Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

triết học chính trị của john stuart mill - giá trị và bài học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 243 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  




NGÔ THỊ NHƯ





TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL -
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ







LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC









Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  


NGÔ THỊ NHƯ

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL -
GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ


Chun ngành: Lịch sử Triết học
Mã số: 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. NGUYỄN TRỌNG CHUẨN
2. PGS.TS. NGUYỄN XN TẾ
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
1. PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
2. PGS. TS. LƯƠNG MINH CỪ
PHẢN BIỆN
1. PGS. TS. ĐỖ MINH HỢP
2. PGS. TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG
3. PGS. TS. ĐINH NGỌC THẠCH

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013





JOHN STUART MILL (1806 - 1873)





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là kết quả của
quá trình tự nghiên cứu của mình. Nếu có sự
gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Người cam đoan



Ngô Thị Như
MỤC LỤC

TRANG
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 12
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 12
6. Cái mới của luận án 12
7. Ý nghĩa khoa học của luận án 13
8. Kết cấu của luận án 13

PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 15
1.1. Điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị
John Stuart Mill 15
1.1.1. Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 15
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 21
1.2. Quá trình chuyển biến triết học chính trị John Stuart Mill 36
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill 36
1.2.2. Các giai đoạn trong triết học chính trị John Stuart Mill 43
Kết luận chương 1 53
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 55
2.1. Vấn đề tự do trong triết học chính trị John Stuart Mill 55
2.1.1. Vấn đề tự do cá nhân 55
2.1.2. Tự do và vấn đề bình quyền phụ nữ 70
2.2. Chính thể và quyền lực hợp thành chính thể trong triết học chính trị
John Stuart Mill 83
2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể 84
2.2.2. Chức năng của các cơ quan quyền lực hợp thành chính thể đại diện 98
2.2.3. Dân chủ với quyền bầu cử 112
Kết luận chương 2 123
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC
CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 125
3.1. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 125

3.1.1. Giá trị của triết học chính trị John Stuart Mill 125
3.1.2. Hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 144
3.2. Bài học lịch sử từ triết học chính trị John Stuart Mill 163
3.2.1. Bài học về phát huy vai trò của giáo dục 163
3.2.2. Bài học về đề cao bình đẳng cho nữ giới 169
3.2.3. Bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền tảng là lợi ích
của người dân 179
3.2.4. Bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp 188
Kết luận chương 3 193

PHẦN KẾT LUẬN 196
CHÚ THÍCH 200
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 219
TÀI LIỆU THAM KHẢO 220
PHỤ LỤC 233
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội, chiếm vị trí quan trọng và có sự chi phối đến các lĩnh vực khác. Qua mỗi
giai đoạn lịch sử nhất định, lĩnh vực chính trị luôn vận động cùng với sự vận
động của xã hội loài người, và được khái quát hóa thành tri thức lý luận tổng
quát, thành các học thuyết, khuynh hướng, trào lưu triết học chính trị. Như
thế, triết học chính trị vừa là sự phản ánh của thực tiễn chính trị sinh động,
vừa bao hàm cả tính định hướng cho hoạt động thực tiễn. Vậy nên, nghiên
cứu triết học chính trị là công việc cần thiết nhằm phát triển trình độ tư duy lý
luận, nâng cao năng lực nhận thức của con người; thông qua đó tăng cường
hiệu quả cho hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn chính trị.

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học chính trị phương Tây nổi bật
như một trong những mạch nguồn của phong cách tư duy duy lý. Trong
những tên tuổi tiêu biểu của triết học Anh và triết học Pháp, thì John Stuart
Mill (1806 - 1873) là một triết gia có ảnh hưởng lớn, vượt ra khỏi biên giới
xứ sở sương mù thế kỷ XIX. Ông là triết gia đại diện cho chủ nghĩa kinh
nghiệm Anh thời đại Victoria. Không chỉ là nhân vật kế tục truyền thống chủ
nghĩa kinh nghiệm Anh, J.S.Mill còn được ghi nhận là đại diện tiêu biểu cho
chủ nghĩa thực chứng, một phong trào triết học và chính trị phổ biến rộng rãi
trong nửa cuối thế kỷ XIX. Điều đặc biệt ở chỗ, J.S.Mill đã triển khai chủ
nghĩa thực chứng theo phương án thuyết đạo đức công lợi của Anh. Và do đó,
ông đã thành công khi đưa triết học thực chứng vượt ra khỏi khía cạnh thực
chứng xã hội học, để gắn với khuynh hướng thực chứng chính trị học. Vì thế,
nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill nhằm mở ra một hướng tiếp cận đối với
lịch sử triết học phương Tây cận đại, từ đó góp phần quan trọng làm sáng rõ
thêm bức tranh lịch sử triết học phương Tây nói chung cũng như triết học
chính trị pháp quyền tư sản nói riêng.
2

