Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại bidv đông đô - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.29 KB, 63 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, hầu hết các nước trên thế giới
đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều điều chỉnh
chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan,
phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các nhân tố sản
xuất như vốn, lao động, kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn.
Hòa chung với xu thế đó, việc mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các nước với
nước ta là một tất yếu.
Với mong muốn phát triển và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt
Nam coi hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những công cụ hữu
hiệu. Bởi vậy trong suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần
đây, VN luôn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động XNK của quốc gia, chính sách độc
quyền của Nhà nước về ngoại thương được bãi bỏ, giảm mạnh việc quản lý
theo hạn nghạch, thu hẹp tối thểu diện mặt hàng cấm nhập, cấm xuất, cải tiến
thủ tục phiền hà trong XNK, thông quan, du lịch, đầu tư. . . Tuy nhiên, khi thị
trường quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với các doanh
nghiệp XNK của Việt Nam ngày càng lớn. Sự thiếu hụt về vốn, sự hạn chế về
trình độ, kinh nghiệm kinh doanh trong thương mại quốc tế chính là những
khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp VN khi tham gia vào thị ửường toàn cầu
- một thị trường cạnh tranh không khoan nhượng và được điều chỉnh bởi
nhiều nguồn luật thông lệ, tập quán quốc tế phức tạp. Bên cạnh đó, để đảm
bảo lợi ích của mình, thông thường khi tham gia vào các quan hệ thương mại
quốc tế đều yêu cầu đối tác của mình cung cấp sự bảo đảm chắc chắn việc
thực hiện thanh toán. . . bởi một tổ chức có uy tín. Vì những lý do đó, các
doanh nghiệp VN khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế cần có sự
hỗ trợ về tài chính, uy tín thông qua các hình thứ tài trợ XNK.
1
Với tư cách là một định chế tài chính có năng lực về vốn và uy tín
trong xã hội, các NHTM VN rõ ràng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
công cuộc thúc đẩy sự lớn mạnh của hoạt động XNK. Các doanh ngiệp rất


cần tới sự giúp đỡ hợp tác từ các NHTM thông qua nghiệp vụ tài trợ XNK.
Hoạt động này mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, xã hội cũng
như toàn bộ nền kinh tế.
Theo thời gian, nghiệp vụ tài trợ XNK của NHTM đã phát triển qua
nhiều hình thức, từ đơn giản đến phức tạp, từ cổ điển đến hiện đại. Hiện nay,
một trong những hình thức tài trợ phổ biến nhất mà các ngân hàng trên thế
giới thực hiện là theo phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ nhờ vào tính
an toàn và hiệu quả mà nó mang lại cho các bên tham gia. Tuy vậy, tại VN,
hình thức tài trợ này nhìn chung còn thực hiện rất hạn chế, mới chỉ tập chung
vào một vài dạng đơn giản, do vậy hiệu quả tài trợ và những lợi ích mà các
bên nhận được chưa cao.
Xét thấy tính cấp thiết về cả lý luận và qua thời gian thực tập tại BIDV
ĐÔNG ĐÔ - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, em đã chọn đề tài
“Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức
thanh toán Tín dụng chứng từ tại BIDV ĐÔNG ĐÔ - Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam” với mong muốn góp phần giải quyết một số tồn tại
và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt đông tài trợ này tại BIDV
ĐÔNG ĐÔ - NHĐT & PTVN nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm tài trợ XNK và những hình thức tài trợ XNK theo
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
- Đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ tại BIDV ĐÔNG ĐÔ - NHĐT&PTVN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại
BIDV ĐÔNG ĐÔ - NHĐT&PTVN.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
gồm một số hình thức được phân chia theo quy trình thanh toán tín dụng
chứng từ. Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển hoạt động này lấy thực tế từ

BIDV ĐÔNG ĐÔ - NHĐT&PTVN từ năm 2004 đến năm 2007 làm minh
chứng.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề
kết cấu làm ba chương
Chương 1: Tổng quan về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Chương 2 : Thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương
thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại BIDV ĐÔNG ĐÔ -
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV
ĐÔNG ĐÔ - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠN GMẠI
1. 1. Khái niệm và vai trò của tài trợ XNK của NHTM
Với chủ chương phát triển nền “kinh tế mở”, đẩy nhanh quá trình hội
nhập nền kinh tế nước ta với các nước trên thế giới, quan hệ mậu dịch giữa
Việt Nam với các nước không ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến những
đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM Việt Nam với những dịch vụ, tiện
ích mà NH mang tới cho các chủ thể trong xã hội. Sự trợ giúp đó không chỉ
đơn thuần nằm trong phạm vi một quốc gia mà đã vươn ra bên ngoài biên giới
tạo nên nhóm sản phẩm NH mang tính quốc tế. Thuộc nhóm này, tài trợ XNK
được đề cập với khá nhiều.
1. 1. 1. Khái niệm tài trợ XNK
Trước hết chúng ta cần làm rõ vai trò của hoạt động XNK trong nền
kinh tế để có những hình dung nhất định về sự ra đời cũng như bản chất hoạt

