Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quan niệm của John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm Chính thể đại diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.65 KB, 115 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THÙY LINH




QUAN NIỆM CỦA JOHN STUART MILL VỀ
CHÍNH THỂ TRONG TÁC PHẨM
“CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN”



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học





Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THỊ THÙY LINH



QUAN NIỆM CỦA JOHN STUART MILL
VỀ CHÍNH THỂ TRONG TÁC PHẨM
“CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN”


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thảo Nguyên






Hà Nội - 201

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ JOHN STUART MILL VÀ TÁC PHẨM
“CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN” 11
1.1. Bối cảnh lịch sử và tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng John Stuart Mill
11
1.1.1. Tình hình nước Anh nửa đầu thế kỷ XIX 11
1.1.2. Những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến John Stuart Mill 15
1.2. Khái quát về John Stuart Mill 24
1.2.1. Cuộc đời 24
1.2.2. Sự nghiệp 28
1.2.3. Triết học chính trị của John Stuart Mill 31
1.3. Khái quát về tác phẩm “Chính thể đại diện” 39
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời 39
1.3.2. Kết cấu và nội dung chính 41
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA
JOHN STUART MILL VỀ CHÍNH THỂ TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH
THỂ ĐẠI DIỆN” 47
2.1. Về hình thức chính thể 48
2.1.1. Lý luận chung về hình thức chính thể 48
2.1.2. Hình thức chính thể lý tưởng 55
2.2. Những đặc trưng của hình thức chính thể mang tính đại diện…………… 62
2.2.1. Bầu cử 62
2.2.2. Nền dân chủ đại diện 69
2.2.3. Nền hành pháp 76
2.2.4. Nghị viện và các cơ quan đại diện địa phương 83
2.3. Những giá trị và hạn chế của quan niệm của John Stuart Mill về chính thể
trong tác phẩm “Chính thể đại diện” 93
2.3.1. Giá trị 93

2.3.2. Hạn chế 101
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ được đặt ra qua các kỳ Đại hội Đảng gần
đây, đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ XI của đất nước ta là: “Xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế” [Tài liệu 45]. Đây là một mục tiêu lâu dài mà chúng ta cần kiên trì thực
hiện từng bước trên mọi lĩnh vực một cách hệ thống và nhất quán. Là một
người nghiên cứu trong lĩnh vực triết học, chúng tôi luôn ghi nhớ nhận định
của Friedrich Engels (1820 – 1895) trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên” và coi đó như định hướng, kim chỉ nam cho các nhiệm vụ khoa học
của mình: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận…Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc
tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta có mà thôi. Năng lực ấy cần
phải được phát triển hoàn thiện, và muốn phát triển hoàn thiện nó thì cho
tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học
thời trước” [2, tr. 489 và 487]. Thực tế, việc nghiên cứu các tư tưởng triết
học vĩ đại trong lịch sử là hướng đi đúng đắn và đang được đặc biệt khuyến
khích trong giai đoạn hiện nay.
Cũng trong Đại hội Đảng lần thứ XI, chúng ta đã đề ra một trong
tám phương hướng cơ bản là: “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” [Tài liệu 45]. Việc xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm
vụ quan trọng quyết định lâu dài thắng lợi của công cuộc đổi mới và sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, nghiên cứu lý luận

về nhà nước đang là một yêu cầu cấp bách của thực tiễn, đòi hỏi chúng ta
phải lục tìm trong kho tàng tri thức của loài người để chắt lọc những tư
tưởng giá trị, góp phần xây dựng lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

5
Trong lịch sử tư tưởng, nhà nước vốn là một chủ đề được các nhà
triết học quan tâm nhất. Từ thời cổ đại, Plato đã mơ ước về một nhà nước
lý tưởng cùng tác phẩm nổi tiếng “Nền Cộng hòa” hay Aristotle với cuốn
sách kinh điển “Chính trị học”;… cho tới các tác phẩm đặt nền tảng cho
khoa học Chính trị học hiện đại như “Quân Vương” của Machiavelli,
“Thủy quái” của Thomas Hobbes, “Khảo luận thứ hai về chính quyền của”
John Locke, “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu, “Bàn về khế ước xã
hội” của Jean-Jacques Rousseau… Qua đó, ta có thể thấy suy tư của các
triết gia thường tập trung vào vấn đề nhà nước là gì, vai trò của nhà nước,
hình thức nhà nước… và câu hỏi “làm thế nào để thiết lập một hình thức
nhà nước đại diện cho mọi người nhằm tổ chức được một xã hội qui củ,
đảm bảo hài hòa các lợi ích vốn rất mâu thuẫn của họ?” vẫn chưa có đáp án
trọn vẹn.
Yêu cầu lý luận và thực tiễn trên đây thôi thúc tôi tìm tòi những tư
tưởng giá trị về nhà nước trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Một nhà tư
tưởng khiến chúng tôi đặc biệt quan tâm là nhà tư tưởng nổi tiếng người
Anh thế kỷ XIX – John Stuart Mill. Những đánh giá tích cực là một cách
khẳng định rõ ràng nhất đối với giá trị trong tư tưởng của ông. Cựu Thủ
tướng Anh William Gladstone đã gọi ông là “vị Thánh của thuyết duy lý”.
J. S. Shapiro, năm 1943, gọi ông là “người phát ngôn hàng đầu của chủ
nghĩa tự do trong thế kỷ 19”. Karl Britton - người viết tiểu sử của Mill,
viết: “Mill tạo nên một ảnh hưởng đến tư duy triết học trong và ngoài nước
mà ít có nhà tư tưởng hàng đầu nào khác có thể vượt qua được”. Leopold
von Wiese, nhà xã hội học Đức, gần đây lại cho rằng: “Trong lịch sử tư

tưởng Âu Châu hiện đại, chỉ có một số ít các học giả được nhiều ngành
khoa học xem trọng như trường hợp của Mill” [Trích theo TL 6, tr. 267 –
291]. Hay trong cuốn sách “Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill” được
nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản năm 2007 của hai tác giả Nadia
Urbinati và Alex Zakaras cũng cho thấy sức nóng hổi trong tư tưởng Mill.

