Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số pp nâng cao kĩ năng địa lí của học sinh thcskhối lớp 8- lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC SƠN TỊNH
TRƯỜNG THCS TỊNH BÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỊA LÍ CỦA HỌC SINH
THCS - KHỐI 8 – 9.



1
Tác giả: Huỳnh Văn Tuấn
Bình Hiệp, tháng 9 năm 2010
PHẦN MỘT
I. u cầu:
- Mơn địa lí là bộ mơn văn hố khơng thể thiếu được trong hệ thống các mơn học ở
nhà trường phổ thơng. Nó cung cấp cho học sinh những kĩ năng cơ bản, cần thiết về
mơi trường sống của con người và những hoạt động KT- XH của lồi người trên bình
diện quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới, làm cơ sở cho việc hình thành thế giới
quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời tạo cho học sinh khả
năng ứng xử phù hợp với mơi trường tự nhiên- xã hội, phù hợp với u cầu của đất
nước và xu thế của thời đại.
- Vì vậy mơn địa lí đã và đang góp phần đáng kể cho việc hình thành các năng lực
cần thiết của người lao động trong thời đại thơng tin và thời đại khoa học kĩ thuật phát
triển nhanh chóng; góp phần thực hiện các u cầu cơ bản của giáo dục là “ Học để
biết, học cách cùng chung sống, học cách để tự khẳng định mình.”
- Muốn đạt được u cầu đó, bên cạnh học địa lí theo kênh chữ thì học sinh cần kết
hợp kênh hình để lĩnh hội kiến thức. Tức là học sinh phải thu thập và giữ cho mình
vốn kĩ năng địa lí cơ bản trước khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ví dụ: Kĩ năng đọc và
phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu; kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ….
- Để rèn được cho học sinh những kĩ năng cơ bản ấy, thì đòi hỏi giáo viên phải nắm


vững cách thức truyền đạt cho học sinh tiếp thu được những kĩ năng này.
- Với lí do đó, tơi quyết định chọn đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp, phương
pháp nâng cao chất lượng dạy và học mơn địa lí theo đúng hướng để kích thích, động
viên, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sinh động hố vốn kiến thức địa lí
và kĩ năng mà các em đã có sẵn, từ đó học sinh có thể tự tin trong việc đọc kiến thức
thơng qua kênh hình khi khơng có kênh chữ.
II. Thực trạng ban đầu:
- Đặc trưng của mơn địa lí là học sinh có được lượng kiến thức cần nhớ và những kĩ
năng cơ bản của bộ mơn này. Nhưng thực tế trong q trình học, học sinh tiếp thu tốt
những kiến thức theo kênh chữ tại lớp. Nhưng khi sử dụng những kĩ năng địa lí để tìm
ra kiến thức từ kênh hình, học sinh còn lúng túng hoặc nếu có thì rất sơ sài, lủng củng,
chưa chính xác và đầt đủ.
- Bên cạnh đó còn có những khó khăn trong việc dạy và học địa lí đó là: có một số
bản đồ kích cỡ q nhỏ, chỉ có một số em ngồi bàn trên, gần bục giảng mới quan sát
được; vẫn còn sự khơng đồng bộ trong việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh của
một bộ phận giáo viên địa lí; nhiều khi giáo viên còn ngại cho học sinh sử dụng kênh
hình trong q trình truyền thụ kiến thức vì nhiều ngun nhân khác nhau. Ngồi ra,
sự chênh lệch về trình độ lĩnh hội kĩ năng địa lí trong học sinh còn q xa, nên giáo
viên rèn luyện kĩ năng này trên lớp dễ xảy ra tình trạng mất thời gian của một tiết học
45 phút.
III. Các giải pháp đã sử dụng:
Việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là rất cần thiết. Giáo viên cần phải nâng
cao chun mơn nghiệp vụ nhằm có vốn hiểu biết tương đối chính xác và vững chắc
2
về những kĩ năng này. Từng bước xoá bỏ thói quen chỉ dạy, học theo kênh chữ ñeå
thường xuyên sử dụng kênh hình trong các tiết dạy địa lí.
PHẦN HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
- Trước đây môn địa lí được xếp vào môn học xã hội. Sau này, do tính cập nhật, cần

