Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

tư tưởng hồ chí minh về con người và giải phóng con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 243 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o





NGUYỄN TRUNG DŨNG







TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI







LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC














TP. HỒ CHÍ MINH – 2012










ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o




NGUYỄN TRUNG DŨNG






TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI


Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số : 62.22.80.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ

Phản biện độc lập:
1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
2. PGS, TS. NGUYỄN THANH

Phản biện:
1. PGS, TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
2. PGS, TS. NGUYỄN THANH
3. PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TẾ






TP. HỒ CHÍ MINH – 2012














LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Ngày….tháng…năm 2012
Tác giả



NGUYỄN TRUNG DŨNG




MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 01
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 03
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 08
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 09
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 09
6. Cái mới của luận án 09
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 10
8. Kết cấu của luận án 10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG
CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 11
1.1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH
SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 12
1.1.1. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học Ấn Độ . 12
1.1.2. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học
Trung Quốc 19
1.2. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH
SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY 29
1.2.1. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học
phương Tây thời kỳ Cổ - Trung đại 29
1.2.2. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học
phương Tây thời kỳ Phục Hưng và cận đại 36
1.2.3. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học
cổ điển Đức 42

1.2.4. Tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết học
phương Tây hiện đại 47


1.3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN VÀ TƯ
TƯỞNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI
PHÓNG CON NGƯỜI 55
1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người 55
1.3.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải phóng con người 61
1.3.3. Vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam 65

Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI
DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ
GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 76
2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 76
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người và giải phóng con người 76
2.1.2. Truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống quê hương, gia đình
đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng
con người 83
2.1.3. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và
giải phóng con người 86
2.2. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 95
2.2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 95
2.2.2. Thực chất vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh 112
2.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI 123
2.3.1. Giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc 126
2.3.2. Giải phóng con người gắn liền với giải phóng giai cấp 132

2.3.3. Xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa là tiền đề giải phóng con
người một cách triệt để và cách mạng 144


Chương 3: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 159
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON
NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 159
3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, tác động
đến việc xây dựng, phát triển và giải phóng con người 159
3.1.2. Thực trạng, những thành tựu và mặt còn hạn chế về vấn đề giải phóng con
người ở Việt Nam hiện nay 177
3.2. BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 190
3.2.1. Giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đối với
việc giải phóng con người ở Việt Nam hiện nay 190
3.2.2. Đảm bảo và phát huy dân chủ, là cơ sở và nền tảng, để giải phóng con
người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 193
3.2.3. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là biểu hiện
cụ thể, trực tiếp nhất của việc xây dựng, phát triển và giải phóng con người
Việt Nam hiện nay 195
3.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢI PHÓNG CON
NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY 198
3.3.1. Định hướng và mục tiêu cơ bản về sự nghiệp giải phóng con người của
Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay 198
3.3.2. Một số giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giải phóng con người trong
điều kiện Việt Nam hiện nay 204
PHẦN KẾT LUẬN 220
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 225
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 237



1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi mọi sự đau
khổ, đem lại cho con người một cuộc sống tự do, hạnh phúc là khát vọng
ngàn đời của nhân loại và, cũng là vấn đề được quan tâm lớn nhất của các
nhà tư tưởng, ở mọi thời đại lịch sử.
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hóa hết sức
mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia, các dân tộc ngày càng gia tăng. Bên cạnh bức tranh sinh động của
đời sống thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, chúng ta vẫn thấy nổi lên ở
đây đó sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, chính trị,… như những dấu hiệu
không tốt trong quá trình phát triển. Đặc biệt là, sau sự khủng hoảng chính
trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thời kỳ chiến tranh lạnh dường như đã
kết thúc về mặt hình thức, nhưng trên thực tế, trên thế giới, vẫn ngấm ngầm
xảy ra những cuộc chạy đua vũ trang, những sự đối đầu quyết liệt để phân
chia thị trường thế giới. Vấn đề quyền tự quyết của các quốc gia, các dân
tộc, vấn đề về giải phóng con người tưởng chừng là những vấn đề đã cũ của
quá khứ, nhưng thực chất, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai,
lại đang trở thành vấn đề nóng, mang tính thời sự với những yêu cầu, cấp
thiết đòi hỏi cần phải giải quyết một cách khoa học và hợp đạo lý, để thế giới
cùng chung sống hòa bình, cùng hợp tác và phát triển.
Trong quá trình hơn hai mươi năm đổi mới, phát triển trên tất cả các
lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng, Việt Nam đã và đang đạt
được những thành tựu to lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đời

sống của nhân dân đã không ngừng được nâng lên, con người với tư cách là
chủ thể xã hội, đã có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình, an ninh


