Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn ThS . Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 112 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG



TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA
JOHN STUART MILL



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC





Hà Nội - 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG


TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA
JOHN STUART MILL

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN TRƢỜNG THỤ


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Đoàn Trường Thụ. Các thông tin trong Luận văn là trung
thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày… tháng …năm 2014

TÁC GIẢ




Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Nguyễn





LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo đã nhiệt tình cung cấp cho tôi những
kiến thức khoa học, đặc biệt là TS. Đoàn Trường Thụ người hướng dẫn khoa
học, trực tiếp giúp đỡ tôi rất nhiều để có kết quả nghiên cứu này.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 8
7. Kết cấu của luận văn 8
Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 9
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J. S. MILL 9
1.1. Tiền đề lịch sử và lý luận 9

1.1.1. Tiền đề lịch sử 9

1.1.2. Tiền đề lý luận 14
1.2. Thân thế và sự nghiệp của J. S. Mill 21
1.2.1. Sơ lược tiểu sử của J. S. Mill 21

1.2.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J. S. Mill 28

Chƣơng 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J. S. MILL 35
2.1. Tƣ tƣởng về tự do 35
2.1.1. Tự do cá nhân 36

2.1.2. Tự do và quyền bình đẳng của phụ nữ 46

2.2. Tƣ tƣởng về thể chế chính trị 54
2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá chính thể đại diện 54

2.2.2. Các cơ quan quyền lực cấu thành chính thể đại diện 62

2.2.3. Dân chủ và quyền bầu cử 68



Chƣơng 3: NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG CHÍNH
TRỊ CỦA JOHN STUART MILL VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO ĐỐI
VỚI VIỆT NAM 75
3.1. Những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng chính trị của J. S. Mill 75
3.1.1. Giá trị của tư tưởng chính trị của J. S. Mill 75

3.1.2. Hạn chế của tư tưởng chính trị của J. S. Mill 86


3.2. Bài học tham khảo đối với Việt Nam 93
3.2.1. Bài học về đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị 93

3.2.2. Bài học về bảo đảm tự do cá nhân và quyền bình đẳng cho phụ nữ 96

KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Lịch sử tư tưởng chính trị Châu Âu thời kỳ cận - hiện đại là lịch sử của
những dòng tư tưởng vì tự do của con người, vì một xã hội dân chủ với sự
tham gia tối đa của công dân vào các quyết định chung. Những dòng tư tưởng
này đã được áp dụng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình
hình thành hệ thống chính trị của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, với
sự phát triển của kinh tế thị trường, quan hệ đối ngoại thời mở cửa, các dòng
tư tưởng này cũng đã có điều kiện thâm nhập và đóng góp những bài học kinh
nghiệm lớn vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Ngày nay, sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu tốt đẹp, tạo đà cho giai đoạn tiếp
theo của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thắng
lợi mục tiêu đặt ra khi kết thúc thời kỳ quá độ là "xây dựng được về cơ bản
nền tảng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" [4, tr. 71] thì bên cạnh nhiệm vụ
phát triển kinh tế, chúng ta còn phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các
lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ

nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và vì dân. Nhận thức rõ yêu cầu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI đã khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực
2

Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ
quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước
ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…" [4, tr. 85].
Công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân của Việt Nam hiện nay cần tới
việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học
thuyết chính trị trong lịch sử. Bởi vì, những tư tưởng và học thuyết đó không
chỉ là sản phẩm của một cá nhân hay một chế độ chính trị nào mà đã trở thành
giá trị chung của nhân loại và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn các cuộc
đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Chúng có tác dụng to lớn trong việc
khai mở những giá trị học thuật, định hướng những giá trị thực tiễn nhằm tìm
ra được con đường đúng đắn và những giải pháp hữu hiệu để xây dựng một
thể chế chính trị thực sự vì dân. Trong dòng chảy không ngừng của lịch sử tư
tưởng chính trị nhân loại, một trong những tác gia mà sự nghiệp chính trị và
học thuật của ông có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng thể chế chính
trị của nhiều quốc gia trên thế giới là John Stuart Mill (J. S. Mill).
J. S. Mill (1806-1873) được coi là người đại diện chính cho trường phái
chủ nghĩa Công lợi (Utilitarianism). Tư tưởng chính trị nổi bật của ông có thể
coi là xuất phát từ lập luận rằng mọi hành động của con người đều phải hướng
tới việc mang lại tối đa hạnh phúc (tức sự thỏa mãn các nhu cầu) cho tối đa số
người. Học thuyết của ông đã có đóng góp rất lớn trong việc đem lại các

quyền tự do, dân chủ cho phụ nữ và tầng lớp lao động ở nước Anh đầu thế kỷ
XIX cũng như để lại nhiều bài học to lớn đối với các quá trình thực hiện quản
lý xã hội của các nhà nước dân chủ.
Đối với Việt Nam, do đặc trưng của xã hội phương Đông và sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, việc tiếp cận tinh hoa tư tưởng chính trị
3

