ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TỐNG THỊ DUNG
NGHÈO ĐÓI VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 2007 - 2011)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TỐNG THỊ DUNG
NGHÈO ĐÓI VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NGHÈO ĐÓI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 2007-2011)
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm
THÁI NGUYÊN, NĂM 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằ ng , mọi sự gip
đỡ cho việ c thự c hiệ n luậ n văn nà y đã đượ c cả m ơn và mọ i thông tin , tài liệu
trình bày trong luận văn đã đượ c chỉ rõ nguồ n gố c.
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Tống Thị Dung
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học, Phòng Đào tạo cùng các thầy, cô giáo
trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên
đã tận tình gip đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Đặc biệt tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự gip đỡ của các cán bộ, lãnh đạo phòng
Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động TB&XH tỉnh Thái Nguyên, phòng Lao
động TB&XH, Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Thống kê hai huyện Ph
Lương, Định Hóa đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số
liệu, nghiên cứu địa bàn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đồng
nghiệp đã luôn động viên, gip đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Tống Thị Dung
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3.2.1. Không gian nghiên cứu 2
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 3
3.2.3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Đóng góp mới của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 8
1.2. Phương pháp nghiên cứu 22
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 22
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 22
iv
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 25
Chương 2. NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
NGHÈO ĐÓI TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN (2007 - 2011) 27
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên địa bàn nghiên cứu 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu 35
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên 38
2.1.4. Tình hình thực hiện một số chương trình, dự án giảm nghèo tại
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2007-2011) 41
2.1.5. Hiện trạng nghèo đói của tỉnh Thái Nguyên 47
2.1.6. Hiện trạng nghèo đói của huyện Định Hóa 50
2.1.7. Hiện trạng nghèo đói của huyện Phú Lương 52
2.1.8. Một số kết quả thực hiện chính sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo
ở hai huyện Định Hóa và Phú Lương 53
2.2. Thực trạng đói nghèo của nhóm hộ nghiên cứu 54
2.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu 55
2.2.2. Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ nghiên cứu 655
2.2.3. Phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ 69
2.2.4. Đầu tư cho các hoạt động của nhóm hộ nghiên cứu 73
2.2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ gia đình. 76
2.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của nhóm hộ
nghiên cứu năm 2007, năm 2011 bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas 83
2.2.7. Kết luận về thực trạng nghèo đói và các nhân tố tác động đến nghèo
đói của các hộ gia đình ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên 88
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG
DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN 90
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên 90
3.1.1. Định hướng chung 90
v
3.1.2. Những mục tiêu phấn đấu cụ thể 90
3.1.3. Những định hướng giảm nghèo cho khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên 91
3.2. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân khu vực
miền ni Tỉnh Thái Nguyên 92
3.2.1. Giải quyết nguồn vốn 92
3.2.2. Tăng hiểu biết về sản xuất cho người dân, thường xuyên cung cấp
các thông tin khoa học, kỹ thuật, thị trường 93
3.2.3. Đào tạo nghề và tạo thêm việc làm 93
3.2.4. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa 94
3.2.5. Một số đề xuất 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT
Nội dung
Ký hiệu, viết tắt
1
Đồng Đô la Mỹ
USD
2
Hàm sản xuất Cobb-Douglas
CD
3
Ngân hàng thế giới
WB
4
Nhà xuất bản
NXB
5
Tổng thu nhập quốc nội
GDP
6
Xoá đói giảm nghèo
XĐGN
7
Bình quân
BQ
8
Lao động - Thương binh và Xã hội
LĐ-TB&XH
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn 7
Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chia theo các khu vực, giai
đoạn 2006 - 2010 13
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Định Hóa và huyện
Ph Lương 33
Bảng 2.2. Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Thái Nguyên năm 2010 48
Bảng 2.3. Kết quả giảm nghèo huyện Định Hóa, giai đoạn 2007 - 2011 51
Bảng 2.4. Kết quả giảm nghèo huyện Ph Lương, giai đoạn 2007 - 2011 52
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện chính sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo
huyện Định Hóa và huyện Ph Lương năm 2011 54
Bảng 2.6. Thông tin chung về chủ hộ điều tra 55
Bảng 2.7. Tình hình thành phần dân tộc và lao động của hộ 56
Bảng 2.8. Nguồn lực đất đai của hộ qua thời kỳ 2007-2011 58
Bảng 2.9. Thông tin chung về điều kiện sinh hoạt của chủ hộ 59
Bảng 2.10. Tình hình trang bị tài sản phục vụ SXKD & đời sống 61
Bảng 2.11. Thống kê số lượng vật nuôi của hai nhóm hộ nghiên cứu 64
Bảng 2.12. Thu nhập bình quân của hai nhóm hộ 66
Bảng 2.13. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ nghiên cứu 70
Bảng 2.14. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ nghiên cứuError! Bookmark not defined.
