Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ 25(oh)d3, peptide kháng khuẩn ll-37 trong huyết thanh ở phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.13 KB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là bệnh lý rất hay gặp và có thể gặp ở
mọi lứa tuổi, giới. Thông thường tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới
và tỷ lệ thuận vớớ điều kiện vệ sinh kém. Đặc biệt, khi có thai có nhiều yếu tố
thuận lợi thúc đẩy thêm cho nhiễm khuẩn tiết niệu như tình trạng giãn nở
đường niệu, trào ngược bàng quang niệu quản, có sự ứ đọng nước tiểu ở
đường tiết niệu do tử cung chèn ép, giảm nhu động của niệu quản, sự thay đổi
nội tiết do thai nghén ... [ 1].
Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới nhiễm khuẩn tiết
niệu ở phụ nữ có thai chiếm một tỷ lệ cao khoảng gần 10% [2], [5] và ảnh
hưởng tới thai kỳ gây ra nhiều nguy cơ và có thể đe dọa đến tính mạng của
mẹ và thai. Đối với mẹ, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gây hoại tử ống thận
cấp, sốc nhiễm khuẩn, tăng huyết áp. Đối với thai, nhiễm khuẩn tiết niệu có
thể gây thai chết lưu hay chết ở thời kỳ sơ sinh, thai non tháng, nhiễm khuẩn
sơ sinh, suy dinh dưỡng [20], [33]...
Việc phát hiện sớm, nhất là thể NKTN không triệu chứng để điều trị
kịp thời là việc hết sức cần thiết để tránh tai biến cho mẹ và con. Ward và
Jones đã đưa ra lời khuyên là tất cả phụ nữ có thai phải được xét nghiệm nước
tiểu để phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu tiềm tàng trong lần đến khám thai đầu
tiên và xét nghiệm lại ở tuần thứ 28 đối với những phụ nữ có tiền sử nhiễm
khuẩn tiết niệu.
Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu dùng kháng sinh là chủ yếu, việc lạm
dụng kháng sinh, dùng không đúng liều lượng khiến vấn đề đề kháng với cỏc
kháng sinh thông dụng ngày càng cao, dẫn tới việc điều trị trở nên phức tạp
hơn rất nhiều, đối với phụ nữ có thai việc dùng kháng sinh là rất cân nhắc [6],
[7]. Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp để hạn chế việc dựng cỏc thuốc ảnh
hưởng đến thai nhi là rất cần thiết để tránh tai biến cho mẹ và con.



2
Gần đây nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy một số loại peptide
kháng khuẩn nội sinh ở người. Một loại peptid kháng khuẩn có tên là cationic
antimicrobial peptid-18(hPCA-18) hay pro-LL-37, propeptid này bị phân hủy
thành cathelin và peptide có C- tận cùng là LL-37. Nhiều nghiên cứu cho thấy
peptide kháng khuẩn LL-37 có mặt ở tế bào nội mơ của niệu quản, khi có vi
khuẩn xâm nhập tế bào nội mơ nhanh chóng sản xuất và bài tiết LL-37 ra
nước tiểu. LL-37 có tác dụng bảo vệ đường niệu chống lại vi khuẩn bằng cách
phá vỡ màng tế bào vi khuẩn [61]. Về mặt phân tử, gen mã hóa tổng hợp LL-37
bao gồm vị trí mã hóa cho cả vitamin D receptor (VDR) và dạng hoạt hóa của
vitamin D là 1,25(OH)2D3 làm tăng tổng hợp LL-37 ở tế bào bạch cầu trung
tính ở người [42].
Vitamin D rất quan trọng với xương của bà mẹ và trẻ sơ sinh việc thiếu
hụt vitamin D được xem là có liên quan đến việc gia tăng các bệnh nhiễm
trùng []…Đặc biệt khi mang thai lượng vitamin D cần thiết để hình thành hệ
xương cho trẻ là rất cao, nếu như khơng có biện pháp bổ xung hợp lý thì
những thiếu hụt này sẽ để lại những hậu quả xấu.
Vì vậy việc nghiên cứu nồng độ của 25(0H)D 3, peptide kháng khuẩn
nội sinh LL-37 và tìm hiểu mối liên quan trong cơ chế tự bảo vệ của cơ thể
chống lại nhiễm khuẩn mở ra một hướng mới góp phần cho chẩn đốn, theo
dõi, điều trị và phòng bệnh giúp tránh được biến chứng nguy hiểm xảy ra mà
ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Đặc biệt là đối với bà mẹ
mang thai nhằm tránh biến chứng cho mẹ và thai nhi, mà ở đõy chúng tôi
nghiờn cứu trên những bà mẹ mang thai bị nhiễm khuẩn tết niệu. Với các lý
do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ 25(OH)D3 và peptide kháng khuẩn LL-37 trong
huyết thanh ở phụ nữ có thai ở nhóm bệnh và nhiễm khuẩn tiết niệu.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D 3, peptide kháng
khuẩn LL-37 trong huyết thanh ở phụ nữ có thai bị nhiễm khuẩn
tiết niệu.



3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tỡnh hình mắc NKTN ở phụ nữ có thai.
Theo nhiều thống kê trên thế giới và đa số tác giả tỷ lệ NKTN ở phụ nữ
có thai chiếm khoảng 5-10%, trong đó NKTN khơng triệu chứng chiếm tỷ lệ
cao hơn chủ yếu được phát hiện do xét nghiệm tìm vi khuẩn trong nước tiểu
một cách có hệ thống [14], [16] ,[57]. Theo bác sĩ, thạc sĩ Nguyễn Vũ Thủy,
bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ thai phụ đến khám tại viện bị NKTN
chiếm tới gần 10% trong đó phần lớn là NKTN khơng triệu chứng chiếm tới
gần 7%. Theo bác sĩ Ngô Thị Thùy Dương tiến hành sàng lọc trên 1880 thai
phụ thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng là 6,54% [9 ].
Bảng 1.1. Tỷ lệ NKTN không triệu chứng ở PNCT của một số tác giả.
Tác giả
Campbell- Brown [25]
Harris R. E [44]

Tỷ lệ NKTN KTC
5,1%
6,8-7,7%

Mohammad M [62]

