Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÀNH GIÁ MÔN GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.37 KB, 10 trang )

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN GDCD
I. Đặt vấn đề.
Trong một quy trình dạy học, thì kiểm tra đánh giá được coi là khâu
cuối cùng của hoạt động dạy học. Nhưng kiểm tra đánh giá phải được thực
hiện trong suốt quá trình dạy học với mục đích phát hiện kịp thời những ưu
nhược điểm của học sinh trong quá trình nhận thức rèn luyện kĩ năng, biểu
hiện thái độ, phát triển tình cảm niềm tinh ở HS và kịp thời có những biện
pháp uốn nắn, điều chỉnh phù hợp với từng HS. Kiểm tra đánh giá không chỉ
nhằm mục tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động lĩnh hội kiến thức
mà nó là hoạt động của biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của HS,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học. Vì vậy
chúng ta nên xem kiểm tra, đánh giá như là một phương pháp dạy học.
- Kiểm tra đánh giá phải đạt được 3 yêu cầu:
+ Sự hiểu biết của HS về nội dung các giá trị của bài học ( là chuẩn
mực của các giá trị đạo đức hay pháp luật).
+ Kiểm tra đánh giá hình thành kỹ năng, hành vi hoạt động.
+ Kiểm tra đánh giá sự phát triển các cảm xúc, tình cảm, niềm tin, có
thái độ rõ ràng trước các sự việc hiện tượng đạo đức, pháp luật của bản thân
và những người xung quanh. Hướng tới hình thành ở học sinh tính thống
nhất giữa nhận thức tình cảm và hành động.
- Nội dung kiểm tra phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn
mực cũ và mới và sự vận dụng những kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm của
HS để xử lí các tình huống đạo đức, pháp luật. việc kiểm tra phải góp phần
quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp học tập môn GDCD cho HS,
không phải chỉ học thuộc lòng nội dung các khái niệm, các chuẩn mực là
được, mà phải biết liên hệ nội dung các bài học với thực tiễn cuộc sống, vận
dụng tri thức, kỹ năng đã được trang bị qua bài học và huy động vốn kinh
nghiệm sống của bản thân để giải quyết vấn đề, tình huống đạo đức pháp
luật.
- Chú trọng hơn đến kiểm tra thái độ, tình cảm, kỹ năng nhận xét,


đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc
sống. Trên cơ sở đó, thúc đẩy HS tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các
chuẩn mực mà bài học đặt ra.
- Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra cho phù hợp và đáp ứng yêu
cầu đổi mới dạy học bộ môn theo hướng đa dạng hoá các hình thức kiểm tra
đánh giá.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
+ Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của cá nhân với tự kiểm tra đánh
giá của nhóm HS, của giáo viên dạy GDCD.
1
+ Kiểm tra đi liền với đánh giá. Đánh giá có thể bằng nhận xét, bằng
lời hay ghi vào bài, phân loại cho điểm.
+ Kết hợp kiểm tra đánh giá qua bài đọc, bài viết với kiểm tra đánh
giá qua các sản phẩm, qua các loại hình hoạt động thực tế, giao lưu của HS.
+ Kết hợp kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan hoặc chỉ hình
thức tự luận.
Kiểm tra qua nhiều kênh khác nhau:
Giáo viên dạy GDCD cần tham khảo ý kiến nhận xét của các lực lượng
giáo dục khác như giáo viên chủ nhiệm ( nếu có), của cán bộ Đoàn, Đội, của
tập thể học sinh, phải thường xuyên liên hệ, kịp thời nắm bắt thông tin và
những nhận xét qua các lực lượng giáo dục trên về thái độ, hành vi của HS
liên quan đến các chuẩn mực bài học và có những hình thức khuyến khích
HS tự liên hệ, tự kiểm tra, tự đánh giá. Biện pháp này nhằm khắc phục sự
tách rời giữa nhận thức và hành động, giúp củng cố và tăng cường ý thức rèn
luyện ở học sinh.
III. Quá trình soạn đề kiểm tra.
Kiểm tra và đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Để
việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính khách quan toàn diện, hệ thống và công
khai, công bằng thì quá trình ra đề kiểm tra đòi hỏi phải có sự công phu,
nghiên cứu kĩ nội dung các bài đã học.

Trước khi soạn đề kiểm tra cần xác định mục đích, hệ thống các câu
hỏi sao cho phù hợp nhằm đánh giá được cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái
độ của học sinh.
Bước tiếp theo là xác định cấu trúc hệ thống các câu hỏi. để làm tốt
việc này chúng ta cần căn cứ vào nội dung bài học để xác định những chủ
đề, kiến thức cần kiểm tra đánh giá; Xác định các loại câu hỏi cần dùng và
số lượng câu hỏi. Tuỳ theo thời gian và mục đích kiểm tra để biên soạn câu
hỏi phù hợp. Nội dung kiểm tra phải thể hiện qua các cấp độ tư duy từ thấp
đến cao, từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng. Không chỉ kiểm tra việc
học sinh học thuộc bài mà học sinh cần phải biết lí giải, phân tích nguyên
nhân, ý nghĩa, kết quả của sự việc; Biết liuên hệ nội dung bài học với thực
tiễn; Biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề, tình huống đạo
đức, phấp luật.
Trong một đề kiểm tra có thể kết hợp hai hình thức: Trắc nghiệm
khách quan và tự luận hoặc chỉ có một hình thức đó là tự luận.
Nếu đề kiểm tra được kết hợp hai hình thức trắc nghiệm khách quan
và tự luận thì số điểm thường là: 3- 7 hoặc 4 – 6 ( tức là trắc nghiệm khoảng
3 đến 4 điểm, tự luận khoảng 6 đến 7 điểm). Các cấp độ tư duy cũng cần có
2
sự phân bố phù hợp ( Thường thì cấp độ nhận biết khoảng 20 – 25%; Cấp độ
thông hiểu khoảng 45 – 50%; Cấp độ vận dụng khoảng 30%).
Khi ra đề kiểm tra cần chú ý:
- Đánh giá cả về kiến thức kĩ năng và thái độ
- Tính toán để thời gian làm bài phù hợp với số lượng, nội dung câu
hỏi và trình độ của học sinh.
- Bảo đảm có sự phân hoá giữa các HS.
- Nội dung các câu hỏi phải rõ ràng, không gây sự hiểu nhầm.
- Ngoài các câu hỏi chính cần có những câu hỏi bổ sung, gợi ý khi
cần thiết.
* Soạn đề kiểm tra

1. Chuẩn bị:
-Nghiên cứu lại nội dung các bài đã học
-Tập hợp tài liêu: SGK, SGV, Sách bài tập, những tình huống GDCD, đề
kiểm tra của các năm trước, nghiên cứu các đề kiểm tra trên trang bạch
kim, ngân hàng câu hỏi giáo viên tích luỹ trong quá trình giảng dạy.
2. Tiến hành soạn đề kiểm tra:
- Tuỳ theo thời lượng của từng bài kiểm trầm lựa chọn nội dung câu hỏi
phù hợp. Đối với môn GDCD thường có 3 loại bài kiểm tra đó là:
+ Kiểm tra 15 phút
+ Kiểm tra 1 tiết
+ Kiểm tra học kỳ.
Đối với bài kiểm tra 1 tiết và học kỳ tuy thời gian làm bài kiểm tra được
quy định là 45 phút nhưng thường khi ra đề mức độ bài kiểm tra học kỳ
sẽ khó hơn, nội dung kiến thức, kĩ năng thái độ sẽ nhiều hơn.
- Trong một đề kiểm tra môn GDCD nếu kết hợp 2 hình thức: trắc
nghiệm và tự luận cần đẩm bảo cân đối số điểm : 3-7 hoặc 4-6. Mức
độ kiểm tra thường là:
+ Những câu hỏi mang tính nhận biết 20-25%
+Những câu hỏi mang tính thông hiểu 45-50%
+Những câu hỏi mang tính vận dụng 30%
- Soạn câu hỏi ra giấy nháp, chỉnh sữa, nhập vào máy.
- In đề kiểm tra, dò lại đề
- Soạn biểu điểm, đáp án, cách chấm.
*. Quá trình coi kiểm tra
1. Yêu cầu học sinh để toàn bộ sách vở vào cặp, để lên ở bục giảng
2. Học sinh ngồi đúng vị trí, giáo viên nêu các yêu cầu trong giờ kiểm
tra
- Không sử dụng tài liệu
- Không quay cóp, trao đổi
3

Học sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc
3. Tiến hành kiểm tra- học sinh làm bài nghiêm túc- Giáo viên không
làm việc riêng, coi kiểm tra nghiêm túc
4. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
IV. Ưu nhược điểm của các loại đề kiểm tra.
1. Ưu nhựơc điểm của trắc nghiệm khách quan.
a. Ưu điểm:
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ
thể, tránh được lối “học tủ” của học sinh.
- Chấm bài nhanh.
- Đảm bảo tính khách quan gây được hứng thú học tập cho học sinh.
b. Nhược điểm:
- Học sinh có thói quen ghi nhớ máy móc, lười suy nghĩ.
- GV mất nhiều thời gian khi soạn đề, chuẩn bị đề kiểm tra cho học
sinh.
- Học sinh lười suy nghĩ, tình trạng quay cóp trong giờ kiểm tra dễ
xảy ra.
- 2. Ưu nhược điểm của hình thức kiểm tra tự luận:
* Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để học sinh phát triển ngôn ngữ và kĩ năng diễn đạt
bằng ngôn ngữ.
- Thấy rõ hiệu quả của việc tự học, sáng tạo của học sinh
- Giáo viên không mất nhiều thời gian khi ra đề.
- Học sinh khó quay cóp trong giờ kiểm tra.
* Nhược điểm:
- Kiến thức được kiểm tra không nhiều, học sinh có thể “học tủ”.
- Mất nhiều thời gian khi chấm bài
V. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA CỤ THỂ.
1. Đề kiểm tra viết 15 phút, bài 15 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lí của công dân.

Đề kiểm tra.
Câu 1( 6 điểm): Vi phạm pháp luật là gì? Hãy kể tên các loại vi phạm
pháp luật?.
Câu 2( 4 điểm): Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu
trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao?( đánh dấu + vào bên phải
câu mà em chọn và giải thích lí do):
4
a. Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy
ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi
sau bị ngã.
b. Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm
xe vào người đi đường.
c. Một bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của
bệnh viện.
d. Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lữa làm cháy gian bếp của nhà hàng
xóm.
Đáp án và hướng dẫn chấm
Câu 1( 6 điểm).
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.( 3 điểm).
- Yêu cầu nêu được 4 loại vi phạm pháp luật: ( 3 điểm)
+ Vi phạm pháp luật hình sự( tội phạm)
+ Vi phạm pháp luật hành chính.
+ Vi phạm pháp luật dân sự.
+ Vi phạm kỷ luật.
Câu 2( 4 điểm)
- Chọn câu b ( 2 điểm).
- Giải thích: ( 2 điểm)
+ Bản thân người lái xe là người có năng lực trách nhiệm pháp lí, tức

là khả năng nhận thức điều khiển được việc làm của mình.
+ Lỗi của người lái xe ở đây là: Uống rượu say khiến không điều khiển
được tay lái; Đâm xe vào người đi đường. Vì vậy người lái xe trong
trường hợp này phải chịu trách nhiệm pháp lý.
2. Đề kiểm tra viết 1 tiết.
Đề 1: Sử dụng cho tiết thứ 9 theo phân phối chương trình( phạm vi kiểm
tra từ bài 1 đến bài 7).
Câu 1( 2 điểm). Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?Hãy kể tên ít
nhất 3 truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà em biết.
Câu 2( 2 điểm). Theo em vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật?.
Câu 3( 2 điểm). Theo em tình yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong
cuộc sống hằng ngày? Hãy nêu 1 ví dụ.
Câu 4( 2 điểm). Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau để
làm rõ nội dung các nguyên tắc trong quan hệ hợp tác quốc tế của Đảng và
nhà nước ta:
5

×