Bảng 2.15. Chi phí cho hoạt động trồng la 73
Bảng 2.16. Chi phí bình quân về chăn nuôi của các hộ nghiên cứu 74
Bảng 2.17. Các khoản chi phí cho sinh hoạt 75
Bảng 2.18. Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các nhóm
hộ nghiên cứu 77
Bảng 2.19. Tình hình nguồn vốn của các nhóm hộ 79
Bảng 2.20. Tổng hợp tham gia chương trình khuyến nông của các nhóm hộ 81
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Thái Nguyên………………………… 28
Hình 2.2: Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các nhóm hộ…………… 80
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện
các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đặc biệt là mục tiêu về “Xóa bỏ tình
trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói”. Theo tiêu chí đánh giá nghèo đói của
Việt Nam, trong hơn một thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo đói cả nước giảm từ 58,1%
năm 1993 xuống còn 9,45% vào cuối năm 2010. Thành tựu giảm nghèo của
Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là “một trong những câu chuyện
thành công nhất trong phát triển kinh tế”.
Việt Nam luôn coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc phân phối một phần
đáng kể trong thu nhập xã hội cho xoá đói giảm nghèo làm ảnh hưởng đến
nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế nhưng xét về tổng thể những thành
tựu xoá đói giảm nghèo sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Mặc dù được thế giới đánh giá cao trong công tác xoá đói giảm nghèo nhưng
Việt Nam hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, đó là: tỷ
lệ nghèo dù giảm nhanh nhưng chưa đồng đều giữa các vùng miền, tốc độ
giảm nghèo có xu hướng chậm lại, thành tựu xoá đói giảm nghèo chưa bền
vững, nguy cơ tái nghèo cao khi có những biến động lớn về kinh tế như khủng
hoảng, thất nghiệp hay những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh…
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền ni phía Bắc của Việt Nam,
tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn khá cao, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 23,74%
đến năm 2010 giảm xuống còn 10,8% [1], vẫn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo chung
của cả nước. Ở khu vực miền ni của tỉnh, nơi các điều kiện tự nhiên và xã
2
hội đều không thuận lợi, việc xoá đói giảm nghèo càng gặp nhiều khó khăn
hơn. Vì vậy, công cuộc giảm nghèo là một chặng đường lâu dài, đòi hỏi Tỉnh
Thái Nguyên phải tiến hành thường xuyên, liên tục.
Xuất phát từ những lý do trên, chng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại khu vực miền núi
Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đưa ra các giải pháp góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng
cao đời sống cho các hộ nông dân khu vực miền ni Tỉnh Thái Nguyên nói
riêng và các tỉnh khu vực miền núi nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói.
- Đánh giá được thực trạng nghèo đói của hộ nông dân khu vực miền
ni Tỉnh Thái Nguyên.
- Chỉ ra được những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của hộ nông
dân khu vực miền ni Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông
dân khu vực miền ni Tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất của các hộ nông
dân (đã tham gia điều tra năm 2007) khu vực miền ni Tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Huyện Định Hoá và Huyện Ph Lương -
Tỉnh Thái Nguyên.
