ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH ĐỨC MINH
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN MẶN, LỢ CỦA HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2003 – 2010
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
M· sè : 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp số liệu từ các tài liệu, báo cáo của các
ngành và số liệu điều tra ở địa phương có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này chưa được sử dụng để bảo vệ
cho bất kỳ một học vị nào, các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn cụ thể và
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 11 năm 2012
Tác giả
Đinh Đức Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
giáo của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên trong suốt quá trình học tập cũng
như trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của các thầy: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, ThS. Nguyễn Văn Hiểu - Khoa Tài
nguyên & Môi trường – Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ Ban quản lý KKT Vân
Đồn, UBND huyện Vân Đồn đã tạo điều kiện tận tình giúp tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu tại địa phương. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Đông
Xá nơi tôi công tác, các học viên lớp cao học QLĐĐ Khóa 18, bạn bè và gia đình đã
quan tâm động viên tôi trong thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Do thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 11 năm 2012
Tác giả
Đinh Đức Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 3
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản 3
1.1.2. Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1.3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản 4
1.1.4 Vai trò, đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản 6
1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch và nuôi trồng thủy sản 9
1.2.1 Các văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản ở
Trung ương 9
1.2.2. Các văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của
tỉnh Quảng Ninh 10
1.3. Nuôi trồng thủy sản một số nước trên thế giới 11
1.3.1. Một số thành tựu của nuôi trồng thủy sản 11
1.3.2. Chính sách phát triển nuôi thủy sản ở Đông Nam Á 13
1.3.3. Những trở ngại chính để phát triển nuôi trồng thủy sản 16
1.4. Nuôi trồng thủy sản trên cả nước. 18
1.5. Quy hoạch và nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh 21
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 24
2.1.4. Thời gian nghiên cứu 24
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.3.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu 25
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Vân Đồn 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường 26
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
NTTS của khu kinh tế Vân Đồn 46
3.2. Đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh Năm 2010 47
3.2.1. Quản lý nuôi trồng thủy sản 47
3.2.2. Hình thức nuôi 48
3.2.3. Đối tượng nuôi 49
3.2.4. Hiện trạng các khu vực giàu nguồn lợi hải sản tự nhiên 49
3.2.5. Dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản 49
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện qui hoạch nuôi trồng thủy sản giai
đoạn 2003 – 2010 51
3.3.1. Xã Bản Sen 53
3.3.2. Xã Bình Dân 54
3.3.3. Thị trấn Cái Rồng 55
3.3.4. Xã Đài Xuyên 55
3.3.5. Xã Đoàn Kết 56
3.3.6. Xã Đông Xá 57
3.3.7. Xã Hạ Long 58
3.3.8. Xã Minh Châu 59
3.3.9. Xã Ngọc Vừng 60
3.3.10. Xã Quan Lạn 61
3.3.11. Xã Thắng Lợi 63
3.3.12. Xã Vạn Yên 64
3.4. Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản 65
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 65
3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội. 67
3.4.3. Đánh giá tác động môi trường 68
3.4.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ NTTS 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.5. Đề xuất giải pháp qui hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn
2010 – 2015 cho huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 73
3.5.1. Giải pháp khoa học và công nghệ 73
3.5.2. Giải pháp về thị trường 74
3.6.3. Khuyến ngư 75
3.5.4. Đề xuất giải pháp cho sản xuất NTTS 76
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
As
BMP
BOD
Cd
COC
COD
DO
DNNN
ĐBSCL
GAP
GHCP
GPMB
KKT
KTQP-AN
NK
NTTS
Pb
QCVN
QH
UBND
XDCB
XK
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Asen
Thực hành quản lý nuôi tốt hơn
Nhu cầu ôxi sinh hoá
Cadimi
Nhu cầu ôxi hoá học
Nhu cầu ôxi hoá học
Hàm lượng ôxi hoà tan
Doanh nghiệp nhà nước
Đồng bằng sông cửu long
Thực hành canh tác tốt
Giới hạn cho phép
Giải phóng mặt bằng
Khu kinh tế
Kiến thức Quốc phòng - An ninh
Nhập khẩu
Nuôi trồng thuỷ sản
Chì
Quy chuẩn Việt Nam
Quy hoạch
Uỷ ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Xuất Khẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vân Đồn năm 2010 31
Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích và sản lượng NTTS toàn huyện Vân Đồn năm
2010 52
Bảng 3.3: So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Bản Sen 53
Bảng 3.4: So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Bình Dân 54
Bảng 3.5: So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 thị trấn Cái Rồng 55
Bảng 3.6 So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích thực
hiện NTTS năm 2010 xã Đài Xuyên 56
Bảng 3.7: So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Đoàn Kế t57
Bảng 3.8: So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Đông Xá 58
Bảng 3.9: So sánh dện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích thực
