Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

quan điểm của phranxi bêcơn về vai trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 201 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phranxi Bêcơn (Francis Bacon, 1561 – 1626) là nhà triết học duy vật
Anh, người sáng lập chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và đồng thời là bố
đẻ của khoa học thực nghiệm tự nhiên hiện đại. Các Mác viết: “Người bố đẻ
chính tơng của chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học thực nghiệm
hiện đại là Bêcơn” (63, 195). Là đại biểu tiêu biểu của nền triết học Tây Âu
cận đại, Phranxi Bêcơn được xem là người đồng sáng lập tinh thần triết học
mới cùng với nhà triết học người Pháp, Rơnê Đềcáctơ (René Descartes, 1596
– 1650). Phranxi Bêcơn thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học
nói riêng và lịch sử tư tưởng nói chung với phong cách tư duy mới, thể hiện
bước phát triển tất yếu của tư duy con người trước những biến đổi lớn lao của
thực tiễn. Nước Anh, cũng như toàn thể châu Âu ở thế kỷ XVI – XVII, diễn
ra những sự thay đổi bước ngoặt trong phương thức sản xuất, dẫn đến những
sự biến chuyển trong đời sống tinh thần xã hội. Đó là thời đại nối tiếp tinh
thần văn hoá Phục hưng, đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến và
giáo hội, từng bước hình thành phương thức sản xuất mới với vai trò lịch sử
của giai cấp tư sản, đêm trước của các cuộc cách mạng tư sản. Phranxi Bêcơn,
từ đỉnh cao của một nhà chính trị, vị thế của một nhà tư tưởng, triết gia, bằng
vốn sống và kinh nghiệm của mình, bằng năng lực nhạy bén và sáng suốt của
mình, đã thâu tóm được những biến đổi của thời đại và đưa ra những phương
án cải cách đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống.
Ông là người đầu tiên lên tiếng địi trả lại phẩm giá cho khoa học đã bị
chìm lấp trong đêm trường trung cổ bởi thần học. Ngay từ rất sớm, (1592),
khi đang còn ở nấc thang danh vọng của sự nghiệp chính trị, Phranxi Bêcơn
đã đưa ra một lời hứa, được coi là mục đích của cuộc đời ơng, đó chính là


2



việc cải tổ sinh hoạt khoa học, nhằm xác định vai trị, mục đích của khoa học
là hướng đến phục vụ cuộc sống thực tiễn của con người. Ông đã thực hiện
một chương trình đồ sộ để Đại phục hồi khoa học (Instauratio Magna
Scientarum / The Great Instauration). Theo ông, nhiệm vụ của nhận thức là
phải đạt đến tri thức khoa học. Tri thức khoa học phải được đưa từ trên tháp
ngà xuống với đời thường, đảm đương nhiệm vụ thực tiễn, trang bị cho con
người ngọn đuốc trí tuệ, thâm nhập vào cõi bí hiểm của tự nhiên. Để đạt đến
tri thức khoa học, là tri thức đối lập với tri thức kinh viện xa rời thực tiễn,
giáo điều, trống rỗng, Phranxi Bêcơn chỉ ra những sai lầm, ngẫu tượng (Idola
/ Idols) trong nhận thức và sự cần thiết phải xố bỏ chúng ra khỏi lý trí của
con người. Trên cơ sở làm sạch lý trí, Phranxi Bêcơn đưa ra phương pháp
nhận thức khoa học mới – phương pháp thực nghiệm khoa học qui nạp (The
Inductive Scientific Empirical Method), hướng dẫn con người đạt đến tri thức
hữu dụng, thứ tri thức biến thành sức mạnh, giúp con người khẳng định quyền
lực của mình trước tự nhiên. Trong triết học Phranxi Bêcơn, tinh thần phê
phán và tinh thần khám phá gắn kết với nhau: phê phán hình thức tri thức
trung cổ và các ngẫu tượng trong nhận thức, phục hồi vị trí của tri thức khoa
học trong đời sống xã hội.
Tinh thần phê phán và khám phá của triết học Phranxi Bêcơn đã ảnh
hưởng sâu rộng đến nền triết học Anh và Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII. Đặc
biệt, tuyên bố của ông “Tri thức là sức mạnh” đã trở thành tuyên ngôn của
thời đại. Đoạn tuyệt với triết học kinh viện và các hình thức tri thức trung cổ,
các nhà khoa học và triết học hướng sự nghiên cứu của mình vào việc phục vụ
nhu cầu thực tiễn. Những phát minh khoa học ra đời được ứng dụng rộng rãi,
nhằm nâng cao sức sản xuất xã hội. Các tổ chức, thiết chế khoa học
(Institutions of Sciences) được thiết lập. Tri thức khoa học từng bước giúp
con người nhận thức giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên, khẳng định quyền lực



3

con người trước tự nhiên. Với vai trò mở đường cho tinh thần triết học mới,
Phranxi Bêcơn đã tạo ra một thời đại sôi động và cách mạng trong triết học,
trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại
trật tự phong kiến và giáo hội và những uy quyền tư tưởng trung cổ.
Khẳng định của Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học trong đời
sống xã hội suốt mấy thế kỷ qua vẫn tiếp tục được triển khai bởi các trào lưu
triết học ở phương Tây. Thuyết kỹ trị, thuyết hội tụ như hệ quả tất yếu của sự
phát triển tư tưởng của nhân loại trong việc đề cao tri thức khoa học, trí tuệ
con người. Sự phát triển xã hội gắn liền với những thành tựu to lớn của khoa
học kỹ thuật và công nghệ thể hiện năng lực tư duy và sức sáng tạo vô tận của
con người. Sau gần 400 năm, tinh thần triết học Phranxi Bêcơn được chứng
minh một cách trọn vẹn ở thời đại của chúng ta – thời đại kinh tế tri thức. Vào
thập niên năm mươi của thế kỷ XX, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và
công nghệ đã khẳng định một thời đại mới, thời đại mà khoa học thực sự trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, góp phần to lớn vào sự phát triển của xã
hội. Làn sóng văn minh, trí tuệ đang lan toả tồn cầu, kéo theo nó là sự ra đời
nền kinh tế tri thức. Điều đó càng chứng tỏ giá trị bền vững của tư tưởng
Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học. Tri thức khoa học đang dường
như trở thành một thứ quyền lực tối thượng trong xã hội ngày nay. Vì thế,
việc tìm hiểu quan điểm của Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học
trong đời sống xã hội hết sức có ý nghĩa đối với chúng ta trong bối cảnh xây
dựng và phát triển kinh tế tri thức. Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những giá trị
tư tưởng của nhân loại theo tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chúng ta nghiên cứu tư tưởng của Phranxi Bêcơn với mục đích làm rõ quan
điểm của ông về tri thức khoa học và vai trò – sức mạnh của nó trong thực
tiễn cải tạo tự nhiên và phát triển xã hội. Qua đó, chúng ta làm rõ được ý
nghĩa to lớn của tri thức khoa học và khả năng vận dụng những thành quả trí