phương Tây gặp không ít khó khăn. Về tổng quan, có thể nói rằng, các học
thuyết tư tưởng của phương Tây từ thời Cổ đại đến Khai sáng và Cận đại vẫn
chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Khoảng trống học thuật này là
một trong những bất lợi lớn với một đất nước đang trên đà xây dựng nền kinh
tế tri thức và mở rộng quan hệ quốc tế với các nước phát triển. Do đó, việc
nghiên cứu tưởng chính trị của J. S. Mill là điều cấp thiết, góp phần bù đắp
khoảng trống tri thức về lịch sử tư tưởng chính trị và gợi mở những giá trị
tham khảo cho việc xây dựng và củng cổ thể chế chính trị Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài
J. S. Mill là một nhà tư tưởng mà tác phẩm của ông trải rộng trên nhiều
lĩnh vực như chính trị học, kinh tế học, logic học, đạo đức học,…Tuy nhiên,
trước chiến tranh thế giới thứ II, công cuộc nghiên cứu về Mill chưa đánh giá
hết tầm quan trọng của ông. Sau khi thế chiến II kết thúc, các vấn đề về tự do,
dân chủ, xây dựng chính thể, phục hưng kinh tế,… của các quốc gia được đặt
ra cấp thiết thì công cuộc nghiên cứu về ông mới được triển khai rộng rãi.
Ở Việt Nam, trong số các tác phẩm của J. S. Mill, mới chỉ có hai tác
phẩm được dịch ra tiếng Việt đó là Bàn về tự do (Nguyễn Văn Trọng dịch,
Nhà xuất bản Tri thức ấn hành) và Chính thể đại diện (Nguyễn Văn Trọng và
Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích, Nhà xuất bản Tri thức ấn
hành). Đây là hai tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp nghiên cứu đồ sộ của J.
S. Mill. Các bản dịch của hai dịch giả Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam
Sơn cũng là những bản dịch công phu, tỉ mỉ, có lời giới thiệu của người dịch
phân tích đánh giá khái quát toàn bộ nội dung.

Việc nghiên cứu về J. S. Mill ở Việt Nam do đó cũng chưa đầy đủ.
Trong số các tài liệu tiếng Việt nghiên cứu về J. S. Mill, trước hết cần phải kể
đến cuốn "101 triết gia" do Mai Sơn biên soạn (Nhà xuất bản Tri thức, Hà
Nội, 2007). Cuốn sách là một công trình nghiên cứu về các tác gia triết học,
4

với sự xếp đặt theo trình tự thời gian xuất hiện của mỗi triết gia. Trong công
trình này, J. S. Mill được đề cập một cách khái quát về chân dung, tiểu sử,
tóm lược triết thuyết cũng như tầm ảnh hưởng và danh sách trước tác của ông.
Đề tài "Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại", thuộc đề tài
nhánh KX 10-10, do TS Ngô Huy Đức, Viện Chính trị học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ nhiệm là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tư
tưởng chính trị. Đề tài dành chương II để nghiên cứ về các tư tưởng của
Mandison và Mill, trong đó, tư tưởng chính trị của J. S. Mill được để cập
thông qua các luận đề như quan niệm về con người chính trị, quan niệm về
thể chế chính trị, mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị.
Là cuốn kỷ yếu tập hợp các bài nghiên cứu trên các lĩnh vực khoa học và
giáo dục, tri thức và phát triển của nhiền nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam,
cuốn sách "Trong ngần bóng gương - Kỷ yếu mừng GS.TS. Đặng Đình Áng
Thượng thọ 80" (PGSTS Nguyễn Dũng TS Nguyễn Xuân Xanh chủ biên, Nhà
xuất bản Tri thức, Hà Nội, 2006) có bài viết "Đọc lại Bàn về tự do của John
Stuart Mill" của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn. Bài viết phân tích cách
đặt vấn đề, nội dung, những giá trị, hạn chế của lý thuyết về tự do trong tác
phẩm Bàn về tự do của J. S. Mill.
Các tài liệu nghiên cứu về J. S. Mill bằng tiếng nước ngoài được dịch
thuật ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu tư tưởng của J. S. Mill trên các lĩnh vực
triết học, đạo đức học, kinh tế học, một số công trình tiêu biểu trong số đó là:
"Nhập môn triết học phương Tây" (Samuel Enoch Stumpf và Donal
C.Abel, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Lưu Văn Hy biên dịch). Đây là
công trình nghiên cứu chuyên sâu về Triết học. Trong cuốn sách này, tác giả

sắp xếp các vấn đề của Triết học theo các luận đề như Triết học về tôn giáo,
Triết học về tri thức, đạo đức học, Triết học chính trị. Tư tưởng của J. S. Mill
5