hiện NTTS năm 2010 xã Hạ Long 59
Bảng 3.10: So sánh dện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Minh Châu 60
Bảng 3.11: So sánh diện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Ngọc Vừng 61
Bảng 3.12: So sánh dện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Quan Lạn 62
Bảng 3.13: So sánh dện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Thắng Lợi 63
Bảng 3.14: So sánh dện tích quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 và diện tích
thực hiện NTTS năm 2010 xã Vạn Yên 64
Bảng 3.15: Sản lượng, thu nhập bình quân/ ha diện tích NTTS năm 201065
Bảng 3.16: Đầu tư trung bình/ ha diện tích NTTS 66
Bảng 3.17: Lãi thuần trên một ha diện tích NTTS 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh diện tích quy hoạch và diện tích thực hiện 51
Hình 3.2: Những khó khăn chính trong hoạt động sản xuất NTTS 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới - hải đảo phía Đông Bắc Việt Nam được
thiên nhiên ưu đãi với trên 250 km bờ biển, diện tích vùng nội thuỷ rộng 6000 km
2
và nhiều đảo lớn nhỏ che chắn phía ngoài. Biển Quảng Ninh có các yếu tố môi
trường đặc trưng, biển lặng, nước có độ muối cao, độ trong lớn, môi trường sạch
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loài sinh vật biển, có thể
nuôi được quanh năm với nhiều loại hải sản quý hiếm. Bên cạnh đó, Quảng Ninh
còn có cửa khẩu Quốc tế, có cảng biển và nhiều đầu mối giao thông thuỷ bộ nên rất
thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nhất là hải sản tươi sống tạo cho Quảng Ninh
trở thành tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản không chỉ trên biển
mà còn ở các ao hồ, ven sông và gần các vùng cửa biển.
Khu kinh tế Vân Đồn là một trong những khu vực có tiềm năng nuôi trồng
thuỷ sản lớn của Quảng Ninh. Với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tạo ra hàng chục
nghìn hecta mặt nước ở các vụng, vịnh, tùng, áng kín sóng, có thể phát triển nuôi
biển bằng hình thức lồng bè, rào chắn và giàn treo, diện tích bãi triều lớn có thể
nuôi nước lợ và một phần diện tích ao hồ, đầm nuôi nước ngọt.
“Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2003-2010” được đưa vào thực hiện từ năm 2003 dưới sự tài trợ của dự án
SUMA (Support to Brackish Water and Marine Aquaculture), chương trình hợp tác
giữa chính phủ Việt Nam và Đan Mạch, giai đoạn 2001-2004. Qui hoạch đã được
triển khai theo kế hoạch và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên cùng với sự
phát triển của không gian và thời gian, một số nội dung của quy hoạch chưa đạt
được như nội dung quy hoạch đề ra.
Vì vậy, việc đánh giá lại quá trình thực hiện quy hoạch nuôi truồng thủy sản trên
địa bàn huyện Vân Đồn là hết sức cần thiết. Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề cho việc lập
quy hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
Với lý những lý do trên, được sự quan tâm của khoa Sau Đại học, trường ĐH
Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực
hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2003-2010”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2010.
Đánh giá hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình trên địa
bàn huyện Vân Đồn.
Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc nuôi trồng thủy sản và đề xuất
hướng khai thác và nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện Vân Đồn hợp lý cho
những năm tới, nhằm phát triển kinh tế - xã hội huyện theo hướng bền vững.
3. Yêu cầu của đề tài
Công tác thu thập và phân tích số liệu phải đảm bảo tính khoa học, chính xác,
khách quan và phù hợp với thực tế của địa phương.
Các đề xuất cho qui hoạch và phát triển NTTS mặn, lợ của huyện trong giai đoạn
tới phải xuất phát từ việc xác định và phân tích các nguyên nhân cản trở thực hiện qui
hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện giai đoạn 2003-2010.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu, bổ sung lý thuyết và cơ sở khoa học trong vấn đề đánh giá quy
hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đánh giá quy hoạch diện tích NTTS, một lĩnh vực mới
trong quản lý đất đai nói chung.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được việc thực hiện quy hoạch NTTS ở huyện Văn Đồn, tìm ra được
những khó khăn, thuận lợi trong tiến hành thực hiện NTTS và đưa ra giải pháp nhằm
làm định hướng cho quy hoạch NTTS ở Vân Đồn trong gia đoạn tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Ngành thuỷ sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thuỷ sản được coi là ngành sản xuất
dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra
những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt
động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế
biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản,
điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.[7]
1.1.2. Vị trí và vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành thuỷ
sản đóng một vai rò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.Với lợi thế
về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm năng lớn
trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn 3260 km
với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước ngọt và
nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh tế thuỷ
sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều phân
ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như công
nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển Phát
triển ngành thuỷ sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông
nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung [7].