Là một nhà triết học, nhà logíc học, nhà đạo đức học, nhà kinh tế chính
trị học, sự nghiệp và hoạt động của J.S.Mill để lại dấu ấn đậm nét trong lịch
sử châu Âu; đặc biệt là triết học chính trị của ông được thể hiện qua hai tác
phẩm tiêu biểu: Bàn về tự do
1
và Chính thể đại diện
2
. Trong các tác phẩm của
mình, J.S.Mill đã khẳng khái thể hiện quan điểm về tự do, về dân chủ, về
chính thể nhà nước. Bằng những trước tác đó, ông đã đóng góp rất nhiều cho
sự phát triển lý thuyết tự do chủ nghĩa và chính trị pháp quyền. Là một học
thuyết lý luận sắc sảo, triết học chính trị của J.S.Mill chứa đựng nhiều bài học

giá trị không chỉ đối với thời đại của ông, mà còn đối với các quốc gia đang
xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị pháp quyền giai đoạn hiện nay, trong
đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, chỉ có thể dựa trên sự kế thừa tinh
hoa triết học chính trị thế giới thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện
đại sẽ trở nên hiệu lực hơn và tránh được những hạn chế đang tồn đọng.
Thêm nữa, bối cảnh thế giới hiện nay vẫn đang chứa đựng những vấn
đề bất ổn như: xung đột lợi ích giữa các quốc gia không thể tránh khỏi, mối
quan hệ cá nhân - xã hội nảy sinh những tình huống mới, tình trạng vi phạm
quyền tự do cá nhân chưa chấm dứt, … Đặt triết học chính trị của J.S.Mill
trong mối liên hệ với bối cảnh hiện thời mới thấy rằng triết học của ông vẫn
mang tính thời sự rõ nét. Những vấn đề về mối quan hệ giữa các dân tộc, về
tự do cá nhân và bình đẳng giới, về vai trò của giáo dục, … mà J.S.Mill đã
từng bàn đến vẫn còn nhiều giá trị thực tiễn đối với không riêng Việt Nam mà
còn với các quốc gia khác. Có lẽ, thời đại ngày nay vẫn có thể tìm thấy được
trong triết học chính trị J.S.Mill những bài học lịch sử ý nghĩa.
Xét mặt hạn chế, triết học chính trị của J.S.Mill vẫn thể hiện lập trường
giai cấp tư sản, là học thuyết bảo vệ trật tự xã hội tư sản. Dẫu chưa thể đoạn
tuyệt hẳn với một số hạn hẹp có tính lịch sử, nhưng điều đó hoàn toàn không
ngăn J.S.Mill trở thành nhà tư tưởng dũng cảm, táo bạo, mới mẻ và tiến bộ
trong lịch sử tư tưởng triết học. Do đó, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill
3

là công việc nhằm chắt lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đổi mới và phát triển tư duy là một quá trình liên tục, phải luôn cần có
yếu tố kế thừa. Như Ph.Ăngghen đã viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận … Nhưng tư duy
lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có
thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó
thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết
học thời trước” [28, tr.489, 487].

Xuất phát từ những ý nghĩa nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
“Triết học chính trị của John Stuart Mill - giá trị và bài học lịch sử” làm
Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
J.S.Mill là một nhà tư tưởng bách khoa, có nhiều tác phẩm luận bàn đến
nhiều lĩnh vực, như chính trị, đạo đức, kinh tế, logíc. Sự thật suốt một thời
gian dài, công việc nghiên cứu về J.S.Mill chưa đánh giá hết tầm quan trọng
của ông, nhất là đối với các tác phẩm chính trị và xã hội. Điều này được lý
giải bởi nguyên do phần nhiều từ những biến cố chính trị của thế kỷ XX.
Nhiều lá thư của J.S.Mill bị thất lạc trong chiến tranh thế giới thứ hai. Triết
học J.S.Mill dường như bị quên lãng trong khói lửa hai cuộc đại chiến. Từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cuộc đời và sự nghiệp của J.S.Mill được
đặc biệt quan tâm. Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, nhiều
công trình nghiên cứu về ông được công bố dồn dập. Friedrich A.Hayek
(1899 - 1992), một nhà kinh tế học, nhà khoa học chính trị người Anh, cho
rằng không có một nhân vật lớn nào của thế kỷ XIX như J.S.Mill phải chờ
đến một trăm năm cho lần xuất bản bộ sưu tập đầy đủ các tác phẩm [dẫn theo
118, tr.8]. Sự quan tâm và đánh giá của giới học thuật về J.S.Mill cũng như về
các tác phẩm của ông minh chứng cho sức sống một triết gia lớn và một học
thuyết giá trị.
4

Nhà xuất bản Đại học Toronto - Canada (University of Toronto Press)
đã xuất bản một số tác phẩm của J.S.Mill từ những năm 1950, ấn hành lần đầu
tiên Toàn tập tác phẩm (gồm 33 tập) của ông từ năm 1963. Toàn tập John
Stuart Mill (The Collected Works of J.S.Mill)
3
được biên tập bởi Hội đồng
biên tập từ Khoa Nghệ thuật và Khoa học của trường Đại học Toronto (the
Faculty of Arts and Science of the University of Toronto). Tổng biên tập của

