Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sự ảnh hưởng quan trọng của công tác chủ nhiệm tới sự phát triển của học sinh thpt hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.81 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua nhiều khóa chủ nhiệm và kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy sự phát triển
của học sinh THPT, phụ thuộc một phần rất quan trọng ở công tác chủ nhiệm của giáo
viên, tuy nhiên sự quan tâm về công tác kiêm nhiệm này ở một số giáo viên, thậm chí
ở một số trường THPT được xem nhẹ và chưa được quan tâm đúng mức.
Trong thực tế những năm gần đây, rất ít giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm đề
cập đến công tác chủ nhiệm, đưa ra được những chú ý cụ thể, quan trọng trong công
tác kiêm nhiệm này.
Tài liệu phục vụ cho công tác chủ nhiệm, những hướng dẫn, những quy định
cũng rất ít, có chăng chỉ mang tính chất tổng quát, định hướng những vấn đề chung,
điều này khiến công tác chủ nhiệm càng gặp nhiều khó khăn.
Xu thế xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải thích ứng, phát triển
một cách toàn diện hơn. Do đó công tác chủ nhiệm hơn lúc nào hết, cần phải được
quan tâm nhiều hơn, giúp các em có hành trang đầy đủ, sẵn sàng bước vào cuộc sống
mới, cuộc sống tự lập làm chủ bản thân.
Qua nhiều khóa chủ nhiệm thành công, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm quan
trọng, tự tin cho các khóa chủ nhiệm tiếp theo, mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm
mình có được, góp phần nhỏ công sức cho việc giáo dục học sinh, trong nhà trường
THPT hiện nay.
Vì vậy tôi viết đề tài: “ Sự ảnh hưởng quan trọng của Công tác chủ nhiệm tới sự
phát triển của học sinh THPT hiện nay ”
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Công tác chủ nhiệm là một trong những công tác rất quan trọng trong trường
THPT, nhưng tôi thấy những năm gần đây rất ít giáo viên đề cập đến, nếu có chăng
được quan tâm theo tinh thần, định hướng các vấn đề lớn, chung bởi các nhà quản lý
giáo dục. Tôi chưa thấy giáo viên nào, viết về đề tài này một cách cụ thể, với góc độ là
người trực tiếp làm công tác chủ nhiệm và được thành công qua nhiều khóa học. Ở đề
1
tài này cá nhân tôi thực hiện sát thực hơn, cụ thể hơn, quan tâm nhiều đến việc, làm thế
nào để phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh THPT, đáp ứng yêu cầu công tác chủ


nhiệm hiện nay.
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU – NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Công tác chủ nhiệm lâu nay nhiều giáo viên còn mắc phải nhứng sai lầm như:
i) Tổ chức lớp, phân cán bộ lớp, những buổi ban đầu, chủ quan dẫn đến có nhiều lỗi
nguy hiểm như: Phân cán bộ lớp chưa đúng người, đúng việc, Nhiều tình huống ứng
xử sai, không tạo được ấn tượng ban đầu ở học sinh.
ii) Không nghiên cứu kỹ danh sách, tham khảo chất lượng học sinh trước đó, không lập
kế hoạch, tổ chức chưa hợp lý , chưa chính xác trong việc điều hành, tổ chức lớp.
iii) Không quan tâm, nghiêm túc đến việc dạy học chính khóa, chuyên môn của mình ở
lớp chủ nhiệm, dẫn đến nhiều tiết học không hiệu quả có nhiều lỗi trong giảng dạy.
iv) Không quan tâm phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng tới học sinh, từ môi trường xung
quanh, các tệ nạn xã hội, để có cách giáo dục, phòng ngừa, răn đe một cách hiệu quả.
v) Chưa thực sự quan tâm đến từng HS nhất là HS cá biệt, HS có hoàn cảnh đặc biệt
khóa khăn, học sinh giỏi, học sinh chậm tiến, …
Mục đích, nhiệm vụ đề tài thực hiện những nội dung quan trọng sau
- Nói lên được vai trò quan trọng của công tác chủ nhiệm trong trường THPT hiện nay
- Vạch ra được những nhiệm vụ nội dung cụ thể, chú ý trong công tác chủ nhiệm, đưa
ra được phương án chủ nhiệm một cách hợp lý.
IV- PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong quá trình suy nghĩ, thực hành và thể hiện đề tài, tôi đã sử dụng đến các
phương pháp sau:
1. Nghiên cứu lí luận: tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài;
2. Điều tra quan sát: Thực trạng về công tác chủ nhiệm của các giáo viên, và sự ảnh
hưởng của các học sinh, qua việc cụ thể hoá những kinh nghiệm của bản thân;
3. Thực nghiệm: Thực hành cụ thể ở trường THPT Lương Đắc Bằng.
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
2
Đề tài được thể hiện cụ thể cho công tác chủ nhiệm ở đối tượng học sinh THPT
3
NỘI DUNG