3
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu sơ cấp năm 2011 và số liệu
thứ cấp thời kỳ 2007 - 2011.
3.2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của
hộ nông dân khu vực miền ni tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra được các nguyên
nhân chính dẫn đến nghèo đói qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Phân tích sự tác động của các yếu tố tới thu nhập và đưa ra các kết
luận về sự tác động đó.
- Đánh giá sự thay đối thực trạng nghèo đói và phân tích, xác định các
nhân tố tác động tới nghèo đói tại khu vực miền ni sau 5 năm (2007- 2011),
từ đó đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững sát với thực tế.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo bố cục của
đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Chương II: Nghèo đói và các nhân tố tác động đến nghèo đói tại khu
vực miền ni tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2007 - 2011).
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho khu vực
miền ni tỉnh Thái Nguyên.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộc
vào không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương, mỗi quốc
gia. Đến nay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và nhà nghiên cứu đã đưa ra
nhiều khái niệm khác nhau.
a. Tại hội nghị về chống nghèo đói do ủy ban kinh tế xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, 1993,
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất: Nghèo là tình trạng một bộ phận
dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh
tế xã hội và phong tục tập quán từng địa phương.
Khái niệm này bao gồm 3 khía cạnh:
- Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục,
văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội.
- Nghèo khổ thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi
theo thời gian, kinh tế càng phát triển, nhu cầu cơ bản của con người cũng có
xu hướng sẽ thay đổi ngày một cao hơn.
- Nghèo khổ thay đổi theo không gian: không có chuẩn nghèo chung
cho tất cả các nước vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng
quốc gia, từng vùng. Xu hướng là các nước càng phát triển ngưỡng đo nghèo
đói càng cao.
5
Với quan niệm này, con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của
họ dù thích đáng để họ tồn tại, vẫn dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó
họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối
thiểu để sống một cách đng mức.
b. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen Đan Mạch, năm 1995 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về nghèo đói
như sau: “ Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla
(USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản
phẩm thiết yếu để tồn tại”
c. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã phát biểu nghèo đói dưới hai
hình thức là nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng, tại một thời điểm nào đó.
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, nghĩa là không có khả
năng đạt đến một tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống.
Bên cạnh những khái niệm về đói nghèo đã trình bày ở trên, tuỳ thuộc
vào những giai đoạn, những hoàn cảnh khác nhau cũng như những mục tiêu
nghiên cứu khác nhau mà người ta có những cách tiếp cận khác nhau về
nghèo đói. Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau:
- Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ
Calo đạt dưới 2.100 kcalo/người/ngày. Chỉ tiêu này do Tổ chức Y tế Thế giới
xây dựng cho mỗi thể trạng trung bình của con người. Chỉ tiêu này áp dụng
cho những nước phát triển cũng như những nước đang phát triển.
- Tiếp cận về thu nhập: người nghèo là những người có mức thu nhập
không đảm bảo cho cuộc sống và chi tiêu. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài
những nhu cầu về lương thực và thực phẩm, con người có nhiều những nhu
6
cầu cần phải đảm bảo khác như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục Do vậy nếu thu
nhập không đảm bảo trang trải được cuộc sống và chi tiêu thì được coi là
nghèo đói.
- Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận
những dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, pháp luật
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng
lên về mọi mặt. Khi đó ngoài những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, con
người cần phải đáp ứng nhiều những nhu cầu khác. Đánh giá về nghèo không
đơn thuần chỉ về dinh dưỡng mà phải bao gồm cả những yếu tố khác nữa.
Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp
cận nghèo đói. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương
hướng nghiên cứu khác nhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài
này, hướng tiếp cận nghèo đói đối với người dân là tiếp cận về khía cạnh kinh
tế, có nghĩa là tiếp cận về thu nhập của người dân.
1.1.1.2. Tiêu chí đánh giá nghèo đói ở Việt Nam
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện cả vật chất lẫn
tinh thần: các điều kiện tối thiểu về chỗ ăn, ở; học hành, chữa bệnh và
hưởng thụ đời sống văn hóa, các giá trị tinh thần… Không có một định
nghĩa duy nhất về nghèo đói và do đó cũng không có một phương pháp
hoàn hảo để đo lường.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của mình, Tổng cục Thống kê và Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội đã tiến hành đánh giá, phân loại hộ nghèo theo
những cách thức riêng:
- Theo Tổng cục Thống kê: dựa trên kết quả điều tra mức sống dân cư
Việt Nam, áp dụng theo cơ sở định nghĩa đói nghèo mà Ngân hàng Thế giới
áp dụng cho các nước đang phát triển. Phương pháp này dựa cả vào thu nhập
và chi tiêu theo đầu người và xác định hai ngưỡng nghèo:
7
Ngưỡng nghèo thứ nhất- nghèo về dinh dưỡng: tức là dựa vào mức độ
chi tiêu, là số tiền cần thiết để có được một số lượng lương thực hàng ngày để
đảm bảo dinh dưỡng.
Ngưỡng nghèo thứ hai- ngưỡng nghèo chung: ngưỡng nghèo này bao
gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực, chẳng hạn quần áo, thuốc
chữa bệnh,
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Xác định chuẩn nghèo dựa
trên thu nhập bình quân của hộ. Chuẩn nghèo này được xây dựng cho từng
thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội với thời kỳ đó.
Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ LĐ - TB & XH qua các thời kỳ được thể
hiện qua bảng sau (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn
Loại
hộ
Địa bàn
Thu nhập bình quân/ ngƣời/tháng qua các giai đoạn
1993-
1995
1995-
1997
1997-
2000
2001-
2005
2006-
2010
2011-
2015
Đói
Mọi vùng
<13 kg
gạo
<13 kg
gạo
+ Thành thị
<13 kg
gạo
+ Nông thôn
<8 kg
gạo
Nghèo
Thành thị
<20 kg
gạo
<25 kg
gạo
<25 kg
gạo
150.000
đồng
200.000
đồng
500.000
đồng
Nông thôn
<15 kg
gạo
260.000
đồng
400.000
đồng
- Miền ni hải
đảo
<15 kg
gạo
< 15
kg gạo
80.000
đồng
- Đồng bằng
trung du
<20 kg
gạo
< 20
kg gạo
100.000
đồng
Nguồn: Tổng hợp chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn
8
+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo chi tiêu có những ưu điểm sau: có thể
đánh giá nghèo đói trong suốt quá trình; có thể đem so sánh quốc tế; đánh giá
nghèo đói theo chi tiêu đảm bảo tính khách quan và chính xác hơn. Tuy nhiên,
nó có nhược điểm cơ bản là khó tính toán.
+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo thu nhập có những ưu điểm sau: dễ
tính toán, phù hợp trong nghiên cứu phạm vi hẹp. Tuy nhiên, nó cũng có một
số nhược điểm như: tính chính xác không cao; không thể so sánh giữa các
thời kỳ; không thể so sánh quốc tế.
Đề tài này dùng chỉ tiêu đánh giá nghèo đói theo thu nhập để phân tích.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính cho năm 2010, tình trạng
nghèo đói toàn cầu năm này chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như vậy, thế giới đã
đạt “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ " của Liên hợp quốc là giảm tình trạng
đói nghèo trên thế giới xuống còn một nửa từ năm 1990 đến 2015- sớm hơn 5
năm so với kế hoạch.
Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Một nửa
tỷ lệ suy giảm dài hạn của đói nghèo là nhờ đóng góp của nước này với
khoảng 660 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói tính từ năm 1981. Trung
Quốc cũng là động lực chính cho sự tiến bộ phi thường của Đông Á, khu vực
mà vào đầu những năm 1980 có tỷ lệ nghèo đói cao nhất trên thế giới, với
77% dân số sống dưới 1,25 USD/ngày. Trong năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn là
14%. Nếu không nhờ Trung Quốc, con số có thể kém ấn tượng rất nhiều.
