Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu khả năng nhân nuôi sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius (lepidoptera, pyralidae) bằng mầm đậu tại viện bảo vệ thực vật, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



PHÙNG THỊ DIỆU LINH


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN NUÔI SÂU ðỤC QUẢ ðẬU

Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera, Pyralidae)
BẰNG MẦM ðẬU TẠI VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT, HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ðẶNG THỊ DUNG
TS. LÊ ðỨC KHÁNH


HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan!
Bản luận văn tốt nghiệp này ñược hoàn thành bằng sự nhận thức chính xác
của bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa ñược
sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Phùng Thị Diệu Linh







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể có thể hoàn thành ñược luận văn tốt nghiệp này, tôi ñã nhận ñược sự

giúp ñỡ tận tình và sự ñộng viên của rất nhiều các tập thể, cá nhân.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất ñến PGS. TS. ðặng Thị
Dung, TS. Lê ðức Khánh – là những người ñã tận tình hướng dẫn, truyền ñạt
các kiến thức, kinh nghiệm một cách nhiệt tình cũng như luôn ñộng viên, giúp
ñỡ tôi hoàn thành ñề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến toàn bộ các cán bộ Bộ môn Côn
trùng – Viện Bảo vệ thực vật ñã tạo mọi ñiều kiện và luôn tận tình giúp ñỡ, ñộng
viên tôi cả về vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến toàn thể các thầy cô giáo, các cán
bộ Viện ðào tạo sau ñại học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô
giáo trong khoa Nông học nói chung và Bộ môn Côn trùng nói riêng ñã luôn
nhiệt tình trong công tác giảng dạy, truyền ñạt kiến thức và luôn tạo ñiều kiện tốt
nhất cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến gia ñình, các bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng
viên, khích lệ và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 2012

Tác giả

Phùng Thị Diệu Linh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài 4
2.1.1. Nghiên cứu về sâu ñục quả ñậu loài Maruca vitrata Fabricius
(Lepidoptera, Pyralidae) 4
2.1.2. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu ñục quả ñậu loài Maruca
vitrata 12
2.1.3. Nghiên cứu về phương pháp nhân nuôi sâu ñục quả ñậu loài
Maruca vitrata 20
2.2. Một số nghiên cứu ở trong nước 21
2.2.1. Nghiên cứu về sâu ñục quả ñậu loài Maruca vitrata 21
2.2.2. Nghiên cứu về phương pháp phòng trừ sâu ñục quả ñậu loài
Maruca vitrata 22
2.2.3. Nghiên cứu về phương pháp nhân nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca
vitrata 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
3. VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. ðối tượng nghiên cứu 24
3.2. Vật liệu nghiên cứu 24

3.3. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 24
3.4. Nội dung nghiên cứu 24
3.5. Phương pháp nghiên cứu 24
3.5.1. Phương pháp ñiều tra thành phần ký chủ sâu ñục quả ñậu
M.vitrata 24
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến ñặc
ñiểm sinh học của sâu ñục quả ñậu M.vitrata 25
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Ký chủ của sâu ñục quả ñậu loài Maruca vitrata tại Hà Nội,
2011 - 2012 30
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến ñặc ñiểm sinh học của
sâu ñục quả ñậu M. vitrata trong ñiều kiện phòng thí nghiệm 34
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Kiến nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AChE Acetylcholin esterase
BVTV Bảo vệ thực vật
EST Esterase
GABA Gamma amio butyric axit
GSTs Glutation-S - Transferases
nAChRs Nicotinic acetylcholine

kdr Knockdown resistance
LC
50
Lethal concentration 50
LC
95
Lethal concentration 95
LD
50
Lethal doses 50
LKC Liều khuyến cáo
NSP Ngày sau phun
NXB Nhà xuất bản
CF Correction factor
Ri Resistance index

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
2.1 Phổ ký chủ của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata 6
2.2 Bảng thành phần thiên ñịch sâu ñục quả ñậu M. vitrata 15
4.1 Thành phần ký chủ của Maruca vitrata tại Hà Nội, 2011 - 2012 31
4.2 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến thời gian phát dục các pha của
loài M.vitrata 35
4.3 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến sức ñẻ trứng của trưởng thành
M. vitrata 36
4.4 Ảnh hưởng của lồng nuôi tới khả năng ñẻ trứng của sâu ñục quả
ñậu M. Vitrata 37