1. Một số cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Chương trình cấp 3 có 13 môn học, kiến thức khá rộng và chiếm rất nhiều thời
gian của các em trong việc lĩnh hội kiến thức, do đó để các em có thể vừa học tốt các
môn văn hóa, vừa có điều kiện để hoàn thiện nhân cách của bản thân, cần có sự quan
tâm của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng sau:
+ Giúp học sinh hoàn thiện ý thức nhân cách sống tốt đẹp
+ Giúp học sinh có ý thức học tập tốt hơn
+ Giúp học sinh phòng tránh các tệ nạn xã hội
+ Giúp học sinh có động cơ đúng đắn, có kỹ năng cơ bản để phát triển bản thân.
+ Giúp học sinh trong việc hướng nghề, hướng nghiệp

Cụ thể về các vấn đề sau:
- Vấn đề giáo dục ý thức và hoàn thiện ở học sinh
Tránh được các tệ nạn xã hội, phát triển theo hướng tích cực mà nhu cầu xã hội cần.
Song song với nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ giáo dục ý thức nề nếp cho học sinh, giúp
các em phát huy những ý thức tốt, hạn chế những thói quen, biểu hiện chưa được tốt,
để hoàn thiện bản thân.
- Trong công tác hướng nghề, hướng nghiệp và các hoạt động xã hội khác.
Giáo viên chủ nhiệm là người biết được khả năng, năng lực, sở trường, sở thích của
từng học sinh nắm bắt được điều kiện gia đình,…từ đó định hướng, hướng nghề,
hướng nghiệp cho từng học sinh cụ thể.
- Trong quá trình học tập của học sinh
Nhờ nắm bắt được tình hình cụ thể, năng lực từng học sinh, từ đó có kế hoạch giáo
dục, phân loại một cách cụ thể. Trong việc giáo dục ý thức học tập của học sinh trên cơ
sở nắm bắt được tình hình học tập của học sinh, có kế hoạch phối hợp với gia đình
cùng giáo dục.
4
- Trong trường hợp học sinh mệt mỏi căng thẳng, giáo viên chủ nhiệm có thể là người
lấy lại tinh thần tích cực, động cơ ở học sinh, giúp học sinh học tập tốt hơn. Những lúc

như thế GVCN có thể cho học sinh chơi một trò chơi giải trí ngắn để các em thư giản,
xóa đi cảm giác căng thẳng mệt mỏi. Khi ấy lớp học vui vẻ, thoải mái trở lại, GV khéo
léo dùng trò chơi sư phạm khác gắn với nội nung muốn trình bầy,
Tóm lại giáo viên chủ nhiệm có thể tham gia vào hầu hết các khía cạnh, các vấn
đề quan trọng, nhằm giúp học sinh phát triển và hoàn thiện bản thân.
1.2. Vấn đề công tác chủ nhiệm hiện nay
Sự quan tâm về công tác chủ nhiệm ở một số giáo viên, thậm chí ở một số
trường THPT được xem nhẹ và chưa được quan tâm đúng mức.
Điều kiện cuộc sống, cơ chế thị trường dẫn đến công tác chủ nhiệm còn nhiều
hạn chế, thiếu tính kế hoạch, lập kế hoạch.
Ý thức học sinh của lứa tuổi vị thành niên có nhiều biểu hiện phức tạp khiến
không ít giáo viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn vất vả.
Sự phối hợp trong công tác dạy học, giáo dục học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm
với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa được tốt.
Để công tác chủ nhiệm được tốt ta cần phải có kế hoạch và lập kế hoạch triển khai,
giúp giáo viên khi lên lớp tự tin, làm chủ nội dung và học sinh cảm thấy hứng thú,
say mê và tiếp thu tốt.
Một kế hoạch cần chú ý các nội dung
- Chủ đề;
- Đối tượng;
- Số lượng;
- Thời gian
- Mục tiêu
- Kế hoạch chi tiết
2. Cần phải lấy cảm tình, uy tín ngay buổi đầu tin
5
Tác phong của giáo viên là điểm nhấn quan trọng gây ấn tượng với người học ngay
từ những phút đầu tiên. Nếu một tác phong tốt sẽ gây ấn tượng tốt và ngược lại. Giáo
viên bao giờ cũng cần có một tác phong đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức của
người thầy, phải là một hình ảnh đẹp trong mắt người học. Trang phục, đầu tóc, gương

