Chuyên đề tốt nghiệp i GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC,
TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Lớp : KINH TẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Khóa : 49
Hệ : CHÍNH QUY
Giáo viên hướng dẫn : TH.S. NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI 5- 2011
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp ii GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3
I. Một số khái niệm 3
1. Giấy chứng nhận 3
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3
II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3
1. Vai trò của đất đai 3
2. Quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất 4
3. Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai 5
4. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5
4.1 Đối với người sử dụng đất: 5
4.2. Đối với Nhà Nước 6
4.3. Các đối tượng liên quan 6
III. Nội dung của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
1. Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
2. Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
3. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
4. Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10
5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10
6. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11
6.1. Nội dung công tác chuẩn bị đăng ký đất đai 11
6.1.1. Thành lập hội đồng đăng ký đất tại xã, phường, thị trấn 11
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp iii GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
6.1.2. Thành phần tổ chuyên môn giúp việc 12
6.2. Kiểm tra, đánh giá bản đồ hiện có 12
6.3. Tổ chức kê khai đăng ký 12
6.4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ 13
6.5. Ra quyết định cấp giấy chứng nhận và giao giấy chứng nhận 14
CHƯƠNG II 16
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH
NGHỆ AN 16
I.Tổng quan về huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 16
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 16
1.1. Vị trí địa lý 16
1.2. Các nguồn tài nguyên 16
1.2.1. Tài nguyên đất đai 16
1.2.2. Tài nguyên nông nghiệp 17
1.2.3. Tài nguyên về biển 17
1.2.4. Tài nguyên về khoáng sản 18
2. Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm phân bố dân cư 18
3. Ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trên địa bàn huyện 19
II. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
năm 2010 20
1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An 20
2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2010 22
2.1. Quỹ đất và biến động đất đai giai đoạn 2000-2010 22
2.1.1. Quỹ đất 22
2.1.2. Biến động đất đai giai đoạn 2000-2010 22
2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2010 24
III. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007- 2010 28
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp iv GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
1. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An 28
2. Thực trạng tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 30
3. Thực trạng công tác xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34
3.1. Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất 34
3.1.1. Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 34
3.1.2. Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất ở 36
3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An 37
3.2.1 Đất nông nghiệp 37
3.2.2. Đất ở 42
4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện để đẩy nhanh tiến độ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 44
4.1. Ưu điểm 44
4.2. Tồn tại, khó khăn 45
4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 48
CHƯƠNG III 50
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 50
I. Phương hướng và mục tiêu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
huyện Nghi Lộc 50
II. Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 51
1. Cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký, xét duyệt cấp GCNQSD đất 51
2. Nâng cao khả năng chuyên môn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đặc
biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã 52
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất 53
4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai 53
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp v GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
5. Phải có giải pháp cụ thể đối với từng loại đất 54
6. Xây dựng hiệu chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 54
7. Hoàn thiện các công cụ phục vụ cho quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất 56
8. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 56
9. Chính sách của địa phương 57
III. Một số kiến nghị 57
1. Đối với Nhà nước 57
2. Đối với UBND huyện Nghi Lộc 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp vi GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so
với năm 2005 và năm 2000 22
Bảng 2: Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng đất huyện năm
2010 (Tính đến ngày 1/10/2010) 24
Bảng 3: Kết quả công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất nông
nghiệp 31
Bảng 4: Kết quả công tác kê khai đăng ký đất ở trên địa bàn huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 32
Bảng 5: Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền SDĐ NN phân theo
địa giới hành chính 34
Bảng 6: Kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất ở phân
theo địa giới hành chính 36
Bảng 7: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc 38
Bảng 8: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp chưa được cấp của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 40
Bảng 9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa
bàn huyện Nghi Lộc 42
Bảng 10: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở chưa
được cấp của huyện Nghi Lộc 44
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp vii GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCN : Giấy chứng nhận.
QSD : Quyền sử dụng.
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
UBND : Ủy ban nhân dân.
HĐND : Hội đồng nhân dân.