4

tuệ của con người vào quá trình xây dựng một xã hội lý tưởng, giàu mạnh dựa
trên quyền lực của tri thức, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế tri thức
trong thời đại ngày nay. Từ nhận thức trên, tác giả chọn đề tài “Quan điểm của
Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học và vấn đề phát triển kinh tế tri
thức trong thời đại hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
Nghiên cứu sinh cũng nhận thấy rằng trong cương lĩnh cải tổ tri thức
khoa học, để khoa học thực hiện sứ mệnh của mình là khẳng định quyền lực
của con người trước tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển xã hội, Phranxi Bêcơn
chưa thể tiếp cận đầy đủ quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm thực tiễn, do
đó những ý tưởng của ơng được triển khai theo từng tác phẩm và chỉ mang
tính thơng điệp, hơn là những nội dung cụ thể về vai trò tri thức khoa học
trong việc phát triển kinh tế, trong quản lý xã hội, trong chính trị, trong văn
hố, trong giáo dục. Tính chất cụ thể và sâu rộng về vai trò của tri thức khoa
học được tiếp tục làm rõ ở các thời đại sau, đặc biệt là ở chủ nghĩa duy vật
lịch sử do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phranxi Bêcơn là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ
XVII – XVIII. Do đó, các cơng trình nghiên cứu về lịch sử triết học phương
Tây phần lớn đều đề cập đến thân thế, sự nghiệp, các tác phẩm và tư tưởng triết
học của ông. Các tác giả đều ghi nhận công lao to lớn của Phranxi Bêcơn trong
việc bảo vệ và phát triển khoa học đúng với chức năng và nhiệm vụ của nó.
Tại các nước châu Âu và Mỹ, di sản tư tưởng của ơng đã được khai
thác, tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó có quan điểm của Phranxi
Bêcơn về khoa học, vai trò của tri thức khoa học trong đời sống xã hội. Triết
học của Phranxi Bêcơn nói chung, quan điểm của Phranxi Bêcơn về vai trị
của tri thức khoa học nói riêng, được tìm hiểu theo hai hướng. Hướng thứ
nhất, cơng bố rộng rãi các tác phẩm nguyên bản kèm theo giới thiệu một



5

cách tổng thể, khái quát và súc tích nội dung, giá trị và hạn chế lịch sử của
triết học Phranxi Bêcơn; Hướng thứ hai, thực hiện các chuyên khảo về
Phranxi Bêcơn, phân tích từng vấn đề trong học thuyết của Phranxi Bêcơn.
Hai hướng nghiên cứu này về Phranxi Bêcơn diễn ra song song với nhau từ
trước tới nay trên thế giới.
Trước hết, có thể kể đến một số cơng trình về Phranxi Bêcơn của các tác
giả ngoài nước như Fulton H. Anderson với tác phẩm Francis Bacon – His
career and his thought, (Los Angeles, University of Southern California
Press, 1962), tác giả Loren Eiseley (1973) với The Man Who Saw Through
Time, (New York, Scribners), tác giả B.Farrington (1999) với Francis Bacon
– Philosopher of Industrial Science, (New York), tác giả J.Fourastié (1957)
với A.Laleuf. Revolution ql’Quest, Pari, tác giả Stephen Gaukroger (2001) với
Francis Bacon and the Transformation of Early-morden Philosophy,
(Cambridge, U.K, New York, Cambridge University Press), tác giả Paolo
Rossi (1968) với Francis Bacon: from Magic to Science, (Trans, Sacha
Rabinovitch, Chicago, University of Chicago Press), tác giả Brian Vikers
(1978) với Francis Bacon, (Harlow, UK, Longman Group), Vikers, Brian, Ed
(1996) với Francis Bacon, (New York, Oxford University Press), Charles
Whitney (1986) với Francis Bacon and Mordenity, New Haven, CN, Yale
University Press…
Trong cuốn Francis Bacon – Philosopher of Industrial Science, (New
York), tác giả B.Farrington đã giải thích mục đích chính của Phranxi Bêcơn
chủ yếu là vấn đề thực tiễn và khoa học công nghiệp, thể hiện giá trị to lớn của
tư tưởng triết học của Phranxi Bêcơn trong vấn đề phát triển xã hội. Fulton H.
Anderson trong tác phẩm Francis Bacon – His career and his thought trình bày
khá cơng phu về cuộc đời hoạt động và nghiên cứu của Phranxi Bêcơn, danh

tiếng và những năm tháng ngồi ở vị trí quan trọng của một nhà chính trị, một số


6

những cơng trình của Phranxi Bêcơn, đặc biệt là The New Organon tức Công
cụ mới. Đây là một tác phẩm được phát hành nhân kỷ niệm 400 năm ngày sinh
của Phranxi Bêcơn, như là một sự tri ân đối với người đã có ảnh hưởng trực
tiếp đến thời đại của mình và là người mở đường cho tinh thần triết học mới
của thời đại mới – thời đại triết học và khoa học hướng đến thực tiễn, thể hiện
vai trò và sức mạnh của mình trong thực tiễn.
Tác giả Paolo Rossi vào năm 1968 phát hành cuốn Francis Bacon:
From Magic to Science. Trong tác phẩm này, tác giả đã bàn về tư tưởng và
hoạt động của Phranxi Bêcơn trong bối cảnh tác động của mơi trường văn
hố Tây Âu cũng như sự ảnh hưởng trở lại của tư tưởng Phranxi Bêcơn với
xã hội. Tác giả đã kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của truyền thống không
tưởng và huyền thoại đối với Phranxi Bêcơn và vị trí của ơng trong truyền
thống ấy, như là một nhà tự nhiên học, một nhà duy vật và những khn
mẫu chính trị – đạo đức trong sự giải thích đầy say mê mang tính khơng
tưởng của Phranxi Bêcơn.
Loren Eiseley (1973) viết The Man Who Saw Through Time được xem
như là sự tri ân của một người Mỹ đối với Phranxi Bêcơn. Trong cuốn sách
được viết trau chuốt của mình, Loren Eiseley nhấn mạnh rằng, hơn tất cả
những người cùng thời đại, Phranxi Bêcơn đã diễn giải quan điểm về vũ trụ
như là một vấn đề có thể giải quyết, xem xét, suy tính trong hành trình của
con người, hay hơn là xem vũ trụ như là một cấu trúc hồn chỉnh có giới hạn
và bất biến, khơng thể lý giải. Ơng ca ngợi Phranxi Bêcơn với tư cách là
người mang lại một cách nhìn nhận mới về thế giới với tinh thần đầy khám
phá, phát hoang để tìm đến những vùng đất mới, mà trước hết là sự thay đổi
về cách tư duy.