động tài trợ XNK của NHTM.
Nói đến một nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bền vững không thể
không nói đến nền kinh tế đó đang hướng vào XK và có chính sách NK hợp
lí. Bởi vì tất cả các quốc gia trên thế giới không giống nhau về điều kiện tự
nhiên, khí hậu, nguồn nhân lực. . . Nếu chỉ dựa hoàn toàn vào sản xuất nội địa
thì không những không thể cung cấp đủ hàng hoá, dịch vụ cho nhu cầu sản
xuất tiêu dùng vô cùng phong phú và ngày càng cao của người dân, mà còn
dẫn tới sự tụt hậu về mọi mặt của quốc gia đó so với sự phát triển chung của
các nước trên thế giới. Có phát triển được XK mới phát huy và khai thác được
lợi thế so sánh từ nội lực.
4
Thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng không ngừng, tạo ra
nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Nhu cầu về thị trương tiêu thụ hàng hoá và thị
trường đầu tư đang trở nên cấp bách đối với các DN XNK. Do cách xa nhau
bởi những đường biên giới, những rào cản về ngôn ngữ, phong tục tập quán,
sự hiểu biết giữa các bên, hạn chế về khả năng tài chính, kinh nghiệm thông
tin. . . các DN rất cần sự giúp đỡ tài trợ của NH.
Tài trợ XNK là một mảng dịch vụ thuộc hệ thống tất cả các dịch vụ
chuyên biệt của NH nhằm hỗ trợ các DN trong hoạt động XNK, NH tài trợ
dưới hình thức cấp tín dụng hoặc bảo lãnh cho các DN, giúp DN gia tăng hiệu
quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công.
Tài trợ XNK về bản chất cũng là khoản tín dụng được cấp bởi NH. Tuy
nhiên, NH tham gia tài trợ với một số vốn chiếm tỉ lệ nhất định trong tổng
vốn cần thiết cho dự án hoặc thương vụ, phần còn lại phải là vốn của DN. Tuy
nhiên, so sánh chức năng cho vay, tài trợ của NHTM mang những đặc điểm:
trách nhiệm của bên nhận tài trợ cao hơn bên đi vay, do ngoài nguồn vốn tài
trợ từ NH họ phải có một tỉ lệ vốn nhất định cùng tham gia. Đối tượng nhận
tài trợ là các dự án hoặc thương vụ, nên chủ thể tham gia tài trợ chỉ có thể là
các pháp nhân có đăng kí sản xuất kinh doanh.
Cũng cần lưu ý rằng, chữ “tín dụng” ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng

nghĩa là tín nhiệm, chứ không chỉ là khoản tiền cho vay như nghĩa thông
thường của từ này. Trong trường hợp NH đòi hỏi người NK phải kí quĩ 100%
số tiền của thư tín dụng, thì thực chất NH không cấp một khoản tín dụng nào
cả mà là cho người nhập khẩu vay sự tín nhiệm của mình (cấp vốn vô hình).
Lời hứa trả tiền của NH thay cho lời hứa trả tiền của người NK, vì NH có tín
nhiệm hơn người NK.
Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm tài trợ XNK như sau:
5
Tài trợ XNK là việc NH cung cấp vốn (hữu hình hay vô hình) dưới các
hình thức khác nhau nhằm giúp các DN hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham
gia vào hoạt động XNK. Tài trợ XNK thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa một bên
là NH - bên đưa ra trợ giúp và một bên là các DN XNK - bên cần trợ giúp.
1. 1. 2. Vai trò của tài trợ XNK
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá và mậu dịch quốc tế,
quá trình toàn cầu hoá, liên kết kinh tế diễn ra trên thế giới ngày càng nhanh
sâu và rộng, thì hoạt động XNK cũng ngày càng phát triển. Theo ước tính của
NH trung ương nhiều nước, mảng dịch vụ tài trợ XNK đóng góp 40% - 70%
tổng doanh thu của các NH tham gia hỗ trợ thương mại quốc tế. Vai trò của
hoạt động tài trợ XNK được thể hiện qua các mặt sau:
1. 1. 2. 1. Đối với nền kinh tế
Tài trợ XNK của NHTM tạo điều kiện cho hàng hoá XNK lưu thông
trôi chảy
Tài trợ XNK của NH tạo điều kiện cho DN phát triển, tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển
1. 1. 2. 2. Đối với NHTM
Hoạt động tài trợ XNK của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, có
kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các DN
XNK. So với các loại hình sản phẩm và dịch vụ khác của NH, tài trợ trong
lĩnh vực XNK là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo
sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh bởi vì:

- Thời gian tài trợ thường là ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực
hiện thương vụ.
- Tài trợ XNK đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.
- Hiệu quả của NH trong tài trợ XNK thể hiện thông qua nguồn lợi
nhuận mà NH thu được.
6
- Thông qua tài trợ XNK NH còn mở rộng được các quan hệ với các
DN và đặc biệt là với các NH nước ngoài, từ đó nâng cao uy tín của NH trên
trường quốc tế, góp phần tăng lợi nhuận. Đây chính là hiệu quả lớn mà NH
thu được từ hoạt động tài trợ XNK.
1. 1. 2. 3. Đối với DN
- Tài trợ XNK của NH giúp DN thực hiện được những thương vụ lớn
- Tài trợ XNK làm tăng hiệu quả của DN trong quá trình thực hiện hợp
đồng
- NH tham gia tài trợ các dự án với qui mô nhỏ và vừa, thời gian thu
hồi vốn tài trợ không quá dài như đổi mới công nghệ, máy móc tạo điều kiện
cho DN phát triển được qui mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm.
- Tài trợ NH giúp DN nâng cao được uy tín trên thị trường quốc tế
1. 2. Phân loại tài trợ XNK
Trên thực tế, các loại hình tài trợ XNK của NH vô cùng phong phú, có
nhiều cách phân loại tuỳ thuộc vào tiêu thức áp dụng. Dưới đây là một số
cách phân loại cơ bản:
1. 2. 1. Căn cứ vào thời hạn tài trợ
- Tài trợ ngắn hạn
- Tài trợ trung và dài hạn
1. 2. 2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Tài trợ có đảm bảo
- Tài trợ không có đảm bảo
1. 2. 3. Căn cứ vào giai đoạn giao dịch

- Tài trợ trước khi kí kết hợp đồng ngoại thương:
7
NH có thể thay mặt khách hàng đứng ra bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh
thanh toán. . .
- Tài trợ trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương:
Đối với loại hình này, NH sẽ cung cấp cho khách hàng hình thức tài trợ
giao hàng hay hình thức tài trợ nhận hàng. . .
- Tài trợ sau khi hoàn tất hợp đồng ngoại thương:
Trong hình thức này, NH có thể thực hiện tài trợ tiêu thụ hàng hoá NK,
bảo lãnh, bảo trì.
1. 2. 4. Căn cứ vào phương tiện thanh toán
Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế đã xuất hiện khá
lâu đời trong thương trường quốc tế. Nó đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong quá
trình lưu thông tiền tệ, lưu thông hàng hoá và dịch vụ nói chung. Và chính các
phương tiện thanh toán là công cụ cho sự vận động của hoạt động tài trợ XNK
của các NHTM. Các phương tiện thanh toán bao gồm: hối phiếu, lệnh phiếu,
séc thẻ, trong đó hối phiếu được sử dụng hết sức phổ biến trong các giao dịch
ngoại thương, do đó nó cũng xuất hiện trong các nghiệp vụ tài trợ XNK của
NH.
- Tài trợ chiết khấu hối phiếu
Đây là hình thức ngắn hạn của NH dành cho người thụ hưởng hối
phiếu. NH sẽ mua lại quyền thụ hưởng hối phiếu khi đến hạn thanh toán từ
người thụ hưởng hợp pháp thể hiện trên bề mặt hối phiếu. Số tiền mua lại
quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ chiết khấu hối phiếu, và được tính
bằng phần còn lại của giá trị hối phiếu sau khi trừ đi lãi chiết khấu cùng phí
hoa hồng nghiệp vụ.
Công thức tính số tiền như sau:
M
d
= M x

C)
360
t
x (r1
d








Trong đó:
M
d
là mức tài trợ chiết khấu NH cấp cho khách hàng
8
M là mệnh giá hối phiếu
t là thời hạn còn lại của hối phiếu (ngày)
r
d
là lãi suất chiết khấu mà NH áp dụng (%/năm)
C là phí hoa hồng chiết khấu
- Bảo lãnh thanh toán hối phiếu
Về bản chất, bảo lãnh thanh toán hối phiếu là một dạng NH nhằm bảo
lãnh uy tín cho KH (nhà NK), nếu nhà NK không thanh toán hối phiếu khi đáo
hạn thì sẽ bảo lãnh hối phiếu có nghĩa vụ phải thanh toán thay. Trên tờ hối phiếu
sẽ có chữ kí bảo lãnh của NH, với chữ ký này hối phiếu sẽ dễ dàng được chiết
khấu trên thị trường tài chính với lãi suất thấp, thường là lãi suất tài trợ liên NH,

