Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

xây dựng ví dụ và câu hỏi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy phần di truyền học – sinh học 12 – chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.98 KB, 20 trang )

Môc lôc
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề. 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 2
4. Điểm mới và đóng góp của đề tài. 2
B. Giải quyết vấn đề. 4
1. Cơ sở lí luận của đề tài. 4
2. Thực trạng của đề tài. 5
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện đề tài. 5
3.1. Các biện pháp chung. 5
3.2. Địa chỉ, ví dụ và câu hỏi tích hợp. 6
3.3. Một số hình ảnh về đột biến. 13
3.4. Hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 17
C. Kết luận 18
1. Kết luận. 18
2. Kiến nghị đề xuất. 19
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
Chúng ta đã biết, môi trường hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm trọng như: khí
hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzon, mất cân bằng
sinh thái, làm tan băng, những hủy hoại đó đã và đang đe dọa trực tiếp đến
môi trường sống và chất lượng cuộc sống của con người
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu ý
thức, thiếu hiểu biết của con người. Do vậy, việc giáo dục để nâng cao nhận thức
và trách nhiệm cho con người về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ bức thiết mang
tính toàn cầu đang đặt ra cho tất cả các quốc gia dân tộc trong đó có Việt Nam
chúng ta.
Là giáo viên giảng dạy môn Sinh học cấp trung học phổ thông, việc giáo dục ý


thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh là một yêu cầu không thể thiếu
trong quá trình dạy học. Để giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học
môn Sinh học có hiệu quả thì người giáo viên cần phải có những ví dụ và hệ
thống câu hỏi tích hợp cụ thể.
Ý thức được vấn đề này, nên trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm tòi, tập
hợp và bước đầu xây dựng được một hệ thống ví dụ và những câu hỏi tích hợp
để giáo dục các em học sinh ý thức cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng hệ thống ví dụ và những câu hỏi tích hợp bước đầu đã đem lại hiệu
quả, các em hiểu được tình hình môi trường sống hiện nay, những nguy cơ đe
dọa đến chất lượng cuộc sống của con người khi môi trường sống thay đổi;
những hành động và việc làm thiết thực của các em trong việc bảo vệ môi
trường sống hiện nay
Từ những kết quả ban đầu trong giảng dạy, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm của mình trong năm học 2012 – 2013 là : “ Xây dựng ví dụ và câu hỏi
tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy phần Di
truyền học – Sinh học 12 – chương trình chuẩn ”.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Viết về đề tài : “ Xây dựng ví dụ và câu hỏi tích hợp kiến thức giáo dục bảo
vệ môi trường trong các tiết dạy phần Di truyền học - Sinh học 12 – chương
trình chuẩn ”. Phạm vi nghiên cứu của đề tài không phải là toàn bộ tiến trình
2
môn sinh học cấp trung học phổ thông, mà chỉ dừng lại ở khối 12 - chương trình
chuẩn
Ở khối 12 - chương trình chuẩn, đề tài cũng chỉ đi vào một phạm trù nhỏ của
chương trình, là tập trung làm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi
trường; tác động của chúng đối với môi trường sống; cũng như trách nhiệm của
con người trong việc bảo vệ môi trường, thông qua việc đưa ra một hệ thống ví
dụ và câu hỏi tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường phần di truyền học
Như vậy phạm vi nghiên cứu, trình bày của đề tài tương đối hẹp, nhưng lại có
tính khái quát tương đối cao và chiều sâu với một mục đích cao nhất là giúp các