1,9%

Mtimavalye LA [63]


6,3%

Nhiễm khuẩn tiết niệu gồm 3 hình thái: Nhiễm khuẩn tiết niệu khơng
triệu chứng hay nhiễm khuẩn tiết niệu tiềm tàng chiếm tỷ lệ 5-7%, viêm bàng
quang chiếm tỷ lệ 1,2-1,5% và viờm thận-bể thận chiếm tỷ lệ 1% [83].
Nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng nguy hiểm do tỷ lệ bị bệnh cao
nhưng khó phát hiện vì khơng có bất kỳ dấu hiệu nào trờn lõm sàng, nếu
không được điều trị sẽ tiến triển đến nhiễm trùng có triệu chứng cấp tính,


4
viêm đài bể thận trong thai kỳ, sau khi sinh. Đối với thai gây sảy thai, đẻ
non, suy dinh dưỡng [36]...
1.2. Tác nhân gây NKTN và sự nhạy cảm của VK với kháng sinh.
1.2.1. Tác nhân gây bệnh.
Theo nghiên cứu của đa số tác giả, những loại gây nhiễm khuẩn tiết
niệu khi thai nghén đều là những vi khuẩn thông thường, những chủng thường
trú ở vùng sinh môn chiếm tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn đường ruột E.coli
(chiếm 40-80% trường hợp). Sau đó các vi khuẩn Gr âm như Proteus,
Klesbsiella, Enterobacter và Pseudomonas. Cầu khuẩn Gram dương ít gặp
hơn [3], [4], [8], [11], [13], [36]… Các vi khuẩn này từ vùng hậu môn, âm
đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, nhiễm trùng khu trú ở đó. Tiếp
theo, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang và cuối cùng
lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận, bể thận.
Theo Mohammad và cộng sự thấy E.coli là vi khuẩn chủ yếu gây
NKTN ở phụ nữ có thai (40%), sau đó là Kleibsiella và streptococcus nhóm B
(15%) [62].
Theo M. Beaufils, E.coli chiếm 80% vi khuẩn gây NKTN ở phụ nữ có
thai [84]

Theo Jamie WE và cộng sự nguyên nhân chính gây NKTN ở thai phu
là E.coli (75%)
Theo Blomberg vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân gõy NKTN nhiều
nhất, trong đó E.coli là ngun nhân chính [20].
Theo Mtimavalye LA và cộng sự thấy nguyên nhân gây nhiễm khuẩn
tiết niệu ở thai phụ nhiều nhất là E.coli [62].
1.2.2. Sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.


5
Theo nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tính nhạy cảm
với kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu cho thấy hầu hết
các vi khuẩn đó kháng lại kháng sinh thơng thường được chỉ định dùng cho
đường tiết niệu.
Theo Trần Thị Thanh Nga (1999) các tác nhân hầu hết đề kháng với
Amoxicllin, Trimethoprim-Sulfamethoxazol và cloramphenicol. Gentamycin
cũng bị đề kháng cao, trừ Citrobacter sp còn nhạy cảm khá tốt (3/4 dòng nhạy
cảm). Đặc biệt E.coli có tỷ lệ nhỏ kháng với các thuốc nhóm quinolones từ
Nalidixic acid đến kháng sinh mới như Norfloxacin và ciprofloxacin.
1.3. Thay đổi hệ tiết niệu trong khi có thai.
Những thay đổi về cơ thể và sinh lý trong lúc mang thai có thể giúp cho
nhiễm khuẩn tiết niệu dễ dàng xảy ra.
1.3.1. Thay đổi về thận [ 1] [83].
Trong thời kỳ thai nghén, kích thước thận hơi tăng lên, tốc độ máu lắng
cầu thận tăng 50%, lưu lượng máu qua thận tăng 200-250 ml/ phút
Nước tiểu của phụ nữ có thai có thể có đường nhưng khơng phải là hiện
tượng bất thường mà do tăng tốc độ lọc máu ở cầu thận trong khi khả năng tái
hấp thu đường ở ống thận khơng tốt, nhưng khi có protein niệu là hiện tượng
bất thường.
1.3.2. Đài bể thận và niệu quản [ 1] [83].

Trong thời kỳ thai nghén đài thận và bể thận giãn, hai quả thận gia
tăng về thể tích (Dài thêm khoảng 1 cm và nặng thêm khoảng 4,5g), niệu
quản to, giảm nhu động. Niệu quản dài ra, cong queo, giảm trương lực, thận ứ
nước sinh lý. Hiện tượng này gặp ở 90% phụ nữ có thai, rõ hơn ở thận phải
và ít liên quan đến số lần đẻ.
1.3.3. Bàng quang và niệu đạo [ 1] [83].


6
Trong những tháng đầu của thai kỳ, bàng quang của thai phụ có thể bị
kích thích gõy đỏi dắt. Khi có thai, tử cung nghiêng về bên phảiđè vào niệu
quản vùng chậu làm giãn nở phần trên và khi tử cung lớn lên có thể chèn ép
niệu quản, bàng quang bị đè đẩy lên trên ra trước, niệu quản bị kéo dài làm
cho dịng nước tiểu khơng lưu thơng dễ dàng, tiểu không hết. Đến cuối thai
kỳ, đầu thai nhi lại đè vào bàng quang nên không thể làm rỗng bàng quang
hồn tồn mỗi khi tiểu, càng làm cho dịng nước tiểu khó lưu thơng, ứ đọng
tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trước khi bị thải ra ngoài. Trong trường
hợp tử cung ngả sau hoặc tử cung chèn vào cổ bàng quang, thai phụ có thể bớ
bớ đỏi.
Khi có thai, áp lực nước tiểu trong bàng quang tăng từ 8 - 10 cm nước.
Niệu đạo cũng tăng về chiều dài và kích thước, áp lực tối đa của niệu đạo tăng
từ 73 -93 cm nước.
Ngoài vấn đề niệu quản giãn nhẹ do sức ép của thai nhi, có thể có hiện
tượng trào ngược bàng quang-niệu quản. Hiện tượng này kéo dài đến 3 tháng
sau sinh.
1.4. Các yếu tố thuận lợi khỏc gõy NKTN ở phụ nữ có thai
1.4.1. Yếu tố nội tiết [ 1] [83].
Nồng độ progesteron tăng làm giảm nhu động niệu quản và ruột, gây
dẫn lưu nước tiểu kém và táo bón. Vi khuẩn gây bệnh thường là trực khuẩn
đường ruột nhất là E.coli, do táo bón xâm nhập qua máu tới thận rồi vì ứ đọng

và dẫn lưu nước tiểu kém trở nên dễ gây nhiễm khuẩn tại chỗ.