Trong số khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức 1,25 USD/ngày trong năm 2008
thì có tới 1,1 tỷ người sống bên ngoài Trung Quốc.
Sự chuyển biến lớn nhất gần đây về việc cải thiện tình hình nghèo đói
là ở Châu Phi, lục địa duy nhất có số lượng người nghèo tăng liên tục trong
9
các năm 1981 tới 2005. Số lượng này gần như tăng gấp đôi từ 205 triệu người
vào năm 1981 lên tới 395 triệu người trong năm 2005. Nhưng trong năm
2008, con số này đã giảm được 12 triệu người, tương đương 5%, đưa tỷ lệ
người nghèo tại châu lục này lần đầu tiên xuống dưới một nửa dân số, khoảng
47%. Số lượng người nghèo tại khu vực Mỹ Latinh và Đông Âu và Trung Á
cũng đã đảo ngược xu thế sang chiều giảm dần kể từ năm 2000.
Hầu hết những tiến bộ trong cuộc chiến này đều được tập trung vào
những người nghèo nhất, với thu nhập thấp hơn hơn 1,25 USD/ngày. Số liệu
từ WB cho thấy số lượng người có mức thu nhập trung bình từ 1,25-2
USD/ngày chỉ giảm rất ít, từ 2,59 tỷ người năm 1981 xuống 2,44 tỷ trong năm
2008 (mặc dù mức giảm này, nếu so với đỉnh 2,92 tỷ người của năm 1999, sẽ
ấn tượng hơn). Những chính sách giảm nghèo dường như có tác dụng mạnh
nhất tới nhóm người cực nghèo. Năm 1981, có 645 triệu người có thu nhập từ
1,25-2 USD/ngày. Đến năm 2008 con số này đã gần như tăng gấp đôi, lên
1,16 tỷ người. Ngay cả khi nhóm nghèo trung bình này có chiều hướng tăng
lên, thì đó là do một lượng không nhỏ những người từ nhóm cực nghèo
chuyển lên, phần còn lại là do gia tăng dân số.
1.1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước tiêu biểu
Thời gian qua, thế giới đã chứng kiến những thành tựu giảm nghèo của
nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Nhưng nổi trội nhất và thiết thực
nhất đối với Việt Nam, đó là chương trình đổi mới nông thôn ở Hàn Quốc vào
những năm 70 và cách làm các giai đoạn của Trung Quốc vào đầu những năm
80 của thế kỷ trước.
a. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Hàn Quốc
Hàn Quốc được biết đến với những cái tên như “ Kì tích bên sông Hàn”
hay một trong “Bốn con rồng Châu Á”. Đó là vì sự tăng trưởng kinh tế kỷ lục
mà đất nước này đã đạt được. Không chỉ thế, Hàn Quốc còn đạt được những
10
thành tựu to lớn trong phát triển nông thôn và giảm nghèo. Từ những năm 70
thế kỷ XX, Hàn Quốc thực hiện “Chương trình đổi mới nông thôn” hướng vào
gip đỡ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn nghèo và gip đỡ người
nghèo đa dạng hoá về sinh kế và thu nhập. Sau 30 năm, Hàn Quốc đã hoàn
thành các mục tiêu của “Chương trình đổi mới nông thôn” và cơ bản giải quyết
xong vấn đề nghèo, đói. Sự thành công của Hàn Quốc do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, việc hỗ trợ tài chính cho các vùng nông thôn nghèo để phát
triển cơ sở hạ tầng và thc đẩy sinh kế cho nông dân, đặc biệt là người nghèo,
theo cơ chế khuyến khích và có điều kiện. Sự khuyến khích đó thể hiện ở việc
vùng nông thôn nào thực hiện tốt, có hiệu quả, năm sau sẽ được tăng nguồn
vốn hỗ trợ so với năm trước, ngược lại nơi nào thực hiện kém hiệu quả, năm
sau sẽ giảm vốn hỗ trợ. Điều kiện thực hiện là phải có kế hoạch hàng năm và
5 năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
Thứ hai, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Hầu hết số
cán bộ cơ sở đều được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý kinh tế, hành
chính, kỹ năng xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, dự án, chính
vì vậy họ có đủ khả năng hấp thụ nguồn tài chính hỗ trợ của Nhà nước một
cách có hiệu quả.