Charles Whitney (1986) với Francis Bacon and Mordenity đã có sự
nghiên cứu nhiều mặt về Phranxi Bêcơn một cách công phu mặc dầu vẫn


7

dừng lại ở mức độ khái quát những vấn đề mà Phranxi Bêcơn khởi xướng.
Tác giả nhận định Phranxi Bêcơn đã làm cuộc cách mạng trí tuệ, kết nối quá
khứ và hiện tại bằng bản lĩnh và tinh thần của một phong cách mới. Đây là
một tác phẩm có giá trị trong việc tiếp cận với tư tưởng của Phranxi Bêcơn.
Tác giả Will Durant, với lối viết theo phong cách kể chuyện, đã nhắc đến
Phranxi Bêcơn như một huyền thoại về lòng say mê khoa học, trong Câu
chuyện triết học (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2000).
Đặc biệt, Các Mác trong “Gia đình thần thánh” đã nhận định về Phranxi
Bêcơn với vai trò là người mở đường cho khoa học tự nhiên hiện đại, cho
thấy Phranxi Bêcơn là một triết gia có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của
khoa học và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Sau C.Mác, nhà tương lai học Anvin Tốphlơ (Anvil Toffler) là người ủng
hộ, cổ súy cho những quan điểm tích cực, tiên phong mang tính thực tiễn của
Phranxi Bêcơn. Ơng nhiều lần nhắc đi nhắc lại tinh thần triết học của Phranxi
Bêcơn “Tri thức là sức mạnh”. Trong tác phẩm “Thăng trầm quyền lực” tác
giả Anvin Tốphlơ cũng đã nhiều lần nhắc đến mối liên hệ lịch sử giữa Phranxi
Bêcơn và thời đại ngày nay - thời đại kinh tế tri thức. Tương tự, trong tác
phẩm “Cú sốc tương lai”, Anvin Tốphlơ đã trích dẫn câu nói được xem như
tun ngơn của Phranxi Bêcơn “Tri thức là sức mạnh” và nhấn mạnh đặc tính
thời đại của tri thức “Tri thức là biến đổi”.
Tác giả cũng đã tiếp cận những tác phẩm gốc tiếng Anh quan trọng chứa
đựng nguyên tác của Phranxi Bêcơn đóng vai trò nền tảng cho luận án gồm :
“The English Philosophers from Bacon to Mill”(The Modern Library, 1939),
“The Works of Lord Bacon” (London, 1995), “From Descartes to Kant của

T.V.Smith và Marjorie (1994)”.
Một số tài liệu bằng tiếng Nga viết về Phranxi Bêcơn như tác phẩm Bí
mật của “Átlantích mới”của Ph. Bêcơn của Putilov S. trong t/c “Người cùng


8

thời” (Путилов С. Тайны «Новой Атлантиды» Ф. Бэкона // Наш
современник, № 2. С.171-176, 1993). Đặc biệt quan trọng là quyển
“F.Bacon, Tác phẩm, gồm 2 tập (Фрэнсис Бэкон, Сочинения в двух томах.
Москва, Мысль, 1971 - 1972) in nhiều tác phẩm quan trọng của Phranxi
Bêcơn như Đại phục hồi khoa học, Công cụ mới, Về phẩm giá và sự phát
triển của khoa học… Trong đó, tác giả J.P.Mikhalencơ (1975) với Ph.Bêcơn
và học thuyết của ông (Ю. П. Михаленко: Ф.Бэкон и его учение;
Издательство “Наука”, Москва, 1975) đã có nhiều phân tích sắc sảo về
Phranxi Bêcơn và đánh giá cao vai trò tư tưởng triết học của ông.
Tại Việt Nam tư tưởng triết học của Phranxi Bêcơn được xem xét trong
dòng chảy của lịch sử triết học phương Tây thế kỷ XVII – XVIII, mà Phranxi
Bêcơn và Rơné Đềcáctơ là những người mở đường.
GS.TS Nguyễn Hữu Vui trong Lịch sử triết học (Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1998), trình bày khái quát tư tưởng triết học của Phranxi
Bêcơn về thế giới quan, nhận thức luận, phương pháp luận. Tác giả đề cập
đến học thuyết ảo tượng (ngẫu tượng) của Phranxi Bêcơn và việc xây dựng
phương pháp mới của ông – phương pháp qui nạp khoa học.
Tác giả Lê Tôn Nghiêm trong “Lịch sử triết học Tây phương” do nhà xuất bản
thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2000 cũng nhấn mạnh dấu ấn của Phranxi
Bêcơn trong lịch sử tư tưởng phương Tây nói riêng và nhân loại nói chung.
Trong cuốn “Lịch sử thế giới cổ trung đại” do Bộ giáo dục và Đào tạo ấn
hành năm 2004, tư tưởng triết học Phranxi Bêcơn được xem như điểm xuất
phát cho công cuộc cải tổ môi trường tri thức ở Anh đêm trước của cách mạng

tư sản 1640 – 1642.
Trong cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (Nxb. Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh), PGS.TS Đỗ Minh Hợp và PGS.TS Nguyễn Thanh cùng
TS. Nguyễn Anh Tuấn bằng cách tiếp cận lơgíc – lịch sử đã phân tích tư


9

tưởng triết học Phranxi Bêcơn trong mối liên hệ với thời đại tư bản chủ nghĩa,
đồng thời nhấn mạnh dấu ấn Phranxi Bêcơn trong tư tưởng hiện đại.
Trước đó, vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, vai trò của Phranxi
Bêcơn, Rơné Đềcáctơ và nhiều nhà tư tưởng cận đại được nhắc đến, chẳng
hạn trong cuốn “Lịch sử triết học – triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa”
(Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960).
Những nghiên cứu của PGS.TS Đinh Ngọc Thạch về lịch sử triết học
phương Tây trong cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (Đại học
Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1993) và các chuyên đề triết học sau đại học
chun triết góp phần nhìn nhận Phranxi Bêcơn khơng chỉ từ góc độ người
sáng lập triết học cận đại, mà cịn từ góc độ sâu xa của thuyết kỹ trị hiện đại.
Bên cạnh những tác phẩm bàn về tư tưởng triết học Phranxi Bêcơn là
những tài liệu nghiên cứu về kinh tế tri thức của rất nhiều tác giả trong nước
và trên thế giới. Có thể kể đến những báo cáo tranh luận tại các Hội thảo về
kinh tế tri thức, những bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, diễn đàn,
Internet…và các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học… Trong đó, ở
Việt Nam đã có rất nhiều tác giả có uy tín nghiên cứu về kinh tế tri thức, như
GS Đặng Hữu với cuốn “Kinh tế tri thức – Thời cơ và thách thức đối với sự
phát triển của Việt Nam”, Đặng Hữu (2002), “Phát triển kinh tế tri thức rút
ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản; Hồng Thu
Hịa (2001), Kinh tế tri thức – Vấn đề và giải pháp; Lưu Ngọc Trịnh (2002),
Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức trên thế giới (Nxb. Giáo dục, Hà Nội)...