VPĐKQSDĐ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Luật Đất đai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định tầm
quan trọng của đất đai: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng ”. Thật vậy, tầm quan trọng của đất đai là rất lớn đặc biệt trong điều
kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đất đai là yếu tố cần thiết. Việc bố trí sử dụng
đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể quản lý tốt được quỹ đất, việc sử dụng đất
đai của người dân, Nhà nước đã đưa ra một biện pháp là cấp giấy chứng nhận cho
người sử dụng đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ là cơ sở pháp lý thể
hiện được mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, ngoài ra nó còn là căn
cứ, là cơ sở để người dân có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình khi sử
dụng đất.
Nghi Lộc là một huyện với nhiều tiểm năng để phát triển kinh tế, đang có nhiều
chính sách để thu hút đầu tư. Công tác cấp giấy chứng nhận của huyện mặc dù đã
được các ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Mặt khác một
trong những mục tiêu hàng đầu của huyện hiện nay là đẩy nhanh tiến trình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Do những yêu cầu cấp thiết như vậy em đã nghiên
cứu và chọn đề tài trong quá trình thực tập: “Thực trạng và giải pháp cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản về công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Nghiên cứu khái quát tình hình của huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận tại
huyện.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 2 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời gian nghiên cứu: 2008-2010.
- Địa điểm: Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu: dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành
thu thập tài liệu theo không gian và thời gian tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An và các tài liệu chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp so sánh đánh giá dựa trên
các nguồn số liệu từ sách báo và số liệu thực tế thu thập được tại huyện.
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì đề tài
bao gồm các phần sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Em xin chân thành cảm ơn TH.S Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ phòng
Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Văn phòng đăng ký đấ quyền sử dụng huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đề tài này.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT.
I. Một số khái niệm.
1. Giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý xác lập và bảo hộ quyền lợi hợp pháp
của người sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của
người sử dụng đất như chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng
đất, bảo lãnh, ghóp vốn bằng quyền sử dụng đất, bảo vệ lợi ích chính đáng của
người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, nhận thế chấp.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo điều 48 luật đất đai năm 2003 và điều 41 NĐ 181/NĐ-CP/2004 khẳng
định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận
quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình, nó
đảm bảo cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, cải tạo, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thông tin: Tên
chủ sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất ở, ghi chú,
mục sơ đồ thửa đất và những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Thửa đất được quyền sử dụng có các thông tin : Thửa đất số, tờ bản đồ số , địa
chỉ của thửa đất, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và nguồn
gốc của thửa đất.
II. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Vai trò của đất đai.
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển
của con người và các sinh vật khác trên trái đất.Mỗi một quốc gia, mỗi một địa
phương có một quỹ đất đai nhất định và nó được xem là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá. Đất đai trở thành nguồn của cải, là tài sản cố định, là thước đo của sự giàu
của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống giúp con người chống
lại các thảm họa của thiên nhiên, bảo hiểm về tài chính như là sự chuyển nhượng
của cải từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi khác.Đối với ngành công
nghiệp, đất đai làm nền tảng, làm cơ sở và địa điểm tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Còn đối với ngành nông nghiệp đất đai được xem là tư liệu sản
xuất không thể thiếu, nhờ có đất đai mà con người có thể tạo ra các loại sản phẩm
để tồn tại. Vì vậy nếu không có nó rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào,
một quá trình lao động sản xuất nào cũng như không thể nào có sự tồn tại của con
người.
2. Quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất.
Luật đất đai quy định rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý”, nhà nước đại diện làm chủ sở hữu. Như vậy đất đai là tài sản chung
nhưng nhà nước là người được giao trách nhiệm quản lý.
Quyền sở hữu của nhà nước về đất đai bao gồm ba quyền cơ bản: quyền định
đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.
- Quyền định đoạt: là quyền của nhà nước trong việc quy định mục đích
sử dụng cho từng loại đất đai. Thực hiện quyền này nhà nước lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, quy định cụ thể mục đích sử dụng cho từng loại đất.
Người sử dụng đất phải sử dụng đất đai theo đúng mục đích mà nhà nước đã
quy định, đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra.
- Quyền chiếm hữu đất đai: là quyền của nhà nước trong việc chiếm giữ
và quản lý toàn bộ đất đai. Nhà nước chiếm giữ đất đai nhưng không cấm
việc sử dụng đất đai, khai thác các tiềm năng của đất đai, mà nhà nước làm
nhiệm vụ giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng và nhà nước quản lý
việc sử dụng đó.
- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước giao đất cho người sử dụng và
người sử dụng được khai thác các tính năng, công dụng của đất đai, khai thác
các tiềm năng của đất thông qua hoạt động sản xuất mang lại sản phẩm cho
con người và xã hội.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
3. Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai.
Nhà nước thể hiện quyền lực cao nhất của mình thông qua hoạt động quản lý
toàn bộ quỹ đất đai. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng và khai
thác đất đai thông qua các văn bản pháp lý do nhà nước quy định.
Điều 6 luật đất đai năm 2003 quy định chi tiết các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính.
- Quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị.
- Giao đất, cho thuê đất.
- Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị.
- Chuyển quyền sử dụng đất.
- Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị.
- Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý các vi phạm về đất đô thị.
4. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4.1 Đối với người sử dụng đất:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của các ngành sản xuất, mặt khác đất đai là
địa điểm diễn ra các hoạt động sản xuất, vui chơi, là tài sản quý giá của mỗi con
người.
Là cơ sở để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và đầu tư vào đất đai nhằm sử
dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi hợp pháp như: chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế tặng cho, ghóp vốn, thế chấp bằng quyền sử
dụng đất không gặp bất cứ trở ngại gì nào về phía pháp luật.
Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện cá nghĩa vụ đối với nhà nước đặc biệt
nghĩa vụ tài chính như nộp thuế trước bạ, thuế từ chuyển quyền sử dụng đất, các
loại thuế có liên quan.
Là căn cứ để người sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
Thị trường bất động sản là một thị trường đặc biệt mà người mua không được
trực tiếp xem xét hàng hóa mà chỉ có thể được biết thông tin và hàng hóa đó qua các
thông tin mà người bán cung cấp thông qua giấy chứng nhận QSD đất. Vì vậy giấy
chứng nhận QSD đất là công cụ để người sử dụng tham gia vào thị trường bất động
sản để có thể bán, cho thuê quyền sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và không gặp
bất cứ trở ngại về phía pháp luật.
4.2. Đối với Nhà Nước.
Giấy chứng nhận QSD đất do Nhà Nước ban hành. Vì vậy nó là công cụ giúp
việc quản lý đất đai có kế hoạch và hiệu quả.
Là công cụ để nhà nước thực hiện các kế hoạch sử dụng đất nhằm hướng tới
việc sử dụng đất một cách tiết kiệm có hiệu quả theo kế hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Là công cụ cung cấp các thông tin trong quá trình quản lý đất đai đặc biệt là quá
trình kiểm kê đất đai như: tổng diện tích tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, chủ sử
dụng đất.
Là công cụ để nhà nước giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong
lĩnh vực đất đai.
Là công cụ để nhà nước đền bù cho các hộ gia đình khi giải phóng mặt bằng.
Mặt khác thông qua giấy chứng nhận nhà nước sẽ nắm và kiểm soát sự phát
triển của thị trường bất động sản và thu các phí và lệ phí bổ sung ngân sách cho nhà
nước.
4.3. Các đối tượng liên quan.
Đối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
căn cứ để các ngân hàng, tổ chức tín dụng đồng ý cho người sử dụng vay vốn kinh
doanh, sản xuất.
Đối với doanh nghiệp, công ty cổ phần: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
căn cứ để xác nhận vốn ghóp bằng quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không nhằm
đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả.
Đối với những người đầu tư vào đất đai thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
là căn cứ pháp lý đề người đầu tư an tâm về khoản đầu tư của mình.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường bất động sản thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để họ nắm các thông tin cần thiết khi quyết
định mua, thuê quyền sử dụng của mảnh đất đó.
III. Nội dung của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào luật đất đai năm 2003, nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai, thông tư liên tịch số
30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT,
thông tư 01 của bộ Tài nguyên và môi trường.
Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương và sơ đồ
giao đất để tiến hành cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân.
2. Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo điều 48 luật đất đai, giấy chứng nhận được cấp cho người sử dụng đất
theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản
gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi trên giấy chứng nhận, chủ sở hữu tài sản
phải đăng ký quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận
do bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành, được cấp cho từng thửa đất.