được bàn đến ở cả hai luận đề về Đạo đức học và Triết học chính trị, tuy nhiên,
sự phân tích của tác giả chưa được sâu sắc.
"Tuyển Tập Danh Tác Triết Học Từ Plato Đến Derrida" (Forrest
E.Baird, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn
Hy dịch) là công trình nghiên cứu về triết học theo sự phân kỳ lịch sử, mỗi
giai đoạn gắn liền với một số tác gia tiêu biểu. J. S. Mill được đề cập ở phần
V - Triết học thế kỷ XIX. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tiếp cận tư tưởng của J.
S. Mill dưới góc độ một nhà đạo đức học Công lợi, chưa đề cập đến tư tưởng
chính trị của J. S. Mill.
"Lịch sử triết học và các luận đề" (Samuel Enoch Stumf, Nxb Lao động,
Hà Nội 2004, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch) cùng là một công trình
nghiên cứu chuyên sâu về Triết học. Các tác giả đã dành một phần không nhỏ
để nghiên cứu về thuyết Công lợi của J. S. Mill. Cùng với việc tóm lược tiểu sử
J. S. Mill, quan niệm của ông về tự do cũng được nêu lên một cách ngắn gọn.
Cũng đề cập đến J. S. Mill trên phương diện nhà tư tưởng của thuyết
Công lợi, "Câu chuyện triết học" (Bryan Magee, Nxb Thống kê, 2003, Huỳnh
Phan Anh và Mai Sơn dịch) trình bày khái quát về tư tưởng của J. S. Mill
trong dòng chảy của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại.
"Đạo Đức trong kinh tế" (Francisco Vergar, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2011,
Nguyễn Đôn Phước dịch) là một tác phẩm nghiên cứu các trường phái lớn của
chủ nghĩa Tự do từ nửa sau thế kỉ XVIII gồm: Chủ nghĩa tự do công lợi,
pháp quyền tự nhiên, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tự do cực đoan. Trong tác
phẩm này, tư tưởng của J. S. Mill được nghiên cứu ở khía cạnh chủ nghĩa tự
do công lợi.
Về tài liệu tiếng nước ngoài, "John Stuart Mill - a biography" (Nicholas
Capaldi, Cambridge university Press, 2004) là công trình nghiên cứu về cuộc

đời, sự nghiệp của J. S. Mill, từ đó, tác giả tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
6

cũng như những đóng góp về tư tưởng của J. S. Mill trên các lĩnh vực triết
học, chính trị học, đạo đức học,…
"John Stuart Mill on liberty in focus" (Edited by John Gray and
G.W.Smith, Routledge Press, London, 1991) là công trình tập hợp các bài
nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới về các vấn đề trong quan
điểm của J. S. Mill về tự do. Các bài nghiên cứu cũng tập trung bàn đến cơ sở
triết học trong quan điểm về tự do cũng như mối liên hệ giữa lý luận về tự do
và chủ nghĩa Công lợi trong tư tưởng của J. S. Mill.
"The liberal self John Stuart Mill moral and political philosophy"
(Wendy Donner, Comell University Press, London, 1991) là công trình
nghiên cứu khá toàn diện về tư tưởng của J. S. Mill trong mối liên hệ đối
chiếu với Jeremy Bentham. Tuy nhiên, công trình này nghiêng về trình bày
quan điểm đạo đức công lợi của J. S. Mill. Tư tưởng chính trị của ông được
đề cập mờ nhạt hơn.
Cũng bàn về tư tưởng đạo đức công lợi của J. S. Mill, tác phẩm "Since
Socrate" (Robert C. Solomon, Clancy Martin, Thomson Wadsworth press,
New York, 2005) đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề của thuyết Công lợi. Qua đó,
tác giả gợi mở về sự vận dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Công lợi vào
việc nghiên cứu chính trị học của J. S. Mill.
"Philosophy made simple" (a made simple book, 1993) là một công trình
nghiên cứu về triết học chính trị. Trong công trình này, tên tuổi của J. S. Mill
được nhắc đến cùng với những tác gia như Plato, Thomas Hobbes, John
Locke, Karl Marx. Tư tưởng của J. S. Mill được phân tích một cách khá toàn
diện dưới góc độ triết học chính trị.
"Great political thinkers" (William Thomas, Oxford University Press,
New York, 1992) là công trình nghiên cứu tư tưởng chính trị của 4 nhà tư
tưởng gồm Niccolo Machiavelli, Thomas Hobbes, J. S. Mill và Karl Marx.

7

Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về J. S. Mill theo từng luận điểm:
tuổi thơ, nền giáo dục sớm, kinh tế chính trị học. J. S. Mill được đánh giá như
một nhân vật quan trọng của lịch sử tư tưởng thế kỷ XIX, một nhà tư tưởng
tiêu biểu của thời đại.
Như vậy, tư tưởng chính trị của J. S. Mill là một đề tài chưa được nghiên
cứu nhiều ở Việt Nam. Một số tài liệu có nghiên cứu về tư tưởng của ông nhưng
chỉ đề cập một cách khái quát hoặc chú trọng vào các khía cạnh khác như đạo
đức, kinh tế, triết học,…rất ít tài liệu bàn về tư tưởng chính trị của ông.
Chính trị học với tư cách là một khoa học độc lập mới chỉ xuất hiện ở
Việt Nam từ đầu những năm 1990. Việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng nói
chung dưới góc độ chính trị học vẫn còn là lĩnh vực cần được quan tâm. Xét
riêng về J. S. Mill, có thể nói rằng Luận văn là nỗ lực đầu tiên trong việc
nghiên cứu tư tưởng chính trị của J. S. Mill một cách có hệ thống. Do vậy,
quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn không tránh khỏi những thiếu sót
và còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
- Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn:
Làm rõ các vấn đề trong nội dung tư tưởng chính trị của J. S. Mill từ đó
rút ra một số giá trị có thể tham khảo đối với công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn:
+ Nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng chính trị của J. S. Mill.
+ Trình bày, phân tích nội dung tư tưởng chính trị của J. S. Mill.
+ Nhận xét, đánh giá những giá trị hạn chế trong tư tưởng chính trị của J.
S. Mill và rút ra bài học tham khảo đối với Việt Nam.
8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn được xác định là nội dung tư
tưởng chính trị của J. S. Mill.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các tác phẩm của J. S. Mill, trong đó
tập trung khảo cứu các tác phẩm Chính thể đại diện, Bàn về tự do, Sự nô dịch
phụ nữ - là những tác phẩm thể hiện tập trung nhất tư tưởng chính trị của ông.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của Luận văn là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật
lịch sử; Lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật; Các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng về xây dựng và đổi mới bộ máy Nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể là phân tích, tổng hợp, quy
nạp, diễn dịch, so sánh, đối chiếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Luận văn đánh giá và nêu ra một số giá trị trong tư tưởng chính trị của
J. S. Mill đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
học tập trong lĩnh vực chính trị học và các ngành khoa học khác trong phạm
vi có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương,
06 tiết.
9

Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J. S. MILL
1.1. Tiền đề lịch sử và lý luận

1.1.1. Tiền đề lịch sử
1.1.1.1. Tình hình Châu Âu thế kỉ XIX
Các cuộc phát kiến địa lý từ thế kỷ XV đã mở rộng thị trường tư bản, tạo
đà cho sự lớn mạnh của giai cấp tư sản. Sự phát triển của thị trường trên quy
mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là
các nước bên bờ Đại Tây Dương. Sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra
là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về kinh tế nhưng chưa có
địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở sự
phát triển của kinh tế. Thế kỉ XVI-XVIII nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây
Âu và Bắc Mỹ đã lần lượt nổ ra và giành thắng lợi như: Cách mạng tư sản Hà
Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc
lập ở Bắc Mỹ (1775-1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799),
Các cuộc biến động xã hội đó tuy diễn ra ở các quốc gia riêng lẻ trong
nhiều thế kỷ nhưng đều có chung mục đích là lật đổ chế độ phong kiến lạc
hậu đang là lực cản của sự tiến bộ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
Với thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư
sản, công nghiệp thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Đến thế
kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với những phát minh vĩ đại
đã đánh dấu một giai đoạn văn minh mới của châu Âu và nhân loại.
Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng như cầu vật
chất và tinh thần ngày càng cao của con người, một loạt các phát minh khoa học
đã ra đời ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, tạo nên cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng này là sự thay thế nền
sản xuất giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay bằng công nghiệp và
10

chế tạo máy móc quy mô lớn. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất
hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và
năng lượng của công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và
than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra

đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Đường sá cũng được nâng cấp phục
vụ cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu
than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động
đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX tạo
thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác. Thế kỉ
XIX đã đánh dấu bước ngoặt căn bản chuyển từ lao động bằng tay sang lao động
bằng máy. Loài người đã chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn
minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp đã tạo ra cách nhìn mới, kéo theo
những biến đổi lớn về chính trị, văn hóa, xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp cùng với quá trình cơ cấu lao động
và đô thị hoá đã thay đổi bộ mặt của đời sống xã hội phương Tây. Phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa không chỉ dừng lại trong công thương nghiệp mà còn
xâm nhập vào cả nông nghiệp. Việc kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ
nghĩa với kĩ thuật canh tác mới làm gia tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
Về chính trị, thế kỉ XIX vẫn là thế kỉ của những cuộc đấu tranh nhằm
xác lập địa vị thống trị của giai cấp tư sản về chính trị. Cuộc đấu tranh của
giai cấp tư sản và quần chúng lao động giai đoạn này có thêm nội dung mới là
nhằm xác lập và thi hành hiến pháp tư sản. Tiêu biểu cho các cuộc đấu tranh
này là cuộc cách mạng Tây Ban Nha kéo dài trong hai năm 1820-1823 đòi
thực hiện Hiến pháp 1812, cách mạng 1830 ở Bỉ với sự ra đời của Hiến pháp.
Khi các cuộc cách mạng tư sản nổ ra song song với các cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân và quần chúng lao động đòi các quyền chính trị, tự do, dân
chủ dưới chế độ tư sản cũng là lúc J. S. Mill đang sống những tháng năm tuổi trẻ
11

đầy nhiệt huyết. Với nền tảng kiến thức được trang bị từ sự giáo dục nghiêm
khắc của người cha và sự truyền thụ của những người thầy hàng đầu về các lĩnh
vực khoa học khác thời bấy giờ, ông bắt đầu tự mình tìm hiểu các vấn đề về kinh
tế, chính trị, xã hội và đưa ra những nhận xét độc lập. Để rồi, những giai đoạn
sau đó, ông dành trọn thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về loại hình chính

