Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ảnh hưởng của NQ 11 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI:Ảnh hưởng của NQ 11 đến nền kinh tế và thị
trường chứng khoán
1.Những nội dung cơ bản về NQ 11
1.1 Nguyên nhân NQ 11 được ban hành
Nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang có những chuyển biến mạnh, giá cả hàng hóa liên
tục leo thang đang gây nhiều bức xúc cho người dân. Việt Nam đồng liên tục giảm giá so
với USD trong khi ở các nước khác thì tình hình hoàn toàn ngược lại, tỷ giá hối đoái giữa
thị trường niêm yết và thị trường tự do chên lệch nhau tới 10%.
Lạm phát có xu hướng tăng cao do nhu cầu về hàng hóa tăng cao khi thị trường đang phục
hồi. Giá cả các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa tăng,
thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) và tập đoàn lớn.
Thu ngân sách nhà nước có chiều hướng tăng tuy nhiên việc chấp hành kỷ luật ngân sách
không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất khẩu. Nợ
công tăng nhanh trong khi đó thâm hụt ngân sách lớn, hiệu quả của đầu tư công thấp đặt ra
sự lo ngại cho tính bền vững của nợ trong ngắn và dài hạn.
Thị trường chứng khoán lâm vào cảnh chợ chiều, lạm phát tăng cao làm cho các nhà đầu tư
không dám đẩy mạnh tay đầu tư. Việc quản lý của Bộ tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước hay các sở giao dịch chứng khoán còn nhiều yếu kém, tạo ra các lỗ hổng lớn như
chuyện thao túng giá gây ảnh hưởng quyền lợi các nhà đầu tư.( trong khoảng thời gian từ
ngày 1/6/2010 đến 15/9/2010, ông Dương Đức Huấn sử dụng 01 tài khoản của mình và
12 tài khoản đứng tên người khác liên tục mua, bán cổ phiếu của CtyCP Vận tải Hà
Tiên (mã chứng khoán HTV) với tần suất và khối lượng giao dịch lớn, chiếm tỷ trọng
cao nhằm thao túng giá cổ phiếu HTV, vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 9 Luật
Chứng khoán. Ông Dương Đức Huân bị phạt tiền 250 triệu đồng theo quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP.) Chỉ số chứng khoán mất điểm
liên tục, có lúc đã xuống tới 420 điểm, tuy nhiên đã lên lại xoay quanh mức 500 điểm.
1.2 Nội dung cơ bản
Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2011 nhằm kiềm chế
lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nghị quyết 11 đã đưa ra 6 nhóm giải
pháp để chống lạm phát và ổn định vĩ mô:


(1) Quản lý chặt thị trường tiền tệ: kìm giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2011 ở
mức dưới 20% (chỉ số này cho năm 2010 là 25%), thực hiện kết hối bắt buộc, trước hết là
với khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và quản lý chặt thị trường vàng, tiến tới xóa bỏ
kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.
(2) Thắt chặt đầu tư công: tăng thu ngân sách nhà nước khoảng 7% – 8% so với dự toán
ngân sách 2011 đã được Quốc hội thông qua, giảm chi thường xuyên của 9 tháng còn lại
xuống 10%, từ đó giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới mức 5% GDP.
(3) Tăng cường quản lý các thị trường hàng hóa: nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch
xuất khẩu, tăng cường quản lý giá.
(4) Tăng giá điện và xăng dầu, hỗ trợ các hộ nghèo sau khi điều chỉnh giá điện.
(5) Bảo đảm an sinh – xã hội.
(6) Đẩy mạnh thông tin – tuyên truyền
Trong 6 nhóm này, việc tăng giá xăng dầu và giá điện đã được thực hiện xong. Vì thế xét
vì khía cạnh ổn định vĩ mô thì chỉ có 3 nhóm giải pháp đầu tiên là đáng được quan tâm.
2. Phân tích một vài biến số vĩ mô
Chính sách tiền tệ của CP được áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái,
để tăng trưởng kinh tế và tận dụng được tối đa lao động xã hội.Chính phủ dùng 3 công cụ
chính để thực hiện chính sách tiền tệ: lãi suất chiết khấu & lãi suất tái cấp vốn, dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ thị trường mở
Tại Việt Nam hai năm qua NHNN đã hai lần tăng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, liên
tục đưa ra các chỉ thị về kiểm soát chất lượng cho vay, và mới đây nhất là ra liên tiếp hai
quyết định: khống chế mức cho vay chứng khoán của các ngân hàng thương mại dưới 3%
tổng dư nợ và tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc VNĐ. Lý do mà Ngân hàng Nhà nước đưa
ra chỉ thị trên là do những tháng đầu năm nay, vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở
mức cao hơn so với cùng kỳ các năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không
thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát.
Vậy 3 công cụ này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với TTCK?
1. Thay đổi lãi suất chiết khấu có ảnh hưởng nhiều và rõ nét nhất trong 3 công cụ, có thể
phân tích ở 2 khía cạnh sau:
Ngân hàng TW tăng lãi suất -> Lượng tiền cơ sở giảm -> Mức cho vay của NH hạn chế và

lãi suất cho vay cao -> Người đầu tư CK sẽ hạn chế đi vay -> Giảm lượng số lượng người
và lượng tiền đầu tư trên TTCK
Ngân hàng TW tăng lãi suất -> Lượng tiền cơ sở giảm-> Lãi suất tiền gửi của NH cao, hấp
dẫn (vì muốn thu hút thêm tiền gửi từ dân khi lượng tiền cơ sở giảm) và nếu thị trường CK
không ổn định, rủi ro lớn -> Nhà đầu tư CK sẽ thích gửi tiền Ngân hàng hơn là đầu tư CK.
Kết luận: Thị trường CK cũng có xu hướng giảm theo
2.Quy định mức dự trữ bắt buộc :
Với hai mục này bởi vì quy định mới của NHNN về cho vay chứng khoán hạn chế ở mức
3%. Khi lượng dự trữ tiền cơ sở của các NHTM bị thay đổi vì chính sách tiền tệ thắt chặt
của NN sẽ dẫn đến NHTM phải điều chỉnh tương ứng các mức hạn cho vay tương ứng trên
tổng dư nợ của ngân hàng è lượng tiền cung từ NH ít đi, số tiền vay được để chơi CK ít
hơn, dân tự huy động tiền nhàn rỗi của mình nhiều hơn
Kết luận: TTCK có ảnh hưởng nhưng không đáng kể
3. Nghiệp vụ thị trường mở
Thực chất về vĩ mô và lâu dài thì có ảnh hưởng tới sự dao động của thị trường CK về
lượng tiền đầu tư chứ không ảnh hưởng đến giá cả các cổ phiếu. Vì nghiệp vụ này khi tiến
hành thì hầu hết chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, nay có thêm ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ rất ít các lọai
Trái Phiếu dân bỏ tiền ra mua. Mà TTCK hiện nay hầu hết khỏang 90% là các cá nhân và
10% là các tổ chức, các quỹ đầu tư nên cũng ảnh hưởng không nhiều. (Tuy nhiên tính trên
tổng số vốn đầu tư thì tỷ lệ các tổ chức các quỹ năm giữ cũng khá nhiều.)
4. Tỷ giá:
Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước
ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, trong đó có các doanh
nghiệp ngành dịch vụ công cộng, xi măng, vận tải biển và dầu khí. Tuy nhiên, đối với các
doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển, có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản
phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra thì cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá.
Bên cạnh những doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu
phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước cũng chịu
tác động từ việc thay đổi tỷ giá khi chi phí đầu vào gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc một

số nhóm ngành như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo), công
nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu) và dược phẩm sẽ phải giải bài toán cân đối
giá bán sản phẩm đầu ra sao cho vừa bù đắp được chi phí đầu vào lại vừa đảm bảo giữ
được thị phần và doanh thu.
Ở chiều hướng ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có
kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá;
trong đó các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản. Điều này được thể hiện trên
hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và
phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi
nhận bằng VND.
Theo đó, về lý thuyết, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi nhưng mức độ ảnh
hưởng tới từng doanh nghiệp lại khác nhau tùy vào cơ cấu doanh thu. Những ảnh hưởng
tích cực ở đây không chỉ được nhìn nhận theo chiều hướng làm tăng giá giao dịch của cổ
phiếu trên thị trường mà có thể chỉ là giúp giá cổ phiếu không bị điều chỉnh sâu trong một
chu kỳ giảm chung của thị trường. Điều này có thể quan sát khá rõ qua cổ phiếu cao su.
Ngược lại, những doanh nghiệp nhập khẩu nhìn chung sẽ chịu thiệt thòi nhưng cũng tùy
vào đặc điểm từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nhập khẩu để phục vụ tái xuất khẩu
hoặc những doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giá sản phẩm đầu ra để bù cho phần trội
thêm của chi phí đầu vào sẽ có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực. Như vậy, diễn biến
giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng sẽ tùy thuộc vào các đặc điểm riêng.
3.Tình hình thực hiện và ảnh hưởng của NQ 11
3.1 Cơ hội của nền kinh tế
3.1.1 Đối với nền kinh tế
Khi NQ11 được ban hành thì được sự đồng tình của nhân dân và có những hiệu ứng tích
cực đối với nền kinh tế vì nó thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản xuất nông
nghiệp đã vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển ổn định các hoạt động dịch vụ tiếp tục
phát triển mạnh; đời sống nhân dân, đặc biệt là những người nghèo, người già neo đơn,
người tàn tật, gia đình người có công được quan tâm...an sinh xã hội tiếp tục được đảm
bảo, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
NQ ban hành đã giảm được tốc độ bơm tiền ra,giảm bội chi ngân sách,cắt giảm đầu tư

công từ đó kiềm chế lạm phát tổng kim ngạch xuất khẩu quí I ước đạt 18,8 tỉ USD, tăng
khoảng 29,7% so với cùng kỳ năm 2010, gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội
thông qua. Thị trường tiền tệ tương đối ổn định, trong đó dự nợ tín dụng tăng 3,41%, lãi
suất huy động VND bình quân ở mức 13,04%/năm...Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố
những biện pháp về lãi suất, tỷ giá, kinh doanh vàng; trên thị trường, tỷ giá và giá vàng đã
có xu hướng ổn định hơn, có thời điểm giảm so với trước.
Về thị trường tiền tệ, giá USD tự do đã lắng dịu, không còn hoạt động công khai, rút ngắn
khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do với hệ thống ngân hàng từ 1.000 đồng/
USD xuống còn 300-500 đồng/USD. Tình hình kinh doanh vàng miếng của các doanh
nghiệp (DN) lớn đã giảm 30%-50%. Tuy nhiên, do nhiều cơ sở đẩy mạnh mua vàng

×