mặt, nụ cười, cử chỉ… đều phải toát lên sự thân thiện, lịch sự, nghiêm túc.Sau đó là mở
đầu nội dung một cách hấp dẫn bằng những hình thức khác nhau như một bức tranh,
một tình huống thực tế, một trò chơi sư phạm, một video clip, một câu chuyện kể, một
bài tập thực hành, …Thu hút sự chú ý của HS từ những phút giây đầu tiên, tạo hứng
thú cho các em, giúp các em nắm tốt nội dung ta muốn truyền đạt.
Tác phong của GV có ảnh hưởng trước tiên đến thái độ ứng xử của HS trong quá
trình học tập. Tác phong của GV cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí của
lớp học. Khi GV có tác phong đúng mực, cởi mở, thân thiện sẽ tạo ra một bầu không
khí thoải mái, dễ chịu trong lớp học.
Người GV đạt đến độ sâu sắc về chuyên môn, thành thục về phương pháp và mẫu
mực trong tác phong sẽ gây được nhiều thiện cảm với HS, làm cho các em cảm thấy
phục và tin tưởng, từ đó tạo nên những mối quan hệ tích cực và ảnh hưởng tốt đến kết
quả học tập của hoc sinh.
Những điều Nên trong tác phong của giáo viên
- Tự tin nhưng khiêm tốn
- Tin vào học sinh và khả năng của các em
- Kiên nhẫn và có kỹ năng tốt về lắng nghe học sinh
- Tôn trọng ý kiến học sinh, không áp đặt
- Trang phục gọn gàng, lịch sự
- Đến lớp đúng giờ hoặc trước 5-10 phút
- Chuẩn bị nội dung chu đáo
- Nét mặt tươi tắn, ánh mắt, cử chỉ thân thiện, ân cần
- Khả năng bao quát lớp học tốt
- Di chuyển trong lớp hợp lý
6
- Ngôn ngữ chính xác chuẩn mực
Những điều Không Nên trong tác phong của GV
- Đến lớp muộn
- Trang phục luộm thuộm
- Khua tay, chỉ tay một ngón vào học sinh

- Thái độ lạnh lùng, kiêu ngạo, xa cách
- Đứng quá gần, quá lâu bên học sinh
- Cử chỉ thân mật quá mức (khoác tay, vỗ vai học sinh…)
- Nghe và nói chuyện điện thoại trên lớp
- Cho lớp nghỉ học quá sớm
3. Quan tâm thường xuyên tạo nếp ngay từ đầu lớp 10
Ngay từ đầu HKI lớp 10 cần phải tập trung làm nề nếp cho thật tốt bằng những việc cụ
thể sau đây:
-Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
Cần phân công đầy đủ chức danh cần thiết như: Lớp trưởng; lớp phó học tập; bí
thư; lớp phó văn thể; lớp phó lao động; lớp phó đời sống và các tổ trưởng; …
Cần phân công trách nhiệm và quyền lợi cụ thể đến từng thành viên và phát cho
từng học sinh tương ứng. Vì điều kiện tôi chỉ lấy ví dụ phân công cho cán bộ lớp mà
tôi đã thực hiện như sau:
Phân công trách nhiệm của lớp 10A1
Lớp trưởng
Chịu trách nhiệm chung về lớp
- Chú ý nắm bắt kịp thời các kế hoạch hoạt động, thực hiện của đoàn trường, của trường thông báo và nhắc nhở sớm cho
lớp.
- Đại diện cho lớp tiếp thu và triển khai, báo cáo các vấn đề về: kế hoạch; lịch thực hiện; nề nếp; sĩ số, học tập của lớp;
- Quán xuyến lớp, giám sát và đôn đốc cán bộ lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
- Tổ chức các buổi sinh hoạt cuối tuần, định kì và bất thường. Báo cáo cho GVCN.
Nội quy các thành viên và công việc cụ thể
- Đối với từng thành viên của lớp: Chú ý, ghi chép bài đầy đủ; làm bài tập và học bài cũ nghiêm túc; tham gia tốt các hoạt
động của lớp; thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
- Đối với trực nhật: Quét sạch lớp, hành lang của lớp; giặt rẻ và lau sạch bảng, bàn ghế giáo viên; múc nước (nước uống,
nước rửa tay) dùng cho cả buổi học, khăn lau tay; kiểm tra phấn viết bảng.
- Đối các công việc khác: Tắt điện, khoá cửa, lễ tân, sẽ được phân công cụ thể.
Các chú ý
- Tất cả cán bộ lớp ngoài thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải tham gia vào tất cả các công việc khác của lớp giúp lớp

