TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Do đặc trưng môn GDCD khác với các môn học khác trong chương trình
dạy học ở cấp phổ thông là: Học sinh không trực tiếp tính toán cụ thể các con
số, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa nhận thức những
vấn đề mà môn GDCD nêu ra cũng khác với các môn học khác. Nó có nhận
thức chung của quy luật loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đồng thời nhận thức môn GDCD
cũng có sắc thái riêng. Đó là: Nhận thức của vấn đề phải tuân theo lôgíc vấn
đề thật sự khách quan, chứ không phải theo trí tưởng tượng của con người.
Mỗi tác động của giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh.
Vì vậy đối với việc giảng dạy môn GDCD thì giáo viên phải dạy như thế
nào đó để tác động vào đúng nhận thức của học sinh giúp học sinh lĩnh hội
được đầy đủ kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Từ đó biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn.
Chúng ta đã từng biết đến phương pháp cổ truyền trước kia: Giáo viên
đọc, trò chép rồi về nhà học thuộc. Vì vậy, học sinh bị động trong việc lĩnh
hội kiến thức, học vẹt, đôi khi còn lười nhác, ỷ lại,… Với cách học đó, học
sinh không thể phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời giờ học sẽ trở
nên nặng nề, áp đặt với cả giáo viên và học sinh.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-1-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Vì vậy việc sử dụng phương tiện dạy học, sử dụng ô chữ trong trong
giảng dạy môn GDCD ở trường THPT là yêu cầu bức thiết nhằm phát huy
tính tự học của giáo viên với tính tích cực trong học tập của học sinh.
II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Môn GDCD có vai trò lớn tác động rất lớn đối với việc nhận thức của
học sinh về thế giới quan, nhân sinh quan và còn có thể giáo dục thế hệ trẻ.
Trong thực tế hiện nay, với sự phát triển của xã hội, bùng nổ thông tin đòi hỏi
con người phải phát triển để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội trong
trường học nói riêng và công tác giáo dục nói chung. Vì vậy phải có sự thay
đổi trong phương pháp dạy và học cho phù hợp.
Trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu. Đồng thời Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chủ trương đổi mới
phương pháp dạy học. Đưa phương pháp lấy học sinh làm trọng tâm trong các
cấp học, các môn học, thay sách giáo khoa cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu
phát triển của xã hội và các nước trong khu vực, cũng như trên toàn thế giới.
Tuy vậy, khả năng nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ học
vẹt, học đối phó, thậm chí các khái niệm còn mơ hồ, … dẫn đến chưa nắm rõ
bản chất của vấn đề và suy nghĩ thiếu chắc chắn. Để nâng cao chất lượng dạy
và học, khắc phục quan điểm học môn GDCD chỉ cần học vẹt, học thuộc lòng
thì cần vận dụng thực tiễn hơn là vận dụng trí nhớ theo lối mòn.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-2-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Giáo dục công dân là giáo dục tư cách đạo đức cho công dân. Nếu nhận
thức sai lầm sẽ có cái nhìn méo mó về cuộc sống. Vì vậy việc sử dụng ô chữ
trong giảng dạy môn GDCD - phần Đạo đức là rất quan trọng nhằm khắc sâu
kiến thức, khơi gợi sự liên tưởng cho học sinh, gây hứng thú học tập cho học
sinh, là cầu nối liền giữa khái niệm, đời sống hiện tại và tương lai.
2. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay phần nhiều học sinh xem thường, không chú ý đến môn học
này. Mặt khác, xem đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp, cũng chẳng thi
đạo học, cao đẳng hay một trường trung học chuyên nghiệp nào. Nhưng phần
nhiều từ trước đến nay, các giáo viên dạy môn GDCD chưa được đào tạo
chuyên ngành, lấy giáo viên dạy các môn xã hội khác sang dạy môn GDCD.
Vì vậy với môn học khó này, học sinh đã khó tiếp thu nay lại càng khó hơn.
Và nhiều người dạy môn học này quá nghiêm khắc, máy móc cho nên gây ức
chế cho học sinh, có người lại coi nặng về mặt lý luận, ít áp dụng thực tiễn
vào trong bài giảng. Trong trường hợp như vậy buộc lòng cả giáo viên và học
sinh phải tích cực hơn nữa trong công tác giảng dạy cũng như học tập. Và
hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang đặt ra vấn đề cấp bách,
khơi nguồn cảm xúc và tạo trí tò mò cho học sinh. Bởi vậy phải chuyển vai
trò chủ động sang học sinh, giáo viên chỉ là người gợi mở, hướng dẫn các em,
giúp cho học sinh hiểu biết, vận dụng những kiến thức tổng hợp, kiến thức
liên môn để giải quyết các vấn đề của triết học cũng như các vấn đề trong đời
sống xã hội.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-3-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Mặc dù Nhà trường đã có sự đầu tư song cả hai tổ Văn và Sử - Địa -
GDCD đang còn dùng chung 1 phòng máy chiếu đa năng trong khi Nhà
trường có 40 lớp học buổi sáng.
Kiến thức phần công dân với đạo đức sẽ được dạy hay hơn học sinh
hứng thú hơn khi được học bằng máy chiếu đa năng.
Môn GDCD không thuộc môn thi tốt nghiệp hay thi đại học nên một bộ
phận học sinh còn xem thường, lơ là và “ngại học”. Đặc biệt nếu giáo viên
dạy theo phương pháp cũ.
Kiến thức phần “công dân với đạo đức” học sinh đã được tiếp cận một
phần ở bậc THCS.
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn
cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy. Đó là: Sử dụng ô chữ trong giảng
dạy phần “Công dân với Đạo đức - Môn GDCD - Lớp 10.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Các giải pháp thực hiện
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp dạy học,
nâng cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn
luyện. Thầy cô là người đưa ra vấn đề, trò là người giải quyết vấn đề.
Nội dung chủ yếu của SGK GDCD lớp 10 đề cập đến những phần cơ bản
của triết học MAC - LÊNIN và đạo đức học. Nhất là phần đạo đức học, đây là
kiến thức học sinh mặc dù đã được tiếp cận một phần ở bậc THCS song vẫn
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-4-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
là phần kiến thức trừu tượng, thường làm học sinh lúng túng, nhất là khi vận
dụng vào thực tiễn.
Nhằm giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc bài học, biết vận dụng, liên
hệ kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tôi đã xây dựng một số câu hỏi
theo chủ đề ô chữ để học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng và liên hệ
được bài học vào thực tế.
Công dân với đạo đức học là một phần cũ mà mới so với học sinh lớp
10. Bởi vì đây là phần các em đã đước tiếp cận một cách cơ bản ở bậc THCS.
Lên lớp 10 các em được tiếp cận lại ở mức độ rộng hơn, cao hơn. Chính vì
vậy nếu giáo viên không đưa ra được phương pháp dạy học hợp lý thì dễ đưa
học sinh đến chỗ “ăn cơm mới, nói chuyện cũ”, rất dễ làm cho học sinh
chán, nhất là ở đây môn GDCD không thuộc môn thi tốt nghiệp đại học nên
càng làm học sinh ngại học, ngại tiếp thu và muốn “bỏ qua”.
Từ thực tiễn quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ và xây dựng nên một số
hệ thống câu hỏi, sau đó sắp xếp thành các ô chữ phù hợp với bài học và có
thể áp dụng trước khi vào bài học mới hoặc sau khi học bài mới ở phần củng
cố. Việc áp dụng phương pháp này để những tiết học không sử dụng được ở
phòng máy thì giáo viên có thể dùng bảng giấy và không tạo sự nhàm chán ở
tiết học, tạo sự hứng thú ở học sinh, đặc biệt phát huy được tính tích cực, chủ
động ở học sinh.
* Nguyên tắc của trò chơi ô chữ như sau:
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-5-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
- Về phía giáo viên:
+ Trước tiên giáo viên xây dựng ô chữ chính theo chủ đề bài học. Ví
dụ: Ô chữ “Gia đình” ở bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình;
ô chữ “Nhân nghĩa” ở bài 13 - Công dân với cộng đồng; ô chữ “Yêu nước” ở
bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
+ Thứ hai, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi: Có câu trả lời liên quan đến
ô chữ chính và có chữ cái thuộc ô chữ chính. Ví dụ: ở ô chữ chính “Nhân nghĩa”.
Câu hỏi 5 có 10 chữ cái: Nhà xây dựng dành cho người nghèo gọi là gì?
Đáp án là “Đại đoàn kết”, có chữ “N” thuộc ô chữ chính và hành động
xây nhà Đại đoàn kết cho người nghèo là một hành động thể hiện nhân nghĩa.
+ Thứ ba, sau khi xây dựng ô chữ chính theo chủ đề và hệ thống câu
hỏi liên quan, giáo viên cho học sinh lựa chọn câu hỏi để tìm ra ô chữ chính.
- Về phía học sinh:
+ Học sinh cần nghiên cứu kỹ bài học.
+ Có những hiểu biết nhất định về thực tiễn cuộc sống.
+ Học sinh lựa chọn câu hỏi hàng ngang và tự mình trả lời các câu hỏi
để tìm ra chữ cái của ô chữ chính.
+ Học sinh xuyên chuỗi những thông tin để trả lời ô chữ chính.
3.2. Các biện pháp thực hiện
Bài 12 - Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Giáo viên có
thể xây dựng ô chữ “Gia đình”
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-6-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Ô chữ này gồm 7 câu hỏi hàng ngang.
Câu 1: (Gồm 6 chữ cái) Khi gặp những người khó khăn, hoạn nạn, nhân
dân ta thường có nghĩa cử gì?
Đáp án là “Giúp đỡ” - Và chữ “G” thuộc ô chữ chính.
Câu 2: (Gồm 6 chữ cái) Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có mấy con?
Đáp án là “Hai con” - Và chữ “I” thuộc ô chữ chính.
Câu 3: (Gồm 7 chữ cái) Bộ phận nào trên cơ thể con người được ví với
tình cảm anh em?
Đáp án là “Chân tay” - Và chữ “A” thuộc ô chữ chính.
Câu 4: (Gồm 6 chữ cái) Mỗi thành viên trong xã hội phải tuân theo
những chuẩn mực già của xã hội?
Đáp án là “Đạo đức” - Và chữ “Đ” thuộc ô chữ chính.
Câu 5: (Gồm 13 chữ cái) Nhà xây dựng cho trẻ em lang thang cơ nhỡ
gọi là gì?
Đáp án là “Nhà tình thương” - Và chữ “I” thuộc ô chữ chính.
Câu 6: (Gồm 7 chữ cái) Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến việc này?
Đáp án là “Hôn nhân” - Và chữ “N” thuộc ô chữ chính.
Câu 7: (Gồm 8 chữ cái) Khi con người được thỏa mãn nhu cầu vật chất
và tinh thần sẽ cảm thấy gì?
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-7-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Đáp án là “Hạnh phúc” - Và chữ “H” thuộc ô chữ chính.
Sau khi học sinh trả lời được ô chữ hàng ngang và xâu chuỗi các thông
tin trong hàng ngang sẽ tìm được ô chữ chính là “gia đình”. Với ô chữ cụ thể
sau:
Bài 13 - Công dân với cộng đồng. Giáo viên có thể xây dựng ô chữ
“nhân nghĩa”
Ô chữ này gồm 9 câu hỏi hàng ngang.
