Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở thành phố hồ chí minh từ 1986-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 207 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________




NGUYỄN GIA KIỆM




QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010





LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ







Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


______________________________


NGUYỄN GIA KIỆM


QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số: 62 22 54 05

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hà Minh Hồng
TS. Huỳnh Công Minh

Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Đinh Quang Hải
2. PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ
Phản biện:
1. PGS.TS Ngô Minh Oanh
2. PGS.TS Trần Thị Mai
3. PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, những nhận định trong luận án do cá
nhân tôi nghiên cứu dựa trên những tư liệu xác thực và chưa được công bố ở
bất kỳ công trình nào.

Nghiên cứu sinh


Nguyễn Gia Kiệm
QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BTVH : Bổ túc văn hóa
ĐHGD : Đại hội Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
HĐND : Hội đồng nhân dân
PHHS : Phụ huynh học sinh
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTHTCĐ : Trung tâm Học tập cộng đồng
TTGDTX : Trung tâm Giáo dục thường xuyên
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
XHHT : Xã hội học tập















MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1
a. Lý do chọn đề tài 1
b. Mục đích nghiên cứu 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
a. Đối tượng nghiên cứu 13
b. Phạm vi nghiên cứu: 13
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 14
a. Phương pháp nghiên cứu. 14
b. Nguồn tài liệu 15
5. Đóng góp khoa học của luận án 15
6. Cấu trúc của luận án 16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 17
1.1. Về khái niệm xã hội hóa giáo dục 17
1.1.1. Giáo dục và các hình thức giáo dục 17
1.1.2. Xã hội hóa 18

1.1.3. Xã hội hóa giáo dục 19
1.1.4. Mục tiêu, nội dung, hình thức thể hiện của xã hội hóa giáo dục 22
1.2. Tình hình Giáo dục theo hướng xã hội hóa ở một số nước trên thế giới 24
1.3. Sự phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới (1986) 29
1.3.1. Vài nét về lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 29
1.3.2. Giáo dục ở Sài Gòn - Gia Định trước giải phóng 1975 31
1.3.3. Giáo dục cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm sau giải phóng
(1975-1985) 36
CHƯƠNG 2: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG
XÃ HỘI HÓA (1986-1996) 48
2.1. Bối cảnh đất nước và Thành phố Hồ Chí Minh khi bước vào đổi mới 48
2.2. Hình thành quan điểm về xã hội hóa giáo dục 51
2.3. Buổi đầu thực hiện đổi mới Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng xã
hội hóa (1986-1990) 54
2.3.1. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đổi mới giáo dục 54
2.3.2. Tổ chức Đại hội Giáo dục các cấp 55
2.3.3. Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động chống
mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học 56
2.3.4. Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội ngăn chặn tình trạng
học sinh bỏ học; từng bước nâng cao hiệu suất đào tạo 57
2.4. Những thể nghiệm xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (1990-1996) 58
2.4.1. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, huy động toàn xã
hội làm giáo dục. 58
2.4.2. Nhân rộng Đại hội Giáo dục các cấp 60
2.4.3. Vận động các đoàn thể quần chúng chống tình trạng lưu ban, bỏ học 62
2.4.4. Vận động xã hội trong hoạt động cải thiện đời sống giáo viên 65
2.4.5. Tăng cường đáp ứng nhu cầu học tập cho đối tượng người khuyết tật 67
2.4.6. Huy động sức dân đóng góp xây dựng, sửa chữa trường lớp 68
2.4.7. Hình thành hợp tác quốc tế trong Giáo dục&Đào tạo để khai thác nguồn

lực từ bên ngoài 72
2.4.8. Mở rộng quy mô trường lớp - thực nghiệm đa dạng hóa loại hình đào tạo
và trường lớp 73
CHƯƠNG 3: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (1997- 2010) 82
3.1. Những điều kiện mới của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí
Minh 82
3.2. Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện xã hội hóa giáo dục (1997-2000) 86
3.2.1. Vận dụng chủ trương xã hội hóa giáo dục của ngành Giáo dục Thành phố
Hồ Chí Minh 86
3.2.2. Đẩy mạnh phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 89
3.2.3. Tiếp tục phát triển trường ngoài công lập 91
3.2.4. Năm 1999 là “Năm Giáo dục” của Thành phố Hồ Chí Minh 93
3.3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục theo “Chiến lực phát triển giáo dục 2001- 2010” 98
3.3.1. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho giáo dục 98
3.3.2. Nguồn lực vật chất nhân dân đóng góp cho ngành Giáo dục 101
3.3.3. Đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường lớp 103
3.3.4. Phổ cập giáo dục các bậc học để nâng cao trình độ dân trí 110
3.3.5. Nhân rộng các Trung tâm Học tập Cộng đồng; thực hiện công bằng trong
học tập 112
3.3.6. Tăng cường liên kết quốc tế về giáo dục - đào tạo và khuyến khích du học
nước ngoài. 113
CHƯƠNG 4: NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 122
4.1. Thành quả của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-
2010) 122
4.1.1. Đảm bảo trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân 122
4.1.2. Xã hội đã hình thành ý thức trách nhiệm với sự nghiệp phát triển giáo dục
- đào tạo 124

