Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––









HOÀNG HỒNG HẢI






















GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012-2020

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Đức







THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép ở công trình nghiên cứu khác hay của tác giả khác. Các số liệu nêu
trong Luận văn đều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn



Hoàng Hồng Hải
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hƣớng dẫn
TS Nguyễn Thanh Đức (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới), các thầy cô trong
Khoa Sau đại học trƣờng ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên,
các thầy cô tham gia giảng dạy, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành Luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, do kiến thức còn hạn chế, Luận văn sẽ
không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong các thầy cô giáo và bạn đọc đống
góp ý kiến để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Tác giả luận văn



Hoàng Hồng Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
4. Đóng góp mới và ý nghĩa khoa học của luận văn 4
5. Bố cục của luận văn 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI 6
1.1. Cơ sở lý luận của việc thu hút FDI 6
1.1.1. Một số khái niệm về FDI 6
1.1.2. Một số cách phân loại đầu tƣ nƣớc ngoài 7
1.1.2.1. Theo mục đích hoạt động 7
1.1.2.2. Theo phƣơng thức quản lý vốn 8
1.1.2.3. Phân theo hình thức đầu tƣ 9
1.1.2.4. Phân theo bản chất đầu tƣ 10
1.1.2.5. Phân theo tính chất dòng vốn 10
1.1.2.6. Phân theo động cơ của nhà đầu tƣ 11
1.1.3. Tác động của FDI 11
1.1.3.1. Đối với nƣớc đầu tƣ 11
1.1.3.2. Đối với nƣớc nhận đầu tƣ 12
1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thu hút FDI vào Việt Nam 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.2.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của các nƣớc NICs: 20
1.2.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc 21
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Các vấn đề cần đƣợc giải quyết trong đề tài 25
2.2. Cách tiếp cận 26
2.3. Thu thập tài liệu 26
2.4. Xử lý số liệu 27
2.4.1. Phƣơng pháp thống kê 27

2.4.2. Phƣơng pháp - phân tích tổng hợp 28
2.4.3. Phƣơng pháp logic - lịch sử 29
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM 31
3.1. Phân tích thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn 1987 - tháng 7
năm 2012 31
3.1.1. Tình hình tăng vốn đầu tƣ 31
3.1.2. Quy mô dự án 34
3.1.3. Cơ cấu vốn ĐTNN 35
3.1.3.1. ĐTNN phân theo ngành nghề: 35
3.1.3.2. ĐTNN phân theo vùng, lãnh thổ 39
3.1.3.3. ĐTNN phân theo hình thức đầu tƣ 43
3.1.3.4. ĐTNN phân theo đối tác đầu tƣ 44
3.2. Đánh giá một số chính sách của nhà nƣớc nhằm thu hút FDI 48
3.2.1. Mặt tích cực 48
3.2.1.1. Về mặt kinh tế 48
3.2.1.2. Về mặt xã hội 51
3.2.1.3. Về mặt môi trƣờng 53
3.2.2. Mặt hạn chế 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU
HÚT FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 63
4.1. Các định hƣớng lớn 63
4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế đến 2020 63
4.1.2. Tầm nhìn 2020 và sự chuyển hƣớng chính sách 64
4.1.3. Định hƣớng thu hút ĐTNN 66
4.1.3.1. Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trong một số ngành 66
4.1.3.2. Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ theo vùng 68

4.2. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
tại Việt Nam giai đoạn 2012-2020 68
4.2.1. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 68
4.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch 69
4.2.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 70
4.2.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 71
4.2.5. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nƣớc 71
4.2.6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ 71
4.3. Kiến nghị 72
KẾT LUẬN 74
PHỤ LỤC 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu chữ
viết tắt
Nguyên văn và giải thích chữ viết tắt
ASIAN
Association of Southeast Asian Nations, Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
ASEM
Asia-Europe Meeting, Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu
APEC
Asia- Pacific Economic Cooperation, Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái
Bình Dƣơng

BOT
Building Operrate Tranfer, Xây dựng- Kinh Doanh- Chuyển giao
BTO
Building Tranfer Operate, Xây dựng - Chuyển giao- Kinh Doanh
BT
Building Tranfer, Xây dựng - Chuyển giao
DN
Doanh nghiệp
ĐTNN
Đầu tƣ nƣớc ngoài
ĐTTTNN
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GS
Giáo sƣ
FDI
Foreign Direct Investment, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FII
Foreign Indirect Investment, đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
IMF
International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KCNC
Khu công nghiệp cao
KCX
Khu chế xuất
KKT
Khu kinh tế
KCN
Khu công nghiệp

KHKT
Khoa học kỹ thuật
NCS
Nghiên cứu sinh
NICs
Newly Industrialized Countrys, Các nƣớc công nghiệp mới
ODA
Official Development Assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT
Tài nguyên và Môi trƣờng
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TS
Tiến sỹ
VĐK
Vốn đăng ký
VTH
Vốn thực hiện
WB
World bank, Ngân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization, tổ chức thƣơng mại thế giới
XTĐT
Xúc tiến đầu tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Tình hình FDI vào Việt Nam từ 1987- tháng 7. 2012 tính theo vốn
đầu tƣ 32
Bảng 3.2. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo ngành lũy kế đến tháng
7/2012 35
Bảng 3.3. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo vùng lũy kế đến tháng
7.2012 39
Bảng 3.4. Tình hình thu hút FDI theo địa phƣơng lũy kế đến tháng 7.2012 42
Bảng 3.5. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tƣ lũy kế
đến tháng 7.2012 43
Bảng 3.6. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tƣ lũy kế đến
tháng 7.2012 44


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ trọng vốn FDI theo ngành lũy kế đến tháng 7/2012 37
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh tình hình thu hút FDI theo vùng lũy kế đến tháng 7.2012 40
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh tỷ trọng FDI giữa các nƣớc lũy kế đến tháng 7.2012 45




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam chính thức ban hành luật khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài từ
năm 1987. Gần 25 năm nay, có thể nói hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

vào Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của nƣớc ta.
FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nƣớc. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội luôn
chiếm gần 30%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp lớn vào tăng trƣởng GDP
của đất nƣớc, tạo ra khoảng 40% giá trị sản lƣợng công nghiệp, kim ngạch
xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, hiện chiếm khoảng 55% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nƣớc (kể cả dầu thô), tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nƣớc. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh
tế mới, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nƣớc ta theo
hƣớng hiện đại hoá, thúc đẩy cạnh tranh trong nƣớc…
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đối diện với
nhiều vấn đề gay gắt: tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp chƣa đủ mạnh,
thâm hụt ngân sách lớn và hoạt động của hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Trong những năm tới, nền kinh tế nƣớc ta vừa phải khắc phục
hậu quả của khủng hoảng kinh tế 2008, vừa bắt đầu tái cơ cấu kinh tế theo mô
hình tăng trƣởng mới. Việc thiếu vốn đầu tƣ là hiển nhiên đối với nền kinh tế
nƣớc ta hiện nay cũng nhƣ trong những năm sắp tới. Trong bối cảnh đó, cần
khẳng định rằng, FDI tiếp tục là nguồn vốn quốc tế quan trọng nhất đối với
Việt Nam, khi viện trợ phát triển (ODA) đang có xu hƣớng giảm, khi đầu tƣ
gián tiếp khá bấp bênh.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa gần đây, nhất là sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008, luồng FDI vào Việt Nam đã giảm đáng kể, kể cả qui mô
và tốc độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Cuộc cạnh tranh khu vực trong thu hút FDI cũng đang trở nên ngày
càng gay gắt. Trong một cuộc phỏng vấn các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam,
khi đƣợc hỏi, các doanh nghiệp có ý định cân nhắc đầu tƣ ở nƣớc khác hay
chỉ tập trung đầu tƣ ở Việt Nam, thì 55% doanh nghiệp tham gia phỏng vấn

cho biết, có cân nhắc đầu tƣ ở nƣớc khác, trong đó 30% sang Trung Quốc,
10% sang Thái Lan, 8% sang Campuchia, 6% sang Indonesia, 4% sang
Philippines và 4% sang Lào Điều đó báo động rằng, nƣớc ta đã chậm chuyển
đổi định hƣớng chính sách FDI từ đầu thế kỷ XXI. Môi trƣờng đầu tƣ tuy đã
đƣợc cải thiện, nhƣng so với nhiều nƣớc trong khu vực thì chƣa đủ hấp dẫn
nhà đầu tƣ có tiềm năng lớn. Chính sách của nƣớc ta trong thời gian tới cần
đƣa ra những thông điệp rõ ràng về định hƣớng và giải pháp cụ thể để thu hút
mạnh mẽ hơn FDI từ các nƣớc trên thế giới. Vậy đó là những giải pháp gì?
Cơ sở và luận cứ cho việc xây dựng những giải pháp thu hút FDI là nhƣ thế
nào?Luận văn này cố gắng phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ
1987 đến nay, đánh giá các thành công và hạn chế, tìm ra các nguyên nhân
của vấn đề, từ đó mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp mang tính gợi ý chính
sách về việc thu hút FDI trong thời gian tới.
Đó cũng là những lý do để tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Giải pháp thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2012-2020”, nhằm
góp phần đƣa ra một cách nhìn mới, về các giải pháp thu hút FDI của Việt
Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Tình hình nghiên cứu:
FDI nói chung và FDI vào Việt Nam đã và đang là mối quan tâm và là
đề tài nghiên cứu của hàng trăm cuốn sách, bài báo, Luận án, Luận văn mà tác
giả là những Giáo sƣ, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu kinh tế, giáo viên, sinh
viên…Có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
 “Những chủ trƣơng và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử
dụng hiệu quả cao nguồn vốn FDI theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
(2003), chủ nhiệm đề tài: TS Cao Sỹ Kiêm- Phó trƣởng ban kinh tế Trung
ƣơng. Các giải pháp chủ yếu của đề tài này là xây dựng chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch, chƣơng trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI đến năm

2010, 2020; tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ (hoàn thiện pháp luật về
ĐTNN, xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, đổi
mới và hoàn thiện chính sách, đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống trọng
tài, tòa án đảm bảo tính thực thi của pháp luật); đẩy mạnh hoạt động vận
động, xúc tiến đầu tƣ, đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của quản lý
Nhà nƣớc; chú trọng công tác cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
 “Giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Việt
Nam” (2005), Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Kim Nhã, trƣờng Đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận án đã giải quyết các vấn đề nhƣ: Chuẩn
xác lại nhận thức về cách tính vốn FDI cho phù hợp với cách tính của IMF và
WB; hệ thống hóa các hình thức thực hiện FDI; Phân tích nhân tố chi phối
đến sự vận động của dòng FDI; Đúc kết kinh nghiệm của một số nƣớc Đông
Nam Á và Châu Á trong việc vận động và thu hút FDI; Lƣợc hóa các nguồn
vốn ĐTNN vào Việt Nam; Phân tích thực trạng hoạt động thu hút FDI ở Việt
Nam từ khi có Luật ĐTNN và rút ra những thành tựu và hạn chế trong việc
thu hút FDI; Đánh giá nhu cầu và khả năng thu hút vốn FDI; đƣa ra 6 nhóm
giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI cho Việt Nam.
 “Quá trình hình thành và phát triển của Luật ĐTNN tại Việt Nam”
(2007) bài viết của tác giả TS. Đỗ Nhất Hoàng _ Phó Vụ trƣởng vụ Pháp chế,
Bộ Kế Hoạch và Đầu tƣ. Tác giả đã chỉ ra đƣợc sự hình thành của điều lệ đầu
tƣ nƣớc ngoài từ theo nghị định 115/CP ngày 18/4/1977 và phát triển dần
thành Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987, sửa đổi, bổ sung vào năm 1990,
1992 và ban hành Luật Đầu tƣ năm 2005; Tóm tắt các Luật, nghị quyết đƣợc
ban hành và chỉ ra đƣợc những ƣu điểm của luật mới…
 Bài viết của tập thể tác giả Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ “20 Năm Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam 1988 - 2007” (ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
22/03/2008) đã tổng kết một cách sâu sắc quá trình thu hút FDI vào Việt Nam

từ 1987 đến 2007. Trong đó, các tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng
FDI vào Việt Nam giai đoạn 1987 đến 2007, đánh giá những tác động tích
cực và tiêu cực, và đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu
hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể nói đã có rất nhiều nghiên cứu về FDI và bằng cách này hay
cách khác đều đề cập đến vấn đề thu hút FDI của Việt Nam, song vẫn chƣa có
luận án sau đại học nào nghiên cứu sâu về thực trạng thu hút FDI của Việt
Nam những năm gần đây, đặc biệt đến 2011 và 2012. Cũng chƣa có công
trình nghiên cứu nào dự báo triển vọng của FDI Việt Nam đến 2020 và đƣa ra
các giải pháp thu hút FDI của Việt Nam trong thời kỳ mới này. Do vậy luận
án của tôi có nội dung không trùng với các đề tài của các tác giả đi trƣớc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng FDI ở Việt Nam, từ đó đƣa ra một số giải pháp
mang tính chất gợi ý chính sách nhằm nâng cao việc thu hút đƣợc FDI ở Việt
Nam từ nay đến năm 2020.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 1987 tháng 7 năm 2012.
4. Đóng góp mới và ý nghĩa khoa học của luận văn
Đóng góp mới của luận văn
+ Đánh giá một cách hệ thống thực trạng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt
Nam từ năm 1987 đến nay, cả mặt tích cực và tiêu cực, đi sâu phân tích các
nguyên nhân của vấn đề.
+ Dự báo khái quát triển vọng thu hút FDI Việt nam trong thời gian tới.
+ Xác định rõ định hƣớng của việc thu hút FDI vào Việt Nam trong
thời gian tới.
+ Đƣa ra một số giải pháp có tính chất gợi ý chính sách nhằm tăng
cƣờng thu hút FDI trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
+ Luận văn có ý nghĩa lý luận nhất định vì đã hệ thống hóa đƣợc một
số kiến thức cơ bản về FDI và FDI vào Việt Nam nói chung, đặt cơ sở cho
việc nghiên cứu lý luận về FDI.
+ Luận văn cũng có giá trị thực tiễn to lớn, khi phân tích thực trạng FDI
ở Việt Nam trong thời kỳ 1987 đến nay, chỉ ra đƣợc những thành công, hạn
chế, và đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI đến năm 2020.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về thu hút FDI của một quốc gia
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam
Chƣơng 4: Một số phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao thu hút FDI ở
Việt Nam giai đoạn 2012-2020









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI

1.1. Cơ sở lý luận của việc thu hút FDI
1.1.1. Một số khái niệm về FDI
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về FDI. Theo tổ chức Thƣơng Mại Thế
giới (WTO): Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment, FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc tài sản từ
một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trƣờng hợp, các nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở
nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ
thƣờng hay đƣợc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đƣợc gọi là “công ty con”
hay “chi nhánh công ty”.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) lại có một
định nghĩa khác về FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một công cuộc
đầu tƣ ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó, ngƣời đầu tƣ trực tiếp đạt đƣợc
một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp trong một quốc
gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới đƣợc
công nhận là FDI.
Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) lại đƣa ra khái
niệm: Một doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp là một doanh nghiệp có tƣ cách pháp
nhân hoặc không có tƣ cách pháp nhân. Trong đó, nhà đầu tƣ trực tiếp sở hữu
ít nhất 10% cổ phiếu thƣờng hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của
đầu tƣ trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty.
Tại Việt Nam, theo Khoản 3, điều 2, chƣơng 1 Luật Đầu tƣ năm 2005
đƣa ra khái niệm: “Đầu tƣ trực tiếp là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn
vào đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Tuy các định nghĩa có khác nhau về câu chữ nhƣng tựu chung đều nói
về một quan hệ kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài, là hình thức đầu tƣ của cá nhân

hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Các cá nhân hay công ty nƣớc ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở
sản xuất kinh doanh đó.
Có rất nhiều sách và bài viết định nghĩa về Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
theo nhiều góc độ tiếp cận song tôi xin trích dẫn khái niệm theo quỹ tiền tệ
quốc tế định nghĩa năm 1997 mà tác giả cho là đầy đủ nhất nhƣ sau: Đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài là vốn đầu tƣ thực hiện để thu đƣợc lợi ích lâu dài trong
một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tƣ
là dành đƣợc tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Khái
niệm này rất rõ ràng và nhấn mạnh đƣợc 3 yếu tố, đó là: chủ thể đầu tƣ phải
có tính chất nƣớc ngoài, hoạt động đầu tƣ mang tính lâu dài và mục đích cuối
cùng là có quyền kiểm soát hoạt động quản lý doanh nghiệp, đây là những
điểm khác biệt với đầu tƣ gián tiếp trong thị trƣờng vốn.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI đƣợc phân biệt với đầu tƣ gián tiếp
nƣớc ngoài FII (Foreign Indirect Investment). FII chỉ các hoạt động mua tài
sản tài chính nƣớc ngoài nhằm kiếm lời không kèm theo việc tham gia vào
các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống nhƣ trong hình
thức đầu tƣ trực tiếp FDI.
Trong hai hình thức đầu tƣ nêu trên thì đầu tƣ trực tiếp FDI đƣợc các
quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ƣa thích hơn đầu tƣ gián tiếp FII.
1.1.2. Một số cách phân loại đầu tư nước ngoài
1.1.2.1. Theo mục đích hoạt động
Mục tiêu chính trong trao đổi vốn giữa các nƣớc là tìm đến lợi ích kinh
tế, sau đó là củng cố vị trí và uy tín trên thị trƣờng thế giới. Chủ yếu có 2 mục
đích chính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
+ ĐTNN vì lợi ích kinh tế: Nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vì mục đích
này sẽ sử dụng các phƣơng thức FDI, cho vay thƣơng mại, huy động từ thị

trƣờng vốn quốc tế thông qua việc bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu.
+ ĐTNN hỗ trợ phát triển (có thể ẩn sau đó là mục đích chính trị…): là
dòng vốn đƣa vào một quốc gia với các ƣu đãi cao nhằm hỗ trợ, phát triển
quốc gia đó. Mặc dù có tính ƣu đãi cao, song sự ƣu đãi cho loại vốn này
thƣờng đi kèm các điều kiện ràng buộc tƣơng đối khắt khe. Nguồn vốn nƣớc
ngoài đầu tƣ mục đích này sẽ sử dụng phƣơng thức ODA. Đối với nƣớc nhận
đầu tƣ, để ít thiệt thòi nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính
tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ sẽ trở thành gánh nặng nợ nần lâu
cho nền kinh tế.
1.1.2.2. Theo phương thức quản lý vốn
Với hình thức chuyển vốn ra nƣớc ngoài thực hiện các hoạt động kinh
doanh tìm kiếm lợi nhuận, do cách quản lý vốn khác nhau, ngƣời ta có thể
chia làm hai loại:
+ Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: (FII) là hình thức đầu tƣ mà chủ đầu tƣ
không trực tiếp quản lý việc sử dụng vốn, họ hƣởng lợi ích theo một tỷ lệ cho
trƣớc của số vốn đầu tƣ thông qua cá nhân hoặc tổ chức nƣớc nhận đầu tƣ.
Các hình thức gián tiếp bao gồm: Hỗ trợ phát triển chính thức, tín dụng
thƣơng mại quốc tế hoặc huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu cho ngƣời
nƣớc ngoài.
+ Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI): là việc Nhà nƣớc, tổ chức hoặc tƣ
nhân nƣớc ngoài tự đầu tƣ và trực tiếp tham gia điều hành sử dụng vốn đầu tƣ
của mình ở nƣớc nhận đầu tƣ theo các dự án đầu tƣ cam kết. Đứng trên góc
độ của nƣớc tiếp nhận, dòng vốn nhận đƣợc theo hình thức này đƣợc gọi là
vốn FDI.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.1.2.3. Phân theo hình thức đầu tư
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản đƣợc
ký kết giữa một chủ đầu tƣ nƣớc ngoài và một chủ đầu tƣ trong nƣớc (nƣớc

nhận đầu tƣ) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở
nƣớc chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh
doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tƣ
cách pháp nhân mới nào.
Hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài này có đặc điểm.
- Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã
ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
- Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một
công ty mới.
- Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù
hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu
của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đƣợc đề cập trong văn
bản hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty
liên doanh đƣợc thành lập giữa một bên là một thành viên của nƣớc nhận đầy
tƣ và một bên là các chủ đầu tƣ ở nƣớc khác tham gia. một xí nghiệp liên
doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. đặc điểm của hình
thức liên doanh này là:
- Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tƣ cách pháp nhân
mới và đƣợc thành lập dƣới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp
liên doanh đƣợc quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nƣớc.
- Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh,
đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỉ lệ góp vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
* Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là
hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ

chức cá nhân nƣớc ngoài và do bên nƣớc ngoài tự thành lập, tự quản lý và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty
này là:
- Đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một
pháp nhân mới ở nƣớc nhận đầu tƣ.
- Hoạt động dƣới sự chi phối của Luật pháp nƣớc nhận đầu tƣ.
* Các hình thức khác: Đầu tƣ vào các khu chế xuất, khu phát triển
kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(B.O.T). Những dự án B.O.T thƣờng đƣợc chính phủ các nƣớc đang phát triển
tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
1.1.2.4. Phân theo bản chất đầu tư
* Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty
mẹ đầu tƣ mua sắm và thiết lập các phƣơng tiện kinh doanh mới ở nƣớc nhận
đầu tƣ. Hình thức này làm tăng khối lƣợng đầu tƣ vào.
* Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp
này (có thể đang hoạt động ở nƣớc nhận đầu tƣ hay ở nƣớc ngoài) mua lại
một doanh nghiệp có vốn FDI ở nƣớc nhận đầu tƣ. Hình thức này không nhất
thiết dẫn tới tăng khối lƣợng đầu tƣ vào.
1.1.2.5. Phân theo tính chất dòng vốn
* Vốn chứng khoán: Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể mua cổ phần do
một công ty trong nƣớc phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia
vào các quyết định quản lý của công ty.
* Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu
đƣợc từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tƣ thêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
* Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay
công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tƣ

hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
1.1.2.6. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
* Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nƣớc tiếp nhận, khai thác nguồn
lao động có thể kém về kỹ năng nhƣng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao
động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các
tài sản sẵn có thƣơng hiệu ở nƣớc tiếp nhận (nhƣ các điểm du lịch nổi tiếng).
Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nƣớc tiếp nhận. Ngoài ra,
hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lƣợc để
khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
* Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành
đầu vào kinh doanh thấp ở nƣớc tiếp nhận nhƣ giá nguyên liệu rẻ, giá nhân
công rẻ, giá các yếu tố sản xuất nhƣ điện nƣớc, chi phí thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ƣu đãi, v.v
* Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tƣ nhằm mở rộng thị
trƣờng hoặc giữ thị trƣờng khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra,
hình thức đầu tƣ này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
nƣớc tiếp nhận với các nƣớc và khu vực khác, lấy nƣớc tiếp nhận làm bàn đạp
để thâm nhập vào các thị trƣờng khu vực và toàn cầu.
1.1.3. Tác động của FDI
Tác động của FDI là rất lớn đối với nền kinh tế của nƣớc chủ nhà, đặc
biệt là nền kinh tế của các nƣớc đang phát triển.
1.1.3.1. Đối với nước đầu tư
Lợi ích:
- Khai thác đƣợc những lợi thế so sánh của nƣớc nhận đầu tƣ, làm giảm
giá thành sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Giúp các nƣớc đầu tƣ nâng cao đƣợc vị thế, uy tín chính trị, tăng thêm

sức mạnh về kinh tế, mở rộng môi trƣờng đầu tƣ trên thị trƣờng quốc tế.
- Giúp xây dựng đƣợc thị trƣờng cung cấp nguyên liệu ổn định với giá
cả phải chăng.
- Giúp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm do chuyển giao công nghệ,
máy móc cũ sang nƣớc kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng.
Hạn chế: Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài quá nhiều sẽ làm giảm nguồn vốn
cần thiết cho đầu tƣ phát triển trong nƣớc với tất cả những hậu quả dễ thấy
của nó. Mặt khác, nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin chính trị, thị
trƣờng và luật pháp nƣớc sở tại, thì nƣớc đầu tƣ có thể gặp rủi ro trong quá
trình đầu tƣ với mức độ thậm chí cao hơn nếu chỉ đầu tƣ trong nƣớc mình.
1.1.3.2. Đối với nước nhận đầu tư
Lợi ích:
- Bổ sung nguồn vốn để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nền kinh
tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra FDI còn có tác động
tích cực đến sự phát triển của thị trƣờng tài chính nƣớc nhận đầu tƣ, thể hiện
qua nhu cầu tăng huy động và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tƣ từ nguồn vốn nội
địa, cũng nhƣ thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính nhƣ hệ
thống ngân hàng, chứng khoán…
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiêm quản lý của
nƣớc ngoài, tạo phong cách và tƣ duy lao động mới cho ngƣời lao động.
- Phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán trong ngắn hạn, củng cố
sức mạnh đồng bản tệ, thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc.
- Mở rộng thị trƣờng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho
ngƣời lao động.
Hạn chế:
Trên thực tế, để đạt đƣợc lợi ích nào đó cũng phải có sự đòi hỏi về chi
phí, đó là những rủi ro chung mà các nƣớc nhận đầu tƣ có thể gặp phải là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

- Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý vốn vì các mục tiêu của mình nên họ
thƣờng đầu tƣ vào các ngành, các lĩnh vực không trùng khớp với mong muốn
của nƣớc sở tại, nếu không có cơ chế quản lý FDI hữu hiệu, sẽ có thể dẫn đến
tình trạng đầu tƣ tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
quá mức, nạn ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, cơ cấu kinh tế méo mó hoặc
chậm đƣợc cải thiện và tích tụ những nguy cơ tiềm ẩn mất ổn định chung của
đời sống kinh tế, xã hội quốc gia (gắn với khi dòng FDI rút ra đột ngột hoặc
sự sa thải công nhân đồng loạt, nợ nần khó thanh toán gia tăng của các đối tác
trong nƣớc tham gia các dự án FDI kém hiệu quả…).
- Nƣớc sở tại phải đƣơng đầu với các chủ đầu tƣ quốc tế giàu kinh
nghiệm, sành sỏi trong kinh doanh nên nhiều khi bị thua thiệt hoặc chịu sức
ép mạnh của họ trên các lĩnh vực chính trị, thị hiếu, giá cả, kỹ thuật…Ngoài
ra, nƣớc sở tại có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” và dòng ngoại tệ chảy
ngƣợc thông qua dự án FDI thu hút các nhà quản lý giỏi ở nƣớc sở tại và
chuyển về nƣớc chủ đầu tƣ rất nhiều lợi nhuận từ đầu tƣ, từ ƣu đãi thuế và
thậm chí còn có hiện tƣợng các doanh nghiệp nƣớc ngoài trốn thuế
- Có rất nhiều trƣờng hợp FDI đi liền với sự du nhập của những công nghệ
lạc hậu với giá cả đắt đỏ gây ra những chi phí lớn cho sự dỡ bỏ, thay thế hoặc
khắc phục những hậu quả về sau, đồng thời làm tăng ô nhiễm môi trƣờng.
- Trong việc thu hút FDI nếu kéo dài xu hƣớng thay thế hàng xuất khẩu
và chuyển lợi nhuận ra ngoài sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán và về lâu dài
có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và thu hút vốn đầu tƣ nội địa, sự lấn át, thậm
chí độc quyền của FDI sẽ làm tăng sự phá sản của các cơ sở kinh tế và các
ngành nghề truyền thống, làm tăng tâm lý chuộng hàng ngoại, thất nghiệp và
tăng tính bất bình đẳng trong cạnh tranh trong nƣớc.
Trên đây là những mặt hạn chế của FDI với mức độ nặng nhẹ hay ngắn
hạn, dài hạn khác nhau còn tùy thuộc vào chính sách đối ứng hiệu quả của
nƣớc sở tại. Điều đó đặt ra cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ một sự lựa chọn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
chấp nhận FDI ở mức độ nào để kiểm soát đƣợc chúng? Làm thế nào để giảm
thiểu những tác hại tiềm tàng mà quá trình thu hút FDI mang lại? Có rất nhiều
ý kiến khác nhau rằng tỷ trọng FDI không nên vƣợt quá 50% tổng số vốn đầu
tƣ của một quốc gia, hoặc tỷ trọng FDI cao là dấu hiệu yếu kém chứ không
phải vững mạnh của nƣớc tiếp nhận, nhƣng có ý kiến khác là vấn đề không
phải là tỷ trọng FDI lớn hay nhỏ, mà là chính sách quốc gia của nƣớc nhận
FDI có thích hợp hay không. Theo quan điểm trong bài của tác giả, với một số
chính sách thích hợp đúng đắn thì quốc gia đó vừa có thể thu hút đƣợc nhiều
FDI mà vẫn kiểm soát đƣợc chúng, mà vẫn đảm bảo đƣợc chủ quyền dân tộc.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
Khả năng thu hút FDI đối với mỗi quốc gia phụ thuộc vào khá nhiều
nhân tố, có nhân tố thuộc về quốc gia tiếp nhận, có nhân tố do các yếu tố bên
ngoài. Theo chủ đề nghiên cứu đã đƣợc xác định trong luận văn này, tác giả
chỉ nghiên cứu sâu về các nhân tố từ góc độ của quốc gia tiếp nhận, ngoài ra
có xem xét đến một số yếu tố ảnh hƣởng bên ngoài. Để đạt đƣợc mục tiêu trên
thì thu hút FDI là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm phát triển kinh
tế, và chủ trƣơng chính sách phải đạt đƣợc những điều kiện sau:
 Ổn định về kinh tế chính trị và xã hội: Đây là điều kiện đầu tiên và
quan trọng nhất nhằm giảm thiểu những rủi ro về kinh tế, chính trị của vốn FDI
khi vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của chủ ĐTNN. Những bất ổn về kinh tế, chính trị
không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp mà còn làm cho dòng vốn
này bị chảy ngƣợc ra ngoài, tìm đến nơi an toàn và hấp dẫn hơn.
Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự phát triển
kinh tế một cách ổn định, chính trị, xã hội đảm bảo trật tự, an toàn cần thiết
cho sự vận hành bình thƣờng của đất nƣớc mà còn duy trì đƣợc dƣ luận và
tâm lý xã hội và của các nhà ĐTNN. Bất kỳ sự bất ổn định chính trị nào, các
xung đột khu vực, nội chiến hay sự hoài nghi, tẩy chay, thiếu thiện cảm của
giới lãnh đạo và ngƣời dân đối với vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đều là nhân tố nhạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
cảm tác động tiêu cực đến tâm lý và hành động thực tế của các chủ ĐTNN,
cũng nhƣ làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết đối với việc thu hút
FDI của đất nƣớc.
 Hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật
đầu tƣ là thành phần quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ, bao gồm các văn bản
pháp luật, các văn bản quản lý hoạt động đầu tƣ nhƣ: hƣớng dẫn đầu tƣ, đánh
giá và thẩm định dự án và quản lý các hoạt động đầu tƣ nhằm tạo nên hành
lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi nhất cho hoạt động FDI.
 Mềm dẻo, linh hoạt về chính sách đầu tư: Chính sách ĐTNN bao
gồm một hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà
nƣớc áp dụng để điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ quốc tế của một quốc gia
(bao gồm chính sách đầu tƣ ra nƣớc ngoài và thu hút ĐTNN). Chính sách
thƣơng mại thông thoáng theo hƣớng tự do hóa, đảm bảo khả năng xuất nhập
khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, đảm bảo sự thuận lợi, sự kết
nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tƣ thực sự trở thành mối quan tâm
của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Chính sách tiền tệ phải giải quyết đƣợc các vấn đề về lạm phát và ổn
định tiền tệ. Chính sách lãi suất và các tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy
của FDI với tƣ cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tƣ và mức lợi
nhuận thu đƣợc tại một thị trƣờng xác định. Lãi suất ổn định là cho chi phí
đầu vào giảm xuống, đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Một tỷ giá hối đoái
linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn, thì khả
năng thu đƣợc lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn. Sức hấp dẫn đối với vốn nƣớc
ngoài càng cao. Một nƣớc có mức tăng trƣởng xuất khẩu cao, chính sách về
thuế ở mức vừa phải, không đƣợc cao hơn so với lãi suất sẽ làm yên lòng các
nhà đầu tƣ vì khả năng trả nợ của nƣớc đó đƣợc đảm bảo hơn, độ mạo hiểm
trong đầu tƣ sẽ giảm xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
 Cơ sở hạ tầng phát triển là công cụ để thu hút FDI và là điều kiện vật
chất hàng đầu để các chủ đầu tƣ đƣa ra quyết định nhanh chóng có thể đầu tƣ
hay không. Một tổng thể cơ sở hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống
giao thông vận tải phát triển với các cầu, cảng, đƣờng xá, kho bãi và các
phƣơng tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế;
một hệ thống thông tin liên lạc viễn thông với các phƣơng tiện nghe nhìn hiện
đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và toàn cầu; hệ thống điện nƣớc dồi
dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đời
sống và một hệ mạng lƣới các dịch vụ cao, phát triển rộng khắp nhƣ y tế, giáo
dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, ngân hàng, thƣơng mại, quảng
cáo, kỹ thuật
Các ngành dịch vụ nhƣ tài chính, bƣu chính viễn thông, tƣ vấn, khách
sạn, vận tải phát triển sẽ giúp cho các chủ ĐTNN tiện nghi và thoải mái dễ
chịu nhƣ ở nhà họ, giúp họ giảm đƣợc chi phí sản xuất về giao thông vận tải,
trong khi không hề bị cản trở trong việc duy trì và phát triển quan hệ làm ăn
bình thƣờng với các đối tác của họ trong cả nƣớc, cũng nhƣ khắp toàn cầu.
Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để tăng sự
hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ
triển khai các dự án và kế hoạch đầu tƣ của mình, mà đó còn là cơ hội để
nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nƣớc ngoài
đã thu hút đƣợc.
 Sự phát triển của đội ngũ lao động, của khoa học công nghệ và hệ
thống doanh nghiệp trong nước
Để có thể hấp thụ đƣợc những lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ và
củng cố kỹ năng của lực lƣợng lao động cũng nhƣ kỹ năng quản lý của FDI,
nguồn nhân lực nội địa cần phải đƣợc phát triển đạt mức có khả năng hấp thụ
và liên kết đƣợc những tri thức do nhà ĐTNN cung cấp. Đội ngũ nhân lực có
kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nƣớc nghèo vƣợt qua đƣợc những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà ĐTNN. Việc
thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo quản lý cao cấp, các
nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ trong nƣớc
sẽ khó lòng đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nhà đầu tƣ để triển khai các dự án của
họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn nƣớc ngoài chảy vào trong nƣớc.
Một hệ thống doanh nghiệp trong nƣớc phát triển, đủ sức hấp thụ công
nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà ĐTNN, là
điều kiện cần thiết để nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có thể thu hút đƣợc nhiều và hiệu
quả hơn dòng vốn nƣớc ngoài. Hệ thống các doanh nghiệp tài chính, ngân
hàng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nguồn vốn từ nƣớc ngoài vào
trong nƣớc.
 Có thị trường tiêu thụ lớn: Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào
khi đi vào hoạt động cũng phải nghiên cứu thị trƣờng và hoạt động trong lĩnh
vực có thị trƣờng tiêu thụ lớn, hấp dẫn ngƣời tiêu dùng. Đây là đầu ra cho sản
phẩm, nếu không nghiên cứu kỹ vấn đề này thì doanh nghiệp đầu tƣ sẽ bị thua
lỗ. Không một doanh nghiệp nƣớc ngoài nào chuyển giao vốn và công nghệ
sang nƣớc khác sản xuất chỉ nhằm mục đích lấy sản phẩm đi xuất khẩu về
nƣớc mình hoặc sang nƣớc khác, nhƣ vậy chi phí đầu vào sẽ rất lớn, mà mục
đích chủ yếu vẫn là để phục vụ cho ngƣời dân nƣớc nhận đầu tƣ. Một đất
nƣớc đông dân đang phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm để nâng cao chất
lƣợng cuộc sống là thị trƣờng tiềm năng cho các nhà ĐTNN, mặt khác với
tâm lý ƣa chuộng hàng ngoại của ngƣời dân, họ đƣợc sử dụng các sản phẩm
sản xuất trên dây chuyền công nghệ nƣớc ngoài với giá cả phải chăng, điều
này cũng là cơ hội cho các nhà ĐTNN lựa chọn những nƣớc có thị trƣờng
tiềm năng rộng mở.
 Môi trường cạnh tranh lành mạnh: Đây là yếu tố làm thoải mái
tâm lý các nhà đầu tƣ, không có sự thiên vị cho riêng một nhà đầu tƣ nào cả,

phải tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×