Câu 1: (Gồm 7 chữ cái) Câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” được Bác Hồ nói ở đâu?
Đáp án là “Đền Hùng” - Và chữ “N” là chữ cái đầu tiên của ô chữ chính.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-8-
1.
G
I u p ® o
2.
h a
i
c o n
3.
c h
a
n t a y
4.
§ a o
®
c
5.
n h a T
I
N H T H ¦ ¥ n g
6.
h «
n
n h © n
7.
h
a N h p h u c
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Câu 2: (Gồm 10 chữ cái) Tác giả của tác phẩm “Những người khốn
khổ” là ai?
Đáp án là “Victohuygô” - Và chữ “H” là chữ cái thứ hai của ô chữ chính.
Câu 3: (Gồm 7 chữ cái) Bộ phận nào trên cơ thể con người ví như tình
cảm anh em?
Đáp án là “Chân tay” - Và chữ “” là chữ cái thứ ba của ô chữ chính.
Câu 4: (Gồm 7 chữ cái) Nghĩa cử cao đẹp của thanh niên nhằm giúp đỡ
trẻ em bị ung thư là?
Đáp án là “Hiến máu” - Và chữ “N” là chữ cái thứ tư của ô chữ chính.
Câu 5: (Gồm 10 chữ cái) Nhà xây dựng cho người nghèo gọi là?
Đáp án là “Đại đoàn kết” - Và chữ “N” là chữ cái thứ năm của ô chữ
chính.
Câu 6: (Gồm 13 chữ cái) Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được viết năm
1428?
Đáp án là “Bình Ngô Đại Cáo”-Và chữ “G” là chữ cái thứ sáu của ô chữ
chính.
Câu 7: (Gồm 8 chữ cái) Đây là nghĩa cử đạo đức tốt đẹp của con cái
trong gia đình?
Đáp án là “Hiếu thảo” - Và chữ “H” là chữ cái thứ hai của ô chữ chính.
Câu 8: (Gồm 12 chữ cái) Ngày 31 tháng 12 được chọn là ngày gì?
Đáp án là “Vì người nghèo” - Và chữ “I” là chữ cái thứ tám của ô chữ chính.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-9-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Câu 9: (Gồm 5 chữ cái) Ca khúc nào được nhiều ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng
thể hiện cùng một lúc?
Đáp án là “Đứa bé” - Và chữ “A” là chữ cái cuối cùng của ô chữ chính.
Sau khi học sinh trả lời được các ô chữ hàng ngang và xâu chuỗi các
thông tin ở ô hàng ngang sẽ tìm được ô chữ chính là “nhân nghĩa”. Với ô chữ
cụ thể sau:
Bài 14 - Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo
viên có thể xây dựng ô chữ “yêu nước”
Ô chữ này gồm 7 câu hỏi hàng ngang.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-10-
1. ® ª n h u
n
g
2. v i c t o
h
u y g «
3. c h
©
n t a y
4. h i ª
n
m a u
5. ® a i ® o a
N
k ª t
6. b i n h
e
n
g
« ® a i c a
i
c
o
7. h i ª u t
h
a o
8. v i n g u o
i
n g h e o
9. ®
a
b e
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Câu 1: (Gồm 11 chữ cái) Mỗi công dân phải biết giữ gìn và phát huy
yếu tố nào của dân tộc?
Đáp án là “Truyền thống” - Và chữ “Y” là chữ cái của ô chữ chính.
Câu 2: (Gồm 13 chữ cái) Chương trình dành cho các gia đình có công
với cách mạng?
Đáp án là “Đền ơn đáp nghĩa” - Và chữ “Ê” là chữ cái của ô chữ chính.
Câu 3: (Gồm 16 chữ cái) Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta?
Đáp án là “Uống nước nhớ nguồn” - Và chữ “U” là chữ cái của ô chữ
chính.
Câu 4: (Gồm 13 chữ cái) Người có câu nói “Thà làm quỷ nước Nam;
Còn hơn làm vương đất Bắc” là ai?