4.1.3. Bước đầu hình thành xã hội học tập 125
4.2. Vai trò, tác dụng của xã hội hóa giáo dục 127
4.2.1. Xã hội hóa góp phần mở rộng quy mô giáo dục 127
4.2.2. Xã hội hóa giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của các tầng lớp
nhân dân 129
4.2.3. Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo viên 131
4.2.4. Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí 132
4.2.5. Xã hội hóa giáo dục thúc đẩy quá trình hình thành Xã hội học tập 134
4.3. Những vấn đề đang đặt ra từ công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí
Minh 136
4.3.1. Về khả năng huy động sức dân để phát triển giáo dục 136
4.3.2. Về nguồn lực đóng góp của dân 137
4.3.3. Dựa vào nhu cầu học tập của xã hội để phát triển giáo dục và đào tạo 140
4.3.4. Sự năng động linh hoạt của các địa phương trong đổi mới cơ chế quản lý 141
4.4. Những hạn chế của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh 143
4.5. Bài học kinh nghiệm về thực hiện xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí
Minh 145
4.6. Những đề xuất để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục 149
KẾT LUẬN 153
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHẦN PHỤ LỤC 178
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng trường (lớp) quốc ngữ và chữ Hán ở Sài gòn - Gia định
(1883) 32
Bảng 1.2. Số trường Trung học công lập tại Sài Gòn qua các năm 35
Bảng 1.3. Số lượng học sinh (Đơn vị tính: 1000) 41
Bảng 2.1. Hiệu quả giáo dục cấp tiểu học 1989-1994 70
Bảng 2.2. Hiệu quả giáo dục cấp THCS 1990-1994 70
Bảng 3.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giữa các tỉnh, thành 83

Bảng 3.2. Cơ cấu GDP năm 2005 (Tỉ lệ tăng trưởng của các ngành kinh tế) 84
Bảng 3.3. Cơ cấu mức sống dân cư hàng năm (Đơn vị tính: %) 85
Báng 3.4. Quy mô trường lớp và học sinh của hệ thống trường công lập 91
Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh trong các loại hình trường ở Thành phố Hồ Chí Minh 92
Bảng 3.6. Tình hình phát triển số học sinh những năm 1996-2000 ở Thành phố
Hồ Chí Minh 99
Bảng 3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh qua các năm 100
Bảng 3.8. Cơ cấu đầu tư xây dựng trường học các năm 102
Bảng 3.9. Số lượng Trường học các năm 1996-2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh 104
Bảng 3.10. Trường lớp công lập, bán công, dân lập năm 2000-2001 106
Bảng 3.11. Số lượng trường ngoài công lập ở các cấp học so với tổng số trường 106
Bảng 3.12 Tỉ lệ học sinh ngoài công lập so với tổng số học sinh 107
Bảng 4.1. Số lượng trường học ở Thành phố năm học 2010-2011 128



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
a. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là công việc vô cùng quan trọng trong phát triển của xã hội loài
người, thông qua giáo dục, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có những tiến
bộ như ngày hôm nay. Quá trình phát triển của xã hội loài người là sự tiếp nối
những truyền thống, kinh nghiệm, sự sáng tạo một cách liên tục qua các thế hệ
thông qua công tác giáo dục. Nhờ đó xã hội luôn tiến bộ theo bậc thang mà những
bậc thang trước được các thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ sau.
Giáo dục góp phần quan trọng hình thành tư tưởng, tình cảm và nhân cách
cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng… cho con người để đáp ứng nhu cầu tồn tại và

phát triển của xã hội. Khi xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục
phong phú hơn; giáo dục tồn tại và phát triển cùng xã hội và mang đậm bản chất xã
hội. Do đó mỗi dân tộc, quốc gia có đặc điểm riêng trong quá trình phát triển sự
nghiệp giáo dục.
Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp phát triển giáo
dục và đào tạo được xem là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và hoạt động của
giáo dục theo nguyên lý kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội. Tuy nhiên trong thời
kỳ phát triển theo mô hình kế hoạch hóa tập trung với cơ chế quan liêu, bao cấp,
hoạt động giáo dục được ngân sách nhà nước bao cấp toàn bộ, trách nhiệm của gia
đình và xã hội trong giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ. Do đó hoạt động của
ngành Giáo dục thiếu sự quan tâm đóng góp của xã hội, khi con đường phát triển
của đất nước không thuận lợi, ngân sách nhà nước hạn chế thì hoạt động của ngành
Giáo dục lâm vào khủng hoảng.
Trước thực trạng này, từ năm 1980, Nhà nước đã vận động nhân dân cùng
đồng hành với ngành Giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” để
ngành Giáo dục có điều kiện hoạt động tốt hơn, đảm bảo nhu cầu học tập cho nhân
dân. Thực hiện chủ trương của nhà nước, nhân dân đã hưởng ứng bằng các hành



2
động thiết thực như: đóng góp tiền bạc, công lao động để sửa chữa trường lớp; hình
thành các quỹ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; quan tâm đến việc học
của con em; hỗ trợ đời sống giáo viên…Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp giải
quyết khó khăn tạm thời khi hoạt động giáo dục vẫn trong cơ chế bao cấp.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của
đất nước. Trong vận hội đổi mới, ngành Giáo dục được sự đồng hành của xã hội qua
chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” được nhà nước thể chế hóa cụ thể
hơn. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) và VIII (1996), chủ trương xã
hội hóa đã trở thành quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước trong hoạch định chính

