PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Trước khi tiến hành đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào cần phải xem xét việc đầu tư
đó trong mối quan hệ so sánh với các cơ hội đầu tư khác trong nền kinh tế và trên thị trường
quốc tế. Do đó cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Việc phân tích bao gồm: đánh giá
môi trường vĩ mô, tình hình thị trường chứng khoán; phân tích ngành nghề và phân tích công
ty của từng chứng khóan riêng lẻ nhằm xác định hiệu quả đầu tư có thể thu được tương ứng
với mức rủi ro dự kiến.
TTCK phản ánh những gì được kỳ vọng sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Giá trị của một
khoản đầu tư phụ thuộc vào dòng tiền dự kiến và tỉ suất sinh lợi đòi hỏi. Cả hai nhân tố này
đều bị tác động bởi tổng hợp rất nhiều nhân tố của môi trường kinh tế vĩ mô. Vì thế, nếu bạn
muốn ước tính dòng tiền, lãi suất và phần bù rủi ro cho một chứng khoán bạn cần phải xem
xét các phân tích tổng thể của nền kinh tế
Phân tích chứng khoán được nhà đầu tư tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi trước khi
đưa ra quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư; khi nào cần phải
rút ra khỏi thị trường; đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp mục tiêu đề ra và giá cả
thế nào?
Phân tích chứng khoán chúng ta cần phải xem xét đến yếu tố môi trường kinh tế - xã
hội trong quá trình phân tích. Ngoài yếu tố thứ hạng hay năng lực tiềm năng của một công ty
và sự quản lý của công ty đó, môi trường vĩ mô có một vai trò quan trọng đối với sự thành
công của một công ty và tỷ suất sinh lợi yêu cầu khi đầu tư vào công ty.
Ví dụ về cổ phiếu của một cty sản xuất đồ nội thất gia đình lớn và hoạt động có hiệu
quả nhất. Nếu bạn sở hữu những cổ phiếu này trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, doanh
thu và lợi nhuận của công ty sẽ tăng và do đó tỷ suất sinh lợi mà bạn nhận được chắc chắn sẽ
rất cao. Ngược lại nếu bạn sở hữu những cổ phiếu này trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khi đó
doanh thu và lợi nhuận của cty này có thể bị suy giảm và giá cổ phiếu của cty sẽ không tăng
thậm chí giảm đi. Do đó khi đánh giá giá trị tương lai của một chứng khoán thì việc phân tích
triển vọng của toàn bộ nền kinh tế, thị trường chứng khoán và của ngành mà cty đang hoạt
động là rất cần thiết.
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích từ trên xuống (phương pháp top-
down, three- step approach), hay phân tích từ dưới lên (phương pháp bottom-up, stock
picking approach) hoặc là kết hợp cả hai. Trong đó phương phàp top-down được áp dụng
rộng rãi nhất. Quy trình phân tích gồm 3 bước từ tổng quát đến cụ thể.
Bước 1: Xem xét ảnh hưởng của toàn bộ nền kinh tế- xã hội đối với tất cả công ty và thị
trường chứng khoán, xem xét tổng quan về thị trường chứng khoán trong các ngành khác
nhau và trong bối cảnh toàn cầu.
Bước 2: Phân tích triển vọng của các ngành khác nhau trong môi trường đó
Bước 3: Phân tích từng công ty riêng trong ngành và cổ phiếu thường của các công ty này.
1. Phân tích nền kinh tế:
1.1 Phân tích môi trường chính trị - xã hội và pháp luật:
Đốivới bất kỳ một quốc gia nào, môi trường xã hội và chính trị luôn có những tác động
nhất định đến hoạt động của thị trường chứng khoán nước đó, thậm chí có thể gây ra ảnh
hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khóan nước khác hoặc tác động đến thị trường
chứng khoán trên toàn cầu.
Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong hay
ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn
định về thu nhập mong đợi và làm cho người đầu tư quan tâm hơn đến khỏan tiền bù đắp rủi
ro (phần bù rủi ro sẽ cao).
Chẳng hạn như sự bất ổn định ở Nga trong giai đọan 1993-1995 là nguyên nhân làm
tăng mạnh mức bù đắp rủi ro yêu cầu của các nhà đầu tư và đưa đến hậu quả là tỷ lệ đầu tư và
tiêu dùng ở Nga giảm.
Ngược lại kết thúc thời kỳ chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi và cuộc bầu cử năm 1994 là
một sự kiện tích cực và khiến cho hoạt động kinh tế ở nước này gia tăng mạnh mẽ và đưa thị
trường chứng khoán đi lên.
Khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã có tác động lan toả rất lớn đến nền
kinh tế các quốc gia, tuỳ theo mức độ hội nhập của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế toàn
cầu, mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Nếu có một sự suy thoái kinh tế sắp xảy ra, nhà
đầu tư có thể e ngại về việc đầu tư trong hầu hết những ngành của nền kinh tế. Khi đó, có
thể quốc gia sẽ có tỷ trọng thấp trong danh mục tương ứng dựa trên giá trị thị trường của
nó.hơn nữa dựa trên những kỳ vọng bi quan này bất kỳ các quỹ đầu tư nào đầu tư vào quốc
gia đó có thể hướng đến những lĩnh vực rủi ro thấp của nền kinh tế.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ; EU
và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp: tăng trưởng kinh tế âm;
sản xuất kinh doanh thu hẹp; đình trệ hoặc phá sản; tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Trong điều
kiện đó, thị trường tài chính; chứng khoán của các nước liên tục giảm điểm, tạo ra tâm lý
không tích cực đối thị trường, đối với nền kinh tế.
Ngược lại những triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán lạc quan của một quốc
gia, có thể những nhà đầu tư sẽ tăng sự phân bổ vốn tới quốc gia này.
Ở Việt Nam:
+ Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Trong thời gian qua, thị trường chứng
khoán trong nước liên tục điều chỉnh, với nhiều yếu tố tác động. Trong đó việc bán ròng
của các nhà đầu tư nước ngoài có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, tạo hiệu ứng
mạnh đến tâm lý nhà đầu tư, và làm cho thị trường liên tục giảm điểm trong thời gian qua.
Việc các tổ chức tài chính –chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt Nam, rút
vốn về nước nhằm cứu nguy hoặc đảm bảo an toàn cho các công ty mẹ. Bên cạnh đó khủng
hoảng tài chính cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn; tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của
các Nhà đầu tư – Đây là 02 nguyên nhân cơ bản mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong
thời gian qua, có tác động ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước.
+ Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào
hệ thống ngân hàng trong nước giảm và hạn chế hơn. Tác động mang tính gián tiếp này,
chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số NHTMCP ; hoặc
không đạt được theo kế hoạch kỳ vọng. Qua đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chiến
lược đổi mới công nghệ ; phát triển dịch vụ cũng như tiếp cận và học tập kinh nghiệm
quản trị, quản lý ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đây là
tác động tạm thời và mang tính ngắn hạn.
+ Đối với thị trường chứng khoán sức hấp dẫn kinh doanh trên TTCK đã giảm sút, sức
nóng của TTCK giảm dần, song hầu như chỉ nhận được các giá trị ảo "tiềm năng" các
cổ phiếu thưởng thay vì "tiền tươi" từ cổ tức hàng năm, quy luật lợi nhuận bình quân
trong kinh tế thị trường phát huy sức mạnh của nó, tỷ suất lợi nhuận trong các lĩnh vực
kinh doanh được san bằng, giá trị các chứng khoán phải trở về đúng với giá trị thực và mức
sinh lãi thực của chúng (phụ thuộc vào dao động xung quanh và mức lợi nhuận bình quân
xã hội trên dưới 10%/năm, chứ không phải vài trăm phần trăm và phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của công ty phát hành chứng khoán…) nghĩa là, có thể nói, giá trị các chứng
khoán hiện nay là ngày càng sát hơn với giá trị thực của chúng.
+ Tình hình chính trị: có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán. Các yếu tố chính
trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các họat động chính trị. Tại Mỹ khi tổng thống
đưa ra những kiến nghị với quốc hội thì thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động trừ khi
những kiến nghị đó đã được dự đoán chính xác từ trước. Những kiến nghị này có thể là về sửa
đổi chính sách kinh tế, chính sách thuế, chi tiêu ngân sách, quốc phòng, các kế hoạch xây
dựng lớn… Các cuộc tổng tuyển cử cũng có thể gây ra sự náo động thị trường và làm cho
chứng khoán giảm giá. Các cuộc mưu sát, ám sát hay tình trạng sức khỏe yếu kém của tổng
thống cũng có thể là nguyên nhân gây giảm giá thị trường chứng khoán
Ví dụ về mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và bầu cử tổng thống Mỹ
Jim Stack, chủ tịch của hãng nghiên cứu đầu tư Investech Research trong "The Big
Interview" cho biết nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng thị trường chứng khoán tăng điểm trước
ngày bầu cử là dấu hiệu tốt cho tổng thống đương nhiệm.Theo ông Stack, nếu thị trường
chứng khoán tăng trong 2 tháng trước ngày bầu cử (từ hôm nay 6/9 đến ngày 6/11) có thể dự
báo chính xác đến 90% đảng cầm quyền sẽ giữ lại được chiếc ghế Nhà Trắng. Ngược lại, "thị
trường chứng khoán đi xuống báo hiệu nền kinh tế suy yếu và tâm lý của các nhà đầu tư lo
ngại hơn, khiến ông Obama có thể để mất chiếc ghế Nhà Trắng về tay đảng Cộng hòa", ông
Stack cho biết.Chủ tịch Stack lưu ý rằng người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra
vào tháng 11 tới sẽ phải đối mặt với việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, mối quan tâm
không chỉ của nước Mỹ mà còn của toàn cầu."Thị trường chứng khoán tăng có thể bộc lộ
những nguy cơ về mất cân bằng và những vấn đề về tiền tệ hoặc kinh tế. Hiện tại, mặc dù
tăng trưởng kinh tế Mỹ đang suy giảm và thị trường chứng khoán bộc lộ nhiều điểm yếu kỹ
thuật nhưng điểm bất thường là thị trường chứng khoán vẫn không có dấu hiệu giảm", ông
Stack cho biết. Tương tự với quan điểm của chủ tịch Stack, nhà kinh tế cấp cao Paul Dales tại
Capital Economics cho rằng ông Obama vẫn sẽ giữ chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 2 nếu
chỉ số S&P 500 duy trì trên 1.200 điểm cho đến khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.
"Mối tương quan chặt chẽ giữa cơ hội tái đắc cử của đương kim tổng thống Obama và
chỉ số S&P 500 cho thấy thị trường chứng khoán ủng hộ đảng Dân chủ cầm quyền", nhà phân
tích Dales cho biết."Cơ hội tái đắc cử của ông Obama cũng như chỉ số S&P, đều được thúc
đẩy bởi sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Dựa trên mối tương quan này, ông Obama được mong
đợi sẽ trở thành chủ nhân của chiếc ghế Nhà Trắng lần thứ 2, miễn là chỉ số S&P vẫn ở trên
1.200 điểm", ông Dales nói thêm.
Hoặc là thay đổi chính trị làm cho nhiều quy định và sự kiểm soát của chính phủ trong
một số ngành được thắc chặt và một số quy định trong các ngành khác lại được nới lỏng.
Chúng đều có tác động lớn tới kết quả kinh doanh của ngành, của mỗi công ty và không có gì
để đảm bảo rằng việc thắc chặt hay nới lỏng này sẽ tạo ra tác động tích cực hay tiêu cực cho
nền kinh tế.
+Môi trường pháp luật: cũng là yếu tố cơ bản gây tác động đến thị trường chứng khoán.
Các cơ quan chính phủ tác động đến TTCK bằng luật. Chẳng hạn những quy định về giá cả
dịch vụ sẽ gây tác động trực tiếp tới ngành dịch vụ công cộng. Luật chống độc quyền thường
làm giảm giá chứng khoán của các công ty mà nó điều chỉnh. Luật thâu tóm sáp nhập công ty
có thể gây tác động tiêu cực hoặc tích cực đến một nhóm các công ty. Do vậy môi trường
pháp lý cần được xem xét theo các góc độ như sau:
• Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào? Có đủ để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không?
• Các luật pháp khác liên quan có chồng chéo mâu thuẫn không?
• Khả năng thực thi luật pháp thế nào?
• Những mặt khuyến khích, ưu đãi và hạn chế được quy định trong hệ thống pháp luật.
• Sự ổn định của hệ thống pháp luật, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng đến
TTCK.
1.2 Phân tích các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không những có mối quan hệ mạnh mẽ giữa giá cổ
phiếu và nền kinh tế mà còn cho thấy rằng giá chứng khoán thường thay đổi phù hợp trước
những gì nền kinh tế sẽ xảy ra. Có 2 lí do để giải thích tại sao giá chứng khoán có tính chất dự
báo đối với nền kinh tế.
Một là, giá chứng khoán phản ánh kì vọng của thu nhập, cổ tức và lãi suất . Khi nhà
đầu tư nỗ lực ước tính những giá trị này trong tương lai, quyết định về giá chứng khoán của
họ phản ánh kì vọng của nền kinh tế trong tương lai.
Hai là, TTCK phản ứng với nhiều chuỗi chỉ tiêu dự báo khác như TNDN, lợi nhuận
biên tế, lãi suất và tốc độ tăng trưởng của cung tiền. Những chỉ tiêu này thường có ý nghĩa dự
báo cho nền kinh tế, nên khi nhà đầu tư điều chỉnh giá chứng khoán để phản ánh kì vọng của
họ cho những chỉ số dự báo này, họ cũng tác động đến giá CK trên thị trường.
Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của thị trường mà trong lý
thuyết đầu tư gọi là rủi ro hệ thống. Rủi ro này tác động đến toàn bộ thị trường, đến tất cả mọi
chứng khoán mà bản thân từng doanh nghiệp, hay từng ngành không thể tránh được.Do các
điều kiện kinh tế vĩ mô quyết định rủi ro hệ thống nên chúng sẽ quyết định xu thế đại thể của
thu nhập trong đầu tư chứng khoán. Ví dụ trong khủng hoảng kinh tế, đầu tư vào TTCK có
nhiều khả năng sẽ bị lỗ và ngược lại khi kinh tế phát triển tốt thì có nhiều hi vọng sẽ thu được
lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán.
Biến động của TTCK có mối liên quan chặt chẽ tới nền kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, giá
của hầu hết trái phiếu được quyết định bởi khung lãi suất của thị trường mà khung lãi suất này
lại bị tác động của hoạt động kinh tế nói chung và chính sách lãi suất của NHTW.
Chính sách tài chính, ngân sách và chính sách tiền tệ của chính phủ có ảnh hưởng đến
toàn bộ nền kinh tế của một nước. Các điều kiện về kinh tế do các chính sách này tác động sẽ
ảnh hưởng tới tất cả các ngành và các công ty trong nền kinh tế.
Miễn giảm thuế hay tăng, bổ sung các khỏan thuế, tăng hay giảm chi tiêu của chính
phủ cho quốc phòng, BHXH, xây dựng đường xá… cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói
chung, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của những cty có liên quan nói riêng
Chính sách tiền tệ cũng tạo ra những thay đổi kinh tế tương tự. Một chính sách tiền tệ
thắt chặt với với tốc độ cung tiền giảm sẽ làm giảm việc cung cấp vốn lưu động và hạn chế
việc mở rộng sản xuất, kinh doanh đối với tất cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một chính sách
tiền tệ thắt chặt với lãi suất định trước có thể làm tăng lãi suất thị trường và do đó chi phí
công ty tăng lên.
Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, cùng với đó là tác động trực
tiếp của chính sách thắt chặt tiền tệ, đặc biệt chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phí sản
xuất trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng, đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đang
trở nên kém hấp dẫn hơn bao giờ hết khi các chỉ số liên tục lao dốc.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, năm 2011
là một trong những năm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam và thậm chí còn khó
khăn hơn năm 2008 khi thế giới đối mặt với khủng hoảng tài chính. Cũng theo ông Nghĩa, thị
trường chứng khoán từ đầu năm đến nay đã chịu ảnh hưởng và phản ánh những khó khăn, bất
ổn của kinh tế vĩ mô. Đồng thời nó cũng chịu những tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ
thắt chặt, đặc biệt là chủ trương cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất trên tổng dư nợ của
ngành ngân hàng.Công nhận những khó khăn này đang tác động lên thị trường chứng khoán,
bà Vũ Thị Kim Liên, phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho rằng, những bất ổn từ
bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong
nước đang gặp khó khăn thì chứng khoán đã phản ánh khá xác thực tình hình
Khi phân tích một nền kinh tế nhất thiết phải xem xét lãi suất. Mặt khác yếu tố lạm
phát cũng đóng vai trò không kém vì nó dẫn đến sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và Lãi
suất thực, thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Thêm vào đó,
sự thay đổi không mong đợi của tỷ lệ lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
lập kế hoạch, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp. Không những thế, tỷ lệ
lãi suất và tỷ lệ lạm phát khác nhau còn tác động đến khâu thanh toán giữa các nước và tỷ giá
hối đoái.
Có nhiều nhân tố vĩ mô cơ bản tác động trực tiếp tới các hoạt động đầu tư trên thị
trường chứng khoán như:
+ Tổng sản phần quốc dân (GDP): Là tổng giá trị SP hàng hóa dịch vụ cuối cùng của
nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh thể hịên một nền kinh tế phát triển tạo nhiều cơ
hội cho công ty tăng doanh số bán hàng, phát triển kinh doanh. Đây là đầu ra của nền kinh tế
và là sản lượng sản xuất của nền kinh tế.
Ngoài ra còn phải xem xét các chỉ tiêu khác như : CPI, FDI, cán cân thương mại, thu
ngân sách…
GDP quý 1/2012 chỉ tăng khoảng 4%
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29.3, do hầu hết các ngành, lĩnh vực gặp
nhiều khó khăn nên tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2012 đạt thấp, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn mức tăng 5,57%
của cùng kỳ năm trước. Một chỉ số hết sức quan trọng là sản xuất công nghiệp ngành chế
biến đang sụt giảm rất mạnh, nếu cùng kỳ năm 2010 tăng 10,6% và 2011 tăng 13,4% thì
quý 1 năm nay chỉ tăng 3,2%. Nguyên nhân chính do hoạt động sản xuất, tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, kéo theo hàng tồn kho công nghiệp chế biến tăng
34,9% so với cùng thời điểm năm. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và
xây dựng đã giảm từ mức 5,5% trong quý IV/2011 xuống mức 2,9% trong quý I/2012, trong
đó các ngành xây dựng có mức giảm tới -3,85% do chịu tác động mạnh mẽ của các điều
kiện thắt chặt tín dụng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ đã giảm từ
mức 7% trong quý IV/2011 xuống mức 5,3% trong quý I/2012 và trong đó, tốc độ tăng
trưởng của lĩnh vực bất động sản chịu tác động nặng nề nhất của chính sách tiền tệ thắt chặt
Tăng trưởng GDP quý 3: 5.35%, GDP 9 tháng: 4.73%
So với mức tăng trưởng hai quý đầu năm (quý 1: 4%, quý 2: 4.66%), GDP quý 3 đã có chiều
hướng đi lên và tăng mạnh 5.35%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, GDP ước tăng 4.73%
so với cùng kỳ năm trước, chỉ nhỉnh hơn so với năm khủng hoảng 2009 và thấp hơn nhiều so
với hai năm 2010 và 2011.
Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP)
chỉ tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điểm tích cực là chỉ số hàng tồn kho của
ngành công nghiệp chế biến tiếp tục đà sụt giảm khi tính đến thời đểm 01/09 chỉ còn tăng
20.4% so với cùng thời kỳ năm trước.
+Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp đo lường mức độ nền kinh tế đang hoạt động với khả
năng cao nhất hay chưa.
Năm 2012 hàng triệu người có thể thất nghiệp.
Tình trạng thất nghiệp Quý I.2012 tăng đột biến
Do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế và lạm phát, năm 2012 tiếp tục là năm
thách thức đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Theo thống kê
của các ngành chức năng, tình trạng thất nghiệp hiện nay đang trở thành vấn đề cấp
thiết cần sự quan tâm, giải quyết.
Tình trạng thất nghiệp tăng cao
Báo cáo tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 03.2012, trong ba tháng đầu năm nay đã có
hơn 2.200 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động có thời hạn và hơn 9.700 doanh nghiệp đăng
ký dừng thực hiện nghĩa vụ thuế. Việc doanh nghiệp ngưng hoạt động kéo theo tỷ lệ lao động
thất nghiệp tăng cao.
Tại Hà Nội, trong quý 1/2012, số lao động đến đăng ký thất nghiệp là 4.667 người, tăng cao
hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hai tuần đầu của tháng 4, số người đăng ký thất nghiệp
là hơn 1.000 người.
Ông Vũ Trung Chính, giám đốc trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết, trong bốn
tháng đầu năm nay số người hưởng thất nghiệp đã tăng gấp gần ba lần so với năm trước. Số
người hưởng thất nghiệp tăng 2,8 lần so với năm ngoái, trong đó có tới 30% có trình độ đại
học và cao đẳng.
Báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, quý 1/2012 có 5.012 doanh nghiệp gửi thông
báo ngưng hoạt động đến cục Thuế thành phố, tăng 4,6 lần cùng kỳ 2011.
Lãnh đạo của Trung tâm giới thiệu việc làm tại TP.HCM cho biết, số lao động đăng ký thất
nghiệp từ sau Tết tăng mạnh. Bình quân mỗi ngày có khoảng 400 lượt người đến đăng ký.
Từ giữa năm ngoái, lượng người nộp hồ sơ đã tăng mạnh, có lúc hơn 13.000 hồ sơ.
Kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp ở các ngành nghề phải cơ cấu lại nhân sự quản lý
và người lao động để tiết giảm chi phí. Chính vì vậy, không chỉ người có thu nhập thấp mà cả
những lao động có thu nhập cao từng làm việc trong các ngành “hot” trước đây như bất động
sản, chứng khoán, xây dựng,…đã đến nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp, đối tượng này xuất hiện
nhiều hơn so với thời điểm cách đây 3 năm.
Hệ lụy và giải pháp
Thất nghiệp đang là một nỗi lo lớn, tình trạng thất nghiệp gây nhiều hệ lụy và trở thành gánh
nặng cho xã hội. Tác động của thất nghiệp vô cùng nguy hiểm cho an sinh xã hội và sự phát
triển bền vững của một nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn
lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ
hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp
cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít
hơn.
Nếu từ đây đến cuối năm 2012, con số doanh nghiệp giải thể và phá sản tiếp tục gia tăng
nhanh thì số lượng người lao động mất việc, thất nghiệp gia tăng theo, cũng như các sinh viên
mới ra trường, lực lượng lao động gia tăng cơ học của quốc gia hàng năm lại càng khó tìm
việc.
Trước tình trạng như trên cần khẩn trương nghiên cứu về thực trạng hoạt động và khó khăn
của các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp khẩn cấp giải quyết nhanh các tồn tại
hiện nay. Các kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước như giảm lãi suất cho vay, miễn
giảm các sắc thuế cho doanh nghiệp gặp khó khăn, các gói cho vay ưu đãi doanh nghiệp phải
thực sự đến tay đối tượng cần giúp đỡ.
+Tỷ giá hối đoái: Khi nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá trong
thời gian tới thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách
thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá thì
giá trị chứng khoán sẽ bị giảm, hoặc nhà đầu tư sẽ chuyển vốn ra đầu tư ở nước ngoài.
Dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ giá cũng được hưởng lợi do giá trị
đồng VND được bảo đảm khi cung ứng VND giảm mạnh trong năm qua. Ngoài ra, nhập
siêu cũng giảm mạnh khi tổng cầu suy giảm, dẫn đến sức ép về ngoại tệ trong những
tháng gần đây không còn căng thẳng như trước. Tỷ giá do vậy vẫn duy trì được sự ổn
định và có được một cái nhìn lạc quan trong các tháng còn lại của năm.
Các nhân tố giúp cho sự ổn định của thị trường ngoại hối trong nước:Lạm phát
trong nước giảm nhanh giúp ổn định tâm lý của người dân và doanh nghiệp, dẫn đến nhu
cầu nắm giữ USD giảm. Nhập siêu cũng giảm rất mạnh so với mức trung bình các năm
trước, trong khi giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng rất tốt ( khoảng 22% so với cùng
kỳ năm trước) giúp nguồn cung ngoại tệ tăng lên đáng kể.
Tỷ giá và thị trường ngoại hối khá ổn định trong quý I khi các biện pháp nhằm
kiểm soát thị trường được NHNN thực hiện triệt để và nhất quán từ cuối năm 2011. Tỷ
giá USD/VND liên ngân hàng được duy trì ở mức 20.828 VND/USD trong suốt 3 tháng
trong khi tỷ giá trong hệ thống các ngân hàng thương mại cũng được duy trì trong biên độ
+/-1% với giá bán ra và mua vào ở mức 20.790 – 20.870 VND/USD, dưới mức trần
từ 50 – 200 VND/USD. Một trong những lý do giúp thị trường ngoại hối ổn định là cầu
về ngoại tệ không cao do yếu tố mùa vụ, và do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng không
mạnh trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, cung ngoại tệ khá dồi dào khi kim ngạch xuất
khẩu khá cao, lượng kiều hối tăng mạnh trong dịp Têt nguyên đán, dòng vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài cũng tăng mạnh khi một số quỹ ETF chính thức tham gia vào thị trường,
và thông điệp duy trì biên độ tỷ giá 2-3% trong năm 2012 đã khiến cho tình trạng đầu cơ
ngoại tệ giảm, niềm tin vào sự ổn định tỷ giá lớn dần lên. Do đó, thanh khoản ngoại tệ của
hệ thống ngân hàng cũng khá dồi dào, lãi suất USD liên ngân hàng ít có biến động. Thị
trường ngoại hối ổn định cũng đã giúp NHNN mua thêm được hơn 6 tỷ USD trong quý I và
đưa mức dự trữ ngoại hối lên khoảng 19 tỷ USD. Mức dự trữ ngoại hối tăng cùng với
cán cân thương mại
được cải thiện đã giúp cho cán cân thanh toán tổng thể trong 3 tháng
đầu năm thặng dư khoảng 2 tỷ USD.
+Thâm hụt ngân sách: Bất kỳ sự thâm hụt ngân sách nào đều phải được bù đắp bằng
các khoảng vay chính phủ. Giá trị của các khoảng vay của chính phủ càng lớn sẽ càng có tác
động để làm tăng lãi suất chuẩn. Các khoản vay của CP quá lớn sẽ cản trở việc vay nợ và đầu
tư cá nhân do tăng lãi suất và bóp nghẹt việc đầu tư kinh doanh.
+Thái độ: Sự lạc quan hay bi quan đối với nền kinh tế của người tiêu dùng và nhà sản
xuất là yếu tố quyết định đến nền kinh tế.
Ví dụ nếu người tiêu dùng biết mức độ thu nhập của mình trong tương lai thì họ sẽ sẵn sàng
chi tiêu cho các khỏan tiêu dùng có giá trị lớn. Cũng tương tự như vậy, các doanh nghiệp sẽ
tăng sản lượng và mức độ hàng tồn kho nếu họ đoán được sẽ có một nhu cầu rất lớn về sản
phẩm của mình
Hiệu ứng tâm lý bầy đàn có tác động mạnh đến thị trường: qua diễn biến của tình
hình thị trường chứng khoán trong thời gian qua, cho thấy sức mạnh của đám đông và hiệu
ứng tâm lý bầy đàn trong kinh doanh. Việc đồng loạt "gia nhập" hay "rút lui" khỏi thị
trường chứng khoán, cũng như việc cùng mua, cùng bán các chứng khoán theo phong trào
của đa số các nhà đầu tư "không chuyên" cả về kiến thức tâm lý và năng lực tài chính,
cũng như mục tiêu đầu tư, đã tạo sức mạnh khôn lường làm biến dạng thị trường với các
quy luật vốn có của nó, từ đó tạo ra các tình huống khó đoán trước đối với các nhà đầu tư
dài hạn và cả các nhà quản lý. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm giải quyết, nhằm hạn
chế tối đa tâm lý bầy đàn hiện vẫn đang tác động đến diễn biến của thị trường chứng
khoán trong nước.
+Cung ứng tiền tệ và tổng chi người tiêu dùng:
Trong các công trình nghiên cứu của Freidman và Schwart đã chứng minh mối quan hệ
giữa sự thay đổi trong tỷ lệ tăng trưởng cung tiền với những thay đổi hệ quả của nền kinh
tế.Họ đã chứng minh rằng sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng cung tiền đến trước sự suy
thoái trong các hoạt đông kinh tế trung bình khoảng 20 tháng, trong khi sự tăng lên trong tốc
độ tăng trưởng cung tiền đến trước sự tăng trưởng tương ứng cuả nền kinh kế trung bình 8
tháng.
Một loại nghiên cứu của Jensen, Johnson và Mercer đã kiểm định mối quan hệ giữa
các biến kinh tế và tỷ suất sinh lợi chứng khốn hoặc những biến đặc trưng của cơng ty và tỷ
suất sinh lợi chứng khốn cho thấy có thể bị tác động rõ ràng bởi mơi trường tiền tệ.
Những nghiên cứu tiếp theo của Thorbecke xem xét tỉ suất sinh lợi chứng khốn phản
ứng như thế nào đến những cú sốc tiền tệ chỉ ra rằng chính sách tiền tệ nới lỏng làm gia tăng
tỷ suất sinh lợi hậu nghiệm ( là tỉ suất sinh lợi thực hiện mà mơ hình CAPM đã dự báo)
Các chi tiêu này có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và là cơ sở của thu nhập của các
doanh nghiệp.
+Lạm phát và lãi suất:
Đây là hai nhân tố rất quan trọng gây ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư vào thị trường
chứng khốn.Lãi suất tác động đến giá chứng khốn và tỉ suất sinh lợi u cầu của nhà đầu tư
chứng khốn. Nếu lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK VN:
• Thứ nhất, lãi suất huy động cao đã khuyến khích nhà đầu tư quay trở lại với
hình thức đầu tư quen thuộc là gởi tiết kiệm thay vì đầu tư vào TTCK đầy rủi ro.
• Thứ hai, để bù đắp các chi phí do lãi suất huy động tăng các ngân hàng buộc
phải tăng lãi suất cho vay. Và như chúng ta đã biết, TTCKVN đang trong giai đoạn
phát triển các nguồn tài trợ của doanh nghiệp được huy động qua TTCK còn rất hạn
chế mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Việc lãi suất cho vay tăng làm cho
chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp tăng và làm tăng mức độ rủi ro của doanh
nghiệp.
Ảnh hưởng của những tác động trên là giá chứng khoán liên tục giảm và gây thiệt
hại cho người nắm giữ nó. Như vậy lãi suất biến động ảnh hưởng đến giá chứng khoán và
đây là yếu tố mà các nhà đầu tư phải xem xét khi thực hiện quyết sách đầu tư của mình.
Ví dụ như: Năm 2010 do áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao, tỷ lệ nhập siêu cao, trong
khi đó tăng trưởng tín dụng, cung tiền lại giảm so với năm 2009 nên chỉ số VN-Index giảm
đáng kể đạt đáy vào ngày 27/08/2010 với 423,1 điểm, và 22/11/2010 tại mức 422,71 điểm, và
so với mức đỉnh điểm 548,75 điểm ngày 05/05/2010 thì nó giảm gần 23%.
Bước sang năm 2012, nền kinh tế vĩ mô trong nước tuy chưa hoàn toàn hết khó khăn
nhưng cũng đã cho thấy những dấu hiệu chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc kiềm chế và
ổn định lạm phát. Thị trường cổ phiếu vì vậy cũng đã lập tức phản ánh những kỳ vọng lạc
quan kể trên qua hoạt động giao dịch. Nếu như năm 2011 là giai đoạn lao dốc của thị
trường thì quý I/2012 lại có thể xem như một quý thăng hoa với đà phục hồi dài và
mạnh mẽ của các chỉ số chứng khoán. Đóng cửa ngày 30/03/2012, VN-Index và HNX-
Index lần lượt tăng thêm 25,45% và 22,91% so với thời điểm cuối năm ngoái. Với kỳ vọng
nền kinh tế vĩ mô trong nước năm 2012 sẽ tiếp tục được duy trì đảm bảo ổn định, từng
bước đẩy lùi khó khăn thì thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 được dự báo
sẽ có một kịch bản lạc quan hơn so với năm 2011.
Rủi ro lạm phát: Theo Fisher thì Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + tỉ lệ lạm phát
Nếu nhà đầu tư dự đoán lạm phát trong tương lai tăng thì lã suất danh nghĩa đòi hỏi cũng
phải tăng lên.
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu: Là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều
nhau vì theo công thức tính giá trái phiếu, lãi suất thị trường là nhân tố chiết khấu, do
vậy nếu nhân tố này càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn,
trong khi giá trị tương lai của các dòng tiền này là cố định, do vậy dẫn đến giá trái
phiếu càng nhỏ. Vì vậy khi lãi suất cao, giá trái phiếu thấp có thể là một cơ hội tốt để
đầu tư vào trái phiếu.
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu: Là mối quan hệ không trực tiếp và không
hoàn toàn diễn ra theo một chiều. Lý do ở chỗ dòng tiền thu nhập của CP không cố
định như của TP mà ngược lại, chúng có thể thay đổi cùng với lã suất và mức thay đổi
này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thay đổi của lãi suất. Có thể xảy ra một số trường hợp
sau:
- Nếu lãi suất tăng lên do lạm phát thì giá hàng hóa bán ra của các công ty có thể
tăng cùng với lạm phát như chi phí đầu váo tăng. Điều này dẫn đến thu nhập của
công ty tăng lên. Do vậy giá CP trong trường hợp này có thể giữ ổn định vì tuy lãi
suất chiết khấu tăng lên nhưng dòng thu nhập cũng tăng theo, hai nhân tố này bù
đắp cho nhau và giữ cho giá CP ổn định hoặc thậm chí tăng.
- Nếu lãi suất tăng nhưng các dòng thu nhập tương lai của công ty tăng không nhiều
vì các công ty không có khả năng tăng giá kịp với lạm phát thì torng trường hơp
này gái CP sẽ giảm giống như giá TP.
- Lãi suất tăng nhưng giá trị các dòng thu nhập tương lai của công ty giảm vì các
nhân tố làm lãi suất tăng lại, đồng thời gây tác động xấu đến thu nhập. Chẳng hạn,
công ty phải huy động vốn với lãi suất cao do cạnh tranh vay vốn lớn, song đến khi
hàng hóa được sản xuất và bán ra thì lại gặp sự cạnh tranh gay gắt, trong khi sức
mua có hạn. Điều này dẫn đến giảm giá hàng hóa trong khi chi phí đầu vào vẫn
tăng, do vậy thu nhậpcủa công ty giảm sút.
Như vậy mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu không phải là mối quan hệ trực tiếp và
không hòan toàn theo một chiều như trái phiếu.
+Chu kỳ kinh doanh: nền kinh tế luôn trải qua các thời kỳ mở rộng tăng trưởng và
thu hẹp, suy thoái. Mỗi thời kỳ sẽ có tác động khác nhau đến thị trường chứng khoán.
Năm giai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao gồm:
(1) Mở rộng giai đoạn tăng trưởng bình thường.
(2) Peak - nhu cầu vượt xa khả năng kinh tế, dẫn đến lạm phát và
tăng lãi suất.
(3) Suy thoái kinh tế : suy giảm trong hoạt động kinh doanh, thường được định nghĩa như là
hai quý liên tiếp tăng trưởng âm.
(4) Trough - nhu cầu giảm và chỉ dư thừa công suất để giảm lạm phát
và lãi suất sẽ bắt đầu để tập hợp nền kinh tế.
(5) Recovery - mua tăng, GDP trở lại đỉnh cao trước đây của nó.
Sử dụng chu kỳ kinh doanh để dự đoán thị trường.
• Mối quan hệ hàng đầu hiện hữu giữa giá thị trường chứng khoán và nền kinh tế
• Thị trường có thể dự đoán bằng các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh hay không?
• Xem xét các bước ngoặt chu kỳ kinh doanh tốt sẽ đưa ra được lời khuyên hữu ích trước
khi chúng xảy ra.
• Lợi nhuận của chứng khoán có thể âm (dương) khi chu kỳ kinh doanh lên đỉnh (xuống
đáy)
• Nếu nhà đầu tư có thể nhận ra mức đáy của nền kinh tế trước khi nó xảy ra, một thị trường
gia tăng có thể dự đoán được.
• Chuyển đổi sang cổ phiếu, hết tiền mặt
• Khi nền kinh tế phục hồi, giá chứng khoán có thể xuống cấp độ hoặc thậm chí suy giảm
• Dựa vào quá khứ, Tỷ lệ P/E thị trường thường tăng trước khi kết thúc sự suy thoái.
1.3 Dự đoán tình hình kinh tế và xu hướng thị trường:
Như đã nêu trên, môi trường kinh tế vĩ mô quyết định xu thế chung của thị trường
chứng khoán. Thông thường khi nền kinh tế phát triển tốt, thị trường chứng khoán đi lên và
ngược lại khi kinh tế vĩ mô sa sút, rõ nét nhất là trong khủng hỏang kinh tế thì thị trường đi
xuống.
TTCK và cuộc khủng hoảng:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, giá trị tất cả cổ phiếu trên các TTCK
trong vùng đã đột ngột rớt xuống một cách thê thảm. Lấy giá cổ phần của một công ty bất
động sản làm thí dụ thì từ 15 SGD chẳng hạn, nó tụt xuống chỉ còn 3,5 SGD vào giữa tháng
8/1998. Cứ thế mà suy ra thì một số lượng giá trị tài sản khổng lồ của cả nền kinh tế
Singapore, cũng như của cả vùng châu Á trong thoáng chốc đã vụt biến mất. Và việc phải đến
đã đến, các ngân hàng bắt đầu làm cái công việc mà họ không mấy thích là "xiết nợ". Người
đi vay buộc phải nộp thêm thế chấp, nếu không thì ngân hàng sẽ mang bán các cổ phiếu cầm
chứng ấy để giảm bớt số tiền cho vay. Càng cố gắng tống các cổ phiếu ấy đi nhiều chừng nào
thì giá các cổ phiếu ấy càng sụt đi nhanh chừng ấy. Người có tiền trong tay thì không dám
mua trong khi người muốn bán ngày càng nhiều. Cứ như thế mà giá cổ phiếu trên TTCK sụp
đổ nhanh chóng khiến trị giá thế chấp cho nhiều món nợ sụt hẳn đi, đưa các công ty đến tình
trạng phá sản.
Tình hình ở Malaysia tệ đến nỗi ngày 19/8/1998, thủ tướng Mahathir lại một lần nữa
lên tiếng báo động rằng các thế lực bên ngoài đang lợi dụng cơn khủng hoảng kinh tế để mua
cổ phần hầu nắm chủ quyền các công ty Malaysia, và ông đe dọa rằng lần này chính phủ
Malaysia không còn cách gì hơn là sẽ cho áp dụng những biện pháp "cực kỳ bất thường" để
cứu vãn tình thế. Một là chính phủ sẽ bỏ tiền ra mua lại trên thị trường các cổ phiếu đang bị
sụt giá thảm hại để tìm cách giữ giá. Hai là chính phủ sẽ cấm không cho ngân hàng mang các
cổ phiếu thế chấp ra bán! Lời tuyên bố này đã làm các ngân hàng và giới đầu tư quốc tế bàng
hoàng!
Có thể nói rằng nhìn dưới góc cạnh nói trên thì bất động sản và cổ phiếu đã góp phần
không nhỏ để đưa đến cái gọi là "phép lạ kinh tế châu Á", cũng chính sự sụp đổ của bất động
sản và cổ phiếu đã làm lung lay những lâu đài kinh tế đã được xây dựng từ suốt hơn 20 năm
qua ở châu Á.
Như vậy nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế thì có thể dự báo được
xu thế phát triển chung của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể trong
sự biến động giá cả giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động giá của mỗi cổ phiếu lại
phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi công ty.
Một vấn đề cần lưu ý là vì nhiều lý do khác nhau, quan hệ giữa tình hình kinh tế với
diễn biến chung của thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng diễn ra cùng chiều và
nếu có thì chúng có thể xảy ra theo các trật tự khác nhau. Thực tế trên các thị trường chứng
khoán thế giới cho thấy có những giai đoạn nền kinh tế phát triển rất mạnh nhưng thị trường
chứng khoán lại đi xuống và ngược lại.
Biến động giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động nền kinh tế, đôi khi xảy ra sau.
Kinh tế diễn biến theo chu kỳ và chẳng chu kỳ nào giống chu kỳ nào một cách hoàn toàn.
Trong một chu kỳ, các hoạt động kinh tế cũng không tăng hay giảm cùng một lúc. Lợi nhuận
của các công ty và mức trả cổ tức là những chỉ số kinh tế có độ trễ vì chúng cũng tăng, giảm
cùng với nhịp độ kinh doanh nhưng coa điểm hoặc điểm đáy của chúng thường xảy ra sau
diễn biến chung của nền kinh tế vài tháng. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn luôn cố gắng dự đoán
tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ tham gia hoặc
rút lui khỏi thị trường chứng khoán đúng lúc và kịp thời.
Ở các nước phát triển, người ta thường tập trung nghiên cứu 4 chỉ tiêu kinh tế hàng đầu
có tác dụng báo hiệu sự thay đổi về tổng sản phẩm quốc nội là: số lượng nhà của tư nhân bắt
đầu xây dựng, số lượng các đơn đặt hàng mới mua hàng hóa lâu bền, số giờ làm việc trung
bình trong tuần và chỉ số giá chứng khoán. Thống kê ở Mỹ cho thấy giá chứng khóan thường
biến động trước khi có biến động tình hình kinh tế từ 2 đến 11 tháng. Như vậy có nghĩa là các
dự báo kinh tế trong tương lai đã đưa đến những thay đổi về giá chứng khoán trước khi các
thay đỗi của các điều kiện kin tế cơ bản thật sự diễn ra.
Khủng hoảng nợ công châu Âu tác động tới thị trường chứng khoán châu Á
Đài Ôxtrâylia ngày 13/9 phát sóng bài phân tích về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại
châu Âu đối với nền kinh tế của châu Á.
Bài phân tích nhận định nền tài chính ở châu Âu hiện trong tình trạng "rối ren", các quốc gia ngày
càng lún sâu vào vũng lầy nợ nần, song dường như các quốc gia ở châu lục này lại không đề ra được
một kế hoạch rõ ràng nhằm cứu nguy kinh tế. Hơn nữa, mặc dù Liên minh châu Âu (EU) đã chi ra
nhiều tỉ USD để cứu nền kinh tế Hy Lạp, song các chuyên gia tài chính và kinh tế Đức vẫn nhận định
Hy Lạp có nguy cơ bị phá sản; trong khi đó, kinh tế Italia tiếp tục "u ám" vì điểm tín dụng của nước
này bị hạ thấp
Tình trạng trên đã tác động mạnh đến nền kinh tế châu Á. Vào ngày 12/9, giá chứng khoán tại tất cả
các thị trường đều giảm 2-3%; riêng tại thị trường chứng khoán Ôxtrâylia bị giảm tới gần 4%, tương
đương 45 tỷ đôla Ôxtrâylia (AD), trong khi giá trị đồng AD cũng giảm đáng kể. Các ngân hàng cũng
như công ty xuất khẩu nguyên vật liệu như BHP Billiton bị thiệt hại hết sức nặng nề.
Trong khi đó, giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán Tôkiô (Nhật Bản) sụt giảm nhiều nhất kể
từ 2 năm vừa qua. Đồng yên của Nhật Bản tăng giá so với đồng ơrô. Cùng lúc đó, giá chứng khoán
cũng sụt giảm tại các thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan, đồng thời giá dầu
mỏ trên thị trường châu Á cũng giảm.
Về kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhất châu Á và lớn thứ hai thế giới, hầu hết các nhà phân
tích cho rằng Trung Quốc vẫn có khả năng thoát khỏi tình trạng rối loạn hiện nay. Theo các số liệu
vừa được công bố vào tháng 8 vừa qua, thặng dư thương mại bị giảm gần 50%, song không phải là vì
kim ngạch xuất khẩu giảm mà vì nhập khẩu tăng tới 30%. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Trung
Quốc không giảm mà đã tăng tới 25%. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới nay, gần như mọi
yếu tố thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển đều do mức cung cầu và sức mua trong nước tạo ra.
Các hoạt động đầu tư tại nước này cũng tốt đẹp và cán cân thương mại cũng như chi tiêu của khu vực
công đều tốt. Dựa trên các yếu tố này, mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Trung Quốc được
dự đoán sẽ là 9%./.
2. Phân tích thị trường chứng khoán:
Giai đoạn 2008 – 2012: Giai đoạn thị trường tự điều chỉnh.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình
trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động
và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta. Chịu ảnh hưởng trực
tiếp của tỷ lệ lạm phát tăng cao trong nước và sự biến động mạnh của giá cả hàng hóa trên thế
giới, thị trường tiền tệ và thị trường vốn của Việt Nam cũng có những biến động mạnh: trên
thị trường tiền tệ, lãi suất từ NHNN và các NHTM liên tiếp xác định các mặt bằng mới, lãi
suất cho vay từ các NHTM tăng mạnh trong cuối quý II/2008, dao động từ 20-21%.
TTCK năm 2008 tiếp tục xu hướng điều chỉnh giảm từ cuối năm 2007 đến giữa tháng 6,
hồi phục từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8 và lại tiếp tục giảm từ đầu tháng 9 tới cuối tháng
12. Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của TTCK, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra
những chủ trương và biện pháp hỗ trợ: UBCKNN điều chỉnh biên độ giao dịch, SCIC tham
gia mua vào CP, NHTM được vận động ngừng giải chấp, tổ chức niêm yết được khuyến
khích mua vào CP quỹ…. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam kết thúc năm 2008 với một kết quả
khá buồn: khởi đầu năm 2008 tại mức điểm 921,07 VN-Index đã thiết lập đáy mới là 286,85
điểm vào ngày 10/12/2008, và tại 31/12/2008 đạt 312,49 điểm (giảm 66% so với cuối năm
2007).
Sang năm 2009, nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng mạnh của nền kinh tế toàn cầu,
TTCK vì thế tiếp tục đổ dốc và tạo thành đáy 235 điểm và cuối tháng 02/2009. Sau khi Chính
Phủ thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
tiền tệ nới lỏng thông qua gói kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất 4%, cũng như chính sách
giãn, giảm thuế đối với DN, TTCK đã dần dần phục hồi, tính từ ngày 01/01/2009 đến
31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm
tương đương với mức tăng là 58%.
Năm 2010 là năm nhiền biến động với TTCKVN:
Nguồn cung ồ ạt lên thị trường. Tính đến ngày 26/12/2010, số lượng DN niêm yết trên
cả 2 sàn là 643 với giá trị với giá trị vốn hóa thị trường đạt 701,9 tỷ đồng. So với năm 2009,
số DN niêm yết mới đã tăng 189 DN (42%).
Sự tăng nóng của các “penny”. Trong bối cảnh dòng tiền tệ thị trường yếu, các CP
bluechips với vốn hóa lớn không được ưa chuộng, làn sóng đầu cơ vào các CP vừa và nhỏ đã
lên ngôi trong suốt 5 tháng đầu năm 2010. Từ đó đã xuất hiện những CP có kết quả kinh
doanh lỗ hoặc kém hiệu quả mà giá vẫn tăng (MTG, PVA, SRA, SRB…). Thay vì được dẫn
dắt bởi các tổ chức chính quy, thị trường đã bị dẫn dắt bởi các đội lái, hùa theo đó là các NĐT
nhỏ lẻ. Từ tháng 5/2010, cùng với xu hướng giảm của thị trường, nhóm CP nhỏ lao dốc
không phanh, gây mất niềm tin, sự chán nản tột độ của NĐT nhỏ.
HNX-Index phản ánh trung thực diễn biến của thị trường hơn chỉ số VN-Index.
Trong nhiều giai đoạn của năm 2010, chỉ số VN-Index đã không còn phản ánh chính xác tình
hình chung trên sàn HOSE khi chỉ cần một vài bluechip tăng điểm là giữ được màu xanh của
chỉ số. Trong bối cảnh đó, NĐT đã quan tâm đến chỉ số HNX-Index nhiều hơn, bởi diễn biến
trên sàn Hà Nội phản ánh cung cầu thật của thị trường. Giá CP cũng thường biến động cùng
chiều với biến động của chỉ số chính.
Năm 2010 là năm niêm yết ồ ạt của các CTCK với con số từ 4 công ty niêm yết trong
năm 2009, đã tăng lên 25 CTCK niêm yết trong năm 2010 với động cơ chủ yếu là tạo thanh
khoản và uy tín, tuy nhiên hiệu quả hoạt động không cao
Khối các NĐT nước ngoài mua ròng các mã bluechips khi TTCK sụt giảm, đồng thời
bán ra cơ cấu lại trong các phiên tăng điểm. Năm 2010, khối này mua ròng trên HSX tới
14.400 tỷ đồng về giá trị và 244 triệu đơn vị về khối lượng. Đây là khối lượng mua ròng kỷ
lục trong 10 năm hoạt động của khối các NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam.
Dòng tiền mạnh vào cuối năm 2010 đã giúp TTCKVN thoát khỏi xu hướng giảm trung
hạn. Dòng tiền mạnh được xác định trước tiên từ các tài khoản lớn trong nước, bên cạnh đó là
dòng vốn chốt lời từ các thị trường vàng/ngoại tệ, dòng vốn nóng từ các thị trường như Thái
Lan, Malaysia, Indonesia… đã quay trở lại thị trường Việt Nam.
Nhìn chung trong giai đoạn 2008-2010: số tài khoản của NĐT , số công ty niêm yết đều
gia tăng, mức vốn hóa và tỉ lệ trong GDP suy giảm trong năm 2008 nhưng đã khôi phục và
gia tăng tốt trong 2 năm 2009 và 2010.
Năm 2011
10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu năm 2011
1. TTCK với những kỷ lục buồn
!"#$%&'()*+,-*.
/0 123 4(*13 560*78(9:*;(<*<=!%&>
(2%*./01 4?@ A%?@ ABC!"D*78E(89:*;( (F
"5!%&>,FGH!10"I%8GH!16"I"JH4,K1#%
60#<LM=KNO,
2. Chính thức khởi động Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán
)7.(PB0?H!1<&QRS?TU3.#+H0V%W 1
+#<LH!1>(*D*<00H4!7XY +H0ZB<&G11
[#<LH!1G/0%V!VV\C#<L24(#<L
<024(#<L1 4@ A2BV,
V0(S.]@(RS?T*D%*0^_1 <11[%&1C`^
"]1[1GH!1(1[602#<L(1[\0!#(
1[V*5<,]!*6( <11[1GH!1*D*<aS.]
@_C!*b19"2]A<&?@ A,
3. Mạnh tay hơn với nhiều vi phạm