Cũng theo quy định tại điều 48, trường hợp quyền sử dụng là tài sản chung của
vợ và chồng thì sổ đỏ phải ghi họ tên của cả vợ và chồng. Việc ghi tên cả vợ và
chồng là quy định tiến bộ so với trước đây, thể hiện một bước tiến mới trong bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
Đối với các cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo đồng sử dụng, giấy chứng nhận
được cấp cho cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo và được giao cho người đại diện
hợp pháp.
Đối với trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị thì
không phải đổi lại theo luật mới, trừ trường hợp chuyển quyền sử dụng đất.
3. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 49, 50 luật đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
• Những hộ gia đình cá nhân có quyết định giao đất, cho
thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
đất đai.
• Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không cớ tranh chấp mà có một
trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10
năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính
sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất.
• Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định ở trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về
việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến
trước ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
• Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo,
nay được ủy ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn
định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và không phải nộp tiền sử dụng đất.
• Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của tòa án nhân dân, quyết định thi hành của cơ quan thi hành án, quyết định
giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được
thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực
hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
• Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật có hiệu lực thi
hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài
chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
• Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày
15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác
định là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
• Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10
năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được ủy ban
nhân dân xã, phường ,thị trấn xác định là đất không có tranh chấp , phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử
dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
• Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
miếu, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các
điều kiện sau:
- Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
- Được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất
sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
4. Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước hết phải thực
hiện tốt công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Đối tượng thực hiện việc kê
khai đăng ký này là người sử dụng đất có đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp
luật mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất phải nộp 1
bộ hồ sơ tại xã, phường xin cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ xin cấp giấy bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu của bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất đã được nhà nước quy định.
- Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( nếu
có) có công chứng.
- Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất.
5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quyết định luật đất đai năm 1993” Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
đất thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Riêng trường hợp Chỉnh Phủ giao đất thì UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương cấp GCN cho tổ chức mà mình giao đất.
Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương cấp GCN cho tổ chức mà mình giao đất.
UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân.
Để thống nhất quản lý lĩnh vực đất đai một cách khoa học và đẩy nhanh tiến độ
cấp GCNQSD đất. Điều 52 luật đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền như sau:
- UBND tình, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD đất cho
các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Các cơ quan trên được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cung cấp
khi có đủ các điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSD đất do Chỉnh Phủ quy
định.
Qua quy định trên có thể thấy được sự phân công trách nhiệm, quyền hạn cho
các cơ quản lý Nhà Nước về đất đai đã rõ ràng, cụ thể hơn. Đây là một thuận lợi
giúp công tác quản lý Nhà Nước về đất đai nói chung và công tác cấp GCNQSD đất
nói riêng được thực hiện tốt hơn.
6. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6.1. Nội dung công tác chuẩn bị đăng ký đất đai.
6.1.1. Thành lập hội đồng đăng ký đất tại xã, phường, thị trấn.
Quyết định thành lập hội đồng do UBND cấp xã ký. Hội đồng đăng ký có
nhiệm vụ tư vấn cho UBND xã về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , đưa ra
ý kiến chuyên môn, xem xét toàn bộ các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận và
trình UBND xã ký.
Thành phần của Hội đồng đăng ký do UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyện
xem xét và quyết định thành lập. Tùy vào tình hình của từng địa phương mà số
lượng thành viên dao động từ 7-8 người gồm 2 thành phần:
• Thành phần bắt buộc bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng: Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- Phó chủ tịch hội đồng: Cán bộ tư pháp.
- Thư ký hội đồng: Cán bộ địa chính xã.
- Ủy viên hội đồng: Chủ tịch HĐND xã, trưởng thôn.
• Thành phần không bắt buộc: Tùy theo tình hình của địa phương có thể
có hoặc không. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể quyết
định bổ sung them những thành viên khác.
Nguyên tắc làm việc của hội đồng là quá trình xét duyệt, hội đồng họp dưới sự
chỉ đạo của chủ tịch hội đồng, xem xét từng đơn, từng bộ hồ sơ do bộ phận giúp
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
việc chuẩn bị. Sauk hi xét duyệt thư ký hội đồng ghi kết quả, chủ tịch hội đồng ký
và đọc lại biên bản cho hội đồng.