Trong các cơng trình nghiên cứu về Phranxi Bêcơn đã nêu ở trên, việc
xem xét quan điểm của Phranxi Bêcơn về tri thức khoa học, ảnh hưởng của
quan điểm đó đến thế giới hiện đại chưa được đề cập, phân tích có hệ thống.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả về Phranxi Bêcơn, luận
án đi sâu vào nghiên cứu quan điểm của Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức


10

khoa học và vấn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay, với tư
cách là một cơng trình nghiên cứu độc lập.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của luận án:
Thơng qua việc trình bày, phân tích và làm sáng tỏ quan điểm của Phranxi
Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học, luận án chỉ ra ảnh hưởng và ý nghĩa lịch
sử của tư tưởng Phranxi Bêcơn đối với sự hình thành và phát triển kinh tế tri
thức trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích điều kiện lịch sử và những tiền đề dẫn đến sự hình thành tư
tưởng triết học Phranxi Bêcơn nói chung và quan điểm của Phranxi Bêcơn
về tri thức khoa học nói riêng.
- Phân tích, làm rõ nội dung và ý nghĩa của Dự án “Đại phục hồi khoa
học” của Phranxi Bêcơn, phê phán tri thức kinh viện và các ngẫu tượng của
nhận thức, làm rõ phương pháp luận khoa học của Phranxi Bêcơn, khái quát
và vạch ra ý nghĩa của tác phẩm “Átlantích mới”, qua đó thể hiện tư tưởng
của Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học trong đời sống xã hội.
- Rút ra ý nghĩa của quan điểm “Tri thức là sức mạnh” do Phranxi
Bêcơn xây dựng, từ đó nêu lên mối liên hệ lịch sử giữa quan điểm về tri thức
của Phranxi Bêcơn trong dòng chảy tư tưởng của nhân loại và sự phát triển
kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay, làm rõ tính tất yếu và những vấn đề

cơ bản về kinh tế tri thức, phân tích và trình bày những điều kiện, tiền đề,
thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, tác giả sử dụng
hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm phương pháp phân


11

tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lơgíc và lịch sử, hệ thống và cấu trúc,
so sánh, đối chiếu, lý luận thống nhất với thực tiễn…
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, với sự nghiên cứu các tác phẩm gốc của Phranxi Bêcơn bằng
tiếng Anh và tiếng Nga, luận án đã góp phần giới thiệu tư tưởng của Phranxi
Bêcơn nói chung và hệ thống hố tồn bộ tư tưởng của ơng về vai trị của tri
thức khoa học và làm rõ quan điểm nổi tiếng “Tri thức là sức mạnh” của
Phranxi Bêcơn.
Thứ hai, thơng qua trình bày, phân tích tồn bộ tư tưởng của Phranxi
Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học, luận án đã chỉ ra được giá trị, ảnh
hưởng và ý nghĩa của tư tưởng Phranxi Bêcơn về vai trò của tri thức khoa học
đối với sự phát triển xã hội, đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế tri thức
trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, từ luận giải về tính tất yếu của phát triển kinh tế tri thức trên thế
giới và ở Việt Nam, luận án đã góp phần làm rõ những điều kiện, tiền đề, thực
trạng và các giải pháp cho vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Thứ tư, qua phương pháp nghiên cứu lơgíc – lịch sử, luận án đã chỉ rõ
dòng chảy tư tưởng xuyên suốt về vai trò của của tri thức khoa học đối với sự
phát triển xã hội trong lịch sử tư tưởng nhân loại theo tinh thần kế thừa và
phát triển.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Về ý nghĩa lý luận, trên cơ sở trình bày và phân tích quan điểm của
Phranxi Bêcơn về vai trị của tri thức khoa học trong đời sống xã hội thông
qua dự án “Đại phục hồi khoa học”, học thuyết về ngẫu tượng, về phương
pháp luận qui nạp khoa học, về “Átlantích mới”, luận án góp phần làm rõ hệ
thống triết học của ông. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị đối với việc


12

tìm hiểu lịch sử triết học phương Tây thế kỷ XVII – XVIII, triết học Anh nói
chung và tư tưởng của Phranxi Bêcơn nói riêng.
Đặc biệt, từ mối liên hệ giữa tư tưởng Phranxi Bêcơn với q trình hiện thực
hóa vai trò của tri thức khoa học, mà đỉnh cao là sự ra đời nền kinh tế tri thức, luận
án làm sáng tỏ thêm qui luật kế thừa và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Luận án cung cấp những luận cứ cho vấn đề phát triển kinh tế tri thức.
Đồng thời, những nghiên cứu của luận án về vai trò của tri thức khoa học
và những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức có thể góp phần tạo lập cơ sở cho
những chiến lược, sách lược phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trong
thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế tri thức trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng, mà nổi bật là quan điểm về sự ứng dụng thành quả trí
tuệ con người vào việc xây dựng xã hội văn minh, phát triển dựa trên
quyền lực tri thức.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án bao
gồm 3 chương, 8 tiết.


13


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHRANXI BÊCƠN

1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC PHRANXI BÊCƠN

Q trình phát triển của lịch sử triết học xét đến cùng là do những
điều kiện kinh tế – xã hội qui định và phụ thuộc vào trình độ tri thức của
từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Các dòng triết học trong lịch sử, dù là
triết học phương Đông hay phương Tây, đều ln có mối liên hệ nội tại
khách quan. Triết học phương Tây trong lịch sử phát triển của mình thể
hiện tính qui luật kế thừa và phát triển một cách đa dạng và đặc sắc. Từ sự
phát triển rực rỡ của triết học thời kỳ Hy Lạp – La Mã, đến sự thống trị uy
quyền của thần học trung cổ, sự trở về với những giá trị văn hoá cổ đại của
triết học Phục hưng, hay tinh thần tiên phong, khám phá của triết học cận
đại, cho đến các trào lưu triết học hiện đại sau này, tất cả đều để lại những
dấu ấn đậm nét và ảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống văn hố tinh
thần nói riêng và xã hội nói chung.
Ở thời kỳ của Phranxi Bêcơn, nước Anh đang trong quá trình chuyển
biến từ trung cổ sang cận đại, nghĩa là trong đời sống xã hội đang diễn ra q
trình tích luỹ ngun thuỷ tư bản. Tuy nhiên, trong trường học, triết học trung
cổ vẫn đang ngự trị làm nặng nề, khô cứng đời sống tư tưởng, tinh thần của
xã hội lúc bấy giờ. Thế giới quan triết học thống trị trong sự phát triển tinh
thần của xã hội phong kiến là chủ nghĩa kinh viện. Chủ nghĩa kinh viện mang
tính tơn giáo thần bí, các nhà triết học chủ yếu là các nhà thần học. Họ đều
lấy việc chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, thần thánh làm nhiệm vụ