6
Bài viết nhận định về cuốn sách này của Glyn Morga (Đại học Harvard)
cho rằng, cuốn sách này được viết sau 200 năm kể từ ngày Mill sinh nhưng
cuốn sách đã khẳng định rằng cho tới nay, tư tưởng chính trị của Mill vẫn
còn thích hợp đối với đời sống chính trị của chúng ta. Morga cũng khẳng
định, các tác giả đã cố gắng cho chúng ta hiểu rằng Mill đang ảnh hưởng
tới chúng ta hơn bao giờ hết. Thông qua các tác phẩm của mình, Mill được
đánh giá là nhà tư tưởng chính trị thực tế. Ông hiểu rõ hơn bất kỳ một nhà
tư tưởng đương thời nào về khả năng ứng dụng từ tư tưởng vào thực tiễn và
cũng là một trong số rất ít người nhận thấy những hạn chế của văn hóa và
lịch sử Anh quốc [Xem tài liệu 71]. Gần đây nhất (Tháng 12 năm 2011),
ông Robert D, Kaplan, thông tín viên quốc gia cho tờ Atlantic, ủy viên Hội
đồng Chính sách Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ đã từng cho rằng,
Mill người soi đường phù hợp cho chúng ta vào thời điểm mà thế giới
chính trị có quá nhiều phức tạp như hiện nay [Xem tài liệu 64].
Lựa chọn “Chính thể đại diện” của John Stuart Mill – cuốn sách
được coi là tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây, tác giả luận
văn muốn làm rõ những giá trị của các quan điểm của J. S. Mill về chính
thể đại diện mà theo ông là hình thức chính thể lý tưởng, cũng như phần
nào trả lời cho câu hỏi mà nền chính trị thế giới vẫn đang đặt ra và chưa có
cách giải quyết thấu đáo. Xét theo khía cạnh cá nhân, hướng nghiên cứu tư
tưởng triết học chính trị của John Stuart Mill một cách hệ thống qua các tác
phẩm nổi tiếng của ông là một mong muốn của tác giả Luận văn từ lâu.
2. Lịch sử nghiên cứu

Tác phẩm “Chính thể đại diện” ra đời cách đây gần một thế kỷ rưỡi
và được xếp vào Bộ sách “Great Books of the Western World”. Có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về quan niệm của John
Stuart Mill, một số công trình được công khai trên mạng Internet toàn cầu
được biết đến là:

7
 Luận án Tiến sỹ của John Mercel Robson (Đại học Toronto,
Tháng 12, 1956) với tên đề tài là “The social and political thought of John
Stuart Mill” (Tư tưởng xã hội chính trị của John Stuart Mill) [Tài liệu 59]
cũng có nói đến quan niệm của Mill về Chính phủ song chỉ chiếm một
lượng rất ít trong công trình này. Tác giả chủ yếu đi phân tích những tư
tưởng chính trị xã hội nói chung của Mill như Đạo đức học, Phương pháp
khoa học hay một số vấn đề xã hội khác.
 Năm 2002, tác giả Nadia Urbinati, một giáo sư chuyên nghiên
cứu về Lý thuyết chính trị và nghiên cứu về Hy Lạp thuộc Khoa Khoa học
Chính trị của Đại học Comumbia, Hoa Kỳ đã viết cuốn “Mill on
Democracy: From the Athenian Polis to Representative Government”, được
nhà xuất bản Đại học Chicago, Hoa Kỳ xuất bản. Frederick G. Whelan,
người đã viết phần giới thiệu quyển này cho rằng, đây là một nghiên cứu
đầu tiên và mang lại những kiến thức sâu rộng hơn về lý thuyết Dân chủ
của Mill. Ông cũng cho biết, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về tác phẩm
“Chính thể đại diện” của Mill nhưng mang tính chất chuyên sâu trước đó
chỉ có cuốn “John Stuart Mill and Representative Government” của Dennis
Thompson (1976). Cuốn sách này chủ yếu bàn về Lý thuyết Dân chủ của
Mill, song lại được nghiên cứu so sánh với nền chính trị Atens.
 Năm 2001, tác giả Beth E. Warner của Đại học Georgia, Hoa
Kỳ có một bài báo dài 11 trang viết về “John Stuart Mill's Theory of
Bureaucracy within Representative Government: Balancing Competence
and Participation”. Đây là một bài báo nhỏ nhưng cũng đã đề cập đến

những ý tưởng có ý nghĩa của Mill đối với “Cuộc thảo luận về nền hành
chính công hiện nay” (current public administration discussion).
 Cuốn sách “Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill” được
nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản năm 2007 của hai tác giả Nadia
Urbinati và Alex Zakaras đã đưa ra một cách đánh giá lại (theo cách diễn
đạt của các tác giả) về giá trị trong tư tưởng chính trị Mill. Trong cuốn

8
này, các tác giả cố gắng liệt kê những bài viết đề cao giá trị triết học chính
trị của Mill, từ đó các tác giả đưa ra nhận định riêng của mình về sức hấp
dẫn của những ý tưởng đặc sắc trong tư tưởng John Stuart Mill [Xem tài
liệu 71].
Như vậy, tôi nhận thấy, các tác giả trên thế giới tiếp cận triết học
chính trị Mill trong cả hệ thống tư tưởng của ông hoặc là hệ thống các tư
tưởng chính trị. Những quan niệm của Mill về chính thể chỉ được nghiên
cứu đan xen trong các tác phẩm về các hình thức chính quyền hay các công
trình nghiên cứu về các chính thể đại diện nói chung.
Ở Việt Nam, tác phẩm “Chính thể đại diện” được nhà xuất bản Tri
thức xuất bản vào Quý I năm 2008 do tác giả Nguyễn Văn Trọng và Bùi
Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích. Cho đến nay, ở Việt Nam,
những nghiên cứu về tác phẩm mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa
có tài liệu nào nghiên cứu về tác phẩm mang tính chuyên sâu. Tiếp cận một
cách trực tiếp tác phẩm chỉ có Lời giới thiệu ngắn của dịch giả Nguyễn Văn
Trọng in cùng bản dịch tiếng Việt “Chính thể đại diện” của John Stuart
Mill. Đây là bài viết mang tính tổng quát, giới thiệu về tác phẩm. Trong bài
này, dịch giả cũng đưa ra một số nội dung chủ yếu, đó là:
 “Tình trạng của dân chúng quyết định sự thành bại của chính thể”
 “Chức năng của các bộ phận quyền lực hợp thành chính thể đại diện”
 “Một số chủ đề liên quan đến đặc thù của nước Anh thế kỷ XIX”
Như vậy, nghiên cứu quan niệm của John Stuart Mill về Chính thể

trong tác phẩm “Chính thể đại diện” vẫn là một hướng nghiên cứu mới mẻ
mà chúng tôi hy vọng góp phần làm phong phú hơn những nghiên cứu về
hệ thống tư tưởng đồ sộ của nhà tư tưởng vĩ đại này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
Làm rõ một số nội dung quan niệm của John Stuart Mill về chính thể
trong tác phẩm “Chính thể đại diện”, từ đó phân tích những giá trị và hạn