em học sinh hiểu được hiện trạng môi trường hiện nay; và ý thức được trách
nhiệm và nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường sống hiện nay
3. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nhiệm vụ đặt ra cho đề tài : “ Xây dựng ví dụ và câu hỏi tích hợp kiến thức
giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết dạy phần Di truyền học - Sinh học
12 – chương trình chuẩn ”, là :
- Xây dựng được những ví dụ và câu hỏi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ
môi trường trong các tiết dạy phần Di truyền học - Sinh học 12 - chương trình
chuẩn làm tài liệu áp dụng trong khâu soạn bài và giảng dạy để giúp các em học
sinh hiểu được những tác động của ô nhiễm môi trường đối với môi trường sống
và cuộc sống của con người. Từ đó, giúp các em học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường sống hiện nay
Thực hiện mục đích này, phương pháp được giáo viên sử dụng trong đề tài này
là :
- Tìm hiểu và thu thập tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung bài học về
kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường.
- Áp dụng trong khâu soạn bài và giảng dạy trong các tiết dạy phần Di truyền
học - Sinh học 12 - chương trình chuẩn
4. ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài không phải là bài giảng tích hợp về bảo vệ môi trường, mà chỉ xây dựng
một hệ thống các ví dụ và câu hỏi tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường
3
Như vậy điểm mới và đóng góp của đề tài là chủ thể xây dựng một hệ thống
câu hỏi và ví dụ sinh động mang tính giáo dục cao ( nó được coi như là một
ngân hàng ví dụ và câu hỏi ở phạm vi hẹp ), để các thầy, cô giáo dạy môn Sinh
học cấp trung học phổ thông - khổi 12 có thể tham khảo và lựa chọn những ví
dụ, câu hỏi thích hợp để lồng ghép vào trong bài giảng của mình, nhằm giúp cho
việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao hơn
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi và ví dụ, đề tài còn đưa ra một số
bức tranh tiêu biểu về đột biến gen, bệnh tật nguyên nhân của ô nhiểm nhiểm

môi trường để bài giảng tích hợp về môi trường mang tính thiết thực và sinh
động cao
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các
cơ thể sống khác.
Ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước,
ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng.
Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người cũng
như sinh vật như: không khí ô nhiễm giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con
người; ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14000 cái chết mỗi ngày; các chất hóa học
hay kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có thể gây ung thư không thể
chữa trị; đất bị ô nhiễm sẽ làm đất trở nên cằn cỗi ảnh hưởng đến nguồn thức ăn
của các sinh vật khác Và một vấn đề cấp bách hiện nay đang đe dọa con người
đó là hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu: hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Đứng trước thực trạng trên nhân loại đã tìm cách giải quyết cách đây vài
chục năm nhưng chưa đem lại kết quả.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: chất thải ngày càng
nhiều và không được xử lý, khai thác khoáng sản không hợp lý, nguồn thực
phẩm ngày càng nhiều chất độc Tất cả những nguyên nhân đó chung quy lại
đều là do con người và cách quản lý của con người.
Vậy để bảo vệ môi trường sống, mỗi con người cần phải có ý thức chung
tay bảo vệ môi trường. Để có hình thành ý thức bảo vệ môi trường thì vấn đề
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học thông qua các tiết học là việc làm
hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Tuy nhiên từ thực tiễn giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một

số giáo viên lại bỏ qua phần này hoặc nếu có đề cập đến thì cũng chưa giúp học
5
sinh nhận thấy rõ được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường nên ý thức
bảo vệ môi trường của các em còn nhiều hạn chế.
Vậy để giúp học sinh nhận thức rõ được tác hại và nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường thì việc xây dựng ví dụ và câu hỏi tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường là rất cần thiết.
2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Về phía giáo viên
Hiện nay giáo viên thường bỏ qua, hay ít liên hệ thực tế về bảo vệ môi
trường. Việc thường hay bỏ qua và ít liên hệ thực tế của giáo viên do xuất phát
từ các nguyên nhân chủ yếu sau :
+ Phần câu hỏi liên hệ thực tế về môi trường thường được coi là phụ.
+ Câu hỏi về môi trường còn rất ít;
+ Các ví dụ chưa nhiều.
Để khắc phục vấn đề này cần phải xây dựng được ví dụ và câu hỏi tích hợp
bảo vệ môi trường được thể hiện trong từng bài soạn cụ thể nhằm giúp các em
chủ động và tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho đề tài
nghiên cứu
2.2. Về phía học sinh
- Học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô
nhiễm môi trường hiện nay.
- Phần lớn học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức bảo về môi
trường của các em học sinh chưa cao.
3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1. Các biện pháp chung
- Xác định địa chỉ tích hợp.
- Xác định nội dung và mục tiêu tích hợp tương ứng.
- Xây dựng ví dụ, câu hỏi phù hợp với từng nội dung và đối tượng học sinh.
- Thể hiện trong từng bài soạn.