thể này cũng như các vấn đề mới phát sinh xung quanh nó để tìm ra một phương
thức hoạt động hiệu quả nhất, đem lại lợi ích tối đa cho số đông.
1.1.1.2. Tình hình nước Anh thế kỷ XIX
Nửa cuối thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh sau đó lan ra
toàn thế giới. Đầu thế kỉ XIX, trong khi cuộc cách mạng công nghiệp ở các
nước khác mới chỉ bắt đầu hoặc đang tiến hành thì ở Anh đã hoàn thành về
căn bản. Anh trở thành một nước công nghiệp thực thụ. Nếp sống chậm rãi
với những lễ nghi rườm rà của quý tộc phong kiến được thay thế bằng đời
sống công nghiệp bận rộn. Những năm 50-60 của thế kỷ XIX, công nghiệp
Anh phát triển mạnh, đứng hàng đầu trên thế giới.
Anh chiếm độc quyền về các ngành công nghiệp nặng, có thị trường tiêu
thụ hàng hóa rộng lớn, thu nhiều lợi nhuận. Do sự phát triển nhanh chóng về
công nghiệp mà quy mô các xí nghiệp cũng thay đổi. Những nhà máy sử dụng
hàng ngàn công nhân trở nên khá phổ biến, có những xí nghiệp còn lên tới
hàng vạn người. Nhiều thành phố, bến tàu, cửa biển trở nên sầm uất. Tốc độ
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Về thương nghiệp, năm 1846, chính sách tự
do buôn bán được tiến hành mạnh mẽ qua việc xóa bỏ phần lớn các thứ thuế
nhập khẩu làm cho giá nguyên liệu và lúa mì hạ xuống, hàng hóa sản xuất ra
đều hạ giá thành. Năm 1849, đạo luật Hàng hải được hủy bỏ sau gần hai thế
kỷ tồn tại. Tàu bè của Anh được tự do đi lại buôn bán. Trong những năm 40-
60 của thế kỷ XIX, chính phủ Anh tiếp tục giảm thuế đối với những mặt hàng
xuất nhập khẩu và ký kết những hiệp nghị hạ thuế quan với các nước khác,
12

đưa tổng sản lượng xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế Anh trong thế kỷ XIX đã đưa nước Anh bước vào thời đại
phồn vinh. Nước Anh được mệnh danh là "công xưởng thế giới" và giữ vị trí
bá quyền trên mặt biển [nguồn: 21, tr. 230].
Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa đòi hỏi
nguyên liệu và thị trường. Vấn đề thuộc địa trở nên vô cùng cấp thiết. Ireland

là thuộc địa sớm nhất và gần gũi nhất của Anh. Năm 1856, Anh tiến hành
cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai để xâm lược Trung Quốc, buộc triều
đình Mãn Thanh phải bồi thường và mở thêm cửa biển để buôn bán. Cùng
năm đó, quân Anh bắt đầu xâm lược Ba Tư, kết quả của cuộc xâm lược này là
chính quyền địa phương thừa nhận độc quyền của nhà buôn Anh được tự do
đi lại trong vịnh Ba Tư. Năm 1863, tàu chiến Anh cùng với các nước khác
(Pháp, Hà Lan, Mỹ) bắn phá Kagoshima buộc Nhật phải bồi thường chiến phí
và mở rộng cửa biển cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Cũng trong thời gian
những năm 30-60, Anh còn xâm chiếm New Zealand, miền Tây Miến Điện,
Nam Phi, can thiệp vào Jamaica, Etiopia. Giữa thế kỷ XIX, Anh hoàn thành
cuộc chiến tranh xâm lược Ấn Độ. Đến năm 1900, diện tích đất đai thuộc Anh
lên tới 33 triệu km
2
với số dân là 370 triệu người [nguồn 21, tr. 235]. Cùng
với việc mở rộng thuộc địa, số người di cư từ Anh sang Canada, Australia,
New Zealand và Nam Phi ngày càng đông.
J. S. Mill sinh ra tại London và trải qua phần lớn cuộc đời ở thành phố
hoa lệ bậc nhất thế giới này. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội Anh trong
thời đại cách mạng công nghiệp đã tạo cảm hứng cho các nhà tư tưởng trong
đó có J. S. Mill.
Lịch sử chính trị Anh thế kỉ XIX ghi dấu sâu sắc các cuộc đấu tranh đòi
cải cách nghị viện của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Phong trào
đấu tranh cải cách nghị viện bắt đầu từ đầu thế kỉ XIX.
13

Năm 1832, những cải cách của đảng Wig mặc dù đã mở rộng quyền bầu
cử cho tầng lớp trung lưu mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện
vọng của phần lớn người lao động. Giai cấp công nhân Anh đã phát động
cuộc đấu tranh rầm rộ gọi là "Phong trào Hiến chương". Trung tâm tổ chức
của phong trào là "Hiệp hội công nhân London" được thành lập năm 1836 do

