Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trung học phổ thông theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.85 KB, 74 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 1 -

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




PHÙNG ĐỨC TIỆP



QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG ĐIỀU
CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC









Thái Nguyên - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 2 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông tạo cơ sở nền tảng văn hóa cho mỗi người Việt
Nam đương đại, trong đó có 3 cấp học, đó là cấp phổ cập bắt buộc (tiểu học),
cấp phổ cập (trung học cơ sở và trung học phổ thông). Cấp THPT tuy chưa
phổ cập trong giai đoạn hiện nay nhưng trong tương lai (có thể sau năm 2020)
nên được phổ cập, vì trong xã hội văn minh, hiện đại thì mọi công dân, tối
thiểu, cần có học vấn phổ thông, văn hóa phổ thông. Nếu chỉ với trình độ
trung học cơ sở như hiện nay thì con người còn thiếu hụt nhiều điều mà một
công nhân thời hiện đại cần biết về tự nhiên, về xã hội và về con người để
sinh sống như một công dân có văn hóa [8].
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, ngành giáo
dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên hàng loạt vấn đề còn
tồn tại đòi hỏi phải có giải pháp cải tiến để hoàn thiện như: Chương trình dạy
và học, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên
cứu,
Hiện nay ở các trường phổ thông, hoạt động dạy học được coi là trọng
tâm, phong phú về nội dung và hình thức, thường diễn ra trong quá trình dạy
học và giáo dục với sự tham gia của nhiều nhân tố, chịu sự tác động của nhiều

lực lượng như: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Hoạt động dạy và học ở nhà
trường phổ thông giữ một vị trí quan trọng; bởi nó là nền tảng quan trọng để
thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông;
đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
Thực hiện Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2012 của Bộ
GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2011-2012
đã chỉ rõ “Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 3 -
phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; điều chỉnh để từng
bước hoàn thiện việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT nhằm khắc phục những bất
cập trong những năm qua; triển khai tự đánh giá, đầy mạnh triển khai đánh giá
ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông”.
Mục tiêu việc điều chỉnh nội dung dạy học là để dạy học phù hợp với
chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với
thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục.
Trên thực tế việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng
điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường THPT huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh trong học kỳ I năm học 2011 – 2012 đã có những bước
chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế,
bất cập nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo
hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học. Nguyên nhân chính là do sự
tiếp cận đổi mới giáo dục còn hạn chế, việc nghiên cứu đổi mới giáo dục nói
chung chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức; công tác quản lý hoạt động dạy học ở
trường chưa thực sự được chú trọng.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy

học của giáo viên trung học phổ thông theo hướng điều chỉnh nội dung dạy
học các môn học”.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý HĐDH ở các
trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; đề tài nhằm đề xuất một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 4 -
biện pháp quản lý HĐDH góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học của
giáo viên THPT theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể đƣợc nghiên cứu
3.1. Đối tượng được nghiên cứu

Biện pháp hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.
3.2. Khách thể được nghiên cứu
Hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động quản lý của hiệu
trưởng trường trung học phổ thông.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy
học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học. Song trong công
tác quản lý của hiệu trưởng còn có những bất cập. Nếu đề xuất được biện
pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học ở trường trung học phổ thông.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số thành tựu nghiên cứu về quản lý dạy học ở
trường trung học phổ thông.
- Tìm hiểu thực trạng quản lý dạy học của giáo viên theo hướng điều
chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường trung học phổ thông trên
địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất biện pháp quản lý dạy học của giáo viên theo hướng điều
chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường trung học phổ thông trên
địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 5 -
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
8. Điểm mới của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo
viên theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở trường THPT và
đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động dạy học ở
trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo
hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường THPT huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo

viên theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường
THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 6 -
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN vÒ qu¶n lý d¹y häc
1.1. Tổng quan một số thành tựu nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đất nước phát triển ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn và tiến sâu
hơn vào quá trình hội nhập quốc tế, thập niên cuối của thế kỷ XX, Nhà nước
ta khẳng định rõ chủ trương về Giáo dục toàn diện ở phổ thông, được coi là
Cứu tinh của các thế hệ trẻ người Việt Nam. Một nền giáo dục phổ thông đậm
tính nhân văn, tính dân chủ, tính chuẩn mực, tính phổ cập và hiện đại đang
ngày càng định hình, phát triển [8].
Trong những công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu giáo dục Nga,
khẳng định rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ
thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của
đội ngũ giáo viên” [25].
V.A.Xukhôlinxki, Jaxapob nêu ra một số vấn đề quản lý của hiệu
truởng trường phổ thông như phân công nhiệm vụ giữa hiệu trưỏng và phó
hiệu trưởng. Các tác giả thống nhất khẳng định: Người hiệu trưởng phải là
người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm chính trong công tác lãnh đạo
nhà truờng [24], [26].
Nhiều tài liệu quản lý giáo dục như: “Những vấn đề cơ bản của khoa
học quản lý giáo dục‟‟ và “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục” của tác
giả Trần Kiểm; “Kỹ năng hỗ trợ đổi mới quản lý giành cho hiệu trưởng và cán
bộ quản lý giáo dục” của Nhà xuất bản lao động – 2008; “Phương pháp lãnh
đạo và quản lý nhà trường hiệu quả” của Nhà xuất bản chính trị quốc gia-
2004; … đã đề cập những vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo

dục nói chung.
Nói về giáo dục phổ thông, tác giả Nguyễn Kế Hào đã viết: “Giáo dục
phổ thông là nền tảng dân trí, văn hoá (bao gồm học vấn và văn hoá theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 7 -
nghĩa rộng) của xã hội Việt Nam thời hiện đại, là cơ sở tối thiểu để tạo lập
nền dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ”[8].
Các công trình khoa học trên với tầm vóc quy mô về giá trị lý luận và
thực tiễn đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn trong phát
triển sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về lý
luận có tính chất tổng quan, vĩ mô về quản lý giáo dục, quản lý trường học,
còn có các luận văn thạc sỹ đi sâu nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt
động dạy học như đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu
trưởng các trường trung học phổ thông huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình; “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy
học của các hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Như Thắng; …
Những vấn đề nêu ra của các nhà nghiên cứu có một số vấn đề khác
nhau, song điểm chung nhất là các công trình nghiên cứu đã khẳng định vai
trò quan trọng của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở
các cấp học, bậc học. Chúng tôi có thể kế thừa và phát triển thêm qua giải
quyết vấn đề quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng điều chỉnh
nội dung dạy học các môn học ở các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh.
Vì vậy vấn đề chúng tôi đặt ra ở luận văn này là tìm hiểu thực trạng
quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng điều chỉnh nội dung dạy
học các môn học ở các trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, từ cơ
sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo

hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường THPT huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các
trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 8 -
1.2. Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1. Hoạt động dạy học
Giáo dục trong nhà trường thực hiện bằng nhiều con đường, trong đó
con đường quan trọng là tổ chức dạy học. Hoạt động dạy học của giáo viên
nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng tư duy
sáng tạo và kỹ năng thực tiễn, nâng cao trình độ học vấn, hình thành lối sống
văn hoá. Mục đích cuối cùng là làm cho mỗi học sinh trở thành những ngươi
tự chủ, năng động, sáng tạo. Như vậy, dạy học là con đường cơ bản để đạt tới
mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động dạy học được thực hiện thông qua các
thành tố cấu trúc như sau :
- Mục tiêu dạy học : Hình thành nhân cách người học tương thích yêu cầu
của xã hội.
- Nội dung dạy học : Những kiến thức cơ bản, toàn diện, cập nhật, hiện
đại thể hiện ở nội dung chương trình sách giáo khoa, giáo án và kế hoạch dạy
học, bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo.
- Phương pháp dạy học : Việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp sẽ
làm tăng hiệu quả hoạt động dạy học.
- Phương tiện dạy học : Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học,
nguồn tài chính phục vụ dạy học.
- Hình thức tổ chức dạy học : Hình thức tổ chức dạy học phong phú, phù
hợp sẽ tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học.
- Kết quả : Khả năng phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất đạo

đức cho học sinh.
Hoạt động dạy học luôn bị chi phối bởi các yếu tố của môi trường. Ta
có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học
bằng sơ đồ sau :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 9 -

H×nh 1.1. Mèi quan hÖ gi÷a c¸c thµnh tè cña ho¹t ®éng
d¹y häc
Nhìn vào sơ đồ ta thấy các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học
quan hệ tương tác lẫn nhau, bổ sung, phối hợp với nhau trong tác động của
môi trường tự nhiên và xã hội. Việc tác động tốt vào mối quan hệ đó là cơ sở
và điều kiện để làm tăng hiệu quả hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục. Mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học được
phản ánh trong quá trình dạy học, với vai trò điều khiển của thầy và tự khiển
của trò.
Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học, đó là hai
mặt không thể tách rời nhau tác động lẫn nhau trong một tình huống thống
nhất. Quá trình dạy học thực chất là sự thể hiện toàn bộ hoạt động có chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 10 -
định, có kế hoạch của thầy và trò, làm cho học sinh nắm vững và có kiến thức
về tự nhiên và xã hội, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành động.
Nếu quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa học, các thành tố
cấu trúc của hoạt động dạy học được thực hiện và phối hợp một cách hợp lý,
thì sẽ đạt được mục tiêu của giáo dục đào tạo.

1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là quá trình người hiệu trưởng hoạch định,
tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt mục
tiêu đề ra. Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động
dạy học là hoạt động cơ bản của người hiệu trưởng. Nó chiếm thời gian và
công sức rất lớn của hiệu trưởng, bởi vì nhiệm vụ hàng đầu của quản lý hoạt
động dạy học là quản lý có hiệu quả các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy
học, cần phải tạo điều kiện và tác động cho sự cộng tác tối ưu giữa giáo viên
và học sinh nhằm xác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung phù hợp kế
hoạch, áp dụng hài hòa các phương pháp, tận dụng các phương tiện và điều
kiện hiện có, tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học. Để quản lý hoạt động
dạy học có hiệu quả cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau:
- Quản lý xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình của tổ chuyên
môn, của cá nhân.
- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của giáo viên.
- Quản lý công tác đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.
- Quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của giáo viên.
- Quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên.
- Quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn.
- Quản lý việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 11 -
- Quản lý việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục tiêu giáo dục,
hoạt động dạy học và đặc điểm của học sinh trung học cơ sở.
1.3. Hoạt động dạy học ở trƣờng THPT
1.3.1. Mục tiêu giáo dục cấp THPT

- Mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13].
- Mục tiêu dạy học là hình thành những kiến thức , kỹ năng , kỹ xảo
cho ngườ i họ c , trong quá trì nh đó hình thành ở người học thái độ , tình cảm
và đạo đức .
- Mục tiêu dạy học cấp THPT phải đảm bảo chuẩn kiến thức , kỹ năng
của từng môn học, hoạt động giáo dục. Mỗ i môn họ c, hoạt động dạy học đều
có chuẩn kiến thức , kỹ năng. Mỗ i giai đoạ n họ c tậ p đề u xá c định chuẩ n kiế n
thứ c, kỹ năng trong từng giai đoạn học tập.
1.3.2. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, có mối quan
hệ với các thành tố khác và tạo nên hoạt động phong phú, đa dạng của giáo
viên và HS. Nội dung dạy học được hình thành từ những tinh hoa của nền văn
hóa vật chất và nền văn hóa tinh thần được tích lũy trong quá trình phát triển
lịch sử- xã hội. Đó là hệ thống những tri thức về tự nhiên, về xã hội, tư duy,
về cách thức hoạt động, hệ thống những kinh nghiệm sáng tạo, hệ thống về
thái độ đối với tự nhiên, xã hội, cộng đồng.
Nội dung dạy học là một hệ thống bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 12 -
- Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương pháp
nhận thức nhằm hình thành ở các em năng lực nhận thức thế giới.
Hệ thống tri thức được đưa vào nội dung dạy học phải bao gồm nhiều
loại khác nhau, đặc trưng cho các khoa học cơ bản.

Tri thức bao gồm các dạng khác nhau, đó là:
+ Các sự kiện và hiện tượng cơ bản;
+ Các khái niệm và thuật ngữ khoa học;
+ Các định luật và học thuyết;
+ Các phương pháp nhận thức và lịch sử phát triển khoa học
Các dạng tri thức này liên quan mật thiết với nhau mặc dù chúng có vai
trò khác nhau trong việc thực hiện các chức năng của tri thức. Do đó trong
quá trình dạy học chúng ta cần bồi dưỡng cho học sinh các dạng tri thức đó
một cách hợp lý và đồng bộ.
- Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí óc và lao động chân tay.
Đây là một thành phần quan trọng của nội dung dạy học trong thành
phần thứ nhất của nội dung là tri thức. Tri thức rất cần thiết vì thiếu chúng thì
không thể thực hiện những cách thức hoạt động. Nắm tri thức chưa đủ mà cần
phải nắm được kinh nghiệm vận dụng những cách thức hành động trong thực
tiễn. Do đó trong chương trình sách giáo khoa, chúng ta phải quy định những
hệ thống kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh phải nắm vững.
- Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là tiền đề cho hoạt động sáng tạo. Thành phần
này của nội dung dạy học nhằm chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm tòi, giải
quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực.
Hoạt động sáng tạo có những đặc điểm riêng được thể hiện qua những
nét sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 13 -
+ Sự tự lực truyền tải kiến thức và kỹ năng vào tình huống mới.
+ Phát hiện những vấn đề mới trong tình huống quen thuộc.
+ Xây dựng những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề nào đó.
+ Xây dựng những cách giải quyết hoàn toàn mới, khác với cách giải

quyết đã từng quen biết.
- Hệ thống những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người.
Đây là yếu tố rất quan trọng của nội dung dạy học vì nó giáo dục cho
học sinh cái yêu, cái ghét, cái nhục, cái vinh, lòng cao thượng, đức hi sinh,
là phẩm chất cơ bản của nhân cách
1.3.3. Qu¶n lý d¹y häc ë tr-êng trung học phổ thông
Trong việc quản lý dạy học ở trường THPT cần bám vào các nội dung
sau:
- Quản lý thực hiện nội dung chương trình
+ Mục đích của quản lý thực hiện nội dung chương trình:
Duy trì kỷ cương , nề nếp trong dạy học ; đả m bả o cung cấp đủ kiế n
thứ c, kỹ năng của từng môn họ c, hoạt động giáo dục
Giúp cán bộ quản lý có cơ sở chính xác để quản lý tốt hoạt động giảng
dạy của giáo viên.
+ Yêu cầu về quản lý thực hiện nội dung chương trình:
Để quản lý tốt thực hiện nội dung chương trình cán bộ quản lý trường
THPT cần quán triệt mục tiêu giáo dục THPT theo luật giáo dục đã quy định:
“Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông
và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 14 -
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống
lao động”. [13]
Quán triệt thực hiện nội dung giáo dục THPT theo Luật giáo dục, cụ
thể là:
“Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung
đã học ở trung học cơ sở, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông,

cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác nhau về khoa học
xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết
cần thiết, tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”. [13]
Ở THPT thực hiện dạy học phân hóa bằng phân ban kết hợp với tự
chọn và thực hiện phương án phân thành 3 ban: Ban Khoa học tự nhiên, ban
Khoa học xã hội và nhân văn, ban cơ bản.
- Xây dựng và quản lý nề nếp dạy học
+ Mục đích của xây dựng và quản lý nề nếp dạy học:
Duy trì kỷ cương, nề nếp trong dạy học; góp phần nâng cao chất
lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, nhằm đạt mục
tiêu dạy học đề ra.
+ Yêu cầu cần đạt về xây dựng và quản lý nề nếp dạy học:
Quản lý việc dạy đủ, dạy đúng phân phối chương trình, nội dung
chương trình; cải tiến phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng năng lực tư duy,
diễn đạt và hướng dẫn học sinh tự học; thực hiện đúng những quy định về
kiểm tra, chấm bài, ghi sổ điểm và các loại hồ sơ dạy học khác. Phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém.
Xây dựng và quản lý nền nếp dạy học còn bao hàm cả việc xây dựng
một tập thể nhà trường có độ ổn định cao về mặt tổ chức hoạt động sư phạm
cũng như về tinh thần, đời sống, có sự đoàn kết gắn bó, cộng đồng hợp tác với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 15 -
nhau trong công việc một cách nhịp nhàng, đồng bộ, giúp đỡ nhau cùng tiến,
tập thể đó có trạng thái tinh thần lành mạnh, dân chủ, nhân đạo, sư phạm và
thẩm mỹ.
- Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học
+ Mục đích của tổ chức đổi mới phương pháp dạy học:
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp

với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
+ Yêu cầu cần đạt về tổ chức đổi mới phương pháp dạy học:
Hướng hoạt động dạy học của thầy và trò vào việc đáp ứng mục đích,
nhu cầu, lợi ích của người học. Cần trả lời câu hỏi: Học để làm gì? theo
khuyến cáo của UNESSCO thì: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học
để hòa nhập. [3]
Giáo viên là nhân vật giữ vị trí then chốt, là người giữ vai trò có tính
quyết định chất lượng giáo dục, hay nói cách khác là người quyết định sự
thành bại của giáo dục phổ thông. Hoạt động dạy của giáo viên tuân theo quy
luật, trước hết là nội dung và cách học, là đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện
học tập của học sinh [8].
Phân hóa vừa sức cố gắng của người học theo từng trình độ khác nhau.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học.
Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá.
Tạo tiềm năng cho người học tự học suốt đời và tham gia nghiên cứu,
ứng dụng khoa học, công nghệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 16 -
KÕT LUËN CH¦¥NG 1
Quản lý HĐDH là những hoạt động cơ bản trong nhà trường phổ thông,
đó là những tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể giáo
viên và học sinh và lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy
động học sinh tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường
giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối đa tới các mục tiêu dự kiến.

Quản lý các HĐDH và giáo dục có đối tượng nghiên cứu là xây dựng các
biện pháp quản lý các hoạt động này một cách hiệu quả, đem lại lợi ích lớn nhất
cho người học và cho xã hội. HĐDH bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học:
Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là
đối tượng chiếm lĩnh. Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức
dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Chiếm lĩnh tri thức, khái niệm khoa
học còn được hiểu là tái tạo khái niệm, tri thức cho bản thân, thao tác với nó, sử
dụng nó như công cụ, phương pháp để chiếm lĩnh các tri thức, khái niệm khác,
mở rộng, đào sâu cho khái niệm đó và vốn tri thức.
Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình dạy học của học sinh để hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Nếu học nhằm mục đích chiếm lĩnh
khái niệm khoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Dạy có hai
chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau là truyền đạt
thông tin dạy học và điều khiển thông tin dạy học, điều khiển HĐDH.
Mặt khác hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học ở các
trường THPT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đòi hỏi nhà quản lý phải luôn đầu
tư, tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của đơn vị để góp
phần vào việc xây dựng mặt bằng giáo dục chung của cấp học, đáp ứng nhu cầu
của xã hội và hội nhập Quốc tế.



S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

- 17 -
Chng 2
THựC TRạNG DạY HọC Và QUảN Lý
ở CáC TRƯờNG THPT HUYệN LƯƠNG TàI, TỉNH BắC NINH
2.1. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh kinh t - xó hi huyn Lng Ti, tnh Bc Ninh.
2.1.1. V trớ a lý, iu kin t nhiờn

Huyn Lng Ti thuc tnh Bc Ninh, nm phớa Nam ca tnh
Bc Ninh c tỏch ra t huyn Gia Lng nm 1999.
V a lý hnh chớnh: Phớa Tõy giỏp huyn Thun Thnh, phớa ụng
giỏp huyn Chớ Linh v Nam Sỏch, phớa Nam giỏp Huyn Cm Ging ca
tnh Hi Dng, phớa Bc giỏp huyn Gia Bỡnh tnh Bc Ninh. Lng Ti cú
mt mt tip giỏp vi sụng Thỏi Bỡnh vi chiu di khong trờn 10 Km.
Theo s lng thng kờ ca phũng thng kờ huyn Lng Ti tớnh n
nm 2011, Lng Ti cú din tớch 101,2 km
2
, dõn s gm 101.500 ngi v
mt dõn s l 1.003 ngi /1km
2
, thnh phn dõn tc 100% l ngi Kinh.
So vi ton tnh thỡ Lng Ti l huyn trung bỡnh tớnh c v din tớch v dõn
s ca tnh Bc Ninh. Huyn cú 13 xó v 1 th trn.
2.1.2. Kinh t vn húa xó hi
- V kinh t :
C cu kinh t ch yu ca Lng Ti l nụng nghip, tiu th cụng
nghip, xõy dng c bn, nụng - lõm - ng nghip, dch v, thng mi.
Nhng nm gn õy, kinh t - xó hi huyn Lng Ti cú nhiu chuyn bin
tớch cc mc tng trng kinh t hng nm l 15% tr lờn, song im xut
phỏt cũn thp v nhiu hn ch v s chuyn dch c cu kinh t, sn xut cũn
chm, cha ng u gia cỏc vựng, khi lng hng hoỏ cũn thp, nh l
cha tp trung, cht lng sn xut, kinh doanh hiu qu cũn thp, kh nng
cnh tranh trờn th trng cũn hn ch cho nờn nn kinh t vn cũn yu kộm
mang tớnh t cp, t tỳc thu nhp bỡnh quõn u ngi mi t mc 1500

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 18 -

USD/năm. Hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm đang được nâng
cấp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương như
đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hoá; 100% các thôn xóm đã có điện
phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế của địa phương; 100%
các trường từ tiểu học đến trung học đều được kiên cố hóa.
- Về văn hoá xã hội:
Cũng như các địa phương khác của Bắc Ninh, người dân Lương Tài có
truyền thống cần cù lao động và hiếu học, có lòng yêu nước nồng nàn đoàn
kết đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy truyền thống quê hương đất nước Lương Tài luôn luôn quan
tâm tới lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được củng cố và có những bước tiến
bộ rõ rệt. Chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, công tác cải cách
hành chính đạt được kết quả rất phấn khởi, quốc phòng, quân sự địa phương
được tăng cường, an ninh chính trị và an toàn xã hội được giữ vững.
Tích cực giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Quan
tâm tạo việc làm cho người lao động, quan tâm phát triển công nghiệp và đô
thị, làng nghề đồ gỗ, đồ đồng, khuyến khích xuất khẩu lao động; xây dựng và
từng bước hiện đại hoá các cơ sở đào tạo nghề ở trung tâm kỹ thuật hướng
nghiệp và dạy nghề của huyện cùng Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh, thực
hiện hiệu quả chính sách xã hội phấn đấu toàn huyện không còn hộ đói giảm
hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, đảm bảo các chế độ xã hội, y tế cho các đối
tượng trên địa bàn, kiềm chế đẩy lùi tệ nạn xã hội nhất là ma tuý và mại dâm.
Chăm lo công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; kế hoạch
hoá gia đình; tăng cường hoạt động thể dục thể thao văn hóa văn nghệ, thực
hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc và
năng cao sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vệ sinh an