2


xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh đó trên phương diện thực tiễn,
vẫn còn rất nhiều những vấn đề lớn đặt ra cho khoa học lý luận phải tập
trung nghiên cứu, đưa ra những định hướng giải quyết. Chẳng hạn, như vấn
đề về mối quan hệ giữa lợi ích và quyền tự quyết của dân tộc với yêu cầu
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của quá trình phát triển; vấn đề mối
quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa đổi mới kinh tế và chính
trị, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội; vấn đề giải phóng con người trong mối quan hệ với sự phát
triển không đồng đều giữa các vùng, khu vực và giữa các cá nhân; vấn đề
phát huy nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước; và .v.v…
Như vậy, thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang đặt ra
những vấn đề mới đòi hỏi cần có sự giải quyết triệt để về mặt lý luận. Xét
cho đến cùng, tất cả những vấn đề cơ bản nêu trên, thực chất đó là vấn đề
về con người, giải phóng và phát triển con người. Ở đây, chúng ta có thể
tìm thấy những nội dung mang tính lý luận và phương pháp luận về vấn đề
con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng thực
tiễn hoạt động cách mạng sinh động của mình, trên cơ sở sự kế thừa và
phát triển xuất sắc những tư tưởng tiến bộ về con người và giải phóng con
người trong lịch sử, đặc biệt là sự vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-
Lênin về giải phóng con người, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống
tư tưởng về vấn đề con người và giải phóng con người một cách sâu sắc và
toàn diện, mang bản sắc Việt Nam.

Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã khẳng
định: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho đường lối cách mạng của Đảng. Đại hội lần IX của Đảng
tiếp tục khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là


3


nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động, là bước phát triển quan
trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”[26; tr. 84]. Thực hiện
Nghị quyết Đại hội IX, ngày 27 tháng 03 năm 2003 Ban Bí thư Trung ương
Đảng ra chỉ thị 23/CT-TW về việc đẩy mạnh nghiên cứu và tuyên truyền giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Hiện nay, Đảng ta đang quan
tâm, chỉ đạo tăng cường việc học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội. Do vậy, việc đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh càng
có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có giá trị cao trên góc độ lý luận.
Trong những năm gần đây, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, vấn đề về
con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, đã
được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích ở nhiều
phương diện và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tác
giả và công trình khoa học nào, nghiên cứu về vấn đề con người và giải phóng
con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống và hoàn chỉnh. Vì
vậy, một mặt, với mong muốn làm rõ thêm, phong phú thêm tư tưởng khoa học
về vấn đề con người và giải phóng con người của Hồ Chí Minh nói riêng, sự
đóng góp của Người vào kho tàng lý luận và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói
chung; mặt khác với mong muốn góp phần giải đáp những vấn đề lý luận về
giải phóng con người do thực tiễn hiện nay đang đặt ra, chúng tôi đã lựa chọn
vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người” làm đề

tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học nói
chung, và trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng được các nhà khoa học
nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và mức độ phong phú khác nhau.
Về vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học,


4


hầu hết các nhà khoa học không tập trung nghiên cứu thành những nội
dung riêng, mang tính hệ thống, mà trình bày lồng ghép trong các quan
điểm về bản thể luận, nhân sinh quan, nhận thức luận của các triết gia theo
phương diện lịch sử. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử
Triết học. Tập 1. Nxb. Khoa học xã hội, 2002, của tác giả Nguyễn Thế
Nghĩa và Doãn Chính (chủ biên); Lịch sử Triết học của tác giả Nguyễn
Hữu Vui. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; tác giả Lưu Phóng Đồng
với công trình Triết học phương Tây hiện đại. Tập 1, 2. Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1994;… Có những tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về
vấn đề giải phóng con người theo từng giai đoạn lịch sử, hoặc theo từng
triết gia như: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của tác giả Doãn
Chính. Nxb. Thanh niên, 1999; Bùi Bá Linh (2003): Quan niệm của C.Mác
và Ph.Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thế Nghĩa (2003): Quan niệm của
C.Mác về tha hóa và sự giải phóng con người trong “Bản thảo kinh tế -
triết học”. Tạp chí Triết học số 10-2003; Đáng chú ý nhất là tác phẩm Tư
tưởng triết học về con người của tác giả Vũ Minh Tâm (chủ biên). Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 1996. Tác phẩm đã trình bày những nội dung cơ bản về
vấn đề con người trong lịch sử triết học. Riêng vấn đề giải phóng con

người, hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có
hệ thống, theo phương diện lịch sử.
Về vấn đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí
Minh: Trong lịch sử cách mạng Việt Nam đương đại, việc tổ chức học tập
và nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển
khai từ rất sớm bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau trong toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta như một yêu cầu khách quan của cuộc sống.
Song, chỉ đến những năm gần đây, trong hoàn cảnh thế giới có nhiều biến