4.5 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến tỷ lệ nở trứng của M. vitrata 38
4.6 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến tỷ lệ sống của sâu non sâu ñục
quả ñậu M.vitrata qua 3 thế hệ liên tiếp 39
4.7 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến khối lượng nhộng của sâu ñục
quả ñậu M.vitrata 40
4.8 Tỷ lệ vũ hóa trưởng thành của sâu ñục quả ñậu M. vitrata 41
4.9 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến tỷ lệ ñực:cái của loài sâu ñục
quả ñậu M. Vitrata 43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Phân bố ñịa lý của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata 7
3.1 Lồng nuôi trưởng thành 29
3.2 Thu trứng bằng túi nilon 29
3.3 Trứng ñẻ trên thành túi nilon 29
3.4 Ttrứng ñẻ trên lá ñậu 29
4.1 ðiều tra tra thu mẫu ruộng ñậu trạch tại ðông Anh 33
4.2 Ruộng ñậu ñũa tại Hoài ðức 33
4.3 M. vitrata hại ñậu ñũa 33
4.4 M. vitrata hại ñậu xanh 33
4.5 M.vitrata ñục quả ñậu trạch 33
4.6 M.vitrata cuốn ngọn ñậu ñũa 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Trong dân gian có câu: ”Cơm không rau như ñau không thuốc”, quả ñúng
như vậy rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
mỗi người trên khắp hành tinh. ðặc biệt, những khu vực khi lương thực và các
thức ăn giàu ñạm ñã ñược ñảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau
xanh lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và
kéo dài tuổi thọ. Rau xanh còn là nguồn cung cấp chủ yếu các Vitamin, các chất
khoáng và chất xơ cho cơ thể, một số loài rau còn có giá trị dược lý cao là những
loài thảo dược giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh nan y của trẻ con, người
cao tuổi.
Rau có nhiều loại: rau ăn lá, ăn thân và rau ăn quả. Trong nhóm rau ăn quả
thì ñậu rau là nhóm rau cao cấp có hàm lượng protit là 5 – 6% và chứa một số acid
amin, vitamin rất quan trọng (như methionin, eystine, lysine, vitamin A, C… )
chính vì vậy nhóm ñậu ăn quả ñang ñược quan tâm phát triển.[1]
ðậu ăn quả bao gồm nhiều loại, ở nước ta ñậu rau phổ biến là các giống
ñậu ñũa, ñậu trạch, ñậu cove…Tuy nhiên năng suất ñậu ăn quả còn thấp chưa ổn
ñịnh. Một trong các yếu tố quan trọng hạn chế năng suất chất lượng ñậu ăn quả
chính là tình hình sâu bệnh hại. Tỷ lệ quả ñậu ñũa, ñậu trạch bị hại bởi sâu ñục
quả ñậu Maruca vitrata thường dao ñộng từ 11.5 ñến 36.7% (có trường hợp
89%) (Hoàng Anh Cung và CTV, 1996) [4]. Việc phòng trừ sâu hại trên nhóm
ñậu ăn quả là yếu tố quan trọng quyết ñịnh năng suất chất lượng của sản phẩm,
tuy nhiên người nông dân vẫn sử dụng cách truyền thống và hiệu quả tức thì ñó
là sử dụng thuốc hóa học là chủ yếu. ðể ñảm bảo quả thu hoạch ñến tay người
tiêu dùng không có sâu hại, mẫu mã ñẹp người sản xuất ñã không ñảm bảo thời
gian cách ly sau phun do ñó dư lượng thuốc tồn tại trên sản phẩm là rất lớn. Với
lượng thuốc hóa học tràn lan trên ñồng ruộng cũng dẫn tới tình trạng mất cân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

bằng sinh thái, tiêu diệt thiên ñịch của chính sâu hại trên ñồng ruộng. Khuất
ðăng Long, (2007) [11] ñã thống kê 4 loài ong ký sinh sâu non ñục quả ñậu ñỗ,
phát hiện một loài ong ký sinh chuyên hóa ở sâu non ñục quả ñậu M. vitrata.
Tuy nhiên những nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học phòng trừ sâu ñục quả
M. vitrata còn hạn chế.
Hiện nay, xu hướng sản xuất nông nghiệp là an toàn thân thiện với môi
trường và ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn ñề bức thiết ñó là cần sử
dụng hợp lý các biện pháp canh tác, kỹ thuật giảm thuốc hóa học kết hợp hiệu
quả các biện pháp sinh học trong sản xuất. Một số tác giả ñã nghiên cứu việc
nhập nội thiên ñịch từ các nước khác về ñể trừ sâu ñục quả (Waterhouse, 1993),
nghiên cứu chế phẩm BT trừ sâu ñục quả (Karel, 1984; Nguyễn Văn Cảm, 1996,
[2]). Việc chủ ñộng nguồn sâu ñể tiến hành nhân nuôi ký sinh hiện còn gặp rất
nhiều khó khăn. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu khả
năng nhân nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera,
Pyralidae) bằng mầm ñậu tại Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Tìm ra ñược loại mầm ñậu thích hợp cho việc nhân nuôi số lượng lớn sâu
ñục quả ñậu Maruca vitrata F.trong phòng thí nghiệm, nhằm cung cấp ñủ nguồn
vật liệu ñể nghiên cứu và nhân nuôi nguồn ong ký sinh chúng, phục vụ biện pháp
ñấu tranh sinh học phòng trừ loài sâu ñục quả này trên ñồng ruộng ñậu ñỗ, ñem lại
hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
1.2.2. Yêu cầu
ðiều tra thành phần ký chủ của sâu ñục quả ñậu loài Maruca vitrata tại
các vùng sản xuất rau ñậu ở ngoại thành Hà Nội
Nghiên cứu xác ñịnh khả năng nhân nuôi hàng loạt sâu ñục quả ñậu M.
vitrata (thông qua một số ñặc ñiểm sinh học; thời gian phát dục các pha, Sức ñẻ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

trứng; Tỷ lệ trứng nở; Tỷ lệ ñực cái, Tỷ lệ sống sót) bằng các loại mầm ñậu: ñậu
trạch, ñậu ñũa, ñậu cove.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học
về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata trong
ñiều kiện nhân nuôi trong phòng thí nghiệm bằng thức ăn là giá ñậu, làm nguồn
tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu nuôi nguồn phục vụ những biện pháp
phòng trừ ñặc biệt là các biện pháp ñấu tranh sinh học.
* Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Hiện nay, vấn ñề an toàn thực phẩm ñang là vấn ñề nhức nhối trong ñời
sống. Nhất là vấn ñề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong nông sản. ðậu
ñỗ là những cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong ñời sống, tuy nhiên do tình
hình sâu bệnh phức tạp và khó phòng trừ nên người nông dân sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật tràn lan, không ñảm bảo thời gian cách ly ảnh hưởng ñến người sử
dụng và ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khỏe người nông dân. ðề tài góp phần vào
các nghiên cứu về ñấu tranh sinh học nhằm phục vụ cho nền sản xuất sạch và an
toàn cho con người và môi trường.







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Nghiên cứu về sâu ñục quả ñậu loài Maruca vitrata Fabricius
(Lepidoptera, Pyralidae)
Trên các giống ñậu ăn quả, ñậu cô ve (Phaseolus vulgaris), ñậu ñũa
(Vigna unguiculata) ñược trồng phổ biến nhất. Ở Pháp ñã phát hiện ñược 25 loài
sâu hại ñậu cô ve (Bohee, 1982). Trên ñậu cove trồng ở ðông Nam Á ñã phát
hiện có 13 loài sâu hại thuộc 3 bộ côn trùng [10]. Ở vùng ðông Ultar Pradesh
(Ấn ðộ), trong năm 1978 – 1979 người ta ñã ñiều tra ñược 20 loài côn trùng gây
hại cho cây ñậu ñũa [34]. Số lượng loài sâu hại ñậu ñũa ñã ghi nhận ở từng nước
ðông Nam Á như sau: Myanma và Campuchia mỗi nước có 11 loài, Thái Lan
có 20 loài, Lào có 10 loài, Malaysia 26 loài, Singapo 17 loài, Indonesia 15 loài
và ít nhất là Brunei có 5 loài [34].
Các loài sâu hại trên ñậu ñỗ ñã gây ra những thiệt hại ñáng kể cho năng
suất và sản lượng. Theo ước tình của các nhà khoa học, con số này dao ñộng
trong phạm vi từ 53 – 98% nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ (Saxena,
1978). Cụ thể thiệt hại về năng suất trên ñậu xanh là 32 – 74 %, ñậu tương 22 –
48%, ñậu ñũa 66 – 100% (Litsinger et al., 1978). Trên cây ñậu triều Thái Lan,
thiệt hại về năng suất do các loài sâu hại gây ra cũng lên tới 80% (Wallis and
Byth, 1986) [33].
Trong tập hợp các loài nói trên, sâu ñục quả ñậu M. vitrata ñược xem là
một trong những loài sâu hại nguy hiểm nhất, vì chúng không chỉ gây hại trên
quả ñậu mà chúng còn gây hại trên hoa, chồi non, nụ, quả… Taylor (1978) cho
rằng loài sâu này là nguyên nhân chính gây mất mùa ñậu ở Nigeria do chúng
phá hoại khoảng 50% số lượng hoa và hơn 60% số lượng quả xanh [31]. Theo
kết quả nghiên cứu của Karel (1985) thì sâu ñực quả ñậu (M. testulalis) và sâu
xanh (Heliothis armigera) là 2 loài sâu nguy hiểm nhất trên ñậu cô ve. Thiệt hại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

do 2 loài này gây ra trên hoa trung bình là 31%. Trên quả, sâu ñục quả gây hại
khoảng 31%, sâu xanh là 13%. Năng suất hạt cũng bị giảm từ 33 – 53% bởi 2
loài này, trong ñó chủ yếu là do sâu ñục quả gây ra.
Sâu ñục quả ñậu (M. testulalis) phân bố rất rộng trên cây ñậu ñỗ ở các
vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới thuộc châu Phi, châu Á và vùng Thái Bình Dương.
Vùng phân bố chính ñược ghi nhận từ ñảo Verde ở Tây Phi, kéo dài về phía
ðông tới Kiji, Samoa và cả phần Tây Ấn, Nam Mỹ. Ngoài ra nó cũng xuất hiện
trên ñậu ñũa ở một phần của phía Nam Châu Phi (Phelp và Oostihuigen, 1958),
miền Nam nước Mỹ (Williamson, 1943) và Úc (Passlow, 1968). Sâu ñục quả
ñậu ñược phát hiện thấy ñầu tiên trên cây “Matijan” (1 loại ñậu ñỗ) ở Indonesia
(Dielz, 1914). Nó ñược Hübner mô tả lần ñầu tiên và sau khi ông mất, Geyer ñã
công bố kết quả này. Tuy nhiên, người ta cho rằng Geyer chính là người ñã hoàn
thành giai ñoạn cuối của việc nghiên cứu bởi vì bản thân Geyer là một nhà phân
loại học. Những nhà phân loại học ngày nay cho rằng Geyer mới chính là người
ñã mô tả về loài sâu ñục quả ñậu (M. testulatis) [19].
Những nghiên cứu về phổ ký chủ của sâu ñục quả ñậu cho thấy chúng có mặt
trên rất nhiều loài cây thuộc họ ñậu và các loại cây trồng khác. Theo Akinfewa
(1975), chúng gây hại trên 39 loài cây khác nhau thuộc 20 giống và 6 họ thực
vật khác nhau, trong ñó tập trung chủ yếu vào họ cánh bướm (Papilionaceae)
Taylor (1967) cũng ñã ñiều tra ñược 33 loài cây bị gây hại bởi (M. testulatis) số
tác giả khác còn cho biết loài sâu này tấn công chủ yếu trên các giống ñậu thuộc
nhóm Vigna và Phaseolus, ngoài ra nó cũng gây hại trên nhiều loại cây khác
nữa. Ngoài các cây họ ñậu ñược con người trồng trọt, loài sâu này cũng có mặt
trên nhiều loại cây hoang dại và cây bụi. Những kết quả nghiên cứu chi tiết về
phổ ký chủ của loài sâu này ñược trình bày ở bảng 2.1.[22]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

Bảng 2.1. Phổ ký chủ của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
ðịa ñiểm Ký chủ Tên khoa học Người phát hiện
ðậu trạch Phaseolus vulgaris L. Wolcott (1933)
Puerto Rico
ðậu ván Phaseolus lunatus L. Scott (1940)
Mỹ
ðậu trạch
ðậu xanh
ðậu ñen
Phaseolus vulgaris L.
Vigna radiata (L.) R. Wilczek
Vigna unguiculata ssp. Cylindrica
Williamson
(1943)
Philippines ðậu ñũa
Vigna unguiculata subsp. Sesquipe
dalis (L.) Verdc.
Djamin (1961)
Ấn ðộ
ðậu triều cây
lùn
Cajanus sp.
Srivastava (1964)
Saxena (1974)
ðài Loan
Tất cả hạt cây
họ ñậu

Lee (1965)
Australia ðậu trắng Phaseolus vulgaris L. Passlow (1968)
Châu á ðậu trạch Phaseolus vulgaris L
Das và Islam
(1985)
Quốc ñảo
Fiji
ðậu triều
ðậu tương
Cajanus cajan(L.) Millsp.
Glycine L. Max (L.) Merr.
Oci – Dhamma
(1969)
Indonesia
ðậu trạch
ðậu ñen
ðậu xanh
Phaseolus vulgaris L
Vigna mungo (L.) Hepper
Vigna radiata (L.) R. Wilczek

Papua New
guinea
ðậu cánh
Psophocarpus tetragonolobus
(L.) D.C.
Lamb (1978)
Sri Lanka
ðậu triều
ðiền thanh

Cajanus cajan(L.) Millsp.
Sesbania sesban (Jacq.) W. Wight
Subasinghe và
Felloes(1978)
Bhagwat và
Saxena (1995)
ðông, Tây
và Nam Phi
ðậu trạch Phaseolus vulgaris L
Ankinfenwa
(1975)
Brazil ðậu tương Glycine L. Max (L.) Merr. Smith (1978)
Nigeria
Cây lục lạc sợi
(muồng sợi)
Crotalaria juncea,
C. Retusa, C. Mucronata,
C. usarammoensis
Jackai và Singh
(1983)
Kenya ðậu trạch Phaseolus vulgaris L
Okeyo – Owuor
và Ochieng
(1981)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Không chỉ có phổ ký chủ rộng, gây hại cho rất nhiều họ ký chủ khác nhau,
sâu ñục quả ñậu còn có sự phân bố ñịa lý rộng lớn từ châu Á ñến châu Mỹ chủ

yếu là những vùng có khí hậu nóng và ẩm.

Hình 2.1. Phân bố ñịa lý của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
Theo Srinivansa, 1998 ký chủ của loài sâu ñục quả ñậu bao gồm các
giống Cajanus, Canavalia, Dolichos, Phaseolus, Vigna và một số legumes. Phân
bố của chúng kéo dài từ châu mỹ sang châu Á. Các nước như Ấn ðộ, Indonexia,
Việt Nam, Châu Phi, Mexico, Mỹ, Australia, Fiji, Papua New Guinea, Bỉ, ðan
Mạch, ðức
Sâu ñục quả ñậu ñỗ có thể xuất hiện quanh năm, ñặc biệt gây hại nặng
trong vụ xuân hè (tháng 3 – 5). Ở vụ này nó có thể xuất hiện rất sớm từ trong vụ
xuân hè (tháng 3 – 5). Ở vụ này nó có thể xuất hiện rất sớm từ khi cây chưa có
hoa. Những chồi non của cây ñậu ñỗ rất nhạy cảm với sự tấn công của loài sâu
này và sự hư hại của chồi non là nguyên nhân làm cho cây phát triển chậm. Tuy
nhiên sự gây hại của chúng ở thời kỳ cây ra hoa và hình thành quả mới thực sự
nguy hiểm và có ảnh hưởng trực tiếp ñến sự giảm năng suất. Giai ñoạn này rất
thuận lợi cho sự ñẻ trứng của trưởng thành và sự phát triển của sâu non trưởng
Sự xuất hiện
gây hại của
M.vitrata
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

thành. Thường tập chung ñẻ trứng trên ñài và cánh hoa. Sâu non nở ra di chuyển
theo mép cánh hoa rồi ñục lỗ chui vào bên trong nụ hoa. Chúng thường tập trung
tấn công vào các bộ phận sinh sản của hoa, ñầu tiên là phá hại bao phấn, chỉ nhị,
vòi nhụy, bầu nhụy, sau ñó mới ñến tràng hoa (Taylor, 1967). Do ñó ở giai ñoạn
ñầu thường không phát hiện ñược sâu non ở trong hoa. Các hoa bị sâu non phá
hại sẽ thối và rụng. Vì vậy sự có mặt của sâu non ñục quả ñậu ở giai ñoạn cây
hình thành nụ hoa có liên quan chặt chẽ ñến sự thiệt hại về năng suất (Akinfewa,

1975). Thông thường trên mỗi nụ hoa có từ 1 ñến vài sâu non tuổi nhỏ, nhưng
sau ñó chúng phân tán sang các nụ hoa khác. Trong quá trình di chuyển giữa các
bộ phận của hoa và giữa các hoa, sâu non nhả tơ gắn kết các phần ñó lại, tạo
thành một cầu nối thuận tiện cho việc di chuyển. Sự phát triển của hoa này sang
hoa khác sau khi ñã phá hoại các bộ phận sinh sản của hoa. Trung bình 1 sâu
non có thể gây hại từ 4 – 6 hoa. Khi chuyển sang tuổi lớn, chúng có thể phá hại
trên cả phần cuống quả, cuống lá và cành non, Taylor (1967). Koehler and
Mehta (1972) cũng có nhận xét tương tự khi nghiên cứu tập tính gây hại của loài
này trên cây ñậu ñũa ở Uganda. Theo Usua and Singh (1975), sự tấn công vào
thân cũng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, ñặc biệt với những giống ñậu
ñũa thân mềm. Tuy nhiên các số liệu thống kê cho thấy mức ñộ thiệt hại cũng
gia tăng nếu sâu non nở nhiều vào thời kỳ cây ra hoa rộ và giai ñoạn quả non
hình thành.
* Một số ñặc ñiểm sinh vật học của Maruca vitrata
Những nghiên cứu ñầu tiên về ñặc ñiểm sinh học của loài (M. vitrata)
ñược Walcott tiến hành ở Puerto Rico trên ñậu Phaseolus lunatus (dẫn theo
Singh et al., 1988) [29]. Sau ñó ñược nhiều tác giả khác tiến hành, như Djamin
(1961) ở Philipines, Akinfenwa (1975) ở Nigeria và Taylor (1967) ở Nigeria
Theo tác giả Akinfenwa, (1975) ở Nigeria vòng ñời của sâu ñục quả M.
vitrata kéo dài từ 18 – 28 ngày tùy theo ñiều kiện nuôi. Trong ñó, pha trứng là 2
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

– 3 ngày, sâu non (5 tuổi) 8 - 14 ngày, có 2 ngày là tiền nhộng và pha nhộng kéo
dài 6-9 ngày (Nguyễn Thị Nhung, 2001) [13].
Tập tính hoạt ñộng: Trưởng thành thường vũ hóa vào 20 ñến 23 giờ. Quá
trình giao phối từ 21 giờ ñêm ñến 5 giờ sáng (khi nhiệt ñộ trong không khí là 20
– 25
o

C và ẩm ñộ 80%). Thời gian ñẻ trứng cũng tương tự như thời gian giao
phối [13].
Sâu ñục quả ñậu thường ñẻ trứng trên nụ và hoa của cây ñậu. Tuy nhiên
trứng cũng ñược tìm thấy ở trên lá, nách lá, ñỉnh sinh trưởng và quả
(Bruner,1931; Wolcot, 1993; Krishwasnurthy, 1936; Taylor, 1963, 1967) [22].
Khi theo dõi vị trí ñẻ trứng của loài sâu này trên cây ñậu ñỗ, Wallis và Byth
(1986) cũng có kết luận tương tự [33]. Trứng có hình bầu dục, kích thước 0,65 x
0,45mm, màu vàng nhạt trên bề mặt có những ñường vân hình mạng lưới
(Taylor, 1967) [30]. Theo Jackai (1981), trứng thường có ñường kính 0,35mm
và rất khó phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Việc xác ñịnh khả năng ñẻ trứng
của trưởng thành tương ñối khó khăn do vị trí ñẻ trứng luôn thay ñổi. Kết quả
nghiên cứu của Taylor (1967) về số trứng do 1 trưởng thành cái ñẻ là 8 – 140
quả, còn Akinfewa ñưa ra con số 6 – 189 quả. Jackai, Ochieng and Raulston
(1990) khi nuôi sâu trong phòng thí nghiệm tỷ lệ 10 ñực : 10 cái cho kết quả
trung bình 440 quả cao hơn nhiều so với các kết quả nghiên cứu trước ñó. Còn
kết quả giải phẫu con trưởng thành cái ở thời kỳ chuẩn bị sinh sản cho thấy có
200 – 300 quả trứng ñã phát triển ñầy ñủ (Taylor, 1967). Trứng thường ñược ñẻ
thành từng ñợt từ 2 – 16 quả (Taylor, 1967; Jackai et al., 1990).[30], [20].
Sau khi trưởng thành ñẻ từ 2 – 3 ngày, trứng nở (Taylor, 1967; Akinfewa,
1985). Kết quả nghiên cứu của Ramasubramanian et al., (1989) trên 3 loài cây
thuộc họ ñậu cũng cho kết quả tương tự [42]. Tại ðài Loan, thời gian phát dục
của trứng ñược ghi nhận là 4 – 5 ngày (Chang and Chen, 1989) [15].
ðặc tính ghép ñôi của sâu ñục quả ñậu cũng ñược nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Theo Jackai et al. (1990), nếu trưởng thành ghép ñôi trong 4 – 5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
ñêm thì sẽ cho tỷ lệ giao phối và ñẻ trứng cao nhất. Theo các tác giả trên, trưởng
thành ñực có khả năng giao phối nhiều lần, trong khi trưởng thành cái chỉ giao
phối 1 lần. Chúng thường giao phối trong khoảng thời gian từ 21 giờ ñến 5 giờ

sáng trong ñiều kiện nhiệt ñộ 20 - 22°C và ñộ ẩm tương ñối cao (80 – 100%),
với cao ñiểm của sự giao phối vào lúc 2 – 3 giờ sáng [20].
Giai ñoạn sâu non của loài sâu ñục quả này có 5 tuổi (Taylor, 1967;
Kochler and Mehta, 1972; Akinfewa, 1975). Thời gian phát dục của sâu non từ 8
– 13 ngày và 10 – 14 ngày theo kết quả của Akinfewa (1975). Công bố của
Ramasubramanian et al. (1989) là 13,32; 13,86; 12,9 ngày trên ñậu triều, ñậu
ñũa, ñậu ván [26]. Còn Chang and Chen (1989) lại có kết quả 20 – 24 ngày [16].
Taylor (1967) cho rằng những sâu non sống trong môi trường tự nhiên có thể
sống lâu hơn trong ñiều kiện sống kém lý tưởng hơn [30].
Trước khi hóa nhộng, sâu non nhả tơ kéo kén ñể chuẩn bị cho sự hóa
nhộng này. Giai ñoạn này ñược gọi là thời kỳ tiên nhộng, thường kéo dài 1 – 2
ngày. Lúc này chúng cũng không cần ăn thêm nữa. Sau ñó chúng hóa nhộng ở
trong kén dưới mặt ñất. Nhộng khi mới vũ hóa có màu vàng nhạt, sau chuyển
sang màu nâu sẫm. Thời gian phát dục của pha nhộng thường kéo dài 6 – 8
ngày. Những nghiên cứu của Ke et al. (1985) tại Quảng Châu – Trung Quốc cho
thấy nhộng của loài sâu này thường ñông trong các lớp ñất bề mặt, ñến tháng 5
mới hóa trưởng thành bay ra.
Sau khi vũ hóa, trưởng thành cái không ñẻ trứng ngay mà nó cần một thời
gian ăn thêm ñể hoàn thiện bộ máy sinh sản. Vào thời gian này, chất lượng thức
ăn có ảnh hưởng rất lớn tới thời ñiểm bắt ñầu ñẻ trứng và số lượng trứng. Những
nghiên cứu tron phòng thí nghiệm của nhiều tác giả cho thấy, nếu ñược ăn thêm
bằng ñường Gluco 25% thì sau khi vũ hóa 3 – 4 ngày, trưởng thành cái bắt ñầu
ñẻ trứng. Cao ñiểm của sự ñẻ trứng là 6 – 8 ngày sau khi giao phối [30]. Thời
gian cái sống trung bình 8,5 – 10 ngày. Trưởng thành ñực có thời gian sống
ngắn hơn 5,9 – 6,1 ngày. Ramasubramanian and Babu (1988) [26] ñã nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
khả năng ñẻ trứng của loài sâu này trên 1 số ký chủ khác nhau nhằm xác ñịnh ký
chủ thích hợp cho việc nuôi chúng trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy số

trứng ñược ñẻ và tỷ lệ nở cao nhất trên ñậu ván. Thời gian phát dục của sâu non
trên ñậu ván là ngắn nhất (12,9 ngày) và trưởng thành vũ hóa từ những sâu non
sống trên ñậu ván cũng có thời gian sống lâu hơn. Qua ñó 2 tác giả này ñã ñi ñến
kết luận rằng ñậu ván là thức ăn thích hợp cho việc nhân nuôi loài sâu này trong
phòng thí nghiệm [26].
Các ñặc ñiểm sinh thái học của loài sâu ñục quả này cũng ñược nhiều nhà
khoa học tập trung nghiên cứu. Tại ðài Loan, loài sâu này xuất hiện quanh năm
và số lượng quần thể tăng dần từ tháng 10 ñến tháng 4 [16]. Vòng ñời của chúng
cũng thay ñổi theo vùng sinh thái 18 – 25 ngày ở Nam Nigeria và 30 – 35 ngày
ở miền Bắc nước này (Booker, 1965). Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học,
chúng không có thời gian ngừng hoạt ñộng, Sâu non của loài này có thể phát
triển và gây hại ở tất cả các mùa trong năm. Nếu xuất hiện ở cuối vụ ñậu ñỗ thì
sau ñó chúng sẽ chuyển sang sống trên các cây họ ñậu hoang dại, trên các loại
cây trồng khác, thậm chí trên cả nông sản bảo quản. Ở Nigeria, thông qua việc
sử dụng bẫy ánh sáng mà xác ñịnh ñược thời gian hoạt ñộng của trưởng thành
loài này trên ñậu ñũa. Kết quả thu ñược cho thấy loài này tập trung phá hoại
mạnh vào 2 vụ từ tháng 7 ñến tháng 10 ở Bắc Nigeria. Việc nghiên cứu các ñặc
ñiểm sinh học, sinh thái và tập tính gây hại của sâu ñục quả ñậu ñã cung cấp cơ
sở quan trọng cho việc ñề xuất các biện pháp phòng chống.
Sâu non loài M. vitrata tuổi nhỏ ăn hoa và nụ hoa, nhả tơ kết các lá non và
cụm hoa lại. Tuổi lớn ñục vào quả ñậu, nói chung sâu non thường ăn ở phía
trong hoa, nụ hoa và quả ñậu. Sâu non ñẫy sức thường xuống ñất ñể hóa nhộng
trong một kén gồm 2 lớp: lớp ngoài ñược làm từ tơ, ñất vụn và lớp trong tạo
thành từ các túm sợi tơ trắng ñược bện như lưới cá [13].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
2.1.2. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu ñục quả ñậu loài Maruca

vitrata
Việc nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và tập tính gây hại của
sâu ñục quả ñậu ñã cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ñề xuất các biện pháp
phòng chống.
Sử dụng kỹ thuật canh tác ñể phòng chống sâu hại là một biện pháp ñã
ñược thực hiện từ rất lâu ñời trên các loại cây trồng khác nhau, trong ñó có cây
họ ñậu. Một trong những biện pháp kỹ thuật cổ ñiển nhất nhưng mang lại hiệu
quả cao trong việc tiêu diệt sâu ñụ quả ñậu ñỗ ở những khu vực có diện tích
canh tác không quá lớn là bắt sâu bằng tay. Người nông dân có thể thu hái các
quả bị sâu ñục hoặc dùng tay bóp chết sâu non ngay trong ñường ñục mà quả
vẫn ñể ở trên cây (Van Emden, 1987).
Việc trồng xen giữa cây họ ñậu với các loài cây trồng cạn khác như ngũ
cốc, bông sắn, hồ tiêu có thể làm hạn chế sự gây hại của sâu, ñặc biệt với loài
sâu ñục quả này. Tuy nhiên thời ñiểm trồng xen là rất quan trọng. Theo kết quả
nghiên cứu của Ezuch and Taylor (1984), việc gieo trồng ñồng thời ngô và ñậu
ñũa có khả năng làm tăng số lượng sâu ñục quả. Ogunlana cũng nhận thấy mật
ñộ của sâu ñục quả trên hoa ñậu ñũa trên nền sinh thái ñậu trồng xen của sâu ñục
quả trên hoa ñậu ñũa trên nền sinh thái ñậu trồng xen với ngô thường cao hơn so
với lô chỉ trồng thuần ñậu ñũa. Nếu gieo ñậu ñũa vào tuần thứ 12 sau khi gieo
ngô sẽ làm giảm thiệt hại do 3 loài sâu hại chính gây ra, trong ñó có sâu ñục quả
ñậu. Ở Ấn ðộ, nếu trồng xen các loại cây trong cùng họ ñậu thì không hạn chế
số ñược mật ñộ cũng như tác ñộng của loại sâu hại này.
Mật ñộ gieo trồng cũng có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát sinh gây hại của
các loài sâu hại và năng suất cây trồng. Theo Karel and Mghogho (1985), ñậu cô
ve ñược trồng với mật ñộ 200.000 – 300.000 cây/ha bị ảnh hưởng nặng nhất bởi
loài sâu ñục quả này. Năng suất cũng như kích thước hạt ñạt cao nhất ở những
ruộng trồng với mật ñộ 200.000 cây/ha.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Căn cứ vào sự xuất hiện theo mùa và các thời ñiểm trưởng thành xuất hiện
rộ mà có thể sử dụng biện pháp thời vụ nhằm tránh những lứa sâu nguy hiểm.
Taylor (1967) ñã tiến hành theo dõi, ñánh giá thiệt hại do sâu ñục quả gây ra trên
ñậu ñũa của Nigeria ở các thời vụ khác nhau và ñi ñến kết luận rằng những mất
mát năng suất trong vụ mùa muộn nhìn chung cao hơn ở vụ mùa sớm. Số lượng
quần thể sâu hại có xu hướng tăng dần trong vụ mùa sớm và chúng sẽ tập trung
gây hại trên những cây ñậu ở vụ muộn.
Song song với việc nghiên cứu các biện pháp diệt trừ sâu ñục quả ñậu thì
việc chọn tạo ra các dòng giống chống chịu với loài sâu hại này ñã ñược nhiều
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. ðể tạo ra các dòng giống ñậu ñỗ có tính
kháng, phương pháp chủ yếu ñược sử dụng là chọn lọc từ tập ñoàn kết hợp với
lai hữu tính. Theo Dabrowski, Bungu, Ochieng (1983), phương pháp chọn lọc
ñậu ñũa có tính kháng là cho trưởng thành ñẻ 10 - 12 trứng lên cây vào giai ñoạn
nở hoa, sau ñó tính tỷ lệ hại hoa của các dòng ñể làm cơ sở lựa chọn.
Một số thí nghiệm ở ngoài ñồng trên cây ñậu Prima cho thấy sâu ñục quả
ñậu ñỗ thích phá hoại ở các quả ñậu mọc thành chùm gần nhau và các quả ở sát
phía trong cành lá hơn là các quả ñứng riêng lẻ hoặc không tiếp xúc với các bộ
phận nào của cây. Do ñó các giống có 2 – 3 quả treo gần nhau. Những giống ñậu
ñỗ có cuống quả ngắn hoặc quả tiếp xúc với các bộ phận khác của cây cũng
ñược sâu ñục quả ưa thích. Còn những giống có quả dài, hạt to không tiếp xúc
với các bộ phận của cây thì ít bị hại hơn. Trong nhiều trường hợp, sâu ñục quả
chỉ phá hoại 1 - 2 hạt, sau ñó chuyển sang gây hại quả khác. Những quả ñã bị
sâu gây hại thường có sự bù ñắp làm cho những hạt còn lại trong quả thường
tăng hơn về khối lượng (Wien and Taylor, 1987). Việc nghiên cứu các ñặc tính
gây hại của loài sâu này ñã giúp cho các nhà chọn tạo giống có hướng ñể chọn
lọc ñược 2 giống ñậu ñũa TVU 946 và TVU 4557 có những ưu ñiểm có khả
năng kháng sâu ñục quả. Quả của 2 giống ñậu này phân tán rộng khắp trên cây,
mặt khác giống TVU 946 nở hoa rất sớm, do vậy cũng tránh ñược thiệt hại hoa
và quả do sâu gây ra.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14
Qua các kết quả giải phẫu thực vật học, Taylo (1989) cho rằng ñộ dày của
các mô ở thân cuống quả và tỷ lệ quả tỷ lệ thuận với tính kháng sâu của các
giống ñậu khác nhau. Theo Jackai and Oghiakhe (1989), ñộ dày và dài của lớp
lông bao phủ trên thân, lá ñậu tương có thể hạn chế sự tấn công của sâu ñục quả.
Bởi vậy các giống ñậu ñũa hoang dại có nhiều lông bị gây hại ít hơn ñến 13 lần
so với các giống mẫn cảm. Mặt khác, kết quả phân tích hóa học cho thấy hàm
lượng ñường khử, axit amin tự do và phenol trong lá cũng quyết ñịnh tính kháng
sâu của các giống ñậu ñỗ [19].
Ngoài việc chọn giống trên ñồng ruộng, việc lai tạo giữa các giống có
khả năng kháng sâu nhằm tích lũy tính kháng cho các tổ hợp lai cũng ñược tiến
hành ñồng thời. Tại Ấn ðộ vào những năm 1977 – 1981, các nhà nghiên cứu ñã
tiến hành chọn tạo ñược 8 giống có tính kháng ngang trong tổng số 391 giống
ñậu ñen. Các giống này có thể kháng ñược với 8 loài sâu hại chủ yếu trong ñó có
sâu ñục quả. Chhabra, Kooner et al. (1981) cũng ñã chọn tạo ñược 5 giống ñậu
xanh có tính kháng từ 91 giống. Các giống này có hàm lượng axit amin tự do và
phenol trong lá cao hơn hẳn các giống ñậu khác. Những kết quả này cho thấy sự
khả quan cảu hướng sử dụng giống kháng trong phòng chống sâu ñục quả ñậu.
Trong công tác phòng chống sâu ñục quả ñậu, vấn ñề sử dụng các loài kẻ
thừ tự nhiên cũng ñược ñề cập. Thành phần các loài kẻ thù tự nhiên của loài sâu
hại này ñược nghiên cứu từ lâu. Lateef, Reddy (1984) ñã thu thập ñược 16 loài
ký sính sâu ñục quả ñậu triều ở Icrisat trong ñó có 14 loài ong ký sinh thuộc bộ
Hymenoptera, 2 loài còn lại thuộc bộ Diptera. Trong số ñó, loài ong
Phanerotoma hendecasisella (Braconidae) ký sinh với tỷ lệ cao nhất là 13,8% .
Ở Ghana, có 6 loài ký sinh sâu non sâu ñục quả ñậu ñũa ñã ñược phát hiện thấy
gồm 3 loài thuộc bộ Diptera, 2 loài thuộc bộ Hymenoptera và 1 loài nữa thuộc
bộ Acarina [10]. Kết quả nghiên cứu thành phần kẻ thù tự nhiên của sâu hại ñậu
ở Srilanca cho thấy 3 loài khác thuộc họ Scelionidae, Eulophidae và
Chalcididae. Cũng ở nước này trước năm 1973, người ta sử dụng các loài ong ký

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
sinh Ancyclostomia stercorea, Bracon thurberiphagae và Bracon cajania trong
phòng trừ sinh học ñối với sâu ñục quả ñậu nhưng cho ñến nay, không loài nào
ñược sử dụng lại. Nhìn chung việc sử dụng các loài côn trùng ký sinh tỏ ra
không mấy hiệu quả trong phòng trừ loài sâu hại này.
Tuy nhiên hướng sử dụng vi sinh vật gây bệnh cho sâu ñục quả lại cho
thấy 1 triển vọng mới. Việc thử nghiệm chế phẩm BT trên loài sâu này cũng cho
kết quả ñáng khích lệ (Taylor, 1968). Tại Kenya, các nhà khoa học ñã thu thập
mẫu của loài sâu này trên lúa miến ngô, ñậu ñũa và xác ñịnh các loài nấm, vi
khuẩn gây bệnh ở cả hai ca là pha nhông và sâu non. Các chủng nấm ký sinh
ñược phát hiện spergilllus, Rhizopus và một số khác chưa ñịnh ñược tên. Tỷ lệ
sâu non bị nấm ký sinh là 27%. Các loài vi khuẩn ñược tìm thấy là Bacillus,
Diplocosscus và Monococcus với tỷ lệ gây bệnh trên sâu non ñến 62.2%. Ngoài
ra còn phát hiện thấy 2 chủng virus là Nuclear polyhedrosis và Granulosisvirus
gây bệnh cho sâu non với tỷ lệ 2,7% ở trong phòng và 1,1% ở ngoài ñồng [35].
Có tổng số 27 loài ký sinh, 20 loài bắt mồi ăn thịt và 2 loài nấm ñã ñược
thế giới ghi nhận ở trên trứng, sâu non và nhộng như bảng dưới ñây [32].
Bảng 2.2. Bảng thành phần thiên ñịch sâu ñục quả ñậu M. vitrata
Kẻ thù tự nhiên Giai ñoạn tấn công Người phát hiện
Parasitoids

Diptera

Tachinidae

Exorista xanthaspis (Wiedemann) Sâu non Barrion et al. (1987)
Palexorista solemnis (Walker) Sâu non Barrion et al. (1987)
Peirbaea orbata (Wiedemann) Sâu non Barrion et al. (1987)

Zygobothria atropivora (Rob.Desv.)

Sâu non Barrion et al. (1987)
Zygobothria ciliata (Wulp) Sâu non Barrion et al. (1987)
Thelairosoma sp. Sâu non Usua and Singh (1977)
Pseudoporichaeta sp. Sâu non Usua and Singh (1977)
Hymenoptera

Braconidae

Apanteles sp. Sâu non Okeyo-Owuor et al.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
Kẻ thù tự nhiên Giai ñoạn tấn công Người phát hiện
(1991)
Bracon greeni Ashm. Sâu non ICRISAT (1981)
Bracon sp. Sâu non
Okeyo-Owuor et al.
(1991)
Braunsia sp. Sâu non
Okeyo-Owuor et al.
(1991)
Cardiochiles philippinensis Ashm. Sâu non Barrion et al. (1987)
Chelonus sp. Sâu non Barrion et al. (1987)
Cremnops sp. Sâu non Barrion et al. (1987)
Snellenius manilae Ashm. Sâu non Barrion et al. (1987)
Phanertoma hendecasisella Cam. Sâu non ICRISAT (1981)
Phanertoma sp. Sâu non Usua and Singh (1977)
Chalcididae


Antrocephalus sp. Sâu non + nhộng
Okeyo-Owuor et al.
(1991)
Brachymeria sp. A. Sâu non + nhộng Barrion et al. (1987)
Brachymeria sp. B. Barrion et al. (1987)
Eulophidae

Tetrastichus sesamiae Risbec Nhộng
Okeyo-Owuor et al.
(1991)
Tetrastichus sp. Nhộng
Barrion et al. (1987);
Usua and Singh (1977)
Ichneumonidae

Caenopimpla arealis (Cushman) Sâu non
Barrion et al. (1987);
Usua and Singh (1977)
Charops nigrita Gupta &
Maheswary
Sâu non
Barrion et al. (1987);
Usua and Singh (1977)
Meloboris sinicus (Holmgren) Sâu non
Barrion et al. (1987);
Usua and Singh (1977)
Metopius rufus browni Ashm.
Barrion et al. (1987);
Usua and Singh (1977)

Pteromalidae

Trichomalopsis sp. Sâu non + nhộng
Barrion et al. (1987);
Usua and Singh (1977)
Predators
Dermaptera

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17
Kẻ thù tự nhiên Giai ñoạn tấn công Người phát hiện
Diaperastichus erythrocephala Oli. Sâu non + nhộng
Okeyo-Owuor et al.
(1991)
Dictyoptera
Mantidae

Polyspilota sp. Ngài Usua and Singh (1977)
Spodromantis sp. Ngài Usua and Singh (1977)
Coleoptera

Chlaenius sp. A Sâu non Barrion et al. (1987)
Chlaenius sp. B Sâu non Barrion et al. (1987)
Hemiptera

Anthocorida tantillus Motsch. Trứng + sâu non Barrion et al. (1987)
Hymenoptera

Formicidae


Camponotus sericeus Fab. Sâu non Usua and Singh (1977)
Camponotus rufoglaucus (Jerd.) Sâu non
Okeyo-Owuor et al.
(1991
Vespidae

Eumenes sp. Sâu non Barrion et al. (1987)
Ropalida flavopicta flavobrunnea
van der Vecht.
Sâu non Barrion et al. (1987)
Araneida

Selenopidae

Selenops radiatus
Sâu non + trưởng
thành
Usua and Singh (1977)
Araneidae

Nephila maculate (F.) Trưởng thành Barrion et al. (1987)
Oxyopidae

Oxyopes javanus Thorell
Sâu non + trưởng
thành
Barrion et al. (1987)
Salticidae


Evarcha sp. Trưởng thành Barrion et al. (1987)
Marpissa bengalensis Tikader Trưởng thành Barrion et al. (1987)
Marpissa bengalensis Tikader Trưởng thành Barrion et al. (1987)
Sparassidae

Heteropoda venatoria (L.) Trưởng thành Barrion et al. (1987)
Pathogens

×