9
chế của tư tưởng John Stuart Mill đối với lịch sử tư tưởng cũng như nền
chính trị của nhân loại.
Nhiệm vụ:
 Khái quát về tác giả John Stuart Mill và tác phẩm “Chính thể
đại diện”
 Phân tích một số nội dung trong quan niệm của John Stuart
Mill về chính thể trong tác phẩm “Chính thể đại diện”.
 Chỉ ra những giá trị và hạn chế cơ bản trong quan niệm của
John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm “Chính thể đại diện”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Quan niệm của John Stuart Mill về chính thể.
Phạm vi: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu các nội dung cơ bản
trong quan niệm của John Stuart Mill về chính thể trong tác phẩm “Chính
thể đại diện” song không cứng nhắc, tách quan niệm này khỏi hệ thống tư
tưởng của ông.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để nghiên cứu quan niệm của John Stuart Mill về chính thể, đặc
biệt là cách tiếp cận khách quan, biện chứng. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu không tách rời những đánh giá chủ quan của cá nhân tác giả.
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu như phân tích và tổng
hợp, so sánh, logic - lịch sử, hệ thống – cấu trúc, quy nạp, diễn dịch, nghiên

cứu văn bản, đặc biệt là phương pháp của chính trị học so sánh và phương
pháp tiếp cận từ góc độ chính trị - đạo lý.
6. Đóng góp của Luận văn
Tác giả công trình hy vọng góp phần khẳng định giá trị tư tưởng của
John Stuart Mill và phương pháp nhận thức bản chất cấu trúc chính trị của
ông, đóng góp một cách hiểu vào nhận thức chung về triết học chính trị,
đặc biệt là về lịch sử các hình thức chính thể và chính thể đại diện; đồng

10
thời gợi mở cho những ai tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Luận
văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, Luận văn gồm
2 chương và 6 tiết.

11
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ JOHN STUART MILL
VÀ TÁC PHẨM “CHÍNH THỂ ĐẠI DIỆN”

1.1. Bối cảnh lịch sử và tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng
John Stuart Mill
1.1.1. Tình hình nước Anh nửa đầu thế kỷ XIX
Trong suốt thế kỷ XVIII và 30 năm đầu thế kỷ XIX, ở Anh diễn ra
cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Cuộc mạng này đã
dẫn đến sự thắng lợi của liên minh giữa tư sản và quý tộc mới. Trong nền
sản xuất xã hội, bước chuyển từ công trường thủ công sang công nghiệp cơ
khí diễn ra đã mở đầu cho quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và
tạo điều kiện củng cố vững chắc thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa mà giai cấp tư sản mới thiết lập.
Có thể nói, nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh

thế kỷ XVIII là do lực lượng sản xuất có bước phát triển mạnh mẽ. Đó là
kết quả của sự kết hợp năm yếu tố chính: Thứ nhất là phát minh máy hơi
nước và sự phát triển của công nghệ dệt may; Thứ hai là nền nông nghiệp
mới cùng sự phát triển về dân số tạo thị trường rộng lớn cho các sản phẩm
công nghiệp; Thứ ba là sự rộng lớn của các thuộc địa của Anh thời kỳ này
là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường vô cùng dồi dào; Thứ tư là sự
phát triển về hệ thống giao thông vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển nguyên nhiên liệu và phân phối sản phẩm; Yếu tố thứ năm là
nguồn vốn thặng dư lớn luôn sẵn sàng cho sự quay vòng sản xuất đã thúc
đẩy nền kinh tế nước Anh phát triển vượt bậc. Cùng với năm yếu tố trên,
phát minh về đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu thế kỷ XIX khiến
cho giao thông trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết và lợi thế về địa hình
(Anh không bị ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh ở lục địa, điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại) đã trở thành chất xúc
tác cho cuộc các mạng này. Là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi với

12
lượng than đá khổng lồ và vô số các mỏ sắt, đến năm 1850, Anh đã chiếm
một nửa sản lượng sắt và hai phần ba sản lượng than đá của cả thế giới.
Có nguồn cung cấp lông cừu dồi dào từ Scotland, nhập bông thuận tiện từ
Mỹ lại kết hợp với phát minh về máy cán bông của Eli Whitney (1793) đã
khiến cho nước Anh phát triển nhanh chóng về nông nghiệp.
Như vậy, cuộc cách mạng ở Anh nổ ra và tạo ảnh hưởng vô cùng sâu
sắc tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Cuộc cách mạng này khiến cho
mâu thuẫn trong xã hội Anh thời đó ngày càng gia tăng. Cuộc sống và điều
kiện làm việc của người dân cũng như cấu trúc gia đình và xã hội đã có sự
thay đổi lớn.
Xã hội Anh sau thời kỳ cách mạng công nghiệp gặp phải nhiều vấn
đề nan giải. Làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị khiến cho các thành
phố công nghiệp phải đối mặt với ba vấn đề lớn về điều kiện sống, điều

kiện làm việc và vấn đề cơ cấu xã hội. Chỗ ở đông đúc trong các căn gác,
hầm rượu, thậm chí 63 người ở 7 phòng trong một căn hộ. Nước sạch chỉ
cung cấp cho người giàu khiến tình trạng vệ sinh trở nên thậm tệ. Bệnh
dịch hoành hành khắp nơi, ô nhiễm không khí và suy dinh dưỡng cùng nạn
nghiện rượu, ma túy, tội phạm, mại dâm là kết quả tất yếu xảy ra từ điều
kiện sống như vậy.
Thời gian đó, công nhân bị bóc lột sức lao động dã man, giờ làm
việc có thể lên tới 19 tiếng trong một ngày, sáu ngày trong một tuần. An
toàn lao động ở tình trạng báo động vì rủi ro xảy ra liên tiếp đối với
mạng sống công nhân – ngón tay, bàn tay thậm chí cả cánh tay cũng bị
máy móc nghiền nát. Những vụ nổ giết chết hàng trăm công nhân… Số
người thất nghiệp rất lớn và càng ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều
này khiến cho phụ nữ và trẻ em cũng phải tìm đến các công việc ở nhà
máy chỉ để kiếm tiền sống qua ngày.