S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn


- 19 -
ton thc phm, kim ch tc tng trng dõn s t nhiờn, duy trỡ v phỏt
trin cỏc mụn th thao truyn thng, th thao qun chỳng.
2.2. Mt vi nột v giỏo dc v o to ca huyn Lng Ti
2.2.1. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh giỏo dc Lng Ti
c s quan tõm ca Huyn u, Hi ng nhõn dõn, U ban nhõn dõn
huyn v nhõn dõn Lng Ti, cỏc cp hc ca huyn phỏt trin v n nh v
cỏc loi hỡnh vi 04 trng THPT, 01 trung tâm giáo dục th-ờng
xuyên, 15 trng tiu hc v 14 trng trung học cơ sở. Song nhỡn
chung cht lng giỏo dc ton din ca huyn cũn thp so vi yờu cu ca
s phỏt trin ca tnh Bc Ninh.
2.2.2. i vi cỏc trng THPT trờn a bn huyn Lng Ti
- Loi hỡnh trng v s hc sinh
* Bng 2.1- Cỏc loi hỡnh trng THPT nm hc 2011-2012
STT
Loi hỡnh trng
S trng
S hc sinh
1
Cụng lp
2
3433
2
Dõn lp
1
926
3
T thc
1
212

4
TTGD Thng xuyờn (B tỳc)
1
132

Tng s
5
4703
(Ngun s GD&T Bc Ninh )
Nhỡn chung s lng hc sinh cú xu hng gim dn v dn n nh.
Nh vy cho n nm hc 2011-2012 huyn Lng Ti ó cú bn loi hỡnh
trng vi 4703 hc sinh, i ng giỏo viờn 100% c o to t chun,
s giỏo viờn trờn chun t 10,25%, c s vt cht ca cỏc trng u m
bo cho vic dy v hc: phũng hc kiờn c ỏnh sỏng, thoỏng mỏt cỏc
trng u cú phũng chc nng nh phũng thớ nghim, phũng mỏy tớnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 20 -
máy chiếu, nhà đa năng… 3/5 đơn vị tổ chức học một ca. Đặc biệt trong số
các trường THPT công lập có trường THPT Lương Tài 1 đã có bề dầy gần
60 năm xây dựng và phát triển được tặng thưởng Huân chương lao động
hạng Nhất năm 2008.
- Lịch sử phát triển các trường THPT công lập huyện Lương Tài
* Bảng 2.2- Loại trường và cơ sở vật chất
TT
Trường THPT
Loại
trường
Năm thành

lập
Diện tích
trường (m
2
)
Số phòng học
Kiên cố
Cấp 4
1
Lương Tài 1
Công lập
1953
17.500
48
0
2
Lương Tài 2
Công lập
2000
18.000
28
0
(Nguồn: Các trường THPT huyện Lương Tài)
Nhận xét :
Về qui mô các trường THPT trong huyện Lương Tài đều lớn, có số lớp,
số học sinh đông so víi c¸c tr-êng trong tØnh. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đã được các trường đầu tư nhiều
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu về công tác
đổi mới phương pháp dạy học. Trang thiết bị thí nghiệm đã được tỉnh đầu tư
nhưng so với yêu cầu vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ.

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào ở các trường THPT trong huyện.
Điểm tuyển sinh vào lớp 10, đề thi do Sở GD&ĐT Bắc Ninh ra chung
cho toàn tỉnh. Môn Văn, Toán tính hệ số 2, ngoại ngữ hệ số 1; cộng cả điểm
khuyến khích và ưu tiên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 21 -

* Bảng 2.3 - Số liệu tuyển sinh đầu vào năm học 2011-2012
TT
Trường THPT
Số lớp
Số HS
Điểm tuyển
1
Lương Tài 1
15
675
24.5
2
Lương Tài 2
11
501
22.25
(Nguồn: Phòng KT&KĐ Sở GD&ĐT Bắc Ninh)
Nhận xét:
Chất lượng đầu vào HS các trường THPT ở huyện Lương Tài là mức
trung bình trong tỉnh, số học sinh được tuyển vào THPT công lập chiếm

khoảng 75%. HS tuyển vào trường các trường THPT có điểm bình quân từng
môn trên 4.5 điểm.
2.3. Thực trạng chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT huyện Lƣơng Tài
2.3.1. Chất lượng đội ngũ CBQL, GV của các trường THPT huyện Lương Tài
- Đội ngũ cán bộ quản lý
* Bảng 2.4- Bảng thống kê trình độ đào tạo đội ngũ Ban giám hiệu
(Nguồn: Các trường THPT huyện Lương Tài)
Nhận xét:
TT
Tên trƣờng
Tổng số
Trình độ
chuyên
môn
Số năm
Tham gia QL
Đã
qua
lớp
QL
GD
Độ tuổi
BGH
Nữ
Đảng
viên
Trên
ĐH
ĐH
Từ

1-5
năm
Từ
5-10
năm
Trên
10
năm
Dưới
45
Trên
45
1
Lƣơng Tài 1
4
0
4
1
3
1
0
3
4
1
3
2
Lƣơng Tài 2
4
0
4

3
1
2
1
1
3
3
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 22 -
- Ban giám hiệu tất cả các trường gồm 4 đồng chí, gồm 1 Hiệu trưởng
và 3 phó Hiệu trưởng. Tất cả các đồng chí trong Ban giám hiệu đều có kinh
nghiệm quản lý, có năng lực và phẩm chất tốt, có uy tín với tập thể sư phạm,
được chính quyền và nhân dân địa phương kính trọng. Tuy nhiên ở mỗi cán
bộ quản lý có một phong cách riêng, tạo nên hiệu quả quản lý khác nhau, vì
vậy việc trao đổi kinh nghiệm quản lý là một trong những biện pháp tự bồi
dưỡng nghiệp vụ của người quản lý.
- Đội ngũ Giáo viên.
* Bảng 2.5- Trình độ GV các trường THPT
TT

Tên
trƣờng
THPT
Tổng số
Tỷ
lệ
GV/

lớp
Trình độ đào tạo
Xếp loại chuyên môn
GV
lớp
Trên
ĐH
ĐH

Giỏi cấp
Tỉnh
giỏi cấp
Trường
Trung
bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Lƣơng
Tài số 1

97
45
2,15
10
10,3
87
89,7
0

10
10,3
48
49,4
49
51,6
2
Lƣơng
Tài số 2
73
34
2,14
7
9,5
66
90,5
0

8
10,9
36

49,3
37
51,7
(Nguồn: Các trường THPT huyện Lương tài)
Nhận xét :- Giáo viên có trình độ thạc sỹ còn ít so với mặt bằng chung
của tỉnh là 12,5%, hiện nay các trường đều khuyến khích giáo viên đi học sau
đại học và cũng phù hợp với chính sách khuyến tài của tỉnh hy vọng 2015
Lương Tài sẽ có khoảng trên 15% giáo viên THPT trên chuẩn.
- Giáo viên giỏi cấp Tỉnh ít, chỉ đạt tỷ lệ hơn 10%, trong khi đó giáo
viên giỏi cấp trường thì nhiều. Các trường cần có kế hoạch bồi dưỡng để tăng
tỷ lệ giáo viên giỏi tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 23 -
- Đối với các trường trong huyện Lương Tài hàng năm số giáo viên
thuyên chuyển nhiều gây lên sự xáo trộn, hiện tượng thiếu giáo viên cục bộ
vẫn còn, biên chế GV/Lớp chưa đạt.
- Trình độ và năng lực giáo viên ở các trường có nhiều bất cập. Sự trẻ
hoá đội ngũ giáo viên THPT cũng đem lại nguồn sinh khí mới, nhưng bên
cạnh đó kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm sư phạm thì lớp trẻ lại có phần
hạn chế nhiều.
- Mặt trái của kinh tế thị trường có phần nào ảnh hưởng lớn đến chất
lượng đội ngũ. Hơn thế nữa sự thay đổi, cải cách chương trình trong ba năm
gần đây đã đảo lộn thói quen của toàn bộ giáo viên và học sinh.
- So với các trường trong tỉnh và các trường ở các huyện lân cận, so với
mục tiêu giáo dục. Kết quả mà thầy trò các trường THPT huyện Lương Tài đã
nỗ lực phấn đấu đạt được là đáng khích lệ. Song cũng bộc lộ nhiều điểm hạn
chế và bất cập sau:
+ Nhận thức, nắm bắt thông tin xã hội và giáo dục của một số giáo viên