6.1.2. Thành phần tổ chuyên môn giúp việc.
Tổ chuyên môn giúp việc có nhiệm vụ giúp hội đồng đăng ký thực hiện toàn bộ
các công việc chuyên môn trong toàn bộ quá trình kê khai đăng ký đất, lập hồ sơ địa
chính, chuẩn bị hồ sơ để chuyển lên cấp có thẩm quyền xét duyệt. Công việc của tổ
giúp việc là lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, thu thập các số liệu hiện có
như:
- Các bản đồ, sơ đồ, số liệu đất đai hiện có.
- Chuẩn bị các thiết bị kỹ thuật, sổ sách, biểu mẫu, giấy bút cần thiết
cho quá trình đăng ký.
- Bản đồ quy hoạch, bản đồ địa giới hành chính.
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia công tác
đăng ký. Tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách đất đai đến tất cả
các tổ chức, gia đình, cá nhân ở địa phương, thong báo kê hoạch thực hiện
đăng ký đất ở cấp xã.
6.2. Kiểm tra, đánh giá bản đồ hiện có.
Mục đích của kiểm tra là chọn lựa các tài liệu có thể sử dụng, chỉnh lý sai sót
hoặc bảo đảm cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất nhằm đáp ứng được nhu cầu
đăng ký đất. Nội dung kiểm tra:
- Nếu có bản đồ mới đo thì cần kiểm tra hình thể, diện tích, tên chủ sử
dụng, loại đất các thửa đất có phương án, khiếu nại.
- Nếu là bản đồ cũ ngoài việc các nội dung như trên thì cần phải kiểm
tra, đo đạc , chỉnh lý lại các trường hợp có biển đổi trong sử dụng đất.
- Nếu không có nguồn tài liệu đất đai nào thì có thể tiến hành đo đạc
đơn giản để tính diện tích và vẽ sơ đồ vị trí phục vụ cho việc đăng ký.
6.3. Tổ chức kê khai đăng ký.
Trước khi tổ chức kê khai đăng ký thì tổ chuyên môn giúp việc cần:
- Lập danh sách các chủ sử dụng đất để việc kê khai đầy đủ và kiểm tra
các thông tin mà người dân khai báo.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
- Chuẩn bị địa điểm đăng ký, thời gian đăng ký phù hợp với từng loại
đối tượng và từng địa phương.
- Phổ biến cho các chủ sử dụng các công việc cần thực hiện khi đi kê
khai đăng ký.
- Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu, bản đồ cần thiết cho công tác đăng
ký.
- Bố trí, phân công cán bộ đăng ký cho từng điểm dân cư trong quá
trình tổ chức kê khai, cán bộ làm công tác đăng ký phải hướng dẫn cho từng
chủ sử dụng đất kê khai theo mẫu quy định, yêu cầu người sử dụng đất cung
cấp các tài liệu đi kem hồ sơ, kiểm tra các hồ sơ nhằm phát hiện sai sót
hướng dẫn cho chủ sử dụng đất hoàn thiện ngay. Thẩm tra tính chính xác
của các thông tin mà chủ sử dụng đất khai báo.
6.4. Tổ chức xét duyệt hồ sơ.
Theo điều 123 luật đất luật đất đai năm 2003 và điều 135 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 vế hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003. Trình
tự xét duyệt như sau:
- UBND xã, thị trấn yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm
hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSD đất nộp cho UBND xã, thị trấn tiến hành
xét duyệt để cấp GCN.
- Sau khi hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ. UBND xã, thị trấn
tiến hành làm các công việc để thẩm tra tính chính xác, hợp lý và đầy đủ của
các nội dung mà người sử dụng đất kê khai trong hồ sơ bao gồm:
- Xem xét tính chính xác của các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử
dụng đất.
- Hiện trạng sử dụng đất, diện tích, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng
đất, thời điểm sử dụng đất và những biến động trong quá trình sử dụng đất.
- Trình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, sự chấp hành pháp luật về
đất đai.
Tất cả các thông tin trên phải được kiểm tra nhanh chóng và đầu tư dưới sự chỉ
đạo của UBND xã, thị trấn.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 14 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
Trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
quyết định tại các khoản 1, 2 và điều 5 của luật đất đai thì thẩm tra xác nhận về
nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình hình tranh chấp đất, sự phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được duyệt
Hội đồng đăng ký đất đai tại xã công bố công khai danh sách các trường hợp đủ
điều kiện và không đủ điều kiện tại trụ sở UBND xã . Thời gian công bố là 15 ngày.
Đối với những trường hợp có ý kiến kiếu nại của người dân thì phải tiến hành xác minh
lại thông tin đề hội đồng đăng ký xét duyệt bổ sung và thông qua kết quả xét duyệt.
Sau khi UBND xã, thị trấn xem xét và ký duyệt vào hồ sơ và chuyển lên Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký QSD đất phải tiến hành
xem xét các nội dung sau:
- Tiến hành kiểm tra, thẩm tra lại các hồ sơ do UBND xã, thị trấn đưa lên.
- Đối với các hồ sơ hợp lệ sẽ ký duyệt vào đơn xin cấp giấy chứng nhận
và làm trích lục bản đồ cho các mảnh đất chưa có bản đồ, nếu có bản đồ thì
trích lục bản đồ sau đó gửi tới phòng thuế để xác nhận nghĩa vụ tài chính mà
người sử dụng đất phải nộp.
- Đối với hồ sơ không hợp lệ thì gửi trả lại nêu lý do, trả về cho UBND
xã để bồ sung những sai sót.
Văn phòng đăng ký QSD đất gửi danh sách các hồ sơ hợp lệ lên phòng Tài
nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra lại
các hồ sơ hợp lệ và trình lên UBND huyện để tiến hành cấp giấy chứng nhận.
Trình tự xét duyệt phải tuân thủ theo các quy định về thời gian như sau: UBND
xã, thị trấn, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi
trường xem xét hồ sơ không quá 55 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã nhận hồ sơ
đến khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận QSD đất.
6.5. Ra quyết định cấp giấy chứng nhận và giao giấy chứng nhận.
Sau khi UBND huyện xem xét các hồ sơ hợp lệ do phòng Tài nguyên và Môi
trường đưa lên sẽ tiến hành ra quyết định cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện. UBND xã, thị trấn công bố công khai tên
các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận trên phương tiện
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
thông tin của xã, thị trấn và thông báo rõ ngày giao GCNQSD đất cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất trên địa bàn xã.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN.
I.Tổng quan về huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, huyện ly cách
thành phố Vinh 12 km về hướng Bắc, với vị trí thuận lợi cho sự phát triền kinh tế.
- Phía Bắc giáp: huyện Diễn Châu, Yên Thành.
- Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh.
- Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và biển Đông.
- Phía Tây giáp: huyện Đô Lương.
Đây là huyện với địa hình bằng phẳng chủ yếu là đồng bằng, diện tích đất chủ
yếu là đất nông nghiệp , huyện có diện tích đất tự nhiên là 34800,96 ha, bao gồm 30
xã và 1 thị trấn với dân số 185.461 người. Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành
phố Vinh và thị xã Cửa Lò, vị trí tiềm năng để quy hoạch phát triển thành phố Vinh
thành phố trực thuộc trung ương. Là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khu
công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đầy sự phát triển theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Nghệ An. Nằm trong vùng quy hoạch phát
triển kinh tế trọng điểm, trù phú của tỉnh nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung. Có
10 xã nằm trong khu kinh tế Đông Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút
các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.2. Các nguồn tài nguyên.
1.2.1. Tài nguyên đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 34800,96 ha phân bố ở 19 xã và 1 thị
trấn. Xã có diện tích lớn nhất là Nghi Kiều( 3307,18 ha), nhỏ nhất là xã Nghi
Hợp( 371,56 ha).
Phân loại theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp 24.404,12 ha, chiếm
70,13% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 7.271,32ha chiếm 20,89% diện
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng là 3.125,52 ha chiếm 8,89% diện tích đất tự
nhiên.
1.2.2. Tài nguyên nông nghiệp.
Tài nguyên nông nghiệp của huyện phong phú và đa dạng. Nhờ áp dụng các
tiến bộ của khoa học ký thuật và bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý đã nâng cao năng suất
sản lượng và chất lượng các loại cây trồng, tăng sản lượng hàng hóa và giá trị kinh
tế trên một đơn vị diện tích. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ
xuất khẩu và tiêu dung trong và ngoài huyện với số lượng lớn với một số cây trồng
chính như:
Lúa: diện tích lúa nước năm 2007 là 9.567 ha với năng suất bình quân là 3.54
tấn/ ha, sản lượng đạt 64.678 tấn lúa đến năm 2010 thì năng suất tăng lên 4.8 tấn/ha,
sản lượng là 75.340 tấn đồng thời giảm bớt diện tích để trồng cây công nghiệp.
Ngô: diện tích ngô năm 2007 là 2.895 ha với năng suất trung bình 2,23 tấn/ha,
sản lượng 5.100 tấn ngô, đến năm 2010 năng suất 3,1 tấn/ha đồng thời tăng diện
tích trồng ngô lên 4.100ha, thì năm 2010 sản lượng đạt 12.300 tấn ngô.
Lạc: diện tích lạc năm 2007 là 5.346 ha với năng suất trung bình 2,5 tấn/ha, sản
lượng đạt 11.234 tấn lạc. Đến năm 2010 năng suất là 2,9 tấn/ha đồng thời diện tích
trồng lạc lên 4.500 ha, thì sản lượng đạt 12.980 tấn lac.
Ngoài ra chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng phát triển khá tốt năm 2007 đàn lợn
81.645 con, đàn bò có 32.980 con, đàn trâu có 9.123 con. Đến năm 2010, đàn lợn có
79.400 con, đàn bò có 40.200 con, đàn trâu 9.450 con.
1.2.3. Tài nguyên về biển.
Nghi Lộc có hơn 14 km bờ biển, ranh giới tiếp giáp với thị xã Cửa Lò, có 2 cửa
biển lớn là Cửa Lò và Cửa Hội. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải và
khai thác hải sản.
Trữ lượng hải sản khá lớn, năm 2010 cá trên 5 vạn tấn, tôm 700 tấn, mực 5000
tấn, moi 1.700 tấn. Diện tích đất mặn lợ có thể nuôi tôm cua trên 1.100 ha.Ngoài
diện tích nuôi trồng mang tính chuyên canh thì việc kết hợp nuôi trồng trong các ao
hồ gia đình, nuôi cá lồng ở các hồ đập và mô hình cá – lúa cũng đem lại một nguồn
lợi đáng kể.
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49
Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Bình
1.2.4. Tài nguyên về khoáng sản.
Trên địa bàn huyện có các mỏ chính như sau:
Đất sét Nghi Vạn, Nghi Hoa có trữ lượng 21vạn m
3
.
Mỏ sét Nghi Văn có trữ lượng trên 1,8 riệu m
3
, sét gồm Nghi Văn có trữ lượng
gần 8 triệu tấn.
Đá vôi Lèn Dơi có tổng trữ lượng còn 0,65 triệu tấn.
Sắt Vân Trình ( Nghi Yên) trữ lượng 30 triệu tấn.
2. Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm phân bố dân cư.
Nghi Lộc có lợi thế là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh, giao thông, thị
trường, quỹ đất và lao động, đang được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển các dự án
kinh tế, đó là cơ sở để huyện Nghi Lộc tạo ra bước đột phá đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, đồng thời khơi dậy
tiềm năng ngành tiều thủ công nghiệp từ đó tạo tiền đề cho ngành dịch vụ - thương
mại phát triển.
Trong những năm qua huyện Nghi Lộc luôn có sự phát triển không ngừng.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.944 tỷ đồng , tăng 1,92 lần so với năm 2005.
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,01%/ năm, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
phát triển khá, cơ cấu mùa vụ, cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ và đạt hiệu quả
cao, chăn nuôi có nhiều biến chuyển, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng công nghiệp
tập trung. Nuôi trồng thủy sản đã có bước đột phá, kinh tế vườn đồi, trang trại được
chú trọng phát triển, công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng được thực hiện
tốt.
Trên địa bàn huyện hình thành khu công nghiệp Nam Cấm và một số cụm công
nghiệp thu hút được 31 nhà máy, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh các
ngành nghề truyền thống như mộc dân dụng, đóng tàu thuyền, mây tre đan xuất
khẩu và sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển mạnh đã giải quyết được một
số lượng lớn việc làm và từng bước cải thiện được đời sông nhân dân huyện, tăng
thu nhập cho người lao động, tỷ lệ đói nghèo từ 17,5% năm 2006 xuống còn 13,5%
năm 2010.
Cơ sở hạ tầng huyện đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng bằng nguồn vốn từ
trong và ngoài nước, tạo cơ sở cho nền kinh tế huyện phát triển. Văn hóa xã hội có
Nguyễn Thị Thu Hiền KT & QL Đô Thị 49