Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Quy trình biên soạn bài tập đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCD THCS (Chủ đề Tự Trọng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.31 KB, 3 trang )

QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ: TỰ TRỌNG ( LỚP 7)
BƯỚC 1: Xác định chuẩn kiến thức , kĩ năng , thái độ theo chương trình hiện hành
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng với việc nâng cao phẩm giá con người.
2. Về kĩ năng:
- Biết thể hiện tự trọng trong học tập,sinh hoạt và các mối quan hệ khác
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
3.Thái độ :
- Không đồng tình với hành vi thiếu tự trọng.
BƯỚC 2: Những năng lực có thể đánh giá và hướng tới đánh giá trong quá trình dạy
học chủ đề
- Năng lực chung: năng lực nhận biết, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tái hiện, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán.
- Năng lực chuyên biệt của bộ môn: tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp
luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
BƯỚC 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi bài tập trong chủ
đề.
Nội dung
(Chuấn
KT,KN,TĐ)
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu
cầu cần đạt)
Vận dụng thấp


(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
Hiểu được thế
nào là tự
trọng
Giải thích
được thế nào
là tự trọng qua
bối cảnh thực
tiễn
Nêu được
một số biểu
hiện của lòng
tự trọng
Nhận dạng được
những biểu hiện
của tự trọng
Nêu được ý
nghĩa của tự
trọng với việc
Từ một bối
cảnh cụ thể
khái quát được
nâng cao
phẩm giá con
người
ý nghĩa của

tính tự trọng
Biết thể hiện
tự trọng trong
học tập sinh
hoạt và các
mối quan hệ
khác
Đề xuất được cách
rèn luyện tính tự
trọng trong cuộc
sống, học tập của
bản thân
Biết phân biệt
những việc
làm thể hiện
sự tự trọng
với những
việc làm thiếu
tự trọng.
Phân biệt
được việc làm
thể hiện sự tự
trọng và thiếu
tự trọng để
quyết định
đúng.
Không đồng
tình với hành
vi thiếu tự
trọng.

Giải thích
được vì sao
không đồng
tình dựa trên
bối cảnh thực
tế
Biết tỏ thái độ
không đồng
tình, phê phán
với hành vi
thiếu tự trọng
BƯỚC 4: Hệ thống câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức đã mô tả.
Câu 1:
1.1. Trong các hành vi sau hành vi nào thể hiện tính tự trọng?
A. Trong buổi tổ chức trung thu của lớp, nhóm bạn Minh, Tuấn, Thu đã đến rất đúng giờ
và hoàn thành tốt phần việc cô giáo phân công.
B. Dù được cô và các bạn nhắc nhở nhiều nhưng An vẫn đi học muộn và bị các bạn cờ đỏ
ghi tên.
C. Bạn Nam lớp 7C rất tự giác học hành, không để bố mẹ phải nhắc nhở
D. Được các bạn trong lớp góp ý, Tùng đã biết nói năng đúng mực với thầy cô và các bạn.
1.2.Các bạn Hoàng, Nam, An là học sinh lớp 7A trường THCS Yên Thanh cùng đi học
về. Bỗng Hoàng nhìn thấy một chiếc ví đánh rơi bên đường. Lúc đó đường vắng, xung
quanh không có ai. Cầm chiếc ví lên Hoàng thấy bên trong có nhiều tiền cùng một số giấy
tờ. Hoàng đưa cho các bạn xem, các bạn khuyên Hoàng nên mang số tiền này về đưa cho
mẹ. Hoàng cũng nghĩ số tiền này sẽ giúp được mẹ nhiều đây vì nhà em rất khó khăn, bố lại
vừa mới bị tai nạn lao động. Nhưng rồi em chợt phân vân: nếu người bị mất ví cũng đang
cần số tiền ấy để chữa bệnh cho người thân như gia đình mình thì sao nhỉ? Em nói với các
bạn:
- Thôi mình mang đến đồn công an nộp lại trả cho người ta.
Hai bạn đi cùng Hoàng liền nói:

- Mình nhặt được cơ mà sao phải trả lại, nếu bạn ngại chúng mình sẽ chia nhau.
Nhưng Hoàng đã kiên quyết:
- Không được, để tớ mang đến đồn công an gần nhất nộp.
Về nhà em kể lại câu chuyện cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em và bảo:
- Con làm như vậy là đúng đấy, thấy của rơi không tham như thế là tốt con à.
(Phỏng theo báo Thiếu niên)
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hoàng? Việc làm của Hoàng thể hiện phẩm chất
đạo đức nào?
Câu 2:
2.1. Em hãy kể ngắn gọn khoảng 8 đến 10 dòng về một người bạn trọng lớp có tính
tự trọng? ( Gợi ý: một số biểu hiện ; bạn ấy nhận được thái độ nào của thầy cô và các bạn
trong lớp…). Qua câu chuyện em vừa kể, hãy nêu ý nghĩa của đức tính tự trọng?
2.2. Tuấn và Hoàng là hai bạn học sinh đã được cô giáo và các bạn nhắc nhở nhiều
lần về ý thức tham gia vác công việc chung của lớp. Hôm nay, trường THCS Hoàng Văn
Thụ tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp 7C của hai
bạn đã đăng ký 2 tiết mục. Theo thứ tự các tiết mục biểu diễn đã được thông báo, lớp của
Tuấn biểu diễn đầu tiên. Các bạn đã đến sớm chuẩn bị trang phục và đạo cụ phục vụ cho
tiết mục. Chỉ còn ít phút đến tiết mục biểu diễn của lớp vậy mà vẫn chưa thấy Tuấn và
Hoàng ( nhân vật chính của tiết mục) đâu. Các bạn nhớn nhác và lo lắng , gần đến phút
cuối thì hai bạn xuất hiện với thái độ rất bình thản:
- Sao các bạn phải lo lắng nhiều thế nhỉ, xong ngay ấy mà !
Các bạn tỏ thái độ khó chịu nhưng bảo nhau nhanh lên để kịp giờ biểu diễn,chuyện đó nói
sau.
a. Là thành viên trong lớp em có đồng tình với ý thức tham gia của Tuấn và Hoàng
không?
b. Em sẽ góp ý cho Tuấn và Hoàng điều gì?
Câu 3:
3.1. Hãy kể 3 biểu hiện thiếu tự trong lớp em? Đề xuất phương án khắc phục những
nhược điểm ấy?
3.2. Cho câu tục ngữ: “ Giấy rách phải giữ lấy lề”

a/ Em hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên như thế nào? Qua đó ông cha ta muốn khuyên
chúng ta cần phải giữ gìn đức tính nào trong cuộc sống?
b/ Nêu phương án rèn luyện tính tự trọng của bản thân?
Bước 5:
Bước 6:
Bước 7: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học cơ bản theo chủ đề
- Động não
- Liên hệ và tự liên hệ
- Xử lí tình huống và nghiên cứu trường hợp điển hình

×