giúp nhà XK sớm nhận được tiền đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh.
- Tài trợ bằng chấp nhận hối phiếu
Hình thức tài trợ XNK rất phổ biến ở hầu hết các nước, đặc biệt những
nước có thị thường tài chính phát triển. Theo đó NH sẽ tài trợ cho các DN NK
bằng cách cấp cho họ một khoản tín dụng, nhưng khoản tín dụng này chỉ là hình
thức, một sự đảm bảo về mặt tài chính, thực chất NH chưa phải xuất tiền thực sự
cho người vay. Tuy nhiên, khi đến hạn nếu nhà NK không có đủ khả năng thanh
toán, thì người cho vay (NH), đứng ra hối phiếu phải trả nợ thay.
1. 2. 5. Căn cứ vào phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là cách thức nhất định thông qua đó người mua
trả tiền, nhận hàng và người bán giao hàng nhận tiền. Trong thương mại quốc
tế hiện nay có những phương thức thanh toán chủ yếu là: chuyển tiền, nhờ
thu và Tín dụng chứng từ.
- Tài trợ theo phương thức thanh toán Nhờ thu
Tài trợ của NH theo phương thức Nhờ thu kèm chứng từ được thể hiện
qua hai trường hợp:
Thanh toán hàng NK
Thanh toán hàng XK
9
Trên cơ sở phương thức thanh toán Nhờ thu, NH có thể tài trợ cho nhà
XK thông qua hình thức chiết khấu bộ chưng từ Nhờ thu.
-Tài trợ theo phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
1. 3. Các hình thức tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ của NHTM
1. 3. 1. Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.1.1. Khái niệm
Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà
trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách
hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một NH khác (NH ở
nước người XK) chỉ trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của nhà XK theo

đúng những điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng.
Ở mức độ cơ bản nhất, tất cả các nhà kinh doanh XNK có chung một
mục đích: nhà XK muốn thu được số tiền về hàng hoá dich vu mình đã cung
cấp; người NK muốn nhận được hàng hoá, dịch vụ mà mình đã trả tiền. Thế
nhưng trong thực tế cho thấy trong quan hệ thương mại quốc tế, có rất nhiều
rủi ro, bất trắc bởi các lí do về địa lí, ngôn ngữ bất đồng, do chế độ thuế quan
và pháp luật mỗi nước khác nhau, do tình hình kinh tế, chính trị, tài chính của
các nước có liên quan. . .
Tín dụng chứng từ đáp ứng được những yêu cầu của cả hai bên với tư
cách là phương thức thanh toán giao dịch thương mại. Thư tín dung còn là
công cụ tín dụng. Thực vậy, căn cứ vào những đảm bảo mà nó mang lại cho
mỗi bên, bảo đảm giao hàng đối với nhà NK, bảo đảm thanh toán đối với nhà
XK, nên bên có thể xin vay vốn của NH phục vụ họ.
10
Như vậy, sự can thiệp của các NH ở hai đầu của giao dịch, một đầu cho
người NK và đầu kia cho nhà XK, đem lại cho các DN liên quan một sự an
toàn lớn hơn. Trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ, NH không
chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện bên NK thanh
toán tiền hàng cho bên XK, bảo đảm cho bên XK nhận được số lượng hàng
hoá có chất lượng tương ứng với số tiền mình phải thanh toán. Như vậy, bản
thân các hoạt động này đã không chỉ chức năng thanh toán mà còn làm phát
sinh chức năng tài trợ của NH đối với các bên XNK.
1.3.1.2. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Sau khi ký hợp đồng thương mại quốc tế, người mua yêu cầu ngân hàng
của mình mở một thư tín dụng đồng thời nộp tiền lệ phí và tiền ký quỹ mở thư
tín dụng để đảm bảo sau này phải thanh toán số tiền còn lại của kim ngạch thư
tín dụng
(2) Ngân hàng của người mua thông báo cho ngân hàng của người bán
về việc mở thư tín dụng

(3) Ngân hàng của người bán thông báo cho người bán về việc đã mở
thư tín dụng
NH phục vụ
người xuất khẩu
NH phục vụ
người nhập khẩu
XK NK
1
2
3
4
56
7
8
9 10
11
(4) Người bán kiểm tra thư tín dụng, nếu thấy phù hợp với hợp đồng sẽ
tiến hành giao hàng
(5) Sau khi giao hàng, người bán thu thập bộ chứng từ thanh toán và
xuất trình cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.
(6) NH phục vụ nhà xuất khẩu nếu đóng vai trò là NH thanh toán sẽ
kiểm tra bộ chứng từ, nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán
(7) NH phục vụ nhà xuất khẩu trao chứng từ cho NH phục vụ nhà nhập
khẩu
(8) NH phục vụ nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với
L/C thì hoàn trả tiền cho NH thông báo
(9) NH phục vụ nhà nhập khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu biết bộ
chứng từ đã đến và đề nghị họ làm thủ tục thanh toán
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp có thể
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. NH trao lại chứng từ cho người nhập