ổn định và phát triển;
- Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến, lãnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến lớp;
7
- Thành viên nào (cán bộ và thành viên của lớp) không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuỳ vào mức độ mà có hình thức
phạt, bình xét hạnh kiểm hàng tháng, hạ thi đua;
- Nếu lớp trưởng vắng lớp phó học tập thay mặt lớp trưởng quán xuyến lớp;
- Có vấn đề gì bất thường về lớp thì cán bộ lớp hoặc thành viên của lớp cần báo ngay cho GVCN để kịp thời giải quyết.
Phân công trách nhiệm của lớp 10A1
Lớp phó học tập
Chịu trách nhiệm về các vấn đề học tập của lớp:
- Lên kế hoạch hoạt động học tập theo tuần, tháng, học kì và cho cả năm học;
- Quan tâm đến các vấn liên quan học tập (tất cả các môn);
- Nắm rõ tình hình học tập của lớp (HS học tốt, học kém, học sinh cá biệt, môn HS học tốt, môn HS học kém, Tình hình
học tập các môn của lớp) và trả lời rõ ràng khi GVCN yêu cầu;
- ý kiến và kiến nghị về việc học tập của lớp, của tổ, của cá nhân với GVCN;
- Tổ chức các buổi thảo luận, diễn đàn học tập, sinh hoạt 15 phút về trắc nghiệm kiến thức, chữa bài tập cho lớp,
Nội quy các thành viên và công việc cụ thể
 Đối với từng thành viên của lớp: Chú ý, ghi chép bài đầy đủ; làm bài tập và học bài cũ nghiêm túc; tham gia tốt
các hoạt động của lớp; thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
 Đối với trực nhật: Quét sạch lớp, hành lang của lớp; giặt rẻ và lau sạch bảng, bàn ghế giáo viên; múc nước
(nước uống, nước rửa tay) dùng cho cả buổi học, khăn lau tay; kiểm tra phấn viết bảng.
 Đối các công việc khác: Tắt điện, khoá cửa, lễ tân, sẽ được phân công cụ thể.
Các chú ý:
- Tất cả cán bộ lớp ngoài thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải tham gia vào tất cả các công việc khác của lớp giúp lớp
ổn định và phát triển;
- Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến, lãnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến lớp;
- Thành viên nào (cán bộ và thành viên của lớp) không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuỳ vào mức độ mà có hình thức
phạt, bình xét hạnh kiểm hàng tháng, hạ thi đua;
- Nếu lớp trưởng vắng lớp phó học tập thay mặt lớp trưởng quán xuyến lớp;
- Có vấn đề gì bất thường về lớp thì cán bộ lớp hoặc thành viên của lớp cần báo ngay cho GVCN để kịp thời giải quyết.

Phân công trách nhiệm của lớp 10A1
Lớp phó văn nghệ
Chịu trách nhiệm về văn hoá, văn nghệ của lớp:
- Lên kế hoạch hoạt động văn nghệ của lớp theo tuần, tháng, học kì và cho cả năm học trình trước lớp và nạp cho GVCN
một bản;
- Tổ chức sinh hoạt văn nghệ 15 phút (hát, tập hát, đọc, bình, ngâm thơ, ), trắc nghiệm kiến thức vê cuộc sống;
- Tổ chức các buổi văn nghệ của trường, đoàn trường (tập và thể hiện);
- Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ (nếu có);
- Đề xuất, kiến nghị về các vấn đề liên quan văn hoá văn nghệ của lớp.
Nội quy các thành viên và công việc cụ thể
 Đối với từng thành viên của lớp: Chú ý, ghi chép bài đầy đủ; làm bài tập và học bài cũ nghiêm túc; tham gia tốt
các hoạt động của lớp; thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
 Đối với trực nhật: Quét sạch lớp, hành lang của lớp; giặt rẻ và lau sạch bảng, bàn ghế giáo viên; múc nước
(nước uống, nước rửa tay) dùng cho cả buổi học, khăn lau tay; kiểm tra phấn viết bảng.
 Đối các công việc khác: Tắt điện, khoá cửa, lễ tân, sẽ được phân công cụ thể
Các chú ý
- Tất cả cán bộ lớp ngoài thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải tham gia vào tất cả các công việc khác của lớp giúp lớp
ổn định và phát triển;
- Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến, lãnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến lớp;
- Thành viên nào (cán bộ và thành viên của lớp) không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuỳ vào mức độ mà có hình thức
phạt, bình xét hạnh kiểm hàng tháng, hạ thi đua;
- Nếu lớp trưởng vắng lớp phó học tập thay mặt lớp trưởng quán xuyến lớp;
- Có vấn đề gì bất thường về lớp thì cán bộ lớp hoặc thành viên của lớp cần báo ngay cho GVCN để kịp thời giải quyết.
8
Phân công trách nhiệm của lớp 10A1
Lớp phó đời sống
Chịu trách nhiệm chính về thư kí và quỹ lớp:
- Lên kế hoạch thu và giữ quỹ lớp;
- Tổ chức chi mua các đồ dùng cần thiết của lớp (phấn, lọ hoa, khăn trải bàn, );
- Tổ chức chi thăm hỏi thành viên của lớp ốm đau hoặc lí do đặc biệt khác;