sách phát triển đất nước trong đó có lĩnh vực Giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương quan trọng cho sự nghiệp phát
triển giáo dục và đào tạo, được chỉ đạo trong các Nghị quyết của Đảng và được định
chế hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước. Quá trình thực hiện chủ trương
XHHGD ở các địa phương trong cả nước mà điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đã có những vận dụng sáng tạo, phản ảnh tình hình kinh tế, xã hội của
từng địa phương vừa mang tính tích cực, đồng thời xuất hiện những hạn chế do
nhiều nguyên nhân khách quan (điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, vừa
làm vừa rút kinh nghiệm…) và chủ quan (sự đổi mới tư duy của cơ quan quản lý và
nhân dân).
TP.HCM có số lượng dân chiếm 8,34% dân số của cả nước và chiếm 0,6%
diện tích của cả nước, được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi cần nguồn nhân
lực qua đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong lúc ngân sách đầu tư cho
giáo dục chưa đủ; quy mô trường lớp quá tải, lượng học sinh cơ học ngày càng tăng;
đời sống cán bộ - giáo viên - công nhân viên trong ngành thấp. Trước những khó
khăn gay gắt này, từ thập niên 80, ngành Giáo dục đã tham mưu với lãnh đạo
TP.HCM những biện pháp vận động nhân dân chia sẻ khó khăn với ngành Giáo dục
qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” với nhiều sáng tạo linh hoạt. Nhờ
đó mà hoạt động giáo dục ở TP.HCM vừa ổn định vừa tiếp tục định hình cho bước
phát triển mới.



3
Trước thời kỳ đổi mới, TP.HCM đã chủ động tìm những biện pháp để ổn
định cho hoạt động của ngành Giáo dục bằng cách vận động nhân dân cùng các tổ
chức đoàn thể, tôn giáo, các cơ sở kinh tế cùng chung tay với Nhà nước chăm lo
cho giáo dục. Khi có chủ trương XHHGD, TP.HCM không những tiếp cận nhanh
mà còn là nơi đi đầu trong những hoạt động XHHGD với sự linh hoạt trong việc
hình thành các loại hình trường lớp (hệ B trong trường công lập, trường bán công),

góp phần làm thay đổi tư duy quản lý giáo dục; phát triển nhanh hệ thống trường
ngoài công lập; xây dựng các quỹ học bổng; có nhiều hình thức vận động mọi tầng
lớp nhân dân tham gia vào hoạt động giáo dục, hình thành những cơ chế mới trong
hoạt động giáo dục.
Quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, cũng như trong lĩnh vực phát triển
kinh tế, chủ trương XHHGD được TP.HCM tiếp nhận nhanh với nhiều sáng tạo, trở
thành địa phương đi đầu trong cả nước đưa giáo dục ở địa phương chuyển động
theo hướng xã hội hóa, đồng thời đã tác động ảnh hưởng tích cực đến các địa
phương khác về phát triển hoạt động văn hóa - giáo dục trong tiến trình đổi mới. Là
công dân của TP.HCM, từng tham gia các phong trào chống mù chữ, vận động quần
chúng đóng góp ý kiến, sức người, sức của cho các trường học của Thành phố,
nghiên cứu sinh hiện cũng đang tham gia công tác giáo dục, đào tạo ở địa phương,
nên có những hiểu biết nhất định về quá trình thực hiện XHHGD trong thực tiễn ở
TP.HCM.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “ Quá trình thực hiện xã
hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm
2010” để nghiên cứu là chọn một điển hình năng động có tính sáng tạo của một địa
phương có điều kiện thuận lợi trong thời kỳ đổi mới để thực hiện XHHGD. Nghiên
cứu trường hợp điển hình về XHHGD ở TP.HCM trong thời kỳ đổi mới để thấy
những đóng góp của TP.HCM trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước.
b. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phục dựng lại bức tranh phát triển giáo dục ở TP.HCM trong 25
năm đổi mới (1986-2010) nhằm làm rõ từ trước khi có chủ trương XHHGD, hoạt



4
động giáo dục ở TP.HCM đã mang tính xã hội hóa. Khi chủ trương XHHGD được
đề ra và triển khai, TP.HCM đã thực hiện nhanh chóng, triệt để, có hiệu quả và trở
thành địa phương đi đầu trong tiến trình thực hiện XHHGD ở phía Nam, đóng góp

nhiều kinh nghiệm cho công tác XHHGD ở nhiều địa phương khác. Qua nghiên cứu
thực tiễn triển khai chủ trương XHHGD ở TP.HCM, luận án rút ra những kinh
nghiệm thực tiễn về công tác XHHGD, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện xã
hội hóa để phục vụ cho phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
XHHGD được xem là nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục và là một
trong ba tiêu chí (chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa) của Giáo dục Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là một trong các giải pháp cơ bản để thực hiện
chiến lược phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với tiến
trình đổi mới của nước nhà, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục hội nhập vào xu
thế quốc tế hóa.
Nghiên cứu về công tác XHHGD đã có nhiều công trình khoa học dưới nhiều
góc độ tiếp cận khác nhau:
Đề tài “Khảo sát thực trạng giáo dục ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
và những giải pháp cần thiết để phát triển, nâng cao một bước chất lượng giáo
dục” là công trình khoa học của Trường Cao đẳng Sư Phạm TP.HCM chủ trì năm
1994 do Chu Duy Cán chủ nhiệm đề tài. Công trình nghiên cứu đã khảo sát tình
hình hoạt động giáo dục của 6 huyện ngoại thành ở TP.HCM, qua đó nhóm nghiên
cứu nhận định hoạt động của giáo dục ngoại thành rất cần tiếp thêm nguồn lực,
trong lúc ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng thì công tác XHHGD cần được phát
huy để tiếp thêm nguồn lực vực dạy hoạt động giáo dục ngoại thành. Trong thời
điểm này (1994), ngành Giáo dục TP.HCM cũng vận động nhân dân, các trường
học trong nội thành kết hợp cùng các lực lượng xã hội đóng góp, chia sẻ khó khăn
với hoạt động giáo dục ngoại thành [76], [77]. Thực trạng của giáo dục toàn Thành
phố Hồ Chí Minh chưa được tác giả đề cập.