phải tính toán, đo đạc người ta đã xếp vào môn học tự nhiên.
- Nếu học địa lí chỉ khai thác kiến thức theo kênh chữ thì chưa đủ. Có những bài,
những mục cần phải tính toán dựa trên bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu….Ví dụ: Muốn
biết Hà Nội cách thành phố Vinh bao nhiêu km? ta phải có bản đồ hành chính Việt
Nam hoïc sinh phải trực tiếp đo trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính ra khoảng
cách ở ngoài thực địa. Muốn biết các khu vực Châu Á có số dân là bao nhiêu? Ta phải
có bảng số liệu hoặc biểu đồ về số dân của các khu vực Châu Á.
- Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, với quan điểm
lấy hoïc sinh làm trung tâm thì rèn luyện kĩ năng địa lí cho hoïc sinh lại càng cấp thiết
và thiết thực hơn, để từ đó kích thích tính tò mò, sáng tạo, khơi dậy niềm đam mê học
tập của hoïc sinh. Nếu làm được điều đó thì chúng ta đã xác lập được mối quan hệ:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỊA LÍ CỦA HỌC SINH
THCS - KHỐI 8 – 9.
A. Kó năng sử dụng bản đồ:
Có hai mức cần đạt được: - Hiểu và đọc bản đồ.
- Phân tích bản đồ.
1. Hieåu và đọc bản đồ:
- Hiểu bản đồ là có kiến thức về bản đồ học. Hiểu bản đồ là làm quen với bản
đồ với những tính chất, nội dung, ngôn ngữ bản đồ một cách có hệ thống. Hiểu bản đồ
là hiểu được, biết được các thuộc tính của quả địa cầu, của các loại sơ đồ, lược đồ, bản
đồ địa hình, bản đồ hành chính…, giải thích được mục đích, ý nghĩa của kí hiệu.
Muốn hiểu được bản đồ cần tích luỹ một lượng kiến thức, kĩ năng và thói quen nhận
định về ý nghĩa, tính chất, thể loại bản đồ. Hiểu bản đồ là cả một quá trình đi từ cảm
giác nhìn thấy bản đồ, qua lĩnh hội hình ảnh bản đồ, đến hiểu bản chất bản đồ, biết các
khái niệm cơ bản về nội dung và ngôn ngữ bản đồ.
- Để hiểu và đọc bản đồ, HS phải nắm được các khái niệm cơ bản của bản đồ,
hiểu được ngôn ngữ và kí hiệu bản đồ. Đọc bản đồ phải bắt đầu từ bảng chú giải, giải
thích các kí hiệu được dùng để biểu thị những nội dung cơ bản.

- Nhưng đọc bản đồ mới chỉ là nhận biết mặt chữ để tìm vị trí kí hiệu trên bản
đồ, với học sinh THCS, không chỉ dừng lại ở việc đọc - hiểu bản đồ mà còn phải nâng
đến mức hiểu được bản chất của các hiện tượng, so sánh, tìm ra mối quan hệ tổng hợp
của chúng trên mỗi vùng lãnh thổ. Đó chính là đạt đến mức phân tích bản đồ.
3
2. Phân tích bản đồ:
- Bản đồ là mơ hình tổng hợp lãnh thổ. Phân tích bản đồ nhằm khai thác nguồn
thơng tin chứa đựng trong bản đồ để thấy bản chất các hiện tượng, từ đó phân tích mối
quan hệ của các hiện tượng đó với nhau trên bản đồ. Ngồi nững thơng tin dễ thấy
(màu sắc, kí hiệu…) còn có những thơng có được do tư duy, suy luận. khi các em sử
dụng thành thạo bản đồ, chính là các em đã biết phân tích các hiện tượng địa lí xảy ra
bằng thơng tin “ẩn”, liên kết chung trong một tổng thể hồn chỉnh.
Ví dụ: Từ nhận biết vị trí địa lí, lãnh thổ, địa hình, có thể nhận định được đặc
điểm của lãnh thổ ấy, hoặc khi biết đặc điểm của địa hình thì có thể biết được hướng
chảy của các con sơng, lượng mưa phân bố như thế nào? Mặc dù một số thơng tin về
các yếu tố trên khơng thể hiện rõ trên bản đồ. Vì vậy, giáo viên phải ln u cầu HS
có phương pháp tư duy lơgíc, biện chứng trong phân tích bản đồ. Muốn vậy, HS phải
nắm những kiến thức cơ bản về địa lí, các khái niệm, các quy luật tự nhiên, kinh tế -
xã hội, để phân tích, suy luận, xét đốn chúng trong một thể tổng hợp.
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy được, phân tích bản đồ cũng là việc lĩnh hội kiến
thức, thơng qua nghiên cứu các yếu tố, các hiện tượng địa lí trong mối quan hệ biện
chứng của chúng.
* Ví dụ cụ thể: Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ, hãy phân tích những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của vùng.
- Trước hết cần xác định:
+ u cầu và nội dung của bài: Nêu được các yếu tố tự nhiên và phân tích những tác
động của các yếu tố tự nhiên đó đối với sự phát triển kinh tế của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ (cả những tác động tích cực và tiêu cực).
+ Phương pháp: Vận dụng kiến thức và kĩ năng sẵn có để phân tích bản đồ.

