Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chìa khóa giúp môn địa đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.94 KB, 3 trang )

"Chìa khóa" giúp môn Địa đạt điểm cao
Hệ thống kiến thức từng chương
Kiến thức Địa lí lớp 12 được chia ra làm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân
cư, Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế. Các phần này đều có mối liên hệ
qua lại với nhau. Một phương pháp giúp học sinh dễ nhớ là dùng sơ đồ “cây
tư duy” để hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.
Sau khi đã hệ thống, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ
thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý
phụ dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý
chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể.
Đó là cách ghi nhớ mà không cần thiết phải cầm cả cuốn SGK để học, vừa
không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp nhớ nhanh và nắm chắc bài học.
Đối phó với số liệu
Điều “ám ảnh” sĩ tử ở môn Địa lí chính là việc việc có quá nhiều các con số,
hoặc một dãy số liệu quá dài. Trong một số trường hợp, học sinh có thể chỉ
cần đưa ra những con số tương đối. Ví dụ: nước ta có 2.360 con sông dài
trên 10km thì các em có thể nhớ là hơn 2.000 con sông…
Học sinh cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài
nhưng cần nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví
dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những
mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn
như tăng, giảm đột ngột….
Cách nhận dạng nhanh và vẽ biểu đồ
Phần vẽ biểu đồ thường chiếm 3 điểm trong bài thi đại học. Để đạt điểm cao
phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài
nhanh nhất.
Có thể tổng kết phần biểu đồ thành 6 dạng sau:
Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối
tượng dưới 2 năm. Ví dụ: thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ của Việt Nam năm 2012
Biểu đồ cột (đơn, đôi ): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một


đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị
trong một năm. Ví dụ: thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai
Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi,
tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều
năm. Ví dụ: thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số…
Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối
tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau, hoặc đề bài có
từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ: thể
hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ
cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản
xuất
Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ
trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ: thể
hiện cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm 1990 - 2005.
Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu
của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).
Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này
trong trường hợp đặc biệt: tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập
khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…

×