Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.11 KB, 114 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NÔNG THỊ HUYỀN TRANG






ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN XUÔI VI HỒNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC










THÁI NGUYÊN - 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NÔNG THỊ HUYỀN TRANG




ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN XUÔI VI HỒNG




Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Đào Thị Vân






THÁI NGUYÊN - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn





Nông Thị Huyền Trang




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VÀ CỤM TỪ 7
1.1.1. Khái quát về từ 7
1.1.2. Khái quát về cụm từ 11
1.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ 14
1.2.1. Khái niệm tu từ 14
1.2.2. Phân loại biện pháp tu từ 14
1.3. SƠ LƢỢC VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ 18
1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ 18
1.3.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ 18
1.4. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH VĂN BẢN 23
1.4.1. Khái niệm phong cách văn bản 23
1.4.2. Các loại phong cách văn bản và sơ lƣợc về phong cách khẩu ngữ 25
1.5. VI HỒNG VÀ TÁC PHẨM 28

1.5.1. Vài nét về tác giả Vi Hồng 28
1.5.2. Vài nét về văn xuôi Vi Hồng 30
1.7. TIỂU KẾT 31
Chƣơng 2. MỘT SỐ LỚP TỪ NGỮ THỂ HIỆN ĐẶC ĐIỂM VĂN
XUÔI VI HỒNG 32
2.1. LỚP TỪ NGỮ CỦA TIẾNG DÂN TỘC TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 33
2.1.1. Nhận xét chung 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.1.2. Phân loại lớp từ ngữ tiếng Tày trong tác phẩm của Vi Hồng 35
2.2. LỚP TỪ KHẨU NGỮ TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 57
2.2.1. Nhận xét chung 57
2.2.2. Phân loại và miêu tả lớp từ khẩu ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 58
2.3. LỚP TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 64
2.3.1. Nhận xét chung 64
2.3.2. Phân loại lớp từ địa phƣơng trong văn Vi Hồng 65
2.4. LỚP TỪ NGỮ RIÊNG CỦA VI HỒNG 66
2.4.1. Nhận xét chung 66
2.4.2. Phân loại và miêu tả lớp từ ngữ của riêng Vi Hồng 67
2.5. TIỂU KẾT 69
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 71
3.1. BIỆN PHÁP SO SÁNH TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 71
3.1.1. Nhận xét chung 71
3.1.2. Nét riêng của phép so sánh trong sáng tác của Vi Hồng 72
3.2. BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ TRONG VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG 85
3.2.1. Nhận xét chung 85
3.2.2. Miêu tả phép nhân hóa trong văn Vi Hồng 85

3.3. BIỆN PHÁP KHOA TRƢƠNG TRONG VĂN XUÔI CỦA VI HỒNG 88
3.3.1. Nhận xét chung 88
3.3.2. Một số ví dụ về biện pháp khoa trƣơng 88
3.4. CÁCH NÓI VÕNG VO TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG 93
3.4.1. Khái niệm về cách nói vòng vo 93
3.4.2. Phân tích cách nói vòng vo trong văn Vi Hồng 93
3.5. TIỂU KẾT 102
PHẦN KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU KHẢO SÁT 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp và là công cụ để tƣ duy. C. Mác đã
nói : “Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của con người cần phải nói với nhau một
cái gì đấy, trao đổi với nhau một cái gì đấy”; Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận
định : “Ngôn ngữ là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý giá của mỗi dân tộc”.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ là một trong những cầu nối
quan trọng để tiếp cận cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1 Đối với văn học nghệ thuật, ngôn ngữ là phƣơng tiện quan trọng
bậc nhất trong việc thể hiện nội dung, tƣ tƣởng, chủ đề của một tác phẩm.
Nói đến ngôn ngữ văn chƣơng là nói đến chức năng thẩm mỹ, giá trị tạo hình,
giá trị biểu trƣng, biểu cảm to lớn. Để có thể khắc hoạ chân thực, sinh động
bức tranh cuộc đời, ngƣời nghệ sĩ, ngoài sự trải nghiệm sâu sắc, còn đòi hỏi
khả năng huy động, khai thác tốt giá trị tiềm tàng của các phƣơng tiện ngôn
ngữ. Một trong những nhà văn đã tận dụng triệt để vai trò của các phƣơng tiện