13
Từ thực tế khắc nghiệt này, các nhà tư tưởng theo phong trào cải
cách đã cố gắng tìm ra những giải pháp để giải phóng người công nhân
khỏi tình trạng này:
 Một số nhà cải cách công nghiệp thực sự quan tâm đến công
nhân như Robert Owen (1771 - 1858) và William Hesketh Lever (1851 -
1925) đã xây dựng mô hình cộng đồng mà ở đó công nhân có thể sống và
làm việc.
 Một số chính trị gia tự do cố gắng làm giảm bớt đau khổ của
quần chúng bằng cách này hay cách khác. Đối với các chính trị gia bảo thủ,
họ cố gắng ngăn chặn cuộc cách mạng xã hội có thể nổ ra từ tình trạng này.
Một số luật đã được ban hành để dần cải thiện hoàn cảnh của giai cấp công
nhân như Luật Nhà máy 1833 (the Factory Act of l833) đã hạn chế việc sử
dụng lao động phụ nữ và trẻ em; Luật Nhà máy 1850 (the Factory Act of
l850) hướng đến hạn chế thời gian lao động của phụ nữ và trẻ em là ngày

làm việc mười tiếng rưỡi.
Trong tình trạng này, công nhân đã hình thành công đoàn hay những
hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau. Một số phong trào đấu tranh cũng nổ ra song
không đạt được nhiều thành công. Việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ cũng
là một vấn đề quan trọng trong thời gian này bởi họ bị đàn áp và không có
quyền được tham gia vào các công việc xã hội. Nhiều nhà tư tưởng đã lên
tiếng bênh vực cho phụ nữ, ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ… Chính triết
lý của chủ nghĩa tự do đã trở thành cơ sở triết học cho phong trào đòi quyền
đi bầu cử của phụ nữ mà John Stuart Mill là một đại diện.
Để hiểu rõ về những suy tư và kiến giải của Mill trong tác phẩm
“Chính thể đại diện” nói riêng và trong toàn bộ triết học chính trị của ông nói
chung, chúng ta cần có một cái nhìn khái quát về chính trị Anh thời kỳ này.
Có thể nói, đây là thời kỳ mà liên minh tư sản và quý tộc mới ở Anh
đã giành thắng lợi sau cuộc cách mạng tư sản. Từ đây, nhà nước quân chủ
lập hiến được thành lập. Vua mặc dù là người đứng đầu nhà nước song

14
không điều khiển công việc quốc gia mà thực quyền lại thuộc về nghị viên,
trong đó quyền thống trị thuộc về đảng nào chiếm được đa số ghế.
Thượng viện nằm trong tay giới đại quý tộc có uy lực hơn Hạ viện
do dân cử ra. Cuộc bầu cử Hạ nghị viện cũng tiến hành theo những quy tắc
rất hạn chế như trong số 7 triệu dân Anh nhưng chỉ có 25 vạn người có
quyền tuyển cử. Gần một nửa số nghị viên ở Hạ nghị viện là những người
được bầu ra từ những vùng đất ít dân cư mà ở đó việc bầu cử thường diễn
ra theo ý muốn của chúa đất. Tất nhiên, nếu chủ cũ bán vùng đất đó cho
người chủ mới thì người chủ mới ấy lại trở thành nghị viên đại biểu của nơi
đó. Ghế nghị viên được mua đi bán lại, nhà giàu mua chuộc cử tri và có khi
mua cả lá phiếu bầu cử, đây là một vấn đề mà Mill đặc biệt nhấn mạnh khi
ông đưa ra kiến giải cho tình trạng này. Như vậy, quyền chính trị không chỉ
bị tước đoạt ở tầng lớp lao động mà tầng lớp trung gian cũng cùng chung

một số phận.
Thượng viện là hình ảnh đấu tranh, tranh chấp quyền thống trị giữa
Đảng Whig và Đảng Tory - một bên là đại diện quyền lợi cho bộ phận quý
tộc giàu có nhờ mua tài sản, đất đai phong kiến trong thời cách mạng và có
liên hệ chặt chẽ với đại tư sản thương nghiệp, chủ ngân hàng và chủ đồn
điền ngoài nước, một bên là đảng của đại địa chủ. Hai đảng này thay nhau
quản lý công việc nhà nước, tranh chấp nhau để chiếm ưu thế số ghế trong
nghị viện. Mặc dù vậy, cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản
và quý tộc, cố gắng duy trì quyền thống trị của giai cấp tư sản. Đây chính là
hình thức nhà nước quân chủ lập hiến khác hẳn so với nền quân chủ chuyên
chế trước đây ở Anh, trong đó Thủ tướng và nội các thuộc về đảng chiếm
đa số trong nghị viện do đảng đó cử ra và ủng hộ. Thủ tướng và nội các chỉ
chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Đối với người dân, do cuộc sống nghèo đói khổ cực, họ đã nổi dậy
đấu tranh với tần suất và quy mô ngày càng rộng lớn khiến nền chính trị
Anh gặp phải nhiều khó khăn lớn. Có thể kể đến như:

15
 Cuộc bạo loạn do bất mãn và bị đàn áp 1811-1819
 Đoàn thợ đi khắp nơi phá hoại máy móc năm 1811-1816
 Các cuộc bạo loạn ở Sheffield năm 1812
 Cuộc nổi loạn Spa Fields vào ngày 02 tháng 12 năm 1816
 Cuộc nổi loạn tháng 3 năm 1817
 Khởi nghĩa Derbyshire ngày 09 tháng 06 năm 1817
 Cuộc tàn sát ở Peterloo 16 tháng 8 năm 1819
 Sáu vụ gây rối năm 1819
 Sự nổi dậy trên đường Cato, ngày 23 tháng 2 năm 1820
 Cuộc nổi loạn ở Bristol năm 1832.
Gần khoảng thời gian Mill viết “Chính thể đại diện” có thể liệt kê
những vụ tấn công nổi bật như:

 Cuộc tấn công ở Salford năm 1842
 Cuộc tấn công vào lực lượng quân đội năm 1842
 Cuộc tấn công vào các trại tế bần ở Stockport năm 1842
 Cuộc bạo loạn do tình cảnh đói nghèo ở Galway năm 1842.
[Xem tài liệu 77]
Tóm lại, bối cảnh nước Anh thế kỷ XIX đã ảnh hưởng rất lớn tới
John Stuart Mill – một con người tài hoa, cương quyết đấu tranh cho công
bằng, tự do, dân chủ. Chính sự mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và công
nhân, chính sự khổ cực của người dân lao động, sự đối xử phân biệt đối với
người phụ nữ hay tham vọng mị dân của các chính trị gia thời kỳ này nhằm
thao túng dân chúng và thực hiện sự chuyên quyền của mình đã khiến cho
John Stuart Mill day dứt, băn khoăn. Từ đây, ông đã viết một hệ thống các
tác phẩm mang tính triết học, chính trị, xã hội rất đồ sộ và có giá trị.
1.1.2. Những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến John Stuart Mill
Nhìn chung, ảnh hưởng của các nhà tư tưởng đi trước đối với sự hình
thành hệ thống triết học chính trị - xã hội John Stuart Mill có thể kể đến