Thứ ba, tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn
trong tổng chi tiêu công của Chính phủ để thc đẩy việc phát triển sinh kế cho
người dân và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp.
Thứ tư, trao quyền tự chủ cho cơ sở và người dân, làm gì, làm như thế
nào do người dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định. Nhà nước và các
cấp chính quyền cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò định hướng hoạt động phát
triển nông thôn và giảm nghèo, không can thiệp cụ thể vào công việc của
chính quyền cơ sở và người dân.
11
Nhờ những nỗ lực trên, chỉ sau 30 năm nông thôn Hàn Quốc đã có sự
phát triển vượt bậc, kinh tế Hàn Quốc được xếp vào nhóm nước phát triển. Sự
thành công về phát triển kinh tế nông thôn của quốc gia này là bài học kinh
nghiệm tốt cho nước ta tham khảo.
b. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc
Trung Quốc, một quốc gia láng giềng đông dân bậc nhất thế giới, vậy
Trung Quốc đã làm gì để đạt được thành tựu đầy ấn tượng về giảm nghèo? Có
thể tóm tắt thành ba giai đoạn quan trọng: Giai đoạn thứ nhất được gọi là cải
cách cơ cấu thc đẩy giảm nghèo (1978-1985); Giai đoạn thứ hai là tạo động
lực giảm nghèo theo định hướng phát triển quy mô lớn (1986-2003) và Giai
đoạn thứ ba là giải quyết những khó khăn chính về giảm nghèo (1994-2000).
Vào cuối những năm 1970, Trung Quốc có khoảng 250 triệu người
nghèo sống ở nông thôn, chiếm 30,7% dân số. Nguyên nhân nghèo đói của
Trung quốc chính là do sự phân tách giữa hệ thống hoạt động nông nghiệp và
nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất; khi hạn chế này được tháo gỡ bằng việc
khuyến khích người dân tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mọi
tiềm năng phát triển sản xuất, khuyến khích phát triển doanh nghiệp hương
trấn, tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp Với những nỗ lực trên từ năm 1978
đến 1985 sản lượng thực tăng 14%, thu nhập bình quân đầu người nông dân
tăng 3,6 lần, người nghèo đã giảm một nửa, xuống còn 125 triệu, chiếm
14,8% dân số nông thôn.
Bước sang năm 1986, nhằm tăng cường nỗ lực giảm nghèo cho 125
triệu dân nông thôn, nhất là cho 4,4% dân số nông thôn (khoảng 40 triệu
người) có thu nhập dưới 50 nhân dân tệ(NDT), Chính phủ Trung Quốc đã lập
ra các cơ quan giảm nghèo đặc biệt từ cấp trung ương tới tỉnh, huyện, xã hoạt
động theo cơ chế chuyên trách, sắp xếp quỹ đặc biệt cho giảm nghèo, thiết kế
chính sách ưu tiên giảm nghèo theo định hướng phát triển. Kể từ đó, chương
trình giảm nghèo theo định hướng phát triển trên quy mô toàn quốc được thực
12
hiện có kế hoạch, có tổ chức, có nguồn lực. Với những nỗ lực không mệt mỏi,
Trung quốc đã giảm số người nghèo xuống còn 80 triệu (khoảng 8,7% dân số
khu vực nông thôn).