14

trung tâm. Sự hưng thịnh và suy vong của triết học kinh viện gắn liền với
tồn bộ tiến trình lịch sử ở Tây Âu thế kỷ IX – XV, và có ảnh hưởng to lớn
đến nội dung tư tưởng của thời đại với tư cách là một nền chuyên chính tinh
thần như nhận định của Ph.Ăngghen. Hai vấn đề chi phối toàn bộ nội dung
của triết học kinh viện là quan hệ giữa tri thức và niềm tin và cuộc tranh luận
xoay quanh khái niệm phổ biến (universia hay genera). Những tên tuổi tiêu
biểu cho triết học kinh viện trung cổ như Xcốt Erigơn (Scot Erigène, 810 –
877), Tômát Đaquin (Thomas D’Aquin, 1225 – 1274), Đunxcốt (Duns
Scotus, khoảng 1265 – 1308)…
Thế kỷ XIII là đỉnh cao của triết học kinh viện, nhưng đồng thời cũng
báo hiệu sự sụp đổ của nó. Ngay vào thời điểm ấy đã xuất hiện nhiều nhà
khoa học thực sự chống lại những cơ sở xã hội của chế độ phong kiến nói
chung, ý thức hệ nói riêng. Tiêu biểu cho tinh thần phê phán là Rôgơ Bêcơn
(Roger Bacon, khoảng 1241 – 1292), Guyliam Ốccam (William O’cam,
1300 – 1350)… Theo nhận định của Phranxi Bêcơn, triết học kinh viện
trung cổ khơng có gì khác hơn là sự lặp lại buồn chán những chân lý đã
chết, sự mô phỏng và tán dương theo ý đồ của những cây đại thụ về tư
tưởng mà khơng hề có bất kỳ phát hiện nào có giá trị thực tiễn. Chính thực
tiễn sinh hoạt tinh thần của xã hội lúc bấy giờ đã tác động mạnh mẽ đến sự
hình thành tư tưởng triết học của Phranxi Bêcơn, với vai trò là người mở
đường cho phong cách tư duy mới.
Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, nước Anh, cũng như toàn Tây Âu,
diễn ra những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử. Trước hết là sự
biến đổi trong phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất tư bản, hình thành
từ trong lòng xã hội phong kiến, từng bước trở thành phương thức sản xuất
thống trị. Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa gắn với nhu cầu phát
triển khoa học, kỹ thuật, cải tiến công cụ sản xuất. Đồng hồ cơ khí và máy hơi



15

nước là hai chỉ số quan trọng của nền sản xuất, với vị trí phát triển hàng đầu
của cơ học. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với khả năng tạo ra thị
trường kinh tế thống nhất, đã làm tan rã những cát cứ phong kiến lâu đời thời
trung cổ, góp phần phá vỡ các quan hệ xã hội lỗi thời, làm đơn giản hố mơi
trường giao tiếp, kích thích tính sáng tạo của cá nhân, tạo nên hệ biến thái mới
trong đánh giá hoạt động của con người, xác lập những giá trị, những chuẩn
mực phù hợp với thời đại đang biến đổi nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng
bằng việc thúc đẩy nhanh hơn tiến trình lịch sử – xã hội, thời đại tư bản trở
thành thời đại năng động nhất, biện chứng nhất so với các thời đại đã qua.
Cùng với sự biến đổi của phương thức sản xuất là quá trình hình thành các nhà
nước chuyên chế tập quyền, mở đường cho sự xác lập hàng loạt các quốc gia
tư sản hiện đại sau này, góp phần thúc đẩy q trình giao lưu, hợp tác về kinh
tế, văn hóa giữa các dân tộc với hiệu quả cao hơn trước, đẩy mạnh khả năng
quốc tế hoá, tồn cầu hố kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa.
Về kinh tế, nước Anh cũng khơng nằm ngồi xu hướng vận động đó. Tại
Anh, từ cuối thế kỷ XV đã xuất hiện bước chuyển biến mở đường cho quan
hệ tư bản chủ nghĩa, mà điển hình là phong trào khoanh chiếm đất. Phong
trào này đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII càng diễn ra quyết liệt. Điều
đó xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất, cuối thế kỷ XVI, cơng
nghiệp đã có những phát triển nhất định, làm cho nhu cầu đối với các sản
phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng, dẫn đến giá cả các loại nguyên liệu và
lương thực tăng cao; thứ hai, đến đầu thế kỷ XVII, giữa địa tô theo tập quán
phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa có sự chênh lệch ngày càng lớn. Các
địa chủ thấy rằng, đem ruộng đất cho các nhà tư bản nông nghiệp thuê, có lợi
hơn là tiến hành bóc lột phong kiến đối với nông dân.
Kết quả là từ nửa sau thế kỷ XVI, nước Anh trở thành quốc gia điển

hình về tích luỹ tư bản ngun thuỷ và hình thành nền kinh tế tư bản chủ


16

nghĩa ở nông thôn tại nước Anh. Những địa chủ tiến hành việc khoanh chiếm
đất, hoặc là họ đứng ra kinh doanh nông trường theo dạng tư bản chủ nghĩa,
hoặc là đem số đất đó cho các nhà tư bản nơng nghiệp th, đều trở thành
những người có mối liên hệ trực tiếp với tư bản chủ nghĩa, tức họ trở thành
giai cấp tư sản. C.Mác gọi những địa chủ quí tộc dạng này là tầng lớp “quí
tộc mới”, để phân biệt với quí tộc phong kiến.
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, các ngành công thương nghiệp cũng
diễn ra nhiều sự thay đổi. Ngành công nghiệp dệt len nỉ – một ngành công
nghiệp “dân tộc” của nước Anh, từ thế kỷ XVI đã xuất hiện nhân tố tư bản
chủ nghĩa. Nhiều ngành sản xuất đã sử dụng các hình thức cơng trường thủ
cơng và dần dần mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của công
trường thủ công, cũng như sự tăng trưởng của mậu dịch đối ngoại, đã thúc
đẩy ngành tài chính phát triển theo. Mặc dù công thương nghiệp của Anh
không phát triển lắm, nhưng sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản tại
Anh, nếu so với các nước châu Âu, thì thành tựu của nó to lớn hơn nhiều.
Điều này là do mức độ xâm nhập nông nghiệp của chủ nghĩa tư bản ở Anh rất
cao mà các quốc gia khác không bằng.
Về xã hội, sự biến động về kinh tế dẫn đến những thay đổi to lớn về mặt
cơ cấu giai cấp, đặc biệt là ở nơng thơn. Tầng lớp q tộc mới có khuynh
hướng tư sản hố chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu chính trị - xã hội của
nước Anh ở đêm trước cách mạng tư sản. Tầng lớp này được hưởng những
đặc quyền và địa vị giống như tầng lớp quí tộc phong kiến cũ, nhưng địa vị
kinh tế cao hơn rất nhiều. Nếu so sánh với giai cấp tư sản cơng thương
nghiệp, tầng lớp q tộc mới cũng tỏ ra ưu thế hơn, vì hầu hết đều được giữ
các vị trí quan chức tại địa phương. Ruộng đất của tầng lớp q tộc mới

khơng cịn mang tính phong kiến, mà chuyển dần sang tính chất tư sản. Kinh
tế của các nhà q tộc mới ln hỗ tương thích hợp với công nghiệp tư bản