5


động lớn, hệ thống chính trị – xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu sụp đổ, xuất phát từ mục tiêu giữ vững ổn định tình hình
kinh tế – xã hội của đất nước, trên cơ sở đổi mới tư duy do Đại hội Đảng
lần thứ VI vạch ra, đặc biệt từ khi Đại hội Đảng lần thứ VII khẳng định:
“Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ
nam cho hành động” thì công tác giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh được đẩy mạnh. Nhiều tác phẩm, nhiều công trình, nhiều bài viết có
giá trị khoa học đã xuất hiện một cách khá phong phú, sinh động. Các nhà
khoa học đã nghiên cứu, tìm hiểu một cách khá toàn diện về tư tưởng Hồ
Chí Minh. Từ nguồn gốc hình thành đến nội dung tư tưởng của Người, từ
lối sống, phong cách đến đạo đức của Người,… đều được nghiên cứu một
cách sâu sắc với nhiều khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người, cũng đã được
nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau và
cũng đã có nhiều tác phẩm, nhiều bài báo khoa học được công bố. Tác giả
Thành Duy với tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2001) đã phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng
con người phát triển toàn diện; về nguồn gốc và quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người phát triển toàn diện; về đặc điểm, các giải
pháp xây dựng con người phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay.
Trong luận án tiến sĩ triết học với đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển con người toàn diện (Học viện Chính trị quốc gia, 2001), tác giả
Nguyễn Hữu Công đã phân tích cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người; những vấn đề đang đặt ra đối
với thực tiễn phát triển con người hiện nay; việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tác


6


giả PGS.TS.Lê Sỹ Thắng với tác phẩm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người và chính sách xã hội (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Tác
giả Thành Duy với bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính
sách đối với con người (Tạp chí Lịch sử Đảng, tr. 24-30, số 12 năm 2005).
Nội dung của các tác phẩm, bài viết này tập trung phân tích tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người trong mối quan hệ với các chính sách đối với con
người. Trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người (Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005), các tác giả Phạm Ngọc Anh (chủ biên),
Nguyễn Khánh Bật, Phạm Văn Bính đã trình bày bối cảnh lịch sử, quá trình
hình thành, phát triển và các đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người; những quan niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền con người; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Tác giả Trần
Văn Thức cũng đã bàn thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
trong bài báo: Sự kế thừa và phát triển tư tưởng quyền dân tộc, quyền con

người trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh (Tạp chí Lịch
sử Đảng, tr. 52-56, số 4 – 2006). Trong số ít tác phẩm trình bày vấn đề con
người trong tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là một công trình chuyên
khảo, đáng chú ý nhất là tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
(Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) của tác giả Lê Quang Hoan. Nội
dung của công trình này đã nêu khái quát ba vấn đề lớn: con người là vốn
quý nhất, là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của tiến trình cách mạng Việt Nam;
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là một chiến lược cơ bản, lâu dài
ở Việt Nam. Vận dụng phương pháp luận của triết học, tiếp cận đối tượng
bằng phương pháp hoạt động – giá trị - nhân cách, tác phẩm đã chứng minh
sự thống nhất giữa tư tưởng về con người với nhân tố con người và phát


7


huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
giải phóng con người, chưa có tác giả nào nghiên cứu và trình bày được
một cách có hệ thống - lôgíc như là một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh.
Vấn đề giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, chỉ
mới được các tác giả đề cập và phân tích một cách rời rạc, riêng lẻ trong
các tác phẩm đã được công bố.
Vấn đề giải phóng con người đặt trong mối quan hệ với giải phóng
dân tộc cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến nhưng chủ yếu nhấn mạnh đến
đặc điểm sự hình thành tư tưởng, tính tất yếu, những điều kiện,… của cách
mạng giải phóng dân tộc như: Võ Nguyên Giáp (chủ biên) với tác phẩm Tư
tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997); F. Motoo: Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và