16
như: Jeremy Bentham, James Mill, Wilhelm von Humboldt… Đặc biệt,
xem xét dưới hệ thống quan điểm của John Stuart Mill trong tác phẩm
“Chính thể đại diện” mà phạm vi nghiên cứu là quan niệm về Chính thể của
ông thì không thể không kể đến ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc của các nhà tư
tưởng: Saint Simon (1760 - 1825); Taylor Coleridge (1772 - 1834); August
Comte (1789 - 1857) và Alexis Tocqueville (1805 - 1859).
Trước hết, tác giả luận văn đi phân tích những nét tư tưởng chính
của những nhà tư tưởng tiền bối có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tư
tưởng John Stuart Mill.
Jeremy Bentham (1748 – 1832) là một nhà triết học đồng thời là một
luật gia. Ông giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa tinh thần Anh.
Bentham được biết đến là người xây dựng quan điểm vị lợi chủ

nghĩa. Quan điểm này có tính triết học xã hội và đạo đức học sâu sắc. Từ
lập trường của chủ nghĩa tự do cấp tiến, ông đã luận chứng nhiều dự án cải
cách ngành lập pháp. Các tác phẩm chính của Bentham có thể kể tới như
“Những đối thoại của Chính phủ” (1776), “Về các nguyên tắc đạo đức và
pháp luật (xuất bản năm 1789), “Cải cách Nghị viện” (1817), “Đạo đức học
hay khoa học về đạo đức” (gồm hai tập, được công bố vào năm 1843)….
Bentham cho rằng, tính vị lợi là một sự biểu thị trừu tượng. Nó hàm
ý về tính chất hay khuynh hướng của một sự vật nào đó đang cố gắng thoát
khỏi cái ác và bảo vệ cái thiện. Cái ác được coi là nguyên nhân của sự thỏa
mãn. Tất cả những điều này đều có tính “khả ước” với tính vị lợi hay sở
thích của các cá nhân. Những sở thích có định hướng vào việc làm gia tăng
tổng số phúc lợi của những cá nhân có sở thích đó.
Bentham coi nguyên tắc vị lợi là “tư tưởng tối cao” của nghiên cứu
khoa học và cần phải được biểu thị một cách chặt chẽ và chính xác. Theo
Bentham, đối với người bảo vệ nguyên tắc vị lợi thì đức hạnh chỉ trở thành
cái thiện do có sự thỏa mãn sinh ra từ tính vị lợi, còn ngược lại, khi không
có sự thỏa mãn sinh ra từ tính vị lợi thì cái ác sẽ xuất hiện. Cái thiện đạo

17
đức được sinh ra nhờ xu hướng bắt nguồn từ sự thỏa mãn thể chất; còn cái
ác đạo đức thì được ra đời từ nỗi đau khổ thể chất. Ở đây, Bentham đồng
nhất sự thỏa mãn và đau khổ thể chất cùng với sự thỏa mãn và đau khổ về
tinh thần. Bentham khẳng định rằng, mức độ thỏa mãn được cảm nhận nhờ
những cảm giác của con người phụ thuộc vào bốn yếu tố, đó là: cường độ,
độ dài thời gian, tính xác định và tính gần gũi của sự thỏa mãn. Chính các
yếu tố đó cũng quy định mức độ không thỏa mãn.
Từ đó, Bentham cho rằng sự thành công hay thất bại đối với từng cá
nhân cũng như trong đời sống chính trị phụ thuộc vào mức độ tính toán
chính xác về cái thiện và cái ác. Ví dụ, đối với nhà lập pháp thì sự thỏa mãn
và hạn chế sự không thỏa mãn là mục đích duy nhất. Như vậy, trong khi J.

S. Mill coi trọng chất lượng hơn thì Bentham lại quan tâm tới sự chính xác
về số lượng của sự thỏa mãn.
Về công bằng, Bentham cho rằng, từ này không có nghĩa khi nó
không được gắn liền với hành vi hiện thực của những cá nhân cụ thể. Ông
cũng cho rằng nhiều khái niệm chung chung như “sở hữu”, “hôn nhân”,
“nguyên tắc” chỉ được sử dụng để che đậy những sở thích nhất định. Ông là
người chống lại các nguyên tắc đạo đức trừu tượng.
Có thể nói, một mặt Bentham là người bảo vệ chủ nghĩa cá nhân bởi
ông đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong sự thỏa mãn hay đau khổ của họ.
Mặt khác, tính vị lợi theo quan niệm của Bentham không đồng nhất với
mức độ thỏa mãn của cá nhân trong sự gắn liền với các hoạt động xã hội
rộng lớn. Những quan niệm số học về khoái lạc hay coi sự thỏa mãn về thể
chất cũng giống như tinh thần là những điểm yếu ở Bentham mà sau này
được Mill khắc phục. Khi còn trẻ, Mill ảnh hưởng rất nhiều từ Bentham.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các nhà tư tưởng Pháp và một số nhà tư tưởng
Anh tiền bối, ông đã có những ý nghĩ khác xa so với Bentham, đặc biệt là
trong quan niệm về chất lượng khoái lạc. Mặc dù tiến bộ về nhiều mặt so

18
với Bentham nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận ảnh hưởng
mạnh mẽ từ nhà tư tưởng này tới John Stuart Mill.
Người có ảnh hưởng lớn thứ hai được kể đến là cha của J. S. Mill –
James Mill (1773 – 1836). James Mill là bạn và đồng thời cũng là người
ủng hộ cho học thuyết của Bentham. James Mill đã áp dụng cho con trai
mình (tức J. S. Mill) một nền giáo dục khắt khe dựa theo nguyên tắc tâm lý
học liên tưởng của Bentham. Bản thân John Stuart Mill đã phải cố gắng để
phù hợp với hệ thống giáo dục của cha mình, song J. S. Mill vẫn không
tránh khỏi một thời gian mắc bệnh trầm cảm. Thêm nữa, cũng bởi nền giáo
dục này mà chính tư duy của Mill khi ông còn trẻ cũng không được phát
triển tự do.

Với James Mill, các dự án cải cách nghị viện của ông cũng căn cứ
trên các tư tưởng triết học và đạo đức học của chủ nghĩa vị lợi. Ông được
biết đến là người bảo vệ học thuyết vị lợi chủ nghĩa, là người đưa ra quan
niệm tâm lý học về nguyên tắc vị lợi (hạnh phúc lớn nhất dành cho nhiều
người nhất), cũng như là người truyền bá học thuyết kinh tế học của
Ricardo.
Ngoài ra, John Stuart Mill còn ảnh hưởng từ Wilhelm von Humboldt
(1767 – 1835) – nhà tư tưởng người Đức, đặc biệt thể hiện trong tác phẩm
“Bàn về tự do” [Xem 22, tr. 133 và 165-166]. Ở cuốn này, J. S. Mill xuất
phát từ quan điểm của Wilhelm von Humboldt khi nhận định rằng: mục
tiêu của nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hòa nhất mọi năng lực
của con người và để đạt được mục tiêu này cần có hai điều kiện, đó là tự do
và sự đa dạng của các tình huống. Trên cơ sở quan điểm này, J. S. Mill đưa
ra khái niệm về tự do xã hội – ranh giới giữa kiểm soát xã hội và độc lập cá
nhân. Mill cũng đề ra các nguyên lý về quyền tự do nhằm đạt được sự hài
hòa trong quan hệ giữa con người cá nhân với cộng đồng xã hội để hướng
tới mục tiêu phát triển.

19
Đó là những nhà tư tưởng tiền bối có ảnh hưởng nói chung tới toàn
bộ hệ thống tư tưởng của John Stuart Mill. Đối với quan niệm của ông về
chính thể được trình bày qua tác phẩm “Chính thể đại diện”, những nhà tư
tưởng như Saint Simon (1760 - 1825); Taylor Coleridge (1772 - 1834);
August Comte (1789 - 1857); Alexis Tocqueville (1805 - 1859) là không
thể không kể đến. Những tư tưởng này của họ được coi là những viên gạch
nền móng để Mill xây dựng nên hệ thống triết học chính trị của mình.
Kể đến trước tiên là Henri de Saint – Simon (1760 – 1825), một nhà
tư tưởng lớn người Pháp. Mặc dù sinh ra trong một gia đình quý tộc song
Simon căm ghét chế độ nô lệ. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đến sự
hình thành của nhiều trường phái triết học thế kỷ XIX, trong đó có hệ thống

tư tưởng của John Stuart Mill.
Nếu như Saint-Simon cho rằng, việc nói về tự do và dân chủ sẽ chỉ
làm chúng ta sao nhãng những vấn đề thực tế thì Mill lại nghiên cứu về
những chủ đề này như trong truyền thống nhiều nhà tư tưởng đã từng nghiên
cứu (như Locke, Montesquieu, Russeau…sẽ được nhắc đến ở phần sau).
Trong các công trình của mình, Mill đưa ra những quan niệm về xã hội như
là một tổ chức phức tạp và cố gắng phân tích, mổ xẻ nó. Chịu ảnh hưởng của
Simon khi cho rằng lịch sử loài người là một quá trình tiến hóa không
ngừng, chế độ sau tiến bộ hơn chế độ trước, Mill cũng coi xã hội như một
hiện tượng lịch sử mà sự hình thành và phát triển là cả một quá trình lâu dài,
biến đổi qua mỗi giai đoạn khác nhau. Mill gặp Simon vào đúng lúc Simon
được trắng án sau nghi ngờ có liên quan đến vụ ám sát Công tước Berry.
Trước đó, Mill đã được tiếp cận một tác phẩm nổi tiếng - The Parable (Tạm
dịch là Dụ ngôn) của Simon với những giả thuyết và cách lập luận riêng
nhằm khẳng định rằng, xã hội bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau, đó là: Lớp
dưới cùng là những người nông dân và công nhân nhà máy; Lớp trung lưu là
các nhà khoa học, triết học hay các nhà công nghiệp; Lớp trên cùng là các
chính trị gia cùng các sĩ quan quân đội. Theo Simon, tầng lớp trung lưu đóng

20
vai trò quan trọng và khó bị thay thế còn những người ở tầng lớp trên cùng
mặc dù chiếm phần lớn của cải và quyền lực nhưng lại đóng góp cho xã hội
ít nhất. Ông coi đó là một “Xã hội lộn ngược”. Vì thế, nhà tư tưởng người
Pháp này cho rằng, một xã hội được kiểm soát bởi những nhà khoa học, nhà
công nghiệp sẽ tốt đẹp hơn. Quan niệm này về xã hội đã ảnh hưởng nhiều
đến nhà tư tưởng Anh J. S. Mill, đặc biệt là về tính thay đổi, tính lịch sử của
xã hội khiến Mill rút ra được những cách tiếp cận mới so với Bentham và
người cha James Mill của ông.
Tiếp theo phải kể tới một nhân vật được Mill nhắc đến khá nhiều
trong các tác phẩm của mình, đó là Samuel Taylor Coleridge (1772 - 1834).

Coleridge là một nhà thơ, nhà phê bình, nhà triết học người Anh. Chịu ảnh
hưởng của cuộc Cách mạng Pháp, Coleridge đã tự nguyện tuyên truyền và
đứng về phía những người theo cách mạng. Ông đã từng bị đuổi học vì
quan điểm “vô thần”, vì in sách hay tạp chí tuyên truyền về chính trị và
sáng tác các bài thơ ủng hộ cách mạng Pháp. Trong tư tưởng của Coleridge,
ta thấy một sự khác biệt đến đối lập giữa ông và Bentham: Nếu Bentham
cho rằng, để đánh giá một ý kiến hay một đề xuất nào đó là đúng hay sai thì
cần phải gắn liền với nó những mục tiêu, mục đích của chính bản thân
mình, tức là sự tương thích của vấn đề với mỗi cá thể hay mỗi vấn đề riêng
biệt sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá vấn đề đó. Ngược lại, Coleridge
cho rằng, một học thuyết được hình thành từ những con người tài năng,
thận trọng trong lối suy nghĩ nếu đã được thừa nhận và ủng hộ ở một số
quốc gia và qua các thế hệ thì nó cũng đã phần nào chứng tỏ được giá trị và
sức sống của nó [Xem: Tài liệu 65]. Cũng giống như với Saint Simon, Mill
học được ở Coleridge cách nhìn xã hội trong những giai đoạn nhất định
của nó, tức tính lịch sử của xã hội. Cách tiếp cận này cho rằng những thay
đổi về phong tục hay thể chế đều đi liền với những sự kiện xã hội, chính trị
nhất định. Từ đây, Mill đã tìm hiểu những mô hình chính thể trong lịch sử.
Với công việc này, Mill không chỉ đơn thuần mô tả, miêu tả mà ông đã lý

21
giải một cách sâu sắc rằng cách giải quyết vấn đề nào đó phải gắn liền với
điều kiện xã hội và các mối quan tâm, hứng thú của chúng ta ở từng thời
kỳ. Tiếp xúc với Simon và Coleridge, Mill đã nhận thức được con đường
đúng đắn mình cần phải đi để tìm kiếm những giải pháp cho cuộc khủng
hoảng chính trị đương thời.
Một người bạn và đồng thời là người được Mill coi như vị tiền bối
của mình, đó là Auguste Comte (1789 - 1857). Ông là một nhà tư tưởng
Pháp. Ông là người sáng lập ra ngành xã hội học và cũng là một nhà lý
thuyết xã hội nổi tiếng thế kỷ XVIII – XIX. Những quan niệm về xã hội

của Comte trở thành cơ sở lý luận cho sự phát triển tư tưởng của nhiều nhà
tư tưởng về sau, đặc biệt là John Stuart Mill.
Comte quan niệm rằng, xã hội là một hệ thống có cấu trúc gồm cá
nhân, gia đình và các tổ chức xã hội. Ông cũng là người nghiên cứu chuyên
sâu về thuyết thực chứng. Comte và Mill có một tình bạn khá thân thiết. Cả
hai ông đã có thời gian nghiên cứu cùng nhau về “Tôn giáo nhân văn” mới
(a new "religion of humanity”). Mặc dù Mill tiếp thu ở Comte phần lớn về
phương pháp thực chứng song ông cũng có những sự khác biệt thể hiện lập
trường triết học riêng của mình. Nếu như Comte quan niệm rằng xã hội học
là khoa học sử dụng các phương pháp khoa học thực chứng để xây dựng và
phát triển một khoa học mới mẻ mà ông gọi là Xã hội học hay Vật lý học
xã hội. Bởi, Comte coi xã hội học cũng giống khoa học tự nhiên như vật lý
học, sinh vật học trong việc vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu để
tìm hiểu bản chất của xã hội. Trong lý luận về nhà nước của mình, Comte
cho rằng, ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau thì việc tập trung quyền lực vào tay
nhà nước cho phép điều hòa, phối hợp và liên kết các bộ phận của hệ thống
xã hội đảm bảo chống lại sức ép của sự phân hóa và phân rã xã hội. Mặt
khác, trên cơ sở công nhận vai trò của nhà nước, Comte cũng cho rằng yếu
tố trí tuệ và đạo đức, tình cảm của các thành viên xã hội đóng vai trò là
nhân tố duy trì sự liên kết giữa các cá nhân và giữ gìn trật tự xã hội.

22
Trong khi rơi vào cuộc khủng hoảng tinh thần năm 20 tuổi, Mill đã
đọc rất nhiều tác phẩm của Comte. Một mặt tán thành với ý đồ xây dựng
một khoa học chung cho toàn nhân loại của Comte nhưng Mill cho rằng
Kinh tế nên được nghiên cứu như một khoa học riêng biệt. Ngoài ra, Mill
cũng đi một hướng khác với Comte khi ông quan niệm, trong lĩnh vực xã
hội không nên chỉ dựa vào phương pháp kinh nghiệm hay quy nạp bởi lẽ
các hiện tượng xã hội rất phức tạp và đan xen với nhau nên cần có những
phương pháp đặc thù khác để phân biệt chúng với nhau. Tại điểm này, Mill

được xem như người sửa những lỗi sai cho chủ nghĩa kinh nghiệm đơn giản
(Cách dịch khác: Chủ nghĩa kinh nghiệm tầm thường “casual empiricism”).
Theo đó, kết hợp phương pháp quy nạp với sự tôn trọng thực tế cho những
lý thuyết hay ý tưởng, Mill đã đề xuất về phương pháp quy nạp suy luận và
thực hiện phương pháp này trong những nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, các tư tưởng về dân chủ của Mill hay những ý tưởng về cải
cách của ông chịu ảnh hưởng khá lớn từ nhà tư tưởng người Pháp Alexis de
Tocqueville (1805 - 1859). Đương thời, Tocqueville từng là đại biểu Quốc
hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Pháp. Sinh ra
trong một gia đình truyền thống quý tộc nhưng từ sớm (chỉ mới 16 tuổi)
Tocqueville đã có những ý nghĩ nghi ngờ về vai trò của tầng lớp quý tộc
Pháp. Năm 1827, ông có thời gian học việc để làm thẩm phán tại tòa án
Versailles. Chính thời gian này ở ông đã nảy sinh niềm hứng thú mãnh liệt
đối với tự do và ông ngày càng tin tưởng rằng sự suy giảm về quyền lực
của tầng lớp quý tộc là điều không thể tránh khỏi. Cách mạng Pháp nổ ra
đã khiến cho gia đình ông có nhiều thay đổi. Bản thân Tocqueville cũng
không còn giữ được vị trí, nghề nghiệp của mình nữa. Từ đây, ông đã tìm
đến Hoa Kỳ như là một mô hình kiểu mẫu về chính trị. Với lý do muốn cải
cách các nhà tù ở Mỹ, ông đã được phép sang Mỹ và tìm hiểu về chính trị
của nước này. Ông hy vọng rằng, những điều ông thu lượm được từ nền
chính trị nước Mỹ sẽ giúp ích cho nền chính trị Pháp. Sau thời gian ở Mỹ,

23
Tocqueville cũng đến Anh để nghiên cứu hệ thống chính trị ở đây. Sản
phẩm tinh thần mà ông ôm ấp từ lâu chính là cuốn “Democracy in
America” (Bản dịch tiếng Việt: “Nền Dân trị Mỹ; Dịch giả Phạm Toàn)
được xuất bản phần một vào năm 1835 và phần hai được xuất bản năm
1840. Trong cuốn này, Tocqueville đã đưa ra một lời cảnh báo mối nguy
hiểm về sự chuyên quyền của chính phủ. Ông cố gắng áp dụng những ý
tưởng của mình và những mong muốn thay đổi đến Pháp song không được