7

1.4.2. Yếu tố cơ học [ 1] [83].
Tử cung mang thai chèn ép lờn cỏc niệu quản hoặc đè lên bàng quang
gây ứ đọng nước tiểu và đọng cặn nước tiểu tại bàng quang sau khi đi tiểu. Sự
co cơ bàng quang phối hợp với cặn nước tiểu tồn đọng trong bàng quang dễ
làm trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản Hiện tượng này kéo dài
đến 3 tháng sau sinh.
Khi có thai, tử cung nghiêng về bên phải đè vào niệu quản vùng chậu
làm giãn nở phần trên và khi tử cung lớn lên có thể chèn ép niệu quản, bàng
quang bị đè đẩy lên trên ra trước, niệu quản bị kéo dài làm cho dòng nước tiểu
không lưu thông dễ dàng, tiểu không hết. Đến cuối thai kỳ, đầu thai nhi lại đè
vào bàng quang nên khơng thể làm rỗng bàng quang hồn tồn mỗi khi tiểu,
càng làm cho dịng nước tiểu khó lưu thơng, ứ đọng tạo thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển trước khi bị thải ra ngoài. Trong trường hợp tử cung ngả sau
hoặc tử cung chèn vào cổ bàng quang, thai phụ có thể bớ bớ đỏi.
1.4.3.Thay đổi sinh lý hóa học của nước tiểu [ 1] [83].
Kiềm hóa nước tiểu do tăng thải bicarbonate, giảm kali máu (do nôn)
làm thay đổi môi nước tiểu. Đường niệu và đạm niệu là các yếu tố tạo thuận
lợi thêm cho vi khuẩn phát triển.
1.4.4. Yếu tố cơ địa.
Các tác giả cho rằng tiền sử bị NKTN trong lần thai nghén trước hoặc
ngẫu nhiên ngoài đợt thai nghén có liên quan đến NKTN.
Cambell và cộng sự nhận thấy tỷ lệ NKTN ở nhóm có tiền sử là 42%,
trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm khơng có tiền sử 18% [25].



8

1.5. Các thể lâm sàng của NKTN trong thời kỳ thai nghén.
Nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện dưới nhiều dạng, từ một nhiễm khuẩn
không triệu chứng đến một nhiễm khuẩn có triệu chứng liên quan tới từng
phần của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận. Mỗi
dạng đều có thể là ổ nhiễm khuẩn nguyờn phỏt có sẵn trước khi mang thai
hoặc xảy ra do thai kỳ.
1.5.1. NKTN khơng triệu chứng.
Thường khơng có triệu chứng lâm sàng phát hiện được nhờ xét nghiệm
tổng phân tích nước tiểu cho thai phụ, cấy nước tiểu giữa dòng tìm vi khuẩn
trong nước tiểu một cách có hệ thống.
Theo Bachman NKTN tiềm tàng ở phụ nữ có thai được chẩn đốn xác
định với các tiêu chuẩn sau:
- Ni cấy nước tiểu giữa dịng 2 lần có từ 100.000 vi khuẩn/1ml nước
tiểu trong 2 mẫu liên tiếp nước tiểu được lấy sạch giữa dịng.
- Khơng có các triệu chứng lâm sàng của NKTN.
Theo Andrew, Stenqvist, Sweet thể này ở phụ nữ có thai chiếm khoảng
2 - 11%. Theo Harry 4,3 - 5,6%. Hầu hết các nghiên cứu khoảng 4 - 7%. Tỷ
lệ này thay đổi theo số lần sinh và điều kiện kinh tế xã hội: Sinh nhiều lần,
nghèo hay gặp nhất [43]. Nếu không được điều trị các trường hợp có thể tiến
triển thành nhiễm khuẩn có triệu chứng cấp tính, viêm đài bể thận, đối với
thai gây đẻ non, xảy thai, suy dinh dưỡng. Vì vậy nên kiểm sốt nhiễm khuẩn
tiết niệu khơng triệu chứng bằng cách lấy nước tiểu xét nghiệm ít nhất 2 lần
trong thai kỳ: Một lần ngay khi khám thai phụ lần đầu và một lần trong 3
tháng cuối của thai kỳ.


9


1.5.2. NKTN thấp (viờm bàng quang cấp)
Tỷ lệ viêm bàng quang ở phụ nữ có thai là 1,2 -1,5%. Triệu chứng của
viêm bàng quang thường là đái buốt, đái dắt, nước tiểu sẫm màu, có khi đái ra
máu ở cuối bãi, cảm giác nóng bỏng và rát khi đỏi, khụng sốt, người mệt mỏi.
Nếu khơng điều trị khịp thời có thể dẫn đến viêm thận –bể thận cấp [83].
1.5.3. NKTN cao (viờm thận - bể thận cấp)
Người bệnh sốt cao 39 - 40˚C, mạch đập nhanh, rét run, thể trạng suy
sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn
và nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt,đỏi máu hoặc đái mủ, phù toàn thân nhanh,
có khi chống do urờ huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận
cấp. Ngồi ra, có thể bị suy tuần hồn, suy hơ hấp cấp... Đây là thể bệnh nặng
nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Tỷ lệ thai phụ bị viêm thận - bể thận là 1% [62].
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, 20 - 30% thai phụ bị NKTN tiềm
tàng không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm thận - bể thận [57].
Viêm thận - bể thận gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi như:
nhiễm khuẩn huyết, thiếu máu, rối loạn chức năng chuyển hóa của thận, trẻ
nhẹ cân, trẻ non tháng hay thai chết lưu. [48].
1.6. Đường xâm nhập của vi khuẩn.
1.6.1. Đường dịch thể.
- Đường máu:
Trên thực nghiệm, vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn ở miệng, hầu, ruột, da...
qua đường máu xâm nhập vào thận.
Trên thực tế, 10% vi khuẩn có thể theo đường mỏu gõy NKTN, thường
gặp sau một giai đoạn vãng khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết. Liên cầu,


10
cầu khuẩn ruột, tụ cầu vàng và Proteus thường gõy viờm bể thận qua đường
máu [8] [13].