một người thợ thủ công đứng đầu. Tháng 5 năm 1838, Ban lãnh đạo Hội đã
gửi tới nghị viện Anh bản Hiến chương nhân dân, gồm 6 điểm: Quyền phổ
thông đầu phiếu cho nam giới đủ 21 tuổi, bỏ phiếu kín, các khu vực bầu cử
ngang nhau, bãi bỏ chế độ phải đưa tài sản ra để đảm bảo tư cách bầu cử đối
với mỗi ứng cử viên ứng cử nghị sĩ, tiền lương của nghị sĩ, hàng năm bầu cử
nghị viện. Từ năm 1836-1858, ba cao trào Hiến chương đã diễn ra với các
cuộc mittinh, biểu tình, bãi công rầm rộ trong toàn quốc. Các cuộc đấu tranh
này đều bị đàn áp và không đạt được mục đích cuối cùng. Tuy nhiên, phong
trào Hiến chương trở thành một tấm gương về lòng dũng cảm cho các cuộc
đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1857, ở Anh cũng như nhiều nước châu Âu khác, cuộc khủng hoảng
kinh tế tư bản chủ nghĩa xảy ra hết sức trầm trọng. Đối tượng đầu tiên chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng này là công nhân và người lao động. Do hàng hóa
sản xuất không bán được, chủ xưởng đã tiến hành việc sa thải nhân công vô điều
kiện, những người còn giữ lại được việc làm cũng bị cắt giảm lương, tăng giờ
làm và siết chặt điều kiện lao động. Ở Manchester, hơn một nửa số công nhân bị
mất việc. Cuộc đấu tranh đòi cải cách nghị viện lần thứ hai diễn ra.
Cuộc đấu tranh sôi nổi và quan trọng của công nhân trong những năm 60
của thế kỷ XIX tập trung vào yêu cầu cải cách chế độ tuyển cử. Trung tâm
của cuộc đấu tranh là Manchester. Cơ sở quần chúng của phong trào đòi cải
cách chế độ tuyển cử là các nghiệp đoàn, phần lớn bao gồm công nhân có kỹ
thuật lành nghề. Cuộc đấu tranh của công nhân làm rung động chính phủ và
14

nghị viện, chính phủ phái Tự do sụp đổ. Đảng Bảo thủ lên cầm quyền buộc
phải đưa ra trước nghị viện Đạo luật Cải cách tuyển cử năm 1867, mở rộng
quyền bầu cử cho các tầng lớp lao động.
Hai cuộc đấu tranh đòi cải cách nghị viện đã làm cho đời sống chính trị
nước Anh có rất nhiều thay đổi. Hai lần cải cách đó, cuộc đời J. S. Mill đều
chứng kiến. Với nhãn quan chính trị thiên tài, ông đã đưa các vấn đề của thời

đại như: quyền tự do, dân chủ, nghị viện,…vào các tác phẩm của mình. Điều
đó khiến các tác phẩm của ông dù mang đậm phong cách của thời đại vẫn mới
mẻ và sâu sắc.
1.1.2. Tiền đề lý luận
Lịch sử tư tưởng chính trị đã cho thấy, mỗi học thuyết chính trị ra đời
đều mang đậm dấu ấn của thời đại và kế thừa những quan điểm của các nhà tư
tưởng trước đó. Châu Âu thế kỉ XIX với sự phát triển như vũ bão của kinh tế
cùng nhiều biến động chính trị, đặc biệt là những thành tựu lẫn hạn chế của
cuộc cách mạng tư sản đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức chính trị của Mill.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sớm ở Anh quốc và các phong trào đấu
tranh của quần chúng cũng là một tiền đề quan trọng góp phần hình thành tư
tưởng chính trị J. S. Mill. Bên cạnh đó, với tư cách là học thuyết lý luận, tư
tưởng chính trị của ông còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều khuynh hướng tư
tưởng của các thời đại trước. Các tiền đề trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng
chính trị của ông được nghiên cứu trong luận văn bao gồm: Ảnh hưởng từ
người cha - James Mill, ảnh hưởng từ Jeremy Bentham, ảnh hưởng từ David
Ricardo, ảnh hưởng từ Alexis de Tocqueville.
1.1.2.1. Ảnh hưởng từ người cha - James Mill
J. S. Mill sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nền tảng về học vấn,
cha ông - James Mill là một nhà sử học, kinh tế, chính trị học, tâm lí học
người Scotland. James Mill sinh ngày 06 tháng 4 năm 1773, mất ngày 23
15

tháng 6 năm 1836. Trong cuộc đời của mình, James Mill đặt nhiều kì vọng
vào con cái, đặc biệt là J. S. Mill - đứa con mà ông sớm phát hiện ra những
năng khiếu đặc biệt. Trong cuốn Tự truyện, J. S. Mill kể lại rằng: Mỗi ngày,
cha ông đều dành thời gian để chăm sóc và hướng dẫn con cái như một phần
công việc bằng một sự kiên trì hiếm thấy, với hi vọng các con ông có thể tiếp
thu và phát triển các quan điểm của mình.
Về sự nghiệp, thời trẻ, James Mill là người rất đam mê nghiên cứu lịch

sử và chính trị. Với nhiều tham vọng về chính trị và học vấn, năm 1802 ông
đến London và sau đó trở thành đại biểu quốc hội của quận Kincardineshire,
bắt đầu sự nghiệp chính trị và viết báo. Năm 1804, ông đã viết một cuốn sách
nhỏ về thương mại, lập luận chống lại chính sách chiết khấu hoa hồng của nhà
nước về về xuất khẩu ngũ cốc. Năm 1805, ông xuất bản một bản dịch (với các
ghi chú và trích dẫn) của cuốn Một tiểu luận về Thánh chúa và ảnh hưởng của
các cuộc cải cách của Luther, cuốn sách là sự công kích vào các cáo buộc của
hệ thống giáo hoàng. Và cuối năm đó, ông bắt đầu viết cuốn Lịch sử của Ấn
Độ thuộc Anh (The History of British India). Tác phẩm này được xuất bản
năm 1818 và gây được tiếng vang lớn. Sự nghiệp báo chí của ông còn hết sức
phong phú với những tác phẩm lớn như: Luận về chính phủ (1820,
Government), Các nguyên lý kinh tế chính trị (1821, Elements of Political
Economy), Luận về tự do báo chí (1823, Liberty of the Press), Các bài luận
về Chính phủ, Luật học, tự do báo chí, Giáo dục, nhà tù và kỉ luật nhà tù
(1823, Essays on Government, Jurisprudence, Liberty of the Press, Education,
and Prisons and Prison Discipline), Phân tích về các hiện tượng của ý thức
con người (1829, Analysis of the Phenomena of the Human Mind). J. S. Mill,
ngay từ thời thơ ấu đã được tiếp xúc với các tác phẩm của cha. Ông còn giúp
việc cho cha ông như một người thư kí. Do vậy, tư tưởng chính trị của J. S.
Mill sớm chịu ảnh hưởng từ các quan điểm của cha. Cũng có thể khẳng định
16

rằng James Mill là người đầu tiên tác động tích cực đến sự hình thành tư
tưởng chính trị của J. S. Mill.
Năm 1808, James Mill gặp gỡ và nhanh chóng trở nên thân thiết với
Jeremy Bentham. Ông rất tán thành với các nguyên tắc của Bentham và dành
nhiều tâm huyết để diễn giải các nguyên tắc này cũng như mang nó đến với
toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ này của cha mà J. S. Mill được tìm hiểu về chủ
nghĩa Công lợi của Bentham cũng như phát triển nó trong tư tưởng của mình.
Với kì vọng lớn ở con trai, James Mill còn mời những người thầy hàng

đầu về giảng dạy cho J. S. Mill như: John Austin giảng môn Luật học, David
Ricardo giảng môn Kinh tế học. Đây là những tri thức quan trọng làm tiền đề
lý luận hình thành tư tưởng chính trị của J. S. Mill sau này. Trong cuốn Tự
truyện, Mill đã bày tỏ sự tri ân đối với người cha của mình: ―Ông đã hoàn
toàn thành công khi bảo vệ tôi khỏi những ảnh hưởng xấu mà ông lo ngại. Tôi
thực sự ngạc nhiên về những tri thức mà tôi có ở độ tuổi này"
1
[59, pg. 184].
James Mill còn là một trong những người sáng lập và lãnh đạo một nhóm
các nhân vật cấp tiến cùng thời có tên là ―Philosophic radical‖ (Hội triết học
cấp tiến). J. S. Mill cũng tham gia vào nhóm học thuật này và có nhiều đóng
góp quan trọng.
Như vậy, James Mill với những nỗ lực trong nghiên cứu và cải cách cũng
như việc rèn luyện J. S. Mill trong một môi trường giáo dục nghiêm khắc đã
tạo cho J. S. Mill một nền tảng tri thức phong phú, sâu sắc. Từ đó J. S. Mill
xây dựng nên hệ thống tư tưởng chính trị của riêng mình.
1.1.2.2. Ảnh hưởng từ Jeremy Bentham

1
He completely succeeded in preserving me from the sort of influences he so much
dreaded. I was not at all aware that my attainments were anything unusual at my age.

17

Tư tưởng của Bentham là một trong những nhân tố quan trọng góp phần
hình thành nên tư tưởng chính trị của J. S. Mill. Ngay từ thời thơ ấu, Bentham
đã là người thầy tận tụy của Mill. Tư tưởng của Bentham được Mill và các
môn đồ rất ngưỡng mộ. Bên cạnh đó, tư tưởng của Bentham cũng tác động
đến J. S. Mill từ rất sớm thông qua các hoạt động nhằm phổ biến các nguyên
lý Công lợi về luật pháp, chính trị, giáo dục của James Mill. Jeremy Bentham

(1748-1832) là một triết gia, luật gia, nhà cải cách xã hội. Các quan điểm của
Bentham như ủng hộ quyền tự do cá nhân và tự do kinh tế, tách nhà thờ khỏi
sự can thiệp vào nhà nước, quyền bình đẳng cho phụ nữ, bãi bỏ chế độ nô lệ,
bãi bỏ án tử hình và các hình phạt về thể chất bao gồm cả hình phạt đói với trẻ
em, đều được J. S. Mill tiếp thu và phát triển. Năm 1823, Bentham đồng
sáng lập Tạp chí Westminster với James Mill. Tạp chí là cơ quan ngôn luận
của "Hội triết học cấp tiến". J. S. Mill cũng đóng góp nhiều bài viết quan
trọng cho Tạp chí này.
Trong sự nghiệp của mình, Bentham đã để lại rất nhiều tác phẩm trên tất
cả các lĩnh vực, tiêu biểu là các tác phẩm: Tản luận về chính quyền (1776,
Fragment on government), Dẫn nhập vào các nguyên tắc luân lý và pháp chế
(1780, Introduction to the Principles of Morals and Legislation), Trừng phạt
và tưởng thưởng (1811, Punishments and Rewards). Ông được coi là cha đẻ
của chủ nghĩa Công lợi. Các nguyên lý của chủ nghĩa Công lợi như một sợi
chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối tất cả các vấn đề khác của thời đại. Nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa Công lợi là mọi giá trị chân, thiện, mĩ đều được đặt dưới
hình thức lạc thú, nó nhằm mang lại hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất.
Dựa trên nguyên tắc này, Bentham cho rằng, một hành động được coi là tốt
hặc xấu căn cứ trên kết quả của nó. Những kết quả tốt là những kết quả đem
lại sung sướng cho ai đó, còn những kết quả xấu là những kết quả gây đau
khổ cho người nào đó. Do đó, hướng hành động đúng là nhằm gia tăng tối đa
18