khẩu để đi nhận hang
Hiện nay, Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến và
được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch thương mại quốc tế nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Tài trợ XNK trên cơ sở phương thức Tín dụng chứng từ
là một mảng hoạt động sôi nổi và quan trọng trong hệ thống dịch vụ mà NH
cung cấp cho khách hàng của mình. Phần tiếp theo của chương này sẽ được
dành để nghiên cứu một cách cụ thể hơn về vấn đề nêu trên.
1. 3. 2. Tài trợ NK
Trên cơ sở phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ, NH cung cấp
các hình thức tài trợ như sau đối với nhà NK:
12
1. 3. 2. 1. Tài trợ giai đoạn chuẩn bị vốn nhập hàng
Nhà XK và nhà NK cũng kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương, trong đó
thoả thuận phương thức thanh toán là Tín dụng chứng từ, nhà NK sẽ phải mở
một thư tín dụng (L/C) cho người thụ hưởng là nhà XK. Trên thực tế, không
phải nhà NK nào cũng có đủ vốn ngay để mở L/C, vì vậy, NH có thể giúp đỡ họ
bằng cách cấp một khoản vay ngắn hạn. Với số vốn vay này, nhà NK sẽ sử dụng
để yêu cầu phát hành L/C tại chính NH cho vay hoặc một NH khác.
1. 3. 2. 2. Tài trợ giai đoạn nhập hàng
Không phải cứ dồi dào về vốn là bất cứ nhà NK nào cũng mua được
hàng từ một người bán ở nước ngoài. Hoạt động kinh doanh về bản chất đã
chứa đựng nhiều rủi ro, nó diễn ra giữa các đối tác ở cách xa nhau và có nhiều
điểm khác biệt về môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý, ngôn ngữ, văn hoá. . .
thì độ rủi ro ngày càng tăng. Để thuyết phục nhà XK tin tưởng thực hiện giao
hàng, nhà NK phải tìm kiếm giải pháp nâng cao uy tín và khả năng thanh toán
của mình. Phương thức thanh toán Tín dụng ra đời đã đáp ứng được nhu cầu
đó. Đây là một dạng thức thanh toán quốc tế an toàn, chặt chẽ nhất hiện nay,
đồng thời theo đó, NH dành cho nhà NK những trợ giúp rất có giá trị sau đây:
- Tài trợ phát hành L/C
Thư tín dụng (L/C) là một chứng thư (điện hoặc thư), trong đó NH mở

L/C cam kết trả tiền cho người XK nếu họ xuất trình được một bộ chứng từ
phù hợp với nội dung của L/C. L/C là một phương tiện quan trọng của
phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ. Thật vậy, nếu không mở được
L/C thì phương thức thanh toán này cũng không thể được xác lập và người
XK sẽ không giao hàng cho người NK.
13
Đối với nhà NK, mở L/C được xem là hình thức tài trợ của NH. Khi
NH đồng ý mở L/C theo đề nghị của nhà NK có nghĩa là NH cam kết thanh
toán cho người hưởng lợi L/C nếu bộ chứng từ hoàn hảo. Như vậy, với việc
chấp nhận mở L/C, NH không chỉ “tài trợ” uy tín mà còn có thể cấp tín dụng
cho nhà NK. Cùng với hình thức tài trợ phát hành L/C, có thể kể tới một số
dạng hỗ trợ tài chính khác nữa của NH ở đưới đây:
+ Tài trợ theo hạn mức Tín dụng chứng từ
+ Cho vay kí quĩ L/C
- Tài trợ xác nhận L/C
- Tài trợ bằng L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
- Tài trợ bằng L/C dự phòng
1. 3. 2. 3. Tài trợ giai đoạn nhận hàng
Trong giai đoạn này, NH có thể cung cấp cho nhà NK những hình thức
tài trợ sau:
- Tài trợ chấp nhận hối phiếu theo bộ chứng từ Thanh toán
- Tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng
- Cho vay bắt buộc
- Bảo lãnh nhận hàng
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Trên đây là một số hình thức của NH danh cho nhà NK. Phần tiếp theo
chúng ta sẽ tìm hiểu nhà XK nhận được tài trợ của NH như thế nào?
1. 3. 3. Tài trợ XK
Theo trình tự thời gian thực hiện hợp đồng ngoại thương của nhà XK, NH sẽ
có các hình thức tài trợ phổ biến sau:

14
1. 3. 3. 1. Tài trợ vốn trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất
Ở hình thức này, NH tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản
xuất hàng XK theo đúng L/C qui định, hoặc hợp đồng ngoại thương đã kí kết,
hoặc đơn đặt hàng.
Giai đoạn chuẩn bị hàng xuất bao gồm: Thu mua nguyên vật liệu và
gia công, chế biến nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm. Với những hợp đồng
lớn, thời gian tạo thành sản phẩm dài, người XK thường không đủ vốn lưu
động để chuẩn bị chọn lô hàng XK. Do vậy họ phải nhờ vào sự tài trợ của NH
trong giai đoạn này, NH cho vay thường là NH thông báo L/C hoặc NH thanh
toán L/C.
Trên thực tế, khi nhận L/C do NH mở L/C phát hành theo yêu cầu của
nhà NK, thì nhà XK được đảm bảo thanh toán sau khi giao hàng nếu anh ta
xuất trình bộ chứng từ hợp lý phù hợp với điều kiện của L/C. Nhà XK còn có
thể dựa vào đó để nhờ NH phục vụ mình cấp một khoản tín dụng để thực hiện
sản xuất. Họ sẽ đến NH và xuất trình các chứng từ thể hiện mục đích sử dụng
vốn tài trợ như hợp đồng ngoại thương, L/C, tài sản thế chấp. . . NH sẽ giữ
L/C bản gốc và cho người XK vay, rồi thu nợ từ tiền thanh toán chứng từ giao
hàng dưới L/C đó. Trong quá trình tài trợ, rủi ro có thể xảy ra đối với NH, nếu
như sau khi được tài trợ, DN không xuất được hàng hoặc xuất được hàng
nhưng lại gặp rủi ro trong giao hàng hay thanh toán, hoặc khách hàng không
dùng số tiền trên với mục đích xuất hàng như đã cam kết với NH. Thông
thường NH không bao giờ tài trợ 100% giá trị lô hàng XK mà yêu cầu người
XK phải tham gia một phần vốn tự có (khoảng 70% trị giá lô hàng XK) trong
giai đoạn chuẩn bị hàng xuất nhằm tăng cường trách nhiệm của họ.
1. 3. 3. 2. Tài trợ giai đoạn xuất hàng
15
Trong giai đoạn này, NH có thể cung cấp cho nhà XK hình thức tài trợ
bằng các L/C đặc biệt: L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng, L/C chuyển
nhượng.

- Tài trợ bằng L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
- Tài trợ bằng L/C giáp lưng (Back - to - back L/C)
- Tài trợ bằng L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
1. 3. 2. 3. Tài trợ giai đoạn thu tiền hàng
Trong giao dịch thương mại, nhà XK phải đối mặt với rủi ro thanh
toán, tức là bên mua chậm hoặc mất khả năng thanh toán hay không muốn
thanh toán ngay khi nhận hàng hoặc thời điểm thoả thuận trong hợp đồng,
Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào kì hạn tín dụng mà nhà
XK cho bên mua được hưởng, vào bản chất và tình hình kinh doanh của bên
mua và năng lực tài chính của người này. Nhằm hạn chế rủi ro thanh toán,
đồng thời bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh liên tục, nhà XK có thể trông
cậy vào một số hình thức tài trợ sau từ NH:
- Tài trợ xác nhận L/C:
- Tài trợ chấp nhận và chiết khấu hối phiếu theo L/C
- Tài trợ vốn trong thanh toán hàng XK:
- Chiết khấu bộ chứng từ XK:
Có hai hình thức chiết khấu:
Hình thức thứ nhất là chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng)
Hình thức thứ hai là chiết khấu có truy đòi (chiết khấu mở).
Hiện nay đa số các NH thực hiện chiết khấu có truy đòi.
- Ứng trước thanh toán tiền hàng XK
16
Trên đây là những giới thiệu về hoạt động tài trợ XNK nói chung và tài trợ
XNK theo phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ nói riêng của NHTM.
Có thể nói, hoạt động này là một mảng không thể thiếu của bất cứ quốc gia
nào khi xây dựng mô hình kinh tế hướng ngoại, bởi nó đóng vai trò thực sự
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương. Cùng với thời
gian, nghiệp vụ tài trợ XNK của NH càng trở nên đa dạng và phong phú.
Hình thức đơn giản đầu tiên của hoạt động này là cho vay ngắn hạn trực tiếp
để bổ sung vốn lưu động hay thanh toán hàng hoá, rồi tiếp đó, NH mở rộng

cho vay trung và dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến ciing nghệ.
Đến nay, NH còn thực hiện cho vay gián tiếp với nhiều hình thức phong phú
và có tiện ích cao như bảo lãnh, bao thanh toán. . . với mục đích cuối cùng là
phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động XNK.
Ngày nay, Tín dụng chứng từ không chỉ là phương thức thanh toán
được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế, nó còn là cơ sở quan trọng
theo đó NH cung cấp các dạng tài trợ XNK khác nhau nhằm đem lại lợi ích
nhiều nhất cho các bên có liên quan. Các NH trên thế giới cũng như tại Việt
Nam rất chú trọng phát triển tài trợ XNK theo phương thức thanh toán Tín
dụng chứng từ chính vì tính an toàn, thông dụng và hiệu quả của nó. Có thể
nói, đây là một trong những nghiệp vụ NH hiện đại và sẽ ngày càng được
nâng cao để phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
Với mục đích minh hoạ cụ thể hơn cho hoạt động tài trợ XNK theo
phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ của các NHTM Việt Nam, phần
tiếp theo sẽ dành để giới thiệu về hoạt động này tại BIDV ĐÔNG ĐÔ - NH
ĐT&PT VN. Trên cơ sở thực tiễn tiến hành nghiệp vụ tại chi nhánh, chuyên
đề sẽ phân tích những thành tựu cũng như tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân dẫn
tới các thành tựu và tồn tại này, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với
mong muốn góp phần phát triển hoạt động tài trợ XNK theo phương thức
thanh toán Tín dụng chứng từ tại chi nhánh.
CHƯƠNG 2
17
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
BIDV - ĐÔNG ĐÔ
2.1.giới thiệu khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển việt
nam-chi nhánh đông đô
Giới thiệu chung:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of

Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết
định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình
hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù
hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
• Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
• Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng
thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu
đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động
theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản của
BIDV đạt 131.731 tỷ VND. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện
dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ
chức của BIDV gồm 05 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh
(bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối Công ty;
Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ
18
công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 9.300 người vừa có kinh nghiệm,
vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng
thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch
vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ
các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước,
BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy
động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là
ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp
phòng Giao dịch số 2 (14 Láng Hạ), đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004

theo QĐ số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam, là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ
thống NHĐT&PTVN chú trong triển khai nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy
phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động
theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghịêp vụ Ngân hàng hiện đại
và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án hiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam
hiện nay.
Việc thành lập chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô phù hợp với tiến trình
thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển
vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư
phát triển; đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển
và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an
toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập,làm nòng
cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc
tế.
- Phòng giao dịch số II với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành
lập năm 2002, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận. từ khi thành lập đến nay
19
Chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Trụ sở chính đặt trên
đường Láng Hạ vắt đường Láng và Đê La Thành, tiếp giáp với đường Giảng
Võ cùng với 08 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung
cấp các sản phẩm Ngân hàng tới từng người dân.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là PGDII đã
được TW chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình
HĐH đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất
thuận tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và
quốc tế.
- Được sự thành công như hiện nay phải kể đến sự lãnh đạo của Ban
Giám Đốc, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh, với tuổi đời trung bình
không quá 27 kinh nghiệm còn thiếu, vừa làm vừa học hỏi bước đầu gặp

không ít khó khăn nhưng cả các lãnh đạo và các chuyên viên cùng nhau nỗ
lực vượt qua.
20
Cơ cấu tổ chức của chi nhành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô
Sơ đồ: Cơ cấu, tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.
21
Phó giám đốc 1
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc 2
Phòng dịch
vụ khách
hàng
Phòng thanh
toán quốc tế
Phòng tín
dụng 1, 2
Tổ Ngân
quỹ
Phòng Kế
hoạch Nguồn
vốn
Phòng Thẩm
định và quản lý
tín dụng
Tổ điện
toán
Phòng Tài
chính - Kế toán
Phòng Tổ chức
hành chính

Tổ kiểm tra
kiểm toán nội
bộ
Khối trực tiếp kinh
doanh
Phòng GD1,
GD2, GD3
Khối hỗ trợ kinh
doanh
Khối Quản lý nội bộ
2.2. hoạt động kinh doanh của BIDV-ĐÔNG ĐÔ trong những năm
gần đây:
2.2.1. công tác huy động vốn :
Chi nhánh Đông Đô thành lập từ tháng 7/2004 với mức huy động vốn
chuyển giao từ SGD I tại thời điểm đó đạt 729 tỷ đồng, sau 5 tháng hoạt động
đến cuối năm 2004 chi nhánh đã đạt 818 tỷ đồng tăng 12% so với thời điểm
chuyển giao. Đến năm 2005, tổng nguồn vốn tự huy động đạt 1.421 tỷ đồng
tăng 603 tỷ so với 31/12/2004.
Trong năm 2006, tổng tài sản từ 892 tỷ đồng năm 2004 tăng lên 1,425
tỷ đồng năm 2006 và 2,183 tỷ đồng năm 2006 (tăng 53,2% so với năm 2005).
Mức huy động vốn bình quân, dư nợ tín dụng cũng tăng một cách đáng kể.
Lãi suất tiền gửi USD được điều chỉnh 5 lần, tiền gửi VNĐ được điều chỉnh 3
lần trong năm 2006 thể hiện sự tích cực trong công tác điều chỉnh lãi suất theo
diễn biến thị trường. Tổng huy động trên tổng tài sản đạt 96.5%, huy động
VNĐ đạt 62%, huy động USD đạt 54% so với tổng huy động.
Về cơ bản, cơ cấu nguồn vốn tương đối đồng đều về kỳ hạn bảo đảm
tốt nhu cầu về thanh khoản, giai ngân tín dụng cũng như đầu tư tiền gửi tại
H.O góp phần làm tăng nguồn vốn huy động toàn ngành
công tác huy động vốn được thể hiện ở bảng sau:
22

Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu
Tổng huy động 752,973 100% 1,278,900 100% 2,107,000 100%
Theo loại hình huy động
- Huy động dân cư 725,973 96.6% 938,900 73.4% 1,474,900 70%
- Huy động TCKT 27,000 3.6% 340,000 26.6% 632,100 30%
Theo loại ngoại tệ số lượng số lượng % tăng số lượng % tăng
- VNĐ 450,348 839,020 86.3% 1,432,800 70.77%
- Ngoại tệ 302,625 439,880 45.35% 674,200 53.27%
Theo thời hạn huy động Số lượng % tăng
so với
2004
Số lượng % tăng so
với 2005
Số lượng Số lượng
- Dưới 1 năm 453,014 50.1% 680,000 48.74% 1,011,400
- Trên 1 năm 299,959 99.66% 598,900 82.94% 1,095,600
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp tình hình huy động vốn qua các năm của
Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô)
2.2.2. Công tác cho vay:
Tính đến hết năm 2005 tổng hư nợ tín dụng đạt 795 tỷ đồng (quy đổi)
tăng 464 tỷ so với 31/12/2004 đạt 99,4% so với kế hoạch 2005, đến thời điểm
30/06/2006 tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh Đông Đô là: 1.089 tỷ VND
tăng 295 tỷ đồng so với đầu năm 2006.

23
Kết quả thực hiện cụ thể qua các năm:
Đơn vị : tỷ đồng.

Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 30/6/2006
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ
trọng
(%)
TỔNG DƯ NỢ 330 795 1,089
I
Theo thành phần kinh
tế
1 - Doanh nghiệp NN 229 69 422 53 496 45
2
- Công ty CP, TNHH,
DNTN
72 22 353 44 557 52
3 - Hộ cá thể 29 9 20 3 36 3
II Theo thời gian
1 - Ngắn hạn 219 66 604 76 613 57
2 - Trung, dài hạn 111 34 190 24 476 43
III Theo loại tiền
1 VND 251 76 674 85 829 76

2 Ngoại tệ 79 24 212 15 260 24
IV TheoTSĐB
1 Dư nợ có TSĐB 221 67 373 47 359 33
2 Dư nợ không có TSĐB 109 33 422 53 730 67
Qua bảng trên có thể thấy trong thời gian qua Chi nhánh Đông Đô đã
tích cực mở rộng và tập trung cấp tín dụng đối với các đối tượng kinh tế ngoài
Quốc doanh, Tháng 6/2006 tỷ lệ dư nợ của nhóm khách hàng này chiếm xấp
xỉ 55%. Tỷ trọng cho vay đối với khu vực nhà nước chiếm 45% đây chủ yếu
là những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với BIDV vì vậy, chi nhánh vẫn
tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng.
Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay : Năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt
587 tỷ đồng tăng 380 tỷ đồng so với 31/12/2004 chiếm 74% tổng dư nợ. Đến
30/06/06 dư nợ ngắn hạn đạt 613 tỷ đồng chiếm 56 % tổng dư nợ, tuy nhiên
tỷ trọng này sẽ giảm mạnh khi các dự án cho vay dài hạn của chi nhánh được
giải ngân.
24
Trong tổng dư nợ ngắn hạn, tỷ trọng cho vay xây lắp và cho vay kinh
doanh bất động sản là rất cao. Tổng dư nợ hai đối tượng này hết tháng 6/2006
là trên 55% dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó tỷ lệ dư nợ vay có đảm bảo của các
đối tượng này lại rất thấp chỉ chiếm trên 30%. Đây là đối tượng tìm ẩn nhiều
rủi ro không khuyến khích cho vay. Vì vậy trong thời gian tới cần có những
chính sách và phương pháp quản lý nhằm giảm dần dư nợ ở nhóm đối tượng
khách hàng này đề hạn chế những rủi ro xảy ra.
2.2.3. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:
Bảng: Hoạt động thanh toán quốc tế của bidv đông đô - NHĐT&PTVN
Đơn vị: ngàn USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số
L/C NK 99 29950 275 83920 650 95918
L/C XK 28 940 68 3200 25 324

Nhờ thu NK 14 460 26 860 156 2995
Nhờ thu XK 10 480 36 1080 05 90010
Chuyển tiền đi 237 5690 737 20190 1100 22027
Chuyển tiền
đến
953 5340 3998 16180 4856 21842
Doanh số
TTQT
1341 42860 5140 125420 6792 556792
(Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế năm 2004 - 2006)
25

×