- Áp dụng giảng dạy.
6
- Rút kinh nghiệm và điều chỉnh (nếu có).
3.2. Địa chỉ, ví dụ và câu hỏi tích hợp cụ thể
3.2.1. Bài 1: GEN, MÃ TRUYỀN DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN
ĐÔI ADN
a. Địa chỉ tích hợp:
- Phần I. Gen
b. Nội dung giáo dục môi trường:
- Sự đa dạng của gen chính là sự đa dạng di truyền của sinh giới.
- Bảo vệ nguồn gen đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bào vệ, nuôi dưỡng,
chăm sóc động thực vật quý hiếm.
c. Các ví dụ :
- Động vật quý hiếm đang bị cạn kiệt nguồn gen: khỉ sóc đầu bông Mura, ếch
đốm Oregon, bọ cánh cứng ăn xác thối, cá sấu Trung Quốc, dế Hoa Kỳ, cò đầu
gỗ, sơn dương sừng thẳng A rập
- Thực vật quý hiếm: lan hài Tam Đảo, hoàng thảo Tam Đảo, rẽ tùng sọc trắng
d. Các câu hỏi tích hợp:
- Điều gì xảy ra khi động, thực vật quý hiếm sẽ bị mất nguồn gen hoặc nguồn
gen suy giảm?
- Chúng ta cần phải bảo vệ nguồn gen quý hiếm bằng những hành động cụ thể
nào?
3.2.2. Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN
a. Địa chỉ tích hợp:
- Phần III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
b. Nội dung giáo dục môi trường:
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo nên sự đa
dạng sinh học. Đa số các đột biến tự nhiên có hại, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của sinh vật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự gia tăng các tác nhân đột biến.

c. Các ví dụ :
- Bộ lạc Doma có chân 2 ngón như 2 càng tôm hùm ( đột biến gen trên NST số
7)
7
- Bị hói đầu rất phổ biến ở đàn ông là do đột biến gen ở bố hoặc mẹ.
- Ung thư.
- Cậu bé ở Trung Quốc Xiao Meng có bàn chân khổng lồ đi đến đâu cũng bị mọi
người trêu chọc.
- Lợn 2 đầu 3 mắt ở Tứ xuyên - Trung Quốc.
- Một bé gái 3 tuổi ở Cà Mau chưa kịp lớn đã già và phần lớn những đối tượng
này không sống qua được tuổi vị thành niên.
- Ở Ấn Độ có đứa trẻ có tới 25 ngón chân và tay (thừa 5 ngón).
d. Các câu hỏi tích hợp
- Qua những ví dụ trên các em có cảm nhận như thế nào về đột biến gen?
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến đột biến gen?
- Mỗi chúng ta phải làm gì để hạn chế đột biến gen xảy ra?
3.2.3. Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CÊu TRÚC NHIỄM SẮC
THỂ
a. Địa chỉ tích hợp.
- Phần III.1. Ý nghĩa của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cấu trúc lại hệ gen dẫn đến cách li sinh sản, là
một trong những con đường hình thành loài mới, tạo nên sự đa dạng loài.
- Bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm môi trường: làm tăng
chất thải, chất độc hại là tác nhân gây đột biến.
c. Các ví dụ minh họa :
- Mất đoạn vai ngắn ở nhiễm sắc thể số 5 gây hội chứng mèo kêu.
- Mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 hoặc 22 gây ung thư máu.
- Lặp đoạn 16A ở ruồi giấm làm mắt lồi biến thành mắt dẹt, nếu lặp nhiều lần sẽ
mất mắt.

- Lặp đoạn ở cây Đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa
trong công nghiệp sản xuất bia.
- Bò 6 chân; Ngựa 6 chân .
d. Các câu hỏi tích hợp :
8
- Qua những ví dụ trên hãy phân tích vai trò và hậu quả của đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể?
- Để hạn chế tác nhân gây đột biến chúng ta phải làm gì?
3.2.4. Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần I .4. Ý nghĩa của các dạng lệch bội.
- Phần III.3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội.
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là nguyên liệu cho tiến hóa, có vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành loài mới.
- ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, đa dạng sinh học.
c. Các ví dụ minh họa :
- Hội chứng Đao.
- Hội chứng Tơcno, Claiphenter, 3X.
- Nho, dưa hấu không hạt.
- Dâu tằm tam bội, tứ bội.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Qua những ví dụ trên hãy phân tích vai trò và hậu quả của đột biến số lượng
nhiễm sắc thể?
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn gen, bảo vệ biến dị có lợi phát sinh?
3.2.5. QUI LUẬT MEN ĐEN - QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần III: Ý nghĩa của các quy luật Menđen.
b. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
- Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn

giống, tạo độ đa dạng của loài.
c. Các ví dụ :
Ptc: hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
F2: 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn
Các tổ hợp: vàng nhăn và xanh trơn là biến dị tổ hợp.
d. Các câu hỏi tích hợp :
9
- 2 tổ hợp: vàng nhăn và xanh trơn giống hay khác bố, mẹ ?
- P có 2 loại kiểu hình nhưng ở F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình có ý nghĩa gì trong
chọn giống và tiến hóa?
3.2.6. Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần III: Ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen.
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Liên kết gen duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái.
- Hoán vị gen tăng nguồn biến dị tổ hợp, tạo độ đa dạng về loài.
c. Các ví dụ :
- Ptc: xám dài x đen cụt
F1: toàn xám dài
F1 lai phân tích:
+ Nếu liên kết hoàn toàn cho Fa: 1 xám dài: 1 đen cụt
+ Nếu hoán vị gen cho Fa: 4 loại kiểu hình không đều nhau: xám dài, xám cụt,
đen dài, đen cụt.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Nếu là phân ly độc lập lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen sẽ cho ra 4 loại
kiểu hình nhưng liên kết gen chỉ cho ra 2 loại kiểu hình, hoán vị gen cho ra 4
loại kiểu hình. Vậy liên kết gen, hoán vị gen có ý nghĩa gì?
3.2.7. Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN
CỦA GEN
a. Địa chỉ tích hợp

- Phần II.: Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen
( nhiệt độ, độ PH, độ ẩm )
- Bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và
phát triển của động thực vật và con người
c. Các ví dụ :
- Cây mai tứ quý 4 mùa hoa có 4 màu khác nhau.
10
- Người miền núi lượng hồng cầu nhiều hơn người ở vùng đồng bằng.
- Lợn Ỉ nuôi ở Thanh Hóa có lớp mỡ dày và lông thưa còn lợn Ỉ nuôi tại Sa Pa có
lớp mỡ dày và bộ lông dày hơn.
- Lá cây rau mác:khi mọc trong nước lá hình dài, khi mọc trên mặt nước có
phiến rộng, khi mọc trong không khí có hình mũi mác.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Những sự thay đổi trên là do đâu? Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi
trường sống của chúng, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát
triển của sinh vật?
3.2.8. THỰC HÀNH LAI GIỐNG
a. Địa chỉ tích hợp
- Cả bài
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Chủ động tạo giống mới nhiều ưu điểm, làm tăng độ đa dạng sinh học.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, niềm tin vào khoa học.
c. Các ví dụ :
- Cà chua lai VT3: sinh trưởng phát triển khỏe, quả đẹp cùi dày, chống chịu
bệnh tốt
- Cá chép V1: sinh trưởng mạnh gấp 1,5 lần cá chép Việt Nam, chống chịu tốt,
ngoại hình đẹp và dễ đánh bắt
- Lợn rừng lai F1 ở Phú Thọ: chất lượng thịt tốt, sức đề kháng tốt

- Bò lai Braman ở Vĩnh Phúc: sinh trưởng mạnh, tỉ lệ xẻ thịt cao
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Con người luôn nghiên cứu để tìm ra các giống lai cho năng suất cao, phẩm
chất tốt. Nêu ví dụ về các giống lai mà các em biết?
3.2.9. Bài 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng, đảm bảo sự ổn định
lâu dài trong tự nhiên.
11
- Củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài.
c. Các ví dụ :
- Quần thể rừng thông phương Bắc.
- Quần thể bò rừng.
- Quần thể người.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Có những quần thể tồn tại lâu dài qua nhiều năm mang lại ý nghĩa gì cho sinh
vật?
3.2.10. Bài 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Bảo vệ môi trường sống của sinh vật đảm bảo sự phát triển bền vững.
c. Các ví dụ :
- Quần thể người.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Quần thể cân bằng cần đảm bảo những điều kiện nào? Để đảm bảo sự phát
triển bền vững mỗi chúng ta cần phải làm gì?

3.2.11. Bài 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
a. Địa chỉ tích hợp
- Cả bài
b. Nội dung giáo dục môi trường
- Chủ động tạo biến dị, nhân nhanh các giống động - thực vật quý hiếm, góp
phần bảo vệ nguồn gen, đảm bảo độ đa dạng sinh học.
- Củng cố niềm tin khoa học
c. Các ví dụ :
- Các giống tạo ra bằng phương pháp gây đột biến:
+ Hoa cúc đột biến phóng xạ sạch bệnh, trồng quanh năm
12
+ Lúa VND95 - 20 kháng bệnh tốt, chống chịu tốt; VND99 - 3 tạo ra từ
phương pháp áp dụng kỹ thuật và công nghệ hạt nhân.
+ Ngô DT6 chín sớm, năng suất cao
+ Dưa hấu tam bội và nho tam bội không hạt.
- Các giống tạo ra từ công nghệ tế bào:
+ Cừu Đôly.
+ Cây pomato-tomato.
+ Phôi người trong vitro.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Đột biến và công nghệ tế bào đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn gen
và đa dạng sinh học. Hãy nêu và phân tích ví dụ thể hiện ý nghĩa trên?
3.2.12. Bài 20: TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần II. 2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen.
b. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
- Tạo các giống vật nuôi cây trồng quý hiếm.
- Vi sinh vật biến đổi gen làm sạch môi trường: phân hủy rác, các cống rãnh
nước thải, các vết dầu loang trên biển được sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi

trường.
- Có niềm tin vào khoa học công nghệ sinh học.
c. Các ví dụ :
- Giống lúa biến đổi gen được tạo ra từ 3 giống lúa IR64, MTL250 và
Taipei309: hàm lượng vi chất vitamin A, E cao.
- Cây thuốc biến đổi gen tạo ra protein trị liệu cho người như: enzim
glucocerebrosideside chế biến chất béo trong cơ thể .
- Trẻ thay đổi gen: có gen khắc phục bệnh vô sinh ở phụ nữ
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Công nghệ sinh học đã tạo ra những thành tựu có ý nghĩa như thế nào đối với
con người?
- Vi sinh vật biến đổi gen làm sạch môi trường xuất hiện đã mang lại lợi ích như
thế nào?
13
3.2.13. Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
a. Địa chỉ tích hợp
- Phần I. Bảo vệ vốn gen của loài người.
b. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu, tránh các đột biến phát sinh, giảm
thiểu gánh nặng di truyền cho loài người
- Hiểu biết được do sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ có thể dẫn đến ô
nhiễm đất, nước, không khí từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
c. Các ví dụ :
- Chất độc đioxin mà Mĩ thả xuống trong chiến tranh Việt Nam đã để lại hậu quả
nặng nề cho người dân Việt Nam.
- Bệnh tật ở người ngày càng xuất hiện nhiều đặc biệt là bệnh ung thư.
d. Các câu hỏi tích hợp :
- Bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều đã trở thành gánh nặng cho gia đình, xã
hội. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bào vệ môi trường sống của chúng ta?

3.3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỘT BIẾN GEN VÀ BỆNH HIỂM NGHÈO
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHI BỊ Ô NHIỄM
Bộ lạc Doma có chân 2 ngón như 2 càng tôm hùm
( đột biến gen trên nhiễm sắc thể số 7)
14
Một bé gái 3 tuổi ở Cà Mau chưa kịp lớn đã già và phần lớn những
đối tượng này không sống qua được tuổi vị thành niên.
15
Người bị bệnh Đao do đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở nhiễm sắc
thể số 21.
16
Hậu quả môi trường bị nhiễm chất độc Điôxin ( chất độc màu Da
cam ) ở Việt Nam, dẫn đến đột biến gen, con người sinh ra bị quái thai,
hay dị tật, thần kinh
Bệnh ung thư - chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam do môi trường sống ngày
càng nhiều tác nhân gây đột biến.
17
Cậu bé ở Trung Quốc Xiao Meng có bàn chân khổng lồ đi đến đâu
cũng bị mọi người trêu chọc.
3.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình xây dựng ví dụ và câu hỏi tôi đã tiến hành kiểm nghiệm trên
đối tượng học sinh các lớp 12 C, 12M, 12E tại trường THPT Lê Văn Linh năm
học 2012 - 2013. Tôi đã sử dụng phiếu trắc nghiệm hiểu biết về bảo vệ môi
trường trước và sau khi học phần di truyền học đã thu được kết quả như sau:
* Học kỳ I: Khi chưa học phần Di truyền học
Lớp Sĩ số
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt Trung bình Kém
Số
lượng

Tỉ lệ
( % )
Số
lượng
Tỉ lệ
( %)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
12C 42 9 21,43 18 42,86 15 35,71
12E 39 5 12,82 10 25,64 24 61,54
12M 40 7 17,5 17 42,5 16 40,0
Tổng 121 21 17,36 45 37,19 55 45,45
=> Nhận xét :Hiểu biết về môi trường của các em học sinh còn yếu. Các
em chưa có ý thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường
* Học kỳ II: Sau khi học xong phần Di truyền học
Lớp Sĩ số
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt Trung bình Kém
18
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
Số

lượng
Tỉ lệ
( % )
12C 42 30 71,43 12 28,57 0 0
12E 39 15 38,46 20 51,28 4 10,26
12M 40 23 57,5 15 37,5 2 5,0
Tổng 121 68 56,20 47 38,84 6 4,96
=> Nhận xét : Các em đã hiểu được hiện trạng của môi trường hiện nay
và các em đã có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường
=> Đề tài đã đạt được mục đích và yêu cầu đặt ra là giáo dục học sinh về
bảo vệ môi trường sống của mình
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và
sách giáo khoa, kết hợp áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, nhằm đa
dạng hoá các hoạt động học tập của học sinh. Trong năm học năm học 2012 -
2013 tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài của mình vào giảng dạy và nhận thấy có
nhiều hiệu quả tốt. Cụ thể là :
- Sau khi học các em học sinh đã biết được hiện trạng môi trường hiện nay
đang bị ô nhiễm, Trái Đất - hành tinh xanh đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự
tác động xấu từ môi trường
- ý thức được môi trường mang tính toàn cầu
- Ô nhiễm môi trường là căn nguyên chủ yếu gây nên các căn bệnh hiểm
nghèo, dị dạng, thủng tầng ozon
- Trách nhiệm của các em học sinh trong bảo vệ môi trường sống - xây
dựng một môi trường " Xanh - sạch - đẹp "
- Niềm say mê và yêu thích bộ môn sinh học
- Bước đầu xây dựng được một các ví dụ và câu hỏi trong dạy học phần Di
truyền học đã và đang được đồng nghiệp, học sinh trường THPT Lê Văn Linh
sử dụng đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, khi sử dụng đề tài vào giảng dạy bước đầu tôi rút ra cho mình
một số bài học kinh nghiệm sau
19
- Đây chỉ là những câu hỏi và ví dụ tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ
môi trường trong các tiết dạy phần Di truyền học, chứ không phải là bài giảng
cụ thể.
- Đề tài đạt được hiệu quả thì khi giảng dạy về môi trường - phần Di
truyền học, giáo viên nên giảng dạy trình chiếu trên Power point thì bài học sinh
động và hiệu quả hơn.
- Khi giảng dạy, chỉ nên lựa chọn một số ví dụ, câu hỏi phù hợp với bài
giảng, để bài giảng sinh động và vừa đủ với đơn vị thời gian
2. Kiến nghị đề xuất
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan
thực tế về các hiện tượng đột biến để nâng cao hiểu biết thực tế.
- Đối với Nhà trường tạo điều kiện cho các em học sinh có băng video về các
hiện tượng đột biến, ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu để các em học
sinh cập nhật được thông tin.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Thanh Hoá, ngày 30 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Hoàng Thị Liên
20
21

×