Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Câu 3 mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn(ROI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.71 KB, 1 trang )

Câu 3: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn theo
quan điểm CNDV mac xít. Nêu ý nghĩa của vấn đề trên đối nhận thức và
hoạt động thực tiễn như thế nào?
Lí luận và hoạt động thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động
thực tiễn. Tổng kết thực tiễn để phát triển lí luận. Thực tiễn là cơ sở, động
lực của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý. Ngược lại, nhận thức không
đúng và giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn thì dễ bị
thất bại. Sự thất bại đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước
hết chúng ta cần hiểu khái niệm về nhận thức và thực tiễn.
Do đứng trên những lập trường thế giới quan khác nhau nên các
trường phái TH có quan niệm về nhận thức khác nhau. Theo quan điểm D
tâm thì định nghĩa nhận thức(QĐchủ quan): Nhận thức của con người đó là
một quá trình mà con người nhận thức cảm giác của chính mình. Quan điểm
này không phản ánh bản chất SVHT. Còn theo QĐ d Tâm(QĐ khách quan)
thì cho rằng: Bản chất SVHT đó là ý thức nhận thức do chúa trời thông qua
cầu nối. Tóm lại, Q. niệm về nhận thức của các nhà duy tâm mang tính chất
chủ quan, thần bí.
Đối lập với QĐ D. Tâm, CNDV(QĐ DV BC(TH Mac) khẳng
định một cách khoa học rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực
khách quan bỡi bộ óc con người về hiện thực khách quan. VC luôn là cái có
trước, ý thức cái có sau. Vật chất quyết định ý thức.(Ví dụ).
Nói về thực tiễn, một số nhà triết học duy tâm họ hiểu thực tiễn
như là hoạt động tinh thần, hoạt động thực tiễn không phải là hoạt động vật
chất. Kế thừa những yếu tố hợp lí và khắc phục những thiếu sót trong quan
điểm của các nhà TH trước đây. C.Mác và Ăngghen đã đem lại một quan
niệm đúng đắn khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức
cũng như đối với sựu tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thực tiễn là
những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử-xh của con người
nhằm cải tạo TN và XH. Các hoạt động cơ bản của thực tiễn là: Hoat động


SX VC; HĐ CT XH; HĐ khoa học thực nghiệm.
Thực tiễn và lí luận có mối quan hệ biện chứng qua lại lẫn nhau.
Bỡi vì: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận đồng
thời là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức, lý luận. Thực tiễn là nguồn gốc cơ
sở sinh ra lý luận, nếu không có thực tiễn thì không có lý luận, thực tiễn cao
hơn lý luận không những ở tính phổ biến mà còn ở tính hiện thực trực tiếp.
Bằng HĐ TT con người tác động vào hiện thực khách quan buộc nó bộc lộ
thuộc tính. Những mối liên hệ, những thuộc quy luật để trên cơ sở đó con
người nhận thức được bản chất sự vật HT. Thực tiễn là nơi cung cáp số liệu,
tư liệu, vật liệu. Ví dụ: chất lượng giáo dục học sinh. Thông qua thực tiễn 1
năm giáo dục học sinh, ta thấy tỷ lệ học khá, giỏi rất thấp. Tỷ lệ học sinh
Yếu, kém rất cao. Như vậy đây là nơi cung cung cấp số liệu để tác động, là
cơ sở động lực nhận thức. Từ đó có biện pháp, giải pháp đúng đắng để phụ
đạo HS yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đổi mới phương pháp dạy học cho phù
hợp tình hình thực tế.
Thực tiễn còn là động lực của quá trình nhận thức. Trong qua
trình hoạt động, thực tiễn tạo ra động lực giúp con người chế tạo ra công cụ,
phương tiện phục vụ lao động cho con người. Thực tiễn là động lực mạnh
cho các ngành khoa học phải nghiên cứu, khi đã có nhu cầu thì bắt buộc phải
nghiên cứu. Ví dụ: Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Trước đây trồng
lúa mỗi năm 1 vụ vì chỉ canh tác mùa vụ theo nước trời. Như vậy thiếu
lương thực, để tồn tại thì con người phải nghiên cứu mỗi năm canh tác lúa
hai, ba vụ. Được như vậy thì con phải nghiên cứu về giống lúa ngắn ngày,
nguồn nước tưới, tiêu thường xuyên,vv … để đáp ứng nhu cầu và để tồn tại.
Như vậy ta có thể rằng mỗi khi thực tiễn đã yêu cầu, thôi thúc thì
nhận thức phải nhanh chóng thực hiện để tồn tại.
Thực tiễn là nhận thức mục đích, nhận thức phải quay về thực
tiễn. Kết quả của nhận thức phải hướng dẫn thực tiễn. LL khoa học chỉ có ý
nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng TT, cải tạo HĐ TT.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, vì chỉ trong TT mới chứng

minh được nhận thức của con người đúng đắng hay sai lệch, phù hợp hay
không phù hợp có đạt đến chân lí hay không. Tuy nhiên nhận
thức của con người phụ thuộc vào giai cấp thống trị. Nhận
thức chịu sự tác động của tình cảm. Khi nhận xét về một
người, nếu có tình yêu thương về người đó thì nhận thức
người đó là tốt, ngược lại khi tình cảm về người là không tốt
thì nhận thức về người đó là không tốt. Nên quá trình nhận
thức có khi đúng, có khi sai. Nhận thức tập hợp các giác
quan(mắt, tai, tay…)Kết luận đó chưa chính xác hoàn toàn.
Nhận thức nếu đông người ủng hộ, đồng tình chưa hẳn là
đúng. Tri thức nào đem tính hữu dụng, có ích thì nhận thức
đó là đúng. Nhận thức có thể đúng cho người này và có thể
không đúng cho người kia. Ví dụ: XHTBCN mâu thuẫn với
XH gc TS. Hệ tư tưởng không đúng cho g/c TS và đúng cho
g/c VS. Vì vậy thực tiễn là thước đo đúng nhất cho H động
của con người trong quá trình nhận thức.
Vì vậy phải tôn trọng thực tiễn, theo sát quá trình
diễn biến TT. Lắng nghe tiếng nói từ TT. Khi kiểm nghiệm
nhận thức qua TT phải xác định đó là 1 quá trình liên tục. TT
với tư cách là tiêu chuẩn chân lí nên phải xem xét trong một
khối chỉnh thể. Tức là xem xét trong cả QT diễn biến thực
tiễn. Không nên cắt xén thực tiễn, lấy mảnh TT này hay
mảnh TT khác để đánh giá chan lí. Phải biết tổ chức TT để
kiểm nghiệm nhận thức.
Vai trò tác động trở lại của lý luận đối với thực
tiễn rất quan trọng. Bời vì:
Lí luận do PA bản chất ben trong SVHT nên nó
đem lại sự hiểu biết về SVHT đó. Vì vậy trong mối qh với
TT, lí luận đóng vai trò soi đường chỉ đạo, dẫn dắt HDTT.
LLKH luôn là kim chỉ nam cho HĐ cách mạng. Lý luận có

thể thúc đẩy tiến trình phát triển của thực tiễn nếu đó là lý
luận khoa học và ngược lại có thể kìm hãm sự phát triển của
thực tiễn nếu đó là lý luận phản khoa học, phản động, lạc
hậu.
Lý luận khoa học thâm nhập vào hoạt động của
quần chúng tạo nên sức mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động
thực tiễn, giúp cho hoạt động của con người trở nên tự giác,
chủ động. Lí luận góp phần trong việc giáo dục, thiết phục,
động viên tập hợp quần chúng để tạo thành một phong trào
thực tiễn rộng lớn. Ví dụ: Tỉnh Phú Yên chúng ta có khoảng
112 xã thì có khoảng hơn 10 xã được áp dụng XD nông thôn
mới(thí điểm). Vậy lí luận có vai trò giáo dục, thiết phục XD
vững mạnh nông thôn mới.
Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và phát
triển của sự vật hiện tượng trong tương lai, từ đó chỉ ra
phương hướng mới cho sự phát triển. Con người ngày càng
đi sâu khám phá giới tự nhiên vô cùng vô tận bằng những
phương tiện khoa học hiện đại thì càng cần có những dự báo
đúng đắn. Nếu dự báo không đúng sẽ dẫn đến những sai lầm,
hậu quả xấu không thể lường được trong thực tiễn. Vì thế,
chức năng dự báo tương lai là chức năng quan trọng của lý
luận. Lý luận cách mạng có vai trò to lớn đối với thực tiễn
cách mạng. Lênin cho rằng: "Không có lý luận cách mạng thì
không thể có phong trào cách mạng". Mác thì nhấn mạnh:
"Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì nó biến thành lực
lượng vật chất".
LL càng đúng đắng, khoa học bao nhiêu thì mang
lại hiệu bấy nhiêu. LL nó phụ thuộc vào mức độ thâm nhập
vào quần chúng nhân dân. Ví dụ khi tuyên truyền vận dụng
các văn bản về đường lối, chủ trương của đảng, pháp luật của

Nhà nước để chỉ đạo và vận động cho nhân dân thực hiện.
Nếu như văn bản mang tính thực tiễn thì kết quả cuộc vận
động đó mang lại hiệu càng cao.
Lí luận phụ thuộc vào vận dụng đúng đắn, sáng
tạo. Lí luận như thế nào đều phụ thuộc bỡi chủ thể lãnh đạo,
chủ thể hoạt động TT. Ví dụ: tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên có thuận lợi hay khó khăn, tùy thuộc vào đối tượng
nhận thức mà đưa ra lí luận cho phù hợp.
Lý luận cần phải được bổ sung bằng những kết
luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động. Vì vậy phải
khẳng định rằng “sự thống nhất lý luận với thực tiễn là
nguyên tắc căn bản của triết học Mác – Lênin”.
Việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ta tránh
được bệnh kinh nghiệm cũng như bệnh giáo điều và rút ra
được những quan điểm đúng đắn trong nhận thức và cuộc
sống. Trước hết, cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn.
Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực
tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, sâu sát thực tiễn, tổ chức hoạt
động thực tiễn để triển khai lý luận, phải coi trọng công tác
tổng kết thực tiễn để bổ sung phát triển lý luận.
Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn,
học đi đôi với hành, tránh tình trạng quan liêu, xa rời thực
tiễn. Đồng thời cần phải phát huy vai trò của lý luận đối với
thực tiễn. Phát huy vai trò của lý luận yêu cầu phải nâng cao
trình độ tư duy lý luận, đổi mới phương pháp tư duy cho toàn
Đảng, toàn dân nghĩa là chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang
tư duy lý luận, từ tư duy siêu hình, duy tâm sang tư duy biện
chứng duy vật; đổi mới công tác lý luận, hướng công tác lý
luận vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ những căn

cứ khách quan của đường lối chính sách của Đảng. Nếu coi
thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn thì sẽ dẫn
đến sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
Bệnh kinh nghiệm là căn bệnh tuyệt đối hóa kinh
nghiệm, nhận thức và hành động chỉ dựa vào kinh nghiệm,
đề cao vai trò thực tiễn, hạ thấp lý luận, không chịu học hỏi
để vươn lên, không coi trọng việc tổng kết thực tiễn để khái
quát thành lý luận. Thể hiện ở chỗ tuyệt đối hoá kinh
nghiệm, coi thường lý luận, ít đào sâu suy nghĩ.
Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường
điệu vai trò lí luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời LL với TT,
thiếu quan điểm LS-cụ thể.
Nguyên nhân mắc phải hai căn bệnh này là do bản
thân những người này có trình độ thấp không đáp ứng nhu
cầu của hoạt động lãnh đạo, lại kém học hỏi, tư tưởng ỷ lại.
Với nguyên nhân như thế thì nó kìm hãm sự phát triển làm
cản trở sự sáng tạo, tạo nên sự bảo thủ trì trệ của đời sống xã
hội. Trong lĩnh vực lãnh đạo sẽ khó khăn trong việc điều
hành công việc vì mọi người không tin tưởng.
Để khắc phục hai căn bệnh trên cần phải xuất phát
từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, thường xuyên tổng kết thực
tiễn để bổ sung, phát triển lý luận, đồng thời phải coi trọng lý
luận, nâng cao trình độ tư duy lý luận, trình độ hiểu biết về
đường lối, chủ trương, chính sách…. Của cán bộ đảng viên.
Vận dụng ý nghĩa vào trong thực tế: …….
- Chủ trương: Phụ đạo HS yếu.
- KS thực tế
- XD đề án
- Triển khai(biện pháp thực hiện). dùng LL thiết
phục.

- Bổ sung
- Kết quả.

×