- Điểm danh và ghi học sinh nghỉ học vào sổ điểm hàng ngày
- Ghi biên bản sinh hoạt lớp.
Nội quy các thành viên và công việc cụ thể
 Đối với từng thành viên của lớp: Chú ý, ghi chép bài đầy đủ; làm bài tập và học bài cũ nghiêm túc; tham gia tốt
các hoạt động của lớp; thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
 Đối với trực nhật: Quét sạch lớp, hành lang của lớp; giặt rẻ và lau sạch bảng, bàn ghế giáo viên; múc nước
(nước uống, nước rửa tay) dùng cho cả buổi học, khăn lau tay; kiểm tra phấn viết bảng.
 Đối các công việc khác: Tắt điện, khoá cửa, lễ tân, sẽ được phân công cụ thể
Các chú ý
- Tất cả cán bộ lớp ngoài thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải tham gia vào tất cả các công việc khác của lớp giúp lớp
ổn định và phát triển;
- Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến, lãnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến lớp;
- Thành viên nào (cán bộ và thành viên của lớp) không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuỳ vào mức độ mà có hình thức
phạt, bình xét hạnh kiểm hàng tháng, hạ thi đua;
- Nếu lớp trưởng vắng lớp phó học tập thay mặt lớp trưởng quán xuyến lớp.
- Có vấn đề gì bất thường về lớp thì cán bộ lớp hoặc thành viên của lớp cần báo ngay cho GVCN để kịp thời giải quyết.
Phân công trách nhiệm của lớp 10A1
Lớp phó lao động
Chịu trách nhiệm chính về lao động của lớp:
- Phân công trực nhật, các công việc khác (tắt điện, khoá phòng, nước chén trong các buổi họp, ) của lớp;
- Tổ chức các buổi lao động của lớp;
- Giám sát và đôn đốc việc hoàn thành nhiệm vụ lao động của các thành viên;
- Kiến nghị và báo cáo tình hình lao động của lớp, các thành viên trong lớp.
Nội quy các thành viên và công việc cụ thể
 Đối với từng thành viên của lớp: Chú ý, ghi chép bài đầy đủ; làm bài tập và học bài cũ nghiêm túc; tham gia tốt
các hoạt động của lớp; thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
 Đối với trực nhật: Quét sạch lớp, hành lang của lớp; giặt rẻ và lau sạch bảng, bàn ghế giáo viên; múc nước
(nước uống, nước rửa tay) dùng cho cả buổi học, khăn lau tay; kiểm tra phấn viết bảng.
 Đối các công việc khác: Tắt điện, khoá cửa, lễ tân, sẽ được phân công cụ thể
Các chú ý - Tất cả cán bộ lớp ngoài thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải tham gia vào tất cả các công việc khác

của lớp giúp lớp ổn định và phát triển;
- Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến, lãnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến lớp;
- Thành viên nào (cán bộ và thành viên của lớp) không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuỳ vào mức độ mà có hình thức
phạt, bình xét hạnh kiểm hàng tháng, hạ thi đua;
- Nếu lớp trưởng vắng lớp phó học tập thay mặt lớp trưởng quán xuyến lớp.
- Có vấn đề gì bất thường về lớp thì cán bộ lớp hoặc thành viên của lớp cần báo ngay cho GVCN để kịp thời giải quyết.
Phân công trách nhiệm của lớp 10A1
Các tổ trưởng
Chịu trách nhiệm chung về tổ mình phụ trách:
- Theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nề nếp, học tập, nhiệm vụ của các thành viên trong tổ, ghi chép những vi phạm,
những việc tốt của các thành viên trong tổ;
- Báo cáo và kiến nghị tình hình tổ, các thành viên của tổ trước lớp hàng tuần.
Nội quy các thành viên và công việc cụ thể
 Đối với từng thành viên của lớp: Chú ý, ghi chép bài đầy đủ; làm bài tập và học bài cũ nghiêm túc; tham gia tốt
các hoạt động của lớp; thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, của lớp.
 Đối với trực nhật: Quét sạch lớp, hành lang của lớp; giặt rẻ và lau sạch bảng, bàn ghế giáo viên; múc nước
(nước uống, nước rửa tay) dùng cho cả buổi học, khăn lau tay; kiểm tra phấn viết bảng.
 Đối với các công việc khác: Tắt điện, khoá cửa, lễ tân, sẽ được phân công cụ thể.
9
Các chú ý:
- Tất cả cán bộ lớp, ngoài thực hiện nhiệm vụ của mình còn phải tham gia vào tất cả các công việc khác của lớp giúp lớp
ổn định và phát triển;
- Giáo viên chủ nhiệm quán xuyến, lãnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến lớp;
- Thành viên nào (cán bộ và thành viên của lớp) không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tuỳ vào mức độ mà có hình thức
phạt, bình xét hạnh kiểm hàng tháng, hạ thi đua;
- Nếu lớp trưởng vắng lớp phó học tập thay mặt lớp trưởng quán xuyến lớp.
- Thành viên nào thực hiện tốt được tuyên dương, khen thưởng;
- Miễn trực nhật cho cán bộ lớp;
- Có vấn đề gì bất thường về lớp, cán bộ lớp, thành viên của lớp cần báo ngay cho GVCN để kịp thời giải quyết.
Trong công tác chủ nhiệm, ứng xử văn hóa của giáo viên là bài học rất quan

trọng đối với học sinh.
Hơn ai hết, cách cư xử của người thầy phải có tính giáo dục, có tính văn hóa. Đứng
trên bục giảng GV không chỉ truyền dạy kiến thức cho HS mà còn là tấm gương để các
em noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến hành động…
Những kiểu ứng xử phản văn hóa
- Mắng chửi học trò
- Đánh, làm nhục học trò
- Dạy trò nói dối
- Xâm hại tình dục
Những kiểu ứng xử có văn hóa
Bên cạnh những hành vi phản văn hóa nêu trên thì chúng ta cũng biết đến rất nhiều
những tấm gương tốt, những hành vi đẹp, có văn hóa mà biết bao thầy cô giáo đã
ghi dấu sâu đậm trong lòng học trò của mình như: Thầy giáo nghèo giúp học trò
tiền học, giúp học trò có bữa ăn để không phải bỏ học; Thầy giáo hết mình vì HS;
Một giáo viên biết giữ thể diện cho HS khi trò này đã khoe với ba mẹ mình là lớp
trưởng
4. Thực hiện làm tốt nhiệm vụ chuyên môn
Một giáo viên muốn làm công tác chủ nhiệm tốt trước hết ta phải biết lo cho chuyên
môn của mình tốt không được phép sao nhãng hay lơ là công việc chuyên môn của
mình. Chúng ta phải biết cách để học sinh không mất trật tự khi chúng ta trao đổi,
truyền đạt. Nội quy, quy chế của nhà trường, thái độ cương quyết của người thầy sẽ
10
làm cho học sinh thấy e ngại nên buộc phải yên lặng, cho dù có lúc các không thích
thú với nội dung mình truyền đạt. Để HS luôn chăm chú, tập trung và thực sự bị thu
hút đòi hỏi GV nói hay và hấp dẫn. Muốn vậy GV cần thay đổi phương pháp thể
hiện phù hợp, luôn đặt HS vào tình huống có vấn đề bằng các câu hỏi mở, bằng việc
thảo luận một nội dung …
Giáo viên chủ nhiệm cũng cần biết cách làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng
thú và tiếp thu tốt nội dung chẳng hạn như:
Trước hết nội dung phải thiết thực và vừa đủ

Thứ hai, diễn đạt của GV phải rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn
Thứ ba, sử dụng nhuần nhuyễn cả ngôn ngữ có lời và không lời
Thứ tư, Nội dung có thể phải trực quan hóa
Thứ năm, HS phải tự mình làm việc, được thực hành
Thứ sáu, Lý luận phải gắn liền với thực tiễn.
5. Làm tốt công tác chăm lo cho học sinh cá biệt, HS yếu kém và học sinh giỏi
Công tác chủ nhiệm, ngoài quan tâm một cách tổng thể, cũng cần quan tâm cụ thể
đến từng học sinh, đến học sinh cá biệt. Biết cách làm thế nào để HS nhút nhát nhất
mạnh dạn phát biểu? Như hãy mời hai người bạn bên cạnh bạn nhút nhát ấy, từng
người một phát biểu trước rồi hỏi bạn nhút nhát rằng: “ Em thấy bạn trả lời có đúng
không?”. Bắt đầu bằng câu hỏi nóng như vậy. Vì hai người bên cạnh trả lời thế nào
bạn nhút nhát đều nghe thấy và rất có thể bạn ấy cũng xác định được đúng sai. Câu
trả lời của bạn nhút nhát có thể là: “Không đúng” Hoặc “Đúng rồi”. Lúc đó GV nhẹ
nhàng hỏi lại: “Em cho biết bạn ấy sai ở chỗ nào? Em hãy trả lời lại câu hỏi này
nhé” hoặc “Em hãy chỉ ra những điểm đúng, điểm hay trong câu trả lời của bạn ấy”.
Sau đó GV cần kịp thời động viên, khen ngợi bạn nhút nhát trước cả lớp.
6. Thường xuyên phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường
để có kế hoạch điều chỉnh, giáo dục học sinh
Vấn đề này giúp giáo viên chủ nhiệm, nắm bắt được tình hình học sinh một cách cụ
thể. Trong trường hợp phát hiện được học sinh cá biệt, học sinh vi phạm, … Giáo viên
11
chủ nhiệm có biện pháp nhận xét, góp ý, trong trường hợp nghiêm trọng, kịp thời phối
hợp các tổ chức chức năng khác cùng giáo dục.
Khi nhận xét góp ý ta cần chú ý:
- Phải nói trực diện với học sinh muốn góp ý, nhận xét. Khi nói, cần nhìn chân thành
vào mắt học sinh
- Hãy rộng rãi với lời khen và hạn chế lời chê
- Gợi ý làm thế nào để tốt hơn
- Giúp người được nhận xét có cảm giác mình đã làm tốt nhưng mình có thể làm tốt
hơn nữa. như thế để HS có thêm tự tin để thay đổi.

- Cần nhận xét cụ thể, nhận xét rõ những ưu điểm, khuyết điểm, điều gì là tốt, điều gì
chưa tốt
- Nếu ta chỉ chăm chăm nói đến nhược điểm, người nghe sẽ chán nản, thậm chí nặng
nề hơn. Khi ấy, chungsta chỉ nên nói một số nhược điểm quan trọng nhất. Ta cũng cần
động viên, khuyến khích rằng trong thời gian tới họ sẽ khắc phục được
- Có thể hỗ trợ hình thức nhận \xét góp ý khác trong các trường hợp cụ thể như Thư
nhận xét; phiếu góp ý.
7. Hướng nghề, hướng nghiệp, chuẩn bị cho thi tốt nghiệp, Đại học, cao đẳng
Giáo viên chủ nhiệm là người nắm bắt đầy đủ điều kiện, tình hình cụ thể học sinh,
do đó hơn ai hết là người hướng nghề, hướng nghiệp tốt nhất.
Để hướng nghề, hướng nghiệp, việc chọn trường, thi cử được tốt giáo viên chủ nhiệm
cần chú ý các vấn đề như sau:
- Nắm rõ sở trường, sở thích, mong muốn, ước mơ hoài bão của từng học sinh
- Cần nắm rõ khả năng, năng lực học tập của từng học sinh
- Nắm rõ điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội của từng gia đình học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm cần biết cập nhật thông tin, biết những xu thế chính của xã hội
ngày nay.
8. Thực nghiệm và kết quả công tác chủ nhiệm
12
Bản thân cá nhân được trải nghiệm gần 10 làm công tác chủ nhiệm trong đó có 2
khóa được hoàn thiện cả ba năm 2007-2013 (Do thời gian đi học cao học), được tham
gia chủ nhiệm đầy đủ tất cả các loại lớp, đầy đủ tất cả các đối tượng học sinh, trong
nhiều điều kiện khác nhau, tôi luôn ý thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong dạy
học, trong công tác chủ nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tôi xin nêu
ngắn gọn hai khóa chủ nhiệm tại trường THPT Lương Đắc Bằng gần đây:
Chủ nhiệm Khóa 2007-2010
Năm học 2007-2008:
- Về kì thi học sinh giỏi cấp trường: Môn Toán tôi dạy có 3giải nhất, 3giải nhì, 3giải
ba và 4giải khuyến khích. Lớp chủ nhiệm có 26 giải, là lớp có số lượng và chất
lượng giải cao nhất trường.

- Lớp có 1 học sinh trong số 9 học sinh loạt vào vòng chung kết thi kể chuyện Tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và đạt giải trong kì thi này.
- Thi đua toàn trường: Là lớp tiên tiến xuất sắc trong số 6 lớp có số điểm bình quân
cao nhất trường.
Năm học 2008-2009:
- Về kì thi học sinh giỏi cấp trường: Môn Toán tôi dạy có 8 giải và có học sinh điểm
cao nhất khối 11. Lớp chủ nhiệm có có 25 giải, là lớp có số giải nhiều nhất khối 11.
- Lớp chủ nhiệm có học sinh đạt giải nhất Hoa tri thức trẻ của trường năm học 2008-
2009.
- Thi đua toàn trường: Là lớp tiên tiến xuất sắc trong số 5 lớp có số điểm bình quân
cao nhất trường.
Năm học 2009-2010:
- Về kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Tôi được phân công phụ trách, trực tiếp dạy toàn
bộ đội tuyển Toán và hầu hết tất cả các buổi bồi dưỡng. Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao, đội tuyển Toán tôi bồi dưỡng có 2 giải nhất, một giải nhì, 4 giải ba và
hai giải khuyến khích. Có 4 giải Casiô trong đó 2 giải ba, 2 giải khuyến khích.
13
- Môn Toán lớp tôi dạy có 7 em đi thi cả 7 em đều đạt giải, trong đó có: 1 giải nhất,
1 giải nhì, 3 giải ba và hai giải khuyến khích về giải Casiô có 1 giải ba và một giải
khuyến khích.
- Lớp chủ nhiệm có 9 học sinh dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh cả 9 em đều đạt từ giải ba
trở lên
Trong đó môn Toán tôi dạy và bồi dưỡng có: 1 giải nhất, 1giải nhì và 3 giải ba
môn Lý có: một giải nhất, một giải nhì
môn Hóa có: một giải nhì, một giải ba
- Thi đua toàn trường: Là lớp tiên tiến xuất sắc trong số 4 lớp tiên tiến xuất sắc của
khối 12 và có số điểm bình quân cao nhất.
Chủ nhiệm Khóa 2010-2013
Năm học 2010-2011
- Về thi đua toàn trường: Là lớp tiên tiến xuất sắc trong số 13 lớp tiên tiến xuất sắc

của toàn trường (40 lớp). Lớp có 21/51 em học sinh giỏi toàn diện là lớp có số học sinh
giỏi tóp cao của trường.
- Về kì thi học sinh giỏi cấp trường: Lớp chủ nhiệm đạt 53 giải (5giải nhất, 14 giải
nhì, 16 giải ba), là lớp có số lượng và chất lượng giải cao nhất trường. Môn toán tôi
dạy có 10 giải trong đó 2 giải nhất, 3 giải nhì và 3 giải ba.
Năm học 2011-2012:
- Về kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Tôi được phân công tham gia bồi dưỡng đội
tuyển. Đội tuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong đó tôi có 1 giải nhì, 1giải
ba, 1 giải khuyến khích.
- Về thi đua toàn trường: Là lớp tiên tiến xuất sắc trong số 11 lớp tiên tiến xuất sắc
của trường và có số điểm bình quân cao thứ nhì toàn trường. Giải nhất báo tường dịp
20/11/2011; Lớp có 1 HS đạt giải Ba net đẹp nữ sinh Lương đắc Bằng. Đặc biệt lớp
tham gia đóng góp thành tích cho nhà trường: có 2 em đạt giải trong kì thi HSG tỉnh
môn tin học (1 giải ba, 1giải KK), 1 em đạt giải KK cờ vua cấp tỉnh, 4 em đạt giải
trong kì thi Olympic tiếng Anh qua mạng (1nhất, 2nhì, 1giải ba).
14
- Về kì thi học sinh giỏi cấp trường: Lớp đạt 45 giải là lớp có số lượng và chất
lượng giải cao nhất trường. Môn toán có 9 giải trong đó 2 giải nhất, 3 giải nhì, 1giải
ba và 3 giải khuyến khích
Năm học 2012-2013:
- Về kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Tôi được phân công tham gia bồi dưỡng đội
tuyển, đội tuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với 1 giải nhất, 6 giải nhì và 5
giải ba trong đó tôi có 1 nhất, 3 giải nhì, và 1 giải ba.
- Lớp chủ nhiệm có 13 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học
2012-2013 (1 nhất, 5 nhì, 3 giải ba và 4 giải KK )
-Trong các kỳ thi thử Đại học(lần1, lần2, lần3) lớp đều có điểm bình quân cao nhất
trường.
15
KẾT LUẬN
Bằng việc triển khai, chú ý một số vấn đề quan trọng trong công tác chủ nhiệm ở

cấp THPT hiện nay, nêu rõ, cụ thể kinh nghiệm và sự thành công của bản thân giúp
chúng ta có được cái nhìn tổng quan và các biện pháp cụ thể trong việc giáo dục học
sinh góp phần đưa chất lượng giáo dục đi lên.
Đề tài một mặt tôi luyện cho người viết quá trình tư duy, nhận thức của học sinh
một cách đầy đủ hơn. Hiểu được tâm lý, phương pháp, kinh nghiệm làm công tác chủ
nhiệm, thể hiện kết quả ở nhiều mặt tạo nên sự hoàn thiện ở người học sinh THPT
chuẩn bị bước vào cuộc sống mới cuộc sống tự lập, mặt khác đề tài giúp cho giáo viên
chủ nhiệm tham khảo nhiều bài học có giá trị, cho các nhà quản lý giáo dục nhiều nội
dung cần phải quan tâm định hướng giúp các trường THPT ngày một thiết thực hơn.
Đề tài được thể hiện ở công tác chủ nhiệm ở cấp Trung học phổ thông, tuy nhiên
qua đề tài, ta cũng thấy được việc ứng sử dụng của đề tài cho các cấp học khác, ở các
khía cạnh khác nhau và cho quá trình dạy học.
Với điều kiện hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm, đề tài mong được thể hiện vào
một dịp gần nhất để bày tỏ những quan điểm, ý kiến, hướng phát triển, cũng như việc
ứng dụng của đề tài một cách cụ thể hơn.
Hoằng hóa, ngày 08 tháng 06 năm 2013
Giáo viên thực hiện đề tài
Nguyễn Văn Bảo
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học môn Toán, Nguyễn Bá Kim, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
2002
2. Một số vấn đề rèn luyện tư duy trong việc dạy hình học lớp sáu, Trần Thúc Trình,
Thái Sính, NXB Giáo dục, Hà nội. 1975
3. Giáo dục học môn Toán, Phạm Văn Hoàn (chủ biên), NXB Giáo dục, HN.1981
4. Tâm lý sư phạm và lứa tuổi, Giáo trình Đại học sư phạm.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (Thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung
học phổ thông môn Toán), Trần Văn Hạo, Đoàn Quỳnh (Chủ biên), NXB Giáo dục,
HN.2006.
6. Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo,

NXB Giáo dục.
17

×