Hội đồng là ông John M.Robson, giáo sư Anh ngữ của trường Đại học
Toronto.
Mục đích chính của ấn bản Toàn tập là trình bày một cách đầy đủ toàn
bộ tác phẩm của J.S.Mill, mà trong đó một số tác phẩm đã từng được xuất bản
riêng lẻ. Bên cạnh đó, Toàn tập John Stuart Mill cũng nhằm cung cấp các văn
bản chính xác của một số tác phẩm trước đó chưa từng được công bố hoặc
tương đối khó tiếp cận. Với 33 tập, Toàn tập tập hợp trọn vẹn các tác phẩm
của J.S.Mill ở những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, những lá thư trao đổi
giữa J.S.Mill và nhiều nhân vật cùng thời.
Quá trình xuất bản Toàn tập John Stuart Mill nhận được sự hỗ trợ rất
lớn của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Canada (Social
Sciences and Humanities Research Council of Canada), nhận được sự hợp tác
của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế chính
trị, ngôn ngữ, lịch sử. Với những thuận lợi đó, Toàn tập John Stuart Mill là
một ấn bản công phu, kỹ lưỡng và có giá trị khoa học. Hầu như trong mỗi tập,
trước phần văn bản tác phẩm thường có phần giới thiệu sơ lược về chính tác
phẩm đó. Phần giới thiệu này tuy ngắn gọn nhưng cung cấp cho người đọc
một cách nhìn tổng quan về từng tác phẩm của J.S.Mill. Vì thế, có thể nói,
Toàn tập John Stuart Mill là một nguồn tham khảo vô cùng quý giá cho
nghiên cứu sinh thực hiện đề tài Luận án Tiến sĩ.
Tuy nhiên, trong những tác phẩm của J.S.Mill, hiện nay, chỉ có hai tác
phẩm được dịch ra tiếng Việt. Đó là Bàn về tự do (bản dịch của Nguyễn Văn
5

Trọng, nhà xuất bản Tri thức ấn hành) và Chính thể đại diện (Nguyễn Văn
Trọng, Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích). Bàn về tự do và
Chính thể đại diện là hai tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác phong
phú của J.S.Mill. Những bản chuyển ngữ của hai dịch giả Nguyễn Văn Trọng
và Bùi Văn Nam Sơn, cũng có thể đánh giá, là những bản dịch công phu, kỹ
lưỡng và tỉ mỉ. Hai tác phẩm dịch đó, trước hết, là tài liệu sách rất quan trọng

hỗ trợ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu của tác giả luận án. Sau nữa, hai tác
phẩm được dịch phần nào chứng tỏ sức hấp dẫn từ tư tưởng của một triết gia
thế kỷ XIX.
Bàn về tự do (1859) là một luận văn nổi tiếng, được xem như bản
“tuyên ngôn” của J.S.Mill thuyết trình cho chủ nghĩa tự do. Tác phẩm được
kết cấu thành 5 chương nên nó là một luận văn nhỏ gọn. Tuy khiêm tốn về số
trang nhưng Bàn về tự do lại chứa đựng nhiều tư tưởng giá trị và ý nghĩa,
trong đó có những quan điểm vẫn luôn phù hợp với thời đại hiện nay. Trong
tác phẩm, J.S.Mill đã nêu ra và phân tích những vấn đề nổi bật như tự do cá
nhân, mối quan hệ giữa tự do cá nhân và xã hội. Từ đó, J.S.Mill nhấn mạnh tự
do như điều kiện cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện của con người cá nhân.
Bằng tác phẩm Bàn về tự do, tư tưởng của J.S.Mill có sức ảnh hưởng lớn đối
với lịch sử triết học chính trị cận đại, và bản thân nó cũng trở thành một
quyển sách kinh điển về triết học chính trị. Sau một thế kỷ rưỡi, Bàn về tự do
vẫn còn là đối tượng được trích dẫn và bàn luận trong các nghiên cứu hiện
đại. Điều đáng chú ý là tác phẩm này đã được người Nhật dịch và xuất bản
ngay từ năm 1871 với hàng triệu ấn bản, và rất được các nhà duy tân Nhật
Bản coi trọng.
Nếu như Bàn về tự do ngắn về số trang thì Chính thể đại diện là một tác
phẩm khá dày dặn, với kết cấu 18 chương. Là một trong những kiệt tác của
triết học chính trị thực chứng, Chính thể đại diện (1861) đã làm sáng tỏ bức
tranh chính trị sinh động của xã hội tư sản thời kỳ cận đại. Tác phẩm là những
6

khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị - xã hội ở các
nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. Với tinh thần khách quan khoa học, mọi
phán xét J.S.Mill đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những
bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy, tác phẩm Chính thể đại
diện cung cấp tri thức khả tín để hiểu được cơ sở cũng như bản chất của nền
dân chủ phương Tây.

Với số lượng hai tác phẩm đã được dịch, có thể nói, J.S.Mill vẫn còn là
một cái tên chưa phổ biến, chưa được đề cập đến nhiều trong các công trình
nghiên cứu lịch sử triết học ở nước ta hiện nay. Cùng là triết gia phương Tây,
nhưng nếu so sánh với Th.Hobbes, J.Locke, hay Montesquieu thì J.S.Mill hãy
còn là một nhân vật mới mẻ.
Đối với số ít tài liệu tiếng Việt nghiên cứu về J.S.Mill, cần thiết nói đến
quyển Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida của Forrest E.Baird,
(Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch).
Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về triết học, với sự phân kỳ
từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với một số đại diện tiêu biểu cho từng giai
đoạn đó. Quyển sách có kết cấu 6 phần, tương ứng với mỗi phần là một giai
đoạn cụ thể. Trong phần V - Triết học thế kỷ XIX, tác giả quyển sách đã đề
cập đến J.S.Mill. Khi nghiên cứu về J.S.Mill, tác giả Forrest E.Baird đã trình
bày được đôi nét về tiểu sử của ông. Đồng thời, tác giả cũng sơ lược giới
thiệu về đạo đức học công lợi của J.S.Mill. Sự trình bày của Forrest E.Baird
bám sát các chương trong tác phẩm Chủ nghĩa công lợi: một là, nhận xét tổng
quát; hai là, thuyết công lợi là gì; ba là, sự tán thành tối hậu nguyên tắc công
lợi; bốn là, có thể có loại chứng minh nào cho nguyên tắc công lợi; năm là, về
sự liên hệ giữa công bằng và lợi ích. Nói chính xác hơn, tác giả đã giới thiệu
sơ lược về nội dung của tác phẩm Chủ nghĩa công lợi. Vậy nên, Tuyển tập
danh tác triết học từ Plato đến Derrida mới chỉ tiếp cận J.S.Mill ở khía cạnh
một nhà đạo đức học công lợi; chứ chưa đề cập đến triết học chính trị của J.S.Mill.
7