- Đường bạch huyết:
Vi khuẩn từ âm đạo hoặc cổ tử cung bị viêm có thể qua đường bạch
huyết gây viêm bàng quang, vì hai cơ quan này có liên hệ với nhau qua đường
bạch huyết. Theo Franke, vi khuẩn từ đại tràng bị viêm có thể xâm nhập thận
phải. Theo Heitz Boyer hiện tượng trên gọi là chu trình ruột thận [8], [13].
- Đường bạch huyết - máu:
Vi khuẩn theo đường bạch huyết của đường tiết niệu dưới hay cơ quan
sinh dục ngoài, qua ống ngực vào đại tuần hoàn, cuối cùng vào thận[8], [13].
1.6.2. Đường tiết niệu từ dưới lên.
Đây là đường thường gặp nhất của NKTN.
Vi khuẩn đường ruột thường có ở âm đạo, miệng lỗ niệu đạo vùng quanh
âm hộ, sau đó di chuyển vào bàng quang. Cơ chế của sự di chuyển này được giải
thích là do vi khuẩn sinh sản, phát triển rồi tụ lại thành từng khối và tự động tiến
sâu vào bàng quang hoặc nhờ cơ chế ngược dòng niệu đạo - bàng quang. Sự co
thắt sinh lý của cơ vòng niệu đạo xảy ra trước khi đóng cổ bàng quang, có thể giải
thích một phần cơ chế ngược dòng niệu đạo - bàng quang [8], [13].
Từ niệu đạo vi khuẩn gây thương tổn trước hết ở bàng quang và thường
gõy viờm tại chỗ, nhưng nhiễm khuẩn có thể lan lên thận. Trên thực nghiệm
khi bơm vi khuẩn vào bàng quang có thể gõy viờm bể thận cấp do vi khuẩn
qua niệu quản lên thận. Khi cắt một bên niệu quản, người ta thấy thận bờn đú
không bị viêm. Theo Kass, khi lưu lượng nước tiểu < 25ml/phút vi khuẩn có
thể đi ngược dịng nước tiểu lên niệu quản. Nhiễm khuẩn ở thận theo đường


11
niệu quản sẽ xảy ra nếu có hiện tượng ngược dòng bàng quang do tắc đường
tiết niệu dưới hoặc rối loạn thần kinh bàng quang [8], [13].
1.6.3. Nhiễm khuẩn do thủ thuật.
NKTN có thể do thủ thuật ở đường tiết niệu như thông niệu đạo, thông
bàng quang không vô khuẩn [8], [13].

1.7. Cơ chế chống nhiễm khuẩn của cơ thể.
Theo Pasteur, nước tiểu là mơi trường thích hợp cho vi khuẩn, đặc biệt
vi khuẩn gram âm, do pH nước tiểu, nồng độ phân tử, nồng độ ure, sự có mặt
của một lượng đường rất nhỏ trong nước tiểu.Khả năng chống nhiễm khuẩn
của nước tiểu kém hơn các dịch sinh vật khác như nước bọt vì nước bọt chứa
nhiều lysozym và immunoglobulin hơn nước tiểu. Tuy nhiên cơ thể có những
cơ chế để chống nhiễm khuẩn [8], [12].
1.7.1. Ở niệu đạo.
Niệu đạo nữ ngắn (3,5cm) nhưng áp lực tĩnh cao, áp lực này ở giữa
niệu đạo là 100 ± 20 cm nước, nên có khả năng kìm giữ nước tiểu và ngăn vi
khuẩn tiến sâu vào bàng quang mặc dù có hiện tượng ngược dịng lúc đi tiểu
hoặc hiện tượng kích thích khi giao hợp [8], [13].
1.7.2. Ở bàng quang.
1.7.2.1. Yếu tố cơ học.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu hết để không đọng nước tiểu ở
bàng quang là yếu tố chống nhiễm khuẩn, do đó cần tăng số lần đi tiểu và
tăng bài niệu nếu có khuẩn niệu. Tăng bài niệu làm loãng nước tiểu, rửa sạch
bàng quang và giảm số lượng vi khuẩn trong nước tiểu [8], [13].


12
1.7.2.2. Yếu tố diệt khuẩn.
Thực nghiệm đưa vi khuẩn Proteus hay E.coli vào bàng quang chuột
bạch cái, sau 4 giờ chỉ cịn 10% tổng số vi khuẩn sống sót. Sau mỗi lần đi tiểu
vẫn còn một lớp nước tiểu đọng lại trên niêm mạc bàng quang, tuy vậy vi
khuẩn vẫn khụng phỏt triển được chứng tỏ vi khuẩn có thể bị diệt. Bàng
quang có thể diệt khuẩn nhờ bạch cầu hoặc do bàng quang bài tiết acid hữu cơ
hay chất ức chế vi khuẩn phát triển [8], [13].
1.7.2.3. Yếu tố khỏng dớnh.
Yếu tố khỏng dớnh của niêm mạc bàng quang thuộc về lớp mucin, là

một muco polysaccharid - glucosaminoglucan được tiết bởi tế bào bề mặt.
Mucin phong bế các thụ thể của niêm mạc, không cho gắn vào các cấu trúc
ngoại tế bào của vi khuẩn nên vi khuẩn không dính vào được niêm mạc. Khi
tiêu hủy lớp mucin bằng HCL 0,3 N, người ta thấy hiện tượng dính xuất hiện.
Tớnh khỏng dớnh của mucin giải thích tại sao tăng nhịp độ đi tiểu đều trong
ngày có khả năng tống vi khuẩn ra khỏi bàng quang. Mucin có khả năng ngăn
cản ion canxi, oxalat canxi, protein dính vào niêm mạc nờn phũng được sỏi
bàn quang [8], [13].
1.7.2.4. Yếu tố miễn dịch.
Miễn dịch dịch thể: Thuyết về sự hiện diện hoặc gia tăng của kháng thể
trong huyết thanh ở thai phụ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không
được các tác giả chấp nhận chấp nhận, mặc dù người ta thấy có kháng thể
trong huyết thanh ở một số trường hợp viêm bàng quang.
Miễn dịch mô học tại bàng quang: Xét nghiệm chất bài tiết từ bàng
quang thấy IgG và IgA tăng cao nhất ở bàng quang bị viêm. IgM cũng tăng
trong viêm bàng quang nhưng tỷ lệ ít hơn IgG và IgA. Nguồn gốc của Ig này
có thể từ bàng quang, thận, niệu đạo. Theo Pazin, immunoglobulin tác động