Có thể nói rằng, các sản phẩm thuỷ sản là những sản phẩm bổ dưỡng, giàu
đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, không chứa chất
béo nên rất tốt cho cơ thể. Trong xã hội hiện đại, với cuộc sống tấp nập, xô bồ,
người ta thường có thói quen ăn những đồ ăn nhanh. Những đồ ăn này không hề có
lợi cho cơ thể. Vì vậy, một bữa ăn giàu đạm với cá, tôm và các loại hải sản khác bên
cạnh gia đình và người thân thật sự là có ý nghĩa biết bao. Càng những nước có nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập của người dân cao thì người ta thường
hướng vào loại thực phẩm bổ dưỡng này [7].
Hơn thế nữa ngành thuỷ sản ngày càng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc giải quyết tại chỗ nhu cầu về thực phẩm của nhân dân với chất lượng cao, thu
hút hàng vạn lao động dư thừa, nông nhàn ở nông thôn góp phần xoá đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Góp phần
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Ngành thuỷ sản có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia. Bởi vì, ngành thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản
phẩm của nó là các sinh vật sống trong môi trường nước, đó là một trong những loại
thực phẩm làm thức ăn phục vụ cho đời sống nhân dân. Do đó phát triển ngành thuỷ
sản không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ cho nhu cầu
xuất khẩu thu được ngoại tệ cho đất nước.
Ngành thuỷ sản của nước ta đi lên từ nghề cá nhân dân, với những hình thức
sơ khai buổi đầu là đánh bắt thuỷ sản nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của
chính bản thân ngư dân. Và ngày nay khi đất nước ta đã hoà mình vào nền kinh tế
quốc tế thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều cơ hội mới để phát triển, đặc biệt là lĩnh
vực xuất khẩu thuỷ sản. Ngành thuỷ sản phát triển thúc đẩy hoạt động thương mại
quốc tế của đất nước. Bởi vì xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường các nước trên thế
giới, không những giúp ta thu được ngoại tệ cho đất nước mà hơn thế nữa nó sẽ mở
ra một cơ hội cho đất nước hoà mình cùng nhịp điệu sôi động của thế giới, mở ra
mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể
thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần
mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và trên thế giới.
1.1.3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản
Ngành thuỷ sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp nên vừa có những đặc
điểm chung của ngành nông nghiệp lại vừa mang những đặc điểm riêng biệt.
1.1.3.1 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập.
Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất độc lập bởi những lý do sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
+ Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là những sinh vật sống dưới nước.
Nó khác hẳn với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cây, những
con mà con người có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng. Chính vì vậy
mà đã gây khó khăn trong việc xác định trữ lượng thuỷ sản có trong một ao hồ hay
một ngư trường [7].
+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó là
một nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyết
định đến tính chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất. Nếu như trong hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản phải cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để chăm
sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh…Còn trong lĩnh vực chế biến
thuỷ sản lại cần những lao động được đào tạo một cách bài bản để có thể nắm
bắt được công nghệ chế biến [7].
+ Các loài sinh vật sống trong môi trường nước bị ảnh hưởng của điều kiện
thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình, độ mặn…tác động đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của chúng [7].
+ Nếu đất đai là tư liệu sản xuất của ngành trồng trọt thì thuỷ vực là tư liệu sản
xuất của ngành thuỷ sản. Nó cũng là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì
nếu không có thuỷ vực thì các sinh vật thuỷ sinh không thể tồn tại được. Thuỷ vực
trong ngành thuỷ sản bao gồm: sông, ngòi, ao, hồ, mặt nước ruộng, cửa sông,
biển…Tính chất của thuỷ vực cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa lý của
từng vùng, miền [7].
1.1.3.2 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên
ngành cao.
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống như ngành
sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi trường
nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh sản
có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng có những hoạt động di trú
theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy đi đôi với việc khai
thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì tái
tạo nguồn lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Ngành thuỷ sản mang tính chất sản xuất vật chất phức tạp do đối tượng sau khi
khai thác có tính chất mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau
khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút và biến đổi. Do vậy để
tránh gây lãng phí trong sản xuất thì cần có một sự kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ
khâu khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái
tạo nguồn lợi [7].