* Chú ý: Cần xác định rõ những yếu tố tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế
thì mới phân tích, còn những yếu tố khơng liên quan thì bỏ qua.
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Dùng lược đồ hình 6.2 – SGK địa lí 9, HS xác định lại vị trí và giới hạn của vùng:
Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đơng là một bộ phận nhỏ của biển Đơng (có đường
bờ biển từ Móng Cái đến Quảng n thuộc tỉnh Quảng Ninh), phía Nam giáp với
Đồng bằng sơng Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Tây giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ
Nhân Dân Lào.Từ đó thấy được vị trí của vùng có tầm quan trọng đặc biệt, tạo cho
vùng có điều kiện giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hố với nước bạn thơng qua các cửa
khẩu Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang. Đồng thời có thể trao đổi và giao lưu
với các vùng trong nước bằng cả đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng và đường
biển. Đặc biệt giáp với Đồng bằng sơng Hồng là nơi đơng dân, nền kinh tế phát triển
và giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm này. Đó là điều kiện kích thích sự phát triển kinh tế của vùng.
- Giáo viên cần lưu ý cho HS tới toạ độ địa lí của các điểm cực Bắc và cực Nam của
vùng. Vì chính hệ thống kinh, vĩ tuyến sẽ cho ta cơ sở để xác định các đặc điểm đặc
trưng của một số hiện tượng địa lí. Chúng ta sẽ thấy chúng chịu sự chi phối của các
quy luật địa lí nào. Từ đó mới xác định được những quy luật phổ biến và quy luật cá
biệt.
2. Địa hình:
4
- Giáo viên cho HS quan sát hình 17.1- Lược đồ tự nhiên của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ (Trang 62 SGK địa lí lớp 9) hoặc bản đồ tự nhiên treo tường của
vùng.
- Hướng dẫn HS quan sát bảng phân màu địa hình để rút ra nhận xét khái quát: Vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình phân bố không giống nhau giữa hai tiểu
vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Cụ thể:
Đông Bắc Tây Bắc
- Vùng núi thấp (phân màu nhạt hơn).
- Các sơn nguyên: Đồng Văn, các dãy

núi: Tây Côn Lĩnh, Kiều Lâu Ti…có độ
cao trung bình 1000m – 1500m, vùng đồi
có độ cao trung bình dưới 500m.
- Hướng núi: Vòng cung là chủ yếu (các
cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc
Sơn, Đông Triều.)
- Vùng núi cao đồ sộ (phân màu đậm
hơn).
- Các sơn nguyên: Mộc Châu, Sơn La, các
dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh,
Pu Sam Sao…có độ cao trung bình từ
1500m – 2500m.
- Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam là chủ
yếu (dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao…)
- Từ những nhận định trên, giáo viên hướng dẫn cho HS thấy được: hai tiểu vùng
Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là: đều có dạng địa hình là đồi núi nên tạo điều
kiện cho cả hai tiểu vùng phát triển nghề rừng, du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể…ở
Đông Bắc, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương…ở Tây Bắc). Nhưng những đặc điểm khác
nhau về địa hình làm cho hai tiểu vùng có sự khác nhau về thế mạnh kinh tế : Tây Bắc
có địa hình dốc hơn nên phát triển thuỷ điện nhiều hơn (Sơn La, Hoà Bình).
- Bên cạnh những thuận lợi trên, giáo viên cần cho HS rút ra nhận xét về những khó
khăn do địa hình gây ra cho vùng như: Do địa hình đồi núi dốc, tạo điều kiện đẩy
nhanh quá trình xói mòn, rửa trôi gây khó khăn cho sản xuất và đời sống, địa hình dốc
làm cho việc xây dựng hệ thống đường giao thông cũng như xây dựng các công trình
xí nghiệp gặp nhiều khó khăn.
3. Khí hậu:
- Giáo viên cho HS quan sát bản đồ tự nhiên của vùng.
- Trước hết cần cho HS nhắc lại yếu tố nào trực tiếp tác động đến khí hậu? Đó là vị
trí, địa hình. Chính nhờ các yếu tố đó mà khí hậu của vùng có những nét đặc trưng và
có sự khác nhau giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:

+ Cả hai tiểu vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhưng ở Đông Bắc do có các
dãy cánh cung tạo điều kiện cho khối khí lạnh và khô từ cao áp Xipia xâm nhập sâu
vào vùng nên có mùa đông lạnh và khô. Còn Tây Bắc do có dãy Hoàng Liên Sơn cao
ở phía Đông như bức tường chắn gió mùa Đông Bắc, nên ở đây mùa đông ít lạnh hơn.
Mùa hè chịu tác động của gió Tây Nam khô, nóng nên ở đây mùa hè khô và nóng hơn
ở Đông Bắc.
+ Từ những đặc điểm này mà hai tiểu vùng có thế mạnh kinh tế khác nhau (giáo
viên đặt câu hỏi gợi mở cho HS). Ỏ Đông Bắc phát triển những cây công nghiệp, cây
dược liệu, hoa quả ôn đới và cận nhiệt đới. Còn Tây Bắc thì ngược lại, các cây này
không phải là thế mạnh.
+ Sau đó cho HS nhận xét một số khó khăn do khí hậu gây ra cho vùng. Đây là vùng
có khí hậu diễn biến thất thường nhất, tính nhiệt đới bị giảm sút. Cụ thể: mùa đông ở
Đông Bắc khô và lạnh giá, mùa hè lũ lụt. Còn ở Tây Bắc, mùa hè lượng mưa giảm
5
dưới tác động cảu gió Tây Nam. Đặc biệt ở đây có khí hậu đột biến, rét đậm, rét hại
vào mùa đông gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế, trực tiếp là nông nghiệp.
4. Đất:
(Cần sử dụng thêm bản đồ các loại đất chính ở Việt Nam).
- Giáo viên hướng dẫn HS nhận sét những giá trị các loại đất mang đến cho vùng. Ví
dụ: Vùng có diện tích lớn đất feralit trên đá gơnai, trên đá mẹ khác và đặc biệt đất trên
đá vôi, các loại đất này có tính năng giữ nước, giữ đạm và khó rửa trôi. Nên cùng với
khí hậu, địa hình, vùng có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị như: Cây
công nghiệp dài ngày (chè, cà phê…), cây công nghiệp ngắn ngày (bông, thuốc lá…),
Cây dược liệu (quế, hồi…), cây ăn quả (đào, mận, lê…), rau quả ôn đới. Ngoài ra, nhờ
diện tích lớn đồi núi mà vùng phát triển mạnh đàn gia súc lớn: trâu, bò….
Trên đây là một số ví dụ gợi ý cho HS hướng phân tích về một vấn đề địa lí dựa trên
cơ sở sử dụng bản đồ. Tùy theo yêu cầu của đề bài và quỹ thời gian, ta có thể phân
tích sâu hơn, rộng hơn hay ngược lại.
B. KĨ NĂNG PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU:
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu là một trong những kĩ năng cơ bản và quan trọng.

Với kĩ năng này giáo viên cần nắm vững những nguyên tắc sau đây để từ đó truyền
đạt cho hoïc sinh khi khai thác kiến thức thông qua bảng số liệu. Đó là:
1. Không được bỏ sót bất cứ dữ kiện nào, các dữ kiện được đưa ra trong bảng số
liệu đều được người viết chọn lọc và có ý đồ từ trước, nên việc bỏ sót các dữ kiện sẽ
dẫn đến các cách đánh giá và cắt nghĩa sai lầm.
2. Trước tiên, phải phân tích các số liệu phản ánh có tầm tổng quát cao. Sau đó, ta
mới đi vào các số liệu chi tiết. Chẳng hạn: khi phân tích bảng số liệu về công nghiệp
giữa các vùng kinh tế với nhau (địa lí 9), thì trước hết ta phải nhận xét được giá trị
công nghiệp của các vùng kinh tế có đồng đều không hay còn chênh lệch. Sau đó chú
ý đến các giá trị cực đại, cực tiểu. Cuối cùng gộp những giá trị công nghiệp gần nhau
hoặc nhóm lại thành những nhóm có giá trị công nghiệp cao, trung bình, thấp.
3. Tìm mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo các cột, các hàng. Đây chính là
thước đo để đánh giá trình độ của hoïc sinh.
4. Khi phân tích bảng số liệu, cần phải hoàn thành hai công việc sau: Thứ nhất là
nhận xét, thứ hai là giải thích (tìm ra những nguyên nhân làm thay đổi hay phát triển
một hiện tượng địa lí nào đó).
* Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Cho bảng số liệu về diện tích và dân số của một số khu vực Châu Á năm 2001.
Khu vực Diện tích (km
2
) Số dân (triệu người)
Đông Á
Nam Á
Đông Nam Á
Trung Á
Tây Nam Á
11762
4489
4495
4002

7016
1503
1356
519
56
286
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001 – NXB thống kê, Hà Nội 2002 (Trích lục
bảng 11.1 trang 38 SGK Địa lí 8)
Phân tích cơ cấu về dân số và sự phân bố dân cư của các khu vực Châu Á.
- Trước tiên, hoïc sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản:
+ Châu Á là châu lục đông dân nhất.
6
+ Sự phân bố dân cư không đều là do các nguyên nhân chính: Vị trí địa lí, địa
hình và khí hậu.
+ Diện tích và dân số có liên quan đến mật độ dân số (MĐDS). Hoïc sinh phải
biết cách tính mật độ dân số để từ đó thấy được khu vực nào có mật độ dân số cao
nhất, thấp nhất.
+ Biết được nguyên nhân của những khu vực đông dân và những khu vực thưa
dân.
+ Biết được những thuận lợi và khó khăn do dân số mang lại.
- Trên cơ sở kiến thức đó, HS có thể nhận xét những nét chung nhất: Diện tích
và dân số của các khu vực Châu Á có sự khác nhau: Đông Á có diện tích và số dân
cao nhất (diện tích: 11762 km
2
, số dân: 1503 triệu người), khu vực Tây Nam Á có
diện tích lớn thứ hai (7016 km
2
). Tiếp theo nhóm các khu vực: Nam Á, Đông Nam Á
và Trung Á có diện tích tương đương nhau (trong khoảng từ 4000 đến 5000 km
2

).
Trong khi đó về số dân thì khu vực Nam Á đứng thứ hai (1356 triệu người), khu vực
có số dân thấp nhất là Trung Á (56 triệu người).
- Sau đó, cho HS tính mật độ dân số của các khu vực và hình thành bảng sau:
Khu vực Mật độ dân số (Người/km
2
)
Đông Á
Nam Á
Đông Nam Á
Trung Á
Tây Nam Á
127,8
302
117,5
0,01
40,8
- Hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu trên để nhận xét về mật độ dân số của các
khu vực Châu Á. MĐDS giữa các khu vực rất chênh lệch nhau. Khu vực Nam Á cao
nhất (302 người/km
2
); thấp nhất là Trung Á (0.01 người/km
2
). Từ đó, chúng ta khẳng
định thêm một lần nữa dân cư Châu Á phân bố không đều giữa các khu vực.
- Sau khi hoïc sinh nhận xét các yếu tố trên, giáo viên tiếp tục hướng dẫn hoïc
sinh trả lời các câu hỏi: Vì sao số dân của các khu vực không giống nhau? Tại sao
MĐDS và sự phân bố dân cư ở các khu vực Châu Á lại chênh lệch nhau?
- HS cần nắm được: sự chênh lệch dân số giữa các khu vực là do các khu vực
này có những điều kiện khác nhau. Cụ thể: Dân số Đông Á đông nhất, Trung Á có số

dân thấp nhất là do:
+ Đông Á có Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới (1288 triệu
người, năm 2002). Trước khi quán triệt thực hiện KHHGĐ, dân số Trung Quốc tăng
rất nhanh. Đặc biệt sau cách mạng thành công (1949 – 1970) có sự bùng nổ dân số.
Thời gian này tỉ lệ sinh rất cao đạt tới 37% , trong khi tỉ lệ tử giảm xuống dưới 10% ,
dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thường xuyên vượt trên 2%. Từ sự bùng nổ dân
số trong thời kì này, mặc dù gần đây ở Trung Quốc đã rất thành công trong việc thực
hiện KHHGĐ (đã hạ tỉ lệ gia tăng dân số xuống còn 0,7%) nhưng dân số vẫn đông.
Mặt khác ở đây có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế như: có vị trí giáp biển, nhiều
đồng bằng rộng lớn màu mỡ dễ dàng phát triển giao thông vận tải, phát triển ngành
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, khí hậu thuận lợi. Từ đó, làm cho Đông Á có số
dân đông nhất. Còn Trung Á, do ở đây có điều kiện sinh sống, sản xuất khó khăn: vị
trí không giáp biển khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, địa hình núi cao hiểm trở đã
ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ sinh ở khu vực này.
7
Cuối cùng qua phân tích về cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư, hoïc sinh có
thể đánh giá những ảnh tiêu cực và tích cực của dân số đến sự phát triển kinh tế của
các khu vực Châu Á. Những nơi đông dân có điều kiện thuận lợi: lực lượng lao động
đông, đầy đủ có tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích cho kinh tế phát triển.
Những khu vực này cũng cần chú ý đến bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Còn khu
vực ít dân thì chịu tác động ngược lại.
C. KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ:
- Đây là kĩ năng làm việc với biểu đồ, nó là kĩ năng quan trọng. Nếu kênh chữ có
những nội dung rõ ràng thì biểu đồ là hình thức thể hiện nội dung kiến thức “ẩn” bên
trong đòi hỏi HS sau khi vẽ biểu đồ phải biết đọc những kiến thức đó.
- Trong bộ môn địa lí, biểu đồ được thể hiện qua nhiều loại hình thể khác nhau
như: Biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp cột đường, biểu đồ hình tròn, biểu
đồ hình vuông, biểu đồ thanh ngang, biểu đồ rơi….Mỗi loại có những cách vẽ riêng,
nhưng chúng đều có những nét chung là phải vẽ sao cho hợp lí với đề bài, đẹp rõ ràng
và khoa học.

- Với khuôn khổ đề tài này và đặc biệt với yêu cầu của HS khối cuối cấp THCS,
tôi chỉ đưa ra cách hướng dẫn HS vẽ một số biểu đồ cơ bản sau:
+ Biểu đồ cột.
+ Biểu đồ kết hợp cột đường.
+ Biểu đồ hình tròn.
+ Biểu đồ miền.
1. Biểu đồ cột:
- Người ta chia biểu đồ cột thành nhiều loại khác nhau: biểu đồ cột đơn, cột nhóm,
cột chồng. Sau đây, chúng ta khảo sát từng loại biểu đồ trên.
a. Biểu đồ cột đơn:
+ Thường dùng để thể hiện các số liệu tuyệt đối hoặc các số liệu tương đối (%).
+ Sử dụng trục toạ độ:
OX: Thể hiện chuỗi thời gian, địa điểm….Lưu ý: trên trục khoảng cách thời
gian phải chính xác (Nếu có)
OY: Thước đo của giá trị phải vẽ ( nghìn tấn, triệu đồng, %…) khung thước này
bao giờ cũng phải lớn hơn số liệu lớn nhất trong bảng số liệu, khoảng cách tỉ lệ
được chia trên trục OY phải luôn bằng nhau.
+ Ví dụ: Vẽ biểu đồ về diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố
Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.
Các tỉnh,
thành phố
Đà
Nẵng
Quảng
Nam
Quảng
Ngãi
Bình
Định
Phú

Yên
Khánh
Hoà
Ninh
Thuận
Bình
Thuận
Diện tích
(nghìn ha)
0,8 5,6 1,3 4,1 2,7 6,0 1,5 1,9
8
Biu din tớch nuụi trng thu sn cỏc tnh, thnh ph ca vựng Duyờn
hi Nam Trung B nm 2002
b. Biu ct nhúm:
- Biu ny dựng th hin nhúm ni dung cú liờn quan n mt tỡnh hỡnh a
lớ. Cỏch th hin nh biu ct n nhng cú cỏc ct lin k nhau.
Vớ v: Biu sn lng n gia sỳc nc ta t nm 2000 n nm 2005.
Nm n bũ n ln
2000
2003
2004
2005
4127,9
4394,4
4907,7
5540,7
20193,8
24884,6
26143,7
27435,0

Bng s liu v sn lng n gia sỳc nc ta t nm 2000 n nm 2005 (n
v nghỡn con).

Biu sn
lng n
gia sỳc
nc ta t
nm 2000
n nm
2005.
c. Biu
ct chng:
* Chng
ni tip:
- Biu
ny
dựng th
hin cỏc s liu ca mt tng th theo mt chui thi gian hay mt a im, hoc
thng dựng th hin c cu mt vn a lớ no ú.
- Vớ d: Biu v giỏ tr sn xut cụng nghip hai tiu vựng ụng Bc v
Tõy Bc ca vựng Trung du v min nỳi Bc B t nm 1995 n nm 2002.
n v: t ng
9
4127.9
20193.8
4394.4
24884.6
4907.7
26143.7
5540.7

27435
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
Saỷn lửụùng
2000 2003 2004 2005
Naờm
n bũ ẹaứn lụùn
Năm
Tiểu vùng
1995 2000 2002
Tây Bắc 320,5 541,1 696,2
Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3
Biểu đồ về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ từ năm 1995 đến năm 2002.
2. Biểu đồ đường:
- Là hình thái biểu đồ khá phổ biến thường dùng để biểu diễn một tình hình địa lí
như cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế….
- Trong biểu đồ này, đồng thời có nhiều đường biểu diễn tuỳ theo yêu cầu của
bảng số liệu.
- Ví dụ: Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở nước ta thời kì 1990 – 2002.
Đơn vị: nghìn tấn
Năm Tổng số

Chia ra
Khai thác Nuôi trồng

1990
1994
1998
2002
890,6
1465,0
1782,0
2647,4
728,5 162,1
1120,9 344,1
1357,0 425,0
1802,6 844,8
10
Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản ở nước ta thời kì 1990 – 2002.
3. Biểu đồ kết hợp cột đường:
- Biểu đồ này thường dùng trong các atlát địa lí về nhiệt độ và lượng mưa…của một
địa điểm.
- Ví dụ: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Đà Lạt trong năm.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt
độ(
0
C)
15,5 16,5 17,0 18,0 20,0 21,0 19,5 20,0 20,0 19,0 17,5 16,0
Lượng
mưa(mm)
25 30 50 200 250 200 220 230 320 270 120 50
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Đà Lạt trong năm.
4. Biểu đồ hình tròn:
- Thường để thể hiện các số liệu tương đối (%); Trong biểu đồ này vòng tròn thể

hiện 100%.
- Thực hiện biểu đồ này cần chú ý các yêu cầu:
+ Thể hiện các tỉ lệ của phần nội dung phải theo chiều kim đồng hồ, đầu tiên từ
tia 12 giờ.
+ Mỗi nội dung phải có một kí hiệu riêng.
+ Cách tính tỉ lệ so với trị số góc của vòng tròn: 1%= 3,6
0
. Để dễ thưc hiện nên
biết là ¼ vòng tròn = 25%
- Ví dụ: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm
2000 so với năm 1990.
Đơn vị: %
11
1990 2000
Cây lương thực 74,7 66,0
Cây công ngihệp 13,2 17,9
Cây thực phẩm, cây
ănquả…
12,1 16,1
Biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 2000
so với năm 1990.
5. Biểu đồ miền:
- Biểu đồ này dùng để thể hiện những nội dung địa lí trong một tổng thể (như cơ cấu
một hiện tượng địa lí nào đó) của một chuỗi thời gian dài.
- Biểu đồ miền được thể hiện theo hai hình thái:
+ Thể hiện số liệu là những giá trị tuyệt đối. Khi đó trong biểu đồ có một miền
trống
* Ví dụ: Biểu đồ về tổng sản sản phẩm (GĐP) phân theo các khu vực kinh tế của
nước ta giai đoạn 1990 – 2002. ( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ

1990
1995
1996
1997
2000
2002
16252
62219
75514
80826
108356
123383
9513
65820
80876
100595
162220
206197
16190
100853
115646
132202
171070
206182
12
Biểu đồ về tổng sản sản phẩm (GĐP) phân theo các khu vực kinh tế của nước ta
giai đoạn 1990 – 2002.
+ Biểu đồ thể hiện số liệu là các giá trị tương đối: Khi đó trong biểu đồ không có
miền trống.
* Ví dụ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước ta giai đoạn 1990

–2002
Đơn vị: %
Năm Tổng
cộng
Chia ra
Nông, lâm, ngư
ngiệp
Công nghiệp – Xây
dựng
Dịch vụ
1990
1995
1996
1997
2000
2002
100
100
100
100
100
100
38,7
27,2
27,8
25,8
24,5
23,0
22,7
28,8

29,7
32,1
36,7
38,5
38,6
40,0
42,5
42,1
38,8
38,5
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 –2002
* Chú ý: + Cần phải biết rằng đối với bảng số liệu thể hiện chuỗi thời gian ngắn
( 1 đến 3 năm) nên vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ tròn.
+ Giáo viên cần hướng dẫn hoïc sinh cách lựa chọn biểu đồ để vẽ sao cho
phù hợp với yêu cầu thể hiện nội dung bảng số liệu.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thời gian giảng dạy và áp dung, tôi rút ra nhận xét và có kết quả như sau:
1. Nhận xét:
13
Đề tài này, thực ra, tôi đã soạn thảo và áp dụng nhiều năm giảng dạy tại trường
THCS Bình Hiệp, lần này tôi tiếp tục áp dụng đề tài này trong năm nay và các
năm sắp tới.
Sau khi điều tra sơ bộ về việc áp dụng phương pháp trực quan, khai thác triệt để kĩ
năng địa lí vào các tiết dạy, đa số học sinh đồng tình hưởng ứng, đã kích thích tinh
thần học tập của các em trong q trình lĩnh hội kiến thức. Sau một thời gian áp dụng
sáng kiến này, tơi thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh từng bước hồn thiện kĩ
năng địa lí. Có nhiều em trước đây chưa quen làm việc với kênh hình nay đã có sự
chuyển biến. Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình sau khi quan sát kênh
hình mà trước đây rất lúng túng.
2. Kết quả:

Sau đây là bảng tổng hợp q trình điều tra về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
này trong thời gian qua:
Khối Trước khi áp dụng áp dụng SKKN Sau khi áp dụng SKKN
Chưa thành thạo với
kĩ năng địa lí
Thành thạo với kĩ
năng địa lí
Chưa thành thạo
với kĩ năng địa lí
Thành thạo với
kĩ năng địa lí
8
9
45%
38%
55%
62%
22%
18%
78%
82%
PHẦN BA
KẾT LUẬN CHUNG
Cùng với các mơn học khác trong chương trình giáo dục phổ thơng, bộ mơn địa lí
bậc THCS có vai trò hết sức quan trọng đối với việc dạy và học của thầy và trò, cũng
như việc hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách cho học sinh THCS. Nếu học sinh
thành thạo các kĩ năng địa lí cơ bản trước khi tốt nghiệp THCS sẽ là hành trang cho
các em tiếp tục học các lớp cao hơn. Cũng như các em có thể quan sát và giải thích
các hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kênh hình

để khai thác kiến thức địa lí cho học sinh khối 8,9. Qua đó gây hướng thú học tập cho
học sinh để đi đến kết quả tốt hơn trong việc học bộp mơn này. Vận dụng SKKN một
cách khoa học, uyển chuyển, phù hợp với từng đối tượng HS để đạt hiệu quả cao.
Với khn khổ của sáng kiến và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm viết đề tài,
chắc rằng khơng tránh khỏi sai sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến để tơi có
điều kiện bổ sung nội dung cho đề tài này ngày càng khoa học hơn. Xin chân thành
cảm ơn!

Bình Hiệp ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả

Huỳnh Văn Tuấn
Tµi liƯu tham kh¶o
14
1- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đòa lí THCS – Phạm Thu
Phương (chủ biên)
2- Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn đòa lí THCS –
Bộ giáo dục và đào tạo.
3- Bồi dưỡng học sinh giỏi đòa lí (Lê Thông- chủ biên)
XÉT DUYỆT CỦA HĐTĐKT TRƯỜNG THCS BÌNH HIỆP
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………
Bình Hiệp ngày tháng năm
2008
Hiệu trưởng
Nguyễn Hiệp

15

×