13
vào vi khuẩn theo nhiều cơ chế, IgG làm bất động vi khuẩn trên chuột, IgA
làm vơ hiệu hóa hoạt tính vi khuẩn, IgM diệt khuẩn[8], [13].
1.7.3. Tại đường tiết niệu trên.
Nhu động của đường niệu đẩy nước tiểu liên tục là yếu tố chống
nhiễm khuẩn.
Áp lực niệu quản nơi gần bàng quang là 40 - 50 cm nước, áp lực bàng
quang trong lúc nghỉ thấp, khoảng 10 cm nước cũng là yếu tố chống ngược
dòng và chống nhiễm khuẩn [8], [13].
1.7.4. Vitamin D và vai trò trong chống nhiễm khuẩn.
Vitamin D từ lâu đã được công nhận cho tác động có lợi đối với sức

khỏe của xương trong vai trị là điều phối chuyển hóa calcium. Nhưng những
năm gần đây có sự hiểu biết hơn vai trị của vitamin D trong sự tăng trưởng
của tế bào, miễn dịch và sự chao đổi chất của tế bào. Bởi vì vitamin D có thụ
thể vitamin D (tức vitamin D receptor) hiện diện khắp mô và tế bào trong cơ
thể [27],[53]. Vitamin D đóng vai trị kiểm sốt và điều phối gần 1000 gien
trong cơ thể chúng ta, đây là một loại hormon bận rộn [12], [22]. Nhất là
vitamin D đóng vai trị quan trọng trong hệ miễn dịch, nhất là có mối liên hệ
giữa vitamin D receptor và peptide kháng khuẩn cathelicidin [42].
Tác động của tình trạng thiếu vitamin D ở sự phát triển của thai nhi và
sức khỏe bà mẹ là một mối quan tâm đáng kể. Một tỷ lệ cao thiếu hụt vitamin
D được công nhận ở phụ nữ mang thai [65].
Đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ Mỹ gốc Phi, người có khả năng tổng hợp
vitamin D từ ánh sáng cực tím cần tiếp xúc nhiều hơn hơn là ở phụ nữ da trắng. Với
mức tăng vitamin D, nguy cơ tiền sản giật được cho làm giảm đáng kể [21].
Vi vậy vitamin D rất quan trọng đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh, thiếu hụt
vitamin D có liên quan đến việc gia tăng các bệnh nhiễm trùng, ung thư, tim mạch.
Vì vậy việc bổ xung vitamin D cho đối tượng có nguy cơ là hết sức cần thiết.


14
1.7.4.1. Nguồn gốc của vitaminD trong cơ thể.
Vitamin D là một nhóm của các tiền hormon tan trong dầu, một số dạng
của vitaminD đã được phát hiện:
Bảng 1.2. Một số dạng của vitaminD [38].
Tên

Thành phần hóa học

Vitamin D 1


Phức hợp phân tử của ergocalciferol với
lumisterol 01:01

Vitamin D 2 ergocalciferol (làm từ ergosterol )

Vitamin D 3

Cholecalciferol (Vitamin D. làm từ 7dehydrocholesterol ở da).

Vitamin D 4 22-dihydroergocalciferol

Vitamin D 5 sitocalciferol (làm từdehydrositosterol-7 )

Công thức phân tử


15
Vitamin D có 2 dạng hoạt tính: Loại tổng hợp (D 2), loại tự nhiên:
Cholecalcifero (D3) chiết từ dầu gan cá được gọi chung là calciferol. Trong
thức ăn và các chất bổ sung dưới dạng vitamin D hoặc các tiền chất vitamin
D. Dưới tác dụng của tia cực tím, 7-dehydrocholesterol dưới da sẽ chuyển
thành vitamin D3.
Cả hai dạng Vitamin D2 và Vitamin D3 ở người hoạt tính hormon hiệu
quả như nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp thì Vitamin D3 hiệu quả
hơn Vitamin D2. Ở một số loài chuột thì Vitamin D2 lại hiệu quả hơn
Vitamin D3.
Nhu cầu vitamin D cho trẻ vào khoảng 100-400 UI/ ngày. Tuổi càng
tăng thì nhu cầu vitamin D càng thấp nhưng ở phụ nữ mang thai và cho con
bú có thể tăng lên 200UI/ngày.
1.7.4.2.Chuyển hóa của vitamin D trong cơ thể.

Vitamin D là một tiền hormon, sau hai phản ứng hydroxy hóa được
chuyển thành 1,25 dehydroxycalxyferol là dạng có hoạt tính hormon.
Ở trong da vitamin D3 dược sản xuất bằng cách quang hóa trong da từ
7- dehydrocholesterol. Sự tạo thành các sản phẩm của vitamin D trong tự
nhiên luôn cần đến ánh sáng tím.


16

Sơ đồ chuyển hóa vitamin Dtrong cơ thể [26].