1.1.4 Vai trò, đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
1.1.4.1 Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của ngành thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản
ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác thuỷ
sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì,
bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục
đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt
đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu [7].
1.1.4.2 Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản
Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho
nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm có vai trò
đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản phẩm này thì
con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi trồng thuỷ sản cũng là ngành
sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như cá, tôm, cua,
ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con người giúp con người
có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của
con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao,
người ta hướng đến những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và
thuỷ sản là một trong những sản phẩm như thế [7].
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan
trọng trong tăng tưởng chung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến
chúng tạo thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Việc
tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp cho
nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn
ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền
kinh tế của đất nước [7].
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong xu thế đất nước đang chuyển
mình hoà nhịp vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự
phát triển trông thấy, tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5%. Ngay
trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn
nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng
một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng góp
vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi diện
tích trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển
nuôi trồng thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi
trồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu
hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy
sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng kéo theo sự
phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn, các
công ty chế biến thuỷ sản [7].
- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập: Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh
của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia
vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi
cả nước. Nuôi trồng thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư,
giúp họ tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào
của xã hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do
vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi người đều
được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng góp phần giảm bớt
sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của của
người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ người
ta chuyển từ nhu cầu hàng hoá cấp thấp sang hành hoá cấp cao như thịt, trứng, sữa,
thuỷ sản… Và các sản phẩm thuỷ sản cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của
nhân dân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm đến những mặt hàng sa sỉ như ghẹ,
cua biển, tôm hùm… Nó sẽ làm thoả mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư [7].
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản: Các sản phẩm thuỷ
sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư, thì một phần lớn được cung
cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Có một
đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản
phẩm thuỷ sản được nâng tầm giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thuỷ sản dùng
công nghệ bao gói chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để
các sản phẩm này thực sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng
sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất
lượng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch [7].
1.1.4.3 Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Thuỷ vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được: Đối tượng của nuôi
trồng thuỷ sản là các sinh vật gắn với môi trường nước, nếu tách chúng ra khỏi môi
trường này thì chúng không thể tồn tại được. Từ đặc điểm này cho ta thấy được
nuôi trồng thuỷ sản là một ngành tương đối phức tạp so với các ngành khác. Cứ ở
đâu có nước thì ở đó có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản
có khả năng phát triển ở mọi nơi, mọi vùng địa lý. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng
loại thuỷ vực mà có đối tượng nuôi trồng phù hợp như nuôi thuỷ sản nước ngọt,
mặn, lợ [7].
Thuỷ vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu sản xuất
khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thuỷ vực không những không bị
hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt lên [7].
- Đối tượng hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là các sinh vật thuỷ sinh: Cũng
giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi trồng thuỷ sản là các cơ thể
sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển, diệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những điều kiện ngoại cảnh, chỉ một
sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng đến bản thân các vật
nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như: gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn
hán… đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng [7].
- Nuôi trồng thuỷ sản mang tính thời vụ: Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát
triển và phát triển của động vật thuỷ sinh mà con người tác động đến chúng thông
qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc
sống. Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự
nhiên do đó mà thời gian lao động và thời gian sản xuất không trùng khít nhau dẫn
đến tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản.
Tính thời vụ trong nuôi trồng thuỷ sản đã dẫn đến tình trạng người lao động có
lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi trồng
thuỷ sản một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ
bằng cách: Đối với nuôi trồng thuỷ sản phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài
thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm.[7]
- Nuôi trồng thuỷ sản mang tính vùng rõ rệt:
Nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở đâu có thuỷ
vực và lao động thì ở đó khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi
quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiết khí hậu khác nhau nên
đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản cũng không giống nhau. Từ đặc điểm này đòi hỏi các
vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn để
phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệu quả cao [7].
1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch và nuôi trồng thủy sản
1.2.1 Các văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản ở
Trung ương
- Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về việc “ Quy
định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước”.
- Quyết định số 67/1999/QĐ –TTg ngày 30/02/1999 của Thủ Tướng Chính
Phủ về một số chính sách tài chính, tín dụng liên quan đến ngành thủy sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Quyết định số: 224//1999/QĐ –TTg ngày 88/12/1999 về phê duyệt chương
trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 -2010.