ấy trong mảng đề tài viết về dân tộc miền núi của mình là Vi Hồng.
1.2 Nhắc tới Vi Hồng là nhắc tới một “kiện tƣớng” của văn học thiểu số
. Với sức sáng tạo của khối óc, sự chân thực của cảm xúc và bầu nhiều huyết
của con tim, qua hệ thống các tác phẩm của mình, Vi Hồng đã góp một tiếng
nói chân thành, sâu sắc vào bản đàn văn học viết về miền núi đa thanh, muôn
giọng. Các tác phẩm của ông đƣợc lấy chất liệu từ cuộc sống, thiên nhiên và
con ngƣời núi rừng Việt Bắc, nơi nhà văn sinh ra, yêu mến và vô cùng am
hiểu. Có thể nói Vi Hồng đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành
diện mạo chung của các dân tộc miền núi.
1.3 Nghiên cứu về Vi Hồng cùng sự nghiệp của ông có nhiều công
trình khoa học. Tuy nhiên, các công trình này mới dừng lại ở việc đánh giá
chung hay đi vào một số khía cạnh của một số tác phẩm cụ thể. Vấn đề ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
ngữ trong văn xuôi Vi Hồng chƣa đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm đúng
mức. Đặc biệt, việc tìm hiểu ngôn ngữ để từ đó thấy đƣợc tính dân tộc trong
các tác phẩm của Vi Hồng thì rất hiếm nhà khoa học đề cập tới. Đây là nội
dung tƣơng đối mới mẻ.
Đi sâu vào các sáng tác của Vi Hồng, ta sẽ thấy ngôn ngữ đƣợc ông sử
dụng rất đa dạng, phong phú, thể hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm một cách hiệu
quả. Mỗi phƣơng tiện ngôn ngữ đều đƣợc sử dụng với một mục đích nhất
định và đem lại các giá trị khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu ngôn ngữ trong văn
xuôi của Vi Hồng là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu đƣợc phong cách nghệ thuật của nhà văn Vi
Hồng mà qua đó, sẽ thấy đƣợc nét riêng của những con ngƣời dân tộc thiểu số
ở vùng núi phía Bắc. Với ý nghĩa thiết thực ấy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề
tài “Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng” làm công trình nghiên cứu khoa
học với mong muốn tìm hiểu thêm một khía cạnh nữa trong văn xuôi của Vi Hồng.

2. Lịch sử vấn đề.
Nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng có thể thấy các tác giả chủ yếu nghiên
cứu trên hai góc độ là góc độ văn chƣơng và góc độ ngôn ngữ.
2.1. Từ góc độ văn chương.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn
Vi Hồng đã đƣợc quan tâm và chú trọng. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh
viên Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã khai thác tác phẩm của Vi
Hồng ở nhiều góc độ khác nhau.
Trong khoá luận “ Tính dân tộc trong tiểu thuyết : Tháng năm biết nói;
Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng” (Khoá luận
tốt nghiệp, ĐHSP Thái Nguyên, 2004), Nông Thị Quỳnh Trâm đã làm sáng tỏ
và khẳng định những đặc sắc của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng
trên hai phƣơng diện : nội dung (tìm hiểu tính dân tộc qua cảm hứng về thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
nhiên, về phong tục tập quán, về nhân vật và cốt cách, tâm hồn nhân vật trong
tác phẩm) và hình thức (biện pháp so sánh – liên tƣởng, câu văn giàu hình
ảnh, cách xây dựng kết cấu theo lối truyền thống…)
Cũng nghiên cứu về tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn
thạc sĩ “ Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng” (Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
Thái Nguyên, 2003) của tác giả Hoàng Văn Huyên đƣợc xem là công trình
nghiên cứu công phu nhất về tiểu thuyết Vi Hồng từ trƣớc đến nay. Trong đó,
luận văn chỉ ra cốt cách tâm hồn dân tộc miền núi Việt Bắc trong hệ thống
nhân vật Vi Hồng, chỉ ra một số phƣơng diện nghệ thuật mang đậm bản sắc
dân tộc nhƣ : lời văn giản dị, mộc mạc…
Tác giả Vi Hà Nguyên thì tìm hiểu “ Hình tượng nhân vật thiếu nhi
trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP
Thái Nguyên, 2004). Trên cơ sở những nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng

nhân vật thiếu nhi, luận văn đã có cái nhìn đúng đắn về sự phản ánh con
ngƣời miền núi trong sáng tác của nhà văn, thấy đƣợc nét độc đáo trong sáng
tạo nghệ thuật của tác giả, đồng thời khẳng định thêm đóng góp của Vi Hồng
trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Ngoài luận văn cử nhân và luận văn thạc sĩ đã nêu ở trên, TS Phạm
Mạnh Hùng – Đại học Thái Nguyên có đề tài nghiên cứu một cách toàn diện
về nhà văn Vi Hồng đó là “ Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi
Hồng” (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003). Trong khi nghiên cứu và tìm hiểu
văn xuôi Vi Hồng con nhiều hạn chế thì đề tài này có ý nghĩa quan trọng
nhằm cung cấp những cứ liệu về các tác phẩm của Vi Hồng.
2.2. Từ góc độ ngôn ngữ.
Trên phƣơng diện ngôn ngữ có luận văn “ Bước đầu tìm hiểu lời thoại
trong văn xuôi Vi Hồng” (Luận văn thạc sĩ , ĐHSP Thái Nguyên, 2008) của
Hoàng Thị Quỳnh Ngân. Với luận văn này tác giả đã từng bƣớc cho chúng ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
thấy lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phƣơng diện cấu tạo ngữ pháp,
phƣơng diện dụng học và một số nét riêng của lời thoại trong các tác phẩm
của ông. Có thể nói công trình nghiên cứu này đã đóng góp thêm cho góc độ
nghiên cứu về ngôn ngữ trong văn của Vi Hồng.
Ngoài ra còn có một số đề tài và khoá luận của sinh viên nhƣ: “Giọng
điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng” (Đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP
Thái Nguyên, 2005) của Ngô Thu Thủy, “Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết
“Người trong ống” của nhà văn Vi Hồng” (Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Thái
Nguyên, 2007) của Trần Thị Hồng Nhung nghiên cứu về các tác phẩm của nhà
văn Vi Hồng từ các góc độ nhƣ giọng điệu trần thuật, cấu trúc ngữ pháp, cách
sử dụng từ ngữ…đều nhằm toát lên phong cách của nhà văn.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã dẫn ở trên cho thấy việc nghiên

cứu về Vi Hồng và các tác phẩm dƣới nhiều góc độ đã thu hút đƣợc nhiều
ngƣời tham gia. Các đề tài về tính dân tộc trong văn xuôi Vi Hồng đƣợc công
bố hàng loạt, song về phƣơng diện ngôn ngữ thể hiện nét riêng của tác giả
mới chỉ đƣợc đề cập tới rời rạc, lẻ tẻ và dƣờng nhƣ còn để ngỏ. Chọn hƣớng
nghiên cứu này, ngƣời viết hy vọng rằng công trình này sẽ góp phần để làm
sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách của nhà văn Vi Hồng – một trong
số những nhà văn dân tộc thiểu số tiểu biểu cho bộ phận văn học dân tộc thiểu
số tiêu biểu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi
Vi Hồng
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu một số lớp từ ngữ và
phƣơng thức thể hiện đặc điểm văn xuôi Vi Hồng trên ngữ liệu khảo sát là 5
tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của ông sau đây:
+ Phụ tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
+ Chồng thật vợ giả.
+ Lòng dạ đàn bà.
+ Tháng năm biết nói.
+ Núi cỏ yêu thƣơng.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng nhằm các mục
đích sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số đặc điểm về ngôn ngữ đƣợc sử dụng
trong văn xuôi Vi Hồng
- Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm, chỉ ra các phƣơng tiện và phƣơng
thức sử dụng ngôn ngữ trong văn xuôi của Vi Hồng.

- Làm tƣ liệu cho những ai muốn tìm hiểu về ngôn ngữ trong văn xuôi
Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi về đề tài miền núi nói chung.
Từ mục đích trên, luận văn xác định nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề về lý thuyết ngôn ngữ nhƣ: một số vấn đề lý
thuyết về ngữ pháp tiếng Việt, về Ngữ dụng học, về tu từ học.
- Khảo sát và phân loại các lớp từ ngữ mang đặc điểm phong cách nhà văn.
- Khảo sát và phân loại một số phƣơng thức sử dụng biện pháp tu từ và
cách dùng ngôn ngữ trong hội thoại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp thống kê – phân loại: phƣơng pháp nghiên cứu này
đƣợc dùng để thống kê phân loại các lớp từ ngữ và cách biện pháp tu từ sử
dụng trong câu văn trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Muốn chỉ ra đƣợc những dấu hiệu
ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng phải đặt nó trong thế so sánh đối chiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những nét đặc
trƣng riêng của ngôn ngữ văn xuôi của Vi Hồng.
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Phƣơng pháp này dùng để phân
tích các tín hiệu ngôn ngữ và dùng để tổng hợp các kết quả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
6.1. Ý nghĩa lý luận.
Khảo sát, thống kê các phƣơng tiện và phƣơng thức sử dụng ngôn ngữ
trong văn xuôi Vi Hồng, luận văn đƣa ra một góc nhìn mới trong nghiên cứu
văn xuôi Vi Hồng. Đó là nghiên cứu các phƣơng thức và phƣơng tiện ngôn
ngữ trên phƣơng diện hệ thống hóa. Hƣớng nghiên cứu này góp phần quan

trọng trong việc tiếp cận văn xuôi Vi Hồng trên bình diện ngôn ngữ học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài này nếu đạt đƣợc mục đích đề ra sẽ là tƣ liệu tham khảo cho
những ai muốn tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng nói chung, ngôn ngữ trong văn ông
nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng 2: MỘT SỐ LỚP TỪ NGỮ THỂ HIỆN ĐẶC ĐIỂM VĂN
XUÔI VI HỒNG
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ VÀ CỤM TỪ
1.1.1. Khái quát về từ
1.1.1.1. Từ là gì?
Từ trƣớc tới nay, trong ngôn ngữ học, đã có tƣơng đối nhiều định nghĩa
về từ. Các định nghĩa ấy, ở mặt này hay mặt khác đều có mặt ƣu điểm và mặt
hạn chế bởi chúng không thể bao quát hết đƣợc tất cả các sự kiện đƣợc coi là
từ trong các ngôn ngữ và ngay cả trong một ngôn ngữ cũng vậy. Vì sự phức
tạp của việc định nghĩa từ mà không ít các nhà khoa học (kể cả F.de.Saussure,

S. Bally, G. Glison…) đã chối bỏ khái niệm từ. Hoặc nếu thừa nhận họ cũng
tránh đƣa ra một khái niệm chính thức.
Các nhà ngôn ngữ học mong muốn đƣa ra một định nghĩa chung,
khái quát, đầy đủ về từ cho tất cả mọi tất cả mọi ngôn ngữ, tiếc thay, cho
đến nay vẫn chƣa đạt đƣợc và có lẽ sẽ không thể đạt đƣợc. Chúng ta có thể
đồng tình với quan điểm của L.Serba khi ông cho rằng từ trong ngôn ngữ
khác nhau, sẽ khác nhau…, và không thể có đƣợc một khái niệm về từ nói
chung. Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, ngƣời ta vẫn
thƣờng chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát
toàn thể nhƣng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lƣợng không
nhiều các trƣờng hợp ngoại lệ. Chẳng hạn : Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây
dựng nên câu.[7,137]. Quan niệm này có nhiều nét gần với quan niệm coi
từ là một hình thái tự do nhỏ nhất. Có nghĩa rằng từ là một hình thái nhỏ
nhất có thể xuất hiện độc lập đƣợc. Nhƣng ngay cả những quan niệm nhƣ
thế, thực sự cũng không phải là áp dụng đƣợc cho tất cả mọi ngôn ngữ và
tất cả mọi kiểu từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Về cấu tạo, từ đƣợc cấu tạo bởi các hình vị. Nói cách khác, từ đƣợc tạo ra
nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định.
Vậy hình vị là gì? Quan niệm thƣờng thấy về hình vị đƣợc phát biểu nhƣ sau:
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp
[7,139]. Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn
rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình.
Từ trong các ngôn ngữ đƣợc cấu tạo bằng một số phƣơng thức khác
nhau. Hay nói khác đi, ngƣời ta có những cách khác nhau trong sử dụng các
hình vị để tạo từ cụ thể nhƣ : Dùng một hình vị tạo thành một từ. Phƣơng thức

này thực chất là ngƣời ta cấp cho một hình vị cái tƣ cách đầy đủ của một từ.
Vì thế có thể gọi đây là phƣơng thức từ hoá hình vị; Tổ hợp hai hay nhiều
hình vị để tạo thành từ là một cách nữa trong việc sử dụng hình vị để tạo từ.
Dựa vào những quan điểm cũng nhƣ những điều đã trình bày, nếu
không đòi hỏi thật nghiêm ngặt thì có thể áp dụng cho tiếng Việt. Từ trong
tiếng Việt đƣợc quan niệm nhƣ sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết
cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. [7, 141]
Ví dụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì…
đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì…
Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ trong tiếng Việt là các tiếng , ngữ âm học thì
gọi tiếng là âm tiết. Mặc dù nhƣ đã trình bày ở trên, nguyên tắc phổ biến là
các từ đƣợc cấu tạo từ các hình vị, nhƣng hình vị trong các ngôn ngữ khác
nhau có thể khác nhau. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ hình
vị trong các ngôn ngữ khác, và ngƣời ta cũng gọi chúng là các hình tiết
(morphemsyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học. Về hình thức, nó trùng
với âm đoạn phát âm tự nhiên đƣợc gọi là âm tiết. Về nội dung, nó là đơn vị
nhỏ nhất có nội dung đƣợc thể hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.1.1.2. Phân loại từ theo từ loại
Căn cứ vào từ loại, có thể chia từ của ngôn ngữ nói chung thành nhiều kiểu
nhó, ví dụ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, từ tình thái, v.v… Luận văn
này quan tâm đến 3 từ loại, đó là: danh từ, động từ, tính từ.
a) Danh từ
* Khái niệm: “ danh từ là từ chuyên biểu thị ý nghĩa sự vật, đối tƣợng,
thƣờng làm chủ ngữ trong câu. “Người”, “nhà”, “tinh thần”, “Việt Nam” là
những danh từ” [34, 242].

* Phân loại:
Có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại danh từ, nhìn chung thì danh từ
có có thể phân thành các loại nhƣ sau: danh từ riêng và danh từ chung; danh
từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp; danh từ đơn vị; danh từ đếm đƣợc và
danh từ không đếm đƣợc… Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung
làm rõ các vấn đề về danh từ riêng và danh từ chung.
Thông thƣờng, khi phân biệt danh từ riêng và danh từ chung chúng ta
thƣờng căn cứ vào cách gọi tên của chúng.
- Danh từ riêng là “ tên gọi cụ thể của từng cá thể”, “Chúng là tên gọi
của từng ngƣời, tên miền đất (địa danh), tên sách báo, tên thời đại…” [2,
475]. Chúng không mang nghĩa.
Ví dụ: Lan, Mai, Cúc; Va Đáo, Thế Ru, Linh Thang Nghít…
- Danh từ chung là “ tên gọi của từng lớp sự vật đồng chất về phƣơng
diện nào đó, đó là cách gọi khái quát cho nhiều vật cụ thể thuộc cùng một lớp
đồng chất (danh từ chung chỉ vật đơn chất rất ít)”. [2, 475]
Ví dụ: Nhà, ô tô, xe máy, quạt điện, máy tính…
b) Động từ
* Khái niệm: “động từ là từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay
quá trình, thƣờng dùng làm vị ngữ trong câu. “Chạy”, “ở”, “phát triển” đều
là động từ [34, 346].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
* Phân loại:
Động từ tiếng Việt không biến hình, nên khả năng kết hợp của chúng rất
phức tạp. Và do đó, việc phân loại động từ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tổng
hợp từ nhiều cách phân loại thì động từ tạm đƣợc phân chia thành các nhóm sau:
- Động từ độc lập: là những động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình
đảm đƣơng các chức vụ cú pháp trong cụm từ hoặc câu. Động từ độc lập có

thể phân thành cách nhóm nhỏ nhƣ: động từ biểu thị hành động / hoạt động
(ví dụ: đi, ăn, ngủ, chạy , nhảy…); động từ chỉ trạng thái (ví dụ: lo lắng, buồn
phiền…); động từ tƣ thế (ví dụ: ngồi, nằm…).
- Động từ không độc lập: là những động từ không biểu thị một nội dung
ý nghĩa hoàn chỉnh, do đó, về nguyên tắc chúng không thể đứng một mình để
đảm nhận các chức vụ cú pháp trong cụm từ và trong câu mà phải có một từ
khác đi theo sau để bổ sung ý nghĩa. Nhóm động từ không độc lập bao gồm:
động từ tình thái (có thể, không thể, chƣa thể, trông, mong, cầu, ƣớc…); động
từ chỉ sự tồn tại (còn, có, hết…); động từ quan hệ (là, làm…).
c) Tính từ
* Khái niệm: là từ chuyên biểu thị ý nghĩa tính chất, thuộc tính, thƣờng
có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu. “ Tốt”, “ xanh”, “ tích cực” là những
tính từ trong tiếng Việt [2, 1000].
* Phân loại:
Trong tiếng Việt có nhiều cách phân loại khác nhau, có thể phân loại
tính từ thành các nhóm sau:
- Tính từ tự thân là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất,
màu sắc, kích thƣớc, hình dáng… của sự vật hay hiện tƣợng, ví dụ: tốt, xấu,
sạch, bẩn, đúng, sai, chăm chỉ…(tính từ chỉ tính chất); xanh, đỏ, tím,
vàng…(tính từ chỉ màu sắc); cao, thấp, to, nhỏ, ngắn, dài…(tính từ chỉ kích
thƣớc); ồn ào, trầm, bổng, vang…(tính từ chỉ âm thanh)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Tính từ không tự thân là những từ vốn không phải là tính từ mà là
những từ thuộc nhóm từ loại khác nhƣ danh từ, động từ, nhƣng đƣợc sử dụng
nhƣ là tính từ.
Ví dụ: tính từ do danh từ chuyển loại: nhà quê (Cách sống nhà quê),
công nhân (vải xanh công nhân), sắt đá (trái tim sắt đá); tính từ do động từ

chuyển loại: chạy làng (thái độ chạy làng), đả kích (tranh đả kích), buông thả
(lối sống buông thả).
1.1.2. Khái quát về cụm từ
1.1.2.1.Cụm từ và ngữ cố định.
“Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp tự do với nhau
theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu
(để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)” [2, 6].
Ví dụ :
(1) nghèo nhưng tốt bụng (cụm từ)
(2) về những quyển sách của anh (không phải cụm từ ví có chứa kết từ
ở đầu)
Không chứa kết từ chỉ chức vụ ngữ pháp ở đầu và không mang một
ngữ điệu xác định, nên cụm từ chỉ hoạt động trong câu với chức vụ ngữ pháp
thích hợp.
“ Ngữ cố định (cũng gọi là tổ hợp từ cố định) là những kiến trúc cho
sẵn gồm hai từ trở lên, có tính chất bền vững về từ vựng và ngữ pháp”[2,
6],thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ những khuôn dấu, không thay đổi, hoặc thay đổi
trong một khuôn khổ hạn hẹp.
Trong ngữ cố định, các từ cùng nhau biểu thị một (hay một vài) ý
nghĩa, và ý nghĩa đó thƣờng là ý nghĩa khác rõ rệt với ý nghĩa của các từ
trong tổ hợp cộng lại. Từ dùng trong ngữ cố định thông thƣờng là những từ
cho sẵn, quan hệ ngữ pháp giữa chúng cũng là những quan hệ cho sẵn, bắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
buộc, thƣờng không hiển hiện, nhiều khi phải phân tích kĩ mới nhận ra đƣợc.
Ngữ cố định có tính chất cố định cả ở phƣơng diện ngữ nghĩa từ vựng lẫn
phƣơng diện quan hệ ngữ pháp.
Ví dụ : (3) múa rìu qua mắt thợ

(4) ông chẳng bà chuộc
Trong tiếng Việt ngoài sự phân giới cụm từ với ngữ cố định, còn có
vấn đề phân giới cụm từ với từ ghép nhất là từ ghép chính phụ. Cụm từ và từ
ghép thƣờng có cách cấu tạo giống nhau, rất khó phân biệt.
Ví dụ : (5) Chiếc áo dài của chị tôi treo trong tủ.
(6) Chiếc áo dài của chị tôi, còn chiếc áo ngắn của tôi.
Trong câu (5) áo dài là từ ghép, trong câu (6) ta có cụm từ. Tuy có sự
giống nhau bề ngoài nhƣ vậy, song ở đây chúng ta vẫn đối diện với hai thực
thể khác nhau. Từ ghép là đơn vị cho sẵn bất biến, còn tổ hợp từ tự do nhƣ đã
biết, không có những tính chất ấy.
1.1.2.2. Phân loại cụm từ
Cụm từ thƣờng đƣợc gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm. Trong
tiếng Việt, chúng ta có thể gặp những loại từ sau đây:
1. Cụm từ có danh từ làm thành tố chính , gọi là cụm danh từ.
Ví dụ : mấy người này, hai người.
2. Cụm từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ.
Ví dụ : đã đọc rồi, vừa đọc, đọc đƣợc.
3. Cụm từ có tính từ làm thành tố chính gọi là cụm tính từ.
Ví dụ : vẫn tốt hơn, tốt quá, rất tốt.
4. Cụm từ có số từ làm thành tố chính gọi là cụm số từ.
Ví dụ : hơn ba mươi một chút, độ ba mươi, ba mươi hơn.
5. Cụm từ có đại từ làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Ví dụ : tất cả chúng tôi đây, hai chúng tôi
Trong số 5 loại cụm từ kể trên, cụm danh từ và cụm động từ và cụm
tính từ là những cụm từ có cấu tạo đa dạng hơn hẳn hai loại cụm từ sau cùng.
Vì vậy, thông thƣờng ngƣời ta chỉ xét ba loại cụm từ này với tƣ cách là những

hiện tƣợng tiêu biểu.
a) Cụm danh từ
Theo Diệp Quang Ban, Cụm danh từ là tổ hợp tự do không có kết từ
đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành
tố chính là danh từ. [3, 24]
Cụm danh từ là cụm từ, trong đó thành tố trung tâm là danh từ còn các
thành tố phụ là các từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đó.
Ở dạng đầy đủ cụm danh từ gồm ba phần: phần phụ trƣớc, danh từ trung tâm,
phần phụ sau.
Ví dụ: tất cả những cái con mèo đen ấy (tất cả, những, cái là phần phụ
trƣớc; con mèo là danh từ trung tâm; đen, ấy là phần phụ sau).
b) Cụm động từ
Cụm động từ (còn gọi là động ngữ) là loại cụm chính phụ, trong đó
thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý
nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm đó.
Giống nhƣ cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần, đƣợc kết hợp
ổn định với nhau theo thứ tự: phần phụ trƣớc, trung tâm, phần phụ sau. Trung
tâm của động ngữ có thể là một động từ nhƣng cũng có thể là một vài động từ
(kể cả động từ không độc lập).
Ví dụ: đi đá bóng (đi là động từ trung tâm; đá bóng là phần phụ sau).
c) Cụm tính từ
Cụm tính từ (còn gọi là tính ngữ) là loại cụm chính phụ có tính từ làm
thành tố trung tâm và một hoặc một số thành tố phụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Nói chung, xét về cấu tạo, cụm tính từ khá giống với cụm động từ và
cũng gồm ba phần đƣợc sắp xếp theo thứ tự phần phụ trƣớc, trung tâm, phần
phụ sau. Phần phụ trƣớc thƣờng là các phó từ giống nhƣ ở cụm động từ.

Ví dụ : Anh ấy dũng cảm lắm (anh ấy là phần phụ trƣớc; dũng cảm là
phần trung tâm, lắm là phần phụ sau).
Vậy, với những gì đƣợc trình bày ở trên chúng ta hoàn toàn có cơ sở lý
luận về khái niệm cụm từ cũng nhƣ cấu tạo chung của cụm từ.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
1.2.1. Khái niệm tu từ
Biện pháp tu từ cách sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới
hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phƣơng tiện ngôn
ngữ đƣợc kết hợp mà biện pháp tu từ đƣợc chia ra: biện pháp tu từ ngữ âm,
biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp. Ví dụ: điệp âm,
điệp vần, điệp thanh, hài âm là những biện pháp tu từ ngữ âm; tƣơng phản,
so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ là những biện pháp tu từ từ vựng ngữ
nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ là những biện pháp tu từ cú pháp.
1.2.2. Phân loại biện pháp tu từ
1.2.2.1. Biện pháp so sánh
So sánh là một thao tác của tƣ duy. Đó là thao tác đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác để nhìn thấy nét tƣơng đồng và khác biệt giữa chúng.
Phép so sánh đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội: Trong thơ ca, trong các ngành khoa học, trong sinh hoạt xã hội Từ
điển tiếng Việt giải thích “so sánh” theo cách hiểu phổ thông là “ nhìn vào
cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn
kém” [33, 861].
Trên thực tế, ta thƣờng gặp hai kiểu so sánh: so sánh luận lý và so
sánh tu từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
- So sánh luận lí:
So sánh luận lí là sự đối chiếu hai đối tƣợng cùng loại nhằm xác lập sự

tƣơng đƣơng giữa hai đối tƣợng. Đây là kết quả của tƣ duy khái niệm, tƣ duy
khoa học theo những quy luật thông thƣờng.
Chức năng chủ yếu của so sánh logic là nhận thức. Kiểu so sánh này là
dạng thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, giúp ngƣời nghe hiểu rõ
nét, sâu sắc những phƣơng diện nào đó của sự vật.
Ví dụ:
- Tuyết cũng cao nhƣ Len
- Chân Thanh Hằng dài hơn chân Minh Thƣ.
- Cân nặng của An bằng cân nặng của Bình
Mục đích của so sánh luận lý là xác lập giá trị một đại lƣợng, một tính
chất, một đặc trƣng bằng cách đối chiếu với một giá trị khác, mà chúng có thể
lớn hơn, bằng hoặc kém.
- So sánh tu từ :
So sánh tu từ là là phƣơng thức so sánh phổ biến ở mọi ngôn ngữ.
Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú
nêu khái niệm: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối
tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh
đặc điểm của một đối tượng” [39, 175].
Trong so sánh tu từ, các đối tƣợng đƣợc đƣa ra so sánh là các đối tƣợng
khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh
đặc điểm của một đối tƣợng.
Về mặt hình thức, so sánh tu từ khác với mọi cách tu từ cấu tạo theo
quan hệ liên tƣởng ở chỗ bao giờ cũng công khai phô bày hai vế:
- Vế đƣợc so sánh
- Vế so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Mỗi vế có thể gồm một hoặc nhiều đối tƣợng. Các đối tƣợng có thể là

sự vật, tính chất, hành động.
1.2.2.2. Biện pháp nhân hoá
Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó ngƣời ta lấy những từ
ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của ngƣời dùng để biểu thị hoạt
động của đối tƣợng khác loại dựa trên nét tƣơng đồng về thuộc tính, về hoạt
động giữa ngƣời và đối tƣợng không phải là ngƣời.
Ví dụ:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông
(Trần Ðăng Khoa)
Cấu tạo của biện pháp nhân hóa
- Hình thức:
+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của ngƣời để biểu thị những
tính chất, hoạt động của đối tƣợng không phải là ngƣời. Ví dụ:
Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng đài lở lói rỉ rên than.
(Chế Lan Viên)
+ Xem đối tƣợng không phải là ngƣời nhƣ con ngƣời để tâm tình trò
chuyện. Ví dụ:
Ðêm nằm than thở, thở than
Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi?
(Ca dao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

- Nội dung: Dựa trên sự liên tƣởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa
đối tƣợng không phải là ngƣời và ngƣời.
Chức năng: Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm. Nhân hoá
đƣợc dùng rộng rãi trong các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chƣơng.
Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá. Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc
tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động
của con ngƣời. Biện pháp này thƣờng đƣợc dùng trong khẩu ngữ và trong văn
thơ châm biếm. Ví dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi,
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
(Ca dao)
1.2.2.3. Biện pháp khoa trương
Khoa trƣơng (hay còn gọi là ngoa dụ, phóng đại – Hyperbole) là biện
pháp tu từ dùng sự cƣờng điệu quy mô, tính chất, mức độ, của đối tƣợng
đƣợc miêu tả so với cách biểu hiện bình thƣờng nhằm mục đích nhấn mạnh
vào một bản chất nào đó của đối tƣợng đƣợc miêu tả.
Ví dụ:
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường
(Ca dao)
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
(Ca dao)
Chức năng: khoa trƣơng có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Do
có tính biểu cảm cao nên biện pháp này ít đƣợc dùng trong các văn bản đòi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
hỏi sự trung hoà về sắc thái biểu cảm nhƣ văn bản hành chính, văn bản khoa
học… mà đƣợc dùng trong phong cách khẩu ngữ, văn chƣơng
1.3. SƠ LƢỢC VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ
1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng của con
ngƣời. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm gây ra hiệu quả, tác động nào
đối với nhân vật giao tiếp đó chính là ngƣời nói đã dùng hành vi ngôn ngữ.
Theo cách hiểu thƣ nhất, hành vi ngôn ngữ (hay còn gọi là hành động
ngôn ngữ, hành động phát ngôn) là một hành động đặc biệt của con ngƣời với
phƣơng tiện là ngôn ngữ. Theo cách hiểu thứ hai, hành vi ngôn ngữ là “một
đoạn lời có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện
nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu – ngữ điệu và hoàn
chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm- âm học mà người nói và người nghe đều có
liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó”[45, 107].
Khi ngƣời (ngƣời viết) ra một phát ngôn cho ngƣời nghe (ngƣời đọc)
trong một ngữ cảnh nhất định là ngƣời nói (ngƣời viết) đã thực hiện một hành
vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ có khả năng làm thay đổi trạng thái tâm lý
hành động của ngƣời nói thậm chí cả ngƣời nghe. Do vậy, hành vi ngôn ngữ
có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời.
1.3.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ
Có nhiều căn cứ để phân loại hành vi ngôn ngữ, theo đó, hành vi ngôn ngữ
đƣợc chia thành nhiều nhóm khác nhau. Searle đã chia hành vi ngôn ngữ
thành 5 nhóm, dựa vào 12 tiêu chí. Xin xem cuốn Đại cƣơng ngôn ngữ học,
tập hai: Ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu trang 125-126
Luận văn này không có nhiệm vụ đi nghiên cứu cũng nhƣ miêu tả các
nhóm hành vi ngôn ngữ nên ở đây chúng tôi chỉ nêu khái niệm sơ lƣợc về hai
hành vi ngôn ngữ đƣợc Vi Hồng sử dụng khá hiệu quả, đó là hành vi hỏi và
hành vi rào đón.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
1.3.2.1. Hành vi ngôn ngữ “hỏi”
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một hành vi ngôn ngữ phổ biến,
một hành vi ngôn ngữ tham gia thƣờng xuyên vào các cấu trúc hội thoại. Mặt
khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác
nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại
lời rất đa dạng.
Hành vi ngôn ngữ hỏi là hành vi ngôn ngữ trong đó có chứa các biểu
thức dùng để hỏi. Hành vi hỏi thuộc loại hành vi ở lời theo phân loại hành vi
ngôn ngữ của Austin. Trong hành vi hỏi có hành vi hỏi trực tiếp và hành vi
hỏi gián tiếp.
Ví dụ:
Hỏi là một hành vi ngôn ngữ trực tiếp khi nó yêu cầu ngƣời nghe một
câu trả lời.
Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
“Mận” là ngƣời con trai, “đào” là ngƣời con gái, “vƣờn hồng” là tình
cảm, hay trái tim của ngƣời con gái. Chàng trai đã dùng hình thức hỏi trực
tiếp để dò xét gia thế, tình cảm của ngƣời con gái. Điều này đƣợc biểu hiện rõ
qua câu trả lời của cô nàng.
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Hành vi hỏi đƣợc dùng gián tiếp để thực hiện nhiều mục đích khác nhau
nhƣ: hỏi để nhắc nhở, hỏi để trách móc, hỏi để khẳng định, hỏi để cầu khiến.
Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
“Thuyền”, “bến” là hình ảnh ẩn dụ quen thuộc chỉ ngƣời con trai (hay

ngƣời chồng) và ngƣời con gái (hay ngƣời vợ). Vì một lý do nào đó chàng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
nàng ly biệt. Chàng nhƣ con thuyền trôi giạt, lênh đênh, còn nàng nhƣ bến đỗ,
qua tháng năm không dịch chuyển. Xa cách muôn trùng, ngƣời con gái không
phút giây nguôi nhớ thƣơng, mong đợi. Nàng tự nhủ lòng mình son sắc thủy
chung. Tuy nhiên xa mặt cách lòng, biết chàng có còn nhớ đến ta!
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Câu thơ nghe nhƣ một lời thở than ai oán. Bằng cách dùng hành vi ngôn
ngữ gián tiếp qua biểu thức câu hỏi, cô gái đã khéo léo nhắc nhở chàng trai hãy
giữ trọn lời nguyền đồng thời tác động đến tâm lý, tình cảm của ngƣời ra đi.
1.3.2.2. Hành vi ngôn ngữ rào đón
Lời rào đón là phần lƣu ý cẩn trọng về cách phát ngôn đƣợc thực hiện
nhƣ thế nào, xét trong quan hệ với các phƣơng châm hội thoại [46, 157].
Các kiểu rào đón nằm trong mối quan hệ với bốn phƣơng châm hội
thoại là lƣợng, chất, quan hệ, cách thức. Ngƣời nói có chú ý dùng lời rào đón
là ngƣời tỏ ra cẩn trọng trong sự phát ngôn của mình. Về phía ngƣời nói,
ngƣời đó biết (có thể do kinh nghiệm, bằng trực giác) việc dùng lời rào đón là
thông báo hiển ngôn rằng mình đang không gắn một cách đầy đủ với một
phƣơng châm hội thoại nào đó, nhƣ thế cũng có nghĩa là ngƣời nói cố gắng
thực hiện phƣơng châm đó. Đối với ngƣời nghe, ngƣời nói dùng hành vi rào
đón là tỏ ra coi trọng việc ngƣời nghe nhìn nhận họ nhƣ là ngƣời có thái độ
cộng tác tích cực.
Khi ngƣời ta muốn nói điều mà ngƣời ta tin rằng ngƣời nghe đã biết
hoặc không cần phải nói ra, thì sự cẩn trọng đòi hỏi ngƣời ta phải dùng hành vi
rào đón. Trong tiếng Việt, thƣờng gặp các cách diễn đạt rào đón trong trƣờng
hợp này là: chắc chắn không nói thì anh cũng biết, không biết có nên nói hay
không, nói thì cũng bằng thừa (mà tôi cứ phải nói), để khỏi dài dòng,… Những

rào đón loại này cho thấy rằng ngƣời nói hiểu điều ngƣời đó nói ra là thừa và
muốn báo rằng ngƣời đó có ý thức đƣợc phƣơng châm về lƣợng.

×