Từ năm 1994-2000, Trung Quốc tập trung vào cải cách nông thôn và
giảm nghèo theo định hướng phát triển, hướng ưu tiên vào người nghèo ở những
vùng có đặc thù về địa lý như khu vực miền ni Đại Sự ở tây nam; cao nguyên
Hoàng Thổ ở tây bắc; dãy ni Tần Sơn, Ba Sơn và khu vực băng giá Tây Tạng.
Bắt đầu từ năm 2001 đến nay, thông qua việc thực thi hàng loạt dự án
xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn bằng những dự án phát triển, Trung Quốc đã
cơ bản giải quyết vấn đề sinh sống và ấm no cho cư dân nông thôn. Điều kiện
sản xuất và sinh hoạt của các khu vực nghèo khó đã được cải thiện rõ rệt. Công
tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn Trung Quốc đã chuyển từ công tác xóa
đói, giảm nghèo dưới chuẩn nghèo sang giai đoạn mới là giải quyết nghèo khó
tương đối. Chính phủ Trung Quốc lấy dân số dưới chuẩn nghèo, tức thu nhập
bình quân đầu người mỗi năm thấp hơn 1.274 đồng nhân dân tệ làm đối tượng
xóa đói, giảm nghèo, lấy các khu vực tập trung dân số nghèo khó làm khu vực
trọng điểm của việc xóa đói, giảm nghèo. Từ năm 2001 đến năm 2010, ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương của Trung Quốc tổng cộng đầu tư
204,38 tỷ đồng nhân dân tệ cho cải thiện cơ sở hạ tầng của các khu vực nghèo
khó, phát triển ngành sản xuất đặc sắc, hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội. Nhờ
có nguồn đầu tư lớn từ tài chính công, bảo đảm đủ ăn đủ mặc của cư dân nông
thôn Trung Quốc cơ bản được giải quyết. Dân số nông thôn nghèo khó ở Trung
Quốc từ 94,22 triệu người tính đến cuối năm 2000, giảm xuống còn 26,88 triệu
người năm 2010. Tỷ lệ dân số nông thôn nghèo khó trong tổng số dân nông
thôn Trung Quốc từ 10,2% năm 2000, giảm xuống còn 2,8% năm 2010. Trung
Quốc đã thực hiện trước thời hạn mục tiêu giảm 50% dân số nghèo khó theo
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, góp phần quan trọng cho
sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của toàn thế giới.
13
1.1.2.3. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
Nhiều năm qua giảm nghèo đã trở thành một chính sách xã hội trọng
điểm trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhìn lại
thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cùng với các chỉ số lạc quan về tăng trưởng
kinh tế, không thể không nói đến những đóng góp quan trọng của sự nghiệp
giảm nghèo. Tình hình nghèo đói của Việt Nam được thể hiện qua bảng 1.2
Bảng 1.2 Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chia theo các khu vực,
giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm
2006
2008
2010
Chung cả nƣớc
15,5
13,4
10,7
Thành thị
7,7
6,7
5,1
Nông thôn
18,0
16,1
13,2
1. Đồng bằng Sông Hồng
10,2
8,7
6,5
2. Đông Bắc
22,2
20,1
17,7
3. Tây Bắc
39,4
35,9
32,7
4. BắcTrung bộ
26,6
23,1
19,3
5. Duyên hải Miền trung
17,2
14,7
12,7
6. Tây Nguyên
24,0
21,0
17,1
7. Đông Nam Bộ
4,6
3,7
2,2
8. Đồng bằng Sông Cửu Long
13,0
11,4
8,9
Nguồn:
Qua bảng 1.2, ta thấy qua 5 năm tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh từ
15,5% năm 2006 xuống còn 10,7% năm 2010, trong đó giảm nghèo nhanh tập
trung ở khu vực nông thôn. Các vùng luôn có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức
14
bình quân chung của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên
hải miền trung và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là
32,7% cao nhất cả nước và cao hơn hẳn các vùng còn lại.