- Nghị quyết số: 03/2000/NĐ-CP ngày 02/02/2000 của Bộ Thủy Sản và Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “ Về các biện pháp đầu tư phát triển nuôi
trồng thủy san theo quyết định số 224//1999/QĐ –TTg ngày 88/12/1999 của Thủ
Tướng Chính Phủ”.
- Thông báo liên ngành số: 1920/TS-VP ngày 29/06/2000 của Bộ Thủy Sản và
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “ Về các biện pháp đầu tư phát
triển nuôi trồng thủy sản theo quyết định số 224//1999/QĐ –TTg ngày 88/12/1999
của Thủ Tướng Chính Phủ”.
- Quyết định số 103/2000/QĐ –TTg ngày 25/08/2000 của Thủ Tướng Chính
Phủ “ Về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản”.
- Công Văn số: 943/CV- NHNN1 ngày 25/09/2000 của Ngân hàng nhà nước
“Hướng dẫn thực hiện Quyết định số: 103/2000/QĐ –TTg ngày 25/08/2000 của Thủ
Tướng Chính Phủ”.
- Thông tư số: 04/2000/TT –BTS ngày 03/11/2000 của Bộ Thủy Sản “ Hướng
dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số: 103/2000/QĐ –TTg ngày
25/08/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ”.
- Nghị định số: 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002 của Chính Phủ về việc
sửa đổi bổ sung phục lục ban hành kém theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư
trong nước”.
1.2.2. Các văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản
của tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số: 3339/2002/QĐ-UB ngày 24/09/2002 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Về việc ban hành một số chính sách khuyến khích các hoạt động đầu tư trên
địa bàn tỉnh”. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 và thay thế cho
quyết định số: 1169/2000/QĐ-UB ngày 09/05/2000 của UBND tỉnh Quảng Ninh “
Về một số chính sách biện pháp khuyến khích phát triển ngành nghề, thu hút lao
động giải quyết việc làm”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Quyết định số: 2515/2000/QĐ-UB ngày 02/10/2000 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Về quy định tạm thời hạn mức và thời hạn giao đất đối với đất ở, đất nuôi
trồng thủy sản, đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân”.
- Quyết định số: 2006/2001/QĐ-UB ngày 23/07/2001 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Về việc phê duyệt quy hoạch Tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh
Quảng Ninh thời kỳ 2001 - 2010”.
- Quyết định số: 4284/2001/QĐ-UB ngày 15/11/2001 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Về qui định tạm thời cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nuôi
trồng thủy sản”.
- Quyết định số: 4647/UBND – QH2 ngày 06/12/2006 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Về việc công bố Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT –
XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số: 2770/QĐ – UBND ngày 16/09/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Về việc phê duyệt Điều chỉnh, Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020”.
- Căn cứ văn bản số 1709/UBND – NLN2 ngày 06/05/2010 “ Về việc lập quy
hoạch nuôi trổng thủy sản Khu kinh tế Vân Đồn”.
- Căn cứ Quyết định số 2898/QĐ- UBND ngày 24/09/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ninh “ Về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển nuôi
trồng thủy sản Khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2010 - 2020”.
1.3. Nuôi trồng thủy sản một số nƣớc trên thế giới
1.3.1. Một số thành tựu của nuôi trồng thủy sản
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO), năm 2008, cả thế giới sản xuất 142 triệu tấn thủy sản (không kể sản
lượng rong tảo), chỉ tăng gần 6% so với năm 2004. Thủy sản dùng làm thực
phẩm chiếm 115 triệu tấn, tương ứng với mức tiêu thụ 17kg/người/năm, nhưng
nếu loại trừ sản lượng của Trung Quốc (do thống kê nhiều năm trước sai), tiêu
thụ thủy sản bình quân đầu người ở phần còn lại của thế giới suốt giai đoạn
2004-2008 và ước năm 2009 chỉ tăng rất ít, từ 13,4 lên 13,7kg (quy ra trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
lượng sống). Trung bình, thủy sản đáp ứng khoảng 15,7% nhu cầu prôtêin có
nguồn gốc động vật và 6,1% tổng nhu cầu prôtêin cho con người. Các nước đang
phát triển, kể cả Trung Quốc chiếm 80% tổng sản lượng và 50% giá trị XK thủy
sản toàn cầu (50,8 tỷ USD) năm 2008 [17].
Sản lượng thủy sản khai thác của thế giới năm 2008 đạt 90 triệu tấn, trị giá 93,9 tỷ
USD, bao gồm 80 triệu tấn từ khai thác biển và 10 triệu tấn khai thác nội địa.