17
Vitamin D3 được sản xuất ở trong da và được hấp thụ qua thức ăn vào cơ
thể sẽ gắn vào α-globulin để vận chuyển, tích luỹ ở gan và mỡ. Chuyển hoá
qua 2 giai đoạn: Ở gan vitamin D3 được hydroxylatd tại vị trí C25 tạo thành
25-hydroxycalciferol 25(OH)D3 hoặc calcidol) nhờ enzym 25-hydroxylase
(CYP27A1) sản xuất bởi tế bào gan và được lưu giữ tới khi cần thiờt. 25 (OH)
D3 liên kết với protein (VDBP) luân chuyển trong máu, là chất chuyển hóa
lưu hành chính của vitamin D có thời gian bán huỷ là 21 ngày, nồng độ
25(OH)D huyết thanh 15-80 ng/ml [12], chất này qua thận lại được
hydroxyled bởi enzym 1α-hydroxylase (CYP27B1) chuyển hoá tiếp thành
1,25 dihydroxycalciferol (1,25(OH)2D3) là chất có hoạt tính hoặc
24,25(OH)2D. 1,25(OH)2D3 được giải phóng vào hệ tuần hồn bằng cách gắn
vào VDBP, nó được chuyển tới cơ quan đích [12]. Sự hydroxyl hóa vị trí C25
cũng xảy ra ở cỏc mụ khỏc trong cơ thể như ruột, thận. Tốc độ hydroxyl hóa ở
vị trí 25 và sự tổng hợp 1,25(OH) 2D3 được điều hòa theo cơ chế ngược, tuy
nhiên sự điều hịa này khơng chặt chẽ.
1,25(OH)2D có tính chất của hormon steroid cổ điển được bài tiết ở cơ
quan nội tiết (thận) và được vận chuyển đến mụ đớch ruột, xương ... Tại đây

nó gắn vào các receptor của vitamin D (VDR) chủ yếu nằm ở các hạt nhân
của các tế bào đích và điền khiển tổng hợp RNA m, dịch mã mà điều biến các
gen biểu hiện của protein để tiến hành hoạt động sinh học của hormon.
Vitamin D và các chất chuyển hóa cỳa nú được bài xuất chủ yếu qua
mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu va dược tái hấp
thu tại ruột.
Receptor vitamin D thường ở trong nhân tế bào đích. Ở người VDR là
một protein 50KD gồm 427 acid amin và chứa một vùng gắn DNA và một
vùng gắn hormon. Vùng gắn hormon là vùng giàu cystine, vùng gắn hormon


18
chịu trách nhiệm cho sự gắn đặc hiệu 1,25(OH)2D. Gen mó hoỏ receptor này
là một thành viên của liên họ các gen tiếp nhận steroid. Receptor của
1,25(OH)2D3 được tổng hợp bởi các tế bào trong hầu hết các tổ chức như các
tế bào ở não, da, tuyến yên, tuyến sinh dục... Vai trị chính của vitamin D đã
được biết đến nhiều thập kỷ qua là kích thích vận chuyển canxi qua ruột và
máu cũng như tham gia tái tạo, phát triển, tiêu huỷ xương với sự kích thích
của PTH [60]. Gần đây người ta thấy rằng 1,25(OH) 2D3 có vai trị điều hồ
đáp ứng miễn dịch ức chế sự tăng sinh biệt hoá tế bào u, tăng bài tiết insulin
và TSH [24], [75].
Những nghiên cứu gần đây ở các bệnh rối loạn đáp ứng miễn dịch do
thiếu vitamin D đều liên quan sự thiếu 25(OH)D 2 tuần hồn chứ khơng phải
thiếu 1,25(OH)2D3.
1.7.4.3.Vai trò của vitamin D trong điều hòa đáp ứng miễn dịch.
Vai trị của vitamin D trong điều hồ đáp ứng miễn dịch được đưa ra
cách đây hơn 25 năm với 3 phát hiện quan trọng :
- Sự hiện diện của receptor vitamin D trờn cỏc tế bào viêm.
- Khả năng của 1,25(OH)2D3 trong điều chỉnh tế bào limpho T tăng sinh.
- Đại thực bào có khả năng sinh vitamin D

Dạng có hoạt tính hormon của vitamin D điều hòa tác dụng miễn dịch
bằng cách gắn với các receptor vitamin D nhõn cú trong hầu hết các loại tế
bào miễn dịch bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. VDR
được sản xuất chủ yếu trong các tế bào bạch cầu đơn nhân (monocyte), tế bào
đại thực bào (macrophage), tế bào đuôi gai (dendritic cell), tế bào T và tế bào
B hoạt động [53]. Vitamin D đóng vai trị quan trọng trong đáp ứng miễn dịch
bẩm sinh và miễn dịch thu được. Những nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có sự liên


19
quan giữa nồng độ 1,25(OH)2D3 và bệnh lao phổi tiến triển, nồng độ
1,25OHD3 thấp gắn liền với các bệnh nhiễm trùng như NKTN, nhiễm trùng
da, lao phổi [31]. Trong invitro người ta đã quan sát thấy sự kích thích TLR2
(Toll-like recptor) [24] [56] làm tăng sản xuất 1,25(OH)2D3, ở tế bào đơn nhân
những chất này sẽ làm tăng sự sản xuất peptid kháng khuẩn. Ở chuột do thiếu
CYP27B1 mặc dù có gen tổng hợp Cathelecidin như ở người nên sự tổng hợp
peptid kháng khuẩn này cũng không diễn ra được [42]. Đối với miễn dịch thứ
phát vitamin D ức chế sự tăng sinh limpho T, các globulin miễn dịch ngăn
chặn sự trưởng thành của các tương bào thành limpho B. Đặc biệt với tế bào
Th1 làm giảm khả năng sản xuất IFN-γ, IL2 và hoạt hoá đại thực bào.
1,25(OH)2D3 làm giảm sự thể hiện của các CD4, CD86 trong các tế bào đuôi
gai [46]
Với miễn dịch bẩm sinh, nghiên cứu của Schauber và cộng sự nhận
thấy rằng những tế bào keratinocytes được điều chỉnh bởi 1,25(OH) 2D3 tăng
tổng hợp Cathelecidin LL37 sẽ tiêu diệt Staphyococcus, E.coli, Pseudomonas
aeruginosa hơn những tế bào keratonocyte không được điều chỉnh [71]. Các
tác giả cho rằng 1,25(OH)2D3 làm cho các đại thực bào, tế bào đơn nhõn, cỏc
tế bào biểu mô nhận ra các thành phần vi khuẩn nhờ TLR2 gây ra sự điều
chỉnh CYP27B1 và VDR, CYP27B1 hoạt hố vitamin D dạng khơng hoạt
động thành hoạt động 1,25(OH)D3, gắn vào VDR và làm hoạt hoá VDR sinh

ra các yếu tố chống nhiễm khuẩn như các cathelicidin và các AMPs đặc biệt
là LL-37. Người ta cũng nhận thấy rằng có sự liên hệ chặt chẽ giữa LL-37 và
1,25(OH)2D3 về mặt phân tử gen mó hoỏ tổng hợp LL-37 gồm vị trí mó hoỏ
cho vitamin D receptor. Dạng hoạt hoá của vitamin D là 1,25(OH) 2D3 làm
tăng tổng hợp LL-37 ở bạch cầu trung tính người [15], []. Như vậy vai trò của
vitamin D đối với nhiễm khuẩn nói chung và nhiễm khuẩn tiết niệu nói riêng