17

chủ nghĩa, vì quyền lợi của họ hồn tồn nhất trí với quyền lợi của giai cấp tư
sản. Vì có những thành phần quí tộc mới kiêm nhiệm việc kinh doanh cơng
thương nghiệp, cũng như vì thành phần những q tộc mới luôn được bổ sung
từ giới thương gia, cho nên giữa quí tộc mới và giai cấp tư sản đã trở thành
khối đồng minh. Những nghị viên quốc hội thuộc thành phần quí tộc mới ở
Hạ viện lúc bấy giờ cũng là người phát ngôn đại biểu cho giai cấp tư sản.
Trong sự liên minh giữa giai cấp tư sản và quí tộc mới, địa vị của giới quí tộc
mới bao giờ cũng hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, những q tộc phong kiến
khơng tham gia phong trào khoanh chiếm đất vẫn tiếp tục kinh doanh theo
kiểu phong kiến, tức là dựa vào sự bóc lột phong kiến đối với nơng dân. Mặc
dù về kinh tế, những q tộc cũ này bị suy sụp, nhưng về mặt chính trị họ vẫn
là người trong giai cấp thống trị. Số phận của họ luôn gắn chặt với chế độ
phong kiến. Do vậy, cùng với tầng lớp tăng lữ trong giáo hội quốc giáo, họ
thuộc tập đoàn phản động nhất nước Anh.
Trước tình trạng bóc lột của giai cấp địa chủ, đời sống của những người
nơng dân hết sức khốn khó. Yêu cầu bức xúc của họ là huỷ bỏ ngay chế độ
phong kiến và nhận lại đất đai đã bị khoanh chiếm. Những công nhân làm
thuê trong các công trường thủ cơng sống nghèo khó và người lao động ở
thành thị cũng ln bị áp bức về mặt chính trị của chế độ chuyên chế. Vì thế,
các cuộc đấu tranh của người lao động liên tiếp nổ ra. Trong khi đó, giai cấp
tư sản Anh ngày càng lớn mạnh, mà trước hết là những nhà tư bản nông
nghiệp và những nhà tư bản công thương thành phố. Theo đà phát triển của
công trường thủ công, thế lực của giai cấp tư sản công nghiệp bắt đầu vươn
lên, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Nhìn chung,

xã hội nước Anh cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã diễn ra những biến đổi
mang tính cách mạng, báo trước sự sụp đổ của chế độ chuyên chế phong
kiến, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản Anh 1640.


18

Chính những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội đã tác động đến sinh
hoạt tinh thần tại Anh. Mặc dầu nước Anh theo tín ngưỡng Thiên chúa giáo
rất sớm, nhưng đến thế kỷ XVI đã diễn ra phong trào cải cách tôn giáo dưới
chủ trương của vua Henry VIII. Trong cuộc cải cách tôn giáo này, vua Henry
đã cắt đứt mối quan hệ giữa các giáo hội của nước Anh với Giáo hoàng La
Mã, lập ra giáo hội quốc giáo nước Anh. Về mặt giáo lý, quốc giáo Anh cơ
bản giống với Thiên chúa giáo. Nhưng, thay vì quyền lực tối cao thuộc về
Giáo hồng La Mã thì nay thuộc về nhà vua nước Anh. Tầng lớp quí tộc mới
thuộc giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, dần dần cảm thấy quốc giáo khơng
có lợi cho sự phát triển của họ. Để chống lại quốc giáo, giai cấp tư sản đã lấy
giáo lý sẵn có của giáo phái Canvanh (Calvin) làm vũ khí đấu tranh. Giáo
phái này ở Anh còn được gọi là Thanh giáo với ý nghĩa là thanh trừ những
tàn tích của Thiên chúa giáo. Giáo lý của Thanh giáo thể hiện rõ ý thức hệ
của giai cấp tư sản. Các tín đồ Thanh giáo tuyên truyền rộng rãi đạo đức, tôn
giáo mới và những tổ chức chính trị của giai cấp tư sản. Họ đã đồn kết giai
cấp tư sản và q tộc mới trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa chuyên
chế. Tuy nhiên, nội bộ Thanh giáo chia làm hai phái: “Hội trưởng lão” là phái
đại diện cho tập đồn giàu có nhất bao gồm tầng lớp quí tộc mới, thuộc tầng
lớp trên trong giai cấp đại tư sản, chủ trương dựa vào hình thức của giáo phái
Canvanh để cải cách triệt để giáo hội quốc giáo và đòi hỏi những bậc trưởng
lão phải có tác dụng chủ yếu trong giáo hội cũng như trong bộ máy quốc gia;
phái cịn lại thì chủ trương mỗi đồn thể tơn giáo đều phải đứng độc lập ngoài
quyền lực của quốc gia và quyền lực của giáo hội, mỗi tín đồ khơng cần phải

phục tùng giáo hoàng và nhà vua cũng như các trưởng lão và các hội nghị tơn
giáo. Vì thế, phái này gọi là “Phái độc lập”, gồm những người thuộc giai cấp
tư sản và quí tộc mới bậc trung và một số nơng dân, bình dân thành thị.


19

Về chính trị, từ cuối thế kỷ XV, nước Anh bắt đầu hình thành chế độ
chuyên chế với quyền lực tối cao thuộc về nhà vua. Lúc đầu, chế độ chuyên
chế bảo hộ cho chủ nghĩa tư bản vừa manh nha, đặc biệt là bảo hộ cho sự tích
luỹ nguyên thuỷ của tư bản. Do vậy, nó nhận được sự ủng hộ của giai cấp tư
sản mới vừa vươn lên. Nhưng sau đó, khi tài sản và sức mạnh kinh tế của giai
cấp tư sản, nhất là của quí tộc mới, ngày càng gia tăng, thì chế độ chuyên chế
trở thành lực cản của giai cấp tư sản. Thông qua quốc hội, giai cấp tư sản tiến
hành đấu tranh chống chế độ chuyên chế với mục đích cướp chính quyền
nhằm tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Còn nhà vua lo sợ sự lớn
mạnh của tầng lớp quí tộc mới của giai cấp tư sản sẽ uy hiếp sự thống trị của
chế độ phong kiến nên bắt đầu trấn áp sự chống đối của tầng lớp này. Do đó,
sự đấu tranh giữa chính phủ chun chế và tầng lớp quí tộc mới thuộc giai
cấp tư sản ngày càng chiếm địa vị chủ yếu, bắt đầu từ lúc vương triều Sutuart
thống trị nước Anh. Đó là vào năm 1603, khi vua Giêm I (James I) lên ngôi.
Tự cho mình là người được Thượng đế phái xuống phàm trần để thống trị dân
chúng, vua Giêm đã thi hành nhiều chính sách hết sức phản động, gây phẫn
nộ trong tồn thể nhân dân cả nước, đặc biệt giai cấp tư sản bất mãn gay gắt.
Như vậy, xét toàn cảnh nước Anh, từ nửa sau thế kỷ XVI, xu hướng cải
cách chính trị, xã hội và đời sống tinh thần đã trở nên phổ biến. Trong tiến trình
lịch sử đó, Phranxi Bêcơn đã thực sự để lại dấu ấn tư tưởng sâu sắc, thể hiện
bước chuyển về mọi mặt của thời đại ơng. Về phần mình, những chuyển biến
trong kinh tế, chính trị và xã hội của Tây Âu và nước Anh tác động đáng kể đến
tính khuynh hướng và nội dung tư tưởng triết học Phranxi Bêcơn, trong đó có

vấn đề nhận thức luận. Trước hết, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất, sự hình thành quan hệ xã hội mới đã đưa đến những biến đổi căn bản trong
kiến trúc thượng tầng, nhất là quan hệ quyền lực và hệ tư tưởng. Giai cấp tư sản,
lực lượng tiên phong của các cuộc cách mạng tư sản cổ điển, không thể chấp


20

nhận vị trí của giai cấp bị trị, khi mà trong tay họ là toàn bộ sức mạnh kinh tế,
đang làm lay chuyển đời sống tinh thần, biến đổi cơ cấu xã hội, khiến cho các
giá trị hiện tồn bị hồi nghi. Tính chất cách mạng của giai cấp tư sản Anh, một
mặt, tạo nên sức lan toả nhanh chóng trong xã hội, thu hút các lực lượng xã hội
khác nhau, hình thành cả phong trào rộng lớn chống chế độ chuyên chế, mặt
khác, trung lập hoá hoặc làm suy yếu và phân hố giai cấp thống trị, từ đó hình
thành tầng lớp q tộc mới, đúng hơn, q tộc tư sản hố. Chính lực lượng này
đã làm giá đỡ cho những tư tưởng tích cực, tiến bộ, hậu thuẫn cho những phát
minh khoa học và ứng dụng kỹ thuật. Thứ hai, những biến động kinh tế, chính
trị – xã hội góp phần làm thay đổi và quyết định mơi trường sáng tạo văn hóa,
xác lập nên hệ biến thái giá trị mới. Những gì lạc hậu, cũ xưa, khơng phù hợp
với điều kiện xã hội mới đều bị loại trừ. Tính chất thực dụng thay thế cho sự phơ
trương hình thức trong đời sống cộng đồng. Nền văn hố tư sản đòi hỏi loại bỏ
các chuẩn mực, giá trị của chế độ phong kiến, vốn mang nặng sự định kiến đẳng
cấp và quyền uy. Thực dụng và vụ lợi (Pragmatism and Utilitarianism), theo
B.Rátxen (B.Russell), vốn là đặc điểm truyền thống của người Anh và Mỹ; nó
phát huy sức mạnh của mình trong buổi giao thời của lịch sử, khi mà bản chất
của sự vật, dưới tác động của những qui luật khách quan, đã bộc lộ mình một
cách trung thực, và chính vì thế rất cần sự thẩm định khắt khe của thực tiễn ln
biến đổi. Tính thực dụng, do đó, có nghĩa tích cực trong lĩnh vực văn hố nói
chung, tri thức khoa học nói riêng. Về văn hố, nó phá vỡ “vầng hào quang thần
thánh” (diễn đạt của C.Mác – Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản)

của văn hố trung cổ, vốn nặng về khn mẫu, mực thước, mà xem nhẹ yếu tố
sáng tạo, yếu tố “lệch chuẩn” và “vượt khuôn khổ”, mở đường cho cái mới.
Điều này giải thích vì sao vào thời Ph.Bêcơn, cùng với sự nở rộ các học thuyết
triết học mang tính cải cách, văn học Anh đã chứng kiến nhiều tên tuổi và tác
phẩm lớn mang ý nghĩa phê phán sâu sắc, trong đó nổi bật U.Sếchpia (William


21

Schekerpears). Về khoa học, Phranxi Bêcơn đã chịu ảnh hưởng của trào lưu
“thực dụng hóa” và vị lợi trong cách lý giải về tri thức và vai trị của nó trong
đời sống xã hội. Tri thức hướng đến tính hiệu quả thực tiễn, lý trí cũng trở thành
lý trí có định hướng thực tiễn. Dù muốn hay không, thuật ngữ “Utilitarianism”
đã vượt qua cách hiểu vị lợi, thực dụng theo nghĩa hẹp để phản ánh sự vận động
xã hội hướng đến tiến bộ, tích cực. Khoa học trở thành một thiết chế xã hội
(Social Institution) đặc trưng, thành một nhân tố không thể thiếu của tiến bộ xã
hội. Nếu trước đây các nhà khoa học, với tính cách những nhà nghiên cứu độc
lập, chịu sự chế ngự của uy quyền, không thể quyết định được khả năng ứng
dụng các phát minh của mình, thì từ thế kỷ XVI trở đi, trước đòi hỏi của thực
tiễn, nhà nước phong kiến, từ Italia đến Tây Ban Nha, từ Hà Lan đến Anh, đã
dành một phần kinh phí đầu tư cho khoa học và sáng chế kỹ thuật. Ngồi mục
đích làm giàu cho giới q tộc, thì việc đội ngũ những người nghiên cứu khoa
học và kỹ thuật được quan tâm cũng tạo nên những biến đổi tích cực trong xã
hội. Nói khác đi, nhà nước phong kiến buộc phải đầu tư cho khoa học, và chính
điều này góp phần hình thành nên tầng lớp trí thức chống lại hình thức tư duy
trung cổ, chống thần quyền và chế độ phong kiến. Về mặt hình thức, điều này tỏ
ra nghịch lý, nhưng lại là nghịch lý tất yếu. Phranxi Bêcơn, R.Đềcáctơ, Lépních,
T.Hốpxơ và nhiều nhà tư tưởng tiến bộ ở đêm trước của các cuộc cách mạng tư
sản, xuất thân từ tầng lớp cao trong xã hội, song chính điều kiện kinh tế, chính
trị – xã hội của thời đại đã tác động đến chuyển biến tư tưởng của họ. Đối với

Phranxi Bêcơn, dù khơng thể vượt qua tính qui định giai cấp của mình, vẫn
được xem là người thức thời, bởi lẽ ông biết thâu tóm tâm trạng và khát vọng
của thời đại, trong đó có khát vọng khẳng định lý trí con người, vào hệ thống
triết học của ông, mà nội dung trung tâm là nhận thức luận, trong đó có vấn đề
nhận thức lại bản chất và vai trò của tri thức trong đời sống xã hội.


22

Cũng như nước Anh, Tây Âu thế kỷ XVI, XVII diễn ra những thay đổi
quyết liệt trong đời sống kinh tế, xã hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa từng bước hình thành từ Italia, Hà Lan, Anh, Pháp… và trở thành một
xu thế tất yếu của lịch sử khơng có gì ngăn cản nổi. Từ những thay đổi trong
lực lượng sản xuất đến sự phân hoá giai cấp xã hội đã làm thay đổi cục diện
chính trị, báo trước sự sụp đổ, tiêu vong của chế độ phong kiến Tây Âu.
Hoàn cảnh lịch sử Tây Âu đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của
xã hội, sản sinh ra những con người mà theo Ph.Ăngghen: “từ xưa tới nay,
nhân loại đã trải qua, đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và
đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt
tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức
sâu rộng” [65, 459-460]. Đây là thời đại mà con người khơng cịn có thể nhìn
ngắm thế giới trong trạng thái tĩnh mà phải nỗ lực đi tìm những lời giải từ
thực tiễn bằng sự kiếm tìm say mê và sáng tạo. Vì vậy, đặc điểm của triết học
Tây Âu thời kỳ này là chủ nghĩa duy lý, tính khoa học, thái độ phê phán và
sáng tạo. Tất cả các nhà triết học thời kỳ này đều lên án triết học kinh viện
cũ, hệ tư tưởng cũ và phát triển hệ tư tưởng mới. Triết học đặt ra nhiệm vụ
cao cả là giải phóng con người khỏi nhà thờ, tơn giáo và những xiềng xích,
uy quyền ràng buộc con người và trí tuệ con người. Nhằm mục đích thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, triết học thời cận đại có quan hệ chặt chẽ với khoa
học, trước hết là khoa học tự nhiên, thoát khỏi sự phụ thuộc vào thần học.

Nhiều nhà triết học đồng thời cũng là các nhà khoa học tự nhiên, như
R.Đềcáctơ, G.Galilê…
Từ vị trí của nhà khai sáng, có tri thức vững vàng, nhất là tri thức về khoa
học thực nghiệm, chịu ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử, xã hội của nước
Anh cũng như Tây Âu, Phranxi Bêcơn đã táo bạo và kiên quyết đưa xu hướng
cải cách vào lĩnh vực nhận thức, thể hiện những biến đổi bước ngoặt của thời


23

đại, là triết gia tiêu biểu tiên phong cho tinh thần và phong cách tư duy mới
nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Ở phương diện này, Phranxi Bêcơn đã kế
thừa các thành quả của lý luận và khoa học tự nhiên thời Phục hưng, phát triển
truyền thống đó trong điều kiện lịch sử cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII.
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TIỀN ĐỀ KHOA HỌC HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PH.BÊCƠN1

Tiền đề lý luận sâu xa của triết học Ph.Bêcơn, với tư cách là người mở
đường cho triết học cận đại, là di sản tư tưởng cổ đại Hy Lạp và văn hoá
Phục hưng (cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI), cùng với những phát minh
khoa học của thời đại, góp phần làm thay đổi tư duy con người. Tư tưởng
triết học Ph.Bêcơn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những thành quả của khoa học
tự nhiên và truyền thống lý luận Tây Âu, từ những gợi mở của Platôn (Hy
Lạp) thời cổ đại và trực tiếp là truyền thống Anh với những nhà tư tưởng xuất
sắc như R.Bêcơn, G.Ốccam. T.Morơ… Đó chính là chiếc nơi ni dưỡng
những khát vọng vượt thời đại của Ph.Bêcơn.
Như tất cả các nhà triết học Tây Âu, Ph.Bêcơn được ngọn gió lành của
văn minh Hy La dẫn dắt bởi những sáng tạo rực rỡ của tư duy thời cổ đại. Hy
Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và
vơ số hịn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á.

Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng
phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn
hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có
dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Hy Lạp xứng đáng là
chiếc nôi của nền văn minh châu Âu và của cả nhân loại. Đúng như
Ph.Ăngghen nhận xét: Khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia Hy Lạp,
1

Bắt đầu từ đây chúng tôi viết gọn Phranxi Bêcơn thành Ph.Bêcơn


24

khơng có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có
đế quốc La Mã mà khơng có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La
Mã thì khơng có châu Âu hiện đại. Xét ở nhiều góc độ tư tưởng, có thể nói
Ph.Bêcơn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Platôn (Plato, 427-347 TCN), nhà triết
học cổ đại Hy Lạp. Platôn được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều
người coi ơng là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Xôcrát (Socrates,
Σωκράτης) là thầy của ông. Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo
dục tuyệt vời từ gia đình, ơng tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và
đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp
Xơcrát. Ơng ở Athena khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Viện hàn lâm (tên lấy theo khu vườn nơi ơng ở). Đây có thể được coi là trường đại học đầu
tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và
triết học. Platơn có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: "Tự chinh phục mình là
chiến cơng vĩ đại nhất."(Self-conquest is the greatest of victories.). Là kẻ thù
chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là
chế độ nhà nước của tầng lớp thượng lưu là “nhà nước lý tưởng” [147].
Platôn là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ

thống triết học duy tâm của Platôn là học thuyết về ý niệm. Trong học
thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế
giới các ý niệm. Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực,
không đúng đắn vì các sự vật khơng ngừng sinh ra và mất đi, luôn thay đổi
và vận động, không ổn định, khơng bền vững, khơng hồn thiện; cịn thế
giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân
thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con
người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan
mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh
ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platôn đã đưa ra khái niệm "tồn tại"


25

và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được
bằng trí tuệ siêu tự nhiên, là cái có tính thứ nhất. Cịn "khơng tồn tại" là vật
chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Về mặt nhận thức
luận Platơn cũng mang tính duy tâm. Theo ơng tri thức là cái có trước các
sự vật chứ khơng phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức
các sự vật đó. Nhận thức con người khơng phản ánh các sự vật của thế giới
khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên
trong quá khứ. Theo Platôn tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn
toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có đựơc
nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm
tính, lẫn lộn đúng sai khơng có chân lí.
Ph.Bêcơn đã tiếp thu và phát triển một số yếu tố trong nhận thức luận
của Platôn trên lập trường của chủ nghĩa duy vật. Trong đó, học thuyết về các
khái niệm, ý niệm (idea, eidos, idols) như là cơ sở để Ph.Bêcơn đưa ra
phương án phê phán các ngẫu tượng trong nhận thức. Cách lý giải về thế giới
qua hình ảnh “Cái hang” của Platôn đã được Ph.Bêcơn triển khai như là một

loại ngẫu tượng dẫn đến tri thức sai lầm của con người.
Tiêu biểu trong học thuyết triết học của Platôn là tư tưởng về nhà nước lí
tưởng, trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát
triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề và giải
quyết các mâu thuẫn xã hội. Huyền thoại về “Átlantích” (“Atlantis”) mà
Platơn nhắc đến trong “Timaớt” (“Timaues”) và “Critiát” (“Critias”) với
“Nền cộng hoà” hay cịn gọi là “Nhà nước” (“Politia”) có thể nói là chất liệu,
gợi mở, khát vọng để Ph.Bêcơn viết “Átlantích mới” (“New Atlantis”). Chính
từ cách xem xét mơ hình xã hội lý tưởng từ những góc độ khác nhau, đã thể
hiện rằng, với dấu ấn thời đại Platôn, ông là không tưởng chính trị, nhưng
vào thời đại Ph.Bêcơn, khi tri thức của con người đã và đang tạo ra nhiều sự


×