còn hạn chế, đặc biệt việc cập nhật thông tin trên mạng Internet hỗ trợ cho
chuyên môn còn hạn chế so với yêu cầu, ít giành thời gian cho đọc sách báo
và tài liệu tham khảo, tiếp cận kiến thức mới, đổi mới phương pháp giảng dạy
thích ứng với cải cách chương trình chưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến chất
lượng dạy học.
+ Biên chế giáo viên trên lớp chưa đảm bảo so với quy định của Bộ
GD&ĐT là 2.25 GV/lớp, ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí chuyên môn mang
tính chuyên sâu. Đặc biệt hoạt động hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên
lớp, dạy nghề không có giáo viên chuyên trách mà phải lấy giáo viên dạy các
môn văn hóa kiêm nhiệm, không được tính trong biên chế nên chất lượng dạy
các môn này chưa đáp ứng được yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 24 -
+ Chất lượng dạy học không đồng đều. Đại bộ phận giáo viên có tuổi
đời và tuổi nghề cao vẫn tâm huyết với nghề dạy học, tiếp tục phát huy các
kết quả đã đạt được, gương mẫu, đào tạo thế hệ trẻ. Nhưng có một bộ phận
giáo viên có phần suy sụp về ý chí, sức khoẻ giảm sút, giảng dạy thiếu nhiệt
tình, ít chịu cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến cách nghĩ cách
làm, nên số giáo viên này chưa có cách tiếp cận tốt với thế hệ trẻ ngày nay.
Những bất cập này chỉ có thể giải quyết được nếu người quản lý trường
học biết kết hợp hài hoà giữa yếu tố phát triển và tính kế thừa để xây dựng
đội ngũ đủ mạnh (vững vàng về phẩm chất và năng lực), nhằm một mục tiêu
là nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
2.3.2. Chất lượng học tập của häc sinh ở các trường THPT Lương Tài
* Bảng 2.6 - Kết quả học lực của HS năm học 2009 – 2010
Trƣờng
THPT
Số HS

Loại
kém
Loại yếu
Loại TB
Loại khá
Loại Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lương Tài 1
2143
3
0,1
67
3,1
843
39,33
1104
51,57
126
5,9
Lương Tài 2
1527

2
0.1
40
2.6
482
31.6
942
61.7
58
3.8
Toàn tỉnh
45.134
54
0,1
1.932
4,3
18.724
41,54
21.831
48,36
2.593
5,7
(Nguồn: Phòng KT&KĐ- Sở GD&ĐT Bắc Ninh)

* Bảng 2.7 - Kết quả học lực năm học 2010-2011
Trƣờng
THPT
Số HS
Loại kém
Loại yếu

Loại TB
Loại khá
Loại Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lương tài 1
2003
7
0.3
73
3.64
700
34.9
1085
54.17
138
6.9
Lương Tài 2
1430
1
0.07
50

3.5
484
33.85
835
58.39
58
4.06
Toàn tỉnh
43.658
44
0,1
1.883
4,31
17.192
39,38
21.758
49,84
2.781
6,37
(Nguồn: Phòng KT&KĐ- Sở GD&ĐT Bắc Ninh)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- 25 -
Nhận xét:
- Nhìn vào bảng thống kê kết quả qua các năm học ta nhận thấy rằng:
số lượng học sinh của các đơn vị giảm nhẹ điều này có hai nguyên nhân một
là do số học sinh trong độ tuổi giảm, hai là do các đơn vị lấy theo qui định
45HS/Lớp (hoặc 40HS/Lớp) nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia, Sự đánh
giá xếp loại học lực ở các trường THPT trong huyện không đồng đều, đặc biệt

là số học sinh giỏi và yếu kém. Có trường đánh giá chặt, có trường đánh giá
lỏng hơn, có năm đánh giá chặt hơn, có năm đánh giá lỏng hơn.
- Số học sinh có học lực yếu, kém có tỷ lệ cao hơn toàn tỉnh
- Số học sinh có học lực khá có tỷ lệ cao hơn toàn tỉnh
- Hạnh kiểm của HS các trường THPT qua các năm học
* Bảng 2.8 - Xếp loại hạnh kiểm các trường THPT năm học 2009 – 2010

Trường
THPT
Số HS
Loại yếu
Loại TB
Loại khá
Loại Tốt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lương Tài 1
2143
17
0,7
112
5,2
235
10,9

1779
83,2
Lương tài 2
1527
18
1,2
73
4,8
249
16,3
1185
77,6
Toàn tỉnh
45.134
572
1,2
2.704
5,9
9.206
20,39
32.652
72,51
(Nguồn: Phòng KT&KĐ- Sở GD&ĐT Bắc Ninh)
* Bảng 2.9 - Xếp loại hạnh kiểm các trường THPT năm học 2010 – 2011

Trường THPT
Số HS
Loại yếu
Loại TB
Loại khá

Loại Tốt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lương Tài 1
2003
13
0,6
125
6,2
275
14,0
1.590
79,4
Lương Tài 2
1430
9
0,63
81
5,66
249
17,41
1089
76,15
Toàn tỉnh

43.658
505
1,16
2.628
6,02
9.155
20,97
31.370
71,85
(Nguồn: Phòng KT&KĐ- Sở GD&ĐT Bắc Ninh)

×