20
tác động gián tiếp thông qua peptid kháng khuẩn LL-37 yếu tố gần đây được
cho là có vai trị then chốt trong bảo vệ đường niệu khỏi bị vi khuẩn...[82].
1.7.4.4. Đánh giá tình trạng vitamin D trong huyết thanh.
Nồng độ huyết thanh của 25-hydroxy-vitamin D thường được sử dụng
để xác định tình trạng vitamin D. Nó phản ánh việc sản xuất vitamin D trong
da cũng như được cung cấp vitamin D từ chế độ ăn. Vitamin D có thời gian
bán hủy khá dài 15 ngày, tuy nhiên lượng vitamin D được lưu trữ trong cỏc
mụ cơ thể khác nhau. Mức độ 1,25-dihydroxy-vitamin D huyết thanh thường
không được sử dụng để xác định tình trạng vitamin D bởi vì thời gian bán hủy
ngắn 15 giờ và được điều hòa chặt chẽ bởi hormone tuyến cận giáp, nồng độ
canxi và phốt phát, vì vậy mà nó khơng giảm đáng kể cho đến khi sự thiếu hụt
vitamin D trở nên trầm trọng [35].
Mức độ chính xác cần thiết của 25-hydroxy-vitamin D cần thiết cho sức
khỏe là vấn đề còn tranh cãi. Một mức thấp hơn 10 ng / mL (25 nmol / L) là
liên quan với các bệnh thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng như: còi xương ở trẻ
sơ sinh và trẻ em, và nhuyễn xương ở người lớn. Một nồng độ trên 15 ng / ml
(37,5 nmol/L) thường được coi là đủ đối với những người có sức khỏe
tốt. Mức trên 30 ng/ml (75 nmol/L) được đề xuất bởi một số như mong muốn
để đạt được sức khỏe tối ưu [35], [67].
Mức độ 25-hydroxy-vitamin D được thống nhất trên 200 ng / ml (500
nmol/L) được cho là gây độc hại, mặc dù số liệu nghiên cứu trờn cũn ít. Ở

động vật nghiên cứu lên đến 400 ng/mL (1.000 nmol/L) không thấy liên quan
đến độc tính [35]. Chứng tăng calci máu (hypercalcenia) thường là kết quả từ
việc bổ sung quá liều Vitamin D và mức 25-hydroxy -vitamin D trên 150
ng/ml (375 nmol/L). Vỡ vậy các nhà khoa học khuyến cáo định lượng định
kỳ canxi trong huyết thanh ở bệnh nhân nhận điều trị liều vitamin D cao [79].


21
1.7.5. Peptid kháng khuẩn LL-37 và vai trò trong chống nhiễm khuẩn.
1.7.5.1. Nguồn gốc LL-37.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là một hệ thống phức tạp, không đặc
hiệu, hệ thống dự phịng đa chức năng có hiệu quả cao trong việc bảo vệ cơ
thể. Trong hai thập kỷ qua đã chỉ ra rằng cation peptide nhỏ có hoạt tính kháng
khuẩn mạnh chống lại vi khuẩn Gram dương, Gram âm, nấm, và một số virus
vì vậy là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch bẩm sinh [23] [47]. Ngoài
hoạt động kháng khuẩn của mình, peptide kháng khuẩn cũn cú vai trị quan
trọng trong viêm, kích hoạt hệ miễn dịch và chữa lành vết thương [72].
Ở động vật có vú, các peptide kháng khuẩn có hiệu quả quan trọng
trong hệ miễn dịch bẩm sinh là cathelicidins và defensins. Một số Defensins
đặc trưng ở con người, trong khi chỉ có một cathelicidin được mô tả trong con
người là peptide kháng khuẩn cation 18 kDa (hCAP18). Peptide này được tiết
ra bởi bạch cầu trung tính và các mơ biểu mụ lút khoang miệng, niệu sinh
dục, hơ hấp và tiêu hóa [64]. Nghiờn cứu trước đây đã chỉ ra rằng hCAP18
điều hòa bởi viêm và tổn thương có tên gọi LL-37 [18]. Peptide này được lưu
trữ trong hạt của neutrophils trong một proform không hoạt động, được ra
ngoài tế bào thành LL-37 peptide trưởng thành tích cực và các cathelin
propart sau khi mất hạt neutrophil. Cathelicidin hay pro- LL-37, propeptid
này phân hủy thành cathelin và peptid có C- tận cùng là LL-37, cả hai đều có
tác dụng chống nhiễm khuẩn [74].
1.7.5.2. Cấu trúc LL-37.

Cathelicidins bao gồm một khu vực N-đầu cuối bảo tồn cao (các miền
cathelin) với tương đồng với cathelin chất ức chế protease cysteine và một
antimicrobialregion C-ga ít bảo rằng thay đổi giữa các lồi, năng suất peptide
nhiều với nhiều loại kích thước đáng kể, trình tự, và các cấu trúc [23], [40] [47].


22
Trình tự xắp xếp các a.a của peptide LL-37 [16]:
Leu - Leu - Gly - Asp - Phe - Phe - Arg - Lys - Ser - Lys - Glu - Lys Ile - Gly - Lys - Glu - Phe - Lys - Arg - Ile - Val - Gln - Arg - Ile - Lys -- asp Phe - Leu - Arg - ASN - Leu - Val - Pro - Arg - Thr - Glu - Ser
LL-37 gồm 37a.a được xắp xếp như trên, tương ứng với a.a 134-170
của protein ở người hCAP18(cationic antimicrobial peptid 18), được phân cắt
từ hCAP18 bởi protease tạo ra amino-acid 37 peptid kháng khuẩn LL-37 và
103 amino-acid cathelin [74].
1.7.5.3. Chức Năng kháng khuẩn của LL-37.
LL-37 có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại nhiều loại vi khuẩn:
Tụ cầu, Escherichia E.coli, nấm candida albical ,vi rut herpes…[18], [49].
[76], [77], [80]. Chức năng kháng khuẩn bằng cách phá vỡ màng vi khuẩn
[73], [78] của nó, LL-37 cũn cú vai trị quan trọng trong viờm, húa ứng động
bạch cầu đơn nhân, tế bào T, bạch cầu trung tính, và các tế bào mast, kích
thích tế bào mast giải phóng histamine, điều biến sự khác biệt tế bào đi gai,
và kích thích IL-8 tiết [30], [66]LL-37 kích thích sự hình thành mạch [55],
LL-37 hoạt động đã được kết hợp với chữa bệnh suy biểu mô ở vết thương da
[45], chữa lành vết thương, kích hoạt hệ miễn dịch.


23

Sơ đồ vai trò của LL-37 với tế bào.
LL-37/hCAP18 được bài tiết bởi bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung
tính và từ các tế bào biểu mô của các hệ bài tiết như da, hệ tiết niệu sinh dục,

hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp [64]. Gen mã hóa cho hCAP18 là CAMP (cathelicidin
antimicrobial peptide), hoạt động gen điều hoà quá trình tổng hợp peptide
kháng khuẩn bị tác động trực tiếp của vitamin D thơng qua vitamin D
receptor. Ở chuột có loại peptid tương tự là cathelicidin. Các peptide kháng
khuẩn tham gia điều hoà hệ miễn dịch miễn dịch dịch thể. Như vậy chúng là
một yếu tố kết nối miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được. Một nghiên cứu


24
gần đây của giáo sư Annelie Brauner đã đăng một báo cáo mới nhất trên tạp
chí Nature Medicine, 2007 cho thấy peptide kháng khuẩn LL-37 có vai trị
quan trọng đối với niêm mạc niệu quản và khả năng nhiễm khuẩn ở niệu
quản. LL-37 có mặt ở tế bào nội mơ của niệu quản. Nghiên cứu cho thấy, khi
vi khuẩn tiếp xúc với tế bào nội mơ này thì tế bào nhanh chóng sản xuất và
bài tiết LL-37 trong khoảng vài phút và LL-37 sẽ được bài tiết ra nước tiểu.
Tế bào nội mơ bài tiết LL-37 có tác dụng bảo vệ đường tiết niệu chống lại vi
khuẩn gây bệnh, các peptide kháng khuẩn nội sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn bằng
cách phá vỡ màng vi khuẩn [50], [61]. Điều này được chứng minh trên mơ
hình thực nghiệm trên chuột bị loại bỏ gen CRAMP (cathelin-related
antimicrobial peptid) và khơng có bạch cầu hạt. Tế bào nội mô bàng quang tổng
hợp phân tử Toll-like recptor (TLR-4) cùng với tế bào CD14 phá hoại hàng rào
bảo vệ miễn dịch bằng cách điều hoà kích thích tổng hợp các Cytokin, chimokin
đặc biệt là IL-8 có tác dụng như những chất hố hướng động. Các chất này thu hút
các bạch cầu có hạt di chuyển vào vị trí nhiễm khuẩn loại bỏ vi khuẩn khỏi hệ tiết
niệu theo các cơ chế khác nhau như thực bào hoặc bằng các độc tố diệt vi khuẩn.
Nhiều nghiên cứu nhiềm khuẩn tiết niệu cho thấy, vi khuẩn e.Coli là
nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận cấp. E.Coli
xâm nhập vào đường tiết niệu, tăng sinh và gây tổn thương đường tiết niệu
cho bệnh nhân. E.coli có khả năng tạo vỏ bọc xung quanh (biofilm) trỏnh cỏc
đại thực bào của vật chủ rồi tăng sinh trong tổ chức. Sự hình thành các

biofilm gây trở ngại cho điều trị: giảm cho tác dụng của kháng sinh. Trong
biofilm có thể tồn tại nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Về mặt phân
tử, gen mó hoỏ tổng hợp LL-37 bao gồm vị trí mó hoỏ cho cả vitamin D
receptor. Dạng hoạt hoá của vitamin D là vitamin D 1,25(OH) 2 D2 làm tăng
tổng hợp LL-37 ở tế bào bạch cầu trung tính người.


25
Thông thường cỏc phỏc đồ điều trị cho nhiễm khuẩn tiết niệu là dùng
kháng sinh. Tuy nhiên đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tái đi tái lại
nhiều lần và khỏng cỏc loại thuốc kháng sinh gây đau đầu cho các bác sĩ lâm
sàng. Vì vậy, nghiên cứu các peptide kháng khuẩn như peptide kháng khuẩn
nội sinh, ít khả năng bị vi khuẩn kháng là một hướng nghiên cứu mới thu hút
nhiều nhà khoa học trên thế giới. Những peptide kháng khuẩn này có thể dùng
để điều trị hoặc thay thế bổ sung cho kháng sinh thường dùng. Vì vậy, nghiên
cứu nồng độ, cao hơn nữa là vai trò peptide kháng khuẩn (LL-37) đường tiết
niệu, tìm hiểu mối tương quan của nó với vitamin D và vitamin D receptor là
một nghiên cứu quan trọng. Từ đó tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn là
tìm ra giải pháp kích thích tăng q trình tự sản xuất peptide kháng khuẩn
hoặc phát hiện ra các chất có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là chất kháng
khuẩn nội sinh là một hướng nghiên cứu mới và cấp thiết.
1.7.5.4. Đánh giá tình trạng LL-37 trong huyết thanh người
Bình thường nồng độ LL-37 huyết thanh ở người là ≥10 ng/ml nồng độ
này tăng cao trong các bệnh nhiễm trùng.
Xác định sự có mặt và nồng độ LL-37 bằng kỹ thuật ELISA.


×