Nếu theo báo cáo của Bộ LĐ, TB và XH thực hiện chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và giảm nghèo, số hộ nghèo cả nước đã giảm từ 29% (năm
2002) xuống còn 9,45% (năm 2010); Đối với 62 huyện nghèo, sau 2 năm thực
hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, tỷ lệ hộ nghèo trung bình đã giảm từ 47%
(năm 2008) xuống còn khoảng 37% (vào cuối năm 2010), bình quân giảm
5%/năm, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% như Nghị quyết
30a đề ra; chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần
(năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam đã vượt qua mốc của một nước nghèo (1.000USD) và trở thành
nước có thu nhập trung bình. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất của
nhân dân ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn đã được cải thiện đáng kể với
hàng vạn công trình điện, đường, trường, trạm, thủy lợi… được xây dựng và
đưa vào sử dụng. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đặc biệt là
đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều thay đổi căn bản.
Quan trọng hơn, các chính sách đng đắn và kịp thời cùng nỗ lực kiên trì xóa
đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã kích thích, khơi dậy ý chí, năng lực
vươn lên thoát nghèo của nhân dân, gip một bộ phận không nhỏ người nghèo
thoát ra khỏi tình trạng nghèo cùng cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, diễn biến nghèo đói của Việt
Nam đang đặt ra không ít thách thức đối với bài toán giảm nghèo bền vững.
Theo công bố của Bộ LĐTB - XH, tính đến cuối năm 2010, cả nước có
3.055.566 hộ nghèo và 1.612.381 hộ cận nghèo. Trong tổ ng số 63 tỉnh, thành
phố có đến 3 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến dướ i 50%, đó là : Lai
Châu, Lào Cai và Hà Giang , đặc biệt 1 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% là
15
Điệ n Biên. Đáng ch ý, cả nước còn đến 81 huyệ n thuộ c 25 tỉnh có tỷ lệ hộ
nghèo trên 50%, (trong đó bao gồ m 54 huyệ n nghè o theo Nghị quyế t
30a/2008/NQ-CP). Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên
toàn quốc năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước năm 2011 là 11,76%, tỷ lệ
hộ cận nghèo là 6,98% tương ứng với hơn 2,5 triệu hộ nghèo và 1,5 triệu hộ
cận nghèo, cùng với đó là nhiều địa phương có tỷ lệ hộ nghèo lên tới
80%[15]. Như vậy một tỷ lệ khá lớn hộ đã thoát nghèo song có thu nhập, mức
sống nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần những biến động nhỏ về suy
thoái kinh tế, thiên tai lũ lụt hoặc gia đình có người bệnh tật, ốm đau là có thể
rơi xuống dưới chuẩn nghèo. Hơn nữa, trong số hộ nghèo hiện có thì đa phần
tập trung ở khu vực nông thôn (trên 90%) và lại rơi vào vùng kinh tế - xã hội
chậm phát triển nhất là ở các huyện nghèo và các xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn. Mặt khác, tỷ lệ người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số
người nghèo có xu hướng tăng từ 21% (năm 1993) lên 29% (năm 1998) và
37% (năm 2006), xu hướng này còn tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011 - 2015
và ước tính sẽ chạm mốc 50% vào năm 2015. Một bộ phận hộ nghèo mới
cũng đã xuất hiện ở nhóm di cư tự do vào các đô thị và những người nông dân
thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp
và các khu đô thị mới do không tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai bão lũ, hạn hán, nước biển
dâng và sa mạc hoá đồng ruộng ở một số khu vực, dẫn đến mất mùa và mất
diện tích đất sản xuất, diện tích nước để sản xuất nông nghiệp. Đó là những
nguy cơ đe doạ thành quả giảm nghèo trên 10 năm qua ở nước ta.
1.1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam
Có thể nói có rất nhiều nguyên nhân gây ra đói nghèo. Có thể nêu ra
một số nhóm nguyên nhân chính như sau: