nam đã có rất nhiều các hoạt động chủ động quan hệ
với công chúng, và cũng gặt hái được rất nhiều những thành công. Vậy khi có
những luồng thông tin xấu về mình thì Unilever xử lý thế nào?
3.2. Hoạt động PR khi có những luồng thông tin xấu, dư luận xấu của tập đoàn
Unilever Việt Nam
- Những sự kiện xấu:
Ngày 24/10/2005: Thanh tra Bộ Y tế có văn bản đề nghị thu hồi sản phẩm
''Knorr đảm đang'' của công ty Unilever Best Food & Elida P/S VN do sản phẩm vi
phạm nhãn mác hàng hóa. Theo Thanh tra Bộ Y tế, trên nhãn hiệu của ''Knorr đảm
đang'' có ghi sản phẩm này có thể thay thế được bột ngọt và mì chính. Tuy nhiên, qua
làm xét nghiệm nhanh cho thấy ''Knorr đảm đang'' có 50% là muối và 30% là mì chính
và sản phẩm này chỉ là một loại gia vị . Do đó, việc nói rằng ''Knorr đảm đang'' có thể
thay thế mì chính là đánh lừa người tiêu dùng (một số người dân không dùng được mì
chính sẽ dùng sản phẩm này thay thế). Thanh tra Bộ Y tế đã yêu cầu Cục quản lý thị
7

trường, Bộ Thương mại đình chỉ lưu hành ngay sản phẩm cho đến khi công ty sản xuất
ghi lại nhãn hàng hoá đúng công dụng.
- Những hoạt động giải quyết của công ty Unilever về nhãn hàng Knorr
Ngay lập tức, ngày ngày 25/10, Công ty Unilever Best Foods & Elida P/S đã
có văn bản gửi các cơ quan báo chí thông tin về sản phẩm Knorr đảm đang. Văn bản
nêu rõ: Công ty đã nhận được công văn của cả Bộ Y tế và Thương mại. Người đại diện
của Unilever Việt Nam đã khẳng định: ''Knorr đảm đang'' đã được công ty công bố tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm theo đúng quy định hiện hành. Mẫu mã và
những thông tin về sản phẩm in trên bao bì đang lưu hành trên thị trường đều đúng với
mẫu đăng ký đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận
Tuy nhiên, để chính xác hơn và người tiêu dùng dễ hiểu hơn thì công ty
Unilever Best Food& Elida P/S VN đồng ý thay đổi 2 chi tiêt trên bao bì sản phẩm. Cụ
thể, thay đổi tiêu ngữ ''Tự nhiên hơn bột ngọt'' thành ''Tự nhiên hơn'' và tiêu ngữ ''Dùng
Đảm đang thay thế bột ngọt/mỳ chính'' bằng ''Khi dùng Đảm đang, bạn có thể không
dùng bột ngọt/mỳ chính'' hoặc ''Có thể giảm lượng dùng bột ngọt/mỳ chính để món ăn
luôn đủ vị hài hòa tự nhiên hơn''.
Cũng tại cuộc họp, đại diện Công ty Unilever khẳng định: 'Sản phẩm ''Knorr
đảm đang'' sẽ được thay đổi các chi tiết như đã cam kết. Tất cả sản phẩm có bao bì cũ sẽ
không còn trên thị trường. Trong thời gian tới, sản phẩm ''Knorr đảm đang'' vẫn sẽ có
mặt trên thị trường.
Sau khi giải quyết được khủng hoảng, Unilever không im lặng mà thay vào đó
vào ngày 17.4.2006, nhãn hàng Knorr thuộc Công ty Unilever Best Foods & Elida P/S
Việt Nam giới thiệu ra thị trường sản phẩm Hạt Nêm Từ Thịt Knorr mới với công thức
cải tiến “Tăng đáng kể lượng thịt”. Sản phẩm đóng gói trong 5 loại bao bì có trọng
lượng khác nhau: từ gói nhỏ vừa túi tiền 100g, 280g, 500g cho đến gói lớn tiết kiệm như
8
1kg, 1.5kg có giá bán lẻ từ 4.000 đến 51.000 đồng. Điểm độc đáo nhất là lần đầu tiên có
một sản phẩm trên thị trường gia vị in ngay trên bao bì các “Tuyệt chiêu của chị em
mình” do cô Nguyễn Doãn Cẩm Vân tư vấn, trong các lĩnh vực như nấu nướng, công
việc nội trợ, chăm sóc gia đình.

3.3. Những thành công và hạn chế trong hoạt động quan hệ với công chúng của tập đoàn Unilever tại
Việt Nam
3.3.1. Những thành công trong hoạt động quan hệ với công chúng của tập đoàn Unilever tại Việt Nam
Trong những năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, Unilever đã gặt hái
được rất nhiều những thành công trong quan hệ với công chúng. Từ 1 tập đoàn của nước
ngoài, Unilever bằng những hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ giáo dục,
nâng cao sức khỏe người dân… đã xây dựng được thương hiệu đẹp và rất gần gũi trong
lòng người tiêu dùng Việt Nam. Chính những hoạt động PR mang tính xã hội cao này
đã giúp Unilever VN chiếm được thị phần lớn hơn hẳn tại Việt Nam so với đối thủ cạnh
tranh trực tiếp trên thế giới – tập đoàn P&G. Trong 10 năm hoạt động, Unilever Việt
Nam luôn có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ
đồng, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động trực tiếp và hơn 6.000 lao động gián tiếp
Chúng ta có thể liên hệ ngay chính bản thân chúng ta. Khi chúng ta có nhu cầu mua sắm
những hàng hóa tiêu dùng cá nhân, chúng ta đều nghĩ ngay đến những sản phẩm của tập
đoàn Unilever như: OMO, Sunsilk, Dove, Vim,… Điều đó chứng tỏ những sản phẩm đó
rất gần gũi với chúng ta. Đó chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự thành công của
Unilever Việt Nam trong quan hệ với công chúng.
3.3.2. Những hạn chế trong quan hệ với công chúng của Unilever Việt Nam.
Bên cạnh những thành công trong hoạt động quan hệ với công chúng thì các
hoạt động của Unilever vẫn còn có những hạn chế:
+ Unilever Việt Nam chưa có website tiếng việt dành cho người tiêu dùng
+ Đôi khi, công ty Unilever Việt Nam tỏ ra hơi chủ quan và quá tự tin vào thương hiệu
9
của mình và ví dụ điển hình là vụ khủng hoảng của nhãn hàng Knor. Khủng hoảng
Knorr xảy ra phần lớn là do Unilever đã chủ quan, không dự đoán đúng quy mô và đánh
giá đủ tầm ảnh hưởng của vấn đề. Sự việc có thể sẽ không phức tạp như vậy nếu công ty
tập trung quyết liệt xử lý ngay từ đầu Sự bị động của Unilever đã trả giá bằng việc công
ty phải “nếm mùi” tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm Knorr
+ Mặt khác Unilever Việt Nam đôi khi có những hoạt động PR không phù hợp với
người tiêu dùng Việt Nam. Tiêu biểu là vụ nhãn hàng Sunsilk lại tạo cho mình một

trang riêng trên một số báo lớn để đăng tải những cảm nhận của người tiêu dùng về sản
phẩm của họ. Các chỗ trống của trang báo là những câu slogan của hãng, những hình
ảnh quảng cáo, chưa kể đển những câu chuyện của người kể có liên quan đến mái tóc
với danh nghĩa người tiêu dùng lại mang đậm chất Hàn Quốc. Điều đó là quá phô
trương và không thích hợp.
4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Chúng ta có thể thấy tập đoàn Unilever là một tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên
khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam và trong những năm hoạt động vừa qua Unilever
đã có một vị thế và một uy tín vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Có được
sự thành công ấy là kết tinh của các chiến lược kinh doanh đúng đắn, sự quản lý kiểm
tra việc thực hiện các chiến lược kịp thời và sự nỗ lực hết mình không biết mệt mỏi của
công ty. Và thông qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta học hỏi được những gì?
Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 3 công ty lớn chuyên sản xuất các sản phẩm
chăm sóc cá nhân và gia đình cùng hàng trăm công ty lớn nhỏ hoạt động sản xuất sản
phẩm này tại các thành phố, thị xã trên toàn quốc. Tuy nhiên hoạt động của các công ty
này thì hoàn toàn manh mún, thiếu một chiến lược dài hơi và đặc biệt thiếu các hoạt
động PR đi đúng tâm lý người tiêu dùng. Ta có thể thấy các hoạt động PR của Unilever
đều hướng tới mục đích cộng đồng. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động tại VN vào năm
1995, cùng với việc chú trọng phát triển sản xuất, kinh doanh, Unilever VN luôn ý thức
10
rằng: Trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng gắn liền với sự phát triển
lâu dài, góp phần cải thiện đời sống của người dân, phát huy tinh thần tương thân tương
ái của dân tộc VN. Thể hiện phương châm hướng tới cộng đồng, mới đây, Tập đoàn
Unilever tại VN đã chính thức công bố ra mắt Quỹ Unilever VN. Đây sẽ là chương trình
kết nối mọi hoạt động xã hội và cộng đồng của các DN có vốn đầu tư của Unilever VN
với phương châm "Chung sức vì tương lai". Bằng việc ra đời của Quỹ Unilever VN,
một lần nữa Unilever VN lại bổ sung vào chuỗi hoạt động hỗ trợ của mình một bằng
chứng sinh động về một "trái tim" luôn hướng tới cộng đồng. Thực chất đó chính là sự
tiến bộ trong hoạt động PR. Họ đang chăm sóc khách hàng - những người mà ngày ngày
đang tiêu thụ hàng hóa của họ. Đó là những hoạt động PR với những mục đích rất khôn

ngoan.
Chúng ta cũng biết khó khăn của các công ty doanh nghiệp Việt Nam đó là về
mặt tài chính. Họ cũng đã từng đưa ra lý do: Tôi cũng muốn làm như công ty Unilever
song nếu làm như thế thì công ty sẽ lỗ mất và tình hình tài chính của công ty sẽ không
chịu được. Tuy nhiên, cái khó sẽ “ ló” cái khôn, nếu các doanh nghiệp, các công ty
trong nước có những đối sách tốt, chiến lược kinh doanh rõ ràng cộng thêm các hoạt
động PR hiệu quả phù hợp với nguồn tài chính.
Tóm lại, trước mắt các công ty, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi
Unilever các bài học sau:
- Luôn luôn phải ghi nhớ đi theo quan điểm của khách hàng, mọi hoạt động phải nhằm
thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ.
- Luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm bằng cách hạ chi phí,
giá thành, nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường trong nước.
- Các hoạt động PR của công ty doanh nghiệp trước hết phải hướng tới mục đích cộng
đồng, phải biết phân khúc thị trường và xác định lựa chọn đúng khách hàng mục
tiêu.
11
- Thực hiện chăm sóc khách hàng chu đáo cả trước, trong và sau khi bán hàng.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Thông qua những phân tích trên, ta có thể thấy hoạt động quan hệ với công
chúng ( PR ) đã trở nên vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển thương hiệu
cho các doanh nghiệp. Tập đoàn Unilever tại Việt Nam là một tấm gương sáng cho các
doanh nghiệp trong nước học tập về các hoạt động PR. Những hành động thực tế và
những chiêu thức PR khôn khéo của Unilever trong những năm qua thực sự đã khiến
người tiêu dùng Việt tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm. Qua bài viết chúng ta có thể rút
ra những bài học và bí quyết PR của công ty Unilever Việt Nam, từ đó vận dụng cho
chính bản thân mình và là những bài học quý báu cho các công ty, doanh nghiệp Việt
Nam
12
NỘI DUNG TRANG


PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Tổng quan về PR 2
1.1. Định nghĩa PR 2
1.2. Vai trò của PR trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu 3
2. Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Unilever Việt Nam 3
3.1. Hoạt động PR chủ động của Unilever tại Việt Nam 4
3.3. Những thành công và hạn chế trong hoạt động quan hệ với công chúng của tập đoàn Unilever
tại Việt Nam 9
4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 10
PHẦN III. KẾT LUẬN 12
13

×