Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU THỦY

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 1986 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU THỦY

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 1986 - 2010

CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CẢNH MINH


THÁI NGUYÊN NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh đã
nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, khoa
Sau Đại học trường Đại học sư phạm Thái Ngun đã giảng dạy và giúp đỡ
tơi hồn thành khóa học.
Đồng thời tơi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Tuyên Quang, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang,
Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
ủng hộ, giúp đỡ tôi để tơi hồn thành được luận văn của mình.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên khuyến khích tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tuyên Quang ngày 20 - 6 - 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tun Quang ngày 20 - 6 - 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Lời cam đoan ...................................................................................................... ii
Mục lục ..............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG VÀ TÌNH
HÌNH GIÁO DỤC TỈNH TUYÊN QUANG TRƢỚC NĂM 1986 ...............8
1.1.Vài nét về tỉnh Tuyên Quang ...................................................................8
1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .............................................................8
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................8
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................9

1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi ........................................12
1.1.3. Tình hình kinh tế ................................................................................16
1.1.4. Tình hình xã hội .................................................................................18
1.1.4.1. Xã hội Tuyên Quang dưới ách thống trị của thực dân Pháp...........18
1.1.4.2. Xã hội Tuyên Quang từ khi có Đảng ..............................................22
1.1.5. Dân cư và truyền thống hiếu học .......................................................23
1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Tuyên Quang trước năm 1986 .......................24
1.2.1. Thời phong kiến .................................................................................24
1.2.2. Thời bị Pháp đô hộ .............................................................................26
1.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1985: 1945-1954;
1954-1975; 1976-1985. ................................................................................28
1.2.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954 ............................................................29
1.2.3.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 ............................................................33
1.2.3.3. Giai đoạn từ 1976 đến 1985 ............................................................34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................36
Chƣơng 2: GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN
QUANG GIAI ĐOẠN 1986 –2010 .................................................................37
2.1. Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong những năm
đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986-1991) .............................................37
2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới ..........................................................................37
2.1.2. Tình hình tỉnh Hà Tuyên ....................................................................38
2.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và sự vận
dụng của Đảng bộ địa phương. ....................................................................39

2.1.4. Tình hình giáo dục trung học phổ thơng tỉnh Hà Tuyên trong
những năm (1986-1991)...............................................................................41
2.1.4.1. Hệ thống trường lớp, số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục trung học phổ thông trong từng năm từ (1986-1991). ...........41
2.1.4.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội. ............43
2.2. Giáo dục trung học phổ thơng tỉnh Tun Quang trong những năm
(1991-2010). .................................................................................................45
2.2.1. Hồn cảnh lịch sử đất nước................................................................45
2.2.2. Hoàn cảnh tỉnh Tuyên Quang ............................................................47
2.2.3. Tình hình giáo dục trung học phổ thơng tỉnh Tuyên Quang từ
(1991-2010). .................................................................................................49
2.2.3.1. Hệ thống trường lớp, số lượng học sinh, giáo viên, cán bộ quản
lý trong từng năm học. .................................................................................51
2.2.3.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội .............67
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................71
Chƣơng 3: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN
1986 – 2010 .......................................................................................................73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

3.1. Những thành tựu của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 1986 -2010 ........................................................................73
3.1.1. Về quy mô giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang ...........73
3.1.2. Về chất lượng của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang .....74

3.1.3. Những nguyên nhân đạt được thành tích qua các năm ......................81
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế ..............................................82
3.2.1. Những hạn chế ...................................................................................82
3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế .......................................................83
3.3. Đặc điểm của giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 1986 – 2010 .........................................................................................83
3.4. Những bài học kinh nghiệm ..................................................................84
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................85
KẾT LUẬN ......................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................89
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trị chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và
truyền bá văn minh nhân loại. Trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách
mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh và bước sang một giai
đoạn mới – giai đoạn trí tuệ thơng tin có ý nghĩa hàng đầu, giai đoạn mà trí
tuệ trở thành nền móng động lực chính cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh đó, giáo dục đào tạo trở thành nhân tố quyết
định đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con
người. Chính vì lí do đó mà bất cứ một quốc gia nào cũng rất coi trọng giáo
dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo không thể đạt được kết quả ngay trong một
sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình diễn ra liên tục trong nhiều năm
theo các bậc học khác nhau: từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học…Trong q trình đào
tạo đó, giáo dục phổ thơng giữ vai trị quan trọng là “ngành học xương sống”
vì trước sự đổi mới không ngừng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
yêu cầu đặt ra cho mỗi con người là phải có một “kiến thức phổ thơng” nhất
định để tiếp cận với những thay đổi đó
Theo nghị định 90/CP (11/1993) của chính phủ về “Cơ cấu hệ thống
giáo dục quốc dân” trong thời kỳ đổi mới, bậc giáo dục phổ thông 12 năm
nguyên được xác định từ nghị quyết 14 về cải cách giáo dục (1/1979) theo
công thức 9+3 (PTCS 9 năm, THPT 3 năm) thì nay được cấu trúc theo cơng
thức 5+4+3, trong đó tiểu học là 5 năm, THCS 4 năm, trung học chuyên ban
cấp III là 3 năm. Đầu những năm 90 trung học chun ban đang được thí
điểm nhưng theo thơng tư hướng dẫn thi hành nghị định 90/CP của Bộ Giáo
dục và đào tạo thì cấp này (THCB) vẫn giữ tên là phổ thông trung học
(PTTH), năm 1998 đổi tên là trung học phổ thơng (THPT)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Giáo dục trung học phổ thông là giai đoạn hai và là bậc học cuối cùng
của hệ thống giáo dục phổ thông (giáo dục THCS bao gồm tiểu học và THCS
là giai đoạn một). Mục tiêu của cấp học này là đào tạo những con người có
học vấn phổ thơng hồn chỉnh, có phẩm chất và năng lực cần thiết về mọi mặt
của cuộc sống, vừa chuẩn bị nguồn cho giáo dục chuyên nghiệp và đại học,
vừa sẵn sàng tham gia lao động vào cuộc sống xã hội.

Trong thời kỳ đổi mới (từ 1986), giáo dục phổ thơng trong đó giáo dục
trung học phổ thơng giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt
bằng dân trí, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước,
thực hiện mục đích giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Trước những thay đổi diễn ra không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, văn hóa, sự chuyển biến nhanh chóng trong sản xuất yêu cầu đặt ra
cho mỗi người phải có một “vốn kiến thức phổ thơng” nhất định để tiếp cận
những thay đổi đó. Đây là điều kiện đầu tiên quyết định sự thành bại bởi nếu
không có nguồn nhân lực có trình độ phổ thơng góp phần, kế cận thì nền kinh
tế sẽ khơng thể nào phát triển lên được
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, trong đó có 5 huyện và 1thị xã. Đảng và
Nhà nước đã ban hành chế độ chính sách ưu tiên phát triển các tỉnh miền
núi, mặc dù vậy, là địa bàn miền núi vùng cao, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm
52,01% tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, Tuyên Quang vẫn là tỉnh có điểm
xuất phát thấp về kinh tế - xã hội và những điều kiện khó khăn trong việc
phát triển giáo dục, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo
dục của tỉnh.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục tỉnh Tuyên Quang
đã thu được những thành tựu nhất định: phát triển mạnh quy mơ, mạng lưới
trường lớp; xố xã trắng về giáo dục mầm non; hoàn thành phổ cập về giáo
dục tiểu học và chống mù chữ năm 1995, chất lượng giáo dục của tỉnh từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

bước được cải thiện. Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở phủ kín 100%

số xã trong tỉnh. Cả tỉnh có 28 trường trung học phổ thơng đáp ứng được nhu
cầu học tập của con em trong tỉnh. Tuy vậy, sự nghiệp giáo dục nói chung và
giáo dục trung học phổ thơng nói riêng ở Tun Quang cịn nhiều nơi và
nhiều mặt yếu kém, phát triển chưa vững chắc, cần tiếp tục được củng cố.
Do vậy việc nghiên cứu lịch sử của giáo dục trung học phổ thông tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 1986 – 2010 sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử
giáo dục trong giai đoạn đất nước đổi mới. Từ đó rút ra những hạn chế, những
bài học kinh nghiệm để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của tỉnh là một
việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa đề tài về giáo dục trung học phổ thông
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 – 2010 hiện nay chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ về các mặt của giáo dục phổ thông tỉnh
Tuyên Quang. Bản thân tôi là giáo viên dạy lịch sử ở Tuyên Quang thấy được
việc nghiên cứu lịch sử giáo dục trung học phổ thông hiện nay là cần thiết do
đó tơi quyết định chọn đề tài “Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên giai
đoạn 1986 - 2010” làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của
nền kinh tế xã hội của cả nước nói chung, của Tuyên Quang nói riêng. Trong
nhiều năm qua đã có nhiều cá nhân, tập thể ở nhiều lĩnh vực với nhiều quan
điểm khác nhau nghiên cứu về lịch sử giáo dục Tuyên Quang. Trong đó có
một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục đề tài: “Các biện pháp phát triển
đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang”, của tác
giả Phan Văn Êm, năm 2006 nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý
để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Tuyên Quang
- Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử: “Thị xã Tuyên Quang từ 1991 đến
2008” của tác giả Phạm Ngọc Hùng, năm 2010 đã đề cập một cách khái quát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





4

tình hình giáo dục tỉnh Tuyên Quang từ 1991 đến 2008. Song đó chỉ là những
nét khái quát, chưa cụ thể và hệ thống về sự phát triển của ngành giáo dục.
- Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử: “Cuộc vận động chống mù chữ và
phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện Chiêm Hóa (1991 – 2010)” của tác giả
Nguyễn Trung Phần, năm 2011.
- Năm 2009, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã xuất bản
cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (giai đoạn 1976 – 2005)”. Các tác
giả phản ánh lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, trong đó đề cập khái quát về
giáo dục Tuyên Quang. Tuy nhiên các tác giả chỉ đề cập đến tình hình xóa mù
chữ, vài con số về trường lớp, số lượng học sinh giai đoạn 1976 – 2005.
Ngoài ra các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Giáo dục và đào tạo
Tuyên Quang cũng đề cập đến vấn đề Giáo dục và đào tạo.
Những bài viết nói trên tuy chưa phải là các cơng trình nghiên cứu lịch
sử Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang nhưng chứa đựng trong đó những tư
liệu quý về giáo dục THPT của tỉnh Tun Quang để tơi tham khảo viết và
hồn thành đề tài của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Giáo dục THPT ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986-2010
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian:
Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
Về mặt thời gian:
Giáo dục THPT ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986 đến 2010
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở các nguồn sử liệu và việc xác định đối tượng, phạm vi

nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

- Phục dựng lại tồn cảnh q trình phát triển của hệ thống giáo dục
trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang từ 1986 – 2010
- Trình bày những kết quả, thành tích cơ bản và những hạn chế trong
hoạt động giáo dục trung học phổ thông từ 1986 – 2010
- Từ kết quả nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết,
góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo Tuyên Quang trong những
năm tiếp theo và phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi đã cố gắng khai thác triệt để các
nguồn sử liệu viết về giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang trong giai
đoạn (1986-2010), trong đó có các tài liệu sau:
- Báo cáo tổng kết năm học của các trường trung học phổ thông tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 1986-2010
- Các niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986-2010
- Các báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên
Quang giai đoạn 1986-2010
- Các văn bản chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Bộ
Giáo dục và Đào tạo liên quan đến giáo dục trung học phổ thông Tuyên Quang
- Các tác phẩm lịch sử có liên quan đến giáo dục phổ thơng ở Tuyên
Quang: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Lịch sử Việt Nam…

- Các tài liệu, luận văn liên quan đến giáo dục phổ thông của Tuyên Quang
- Các số liệu lưu trữ ở các trường trung học phổ thông tiêu biểu: THPT
Tân Trào, THPT Chuyên,THPT Ỷ La, THPT Nguyễn Văn Huyên
- Các bằng khen, giấy khen của một số trường trung học phổ thông
- Các tài liệu khảo sát điền dã, gặp gỡ trao đổi với các nhân chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
- Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu để dựng lại một
cách có hệ thống các mặt hoạt động của giáo dục THPT ở tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 1986 – 2010. Kết hợp với phương pháp lơgíc để đánh giá, nhận xét,
rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm của giáo dục trung học phổ thông tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 1986 - 2010.
- Phương pháp khảo sát điền dã, thống kê, đối chiếu, so sánh, hệ thống
để thấy được sự phát triển qua các thời kỳ của giáo dục THPT ở tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 1986-2010
- Phương pháp phân tích tổng hợp để thấy được mối liên hệ và tác động
qua lại giữa bối cảnh lịch sử với tình hình giáo dục THPT ở tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 1986 - 2010
5. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống
giáo dục trung học phổ thơng tỉnh Tun Quang giai đoạn 1986-2010. Trên
cơ sở đó luận văn làm rõ sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông tỉnh

Tuyên Quang trong thời kỳ đổi mới và đặc điểm, nguyên nhân của sự phát
triển đó
Luận văn làm rõ những thành tựu cơ bản và những đặc điểm của giáo
dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986-2010, chỉ ra những
mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu để giáo dục trung học phổ thông tỉnh
Tuyên Quang ngày càng phát triển trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục của đất
nước nói chung và sự nghiệp phát triển của giáo dục đào tạo tỉnh Tuyên Quang
nói riêng. Đồng thời luận văn góp phần biên soạn giảng dạy lịch sử địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Tuyên Quang và tình hình giáo dục tỉnh
Tuyên Quang trước năm 1986
Chương 2: Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
1986 - 2010
Chương 3: Những thành tựu và hạn chế của giáo dục trung học phổ
thông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1986-2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





8

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG
VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TỈNH TUYÊN QUANG
TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Vài nét về tỉnh Tuyên Quang
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tổ quốc Việt Nam, có
tọa độ địa lý từ 21029’ đến 22042’ vĩ Bắc và 104050’ đến 105036’ kinh Đơng.
Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang từ xã Bạch Xa huyện Hàm Yên đến xã Sinh
Long huyện Na Hang có ranh giới dài 151 km, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ từ
xã Ninh Lai huyện Sơn Dương đến xã An Khê huyện Yên Sơn có ranh giới
dài 80 km. Phía đơng giáp các tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên từ xã Thượng
Giáp huyện Na Hang đến xã Thiện Kế huyện Sơn Dương có ranh giới dài 171
km, phía đơng bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Phía tây giáp tỉnh Yên Bái từ xã Chân
Sơn huyện Yên Sơn đến xã Yên Hương huyện Hàm Yên có ranh giới dài 80 km
Tun Quang có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế,
chính trị, văn hóa, an ninh quốc phịng. Từ Tun Quang có thể có thể xi về
Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc bộ, sang Thái Ngun ở phía đơng, sang
n Bái và các tỉnh Tây Bắc, ngược lên Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang đến
biên giới Việt Trung một cách dễ dàng để trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa
với các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh thuộc trung du, đồng bằng sơng
Hồng ở phía Nam. Ngồi ra thơng qua đường sơng, chủ yếu là sơng Lơ, việc
giao lưu có thể diễn ra trong nội tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định.
Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là “trấn biên”che chở cho “kinh
trấn”. Tuyên Quang xưa và nay ln ln làm trịn nhiệm vụ thiêng liêng: xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua các giai đoạn lịch sử, nhân dân các dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

Tuyên Quang luôn thể hiện rõ tinh thần chiến đấu ngoan cường chống giặc
ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên
Quang vinh dự là thủ đơ Khu giải phóng, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ đã ở
và làm việc, nơi đã diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại quyết định vận
mệnh của dân tộc làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám, đưa dân tộc ta
tiến lên vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang là thủ
đô kháng chiến, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã góp phần cùng quân, dân
cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc
Tuyên Quang vừa ngoan cường chiến đấu bảo vệ vững chắc quê hương, vừa
làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn, góp phần vào chiến
thắng lịch sử mùa Xn năm 1976, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống
nhất đất nước.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang có diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 5.870 km2, trong đó
rừng núi chiếm 4/5 (73,2%), đất nơng nghiệp chiếm 20%, cịn lại 6,8% là các
loại đất khác. Địa hình ở Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp, bị chia
cắt lớn bởi hệ thống sơng ngịi dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu và
phân chia thành hai vùng khá rõ nét. Vùng cao phía Bắc rộng 291.497 ha
chiếm 50,3% diện tích tồn tỉnh, có độ cao trung bình là 600m so với mặt

nước biển, bao gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã của huyện Chiêm Hóa, 3
xã thuộc huyện Yên Sơn, 2 xã thuộc huyện Hàm Yên và 32 bản khác. Cư dân
vùng này chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, dân cư thưa, ngành kinh tế
chủ lực là các nguồn lợi từ rừng, trồng cây lương thực và chăn ni đại gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

súc. Giao thơng đi lại cịn khó khăn, trình độ mọi mặt còn thấp so với các
vung khác. Vùng thấp ở phía Nam chiếm 49,7% diện tích tồn tỉnh gồm các
huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, là vùng đồi núi thấp, các soi bãi rộng,
màu mỡ cùng các thung lũng lớn như: thung lũng Tun Quang có sơng Lơ
chảy qua, thung lũng Sơn Dương có sơng Phó Đáy chảy qua, thung lũng n
Bình có sơng Chảy chảy qua...Đây là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế nhất của
tỉnh, giao thông khá phát triển, cư dân chủ yếu là đồng bào kinh, tày..có trình
độ mọi mặt khá, mũi nhọn kinh tế của vùng này là cây lương thực, cây công
nghiệp, chăn ni và khai thác khống sản.
Nằm trên vịng cung Ngân Sơn, Tun Quang có nhiều sơng suối đều
chảy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, có 3 sơng lớn chảy qua là sơng Lơ,
sơng Gâm và sơng Phó Đáy. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc sau
khi xuyên dọc địa phận Hà Giang, sông Lô chảy qua Tuyên Quang xuôi về
Phú Thọ hợp với sông Hồng ở Việt Trì, đây là đường thủy duy nhất nối
Tuyên Quang với Hà Giang (phía bắc), với thủ đơ Hà Nội và các tỉnh trung
du, đồng bằng bắc bộ. Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua
Cao Bằng, Hà Giang rồi đổ vào Na Hang, Chiêm Hóa hợp với sơng Lơ ở ngã
ba Hịn Lau (n Sơn) cách thành phố Tuyên Quang 10km, là đường thủy nối
các huyện Na Hang, Chiêm Hóa với tỉnh lỵ. Sơng Phó Đáy bắt nguồn từ núi

Tam Tạo thuộc huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy qua huyện Yên Sơn, Sơn
Dương theo hướng Bắc – Nam hợp với sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Ngồi ba sơng chính ở Tun Quang cịn có các con sông nhỏ như sông Năng
ở Na Hang cùng hàng trăm ngòi lạch như: ngòi Bắc Nhụng, ngòi Cổ Linh,
ngòi Chinh, ngịi Quẵng, ngịi Là, ngịi Sình...và nhiều con suối nhỏ len lách
vào giữa vùng đồi núi trùng điệp, tạo thành một mạng lưới sơng ngịi dày đặc.
Sơng ngịi Tun Quang có giá trị kinh tế rất lớn, nó vừa là một bộ phận quan
trọng của hệ thống đường giao thông, vừa cung cấp nước, thủy sản phục vụ
đời sống, sản xuất và chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Núi, đồi Tun Quang chiếm 73,2% diện tích tồn tỉnh, chụi sự chi
phối bắc, dãy Ba Xứ...và có nhiều đỉnh cao như núi Chặm Chu (1.587m), núi
Là (942m). Núi đồi Tuyên Quang phần lớn được bao phủ bởi một thảm thực
vật nhiệt đới khá dày và phong phú về chủng loại. Đất của Tuyên Quang khá
đa dạng, nhìn chung tầng đất tương đối dày, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại
trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sơng suối và đất lầy thụt ở các
thung lũng, cịn lại chủ yếu là đất feralit chiếm 85% diện tích cả tỉnh.
Tun Quang nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có
lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn, độ ẩm cao, lượng chiếu sáng lớn,
chia thành hai mùa rõ rệt và hay thay đổi thất thường. Mùa nóng kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 28ºC, mùa rét từ tháng 10 đến tháng
3, nhiệt độ trung bình 16ºC có lúc xuống dưới 10ºC. Điều kiện khí hậu trên đã
tạo thuận lợi cho thảm thực vật phát triển, nhất là rừng, cây dược liệu và cây
cơng nghiệp. Trên rừng có nhiều loại gỗ tốt như: đinh, lim, sến, táu, nghiến,

lát, pơmu....và bạt ngàn tre, nứa, song, mây...cùng các loại cây dược liệu như:
sa nhân, ba kích, thục, sâm...các đặc sản như nấm hương, mộc nhĩ, mật
ong..cùng nhiều loại muông thú: hổ, báo, gấu, trăn, tắc kè, nhím, hươu nai,
lợn rừng, đặc biệt là vọoc mũi hếch – một loại thú có tên trong danh mục bảo
vệ động vật hiếm trên thế giới.
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Tuyên Quang một nguồn tài ngun khống
sản giàu có như: vàng, thiếc, kẽm, ba rít, pi sít, ăngtimoan, măng gan, cao
lanh, than đá...và các loại cát, sỏi, đá vơi, đất chụi lửa...Đó là nguồn khống
sản vô giá, cho phép địa phương phát triển, làm giàu bằng ngành công nghiệp
khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng
Tuyên Quang có hệ thống đường bộ khá phát triển: quốc lộ 2 (Hà Nội –
Hà Giang, dài hơn 300km) là con đường huyết mạch nối Tuyên Quang với
tỉnh biên giới Hà giang và các tỉnh, thành phố miền xuôi; quốc lộ 37 từ Bờ
Đậu (Thái Nguyên) qua Tuyên Quang sang Yên Bái; đường từ thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Tuyên Quang về Sơn Dương qua đèo Khuôn Do xuôi về Vĩnh Yên; đường
174 và 176 từ km 31 (Thái Sơn-Hàm Yên) qua Chiêm Hóa lên Na Hang và từ
đó có thể lên Hà Giang hoặc sang Cao Bằng. Ngồi ra cịn có nhiều đường
liên xã, liên thơn, đường dân sinh, đường lâm nghiệp nối các điểm dân cư, các
vùng kinh tế với nhau. Những con đường này là yếu tố góp phần quyết định
sự giao lưu kinh tế, văn hóa...giữa các vùng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, ngồi ra nó tạo nên sự linh hoạt, cơ động trong tác chiến khi
có chiến tranh.
Trong quá trình cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, vượt qua bao

khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền địa
phương, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã từng bước khai thác, phát huy
thế mạnh của địa phương làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế - xã hội
của tỉnh. Tính đến ngày 1-4-1999 dân số toàn tỉnh là 675.110 người gồm 22
dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc kinh và dân tộc Tày. Tổng sản phẩm
(GDP) là 1.424.585 triệu đồng, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp là 808.120
triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh là 97.990 triệu đồng. Sự
nghiệp văn hóa, xã hơi, giáo dục của tỉnh đang có những bước phát triển ngày
càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu chung của địa phương. Mặc dù là một tỉnh miền
núi, kinh tế, giao thơng đi lại cịn gặp nhiều khó khăn nhưng Tun Quang
luôn coi giáo dục là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu nên đã chú ý đầu tư cho giáo
dục. Tính đến năm 2002 tỉnh đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học xong cho
100% số xã và đang tiếp tục hồn thành chương trình phổ cập trung học trong
tồn tỉnh. Năm học 1998-1999 tồn tỉnh có 280 trường phổ thơng, trong đó có
28 trường trung học phổ thơng, 3 trường trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề.[1, tr. 13-14-15-16-17-18]
1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi
Theo các thư tịch cổ, ngay từ buổi đầu các Vua Hùng dựng nước,
Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) đã là một bộ phận của nhà nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

Văn Lang thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang. Thời Bắc Thuộc là đất
quận Giao Chỉ. Trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê…Tuyên Quang
thuộc châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, trấn Tuyên Quang, phủ Tuyên
Hóa, trấn Minh Quang. Là vùng đất cổ, “luôn luôn là phên dậu của Trung

Châu, cũng là nơi địa đầu quan yếu” của Tổ Quốc, Tuyên Quang là một đơn
vị hành chính được xác lập từ rất sớm.
Thời Lý, địa danh Tuyên Quang chưa xuất hiện nhưng trong 24 châu,
lộ của cả nước đã xuất hiện một số châu mà địa bàn các châu ấy thuộc tỉnh
Tuyên Quang ngày nay như châu Vị Long (huyện Chiêm Hóa) và châu Đơ
Kim (huyện Hàm Yên).
Đầu thời Trần, địa danh Tuyên Quang xuất hiện với tư cách là một
châu thuộc lộ Quốc Oai, sau đó được nâng lên thành lộ Tuyên Quang. Năm
Quang Thái thứ 10 (1397), sau cải cách của Hồ Quý Ly, lộ Tuyên Quang
được đặt làm trấn Tuyên Quang
Dưới thời thuộc Minh châu Tuyên Quang đổi làm châu Tuyên Hóa
(1407), sau đó châu Tuyên Hóa đổi làm phủ Tuyên Hóa (1408) tương đương
với tỉnh Tun Quang, Hà Giang và phía đơng bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gồm các
huyện: Khống Huyện, Bình Ngun, Để Giang, Đại Man, Đương Đạo, Thu
Vật, Dương Huyện
Thời Lê sơ, Tuyên Quang có nhiều sự thay đổi về tên gọi và địa giới
hành chính. Sau khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh khôi phục nền độc lập, năm
1428 Lê Lợi đã chia cả nước làm 5 đạo là Nam Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo,
Tây Đạo và Hải - Tây Đạo. Trấn Tuyên Quang cùng với các trấn Tam Giang,
Hưng Hóa, Gia Hưng thuộc Tây Đạo.
Sau khi thắng được nhà Tây Sơn, năm 1802 triều Nguyễn được thiết
lập gồm cả phần đất Bắc Hà, đặt tên nước là Việt Nam, lấy Phú Xuân làm
kinh đô. Tuyên Quang là một trấn, đứng đầu trấn có chức Trấn thủ và các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Bản đồ hành chính tỉnh Tun Quang năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

chức Hiệp trấn, Tham Hiệp giúp việc. Trấn Tuyên Quang có 1 phủ là n
Bình, 1 huyện là Phúc n và 5 châu là Đại Man, Thu Vật, Vị Xuyên, Bảo
Lạc, Lục Yên.
Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách bộ máy hành chính tồn
quốc, chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh : Hà Nội, Ninh Bình,
Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Quảng Yên, Hưng Hóa, Tuyên
Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Kinh Sư (Huế), Bình
Định, Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. Thời điểm này được chép trong Đại
Nam thực lục chính biên: “…Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa đông,
thàng 10, ngày mồng 1 làm lễ Đông hưởng…”. Đối chiếu theo dương lịch và
âm lịch thì tháng 10 âm lịch năm Tân Mão đổi ra dương lịch bắt đầu từ ngày 4
-11 - 1831 đến tháng 12 năm 1831. Tỉnh Tuyên Quang lúc đó gồm 1 phủ Yên
Bình, 1 huyện Hàm Yên và 5 châu là châu Vị Xuyên (gồm toàn bộ tỉnh Hà
Giang hiện nay), châu Thu Vật (huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái hiện nay), châu
Đại Man (huyện Chiêm Hóa và huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang hiện nay),
châu Lục Yên (huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái hiện nay), châu Bảo Lạc (huyện
Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng hiện nay). Về địa giới hành chính,
tỉnh Tuyên Quang phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc),
phía đơng giáp tỉnh Cao Bằng và Thái Nguyên, phía nam giáp Sơn Tây và
Hưng Hóa, phía tây giáp Lào Cai.
Như vậy, tên gọi Tun Quang xuất hiện từ thời Trần và tồn tại đến
ngày nay. Tuy nhiên, trước năm 1831, Tuyên Quang chưa được gọi là tỉnh mà
gọi là châu, trấn, thừa tuyên, xứ….Từ ngày 4 - 11 - 1831( năm Minh Mệnh

thứ 12), Tuyên Quang mới chính thức trở thành một tỉnh trực thuộc triều đình
phong kiến Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong tiến trình
lịch sử của Tuyên Quang, là năm lần đầu tiên xuất hiện tên gọi tỉnh Tuyên
Quang và là năm thành lập đơn vị hành chính chính thức trong cơ cấu chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

quyền của triều Nguyễn. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển
về mọi mặt của vùng đất này đã sánh ngang với các tỉnh trong cả nước, khẳng
định vị thế, tầm vóc của một vùng đất gốc, cốt lõi của quốc gia, đồng thời cũng
mở ra một thời kỳ phát triển mới với những trang sử vẻ vang của Tuyên Quang.
Từ cuối triều Nguyễn đến giai đoạn thực dân Pháp tạm chiếm nước ta,
cũng có những sự thay đổi khác về địa giới hành chính và tên gọi, nhưng tựu
trung Tuyên Quang vẫn tồn tại là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1833
(năm Minh Mệnh thứ 14), châu Bảo Lạc được chia làm hai huyện Vĩnh Điện
và Để Định. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) đổi châu Bình Nguyên làm châu
Vị Xuyên, tách châu Vị Xuyên đặt hai huyện Vĩnh Tuy và Vị Xuyên và đổi
châu Đại Man là châu Chiêm Hóa, lại đặt thêm phủ Yên Ninh (năm Thiệu Trị
thứ 2 (1842) đổi phủ Yên Ninh thành phủ Tương Yên). Tỉnh Tuyên Quang
gồm hai phủ n Bình và phủ Tương n, có 8 châu, huyện: Thu Châu,
Huyện Hàm Yên, Huyện Vĩnh Tuy, Châu Lục Yên, Huyện Vĩnh Điện, Huyện
Để Định, Huyện Vị Xuyên và Huyện Chiêm Hóa.
Ngày 31 – 5 - 1884 thực dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang. Năm
1888, phủ Đoan Hùng (gồm các huyện Ngọc Quang, Hùng Quan và Sơn
Dương) tách ra khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào tỉnh Tuyên Quang. Năm 1890,

châu Lục Yên tách ra khỏi tỉnh Tuyên Quang để sáp nhập vào tỉnh Lào Cai.
Năm 1891, Toàn quyền Đơng Dương ra Nghị định xóa bỏ tỉnh Tun Quang,
tronh thời gian này phần lớn diện tích tỉnh Tuyên Quang nằm trong Đạo quan
binh 3 và Đạo quan binh 2. Năm 1900, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định
thành lập lại tỉnh Tuyên Quang. Đầu thế kỷ XX, chúng chia Tuyên Quang
thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang gồm 6 châu:
Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang với 194 xã.
Sau cách mạng tháng Tám 1945 và sau hịa bình lập lại ở miền Bắc
năm 1954, Tuyên Quang có một số thay đổi về hành chính. Tháng 7 – 1956
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

huyện Yên Bình được tách khỏi Tuyên Quang nhập vào tỉnh Yên Bái, tỉnh
Tuyên Quang còn 5 huyện và một thị xã gồm 138 xã, phường và 7 thị trấn.
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước
yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, hai tỉnh Hà giang và Tuyên Quang sáp
nhập thành tỉnh Hà Tuyên vào năm 1976. Là một tỉnh miền núi cực Bắc của
Tổ quốc, có trên 270 km đường biên giới với Trung Quốc, tỉnh Hà Tun có
vị trí rất quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phịng và an ninh. Tỉnh có diện
tích tự nhiên là 13.689 km², trong đó diện tích canh tác nơng nghiệp chiếm
10,9%, đến cuối năm 1976, dân số có 700.974 người, bao gồm trên 20 dân
tộc. Tỉnh có 13 huyện, 2 thị xã, 7 thị trấn và 290 xã.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn mới, ngày 12 – 8 - 1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 quyết nghị chia
tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Từ ngày 1- 10 - 1991, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang chính thức đi

vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Sau khi được tái lập, tỉnh Tun
Quang có diện tích tự nhiên 5.870 km²; dân số 598.050 người, gồm 22 dân
tộc, 90% dân số sống ở nơng thơn. Tỉnh có 6 đơn vị hành chính, gồm thị xã
Tuyên Quang (là tỉnh lỵ) và các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên
Sơn, Sơn Dương.
Hiện nay Tuyên Quang có 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm n,
Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và 1 thành phố, với 141 xã, phường, thị
trấn, 2.081 thôn bản. [3, tr. 41-42-43-44-45]
1.1.3. Tình hình kinh tế
Là một tỉnh miền núi đất rộng người thưa, rừng núi chiếm đại bộ phận
(73,2% diện tích cả tỉnh), đất đai canh tác ít chiếm 20% tổng diện tích tồn
tỉnh, trong đó phân bố khơng đồng đều, lại bị chia cắt mạnh bởi các con sơng,
dãy núi, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trải qua hàng ngàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

năm chinh phục thiên nhiên, với tình yêu quê hương tha thiết, đức tính cần cù,
lịng dũng cảm, sự sáng tạo trong lao động sản xuất và với đôi bàn tay khéo
léo, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã biến những núi rừng hoang vu
thành các vòng ruộng bậc thang xanh rờn ngơ lúa, biến những đàm lầy, gị bãi
rậm rạp thành những tràn ruộng, ao hồ… phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Trước năm 1930, sản lượng lúa của Tuyên Quang hàng năm đạt từ 4.000 đến
6.000 tấn, trâu bò xuất ra ngoại tỉnh năm cao nhất là 3.000 con. Ngồi trồng
trọt và chăn ni, các dân tộc Tun Quang cịn làm nhiều nghề thủ cơng như
khai thác, chế biến nông, lâm sản và dược liệu; thêu dệt các mặt hàng từ sợi
bông, sợi lanh và nhuộm vải; chế ra cơng cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh

hoạt từ sắt, đồng, song, mây, tre, nứa… cùng với đồ trang sức từ vàng, bạc.
Từ lâu các sản vật của Tuyên Quang đã sớm được nhiều nơi biết tiếng và ưa
chuộng. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã nhận xét: “Phúc Yên (tức là huyện
Hàm Yên và Yên Sơn ngày nay) có vải hoa xanh và mật ong vàng…ong vàng
rất sạch, nhả mật rất ngọt…sáp hoa là thứ sáp nấu với hoa núi rất thơm”.
Người Pháp phải khẳng định: “kỹ thuật của họ cũng khéo, biết làm rèn, đồ
đồng, bạc, làm dao, súng…làm lưỡi cày, làm đồ nữ trang do họ tiện lấy”, “họ
cũng thông thạo làm các dụng cụ gia đình, làm đồ nữ trang bằng bạc, tuy thơ
nhưng rất đặc sắc” [1, tr20-21]
Do lâm sản có vị trí kinh tế quan trọng nên khai thác, chuyên chở lâm
sản là một trong những nghề nổi bật. Tại thị trường lâm sản Việt Trì năm
1944, riêng Tuyên Quang chiếm 60% tổng số lâm sản từ các nơi.
Hoạt động thương mại trao đổi buôn bán tại Tuyên Quang khá tấp nập,
bên cạnh thương nhân bản xứ, tư sản Pháp còn có thương nhân người Hoa
thường xuyên đem hàng hóa sang trao đổi bn bán (ở khu phố Xn Hịa có
cả một khu người Hoa ở buôn bán). Tuy nhiên do chính sách bóc lột chính
quyền thực dân ln tìm mọi cách kìm hãm, chèn ép, nhũng nhiễu, vơ vét vì
thế hoạt động thương mại ngày càng thu hẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×