5
Công trình nghiên cứu “Đánh giá thực trạng các loại hình trường và đề xuất

phương án đa dạng hóa” năm 1994 do Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD& ĐT)
TP.HCM chủ trì, Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD& ĐT làm chủ
nhiệm đề tài. Từ khảo sát thực tiễn công tác quản lý ngành Giáo dục TP.HCM,
nhóm tác giả đề xuất cần triển khai rộng hệ thống trường ngoài công lập để giảm sự
quá tải của hệ thống trường công lập, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng
của nhân dân TP.HCM [68]. Đa dạng hóa trường lớp mà công trình nghiên cứu đề
xuất dừng lại ở mô hình hệ B trong trường công lập và trường bán công, loại hình
trường dân lập, tư thục chưa đề cập.
Công trình nghiên cứu năm 1997“Xã hội hóa công tác giáo dục” của Giáo sư -
Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra khái
niệm về XHHGD là: phải làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm với giáo dục;
XHHGD nhằm mục tiêu phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội; XHHGD
nhằm thực hiện kết hợp giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; tạo điều
kiện cho giáo dục kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD là con đường
tạo thêm nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để phát triển sự nghiệp giáo dục với
chủ trương: Nhà nước tập trung đầu tư cho trường công lập, khuyến khích các
nguồn đầu tư khác hỗ trợ cho các trường dân lập, bán công và hệ thống trường
không chính quy; XHHGD là con đường thực hiện dân chủ hóa giáo dục. Công
trình này nhằm làm sáng tỏ nội dung của công tác XHHGD [43]. Tác giả của công
trình nghiên cứu không đề cập đến việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở một địa
phương cụ thể.
Năm 2001,Viện Khoa học Giáo dục chủ trì đề tài “Xã hội hóa giáo dục” do
Võ Tấn Quang chủ biên. Đề tài khá hay này đã giới thiệu các khái niệm và nội dung
của thuật ngữ “xã hội hóa giáo dục” có sự khác nhau theo điều kiện của từng quốc
gia. Điểm chung của các nước (có cả Việt Nam) là cần thiết phải có sự tham gia của
xã hội với nhiều hình thức vào sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm đáp ứng cơ hội
hưởng thụ giáo dục cho mọi người ngày một tốt hơn [82]. Công trình nghiên cứu




6
cung cấp cơ sở lý luận cho nội dung công tác XHHGD, trên cơ sở lý luận này, luận
án nghiên cứu các biện pháp thực hiện XHHGD ở TP.HCM.
Năm 2002, Sở GD& ĐT TP.HCM chủ trì đề tài “Phát triển giáo dục phổ
thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và những chỉ tiêu thực hiện 5 năm
2001-2005” do Giám đốc Sở Trương Song Đức làm chủ nhiệm. Đây là công trình
tổng kết và định hướng phát triển giáo dục của TP.HCM. Các tác giả nêu sự cần
thiết của công tác xã hội hóa và đề ra yêu cầu đẩy mạnh XHHGD để tạo nguồn lực
cho phát triển, cụ thể là đẩy mạnh đa dạng hóa trường lớp và các loại hình đào tạo,
đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục [141]. Còn nhiều nguồn lực xã hội đóng
góp cho giáo dục, nhưng tác giả công trình chưa đề cập đến
Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM năm 2005 chủ trì công trình nghiên cứu “
Đa dạng hóa các hình thức học tập không chính quy để nâng cao trình độ học vấn
cho người lớn góp phần xây dựng xã hội học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh” do
nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Cương làm chủ nhiệm đề tài. Công trình này phân tích
và lý giải sâu về sự cần thiết trong việc nâng cao trình độ cho người lớn nhằm đáp
ứng cho nhu cầu phát triển của TP.HCM; từ đó làm rõ các loại hình đào tạo và đối
tượng học viên không chính quy. Trên cơ sở này, các tác giả đề xuất giải pháp đa
dạng hóa các loại hình học tập giáo dục không chính quy ở TP.HCM mà chủ yếu là
đẩy mạnh công tác xã hội hóa [69]. Công trình chỉ đề cập đến đối tượng người đi
học lớn tuổi.
Vào năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng chủ trì công trình
nghiên cứu “Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình mở rộng trường học thành
trung tâm học tập cộng đồng” do TS. Huỳnh Công Minh và PGS.TS. Đỗ Huy
Thịnh thực hiện. Theo các tác giả, mô hình Trung tâm Học tập Cộng đồng
(TTHTCĐ) rất cần thiết cho mục tiêu xã hội học tập (XHHT), tuy nhiên mô hình
này đang gặp khó khăn về cơ sở trường lớp, đội ngũ nhân lực, kinh phí Để khắc
phục những hạn chế này, công trình nghiên cứu đề xuất xử dụng cơ sở vật chất sẵn
có của trường lớp chính quy cho các TTHTCĐ hoạt động, ngoài ra cũng cần đẩy
mạnh xã hội hóa để nhân dân tích cực tham gia vừa là người hướng dẫn tình nguyện




7
vừa là người học; kinh phí hoạt động cũng bằng biện pháp xã hội hóa thì các
TTHTCĐ mới có điều kiện phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản
xuất ở địa phương [70]. Hai tác giả không đề cập đến việc thực hiện xã hội hóa giáo
dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại, năm 2006 giới thiệu công trình nghiên cứu “Giải pháp
phát triển Giáo dục” nhấn mạnh đến “Công nghệ học”, đó là quy trình dạy học,
người thầy được ví như “quản đốc trong nhà máy và hướng dẫn học sinh thi công
theo bản thiết kế” và sản phẩm của giáo dục là sự hợp tác giữa: học sinh - thầy giáo
- cha mẹ học sinh. Tác giả cũng đề xuất là: “Nếu thầy giáo hiện đại có nghiệp vụ
của mình, thì cha mẹ hiện đại cũng phải có nghiệp vụ làm cha mẹ của thời đại
mình”. Nghiên cứu không đề cấp đến XHHGD, nhưng giải pháp mà tác giả trình
bày đã yêu cầu đến nội dung của XHHGD, đó là sự hợp tác giữa nhà trường và xã
hội rất quan trọng trong công tác giáo dục [37].
Dưới góc độ quản lý kinh tế có luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam” năm 2007 của Bùi Tiến
Hanh (Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội). Theo tác giả luận án, nguồn lực
vật chất từ vận động XHHGD cần có chế độ quản lý mới phát huy tính tích cực
nguồn lực này [46]. Tác giả luận án không nghiên cứu về các nguồn lực khác như:
nhân lực và vật lực
Đề tài “Một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo
dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” là luận văn Thạc sĩ năm 2007 của
Nguyễn Mạnh Thắng (Học viện Hành chính Quốc gia). Trong luận văn này, tác giả
đề xuất Nhà nước cần có chế độ kiểm tra các hoạt động XHHGD, đồng thời đề xuất
các biện pháp quản lý về quy mô phát triển, nguồn lực đầu tư đối với hệ thống
trường Mầm non [72]. Tác giả luận văn không nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục
phổ thông ở TP.HCM

Năm 2009, nhóm nghiên cứu về giáo dục của Viện Nghiên cứu Phát triển
TP.HCM do TS. Dương Kiều Linh làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài “Hệ thống
giáo dục ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và xu hướng phát



8
triển”. Công trình cung cấp nhiều số liệu điều tra về thực trạng đa dạng hóa trường
lớp, hoàn cảnh lịch sử và quá trình phát triển của hệ thống trường ngoài công lập ở
TP.HCM. Theo các tác giả, sự hình thành hệ thống trường ngoài công lập, trong đó
có các trường do nước ngoài đầu tư với công nghệ giáo dục hiện đại đã làm phong
phú thêm hoạt động giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục
của TP.HCM. Công trình nghiên cứu cũng nhận định về xu hướng phát triển của hệ
thống trường ngoài công lập cần được sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách ưu đãi,
mặt bằng trong xu thế hội nhập quốc tế [84]. Luận án kế thừa công trình nghiên cứu
này đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu về công tác XHHGD cả hệ thống công
lập, các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.
Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng trong bài báo nhan đề: “Xã hội hóa giáo dục - Thuật
ngữ cũ mà vẫn mới” đăng trên website của Viện nghiên cứu Giáo dục (trường Đại
học Sư phạm TP.HCM) ngày 30/5/2009, tác giả căn cứ vào Nghị quyết 90-CP của
Chính phủ (21/8/1997) và qua thực tiễn XHHGD ở TP.HCM, đã nêu 9 hình thức
chủ yếu của XHHGD: đa dạng hóa các hình thức đào tạo (hệ thống trường ngoài
công lập); các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy (trường Bổ túc Văn
hóa (BTVH), Trung tâm giáo dục ngoài giờ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng,
TTHTCĐ…); du học tự túc; thành lập các học bổng; tổ chức và tạo điều kiện cho
nhân dân tham gia vào các hoạt động giáo dục từ việc góp ý quyết sách cho phát
triển giáo dục, viết sách giáo khoa, tham gia giảng dạy….; liên kết về đào tạo với
nước ngoài; thành lập và củng cố các Hội Khuyến học, Hội Cha mẹ học sinh, Hội
đồng Giáo dục; Nhà nước có chính sách khuyến khích tài chính đối với các cá nhân
và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (giao đất xây trường, miễn giảm

thuế…); cho người đi học được vay tiền để trang trải việc học; Nhà nước có chính
sách ưu tiên với các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn, nơi mà hoạt động giáo
dục còn nhiều khó khăn. Tóm lại XHHGD, theo tác giả bài báo này, nhà nước tạo
điều kiện cho nhân dân tham gia sâu hơn nữa vào hoạt động giáo dục, đồng thời kết
hợp với nhân dân thực hiện công bằng giáo dục, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập đa



9
dạng của nhân dân [85]. Tác giả công trình không đề cập đến hoạt động cụ thể trong
thực tiễn.
Hội Khuyến học TP.HCM năm 2007 nghiên cứu theo yêu cầu của Thành Ủy
Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Thành phố
Hồ Chí Minh thời hội nhập” (nghiệm thu năm 2010). Công trình này nghiên cứu
thực trạng giáo dục; các yếu tố của XHHT hiện có tại TP.HCM (2007); đề xuất thử
nghiệm mô hình XHHT tại TP.HCM với các điều kiện và giải pháp xây dựng
XHHT nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; góp phần
nâng cao trình độ nguồn nhân lực của Thành phố trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Công trình đặc biệt nhấn mạnh đến các nhân tố để xây dựng tốt XHHT là:
Lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương các cấp phải nhận thức đúng mục
tiêu của XHHT.
Nhà nước cần có chính sách vĩ mô để cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các TTHTCĐ.
Công trình nghiên cứu cũng đề cập XHHGD là nội dung cốt lõi của XHHT
[48]. Kế thừa kết quả của công trình, luận án nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu
cầu học tập ở cấp phổ thông của ngành Giáo dục TP.HCM.
Công trình nghiên cứu “Giáo dục Việt Nam 1945-2010” do Phạm Tất Dong
chủ biên, gồm 2 tập: Tập 1 trình bày lịch sử phát triển giáo dục của đất nước và giới
thiệu hoạt động giáo dục của các địa phương; Tập 2 đi sâu vào nghiên cứu hoạt
động giáo dục và những điển hình giáo dục của các địa phương. Các điển hình về

giáo dục ở các địa phương đều có điểm chung là sự hợp tác của xã hội với nhà nước
là yếu tố quyết định cho giáo dục phát triển [36]. Công trình nghiên cứu về hoạt
động giáo dục cả nước, có đề cập đến một vài nội dung liên quan đến công tác xã
hội hóa giáo dục.
Tiến sĩ Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD& ĐT TP.HCM, trong tác
phẩm: “Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hội nhập các nền Giáo dục
tiên tiến” năm 2010, đã tiếp cận từ hệ thống giáo dục một số quốc gia, đề cập đến
nhiều vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục như: đổi mới phương pháp dạy học,



10
hoạt động giáo dục ở TP.HCM phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, quyền tự chủ
của các cơ sở đào tạo công lập nhằm đưa hoạt động giáo dục ở Thành phố phát
triển. Đây cũng là những nội dung của công tác XHHGD mà TP.HCM đang thực
hiện [56]. Tác giả chưa đi sâu vào các nội dung xã hội hóa giáo dục.
Đề tài “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo các tỉnh
phía Nam” là chủ đề một Hội thảo do Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM tổ
chức năm 2010. Trong hội thảo, Giám đốc Sở GD& ĐT Tỉnh Tây Ninh có bài tham
luận: “Đẩy mạnh công tác XHGD qua việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành Giáo dục
với Hội Khuyến học ở Tây Ninh”, theo đó một thành viên trong Ban giám đốc Sở
tham gia Ban chấp hành Hội với cương vị Phó chủ tịch thường trực và ngành Giáo
dục Tỉnh Tây Ninh đã giới thiệu mô hình về gắn kết với Hội Khuyến học trong
công tác XHHGD. Giám đốc Sở GD& ĐT Tỉnh Đồng Nai có tham luận: “Về việc
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên sáng tạo”, theo tác giả,
để có trường học thân thiện, học sinh tích cực thì cơ sở trường lớp phải đạt chuẩn
(của Bộ GD& ĐT), do đó chính quyền các cấp phải đưa kế hoạch xây dựng trường
vào quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp một cách cụ thể; tăng cường giao lưu
thể thao, văn nghệ giữa các trường học; đáp ứng nhu cầu văn hóa miễn phí cho các
học sinh vùng sâu, vùng xa; tổ chức các hoạt động dã ngoại để học sinh tiếp cận với

đời sống xã hội; giáo dục ý thức tự giác cho học sinh trong việc tìm hiểu, phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống (dân tộc, địa phương) Để thực hiện được các vấn
đề này tốt, có hiệu quả thì Đảng và Chính quyền các cấp, ngành Giáo dục cần quy
trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành, đoàn thể cùng liên kết thực hiện. Tác giả Vũ
Đình Chiến, giảng viên Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM có tham luận về:
“Bàn thêm về huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ đổi
mới hiện nay”, theo tác giả, nguồn lực bao gồm: nguồn nhân lực cần có chính sách
thu hút đồng thời phát hiện khen thưởng kịp thời các lực lượng xã hội, cá nhân
trong cộng đồng có tâm huyết, tài năng tham gia vào hoạt động giáo dục; về vật lực
vận động nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước đóng góp xây
dựng trường (công lập và ngoài công lập), mời những chuyên gia việt kiều về tham



11
gia công tác giảng dạy; về nguồn tài chính, các nguồn đóng góp phải đảm bảo
nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện và nên để các tổ chức ngoài nhà trường
vận động (các tổ chức đoàn thể, tôn giáo ) thu, chi và quản lý trực tiếp dưới dạng
các quỹ bảo trợ giáo dục [23]. Các biện pháp vận động xã hội hóa giáo dục chưa
được các tác giả đề cập.
“Xã hội hóa giáo dục thời lập quốc” là bài viết ngắn của tác giả Bá Mạnh
trong trang thông tin điện tử “baomoi.com” ngày 5/9/2011 đã thuật lại câu chuyện
về công tác xóa nạn mù chữ của Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ đề ra kế hoạch trong một năm phải thanh toán xong
nạn mù chữ trong nhân dân. Bộ Quốc gia Giáo dục đã tổ chức Hội nghị toàn quốc
để tìm biện pháp thực hiện và Hội nghị thống nhất ý kiến là phải dựa vào sức dân
thì mới hoàn thành được nhiệm vụ này (nếu theo khả năng lúc đó của Việt Nam thì
phải mất 30 đến 40 năm). Sự quyết tâm của chính phủ và có được sự hợp tác của
nhân dân mà chỉ sau 1 năm (từ 8/9/1945 đến 8/9/1946), cả nước đã có 2,5 triệu
người thoát nạn mù chữ (dân số Việt Nam lúc đó khoảng 22 triệu người). Kinh

nghiệm lịch sử này rất có giá trị cho viêc thực hiện chủ trương XHHGD hiện nay
[20]
Những năm gần đây, vấn đề XHHGD ở Việt Nam cũng được sự quan tâm của
Ngân hàng thế giới (Word Bank), các học giả, nhà quản lý giáo dục ở nước ngoài.
Năm 1998, Word Bank chủ trì công trình: “The Role of the Private School
Sector in Education in Viêt Nam” (Vai trò của trường tư thục trong giáo dục ở Việt
Nam) do Paul Glewwe Harry và Anthony Patrinos thực hiện. Sau phần giới thiệu
tổng quan hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam, tác giả căn cứ vào mức thu
nhập năm của Việt Nam - VLSS (Vietnam Living Standards Survey) để khảo sát
thành phần gia đình cho con em học trường ngoài công lập. Tác giả cũng đề xuất
ngân sách nhà nước phải hỗ trợ cho học sinh ngoài công lập (voucher) [182]. Luận
án quan tâm đến chủ trương thực hiện công bằng giáo dục của Đảng và Nhà nước
trong việc hỗ trợ tài chính cho đối tượng học sinh ngoài công lập ở TP.HCM.



12
Tiến sĩ Yeow Poon có công trình nghiên cứu: “Socialization of Education in
Việt Nam - Lessons from International Experience” (Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam
– Bài học kinh nghiệm từ quốc tế) năm 2000, tác giả nhận định chủ trương XHHGD
như hình thức đối tác Công - Tư (Public - Private Partnerships = PPP) là cách để cải
thiện tài chính và mở rộng quy mô giáo dục. Từ đó tác giả giới thiệu 3 hình thức đối
tác:
PPP từ thiện sử dụng (quỹ) từ thiện của công ty.
PPP hợp đồng dựa trên hợp đồng thỏa thuận giữa các cơ quan công và
các đối tác tư nhân để cung cấp dịch vụ đổi lấy thù lao của chính quyền hoặc bằng
cách tính phí người dùng.
PPP thực thể là các thể chế mới được thành lập hoặc tạo ra thông qua chuyển
giao tài sản công, cùng quản lý tổ chức bởi cả 2 lĩnh vực công và tư [180]
Công trình nghiên cứu này đã giới thiệu các ý tưởng nhằm tăng cường trách

nhiệm, nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam. Những đóng góp
của nhân dân chưa được tác giả đề cập.
Bài viết “Giáo dục Việt Nam - Nguồn gốc lịch sử, xu hướng phát triển gần
đây” năm 2007 của TS. Jonathan D. London. Tác giả nêu 3 vấn đề lớn của Giáo dục
Việt Nam: mối tương quan giữa giáo dục và phát triển còn mâu thuẫn giữa nhu cầu
và khả năng đáp ứng; các chính sách phát triển giáo dục chưa mang tính ổn định lâu
dài; vấn đề chất lương đào tạo cũng cần đánh giá chính xác. Theo tác giả cần thiết
phải có sự tham gia của người dân vào tất cả các hoạt động của giáo dục [181].
Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về thực tiễn và lý luận vấn
đề XHHGD ở tầm quốc gia, các địa phương cũng có những báo cáo tổng kết về
XHHGD ở địa phương mình. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên về vấn
đề thực hiện XHHGD ở TP.HCM. Kế thừa các công trình nghiên cứu về lĩnh vực
này của các nhà nghiên cứu đi trước, các báo cáo chuyên đề về XHHGD của Bộ
GD& ĐT, của Sở GD& ĐT TP.HCM; báo cáo tổng kết của Hội Khuyến học
TP.HCM; báo cáo về công tác XHHGD của một số đơn vị trường học trong cả



13
nước Tác giả luận án nghiên cứu về quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở
TP.HCM từ năm 1986 đến năm 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của giáo dục theo chủ trương
xã hội hóa bao gồm sự chỉ đạo của Đảng, các cấp chính quyền và ngành Giáo dục ở
TP.HCM; sự hưởng ứng của các lực lượng xã hội qua các hành động đóng góp cụ
thể cho sự nghiệp phát triển giáo dục qua 2 giai đoạn trong thời kỳ đổi mới, trong
đó giai đoạn đầu 1986-1996 là những hoạt động mang tính sáng tạo theo tinh thần
xã hội hóa và giai đoạn 1997-2010 là những điều chỉnh theo chủ trương XHHGD
của Đảng.

b. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện XHHGD bậc học phổ thông
ở TP.HCM với các giới hạn cụ thể sau:
- Việc triển khai chủ trương XHHGD ở TP.HCM (Đảng bộ, Chính quyền,
ngành Giáo dục)
- Các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế và nhân dân hưởng ứng chủ trương
XHHGD qua các hành động cụ thể: vận động nguồn lực từ xã hội cho giáo dục
(đóng góp cho hệ thống trường công lập, xây dựng các quỹ học bổng, nhân dân hiến
đất xây dựng trường lớp…), chăm lo giáo dục thế hệ trẻ…
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và trường lớp, trong đó có cả loại hình
đào tạo không chính quy, liên kết quốc tế về giáo dục, du học tự túc.
Phạm vi không gian nghiên cứu ở TP.HCM với địa giới hành chính đến thời
điểm hiện nay (2010), thời gian từ năm 1986 đến 2010 được chia làm 2 giai đoạn
1986-1996 và 1997-2010. Việc phân kỳ làm 2 giai đoạn, luận án căn cứ vào thời
điểm 1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định đổi mới đất nước, trong
đó có đổi mới giáo dục. Giai đoạn 1986-1996 hoạt động giáo dục có nhiều chuyển
động đổi mới trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Chủ trương vận động
trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo



14
dục đồng thời định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng xã hội hóa. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng xã hội hóa chưa
được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy nên biện pháp chủ yếu là vận động sức
dân đóng góp cho giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng chăm lo
cho giáo dục”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đất nước đã
vượt qua khủng hoảng kinh tế, xã hội, Đảng quyết định phát triển sự nghiệp giáo
dục theo quan điểm xã hội hóa bằng chủ trương XHHGD. Tiếp đó Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII (24/12/1996) và đến 21/8/1997 Chính phủ ban hành Nghị

quyết 90/CP đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng nên từ năm 1997 chủ trương
XHHGD được vận dụng tích cực trong thực tiễn. Năm 2010 được xem là năm cuối
của kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.
a. Phương pháp nghiên cứu.
Là chuyên ngành lịch sử nên luận án đã vận dụng phương pháp Lịch sử và
phương pháp Logic xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để làm rõ quá trình hoạt
động của giáo dục TP.HCM qua các giai đoạn thăng trầm nhất là giai đoạn thập
niên 80, bối cảnh lịch sử cụ thể dẫn đến sự khủng hoảng của giáo dục Việt Nam
trong đó có giáo dục TP.HCM. Đường lối đổi mới đưa Việt Nam vào kỷ nguyên
phát triển mới đã làm thay đổi tư duy quản lý xã hội nói chung và quản lý giáo dục
nói riêng. Trong đổi mới giáo dục, công tác XHHGD được xem là động lực quan
trọng của tiến trình đổi mới, qua đó làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế đối
với sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ở
Thành phố.
Ngoài hai phương pháp chủ đạo trên, luận án cũng vận dụng phương pháp bổ
trợ như phương pháp phân tích tài liệu qua các văn bản, báo cáo hoạt động của
ngành Giáo dục ở TP.HCM, các công trình nghiên cứu về phát triển giáo dục; phân
tích, xử lý các số liệu thống kê xã hội học để phục dựng toàn bộ quá trình đổi mới
giáo dục ở TP.HCM theo chủ trương xã hội hóa; luận án cũng vận dụng phương
pháp phỏng vấn các cán bộ quản lý ngành Giáo dục các cấp ở TP.HCM nhằm xác



15
định rõ những chuyển động tích cực của hoạt động giáo dục khi thực hiện chủ
trương XHHGD cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện; phương pháp
phân tích so sánh cũng được vận dụng để làm rõ những hoạt động và sự chuyển
biến của quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở TP.HCM qua 2 giai đoạn 1986-
1996 và 1997-2010 trong điều kiện về kinh tế, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

b. Nguồn tài liệu
Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu sau:
- Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI và các
Văn kiện Hội nghị Trung ương VI (khóa VI); Văn kiện Hội nghị Trung ương 4
(khóa VII); Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII); Tài liệu của Bộ GD& ĐT:
“Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và triển khai thi hành luật
giáo dục”; Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.HCM.
- Các văn bản pháp quy liên quan đến giáo dục của UBND TP.HCM.
- Các báo cáo tổng kết hàng năm từ 1986 đến 2011 của Sở GD& ĐT
TP.HCM.
- Báo cáo tổng kết về công tác XHHGD của Bộ GD& ĐT.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (sách, tạp chí, internet ).
- Các tài liệu thu thập từ những cơ sở giáo dục ở TP.HCM, tài liệu phỏng vấn,
tham khảo ý kiến từ các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên quan tâm
đến đề tài.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Trên cơ sở hệ thống nguồn tư liệu (chủ yếu là ở TP.HCM), luận án phục
dựng lại bức tranh chân thực về quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở TP.HCM
trong thời kỳ đổi mới. Luận án cung cấp một số tư liệu và vấn đề thực tiễn cho các
nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu về mặt lý luận của công tác XHHGD vốn còn
đang nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xã hội.
- Luận án góp phần vào việc tổng kết hoạt động thực tiễn công tác XHHGD
phổ thông ở TP.HCM, cung cấp cứ liệu thực tế cùng đề xuất các giải pháp cho các



16
cơ quan quản lý giáo dục các cấp ở TP.HCM nghiên cứu đề ra kế hoạch phát triển
mới cho công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm rõ bước phát triển mới của

lịch sử giáo dục cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng từ khi đất nước bước vào
thời kỳ đổi mới đến nay.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có
4 chương:
Chương 1. Tổng quan về xã hội hóa giáo dục và sự phát triển của giáo dục
ở Thành phố Hồ Chí Minh trước thời kỳ đổi mới.
Chương 2. Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đổi mới phát triển giáo dục phổ
thông theo hướng xã hội hóa (1986-1996).
Chương 3. Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phổ thông
(1997-2010).
Chương 4. Nhận định và đánh giá về quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục
phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010.



×