Nghiên cứu triết học thông qua các chủ đề riêng biệt, Lịch sử triết học
và các luận đề của Samuel Enoch Stumf (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2004, Đỗ
Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch) cũng dành hẳn một phần không nhỏ nghiên
cứu J.S.Mill. Quyển sách được chia thành 8 chương với các chủ đề khác nhau.
Trong đó, chương VI là phần viết về J.S.Mill. Ngoài việc tóm lược tiểu sử
J.S.Mill, quyển sách đã nêu lên quan niệm của ông về tự do, dù hết sức ngắn

gọn. Lịch sử triết học và các luận đề là một tài liệu nghiên cứu triết học bổ
ích, nhưng lại chỉ dành cho J.S.Mill một phần viết rất khiêm tốn.
Bên cạnh Lịch sử triết học và các luận đề, thì quyển Câu chuyện triết
học của Bryan Magee (Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2003, Huỳnh Phan Anh và
Mai Sơn dịch) là một tác phẩm thành công khi thể hiện lịch sử triết học như
một dòng chảy từ cổ đại đến hiện đại. Với cách trình bày đó, J.S.Mill xuất
hiện trong phần viết về các triết gia thuyết công lợi. Vì trình bày lịch sử triết
học một cách khái quát nên quyển sách khó có thể chuyên sâu nghiên cứu tư
tưởng của J.S.Mill. Và tài liệu này, cũng giống như quyển Tuyển tập danh tác
triết học từ Plato đến Derrida, vẫn quan tâm đến đạo đức học công lợi của
J.S.Mill nhiều hơn.
Nhập môn triết học phương Tây (Samuel Enoch Stumf, Donal C.Abel,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Lưu Văn Hy biên dịch) cũng là một tài
liệu chuyên sâu nghiên cứu triết học. Quyển sách được nhóm tác giả viết
thành 7 phần với 31 chương. Không viết về triết học như một dòng chảy lịch
sử, quyển sách đã nghiên cứu triết học thông qua các luận đề (như triết học về
tôn giáo, triết học về tri thức, đạo đức học, triết học chính trị và xã hội, siêu
hình học, bản ngã cá nhân và sự bất tử). Ở cả hai luận đề về đạo đức học và
triết học chính trị, J.S.Mill đều được bàn luận đến. Trong quyển sách này, tiểu
sử của J.S.Mill cũng được giới thiệu vắn tắt. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã
trình bày khái quát nội dung chính trong tư tưởng tự do của J.S.Mill. Thông
qua sự trình bày đó, độc giả có thể có một cái nhìn chung nhất về tư tưởng tự
8

do của ông với các quan điểm như: nguyên tắc về quyền tự do; tự do ý kiến,
tự do tư tưởng và tự do thảo luận; tự do diễn tả cá tính như một yếu tố của
hạnh phúc; các giới hạn của quyền bính, của xã hội và cá nhân. Hầu như sự
trình bày ở đây chỉ là nêu lại các quan điểm của J.S.Mill, mà ít có sự phân tích
và đánh giá dưới nhiều góc độ.
Như vậy, dễ nhận thấy triết học chính trị của J.S.Mill là một đề tài

nghiên cứu chưa nhiều ở Việt Nam, do vậy có rất ít tài liệu bàn luận về nó. Số
ít tài liệu bằng tiếng Việt thì chủ yếu là những công trình của các tác giả nước
ngoài đã được chuyển ngữ. Trong số tài liệu này, J.S.Mill thường được xếp
vào phần nghiên cứu các nhà đạo đức học. Điều này không phải không hợp
lý, bởi lẽ J.S.Mill thực chất là một nhà đạo đức học công lợi. Tuy nhiên,
không chỉ là nhà nghiên cứu đạo đức, J.S.Mill còn là nhà triết học chính trị
đại diện cho tư tưởng chính trị tư sản pháp quyền thế kỷ XIX ở Anh. Và
dường như, J.S.Mill ít được biết đến với tư cách này.
Đề tài “Quan điểm về tự do trong Bàn về tự do của John Stuart Mill” là
luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Hải Hoàng, bảo vệ năm 2008 tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Luận văn đã bước đầu nghiên
cứu triết học chính trị của John Stuart Mill ở quan điểm về tự do cá nhân. Tác
giả đã khá thành công khi chỉ ra các điều kiện hiện thực dẫn đến sự phát triển
của phong trào giải phóng con người ở phương Tây thế kỷ XVIII - XIX. Tuy
nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở sự tiếp cận một vấn đề trong một tác phẩm
cụ thể của J.S.Mill.
Về tài liệu tiếng nước ngoài, The liberal self: John Stuart Mill’s moral
and political philosophy (Wendy Donner, Cornell University Press, London,
1991) là một trong những quyển sách bàn luận khá cụ thể về J.S.Mill cùng
những quan điểm, tư tưởng của ông. Trong khi trình bày về tư tưởng của
J.S.Mill, tác giả Wendy Donner luôn đặt J.S.Mill trong mối liên hệ đối chiếu
với J.Bentham. Quyển sách đã chỉ ra một luận điểm quan trọng rằng: “Vấn đề
9

tự do và phát triển cá nhân là một trong những chủ đề phổ biến nhất của triết
học chính trị và triết học đạo đức của J.S.Mill”
4
[72, tr.142]. Song, tác phẩm
The liberal self vẫn nghiêng về trình bày quan điểm đạo đức công lợi của
J.S.Mill còn tư tưởng chính trị của ông thì mờ nhạt hơn.

Cũng chủ yếu bàn về tư tưởng đạo đức công lợi của J.S.Mill, nhưng
Since Socrates của các tác giả Robert C.Solomon và Clancy Martin,
(Thomson Wadsworth press, New York, 2005) đã có cố gắng làm rõ nhiều
vấn đề của thuyết công lợi. Since Socrates được thiết kế như một cuốn sách
ngắn gọn, dễ dàng tra cứu trong quá trình đọc. Nó bắt đầu nghiên cứu lịch sử
tư tưởng từ thời cổ đại, trung cổ, cận đại đến thế kỷ XX. Qua sự đánh giá
thuyết công lợi của J.S.Mill, các tác giả cũng phần nào gợi mở về triết học
chính trị của ông.
Là một tác phẩm nghiên cứu triết học, Philosophy made simple (A
made simple book, 1993) là một tài liệu hữu ích dành cho sinh viên bắt đầu
khóa học về triết học và những học viên nghiên cứu triết học như là một học
phần bổ trợ trong các khóa học như xã hội học, giáo dục học, ngôn ngữ học,
thần học và tâm lý học. Quyển sách đã dành hẳn chương 2 (chapter two) để
bàn về triết học chính trị. Bên cạnh những tên tuổi như Plato, Th.Hobbes,
J.Locke, C.Mác thì J.S.Mill được nhắc đến như một nhà triết học chính trị tiêu
biểu trong lịch sử tư tưởng thế giới. Quyển sách đã tập trung phân tích các
quan điểm của J.S.Mill về bản chất của nền dân chủ, về sự bổ sung của
J.S.Mill so với tư tưởng dân chủ của J.Locke. Ngoài vấn đề trên, quyển
Philosophy made simple vẫn chưa trình bày đến những quan điểm chủ đạo
khác của triết học chính trị J.S.Mill như vấn đề quyền lực nhà nước, các cơ
quan cấu thành bộ máy quyền lực đó.
Great political thinhkers (Oxford University Press, New York, 1992) là
một tác phẩm nghiên cứu tập hợp bốn nhà triết học chính trị, gồm
N.Machiavelli, Th.Hobbes, J.S.Mill, C.Mác. Trong phần viết về J.S.Mill, tác
10

giả William Thomas lần lượt đi theo từng tiểu mục thời ấu thơ, sự giáo dục
thủa nhỏ, kinh tế chính trị học. Như vậy, quyển sách Great political thinhkers
giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của J.S.Mill nhiều hơn là phân tích và đánh
giá về tư tưởng của ông. Tuy nhiên, một cách ngắn gọn thì tác giả William

Thomas cũng đã nêu lên một nhận định quan trọng rằng J.S.Mill là “giáo chủ”
(schoolmaster) của chủ nghĩa tự do. Thông qua một số kết luận trong quyển
Great political thinhkers, J.S.Mill hiện lên như một nhân vật quan trọng của
lịch sử tư tưởng thế kỷ XIX, một nhà triết học chính trị tiêu biểu của thời đại.
Ngoài ra, có thể kể thêm một số quyển viết về J.S.Mill như: J.S.Mill
của tác giả Alan Ryan, xuất bản năm 1974, (Routledge & Kegan Paul Ltd,
London xuất bản); J.S.Mill của John Skorupski, xuất bản năm 1989,
(Routledge, London, New York xuất bản). Đây là những tài liệu viết về
J.S.Mill ngay từ những thập niên 70, thập niên 80 của thế kỷ trước. Bản thân
hai tác giả Alan Ryan và John Skorupski cũng đều là những tên tuổi nổi tiếng
trong giới nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về J.S.Mill.
Nếu như ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về J.S.Mill còn rất ít, thì ở
các nước phương Tây (như Mỹ, Anh, Pháp), J.S.Mill là một nhân vật có sức
hấp dẫn lớn trong nghiên cứu triết học nói chung cũng như triết học chính trị
nói riêng. Nhìn chung, một số tài liệu tiếng Anh kể trên đã nghiên cứu về tư
tưởng của J.S.Mill, nhưng chỉ là sự tiếp cận một cách tổng thể, khái quát nhất.
Về cơ bản, các tài liệu này cũng chỉ chú trọng về tư tưởng đạo đức học
J.S.Mill nhiều hơn. Một số tài liệu nghiên cứu riêng về triết học chính trị
J.S.Mill thì lại chưa bao quát được nhiều luận điểm cơ bản trong triết học
chính trị của ông.
Bên cạnh một số ấn phẩm sách, có thể tra cứu và tìm hiểu về J.S.Mill
qua một số địa chỉ website như:
-
-
11

-
-
-
-

-
-
-
-
Đa phần các website mới chỉ đưa lại một cách nhìn khái quát về cuộc
đời của nhà triết học, nhà đạo đức học J.S.Mill.
Như vậy, bằng sự trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu triết học
chính trị J.S.Mill, có thể nhận thấy rằng sự nghiệp mà J.S.Mill để lại thì
phong phú nhưng những nghiên cứu ở Việt Nam về J.S.Mill và về tác phẩm
của ông thì còn thiếu và nếu có thì chưa thực sự đầy đủ mọi khía cạnh. Do đó,
có thể xem Luận án này là sự nỗ lực đầu tiên trong việc trình bày và hệ thống
hóa triết học chính trị của J.S.Mill. Và cũng vì thế, quá trình nghiên cứu để
hoàn thành Luận án không thể tránh khỏi những khó khăn, những thiếu sót
nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án
Trình bày triết học chính trị J.S.Mill với tư cách một hệ thống, đánh giá
những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của hệ thống triết học này; từ đó, gợi
mở và liên hệ đến một số vấn đề thực tiễn của xã hội đương đại.
Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát cuộc đời và sự nghiệp của J.S.Mill, trong đó nêu
bật lên sự hình thành triết học chính trị của ông.
12

Thứ hai, trình bày và phân tích nội dung cơ bản trong triết học chính trị
J.S.Mill, gồm năm vấn đề: tự do cá nhân, bình quyền phụ nữ, tiêu chuẩn đánh
giá hình thức chính thể, chức năng của các cơ quan quyền lực hợp thành
chính thể đại diện, dân chủ với quyền bầu cử.
Thứ ba, phân tích những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của triết học

chính trị J.S.Mill.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản trong triết học chính trị
của J.S.Mill. Mặc dù sự nghiệp sáng tác của J.S.Mill rất phong phú với một
khối lượng không nhỏ các tác phẩm, nhưng triết học chính trị của ông được
thể hiện tập trung nhất trong Bàn về tự do và Chính thể đại diện. Do đó, khi
trình bày về triết học chính trị của J.S.Mill, luận án chủ yếu khảo cứu những
tác phẩm này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận
án còn kết hợp phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
quy nạp - diễn dịch, phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án trình bày một cách hệ thống triết học chính trị
J.S.Mill và chỉ ra những nội dung cơ bản trong triết học chính trị của ông.
Thứ hai, luận án phân tích và rút ra những giá trị, bài học lịch sử của
triết học chính trị J.S.Mill trong vấn đề tự do cá nhân, quyền lực nhà nước,
dân chủ, bầu cử, giáo dục và giải phóng phụ nữ.
Thứ ba, luận án cũng chỉ rõ những hạn chế của triết học chính trị
J.S.Mill thể hiện ở tính chủ quan, thiếu nhất quán và thiếu một cơ sở thực tiễn
thể hiện ở quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân.
13

7. Ý nghĩa khoa học của luận án
Về ý nghĩa lý luận, luận án trình bày một cách hệ thống và cụ thể nội
dung cơ bản của triết học chính trị J.S.Mill. Trên cơ sở đó, luận án nêu bật và
đánh giá vị trí triết học chính trị của ông trong triết học chính trị nhân loại.
Đồng thời, luận án góp thêm một cách tiếp cận về triết học chính trị phương
Tây thời kỳ cận đại.

Về ý nghĩa thực tiễn, luận án rút ra những bài học lịch sử của triết học
chính trị J.S.Mill, gồm: bài học về phát huy vai trò của giáo dục, bài học về đề
cao quyền bình đẳng giới, bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên
nền tảng là lợi ích của người dân và bài học về xây dựng đội ngũ công chức
chuyên nghiệp. Những bài học này, khi được vận dụng, sẽ phát huy hiệu quả
cao trong cộng đồng và xã hội, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, luận án khi hoàn
thành có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo trong quá trình học tập,
nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill nói riêng, cũng như triết học phương
Tây nói chung.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Điều kiện, tiền đề hình thành và quá trình phát triển triết học
chính trị John Stuart Mill
Gồm hai tiết (chia thành bốn tiểu tiết):
1.1. Điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill
1.2. Quá trình chuyển biến triết học chính trị của John Stuart Mill
Chương 2: Nội dung triết học chính trị John Stuart Mill
Gồm hai tiết (chia thành năm tiểu tiết):
2.1. Vấn đề tự do trong triết học chính trị John Stuart Mill
14

2.2. Chính thể và quyền lực hợp thành chính thể trong triết học chính trị John
Stuart Mill
Chương 3: Giá trị và hạn chế trong triết học chính trị John Stuart Mill
Gồm hai tiết (chia thành sáu tiểu tiết):
3.1. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill
3.2. Bài học lịch sử từ triết học chính trị John Stuart Mill























15

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL

1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC

CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL
1.1.1. Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John Stuart Mill
John Stuart Mill (1806 - 1873) là triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi
tiếng nước Anh thế kỷ XIX. Tư tưởng của J.S.Mill mang đậm dấu ấn thế kỷ
XIX. Hay nói cách khác, xã hội nước Anh thời đó đã tác động sâu sắc đến sự
hình thành tư tưởng J.S.Mill.
Đầu thế kỷ XIX, Anh đã trở thành một nước công nghiệp thực thụ.
Cảnh sống điền viên trước đây không còn nữa. Thay vào đó là một đời sống
công nghiệp nhộn nhịp, với những chuyển biến kinh tế từ nông thôn đến
thành thị. Công nghiệp đã trở thành mạch máu của đất nước. Bước chuyển
quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của nước Anh được khai mở bởi cuộc cách
mạng công nghiệp. Từ nửa sau thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp nổ ra ở
Anh, đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển sản xuất. Cuộc cách mạng này
sau đó phát triển lan rộng ra toàn thế giới, ảnh hưởng tới vận mệnh của nhân
loại, cuối cùng thay đổi hướng đi của lịch sử. Đó là cuộc cách mạng công
nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
5
. “Cuộc cách mạng công nghiệp
đối với Anh có ý nghĩa quan trọng ngang với cuộc cách mạng chính trị đối
với nước Pháp và cuộc cách mạng triết học đối với nước Đức” [24, tr.348].
Cuộc cách mạng công nghiệp đã thay đổi căn bản diện mạo của nước
Anh, một quốc gia khiêm tốn về diện tích trên bản đồ thế giới. Năm 1780, sản
lượng sắt của Anh không bằng Pháp. Đến năm 1848, Anh đã vượt tổng sản
lượng sắt của tất cả các nước trên thế giới, chiếm 2/3 tổng sản lượng than, 1/2
16

sản lượng vải bông trên thế giới. Giá trị tổng sản phẩm quốc dân từ năm 1801
- 1851 tăng 125,6%, từ năm 1851 - 1901 tăng 213,9% [15, tr.196-197]. Nước
Anh nhanh chóng trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới. Năng lực sản xuất
của nước Anh còn mạnh hơn tổng sản lượng công nghiệp của tất cả các quốc

gia khác trên thế giới.
Năm 1851, nước Anh tổ chức hội nghị triển lãm thế giới ở trung tâm
London
6
. Sản phẩm trưng bày của nước Anh chủ yếu là hàng công nghiệp,
còn sản phẩm của nước ngoài phần lớn là hàng nông nghiệp và thủ công
nghiệp. Bằng cuộc triển lãm quy mô, nước Anh dường như muốn tuyên bố
với toàn thế giới rằng nó đã bước vào thời đại công nghiệp, đứng đầu thế giới
về công nghiệp. Với một nền kinh tế có sức mạnh tăng trưởng vượt trội, nước
Anh thế kỷ XIX được gắn danh hiệu “đế quốc thứ nhất” của thời kỳ tư bản
chủ nghĩa.
J.S.Mill sinh ra tại London và phần nhiều cuộc đời ông đã trải nghiệm
tại thành phố phát triển sầm uất bậc nhất thế giới này. Những bước tiến như
vũ bão của nền kinh tế Anh thế kỷ XVIII - XIX đã tác động rất lớn đến sự
hình thành một thế hệ những nhà kinh tế học tiêu biểu, trong đó có J.S.Mill.
Không phải ngẫu nhiên khi J.S.Mill trở thành nhân vật kế tục xuất sắc truyền
thống kinh tế học cổ điển Anh giai đoạn cận đại. Và chính những nhận định
sâu sắc của J.S.Mill về kinh tế sẽ hộ trợ ông rất nhiều trong lĩnh vực triết học
chính trị. Thế nên, dễ hiểu khi tư tưởng kinh tế chính trị, triết học chính trị của
J.S.Mill tuy bao quát nhưng vẫn rất nhạy bén.
Cách mạng công nghiệp đã khiến nền kinh tế Anh phát triển nhanh
chóng, đồng thời cũng làm biến đổi kết cấu xã hội nước này một cách rõ rệt.
Ph.Ăngghen từng viết: “Cuộc cách mạng mà hiện nay người ta chỉ vừa mới
bắt đầu nhận thức được ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của nó thì đồng thời nó
cũng đã làm biến đổi toàn bộ xã hội công dân” [24, tr.331]. Sau cách mạng
công nghiệp, các giai cấp trong xã hội có sự chuyển biến không đồng nhất.
17

Máy móc ra đời đã ảnh hưởng mạnh đến đời sống của tầng lớp thợ thủ
công, khiến họ bị đào thải. Với sự ứng dụng máy móc vào sản xuất, từng

ngành, từng nghề được cơ giới hóa và được công xưởng hóa. Do đó, hàng loạt
thợ thủ công của nhiều ngành nghề bị mất việc làm. Nước Anh khi này xuất
hiện ngày càng nhiều người thất nghiệp. Số thợ thủ công còn có việc làm thì
đời sống sinh hoạt cũng khá eo hẹp, khó khăn và thiếu thốn. Tình trạng đó
khiến phụ nữ và trẻ em cũng phải tìm kiếm việc làm, thậm chí chấp nhận cả
những công việc nặng nhọc ở nhà máy, để mưu sinh qua ngày. Đây chính là
cơ sở thực tế lý giải vì sao bình đẳng giới trở thành vấn đề được quan tâm
trong triết học của J.S.Mill.
Nếu như tầng lớp thợ thủ công đứng trước nguy cơ diệt vong thì một
giai tầng mới sẽ ra đời thay thế nó. Cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện
cho sự ra đời của một giai cấp mới là giai cấp công nhân. Nói cách khác, công
nhân công xưởng là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Trong cuộc cách
mạng công nghiệp, họ trải qua một quá trình phát triển từ không đến có, từ
quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Nhưng, thực tế đời sống công nhân rất khó khăn
và khổ cực. Họ bị chủ xưởng bóc lột nặng nề. Công nhân làm việc trên 10 giờ
trong một ngày, tiền công thấp, kỷ luật lao động nghiêm khắc, điều kiện làm
việc thiếu an toàn. Tình trạng nan giải đó khiến cho giai cấp công nhân có
những đòi hỏi rất bức thiết về quyền lợi kinh tế cũng như quyền lợi chính trị.
Trong hầu hết các nhà máy đã hình thành công đoàn hay những hiệp hội để
công nhân hỗ trợ lẫn nhau.
Ngược lại với sự bần cùng hóa của giai cấp công nhân lao động nghèo
khổ là quá trình giàu lên nhanh chóng của những chủ xưởng, hay những ông
chủ tư bản. Bằng vị trí kinh tế và địa vị xã hội thuận lợi, giai cấp tư sản đã
làm giàu thông qua việc bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Sự đối
nghịch đó tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội tư bản Anh thế kỷ
18

XIX nói riêng, cũng như xã hội tư bản phương Tây nói chung. Đó là những
mâu thuẫn cụ thể về lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị.
Như vậy, có thể thấy, đại cách mạng công nghiệp đã tích tụ được khối

lượng tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, sự phân phối tài sản không đồng đều đã
tạo nên trạng thái căng thẳng trong xã hội và mâu thuẫn gay gắt giữa các giai
cấp. Tình hình kinh tế - xã hội đó đã tạo điều kiện và tác động mạnh mẽ đến
đời sống chính trị Anh thế kỷ XIX.
Chính trị nước Anh thế kỷ XIX được gọi là thời đại cải cách nghị viện
7
.
Những biến cố xã hội và sự xuất hiện của các giai cấp mới khiến cho thể chế
chính trị cũ không còn phù hợp. Hiện thực xã hội đòi hỏi phải thay đổi chế độ
tuyển cử, để mọi giai cấp đều có quyền lợi chính trị tương xứng. Đó chính là
tính tất yếu lịch sử của cải cách nghị viện.
Từ thế kỷ XIII, nghị viện đã được thành lập ở Anh. Nghị viện Anh gồm
hai viện: thượng viện (viện nguyên lão) và hạ viện (viện dân biểu). Thượng
viện được quyền kế thừa, cha truyền con nối; còn hạ viện phải thông qua
những cuộc bầu cử nghiêm ngặt. Sau cách mạng quang vinh (1688), chế độ
quân chủ lập hiến Anh được xác lập, quyền lực nghị viện trở thành trung tâm.
Bản thân nghị viện cũng chia thành hai phái. Hai phái này về sau được mệnh
danh bằng hai tên gọi mang tính vĩnh cửu: đảng Whig (tiền thân của đảng Tự
do) và đảng Tory (tiền thân của đảng Bảo thủ). Chế độ chính đảng của nước
Anh bắt đầu lộ diện. Đảng Whig đại diện cho quyền lợi của bộ phận quý tộc
giàu có nhờ mua tài sản, đất đai phong kiến trong thời cách mạng và có liên
hệ chặt chẽ với đại tư sản thương nghiệp hay chủ ngân hàng. Còn đảng Tory
thể hiện quyền lợi của đại địa chủ. Hai đảng thay nhau phụ trách công việc
quản lý nhà nước, cạnh tranh nhau để chiếm ưu thế về số ghế trong nghị viện.
Tuy nhiên, sau cuộc cách mạng 1688, giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản vẫn
là một liên minh chính trị bền vững. Vậy nên, cả hai đảng đều bảo vệ quyền
19

lợi của giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc, cố gắng duy trì quyền lợi của giai
cấp thống trị.

Chế độ tuyển cử cũ của Anh tồn tại những bất cập về phân phối nghị sĩ,
khu vực tuyển cử và tư cách quyền bầu cử. Những hạn chế như phân phối ghế
nghị viện không hợp lý, quyền bầu cử bị giới hạn, thủ đoạn bầu cử hủ bại đều
được cải thiện và khắc phục từng bước thông qua cải cách.
Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, gây tiếng vang lớn đối với
thế giới. Khi cách mạng Pháp mới bùng nổ, dư luận trong và ngoài chính phủ
Anh đều ủng hộ, cho rằng nó thể hiện được lý tưởng chính trị Anh. Nhưng
không bao lâu, tầng lớp trên thay đổi thái độ. Họ lo ngại biến cố chính trị của
nước Pháp uy hiếp đến chế độ nước Anh. Đặc biệt, thời kỳ chuyên chính Gia-
cô-banh (Jacobin) ở Pháp đã làm tầng lớp trên ở Anh chuyển hẳn sang
khuynh hướng bảo thủ. Chính phủ đảng Tory tiến hành trấn áp yêu cầu cải
cách của quần chúng, với mục đích nhằm ngăn chặn bạo loạn. Thế nhưng, ánh
sáng cách mạng Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt tình chính trị của
quần chúng nhân dân. Đại cách mạng tư sản như mang một thông điệp
khuyến khích quần chúng lao động bình thường cũng có thể tham gia chính
sự. Điều đó khiến phong trào cải cách nghị viện càng trở nên rầm rộ.
Phong trào cải cách bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XIX, với sự
tham gia của nhiều tầng lớp, như chủ đất nhỏ, thợ thủ công, công nhân. Ngày
16/11/1830, lãnh tụ đảng Whig tổ chức chính phủ, lập tức định ra phương án
cải cách. Đến ngày 1/3/1831, đảng Whig công bố phương án cải cách. Trải
qua một thời gian đấu tranh kịch liệt, ngày 7/6/1832, Luật cải cách được nhà
vua ký, chính thức có hiệu lực. Cải cách nghị viện lần thứ nhất đã thành công.
Nó mở rộng quyền bầu cử cho bộ phận tầng lớp trung lưu mới nhằm giảm bớt
căng thẳng chính trị trong xã hội. Số cử tri nước Anh từ 48,8 vạn tăng lên
80,8 vạn; chiếm từ 2% dân số tăng lên thành 3,3% [15, tr.219].

×