sự sung sướng hoặc giảm tới mức tối thiểu sự đau khổ. Trong tác phẩm Dẫn
nhập vào các nguyên tắc luân lý và pháp chế (1789), Bentham viết: "Thực
chất, nguyên tắc Công lợi được sử dụng để tán thành hoặc phủ nhận mọi loại
hành vi xét theo cách chúng xuất hiện để làm tăng thêm hay giảm đi sự hạnh
phúc của cộng đồng "
2
[35, pg. 151]. Ông cho rằng, lợi ích là tất cả những gì

đem lại hạnh phúc, tiện nghi, tiến bộ hoặc bất cứ hình thức nào ngăn ngừa
được khổ đau, tội ác và bất hạnh.
Tư tưởng của Bentham đã tác động rất lớn đến J. S. Mill. Sau này, ông
đã viết tác phẩm Chủ nghĩa Công lợi để bảo vệ nguyên tắc hạnh phúc tối đa
cho số đông. Không chỉ diễn giải, kế thừa các quan điểm của Bentham mà
Mill còn làm mới nguyên tắc này. Đối với Mill, hạnh phúc không chỉ được
tính bằng lượng mà còn tính bằng chất. Chất của hạnh phúc là tiêu chí quan
trọng để phân biệt chúng. Mill cũng vận dụng các nguyên tắc đạo đức học của
Bentham trong việc nghiên cứu chính trị học và trong hoạt động chính trị thực
tiễn của mình, với mục tiêu cải cách các chính sách và luật pháp sao cho
chúng mang lại lợi ích lớn nhất cho số đông quần chúng. Trong cuốn, Tự
truyện, Mill đã viết những dòng rất cảm động về suy nghĩ của ông khi được
tiếp xúc với nguyên tắc đạo đức học của Bentham: ― Trong tâm trí tôi, sự
xuất hiện cao cả này đưa đến cảm giác như thêm vào tầm ảnh hưởng mà học
thuyết của Bentham đã tạo ra trong tôi, bằng cách nâng cao ấn tượng của sức
mạnh tinh thần, và viễn cảnh về sự tiến triển mà ông đã mở ra thật lớn lao và
rực rỡ để thắp sáng cuộc đời tôi, cũng như đem lại một khuôn mẫu xác định
cho những khát vọng của tôi‖
3
[59, pg. 201] .

2
―By the principle of utility is meant that principle which approves or disapproves of every
action whatsoever, according to the tendency which it appears to have to augment or
diminish the happiness of the party…‖.
3
But, in my state of mind, this appearance of superiority to illusion added to the effect
which Bentham’s doctrines produced on me, by heightening the impression of mental
19


1.1.2.3. Ảnh hưởng từ David Ricardo
Những ảnh hưởng từ David Ricardo đến J. S. Mill chủ yếu được thể hiện
trong lý luận về Kinh tế học. David Ricardo là một nhà kinh tế học người
Anh, ông sinh ngày 18 tháng 4 năm 1772, mất ngày 11 tháng 9, 1823, cùng
với Adam Smith và Thomas Malthus, ông là một trong những người có tầm
ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển. David Ricardo là người theo trường
phái thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh. Kế thừa các quan
điểm của Adam Smith, ông có đóng góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị
lao động. J. S. Mill bắt đầu học các lý thuyết về kinh tế của David Ricardo từ
năm ông 13 tuổi. David Ricardo cũng là thầy dạy học trực tiếp của Mill. Qua
sự truyền thụ của thầy, J. S. Mill đã dần tiếp thu các nguyên lý của Kinh tế
học cổ điển, từ đó vận dụng vào nghiên cứu Chính trị học. Tác phẩm xuất sắc
của Mill bàn về kinh tế chính trị là Nguyên lý của kinh tế chính trị học
(Principles of political Economy), xuất bản năm 1848.
1.1.2.4. Ảnh hưởng từ John Locke
John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người
Anh. Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn đối với triết học
phương Tây Cận đại. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Hai khảo luận về chính
quyền (1689, Two Treatises of Government). Trong tác phẩm này, John
Locke cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, con người có các quyền tự do, bình
đẳng và tư hữu, các quyền này bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến
của con người. Bởi vậy, không ai có thể làm thay đổi được chúng. Ông thừa
nhận quyền tư hữu như một trong các quyền tự nhiên, quyền này bắt nguồn từ
lao động cá nhân. Theo ông, mặc dù có sự hữu ái và hòa bình trong trạng thái
tự nhiên, các quyền này của con người cũng đã không được đảm bảo chắc

power. And the vista of improvement which he did open was sufficiently large and brilliant
to light up my life, as well as to give a definite shape to my aspirations.

×