chấp nhận. Cuốn sách được coi là kinh điển của ông chỉ được nước Anh
hưởng ứng, những người thừa nhận và nghiên cứu nghiêm túc trong đó có
John Stuart Mill.
Cụm từ được Tocqueville nhắc đến mà sau này là Mill sử dụng khá
phổ biến đó là “chuyên chế của đa số”. Không giống như trong chế độ độc
tài, quyền tự do tín ngưỡng trong xã hội dân chủ được ủng hộ mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái, bởi không bị chuyên quyền áp đặt nên dễ
xảy ra có nhiều tranh cãi, bất đồng ý kiến mà phần thắng thường thuộc về
đa số. Chính ở điểm này, Mill bị ảnh hưởng từ Tocqueville nhưng Mill lại
đưa ra một đề nghị khác vị tiền bối của mình về việc ngăn ngừa hay hạn
chế sự chuyên chế của đa số.
Với “Nền dân trị Mỹ”, Tocqueville cho rằng sự giảm bớt một số hoạt
động của chính quyền trung ương sẽ là một cách thức để chống lại sự
chuyên chế của đa số. Nghĩa là, phần việc của chính quyền trung ương sẽ
được chia sẻ bớt cho các cơ quan địa phương thực hiện. Điều này đã khiến
Mill trầm tư ít nhiều bởi ở Anh thời đó, theo ông, các chính quyền địa
phương đang tồn tại một cách hỗn độn, thiếu sự rõ ràng và chuyên nghiệp.
Tocqueville cũng cho rằng, những truyền thống và sự chuyên nghiệp
trong lập pháp một mặt bảo vệ vững chắc những lý do để hình thành luật.
Mặt khác, khi nó được lan rộng và thừa nhận sâu rộng trong xã hội thì nó
lại trở thành yếu tố gây trở ngại đối với những suy nghĩ độc đáo, khác biệt
so với những bộ óc bình thường và gây khó khăn để áp dụng những ý

24
tưởng mới mẻ. Do ảnh hưởng từ sự phân tích của Tocqueville về nền văn
hóa Hoa Kỳ mà về sau, Mill đã suy nghĩ về mối nguy hiểm của dân chủ
chính là sự khác biệt của đa số sẽ đàn áp cá nhân hay thiểu số.
Như vậy, với tác phẩm “Nền dân trị Mỹ” nổi tiếng cùng quãng đời
hoạt động chính trị theo lập trường dân chủ của mình, Alexis de
Tocqueville đã ảnh hưởng đến Mill – nhà tư tưởng người Anh, nơi duy nhất

mà cuốn sách của Tocqueville được hưởng ứng mạnh mẽ thời đó. Với Mill,
một mặt đam mê với những vấn đề Tocqueville gợi ra và đã có phân tích,
mặt khác ông cũng đưa ra những lập trường riêng biệt thể hiện suy nghĩ
riêng của mình về vấn đề mà cả ông và Tocqueville cùng quan tâm. Đó
chính là bước biến chuyển ở nhà triết học chính trị người Anh này.
Tóm lại, trên đây là vài nét về các nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn tới
John Stuart Mill. Xét dưới quan niệm của J. S. Mill về chính thể, từ sự ảnh
hưởng đó, ta thấy được trong bản thân Mill cũng đã có những băn khoăn,
day dứt và những biến chuyển về lập trường triết học. Việc đưa ra, phân
tích những tiền đề tư tưởng trên đây cho chúng ta thấy sự tác động và tính
kế thừa liên tục giữa các nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Anh nói
chung, mặt khác, khẳng định sự tiến bộ của John Stuart Mill đối với các
bậc tiền bối và đồng thời là những giá trị tư tưởng của ông đối với hậu thế.
1.2. Khái quát về John Stuart Mill
1.2.1. Cuộc đời
John Stuart Mill là một nhà triết học, kinh tế học, logic học tài ba và
là nhà lý thuyết nổi tiếng về đạo đức học người Anh. John Stuart Mill được
coi là nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại cải cách xã hội và là triết gia Anh có
ảnh hưởng nhất thế kỷ XIX. Cho tới nay, giới học thuật vẫn công nhận ông
là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đã bảo vệ thành công chủ nghĩa kinh
nghiệm cũng như tự do chính trị, xã hội, văn hóa. Nhìn một cách tổng quát,
mục tiêu và lý tưởng của học thuyết Mill là hướng đến một xã hội tiến bộ
trong đó mỗi cá nhân đều có được tự do.

25
John Stuart Mill sinh ngày 20/5/1806 ở Pentonville, London. Ông là
con trai cả của nhà sử học, kinh tế và triết học James Mill – nhà triết học
gốc người Scotland đã chuyển tới sống ở London và trở thành một tên tuổi
nổi tiếng với việc tiếp tục triết lý thực dụng của Jeremy Bentham. Mẹ của
ông là Harriet Barrow, người có ảnh hưởng rất ít tới Mill bởi ông chủ yếu

nhận được những kế hoạch học tập và sự giáo dục từ người cha. Cha Mill
đã dạy ông với một chương trình rất nghiêm khắc. Học vấn của ông bắt đầu
từ tiếng Hy Lạp và môn số học từ năm 3 tuổi, đến năm 13 tuổi, ông đã có
được kiến thức tương đương với chương trình đại học toàn phần.
Chỉ mới 8 tuổi, Mill đã đọc “Các truyện ngụ ngôn Hy Lạp” của
Aesop, “Cuộc viễn chinh (Anabasis)” của Xenophon và toàn bộ các tác
phẩm của Herodotus. Ông đã làm quen với các tác phẩm của nhà văn trào
phúng Lucian, nhà lịch sử triết học Diogenes Laertius, nhà văn Isocrates và
6 hội thoại của Plato. Ngoài ra, Mill cũng dành thời gian đọc cẩn thận và kỹ
lưỡng nhiều tác phẩm lịch sử bằng tiếng Anh. Cũng ngay từ khi 8 tuổi, ông
đã bắt đầu học tiếng Latin, hình học Euclid, đại số và dạy học cho các em
của mình. Lĩnh vực quan tâm chính của ông là lịch sử, ông đã học qua tất
cả các tác giả Hy Lạp và La Mã thường được dạy ở trường, ông đã đọc
được các tác phẩm của Plato và Demosthenes một cách dễ dàng khi chỉ mới
10 tuổi. Bước sang tuổi 12, ông bắt đầu nghiên cứu sâu về logic trong triết
học kinh viện, đồng thời đọc các luận thuyết logic của Aristote. Trong
những năm tiếp theo, ông bắt đầu học kinh tế chính trị, nghiên cứu các tác
phẩm của Adam Smith và David Ricardo. Trên thực tế, Mill chịu ảnh
hưởng nhiều của James Mill, nhưng điều này đã khiến ông luôn bị mâu
thuẫn trong tư duy bởi những suy nghĩ khác biệt so với cha mình. Bởi vậy
trong ông luôn có những ràng buộc về tư tưởng và sự phát triển tư duy
thiếu tự nhiên. Thực chất, đây chính là kết quả của cách giáo dục mà James
Mill áp dụng theo nguyên tắc tâm lý học liên tưởng của Bentham.

×