Như vậy, suốt thập kỷ qua sản lượng khai thác hầu như không thay đổi,
ngoại trừ những thăng giáng mạnh sản lượng các loài cá cơm do ảnh hưởng
của hiện tượng El Nino.
Trong khi đó, nuôi trồng thủy sản (NTTS) lại là lĩnh vực tăng trưởng
nhanh nhất trong mọi ngành sản xuất thực phẩm nguồn gốc động vật và dần
trở thành nguồn thủy sản chính sánh vai với ngành khai thác, thậm chí giá trị
còn cao hơn. Năm 2008, sản lượng thủy sản nuôi (TSN) toàn cầu (không kể
rong, tảo) bằng 52,5 triệu tấn, trị giá 98,4 tỷ USD [17].
Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng NTTS của thế giới có xu hướng ngày
càng giảm do ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau ở mỗi khu vực. Trong giai
đoạn 1970-2008, tốc độ tăng NTTS cao nhất ở Mỹ Latinh và Caribê
(21,1%/năm), tiếp theo là Cận Đông (14,1%/năm) và châu Phi (12,6%/năm).
Châu Âu và Bắc Mỹ là những khu vực tăng trưởng NTTS hằng năm chậm
nhất, chỉ đạt tương ứng 1,7% và 1,2%. Thậm chí, sản lượng TSN của một số
nước từng dẫn đầu về NTTS như Pháp, Nhật Bản và Tây Ban Nha những năm
gần đây còn giảm [17].
Năm 2008 ngành nuôi trồng thủy sản cung cấp 46% sản lượng thủy sản
thực phẩm cho người, cao hơn chút ít so với 43% hai năm trước đó. Đối với
cư dân nhiều nước trên thế giới, cả các nước phát triển và đang phát triển,
thủy sản nuôi trồng là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống.[17].
Sản xuất thủy sản tạo số việc làm, bảo đảm đời sống cho ngày càng
nhiều người với tốc độ tăng lao động nghề cá bình quân 3,6%/năm, nhanh
hơn tốc độ tăng dân số của nhân loại. Năm 2008, nghề cá (cả khai thác và nuôi
trồng thủy sản) thu hút khoảng 44,9 triệu lao động (năm 1980 là 16,7 triệu), tức là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
khoảng 3,5% tổng số lao động nông nghiệp toàn cầu, trong đó 12% là phụ nữ.
Ngoài ra, mỗi lao động nghề cá tạo ra việc làm cho 3 lao động ở các ngành nghề
liên quan như vận chuyển, tiêu thụ, Mỗi lao động đó nuôi sống 3 người, như vậy
nghề cá nuôi sống tổng số khoảng 540 triệu người, hay là 8% dân số của trái
đất.[17].
Năm 2008, có tới 85,5% số lao động nghề cá tập trung ở châu Á, cho
thấy vai trò của ngành thủy sản ở đây quan trọng đến mức nào. Trong khi đó Châu
Phi chỉ thu hút 9,3% số lao động, các khu vực khác còn ít hơn, như Mỹ Latinh và
Caribê – 2,9%, châu Âu – 1,4%, Bắc Mỹ - 0,7% và châu Đại Dương – 0,1% [17].
Châu Á có số lao động nghề cá lớn nhất nhưng năng suất lao động lại rất thấp,
trung bình mỗi năm chỉ đạt 2,4 tấn/lao động, so với 24 tấn ở châu Âu và 18 tấn
ở Bắc Mỹ. Điều này phản ánh trình độ công nghiệp hóa nghề cá ở các khu
vực rất khác nhau, đồng thời cũng cho thấy sự phổ biến của nghề cá nhỏ ở châu
Á và châu Phi. Sự khác biệt trong năng suất lao động càng rõ rệt hơn trong
NTTS. Năng suất của một người nuôi cá Na Uy là 172 tấn/năm, trong khi ở Chi
Lê là 72 tấn, Trung Quốc 6 tấn, còn Ấn Độ chỉ có 2 tấn [17].
Số lao động trong NTTS hiện mới chiếm khoảng ¼ tổng số lao động nghề cá,
nhưng đang tăng nhanh, trong khi lao động khai thác giảm dần, nhất là ở các
nước phát triển, có tính nhạy cảm cao với các biến động kinh tế ở châu Âu, Bắc Mỹ
và Nhật Bản [17].
