Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

phân tích tình hình tài chính tại hợp tác xã xuân long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.45 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
o0o
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI HỢP TÁC
XÃ XUÂN LONG
VÕ THỊ THANH TUYỀN
Khóa học: 2012 – 2014
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
o0o
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Võ Thị Thanh Tuyền ThS. Phạm Thị Ái Mỹ
Lớp: K46BLTKT
Niên khóa: 2012 - 2014
Huế, tháng 06 năm 2014
2
Qua gần ba tháng thực tập tại Hợp tác xã Xuân Long, đây là khoảng thời
gian không thể nói là dài nhưng cũng đủ để tôi nhận thấy được tầm quan
trọng của việc kết hợp giữa việc học lý thuyết và vận dụng nó vào thực tiễn.
Với hành trang kiến thức thu nhận được tại trường và thời gian thực tập tại
Hợp tác xã đã cho tôi một sự trưởng thành hơn trong mọi lĩnh vực đặc biệt là
chuyên ngành kế toán - lĩnh vực mà tôi trực tiếp tham gia làm việc trong tương
lai.
Qua thời gian thực tập, để hoàn thành đề tài này không chỉ cần sự nỗ lực


của bản thân mà còn sự giúp đỡ tận tình của các thầy (cô) giáo, các anh (chị)
trong Hợp tác xã. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo
trong Trường Đại học Kinh Tế Huế những người đã cho tôi kinh nghiệm và
kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt tôi xin cảm ơn
cô giáo Th.s Phạm Thị Ái Mỹ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ
Nhiệm cùng toàn thể anh chị trong Hợp tác xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong việc thu thập thông tin để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực tập, do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài
viết không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy kính mong được sự góp ý của quý
thầy (cô) giáo và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Võ Thị Thanh Tuyền

Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTX : Hợp tác xã
TSCĐ : Tài sản cố định
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu
HTK : Hàng tồn kho
NNH : Nợ ngắn hạn
NDH : Nợ dài hạn
KQKD : Kết quả kinh doanh
CĐKT : Cân đối kế toán
NPT : Nợ phải trả

KPT : Khoản phải thu
DTT : Doanh thu thuần
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Trang
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang
Sơ đồ
Biểu đồ
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC

Trang
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là nền kinh tế tự do cạnh tranh như hiện nay,
thì bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả để không bị đào thải. Chính vì lẽ đó mà đòi hỏi
các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tìm
mọi biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lợi của
tài sản và giảm tối đa chi phí đến mức có thể. Nhưng làm như thế nào để giải quyết hiệu
quả những vấn đề trên luôn là câu hỏi đặt ra cho nhà quản trị. Muốn tìm ra giải pháp thì

việc phân tích tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Thông qua việc phân tích
tình hình tài chính, nhà quản trị sẽ tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình về
vấn đề sử dụng vốn, sử dụng tài sản….từ đó có những giải pháp đúng đắn để phát huy
điểm mạnh khắc phục điểm yếu để doanh nghiệp không ngừng đi lên đứng vững trên thị
trường.
Ngoài ra phân tích tình hình tài chính còn có ý nghĩa quan trọng đối với các
nhà đầu tư bên ngoài. Thông qua các chỉ số tài chính, khả năng sinh lợi, khả năng
sử dụng vốn, khả năng chi trả,…rủi ro của doanh nghiệp giúp cho các nhà đầu tư có
những dự án đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính nên tôi
quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại Hợp tác xã Xuân Long ’’
làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
I.2. Mục tiêu của đề tài
+ Một là : Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính.
+ Hai là: Phân tích tình hình tài chính tại HTX Xuân Long.
+ Ba là: Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của HTX
Xuân Long.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
9
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
Là các báo cáo tài chính qua ba năm (2011- 2013) của Hợp tác xã Xuân Long:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian : chuyên đề được thực hiện tại HTX Xuân Long.
+ Thời gian: chuyên đề được thực hiện từ ngày 7/4/2014 đến ngày 28/6/2014.
Số liệu được phân tích là năm 2011 đến năm 2013.
+ Về nội dung: phân tích tình hình tài chính của HTX thông qua các báo cáo

tài chính.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua các bài tiểu luận, khóa luận, mạng
internet, đọc sách tham khảo, thông tư chuẩn mực kế toán…
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Tiếp cận, quan sát, thu thập số liệu, thông tin
từ phòng kế toán của doanh nghiệp: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: trao đổi với kế toán về vấn đề cần tìm
hiểu để có hướng dẫn cụ thể.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: đây là phương phương pháp dùng để tập
hợp, xử lý thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
I.6. Kết cấu chuyên đề
Gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Hợp tác xã Xuân Long.
10
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Hợp tác
xã Xuân Long.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực
trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các nguyên nhân tác động tới các đối

tượng phân tích và đề xuất các giải pháp có hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày càng
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được thực hiện định kỳ dựa
trên các báo cáo tài chính.
(TS. Bùi Hữu Phước (2007), Sách Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao
Động – Xã Hội, Hà Nội)
1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính
Mục tiêu cơ bản và cuối cùng của phân tích tài chính là việc ra các quyết định.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thông thường thì người ta thực hiện hai mục
tiêu trung gian, đó là:
+ Phân tích tài chính để hiểu và nắm vững các số liệu có trong các báo cáo tài
chính, hay nói cách khác là biết đọc và viết một báo cáo tài chính như thế nào?
+ Trên cơ sở phân tích các số liệu có trong các báo cáo tài chính, so sánh nó cả
ở góc độ không gian và thời gian, từ đó đưa ra các dự báo cho tương lai và trên cơ
sở các dự báo này mà các quyết định được đưa ra.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính
Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính là giúp cho những
người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác
11
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tài
chính có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía (nhà quản trị doanh nghiệp và
những người quan tâm đến doanh nghiệp):
+ Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì mối quan tâm hàng đầu của họ là
tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản trị doanh nghiệp
còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất
lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp,
đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có
thể thực hiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là

hai mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị
lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác,
nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc ngừng
hoạt động và đóng cửa. Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các
chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình
hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi,
rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng.
+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ
hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến
số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi nhanh thành tiền; từ đó, so sánh
với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số
lượng vốn chủ sở hữu; Bởi vì, số vốn chủ sở hữu là khoản bảo hiểm cho họ trong
trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông
tin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽ
được thanh toán khi đến hạn. Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn.
+ Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ quyết định
xem có cho phép khách hàng sắp tới mua chịu hàng hay thanh toán chậm không?.
Cũng như các chủ doanh nghiệp và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng
cần phải biết khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng.
12
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự
rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn…Vì vậy, họ cần
những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh
và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng
quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý.
Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.

+ Bên cạnh các nhà quản trị doanh nghiệp, các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư,
…còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính,
những người lao động…Những nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản
giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp…bởi vì nó liên
quan đến quyền lợi và trách nhiệm đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ.
1.2. Nội dung của phân tích tình hình tài chính
+ Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản.
+ Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn.
+ Phân tích kết quả kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Phân tích các chỉ số tài chính.
1.3. Phương pháp phân tích
+ Phương pháp so sánh: Phân tích báo cáo tài chính chủ yếu sử dụng phương
pháp so sánh. So sánh giữa thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi
về tài chính của doanh nghiệp. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy
mức độ phấn đấu. (mức độ đạt được mục tiêu).So sánh giữa doanh nghiệp với đối
thủ cạnh tranh hoặc mức trung bình của ngành để thấy sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc tình trạng tốt hay xấu so với ngành.
+ Phương pháp phân tích theo chiều ngang báo cáo tài chính: Là việc so sánh,
đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu
của từng báo cáo tài chính.
13
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Phương pháp phân tích theo chiều dọc báo cáo tài chính: Là việc sử dụng
các tỉ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài
chính và giữa các báo cáo tài chính để rút ra kết luận.
+ Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: Dựa vào sự phân tích các chỉ số
tài chính để chỉ ra những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp trong việc quản lí chi
phí sản xuất kinh doanh, quản lí quá trình bán hàng, mua hàng, quản lí chất lượng

sản phẩm, khai thác thị trường…vạch rõ các tiềm năng và hướng khai thác để
không ngừng mở rộng nâng cáo hiệu quả kinh doanh.
+ Phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và chiều hướng ảnh
hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của chúng.
1.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính
1.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản là tài liệu quan trọng đối
với nhiều đối tượng khác nhau cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Nội dung
của nó khái quát tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu gồm hai phần luôn luôn bằng nhau là
phần tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản. Để phân tích bảng cân
đối kế toán ta phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn:
+ Phân tích tình hình tài sản là xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như
từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa năm nay so với năm trước cả về số
tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài
sản. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Phân tích nguồn vốn là để khái quát, đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài
chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh
hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.
1.4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn gọi là báo cáo thu
nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết
14
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với Nhà Nước trong một kỳ kế toán.
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm
tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự đoán chi phí sản xuất, giá

vốn, doanh thu sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt
động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán.
1.5. Phân tích các chỉ số tài chính
1.5.1. Chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1.5.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn
hạn. Là thước đo khả năng có thể trả nợ của công ty. Nó chỉ ra phạm vi, qui mô về
các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển
thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ.
1.5.1.2. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá khá khắc khe về khả năng thanh
toán. Nó đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ
ngắn hạn. Nó thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương
tiền với nợ ngắn hạn. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán càng lớn.
1.5.1.3. Hệ số thanh toán tức thời
Tỉ số thanh toán tức thời là chỉ số cho ta biết khả năng chi trả của tiền mặt tại
quỹ đối với các khoản nợ mang tính đột xuất là bao nhiêu. Tỉ số này càng cao cho
biết khả năng chi trả bằng tiền mặt là tốt. Tuy nhiên nếu tỉ số này quá cao sẽ dẫn đến
tình trạng dự trữ tiền mặt nhiều dẫn đến khả năng quay đồng vốn của doanh nghiệp
không hiệu quả.
15
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.1.4. Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng chuyển hoá thành tiền để trả nợ chiếm
trong tài sản ngắn hạn là nhanh hay chậm, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ
tiền, thiếu tiền hay dư thừa tiền để phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn.
1.5.2 Chỉ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn
1.5.2.1. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ để phục
vụ cho các mục tiêu thanh toán hay không. Hệ số này càng cao mang lại hiệu quả
cho vốn chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định và kinh doanh có lãi. Hệ số
này càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp hoạt động của công
ty bị giảm và thua lỗ.
1.5.2.2. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát
Hệ số nợ trên tổng tài sản được tính bằng cách chia giá trị tài sản dài hạn cho
tổng nợ dài hạn.
1.5.2.3. Hệ số nợ
Hệ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn để đầu tư cho tài sản. Hệ
số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, chỉ số này
thấp cũng có hàm ý doanh nh\ghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức
chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính. Tỷ số này thường được đánh giá cao hay thấp
trong tương quan với thông lệ tốt của ngành với các doanh nghiệp cùng ngành.
1.5.2.4. Hệ số nợ dài hạn so với nợ phải trả
16
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.2.5. Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản
1.5.2.6. Số lần thanh toán lãi vay dài hạn
Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận – là tỉ lệ giữa lợi
nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Ở đây tỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho ta biết được thu nhập của
doanh nghiệp có khả năng trả lãi của khoản doanh nghiệp đã vay hay không.
1.5.3. Chỉ số về quản lý và sử dụng tài sản
1.5.3.1. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung
a. Số vòng quay tài sản (TAT)
Số vòng quay tài sản là hệ số tổng quát về hệ số vòng quay tổng tài sản tức so
sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số này cho biết một
đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao thì càng

hiệu quả.
b. Sức hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần (lãi thuần, giá trị sản xuất) trong kỳ
cần bao nhiêu đồng tài sản.
1.5.3.2. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn
a. Vòng quay tài sản ngắn hạn
+ Vòng quay tài sản ngắn hạn:
17
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
Tài sản ngắn hạn thể hiện phần vốn của DN đầu tư vào các hạng mục tài sản
có tính luân chuyển nhanh với thời gian thu hồi vốn trong vòng một năm (hoặc một
chu kì kinh doanh). Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chủ yếu giúp đánh
giá tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn, từ đó đánh giá về hiệu quả sử dụng
vốn của DN. Độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nhanh của
DN.
+ Kỳ luân chuyển của tài sản ngắn hạn:
Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn còn được thể hiện dưới dạng thời
gian của một vòng quay, thời gian của một vòng quay ngắn , tức là tốc độ luân
chuyển tài sản ngắn hạn nhanh và DN có thể thu hồi vốn sớm.
b. Vòng quay của hàng tồn kho
+ Vòng quay của hàng tồn kho:
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi việc xác định qui mô hàng tồn kho như thế
nào để đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất, điều này phụ thuộc vào sự kết hợp của
nhiều yếu tố: thời gian trong năm và các loại hình kinh doanh. Một phương pháp để
đo lường tính chất hợp lý và cân đối của hàng tồn kho là so sánh hàng tồn kho với
mức tiêu thụ trong năm để tính tỷ số luân chuyển hàng tồn kho.
+ Số ngày dự trữ hàng tồn kho:
Phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ
trong thời gian đó.

c. Vòng quay khoản phải thu
18
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Vòng quay khoản phải thu:
Hệ số quay vòng các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần
với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc
độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số này
quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kỳ
hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng.
+ Kỳ thu tiền bình quân (DOS):
Kỳ thu tiền bình quân hay thời gian thu tiền bình quân là số ngày của một
vòng quay các khoản phải thu, nhằm đánh giá việc quản lý của công ty đối với các
khoản phải thu cho bán chịu.
d. Vòng quay khoản phải trả
+ Vòng quay khoản phải trả:
Vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể
ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay các
khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn
và thanh toán chậm hơn năm trước. Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá
nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên,
cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm
được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà
cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
+ Thời gian quay vòng các khoản phải trả:
19
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp

Phản ánh một vòng quay của các khoản phải trả người bán cần bao nhiêu
ngày.
1.5.3.3. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản dài hạn
a. Sức sản xuất của tài sản dài hạn
Sức sản xuất của tài sản dài hạn là một trong những chỉ tiêu được sử dụng
thường xuyên để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Sức
sản xuất của tài sản dài hạn cho biết trong kỳ phân tích các tài sản dài hạn tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu. Khi chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy hiệu quả sử
dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp có hiệu quả và là điều kiện cho phép tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
b. Sức sản xuất của tài sản cố định
Sức sản xuất của tài sản cố định là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết
cứ một đồng giá trị tài sản cố định được đưa vào đầu tư thì mang lại cho doanh
nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ
tài sản cố định của doanh nghiệp hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao.
1.5.4. Chỉ số về khả năng sinh lời
1.5.4.1. Tỷ lệ lãi gộp
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các
doanh nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp
20
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so
với đối thủ cạnh tranh của nó.
1.5.4.2. Tỷ lệ lãi ròng ( ROS)
Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là tỉ
suất sinh lợi của doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp càng cao.
(PGS.TS Nguyễn Xuân Tiến, Giáo trình Tài chính- Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản
Thống kê)
Ngoài ra ta cũng sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận – là tỉ suất lợi nhuận trước
thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt
Nam, tỉ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹ khen thưởng,
phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
1.5.4.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỉ suất sinh lời của tài sản – ROA, mang ý nghĩa: Một đồng tài sản tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thì càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ
và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Hệ số tỉ suất sinh lợi của tài sản chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản.
1.5.4.4. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu hay chính xác hơn
là đo lường khả năng sinh lời trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu
tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi
nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư.
21
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.4.5. Khả năng sinh lời cơ bản (BEF)
Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh
nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác
nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh
càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
1.5.4.6. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định
1.6. Phân tích DUPONT
Phân tích tài chính doanh nghiệp bằng sơ đồ Dupont là kỹ thuật phân tích
trong đó người ta chia ROE thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh
giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu này. Các nhà quản lý trong doanh

nghiệp thường sử dụng kỹ thuật phân tích này để thấy đươc bức tranh toàn cảnh về
tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích Dupont chủ yếu
dựa vào hai phương trình:
Căn cứ vào phương trình trên, biện pháp làm tăng ROE là:
+ Tăng doanh thu và giảm chi phí.
+ Tăng số vòng quay tài sản.
+ Thay đổi cơ cấu tài chính: tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
22
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG
2.1. Khát quát về Hợp tác xã Xuân Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hợp tác xã Xuân Long
Hợp tác xã Xuân Long xuất thân là một đơn vị thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp
trong thập niên 1970 - 1990 chuyên sản xuất những mặt hàng đồ gỗ các loại và khai
thác gỗ tròn. Trong cơ chế mở cửa, là một đơn vị từng là lá cờ đầu của ngành tiểu thủ
công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, HTX Xuân Long dưới sự lãnh đạo của Ban chủ
nhiệm giỏi, nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh đã nhanh chóng hòa
nhập vào cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Vào những năm đầu của thập niên 90,
với việc phát hiện và khai thác đá ở những ngọn núi có nhiều đá xanh và đá vôi, đơn vị
đã hình thành nên những đội khai thác đá chuyên nghiệp, tuy ban đầu phạm vi tiêu thụ
còn hạn chế.
Tháng 8 năm 1998 thực hiện chủ trương của nhà nước về chuyển đổi HTX, đơn
vị đã tiến hành Đại hội xã viên “ Thực hiện chuyển đổi Hợp tác xã” chuyển sang cơ
chế sản xuất kinh doanh mới và đã được cấp giấy phép kinh doanh số : 0008 HZ
ngày 03/08/1998 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Huế ký.
Đầu năm 2000, thị trường cả nước sôi động về phát triển xây dựng cơ bản, hạ
tầng cơ sở đang được Chính phủ đầu tư lớn, lãnh đạo HTX với kinh nghiệm dày dặn

đã nắm bắt thị trường mới, nhanh chóng xin đề xuất lên lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên
Huế xin cấp giấy phép khi khai thác đá granit và đã được cấp giấy phép số:
2340/QĐ-UBND, giấy phép gia hạn số: 2299/QĐ-UBND ngày 03/11/2000 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về khai thác đá granit.
- Vốn pháp định: 450 triệu đồng – Thời gian hoạt động 20 năm.
- Ngày 28/09/2009, HTX đã đăng ký thay đổi tăng vốn điểu lệ lần thứ 3 tăng
vốn điều lệ lên 15.770 triệu đồng.
23
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT
Chuyên đề tốt nghiệp
- Hợp tác xã Xuân Long đóng trên địa bàn phường Kim Long Thành Phố Huế,
trụ sở chính đặt tại 15 Vạn Xuân.
- Phân xưởng sản xuất và cưa xẻ đặt tại 02 Kim Long.
- Phân xưởng khai thác và chế biến đá granit tại mỏ đá Bắc Khe Ly thuộc thôn
Hải Cát- Hương Thọ- Hương Trà- Thừa Thiên Huế.
- Về khối lượng sản phẩm được khai thác và chế biến, sản lượng ngày càng
tăng do nhu cầu về đá xây dựng ngày càng lớn và phạm vi tiêu thụ cũng được mở
rộng, với khối lượng được khai thác chế biến hằng ngày từ vài trăm m
3
lên trên
1000m
3
.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Hợp Tác Xã Xuân Long
- Khai thác và chế biến hàng đồ gỗ;
- Khai thác và chế biến đá xây dựng;
Ngoài ra đơn vị còn thực hiện dịch vụ thi công đào múc, ủi san lấp mặt bằng.
Trong đó ngành khai thác và chế biến đá xây dựng là ngành chủ lực chính của HTX
Xuân Long.
2.1.3. Nguồn lao động

Về lao động, ban đầu chỉ trên dưới 50 lao động thường xuyên, đến nay có gần
200 lao động thường xuyên, với trình độ kỹ thuật và tay nghề càng được nâng cao.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
+/- % +/- %
1. Phân theo
chức năng
172 100.00 178 100.00 181 100.00 6 3.49 3 1.69
Trực tiếp 148 86.05 154 86.52 156 86.19 6 3.49 2 1.12
Gián tiếp 24 13.95 24 13.48 25 13.81 0 0.00 1 0.56
2. Phân theo
trình độ
172 100.00 178 100.00 181 100.00 6 3.49 3 1.69
Đại học 8 4.65 9 5.06 10 5.52 1 0.58 1 0.56
Cao đẳng - 20 11.63 22 12.36 23 12.71 2 1.16 1 0.56
24
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT

Ban chủ nhiệm
Ban kiểm soát
Đội giao thông xây dựngTrạm kiểm soát mỏ đáMỏ đáPhòng thống kê công nợPhòng tài vụPhòng kinh doanhPhòng tổ chức hành chính
Đội xe khai thác vận tải lâm sản
Đội cưa xẻ gỗ
Phó CN thứ nhấtPhó CN thứ hai CN phụ trách chung
Trợ lý ban chủ nhiệm
Chuyên đề tốt nghiệp
Trung cấp
Công nhân kỹ
thuật
22 12.79 24 13.48 22 12.15 2 1.16 (2) (1.12)
Lao động giản
đơn
122 70.93 123 69.10 126 69.61 1 0.58 3 1.69
3. Phân theo
giới tính
172 100.00 178 100.00 181 100.00 6 3.49 3 1.69
Nam 162 94.19 168 94.38 171 94.48 6 3.49 3 1.69
Nữ
10 5.81 9 5.06 10 5.52 (1)
(0.58
)
1 0.56
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX Xuân long
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, chặt chẽ. Hợp tác xã Xuân Long với Ban chủ nhiệm có
năng lực và bề dày kinh nghiệm, đứng đầu là Chủ Nhiệm năng động, sáng tạo, nhiệt
tình đã đưa Hợp tác xã từ một đơn vị sản xuất nhỏ lẻ đứng hàng nhất nhì trong
ngành khai thác đá, đã và đang từng bước khẳng định vị trí của đơn vị trên thương
trường. Các phòng ban trong Hợp tác đều thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ

của mình dưới sự lãnh đạo của Ban chủ nhiệm, có mối quan hệ mật thiết với nhau
trên tinh thần hợp tác đoàn kết luôn làm tròn trách nhiệm tham mưu của mình và
kịp thời đề xuất sản xuất kinh doanh hiệu quả.
25
SVTH: Võ Thị Thanh Tuyền – Lớp: K46BLTKT

×