Đáp án là “Trần Bình Trọng” - Và chữ “N” là chữ cái của ô chữ chính.
Câu 5: (Gồm 11 chữ cái) Thanh niên đủ bao nhiêu tuổi thì được tham
gia nghĩa vụ quân sự?
Đáp án là “Mười tám tuổi” - Và chữ “Ư” là chữ cái của ô chữ chính.
Câu 6: (Gồm 12 chữ cái) Ngày 31/12 hàng năm được gọi là ngày gì?
Đáp án là “Vì người nghèo” - Và chữ “Ơ” là chữ cái của ô chữ chính.
Câu 7: (Gồm 9 chữ cái) Người viết bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ai?
Đáp án là “Hồ Chí Minh” - Và chữ “C” là chữ cái của ô chữ chính.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-11-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Sau khi học sinh trả lời được các ô chữ hàng ngang và xâu chuỗi các
thông tin ở ô hàng ngang sẽ tìm được ô chữ chính là “yêu nước”. Với ô chữ
cụ thể sau:
4. Kiểm nghiệm
Sau khi sử dụng ô chữ trong giảng dạy ở một số bài nhất định, tôi đã thu
được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số
học
sinh
Số học sinh liên hệ thực tế Ghi chú
KHÔNG SỬ DỤNG Ô CHỮ
10A1 45 20/45
10A2 45 21/45
10A3 45 17/45
10A4 45 18/45
10A5 45 22/45
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-12-
t r u y ª n t h « n g
® ª n ¬ n ® a p n
c n h
¬
n g
u
« n
t r © n b i n h t r o
m ¬ i t a m t u
v i n g ¬ i n g h e o
h «
c
h i m i n h
g h i a
n g
« i
n g n ¬u «
1
2
3
4
5
6
7
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Lớp
Tổng số
học
sinh
Số học sinh liên hệ thực tế Ghi chú
SỬ DỤNG Ô CHỮ
10A6 45 43/45
10A7 45 44/45
10A8 45 39/45
10A9 45 42/45
10A10 45 44/45
Từ kết quả thu được tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Đối với những môn mà học sinh cho là môn “phụ”, là môn không thi tốt
nghiệp hay đại học thì giáo viên cũng không nên vì thế mà không đầu tư. Vì
bản thân các môn học nói chung đều giúp ích cho học sinh về những lĩnh vực
khác nhau, những kiến thức khác nhau, Thiết nghĩ học sinh thấy hững thú
với môn học hay không cũng một phần là do phương pháp giảng dạy của giáo
viên. Là giáo viên dạy Giáo dục công dân cần phải:
- Thực sự yêu nghề.
- Thường xuyên cập nhật thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
trong và ngoài nước.
- Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Luôn trao dồi kiến thức với các đồng nghiệp xung quanh.
III- KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-13-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Mặc dù hiện nay môn Giáo dục công dân hay còn gọi là môn chính trị đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn. Song giáo viên dạy môn Giáo
dục công dân ở bậc THCS và THPT phần lớn đời sống còn khó khăn. Bên
cạnh đó, hiện nay tình trạng thanh thiếu niên suy giảm đạo đức ngày càng gia
tăng. Chính vì vậy tôi mong rằng Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành có
liên quan hãy quan tâm hơn nữa đến bộ môn Giáo dục công dân và tạo nhiều
điều kiện hơn nữa để giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân phát huy
hết mọi năng lực của mình, chuyên tâm với nghề.
Là giáo viên trẻ, kinh nghiệm công tác còn hạn chế nên chắc rằng những
phần hướng dẫn nêu ra trong tài liệu này vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ của Nhà trường và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-14-
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA I Đề tài: Sử dụng ô chữ trong giảng dạy
Lê Thị Hằng
GV thực hiện: LÊ THỊ HẰNG
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
-15-