1.3.2. Chính sách phát triển nuôi thủy sản ở Đông Nam Á
Nguồn cung cấp prôtêin gốc động vật ở các nước Đông Nam Á thấp hơn mức
trung bình của thế giới, vì vậy thủy sản càng quan trọng đối với an ninh lương
thực, nhưng trước đây chủ yếu dựa vào thủy sản khai thác tự nhiên. Nghề NTTS
mặc dù đã có từ lâu, nhưng sản lượng TSN của khu vực này trước năm 1975
chỉ lên xuống dưới 1 triệu tấn. Chỉ từ 1975 đến nay nghề NTTS Đông Nam Á
mới thực sự tăng tốc, đến mãi năm 1987 sản lượng TSN của khu vực mới vượt 1 triệu
tấn. Từ sau đó, hầu như sau mỗi thập kỷ sản lượng tăng gấp đôi và vượt qua 5 triệu
tấn năm 2005. Đông Nam Á trở thành một trong những nguồn cung TSN lớn trên
thế giới, chiếm 10% khối lượng và 12% giá trị TSN toàn cầu [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Bên cạnh việc làm và nguồn thực phẩm, các nước nghèo đang phát triển ở
Đông Nam Á còn xác định NTTS là nguồn thu ngoại tệ từ XK có tiềm năng rất
quan trọng để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất
nước. Năm 2005, tổng giá trị XK sản phẩm TSN của 7 nước Campuchia,
Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Philippin, Thái Lan và Việt Nam đã lên tới 10 tỷ
USD. Song, sự phát triển, mức độ đóng góp của NTTS vào nền kinh tế
không giống nhau ở các nước trong khu vực [17].
Những năm trước, hầu hết các Chính phủ trong khu vực hầu như không
chủ động thúc đẩy sự phát triển NTTS. Họ đều thừa nhận NTTS là nguồn việc
làm, thu nhập và nguồn thu ngoại tệ đáng kể, song lại không chủ động
khuyến khích ngành này, mà phần lớn chỉ quan tâm đến ngăn chặn sai
phạm. Phải đến gần đây, trước những đóng góp rõ ràng của NTTS đối với sự nền
kinh tế đất nước nói chung, một số chính phủ mới bắt đầu thận trọng khuyến
khích sự phát triển của NTTS. Chẳng hạn, năm 1998, Mianma ban hành chính sách
đăng ký NTTS, rất có tác dụng loại trừ tính tự phát trong ngành NTTS, duy trì sự
phát triển có quản lý của ngành này. Tuy vậy, nông dân Mianma chỉ được thuê đất để
NTTS trong thời hạn từng 3 năm, quá ngắn để đầu tư. Về phương diện này, chính sách
của Việt Nam, với thời hạn cho thuê từ 20 đến 50 năm tỏ ra tích cực hơn nhiều [17]
Các nước trong khu vực đều quan tâm tới sản xuất và nâng cao chất lượng
giống thủy sản nuôi. Các nước đều có các trại giống quốc gia để nghiên cứu,
bảo tồn, huấn luyện và phổ biến kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân. Một số
nước có chính sách trợ giá con giống trong một số trường hợp, chẳng hạn Việt
Nam trợ giá vận chuyển giống cho vùng núi, Philippin trợ giá con giống cho hộ
nông dân nghèo nhỏ lẻ. Trại giống quốc gia cũng có thể tập trung chuyên cho
một vài loài có giá trị kinh tế như ở Malaixia. Tuy nhiên, ở các nước trong khu
vực, trừ Campuchia, số trại giống quốc gia không thấm vào đâu so với số trại
giống tư nhân đang không ngừng tăng lên. Thậm chí ở Inđônêxia, các trại tôm
giống quốc gia đã bị giải thể trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống trại tôm giống
tư nhân [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Một số nước khuyến khích phát triển sản xuất giống bằng các nguồn đầu
tư trong và ngoài nước, cấp tín dụng ưu đãi, hoặc miễn giảm thuế. Inđônêxia và
Thái Lan tăng cường luật và hệ thống thanh tra viên để cải thiện chất lượng giống
do các cơ sở tư nhân sản xuất, song việc kiểm soát và thực thi luật đòi hỏi nhiều
chi phí và nguồn nhân lực có trình độ mà không phải ở đâu cũng có, như ở
Cămpuchia. Philippin thúc đẩy cải tạo các dòng vật nuôi bằng cách huy động
sự tham gia của các trường đại học [17].
Một trong những chính sách quan trọng nhất để hạ giá thức ăn – chi phí
lớn nhất trong NTTS – là giảm thuế NK. Điều đó giúp các nhà sản xuất trong nước
đạt được hiệu quả cao hơn. Việt Nam đã kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
sản xuất thức ăn, nhờ đó giảm giá thành và nâng cao chất lượng thức ăn sản xuất
trong nước, lôi cuốn nông dân tiêu thụ thức ăn công nghiệp, từ đó thu hút được
các nguồn đầu tư khác vào lĩnh vực này [17].
