Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 đến 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 89 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





ĐỒNG DUY KHÁNH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1999 - 2009


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Địa lý học
Mã ngành: 60.31.95




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN VIẾT KHANH










Thái Nguyên, năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trần Viết Khanh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi
sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả luận văn






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo giảng dạy, Ban Chủ
nhiệm khoa Địa Lý; phòng Quản lý Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thuộc Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên em trong quá trình
học tập và nghiên cứu ở trường.
Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS. Trần
Viết Khanh – người trực tiếp quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên em làm đề tài
bằng cả sự tận tình và trách nhiệm.
Xin cảm ơn lãnh đạo Cục thống kê, Sở Lao động thương binh và xã hội, Chi
cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Sở kế hoạch đầu tư, Sở giáo dục, Sở y tế…của
tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo phòng Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các tác giả của các cuốn sách mà tôi tham khảo
phục vụ cho đề tài.
Sau một thời gian thực hiện, mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không
tránh khỏi thiếu sót và tồn tại. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của quý thầy

cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2012
Tác giả luận văn










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC

Nội dung
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục
i

Danh mục các chữ viết tắt
ii
Danh mục các bảng, biểu
iii
Danh mục các hình vẽ, bản đồ
iv
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
1
3. Phạm vi nghiên cứu
2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4
6. Những điểm mới và đóng góp của đề tài
7
7. Cấu trúc luận văn
7
NỘI DUNG

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dân số và phát triển dân sô
8
1.1. Cơ sở lý luận
8
1.1.1. Dân số và các học thuyết về dân số
8

1.1.1.1. Dân số và các khái niệm có liên quan
8
1.1.1.2. Các học thuyết về dân số
10
1.1.2. Biến động dân số
12
1.1.2.1. Các thành phần của quá trình biến động dân số
12
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số
19
1.2. Cơ sở thực tiễn
20
1.2.1. Biến động dân số ở Việt Nam 1999 - 2009
20
1.2.2. Biến động dân số ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn
1999 - 2009
23
Tiểu kết chƣơng 1
26
Chƣơng 2 Biến động dân số của tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 1999 - 2009
27
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
27
Nội dung
Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2.1.1 Vị trí địa lí và phân vùng lãnh thổ
27
2.1.2 Các điều kiện tự nhiên
28
2.1.2.1. Địa hình
28
2.1.2.2. Khí hậu
30
2.1.2.3. Thủy văn
31
2.1.2.4. Thổ nhưỡng
33
2.1.2.5. Sinh vật
34
2.1.3 Các điều kiện KT - XH
35
2.1.3.1. Dân số
35
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng
36
2.1.3.3. Hoạt động công nghiệp
36
2.1.3.4. Hoạt động nông – lâm nghiệp
38
2.1.3.5. Hoạt động dịch vụ
39
2.2 Biến động dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009
41
2.2.1 Biến động về quy mô dân số Thái Nguyên thời kì 1999 - 2009
41

2.2.1.1 Quy mô dân số toàn tỉnh
41
2.2.1.2 Biến động dân số tự nhiên
43
2.2.1.3. Biến động dân số cơ học
44
2.2.1.4 Biến động về dân số các huyện và thành phố thuộc tỉnh
46
2.2.2. Cơ cấu dân số
48
2.2.2.1 Cơ cấu dân số theo tuổi
48
2.2.2.2 Cơ cấu dân số theo giới tính
50
2.2.3. Phân bố dân c
ư

52
2.2.3.1 Phân bố dân cư theo lãnh thổ
52
2.2.3.2 Phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn
54
2.2.3.3 Sự chuyển biến trong phân bố dân cư theo hộ gia đình
55
Nội dung
Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Tiểu kết chƣơng 2
56
Chƣơng 3 Định hƣớng, giải pháp nhằm phát triển dân số -
phân bố dân cƣ hợp lý cho tỉnh Thái Nguyên
57
3.1 Cơ sở định hướng
57
3.1.1 Các quan điểm và mục tiêu phát triển
57
3.1.1.1. Quan điểm phát triển
57
3.1.1.2. Các mục tiêu phát triển
58
3.1.2 Định hướng phát triển dân số, dử dụng lao động, phân bố dân
cư tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
60
3.1.2.1. Định hƣớng
61
3.1.2.2. Mục tiêu
72
3.2 Một số giải pháp nhằm ổn định dân số, phân bố dân cư và
nguồn lao động hợp lý
63
3.2.1. Giảm áp lực gia tăng dân số vào Thái Nguyên
63
3.2.2. Giãn dân nội thành
64
3.2.3. Quản lý người nhập cư
64
3.2.4. Hạn chế gia tăng tự nhiên của Thái Nguyên

65
3.2.5. Giải pháp phân bố lại dân cư
66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
68
1. Kết luận
68
2. Kiến nghị
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
71
PHỤ LỤC
74










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT













































1. TĐTDS
2. KT – XH
3. NCKH
4. HDI
5. DS – KHHGĐ
6. TD&MNBB
7. ĐBSH
8. KCN
9. KTTĐ
10. TDMN

Tổng điều tra dân số
Kinh tế - xã hội
Nghiên cứu khoa học
chỉ số phát triển con người
Dân số - kế hoạch hoá gia đình
Trung du và miền nứi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Khu công nghiệp

Kinh tế trọng điểm
Trung du miền núi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi từ 1999 – 2009
Bảng 1.2. Dân cư TD&MNBB phân theo tỉnh, thành phố
Bảng 2.1 Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2 Một số đặc trưng hình thái lưu vực các sông chính tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.3 Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Bảng 2.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phương
Bảng 2.6. Dân số và tỷ lệ tăng dân số chia theo các vùng kinh tế - xã hội, năm 1999
và năm 2009
Bảng 2.7 Tỷ suất sinh thô phân theo địa phương
Bảng 2.8. Nhập cư, xuất cư và di cư thuần của dòng di cư giữa các tỉnh theo nơi ở
thành thị nông thôn và theo tỉnh
Bảng 2.9 Dân số các huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 – 2009
Bảng 2.10. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên năm 1999 – 2009
Bảng 2.11. Dân số chia theo độ tuổi và giới tính năm 2009
Bảng 2.12. Dân số chia theo độ tuổi và giới tính năm 1999
Bảng 2.13. Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 1999 – 2009
Bảng 2.14. Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 1999 -
2009
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển dân số Thái Nguyên đến năm 2020









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ

Hình 1.1. Mô hình quá độ dân số
Hình 1.2. Tỷ lệ dân số di cư phân theo vùng kinh tế - xã hội, 2009
Hình 1.3. Số dân nhập cư, xuất cư và di cư thuần trong 5 năm trước thời điểm
TĐTDS năm 2009 của dòng di cư giữa các tỉnh theo vùng kinh tế - xã hội
Hình 2.1. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.2. Bản đồ khí hậu tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.3. Bản đồ giao thông tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.4. Bản đồ các cơ sở công nghiệp, thương mại tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.6. Biểu đồ dân số tỉnh Thái Nguyên từ năm 1999 đến 2009

Hình 2.7. Bản đồ biến động dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 – 2009
Hình 2.8. Tháp dân số tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009
Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu dân số theo độ tuổi giai đoạn 1999 – 2009
Hình 2.10. Bản đồ mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2009
Hình 2.11. Bản đồ số người nhập cư giai đoạn 2004 – 2009
Hình 2.12. Bản đồ số người xuất cư giai đoạn 2004 - 2009


Hình 2.13. Bản đồ
tỷ suất di cư thuần giữa các tỉnh, 2009










- 1 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Địa lý dân cư là một ngành khoa học thuộc hệ thống của khoa học địa lý. Đối
tượng của địa lý dân cư là nghiên cứu tính quy luật và những đặc điểm phát triển về
dân cư theo lãnh thổ (gia tăng dân số, quy mô, mật độ, động lực, phân bố dân cư …)
nhằm góp phần giải quyết nhiệm vụ kinh tế, trong phân công lao động sử dụng hợp
lý nguôn nhân lực, đáp ứng những nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn với
những khác biệt về dân số từng vùng.
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của
khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên
được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và
Thái Nguyên. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn
thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua dân số tỉnh Thái

Nguyên gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu do gia tăng dân số cơ học. Người
nhập cư tự do tư các nơi đổ về Thái Nguyên để học tập, lao động, sinh sống … Sự
gia tăng nhanh chóng dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Nghiên cứu biến
động dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009” làm luận văn tốt nghiệp
với mong muốn đóng góp những phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số
giải pháp góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển bền vững hơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
Nghiên cứu biến động dân số tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp nhằm ổn định dân số, phân bố dân cư và lao động hợp ly, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa dân số và phát triển.
- 2 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về biến động dân số.
- Phân tích dặc điểm dân số và những nhân tố tác động đến sự biến động dân
số của tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích sự biến động dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học của tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 1999 – 2009.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định dân số phân bố dân cư trong lao
động hợp lý, đảm bảo sự hát triển hài hòa giữa dân số - kinh tế - tài nguyên – môi
trường của tỉnh Thái Nguyên.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về mặt không gian
Tìm hiểu sự biến động dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua phân
tích kĩ những biến động này ở các địa bàn huyện, thị.

3.2 Về mặt thời gian
Tập trung phân tích những biến động dân cư của tỉnh Thái Nguyên qua hai
đợt tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 04 năm 1999 và ngày 01 tháng 04
năm 2009.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1 Tổng quan những nghiên cứu trên thế giới
Dân số là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả thế giới nói chung và của các
nhà khoa học nói riêng. Từ thế kỉ XVII, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Năm 1953, một số nhà khoa học của 8 nước (Anh, Hoa Kì, Italia, Thụy Điển
Ấn Độ, …) đã hợp tác viết cuốn: “Nghiên cứu dân số”, với kì vọng đưa ra bức tranh
toàn cảnh về dân số như một khoa học của thế kỉ XX.
Năm 1963, Edmun Halley (người Anh), đã xuất bản tác phẩm: “Đánh giá mức
- 3 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


độ tử vong của con người”. Thế kỉ XVIII, Deparcieux (người Pháp) đã có tác phẩm
nghiên cứu về: “Luận về xác suất triển vọng sống của con người”. Cuối thế kỉ
XVIII - đầu thế kỉ XIX, Thomas Rebt Malthus đã công bố tác phẩm: “Về các
nguyên lí dân số và ảnh hưởng của nó đối với sự hoàn thiện xã hội trong tương lai”,
vấn đề này đã ra được nhiều tranh luận trên diễn đàn khoa học. Năm 1789 trong tác
phẩm “Thảo luận về nguyên tắc dân số” Malthus đưa ra nhiều luận điểm chứng
minh mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế, từ đó mà tác giả cũng đã đưa
ra nguyên tắc phát triển dân số trên thế giới. Ông đã đưa ra hai dãy số diễn tả một
cách sinh động nội dung của mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Theo Ông gia
tăng dân số theo cấp số nhân 1:2:4:8 và thời gian để tăng dân số gấp đôi khoảng 25
đến 30 năm trong khi đó lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng 1,2,3,4…dân số tăng
nhanh lương thực càng thiếu, như vậy khoảng cách giữa cung và cầu cứ xa dần
nhau đây chính là nguyên nhân nghèo đói và cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH).

4.2 Tổng quan những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam vấn đề dân số đã được nghiên cứu từ lâu. Đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về dân số, dân số và mối quan hệ với KT-XH, dân số - tài
nguyên - môi trường được công bố.
Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: “Các chỉ tiêu đo
tỉ lệ chết, tỉ lệ sinh và gia tăng tự nhiên”, xuất bản năm 1994 của GS.TS. Nguyễn
Viết Thịnh đã thu hút được đông đảo người quan tâm. Tiếp theo có nhiều cuốn sách
được xuất bản như: “Dân số học đại cương”, xuất bản năm 1997 của PGS.TS.
Nguyễn Minh Tuệ, “Giáo trình thống kê dân số”, xuất bản năm 2001, của TS. Phạm
Đại Đồng, “Giáo trình Dân số và phát triển” xuất bản năm 2010 của PGS.TS.
Nguyễn Nam Phương. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm khác nghiên cứu ở các góc
độ khác nhau.
Trên bình diện cả nước, cứ 10 năm một lần, các cuộc tổng điều tra dân số và
- 4 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


nhà ở là một công trình điều tra, nghiên cứu công phu và tốn kém. Các kết quả thu
được có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển KT-XH ở cấp Trung
ương cũng như địa phương.
4.3 Tổng quan những nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên có nền kinh tế phát triển năng động. Vì vậy, các vấn đề địa lí KT
- XH của Thái Nguyên đang được quan tâm nghiên cứu kĩ lưỡng. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu của các chuyên gia, thạc sĩ chuyên ngành địa lí học – những
người quan tâm đến sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Có đề tài NCKH cấp trường
năm 2002 của TS Nguyễn Phương Liên và TS Nguyễn Xuân Trường, đề cập đến
đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 – 1999; TS. Vũ
Vân Anh cũng đề cập đến trong Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp
bộ năm 2010 về “ Nghiên cứu và đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI) ở tỉnh
Thái Nguyên”. Các đề tài trên là những nguồn tài liệu vô cùng quí báu, làm tài liệu

tham khảo cho tác giả khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu biến động dân
số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009”
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Dân số, kinh tế, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên
cứu sự phát triển dân số của một vùng, một nước nào đó phải dựa trên nhiều yếu tố,
xem xét trong mối quan hệ tổng hợp tự nhiên, kinh tế, xã hội để làm cho gia tăng
dân số phù hợp với phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi
trường.
5.1.2 Quan điểm hệ thống
Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một
hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi
phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm
cho các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi.
- 5 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường,
Thái Nguyên đã có những thay đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho quá trình
đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị, phân hóa giàu
nghèo, vệ sinh môi trường… Do đó, khi nghiên cứu sự biến động dân số thành phố
cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau
trong hệ thống KT - XH không chỉ riêng Thái Nguyên mà rộng hơn là vùng Trung
du miền núi Bắc Bộ và cả nước nói chung.
5.1.3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển và thay đổi không
ngừng theo không gian và thời gian. Do đó, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện
tại và dự báo sự phát triển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch

sử, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai mới chính xác.
Thái Nguyên có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời với nhiều giai đoạn
tăng giảm dân số khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang các bản sắc riêng do
tác động của nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội thành phố ở mức độ khác nhau. Vận dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh trong
nghiên cứu gia tăng dân số ở Thái Nguyên thời kì 1999- 2009, luận văn phân tích
đánh giá gia tăng dân số trong giai đoạn 1999 - 2009, nhưng cũng đặc biệt chú ý đến
các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động về kinh tế - xã hội trong những
điều kiện cụ thể khác nhau.
5.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gia tăng dân số quá
mức không phù hợp với sự phát triển KT - XH sẽ gây ra nhiều hậu quả lên môi
trường sinh thái như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống…
Trong khi nghiên cứu gia tăng dân số cần chú ý đến sự gia tăng nhanh số lượng dân
cư đô thị, đặc biệt là sự phân bố dân cư đô thị hợp lí phù hợp với sự phát triển KT -
XH nhưng cũng phải gắn liền với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái bền
vững, không làm tổn hại đến môi trường. Các biện pháp kiến nghị phải dựa trên
- 6 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để giảm tác động đến môi trường tự
nhiên tỉnh Thái Nguyên.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thống kê
Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy luận văn
đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê phong phú từ cơ sở dữ liệu và kết
quả của các cuộc Tổng điều tra dân số, thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục
thống kê, Cục thống kê thành phố, Chi cục DS - KHHGĐ cũng như từ các cơ
quan khác của thành phố. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có cơ sở để đánh

giá biến động dân số Thái Nguyên thời kì 1999 - 2009.
5.2.2 Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp duy nhất để thu thập được các nguồn thông tin đáng
tin cậy. Việc thực địa theo tuyến, điểm sẽ là phương pháp có hiệu quả và có sự
thuyết phục nhất. Đồng thời đây cũng là “phương pháp mắt thấy tai nghe” để quan
sát mô tả cụ thể các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh.
5.2.3 Phương pháp phân tích – so sánh
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các
thông tin về biến động dân số ở Thái Nguyên thời kì 1999 - 2009, so sánh sự khác
biệt về gia tăng dân số trong các giai đoạn lịch sử nhất định, sự gia tăng khác nhau
giữa các quận, huyện; phân tích nguyên nhân của sự biến động đó.
5.2.4 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử
lí các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí
để thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn sử dụng phần
mềm MapInfo 11.0 để thiết lập hệ thống bản đồ minh họa cho đề tài.
5.2.5 Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng thì
phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù
- 7 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


của khoa học địa lí. Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn,
phong phú hơn thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá.
5.2.6 Phương pháp dự báo
Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác
định một vấn đề trong tương lai. Phương pháp dự báo mang tính chất phức tạp và
tính xác suất, tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến
động kinh tế - xã hội của tỉnh.

6. Những điểm mới và đóng góp của đề tài
- Phân tích biến động dân số của tỉnh Thái Nguyên qua hai cuộc Tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 1999 và năm 2009.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển dân số - phân bố dan cư hợp lý
cho tỉnh Thái Nguyên.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về dân số và phát triển dân số
Chƣơng 2. Biến động dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009
Chƣơng 3. Định hƣớng, giải pháp nhằm phát triển dân số - phân bố dân cƣ
hợp lý cho tỉnh Thái Nguyên
- 8 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Dân số và các học thuyết về dân số
1.1.1.1. Dân số và các khái niệm có liên quan
a. Khái niệm dân số
Dân số là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ nhất định, được xác định
bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của
việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ.
b. Quy mô dân số
Là tổng số người sinh sống trên một lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời
gian xác định.
Khi nghiên cứu về dân số người ta thường quan tâm tới số liệu dân số trung
bình.

c. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành
dân số của một lãnh thổ dựa trên những tiêu chuẩn đã được phân chia trước.
Cơ cấu dân số gồm :
* Cơ cấu sinh học
- Cơ cấu dân số theo giới: Là số lượng dân số nam, nữ, tương quan giữa giới
này với giới kia hoặc so với tổng số dân. Các chỉ tiêu thường dùng là tỉ lệ giới tính
và tỉ số giới tính.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp
theo những lứa tuổi nhất định.
+ Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau: Thường được phân chia theo
khoảng cách 1, 5, 10 năm, chúng ta thường sử dụng khoảng cách 5 năm để vẽ tháp
dân số. Có 3 kiểu tháp dân số:
- 9 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


• Kiểu tháp mở rộng: thể hiện cho cơ cấu dân số trẻ, tăng nhanh.
• Kiểu tháp thu hẹp: thể hiện cho cơ cấu dân số chuyển tiếp từ trẻ sang già.
• Kiểu tháp ổn định: thể hiện cho cơ cấu dân số già, tăng chậm.
+ Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau.Cơ cấu này được chia làm 3
nhóm sau:
• Từ 0 -14 tuổi: dưới độ tuổi lao động.
• Từ 15 - 60 tuổi: trong độ tuổi lao động.
• Từ 60 tuổi trở lên: trên độ tuổi lao động.
Theo quy ước của Liên Hợp Quốc thì:
Độ tuổi
Tỷ lệ nhóm tuổi (%)
Tỷ lệ nhóm tuổi (%)
Từ 0 -14 tuổi

< 25
>35
Từ15 - 60 tuổi
60
55
> 60 tuổi
> 15
<10
Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số già
Cơ cấu dân số trẻ
* Cơ cấu xã hội
- Cơ cấu theo lao động.
Cơ cấu dân số theo lao động có liên quan đến nguồn lao động và dân số hoạt
động theo khu vực kinh tế.
+ Về lao động có dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.
+ Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế: Số dân làm việc trong 3 khu vực:
(-) Khu vực 1: nông - lâm - ngư nghiệp
(-) Khu vực 2: công nghiệp - xây dựng
(-) Khu vực 3: Dịch vụ.
* Cơ cấu theo trình độ văn hóa.
Cơ cấu này phản ánh trình độ dân trí, học vấn của dân cư một quốc gia, một
vùng hay toàn thế giới thể hiện qua:
- 10 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


- Tỉ số người lớn biết chữ đó là những người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, hiểu
và viết những câu ngắn gọn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày với số dân.
- Tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học.

* Cơ cấu dân tộc.
Gồm: Cơ cấu theo thành phần dân tộc (tộc người).
* Cơ cấu theo quốc tịch.
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục
vụ cho một mục đích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc
phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình
phát triển KT - XH lâu dài và ổn định.
d. Phân bố dân cư
Phân bố dân cư là sự sắp xếp tự phát hay tự giác trên một lãnh thổ phù hợp
với điều kiện sống của họ và yêu cầu nhất định của xã hội.
Phân bố dân cư thể hiện qua mật độ dân số.
1.1.1.2. Các học thuyết về dân số
a. Học thuyết Man-tuyt (Thomas Bobert Malthus)
Dựa trên cơ sở thực tiễn về biến đổi dân số ở Hoa Kì vào cuối thế kỉ XVII và
đầu thế kỉ XVIII khi dân số tăng gấp hai lần trong vòng 15 năm. Ông cho rằng dân
số có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn các tư liệu về sinh hoạt (lương thực, thực
phẩm…). Trong tác phẩm “Luận về nguyên lí dân số” năm 1798, ông cho rằng các
quy luật tự nhiên quy định tính tất yếu của sự không phù hợp ngày càng lớn giữa
nhịp điệu gia tăng dân số và nhịp điệu gia tăng tư liệu sinh hoạt.
Man-tuyt đã luận chứng quy luật đó về mặt toán học, theo luận chứng đó thì
sở dĩ quần chúng nhân dân phải sống nghèo đói và chịu đau khổ là do dân số tăng
theo cấp số nhân 2, 4, 8, 16, 32,… còn lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng 1, 2, 3,
4, 5, …. Từ đó ông cho rằng muốn xóa bỏ sự đói nghèo chỉ có một biện pháp là
giảm dân số xuống một cách mạnh mẽ bằng chiến tranh, dịch bệnh. Ông cho rằng
- 11 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


người nghèo phải chịu trách nhiệm về sự nghèo túng của mình và phải sống độc
thân.

Như vậy, Man-tuyt đã nghiên cứu có hệ thống về vấn đề dân số và đã cảnh
báo cho loài người nguy cơ của tốc độ gia tăng dân số quá nhanh. Tuy nhiên, ông đã
giải thích sai lầm về bản chất của động lực dân số, ông chỉ dùng quy luật sinh vật
thuần túy để giải thích sự gia tăng dân số là điều sai lầm vì con người còn bị các quy
luật xã hội chi phối như: thể chế, pháp luật, tuyên truyền vận động…
b. Học thuyết Marx - Engels
Những người sáng lập Chủ nghĩa cộng sản khoa học , người thầy của giai cấp
vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới, Marx và Engels cho rằng: Mỗi hình
thái xã hội có quy luật riêng của nó về dân số. Nguyên nhân của sự nghèo khổ nằm
ngay chính trong lòng chủ nghĩa tư bản, mà sự thể hiện là sự bần cùng hóa giai cấp
vô sản.
Mỗi dân tộc có trách nhiệm xác định số dân tối ưu của mình, căn cứ vào
những điều kiện địa lí và tài nguyên và kinh tế xã hội cụ thể của đất nước mình. Sự
nghèo khổ không phải là định mệnh đi suốt lịch sử của mọi dân tộc. Xóa bỏ nghèo
khổ phải xóa bỏ bất công, muốn vậy phải xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là
con đường để thực hiện được mối quan hệ tối ưu giữa dân số và phát triển, giữa dân
số và tài nguyên, tái tạo vật chất.
Marx và Engels xóa bỏ quan niệm của Man-tuyt cho rằng sự gia tăng dân số
đòi hỏi tăng cường cứu tế, nghèo đói là chính sản phẩm của người nghèo.
c. Học thuyết quá độ dân số
Đây là học thuyết về sự biến đổi dân số từ tỷ lệ gia tăng cao, tỷ lệ sinh cao
xuống tỷ lệ gia tăng thấp, tỷ lệ tử thấp. Học thuyết được dựa trên cơ sở hiện tượng
dân số ở Châu Âu khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện tượng đó thể hiện
ở 4 giai đoạn.
- 12 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Giai đoạn 1: Từ năm 1750 - 1800, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử tương đối cao, gia tăng
tự nhiên khoảng 0,5%/năm.

Giai đoạn 2: Từ 1800-1875, tỷ lệ sinh tiếp tục cao nhưng tỷ lệ tử ngày càng
thấp, dẫn đến gia tăng tự nhiên rất cao: 2%/năm.
Giai đoạn 3: Từ 1875-1950, tỷ lệ sinh giảm và tỷ lệ tử tiếp tục giảm tới mức
thấp nhất. Do đó, tỷ lệ gia tăng tự nhiên bắt đầu giảm.
Gai đoạn 4: Từ 1950-1975, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đều ở mức độ thấp. Cho
nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp và tạo nên sự ổn định dân số.

Hình 1.1. Mô hình quá độ dân số
Học thuyết “Quá độ dân số” đã chú ý tới sự thay đổi về tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết
ở các giai đoạn khác nhau của các nước phát triển. Khi mà các nước chuyển đổi từ
nền nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp và đô thị, tức là trải qua
thời kì mà tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết đều cao sang một thời kì tỷ lệ sinh và chết thấp.
1.1.2. Biến động dân số
Biến động dân số là sự thay đổi về mặt “chất lượng" và “số lượng”dân số của
một địa phương qua các giai đoạn khác nhau. Sự biến động về chất lượng dân số thể
hiện qua sự thay đổi tính chất trong cơ cấu dân số. Chiều hướng của sự biến đổi đó
phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố bao gồm cả tự nhiên và xã hội, nhưng đồng thời nó
cũng tác động lại các nhân tố đó. Sự biến động về số lượng thể hiện qua sự tăng
giảm số dân, để đo sự biến động này người ta dùng các thước đo sau:
1.1.2.1. Các thành phần của quá trình biến động dân số
a. Mức sinh
- 13 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Mức sinh phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh
sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời làm mẹ của mình.
* Cách đo, tính mức sinh
Để đo tính mức sinh có nhiều thước đo khác nhau, mỗi thước đo có những ưu
điểm riêng biệt. Sau đây là các thước đo cơ bản:

- Tỉ suất sinh thô (CBR)
CBR là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với dân số
trung bình ở cùng thời điểm ấy, đơn vị ‰.
Tỷ suất sinh thô cho biết trong một năm có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra trên
một đơn vị lãnh thổ. Đây là chỉ tiêu “thô” về mức sinh bởi lẽ mẫu số của Nó là dân
số trung bình của lãnh thổ chứ không phải là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Có thể
xếp loại chúng như sau:
CBR < 16‰ : thấp
CBR 16 - 24‰ : trung bình
CBR 25 - 29‰ : tương đối cao
CBR 30 - 40‰ : cao
CBR >40‰ : rất cao
- Tỉ suất sinh chung (GFR).
GFR là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với số phụ
nữ trung bình ở độ tuổi sinh đẻ (tử 15 đến 49 tuổi) trong một thời điểm của một
vùng lãnh thổ, đơn vị (‰).
Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi
và giới. nó không so với 1000 dân nói chung mà nó chỉ so với 1000 phụ nữ trong độ
tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân
bố mức sinh trong thời kì sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân.
- Tỉ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFRx).
Là tương quan giữa số trẻ em do các bà mẹ từng độ tuổi sinh ra trong năm còn
- 14 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


sống so với số bà mẹ trung bình ở từng độ tuổi trong một thời điểm của một vùng
lãnh thổ, đơn vị (‰).
Đây là thước đo chính xác hơn so với chỉ số CBR và GFR.
- Tổng tỉ suất sinh.

Là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời làm mẹ
của mình nếu như người đó trải qua tất cả các tỉ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của
năm đó.
Thước đo này cho biết số con trung bình mà 1 người phụ nữ có thể sinh ra
trong suốt cuộc đời làm mẹ của mình.
- Tỉ suất tái sinh thô: GRR=TFR*




= 0,4878 là xác suất sinh con gái.
Chỉ số này thể hiện số con gái bình quân mà người phụ nữ có thể sinh ra trong
suốt cuộc đời làm mẹ của mình.
- Tỉ suất tái sinh tinh: NRR=GRR*Lm
Lm: hệ số sống của những người con gái từ khi sinh ra đến tuổi bà mẹ sinh ra
mình và tiếp tục quá trình sinh sản.
*) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh
Mức sinh chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng nó vẫn diễn ra
theo một xu hướng có tính quy luật.
Trong cùng một thời kì, đối với các nước, các vùng khác nhau, sự biến động
mức sinh cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố gồm có nhân tố tự nhiên
và các nhân KT-XH, chính sách dân số
- Nhóm nhân tố tự nhiên
+ Cơ cấu tuổi và giới: Không phải ai và ở độ tuổi nào cũng có khả năng sinh
đẻ. Phụ nữ chỉ có khả năng sinh đẻ sau khi xuất hiện kinh nguyệt và nam sau khi
xuất hiện tinh trùng. Nên nếu số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn thì mức sinh đẻ
càng cao và ngược lại.
- 15 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



+ Tuổi kết hôn: Nếu kết hôn sớm thì người phụ nữ sẽ sinh đẻ sớm hơn. Điều
đó ảnh hưởng đến số năm người phụ nữ có khả năng sinh con. Nhìn chung nếu
không có biện pháp kiểm soát sinh đẻ thì tuổi kết hôn càng sớm số con càng đông.
+ Mức chết cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Các kết quả nghiên cứu ở nhiều
nước đang phát triển cho thấy, ở đâu có mức chết cao thì ở đó có mức sinh cao do
tâm lý sinh bù của người dân.
+ Mức sinh còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
Khu vực nào có điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của con người thì
mức sinh cao và ngược lại.
- Phong tục tập quán và tâm lý xã hội
+ Phong tục tập quán có ảnh hưởng lớn đến mức sinh đẻ. Phong tục tập quán
kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai nối dõi tông đường… là những
phong tục cũ góp phần khuyến khích sinh nhiều con. Những phong tục mới xuất
hiện khi cơ sở kinh tế xã hội và khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá nâng
cao như kết hôn muộn, nam nữ bình đẳng…dẫn đến mức sinh giảm.
- Những nhân tố kinh tế xã hội
+ Điều kiện sống và mức sống có ảnh hưởng rất lớn đến mức sinh. Nghiên
cứu của A.Xmit về mối liên hệ giữa trình độ phát triển kinh tế, mức sống đến sinh đẻ
cho biết “Nghèo đói tạo khả năng cho sự sinh đẻ”. Dường như của cải vật chất càng
nhiều và tinh thần càng cao, con người cảm nhận gánh nặng đông con càng lớn.
Ngược lại những nước nghèo nhất thường là nước có tỷ lệ sinh con cao nhất.
+ Trình độ công nghiệp hoá, đô thị hoá có vai trò đáng kể trong việc giảm
mức sinh. Môi trường công nghiệp hóa và đô thị hoá luôn đòi hỏi lao động có chất
lượng và trình độ kĩ thuật cao. Việc nuôi dưỡng và đầu tư cho con cái tốn kém vì
thế các bậc cha mẹ không muốn nhiều con.
+ Điều kiện xã hội cũng tác động mạnh lên mức sinh. Xã hội càng văn minh,
tiến bộ, trình độ văn hoá càng cao, nhất là trình độ của người phụ nữ cùng với địa vị
của họ thì mức sinh của dân số sẽ được hạ thấp. Xã hội càng văn minh thì những
- 16 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


phong tục tập quán lạc hậu ít có cơ sở để tồn tại. Con người có trình độ hiểu biết sẽ
có khả năng điều chỉnh hành vi sinh đẻ tới mức hợp lí tối ưu.
- Chính sách dân số
+ Chính sách dân số là những quy định của các cơ quan nhà nước nhằm thay
thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số sao cho phù hợp với nhu cầu và khả
năng phát triển của đất nước trong mỗi thời kì.
+ Các chính sách đưa ra nhằm lái sự biến động dân số theo chiều hướng có lợi
có thể là tăng hoặc giảm hơn nữa tỷ lệ gia tăng dân số thông qua nhiều biện pháp
như tuyên truyền, giáo dục… Chính sách dân số góp phần thay đổi nhận thức, hành
vi sinh đẻ và nâng cao thực hành áp dụng các biện pháp tránh thai, KHHGĐ.
b. Mức chết
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả các biểu hiện của sự sống tại một thời điểm
nào đó sau khi có sự kiện sống sảy ra mà không có khả năng nào khôi phục lại được.
* Cách đo tính mức chết
- Tỉ suất chết thô (CDR).
Là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng
thời điểm, đơn vị ‰.
Tỉ suất chết thô chưa phản ánh chính xác độ chết của dân số vì nó còn phụ
thuộc vào cơ cấu dân số. Song đây vẫn là một chỉ tiêu quan trọng vì nó đơn giản, dễ
sử dụng, dễ so sánh.
- Tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (ASDRx).
Là tỉ số giữa số người chết trong năm ở một độ tuổi nào đó so với dân số
trung bình ở độ tuổi đó trong một năm ở một lãnh thổ, đơn vị ‰.
- Tỉ suất tử vong trẻ sơ sinh (IMR).
Là tương quan giữa số trẻ em dưới 1 tuổi bị chết trong năm so với tổng số trẻ
IMR là chỉ số quan trọng, nó phản ánh điều kiện sống, trình độ nuôi dưỡng, chăm
sóc sức khỏe trẻ em, nó ảnh hưởng đến mức sinh và tuổi thọ trung bình của dân số.

×