đổi mới (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); tác giả Bùi Đình Phong
với tác phẩm Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ
Chí Minh (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004); Nguyễn Đình Thuận:
Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1911 – 1945 (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);… Nội dung cơ bản
có thể rút ra được từ các tác phẩm nói trên là: cách mạng giải phóng dân
tộc chính là tiền đề cho việc giải phóng con người, đưa con người thoát
khỏi tình trạng nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước.
Vấn đề giải phóng con người đặt trong mối quan hệ với đấu tranh
giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều tác giả đề cập đến
như: Nguyễn Đức Đạt: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh (Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005); Phạm Hồng Chương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003); Bùi Bá Linh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và


8


cách mạng xã hội (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005);…
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới cũng được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu như tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
và con người của các tác giả Đặng Xuân Kỳ, Vũ Khiêu, Hoàng Chí Bảo,
Đỗ Huy (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); Trần Quy Nhơn: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, (Nxb.
Giáo dục, 2004); Phạm Quốc Thành: Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện
đạo đức cho cán bộ đảng viên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004);…
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, vấn đề con người và giải
phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã ít nhiều được các tác giả
đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ở nhiều mức độ, khía cạnh khác

nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, cũng vẫn chưa có được công trình nào phân
tích về vấn đề này một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện. Vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng
con người” nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề con người và giải phóng con người nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là tập trung nghiên cứu làm rõ một cách có hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người; trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp thực hiện mục tiêu giải phóng con người ở
nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án, thực hiện các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
Một là, trình bày khái quát về vấn đề con người và giải phóng con
người trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Hai là, trình bày và phân tích làm rõ những nội dung cơ bản về vấn


9


đề con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, từ những vấn đề trình bày trên, luận án rút ra những bài học
lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người,
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng con
người ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc, phong phú, sinh động, phản
ánh và có sự ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa tư tưởng trong xã hội. Do đó, trong luận án này, chúng

tôi xác định phạm vi nghiên cứu là, chỉ tập trung vào việc làm rõ vấn đề
con người và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về vấn đề con người và giải phóng con người.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cơ bản như: lôgíc – lịch sử, quy nạp – diễn dịch, phân tích
tổng hợp, thống kê, so sánh,… và một số phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể khác, để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án.
6. Cái mới của luận án
- Luận án đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản về vấn đề
con người và giải phóng con người trong lịch sử triết học.
- Luận án đã trình bày, phân tích một cách có hệ thống và làm sáng
tỏ được những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và giải phóng con người.
- Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu, lý giải và đề xuất được một


10


số giải pháp cơ bản có tính chất định hướng nhằm góp phần vào sự nghiệp
xây dựng, phát triển và giải phóng con người ở nước ta hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Luận án đã góp phần nghiên cứu và hệ thống hoá tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung, và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con
người nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án đã chứng minh và khẳng định rằng:

Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề giải phóng con người vào cách
mạng Việt Nam một cách khoa học, sáng tạo và thành công.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận
mang tính phương pháp luận trong việc giải quyết vấn đề giải phóng con
người trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về tư tưởng
Hồ Chí Minh và các lĩnh vực khoa học xã hội có nội dung liên quan đến
vấn đề con người và giải phóng con người.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để giáo dục truyền
thống cách mạng, trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để phát huy
tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm ba chương, chín tiết và in trong 209 trang luận án.


11


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


Trong lịch sử phát triển của triết học, vấn đề con người luôn được
xem là một nội dung trung tâm của các trường phái triết học. Bởi vì, xét
cho đến cùng, thông qua việc giải quyết vấn đề về con người, các nhà triết
học mới thể hiện được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận
của mình về thế giới khách quan, trong đó có vấn đề về giải phóng con
người. Toàn bộ các quan niệm về thế giới được triết học đưa ra đều nhằm
xem xét bản chất chung của con người và xác định vị trí, vai trò của con
người trong thế giới hiện thực, từ đó tìm ra con đường, cách thức để giải
phóng con người. Việc lý giải bản chất con người và tiến đến giải phóng
con người trở thành nội dung cốt lõi, cơ bản và là mục tiêu chủ yếu của
triết học trong mọi thời đại.
Kế thừa sâu sắc tinh hoa của dân tộc và trí tuệ của thời đại mà đỉnh
cao là tính nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã
hình thành nên những quan điểm phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội như lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người, lý luận về nhà nước, pháp luật, văn
hóa, đạo đức,… Trong đó, tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và giải
phóng con người là nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng chủ đạo
mang tính định hướng cho việc thể hiện thế giới quan của Người. Việc
nghiên cứu vấn đề con người và giải phóng con người trong lịch sử triết
học là điều kiện cần thiết, để hiểu sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như thấy


12


được sự kế thừa và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này.
1.1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
1.1.1. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học

Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những trung tâm triết học lâu đời và phong phú
của nhân loại. Nền văn minh sớm nhất của những tộc người Ấn cổ đại là
nền văn minh sông Ấn xuất hiện từ khoảng 2.500 năm trước Công nguyên.
Giai đoạn văn minh rực rỡ nhất của triết học Ấn Độ là thời kỳ Veda
(khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VII trước Công nguyên) được phản ánh
trong kinh Veda, bộ kinh thể hiện tri thức tổng hợp và tối cổ của văn hóa
Ấn Độ, trong đó có tư tưởng đặc sắc về vấn đề con người. Tiếp theo thời kỳ
Veda là thời kỳ Cổ điển hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI
trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên). Quá trình hình thành
và phát triển của tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ - trung đại chịu ảnh
hưởng sâu sắc của điều kiện sống và tính chất sinh hoạt của xã hội đương
thời. Đất nước Ấn Độ có địa hình và thời tiết đa dạng, có núi cao quanh
năm tuyết phủ, có sa mạc khô cằn, có những vùng đồng bằng rộng phì
nhiêu rộng lớn. Đặc biệt là sự phân chia đẳng cấp nghiệt ngã, kết cấu xã hội
– giai cấp phức tạp với sự thống trị về mặt tư tưởng của kinh Veda và tôn
giáo Bàlamôn đã làm cho đời sống xã hội nặng nề, trì trệ, bảo thủ. Do vậy,
tư tưởng triết học thời kỳ này phản ánh sâu sắc cuộc đấu tranh lâu dài
chống sự phân biệt đẳng cấp, chế độ xã hội nô lệ mang nặng tính chất gia
trưởng, chống lại uy thế của kinh Veda và tôn giáo Bàlamôn, đề cao bản
chất, giá trị của con người, bảo vệ quyền sống của con người, giải phóng
con người.
Ở thời kỳ Veda (khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VII trước Công


13


nguyên), tư tưởng của người Ấn Độ cổ đại chủ yếu được phản ánh tập
trung trong các kinh Veda. Veda là một khối lượng tác phẩm văn học được

sáng tác trong khoảng thời gian trên dưới 2000 năm. Bộ phận sớm nhất của
Veda bao gồm 4 tập thánh kinh chủ yếu: Rig-Veda, Sama-Veda, Yajur-
Veda và Atharva-Veda. Dựa trên cơ sở của thế giới quan thần thoại, tôn
giáo, các nhà tư tưởng đã bước đầu “giải thích vũ trụ vạn vật bằng biểu
tượng các vị thần tự nhiên và sau đó là những tư tưởng triết lý trừu tượng,
lý giải nguyên lý của vũ trụ, giải thích bản chất, đời sống tâm linh của con
người” [9; tr. 59]. Tư tưởng khái quát trong kinh Veda là giải thích vũ trụ,
con người bằng biểu tượng các vị thần tự nhiên, gắn nguồn gốc, vị trí và số
phận của con người với các vị thần. Thần linh vừa có sức mạnh siêu việt,
lại vừa mang nặng tính người với những đặc điểm của con người như thần
linh cũng có chồng, có vợ, thần linh cũng có cả tính tốt và tính xấu, Thần
linh tồn tại ở khắp nơi: thần Lửa Agni cai quản hạ giới, thần Gió Vaynu oai
phong cai quản không trung, thần Mặt Trời Surya (có bốn vợ là: nữ thần tri
thức, Hoàng hậu, nữ thần Ánh sáng và nữ thần Bóng tối) cai quan thiên
giới, ngoài ra còn có thần Mặt Trăng Mosa, thần Nước Apas mạnh mẽ, thần
Bão tố Rudra,… Nếu gạt đi yếu tố thần bí trong việc lý giải bản chất của vũ
trụ, chúng ta có thể thấy rằng, thông qua việc miêu tả sức mạnh của các vị
thần linh, nhân tố con người trong tư tưởng của người Ấn Độ cổ đại có đời
sống phong phú, hoàn mỹ, sống động và cụ thể.
Bộ phận xuất hiện muộn hơn kinh Veda là Bahmana, Aranyaka và
Upanishad. Đặc biệt, sự xuất hiện của Upanishad là một bước giải phóng
tư duy của người Ấn Độ cổ đại, đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan
thần thoại sang tư duy triết học. Nếu như quan niệm về con người trong
kinh Veda còn mang nặng dấu ấn thần thoại thì Upanishad muốn dùng lý
trí để lý giải bản thể vũ trụ, bản tính con người, từ đó tìm ra nguyên nhân


14



của nỗi khổ và con đường, cách thức giải thoát con người khỏi sự rằng
buộc của thế giới hữu hình. Upanishad thừa nhận “tinh thần vũ trụ tối
cao” Brahman, là thực tại đầu tiên, duy nhất, tuyệt đối chi phối vũ trụ, là
nguyên nhân của tất cả mọi sự sống. Khi “tinh thần vũ trụ tối cao
Brahman” biểu hiện trong con người và chúng sinh thì đó chính là linh
hồn cá nhân Atman. Atman là linh hồn cá nhân bất diệt, là bộ phận của cái
toàn bộ, tuyệt đối, tối cao Brahman. Trong thế giới sáng tạo của Brahman,
con người chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Con người dùng lý trí của
mình để xem xét sự vật, tìm hiểu thế giới theo quy luật riêng của nó và từ
đó con người hòa nhập vào Brahman. Khi nhận thức được Brahman, con
người sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể giải thoát được linh hồn
ra khỏi sự ràng buộc của thể xác và mọi đau khổ của thế giới trần tục. Do
những cảm giác, ham muốn, dục vọng và những hành động nhằm thỏa
mãn ham muốn của con người ở thế giới trần gian đã làm cho linh hồn bất
tử (Atman) bị giam hãm hết thể xác này đến thể xác khác, bị che lấp nên
không nhận thức được chân bản của mình là Brahman. Muốn giải thoát
được linh hồn bất tử, con người phải dốc lòng tu luyện tri thức và tu luyện
hành động. Và chỉ có như vậy, con người mới nhận ra được chân bản của
mình, khi đó linh hồn bất tử (Atman) đồng nhất với “linh hồn vũ trụ tối
cao” (Brahman), con người được giải thoát. Giải thoát là trạng thái tự do
tuyệt đối, vượt qua mọi ảo ảnh, vượt qua mọi quan niệm sống chết, nhận
thức được bản thể vũ trụ tối cao và chân bản tính của con người. Con
người thoát khỏi sự chi phối của quy luật nghiệp báo, luân hồi. Như vậy,
tư tưởng của Upanishad đã cho thấy được mối quan hệ giữa đời sống tinh
thần của con người với nguồn sống bất diệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con
đường, cách thức giải thoát con người ra khỏi sự ràng buộc của thế giới sự
vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn.


15



Tiếp theo thời kỳ Veda là thời kỳ Cổ điển hay thời kỳ Phật giáo,
Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công
nguyên). Triết học thời kỳ này được chia thành hai phái: chính thống và
không chính thống, căn cứ vào việc thừa nhận hay không thừa nhận uy
quyền tối cao của Veda cũng như vai trò của tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt
đối Brahman.
Hệ thống triết học chính thống bao gồm sáu trường phái: Samkhya,
Nyaya, Vaisesika, Mimansa, Yoga, Védanta. Tư tưởng chung của sáu
trường phái này đều thừa nhận Brahman là tinh thần vũ trụ tối cao, là thực
thể tuyệt đối bất diệt, là bản chất sâu xa của mọi sự tồn tại. Con người là
một thực thể bao gồm thể xác và linh hồn (phái Mimansa, Vedanta, Yoga),
là sự kết hợp của bản nguyên vật chất và bản nguyên tinh thần (phái
Samkhya), là những “linh hồn cụ thể” tồn tại bên cạnh “Linh hồn thế giới
tối cao” duy nhất. Từ đó, họ cho rằng, để giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng
buộc của thể xác thì buộc con người phải tập trung thực hiện cho đúng mọi
nghi thức của kinh Veda, phải dốc lòng tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm,
thực nghiệm tâm linh.
Hệ thống triết học không chính thống bao gồm các trường phái:
trường phái Jaina, Lokayata và Phật giáo. Phủ nhận quan điểm của kinh
Veda là con người do “Đấng sáng tạo tối cao” sáng tạo ra, trường phái
Jaina cho rằng toàn bộ thế giới và con người do những chất liệu nguyên
thủy tạo ra. Đó là jiva và adjiva, hay còn gọi là linh hồn và tất cả những gì
không phải linh hồn. Linh hồn là một thực thể thuần khiết, tồn tại vĩnh viễn
và bất diệt cùng với vật chất. Thế giới không có linh hồn duy nhất mà linh
hồn được biểu hiện khác nhau, nó thâm nhập vào tất cả, hiểu biết tất cả, chi
phối tất cả và truyền sinh lực cho tất cả. Khác với trường phái Jaina, trường
phái Lokayata cho rằng con người sinh ra là do tụ hợp của các nguyên tố



16


đất, nước, lửa, không khí. Sinh mệnh, linh hồn, ý thức và cảm giác của con
người chỉ xuất hiện khi bốn yếu tố trên kết hợp lại hay phân tán theo một
cách thức đặc biệt. Vì vậy, không thể có yếu tố linh hồn và con người
không phải thờ cúng, hiến tế lễ cho bất kỳ một vị thần nào. Quan điểm phủ
nhận thần thánh, phủ nhận uy quyền của Brahman đối với sự sống còn
được đặc biệt nhấn mạnh trong triết học Phật giáo.
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo, xuất hiện vào khoảng thế
kỷ thứ VI trước Công nguyên, là kết quả của sự phản ánh chế độ phân biệt
đẳng cấp nghiệt ngã của xã hội đương thời. Kinh điển của Phật giáo bao
gồm 3 bộ phận (gọi là Tam tạng kinh): Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng
Luận. Tạng Kinh là bộ phận ghi lại những lời dạy của Phật thích ca; Tạng
Luật là những điều quy định mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo; Tạng
Luận là các tác phẩm luận giải về Phật giáo của các học giả cao tăng về
sau. Trong Tam tạng kinh, những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo về
thế giới trong đó có quan điểm về con người và tư tưởng giải thoát con
người được trình bày mang tính hệ thống, lôgic.
Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế và thần sáng tạo
Brahman. Phật giáo cho rằng, thế giới là một dòng biến ảo vô thường, vô
ngã, không có cái gì là trường tồn bất định, chỉ có sự vận động biến đổi
không ngừng theo chu trình bất tận: sinh, trụ, dị, diệt. Tất cả sự vật, hiện
tượng trong thế giới đều chịu sự chi phối, tác động của luật nhân quả. Thế
giới xung quanh ta và cả con người, không phải do một vị thần thánh nào
sáng tạo ra, mà được cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố là “sắc” và
“danh”. Trong đó “sắc” là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được, nó
bao gồm đất, nước, lửa, không khí. Còn danh là yếu tố tinh thần, không có
hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm: thụ là cảm thụ; tưởng là sự suy

nghĩ, tư tưởng; hành là ý muốn thúc đẩy hành động; thức là sự nhận thức.


17


Chính cái “danh” và cái “sắc” đó kết hợp lại với nhau tạo thành “ngũ uẩn”.
Ngũ uẩn tác động qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại
của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại
mãi mãi. Do đó, không có cái “Bản ngã” hay cái tôi chân thực.
Theo Phật giáo, đời là bể khổ. Đức Phật đã chỉ ra tám điều khổ mà
chúng sinh mắc phải, đó là: sinh, lão, bệnh, tử, “ái biệt ly khổ”, “cầu bất
đắc khổ”, “oán tăng hội khổ”, “ngũ ẩm thịnh khổ”. Nguyên nhân mọi nỗi
khổ của con người là “dục vọng” và “vô minh”. Do “vô minh” nên người
ta lầm tưởng rằng cái gì cũng thường định, cái gì cũng là của ta nên có
hành động chiếm đoạt, tạo ra nỗi khổ triền miên, lôi kéo con người mãi
mãi phiêu bạt trong dòng luân hồi. Muốn con người thoát khỏi khổ não,
cảnh luân hồi sinh tử, đạt đến cõi Niết bàn thì phải diệt trừ dục vọng, xóa
vô minh, từ bỏ tham, sân, si. Đức Phật chỉ ra con đường, cách thức để giải
thoát nỗi khổ. Đó là: con người phải có nhận thức đúng đắn, nhìn nhận rõ
phải trái, không để những điều sai trái che lấp sự sáng suốt của mình
(chính kiến); suy nghĩ đúng đắn để đạt tới chân lý (chính tư duy); hành
động, làm việc đúng đắn, không làm những điều tàn bạo, gian dối (chính
nghiệp); nói những điều đúng đắn, điều phải, điều tốt, không nói điều ác
(chính ngữ); sống đúng đắn, trung thực, nhân nghĩa, không tham lam
(chính mệnh); nỗ lực, phấn đấu vươn lên (chính tinh tiến); luôn tâm niệm,
suy nghĩ đến đạo lý chân chính, đến điều tốt, không nghĩ đến điều xấu, tà
đạo (chính niệm); kiên định, tập trung tư tưởng vào con đường, đạo lý
chân chính (chính định).
Qua tư tưởng của Phật giáo về con người và giải thoát con người,

chúng ta có thể thấy tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Phật giáo là tiếng nói
tiến bộ đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, phủ nhận uy thế có tính
truyền thống của kinh Vêda, Upanishad và giáo lý Bàlamôn. Triết lý Phật


18


giáo không chỉ phản ánh mâu thuẫn gay gắt của chế độ xã hội đương thời
mà còn “quan tâm đến thân phận và đời sống của mỗi con người và chủ
trương giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi những nỗi khổ của cuộc đời
bằng tin tưởng vào đời sống đạo đức, từ bi, hỉ xả (tứ vô lượng tâm), bác ái
và sức mạnh của trí tuệ, huệ giác của chính con người”[10; tr. 175]. Tuy
nhiên, Phật giáo không giải thích được cuộc đời con người là do chính con
người tạo ra, không thấy được nguồn gốc xã hội của “bể khổ” cho nên Phật
giáo chưa chỉ ra được con đường và biện pháp cải tạo xã hội đúng đắn để
xóa bỏ tận gốc rễ sự đau khổ, bất công trong xã hội Ấn Độ đường thời.
Phật giáo khuyên con người chấp nhận số phận một cách thụ động, chiêm
nghiệm trong thế giới nội tâm để giải thoát đau khổ, đạt đến cõi Niết bàn –
một cõi đạt được hạnh phúc tối thượng, tuyệt đối thanh tịnh, một trạng thái
giải thoát trong tư tưởng, tinh thần. Phật giáo nêu lên tư tưởng giải phóng
con người nhưng thực sự lại không giải phóng được số phận của con người
trong đời sống hiện thực.
Như vậy, tư tưởng về con người và giải phóng con người trong triết
học Ấn Độ cổ - trung đại đã có sự phát triển sâu sắc, phong phú. Một mặt,
các quan điểm triết học thời kỳ này phản ánh tính chất kiên cố của chế độ
công xã nông thôn với nền kinh tế tự nhiên tự cung, tự cấp, đời sống phát
triển trì trệ với chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắc nghiệt. Mọi quyền lợi,
địa vị xã hội đều nằm trong tay giai cấp quý tộc, tăng lữ. Các đẳng cấp khác
như tiện dân, nô lệ thì bị khinh miệt và đói khổ. Mặt khác, tư tưởng về con

người và giải phóng con người thời kỳ này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của
kinh Veda và các giáo lý tôn giáo cho nên không tránh khỏi chủ nghĩa duy
tâm, thần bí. Trên cơ sở phản ánh thực tiễn sinh động của đời sống kinh tế -
xã hội đương thời, nội dung chính trong hệ thống quan niệm về con người
của tất cả các trường phái triết học Ấn Độ cổ - trung đại là lý giải bản chất


19


đời sống tâm linh và con đường giải thoát con người khỏi “bể khổ”, khỏi sự
ràng buộc của thế giới trần tục. Con người là điểm xuất phát, “giải thoát” là
mục đích cao nhất và cuối cùng của triết học Ấn Độ cổ - trung đại.
1.1.2. Vấn đề con người và giải phóng con người trong triết học
Trung Quốc
Triết học Trung Quốc cổ đại hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II,
đầu thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào
thời Xuân thu – Chiến quốc (từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III trước
Công nguyên). Đây là thời kỳ xã hội Trung Hoa có những biến động lịch
sử hết sức sâu sắc. Nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên của xã hội có giai
cấp ở Trung Quốc xuất hiện. Đến thế kỷ VIII trước Công nguyên, nền sản
xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và kinh tế thương nghiệp có bước phát
triển mạnh mẽ đã dẫn đến sự phát triển đa dạng trong kết cấu giai tầng của
xã hội. Mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ mới lên không được tham gia
chính quyền với giai cấp thị tộc cũ đang nắm chính quyền ngày càng gay
gắt. Mâu thuẫn này đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ nô lệ thị tộc, nhà nước của
chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến, mở đường cho sản xuất
phát triển. Sự biến động của kinh tế - xã hội đã quy định sự biến đổi của
lĩnh vực tư tưởng. Trong xã hội xuất hiện những trung tâm, những tụ điểm
mà ở đó các nhà tư tưởng với lập trường giai cấp khác nhau bàn luận, tranh

luận, phê phán, đả kích xã hội đương thời. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời
kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm
nhà đua tiếng). Trong thời kỳ “tranh minh” đó đã xuất hiện những tư tưởng
vĩ đại mà có nội dung cơ bản là “lấy quan hệ con người với con người, con
người với cộng đồng nói chung làm điểm xuất phát và nhằm cuối cùng là
ổn định, điều hòa mối quan hệ đó”[125; tr. 31]. Nghiên cứu những tư tưởng
chung về con người và giải phóng con người giai đoạn Trung Hoa cổ đại sẽ

×