Để giảm ngoại tệ NK bột cá, Inđônêxia và Malaixia thúc đẩy nghiên cứu sử
dụng nguyên liệu thay thế tại chỗ trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. Nhiều
nước đã đưa ra tiêu chuẩn quản quản lý chất lượng thức ăn, song cũng giống như
với con giống, việc kiểm soát tuân thủ các tiêu chuẩn thức ăn thường không triệt
để do thiếu tài chính và nhân sự [17].
Nhiều nước áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư vào NTTS, ví dụ
Inđônêxia và Philippin cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ. Sau
đó, Philippin đã bỏ chính sách này vì nó làm mất ưu thế của các cơ sở sản
xuất quy mô lớn. Malaixia thực hiện thành công chính sách tín dụng không cần
thế chấp đối với các hộ sản xuất nhỏ; trong khi đó chính sách tín dụng của Mianma
đối với các hộ nuôi cá chép thất bại do đòi hỏi có thế chấp và định mức cho vay quá
ít [17].
Miễn, giảm thuế cũng là chính sách thành công để thu hút đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực NTTS. Nhiều nước áp dụng giảm các loại thuế như thu nhập,
sử dụng đất, doanh thu và NK cho các nhà đầu tư. Malaixia áp dụng những
chính sách như vậy không chỉ cho NTTS mà còn cho một số ngành sản xuất thực
phẩm khác. Mianma và Việt Nam lại áp dụng để khuyến khích phát triển một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
số loài nhất định hoặc với các địa phương khác nhau trong nước. Nói chung,
đầu tư nước ngoài trong NTTS ở Đông Nam Á còn thấp, riêng Việt Nam đã
đạt những thành công nhất định và đầu tư nước ngoài trong NTTS đang tăng
nhanh [17].
1.3.3. Những trở ngại chính để phát triển nuôi trồng thủy sản
Trước hết, các nước Đông Nam Á, trừ Inđônêxia, đều thiếu quỹ đất. Để
đối phó, Thái Lan phải hạn chế diện tích nuôi tôm biển., song nói chung, do
diện tích đất không thể tăng thêm, nên giải pháp chính là thâm canh. Một
hướng khác là nuôi lồng biển. Sản lượng cá vược và cá mú nuôi trong lồng
biển hiện nay đã cao hơn sản lượng nuôi ao, lợi nhuận cũng tốt hơn. Philippin
đang phát triển nuôi cá măng trong lồng biển [17].
Trừ Inđônêxia và Malaixia, ngoài mục tiêu nông nghiệp và nuôi thủy
sản nước ngọt các nước khác còn chuyển đổi một số diện tích nước ngọt để nuôi
tôm biển ở độ mặn hợp lý. Tuy vậy, sử dụng ruộng đất để nuôi tôm biển thường bị
coi là gây hại cho canh tác nông nghiệp. Ở Mianma, nông nghiệp là quyền sử
dụng ruộng đất ưu tiên số một [17].
Nguồn cung cấp và giá thức ăn là một trở ngại khác. Các loài ăn thịt như
cá mú và tôm biển đòi hỏi phải NK bột cá, thường từ Nam Mỹ xa xôi với giá
cao. Một lượng lớn cá nước ngọt cũng bị đem dùng làm thức ăn nuôi cá ăn thịt,
càng làm xấu đi hình ảnh của nghề NTTS. Các nhà môi trường ta thán rằng, nhu
cầu cá làm thức ăn nuôi thủy sản đã tăng thêm áp lực lên các nguồn lợi thủy sản
tự nhiên, làm cho cả nguồn lợi lẫn nghề NTTS đều không bền vững. Trong khi
đó, về mặt xã hội lại có quan điểm, cho rằng NTTS thực chất là biến các nguồn
prôtêin giá rẻ có thể dùng làm thực phẩm cho người nghèo thành sản phẩm xa xỉ
đắt tiền dành cho người giàu. Vì thế, từ năm 2004 Campuchia đã cấm nuôi cá quả
(cá lóc) [17].
Chất lượng con giống thấp cũng hạn chế thành công của ngành NTTS
trong khu vực. Ở Philippin, xuất hiện hàng loạt cơ sở công cộng cung cấp
tôm, cá giống cho người nghèo hoặc để thả giống tái tạo nguồn lợi. Để cạnh
tranh, các trại giống tư nhân cố gắng hạ thấp tiêu chuẩn sản xuất của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên