1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số : 62.31.12.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS., TS. LÊ VĂN TỀ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
3
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: Nguyễn Thị Tuyết Nga
Sinh ngày 25 tháng 05 năm 1965 - Tại Phú Cường – Bình Dương.
Quê quán: Bình Dương.
Hiện công tác tại: Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, số 12 đường
Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Là Nghiên cứu sinh khoá 11 của Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM.
Mã số nghiên cứu sinh : 010111060005
Cam đoan đề tài: “Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá
trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Lê Văn Tề.
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tp.HCM, ngày 25 tháng 02 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Nga
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu á
BOT
Built - Operration - Transfer
Đầu tư theo hình thức xây dựng
– kinh doanh và chuyển giao
BTO
Built - Transfer - Operration
Đầu tư theo hình thức xây dựng
– chuyển giao và kinh doanh
BT
Built - Transfer
Đầu tư theo hình thức xây dựng
– chuyển giao
CNY
Nhân dân tệ Trung Quốc
CPI
Consummer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
CSTT
Chính sách tiền tệ
EUR
Đồng tiền chung Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FED
Federal Reserve System
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
FII
Foreign Indirect Investment
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
IMF
Internationnal Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
IRP
Interest Rate Parity
Ngang bằng lãi suất
JPY
Yên Nhật
NEER
Nominal Effective Exchange
Rate
Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng
NHNN
Ngân hàng nhà nước Việ Nam
5
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTW
Ngân hàng trung ương
ODA
Official Development
Assistance
Tài trợ phát triển chính thức
PPP
Purchasing Power Parity
Ngang bằng sức mua
REER
Real Effective Exchange
Rate
Tỷ giá thực hiệu dụng
SDR
TGBQLNH
Special Drawing Rights
Quyền rút vốn đặc biệt
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
TGHĐ
Tỷ giá hối đoái
TGHĐ DN
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
TGHĐ TT
Tỷ giá hối đoái thực tế
THB
Bạt Thái Lan
USD
Đôla Mỹ
VCB
Vietcombank
Ngân hàng CP Ngoại thương
Việt Nam
VND
Đồng Việt Nam
WTO
World Trade Orgnarization
Tổ chức thương mại thế giới
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế 36
Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 1989-1992 73
Bảng 2.2: Cán cân thương mại Việt Nam từ 1986-1992 74
Bảng 2.3: Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại 79
Bảng 2.4: Diễn biến tỷ giá hối đoái 6 tháng năm 1997 80
Bảng 2.5: Các chỉ số kinh tế vĩ mô 81
Bảng 2.6: Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng qua các thời kỳ từ 26/12/1999
đến nay 95
Bảng 2.7: Biên độ giao dịch tỷ giá từ năm 1998 đến nay 96
Bảng 2.8: Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường từ năm 1998 đến 2011 97
Bảng 2.9: Dự báo tỷ giá đến năm 2020 121
Bảng 3.1: Tốc độ tăng cung tiền, tín dụng từ 2001-2011 153
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái 10
Hình 1.2: Sự biến thiên của cán cân thương mại (đường cong J) khi một quốc gia phá giá
với điều kiện Marshall – Lerner đã thoả 43
Hình 1.3: Lý thuyết bộ ba bất khả thi 46
Hình 1.4: Chính sách tài khoá tác động cán cân vãng lai 47
Hình 1.5:Chính sách tỷ giá hối đoái tác động cán cân vãng lai 47
Hình 1.6: Kết hợp chính sách tạo ra trạng thái cân bằng đối ngoại 48
Hình 1.7: Kết hợp chính sách tạo ra trạng thái cân bằng đối nội 48
Hình 1.8: Mô hình cân bằng đối nội và đối ngoại Swan 49
Hình 1.9: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn
hoàn hảo 52
Hình 1.10: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở
mức cao 52
Hình 1.11: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở
mức thấp 53
Hình 1.12: Chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn
hoàn hảo 53
Hình 1.13: Chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn
không hoàn hảo 54
Hình 1.14: Mô hình tăng vọt phóng đại tỷ giá của Dornbusch 58
Hình 1.15: Cân bằng trong mô hình 58
Hình 1.16: Diễn biến NEER và REER của đồng Nhân dân tệ 60
Hình 1.17: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của Thái Lan 63
8
Hình 2.1: Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thị trường từ 1999-2011 93
Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá từ năm 2008-2011 93
Hình 2.3: Dự trữ ngoại hối từ 1995 – 2011 99
Hình 2.4: Tỷ giá chính thức USD/VND và tỷ giá thị trường tự do theo ngày từ 2009-2011
101
Hình 2.5: Kiều hối và đầu tư trực tiếp FDI từ 1993-2011 112
Hình 2.6: Cán cân thương mại từ 1995-2011 113
Hình 2.7: Diễn biến REER, NEER, CPI từ 2000 đến 2011 114
Hình 2.8: Diễn biến lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu 131
Hình 2.9: Tốc độ tăng giảm giá vàng, giá USD (%) 132
Hình 2.10: Diễn biến tỷ giá EUR/USD năm 2011-2012 137
Hình 2.11: Diễn biến tỷ giá GBP/USD năm 2011-2012 138
Hình 2.12: Diễn biến tỷ giá USD/JPY năm 2011-2012 138
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 2000-2011 148
Hình 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 và quý 1/2012 149
Hình 3.3: Diễn biến lạm phát hàng tháng trong năm 2011 152
9
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tốc độ tăng GDP của Mỹ 211
Phụ lục 2: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam 211
Phụ lục 3: Cân bằng ngân sách chính phủ (% GDP) 212
Phụ lục 4: Tốc độ tăng cung tiền qua các năm 212
Phụ lục 5: Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lạm phát qua các năm 213
Phụ lục 6: Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 1999 đến nay 213
Phụ lục 7: Diễn biến tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường từ năm 1988-2010 214
Phụ lục 8: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, các nước Châu Á đang
phát triển 214
Phụ lục 9: Kiểm định mô hình tỷ giá tác động các nhân tố 215
Phụ lục 10: Diễn biến giá vàng thế giới 2010 223
Phụ lục 11: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi, các nước Châu Á 223
Phụ lục 12: Tăng trưởng GDP các ngành kinh tế từ 2000-2010 224
Phụ lục 13: Tăng trưởng GDP, M2 và tín dụng 224
Phụ lục 14: Kim ngạch xuất nhập khẩu 2000-2010 225
Phụ lục 15: Thâm hụt ngân sách 2005-2011 225
Phụ lục 16: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2009-2010 226
Phụ lục 17: Luồng vốn nước ngoài vào ròng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ
2005-6T/2010 226
Phụ lục 18: Cán cân thanh toán của Việt Nam 1996 – 2010 227
Phụ lục 19: Mức độ mở cửa thương mại của Việt Nam (XNK/GDP) (%) 228
Phụ lục 20: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành 228
10
Phụ lục 21: Quy mô vàng thuộc Dữ trữ quốc tế của các nước từ 2000 – 2009 229
Phụ lục 22: Lượng vàng nắm giữ và tỷ lệ so với tổng dự trữ của một số nước cuối
năm 2009 229
Phụ lục 23: Tỷ giá thực song phương, đa phương và tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu của
Việt Nam trong thời gian qua 230
Phụ lục 24: Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam và số tháng nhập khẩu 230
Phụ lục 25: Vốn đầu tư phát triển qua các năm 231
Phụ lục 26: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010 231
Phụ lục 27: Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại 232
Phụ lục 28: Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) theo tháng năm 2010 232
Phụ lục 29: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 233
Phụ lục 30: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 233
Phụ lục 31: Diễn biến tốc độ tăng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán và
lạm phát (2001-2009) 234
Phụ lục 32: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 11/2/2011 đến 31/3/2011 234
Phụ lục 33: Diễn biến lãi suất Libor qua đêm USD 2007-2009 235
Phụ lục 34: Diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát từ 2008-2009 235
Phụ lục 35: Sơ lược quá trình diễn biến của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ 1999 đến 2009 236
Phụ lục 36: Đồ thị giá vàng 240
Phụ lục 37: Lãi suất quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ năm 2000 – 2008 240
Phụ lục 38: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (1996-2010) 241
Phụ lục 39: Diễn biến tỷ giá USD/VND 6 tháng đầu năm 2012 241
Phụ lục 40: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính từ năm 2008 - 2012 242
11
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các phụ lục
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và vai trò của tỷ giá hối đoái trong
nền kinh tế hội nhập quốc tế 4
1.1. Tỷ giá hối đoái 4
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái 4
1.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 4
1.1.3. Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản 18
1.2. Vai trò và tác động của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền
kinh tế 21
1.2.1. Vai trò của TGHĐ trong hội nhập quốc tế 21
1.2.2. Tác động của TGHĐ trong hội nhập quốc tế 27
1.3. Chính sách tỷ giá hối đoái và điều chỉnh kinh tế 33
1.3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái 33
1.3.2. Thực hiện việc lựa chọn tỷ giá hối đoái 34
1.3.3. Tính ổn định và tính điều chỉnh của tỷ giá hối đoái 39
1.4. Cơ sở lý thuyết lựa chọn tỷ giá hối đoái 45
12
1.4.1. Lý thuyết Bộ ba bất khả thi 45
1.4.2. Lý thuyết mô hình cân bằng đối nội và đối ngoại Swan 47
1.4.3. Phương pháp tiền tệ 50
1.5. Sự mất ổn định về tỷ giá hối đoái ở các nƣớc và một số bài học về tỷ giá hối
đoái 58
1.5.1. Kinh nghiệm của các nước khu vực Châu Á 59
1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ tại Mêhicô
và
Thái lan 64
1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 67
Kết luận chƣơng 1 71
Chƣơng 2: Cơ chế, chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam 71
2.1. Quá trình hình thành và diễn biến của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn
chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng (từ
tháng 3/1989 đến nay) 72
2.1.1. Giai đoạn từ tháng 3/1989 đến 7/1997 khi xảy ra khủng hoảng tài chính
các nước Đông Nam Á 72
2.1.2. Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính các nước Đông Nam Á đến nay 83
2.2. Áp dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến cơ chế điều hành tỷ
giá trong điều kiện hiện tại của Việt Nam 111
2.2.1. Áp dụng lý thuyết về Bộ ba bất khả thi 111
2.2.2. Áp dụng mô hình Swan 112
2.2.3. Áp dụng kết quả tính toán tỷ giá thực hiệu lực 113
2.2.4. Điều kiện Marshall - Lerner 114
2.2.5. Phá giá và nâng giá nội tệ 117
13
2.2.6. Phân tích định lượng mối quan hệ tỷ giá với các nhân tố ở Việt Nam và
dự
báo tỷ giá thị trường 119
2.3. Đánh giá vai trò tỷ giá hối đoái trong hội nhập kinh tế ở Việt Nam 122
2.3.1. Đối với ngoại thương 122
2.3.2. Đối với sự dịch chuyển các dòng vốn 124
2.3.3. Đối với chính sách tiền tệ 129
2.3.4. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân thành công 133
2.3.5. Những vấn đề tồn tại 136
2.3.6. Nguyên nhân những tồn tại trong điều hành tỷ giá 141
Kết luận chƣơng 2 144
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong quá trình hội
nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 146
3.1. Triển vọng kinh tế thế giới và trong nƣớc thời gian tới 146
3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới 146
3.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam 147
3.2. Mục tiêu của chính sách và cơ chế điều hành tỷ giá trong điều kiện hiện nay 154
3.2.1. Điều hành tỷ giá linh hoạt, đảm bảo duy trì TGHĐ cân bằng ổn định dựa
trên
sức mua thực tế của VND thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường 154
3.2.2. Cải thiện và ổn định cán cân thanh toán 155
3.2.3. Từng bước thực hiện tính chuyển đổi của VND, nâng cao vị thế đồng
Việt Nam trên thị trường quốc tế, kiểm soát hiện tượng đôla hoá 157
3.3. Quan điểm làm cơ sở quan trọng trong hoạch định chính sách tỷ giá hối
đoái 159
14
3.4. Các giải pháp nâng cao vai trò TGHĐ trong quá trình hội nhập đối với nền
kinh
tế ở Việt Nam 162
3.4.1.Một số giải pháp thuộc tầm vĩ mô nhằm ổn định TGHĐ 162
3.4.2. Các giải pháp cơ bản và lâu dài trong việc điều hành TGHĐ 182
3.4.3. Các giải pháp hỗ trợ 192
3.5. Một số kịch bản về phƣơng án điều hành tỷ giá hối đoái 195
3.5.1.Giai đoạn 2012 - 2015 195
3.5.2. Giai đoạn 2016 - 2020 198
Kết luận chƣơng 3 199
KẾT LUẬN 200
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả 202
Danh mục tài liệu tham khảo 203
Phụ lục 211
15
MỞ ĐẦU
o0o
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được Ngân
hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với
tình hình cụ thể trong từng thời kỳ.
Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế các nước, nên ngoại tệ và
thị trường ngoại tệ tác động khá mạnh vào khối lượng tiền tệ lưu thông. Thị trường
ngoại tệ trong một nước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường
quốc tế, vì một biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnh
hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và ngược lại. Sự vận động của tỷ giá thường
vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của Nhà nước. Chỉ trong một thời gian
ngắn, chúng ta đã chứng kiến hai sự kiện làm rung chuyển thế giới, đó là sự khủng
hoảng tài chính – tiền tệ tại Mêhicô (năm 1994) và Thái Lan (năm 1997). Đặc biệt sự
khủng hoảng của Thái Lan đã gây tác hại lớn đối với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Việc xử lý tỷ giá đã vượt quá khả năng của các chính phủ.
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với
nền kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái cũng đang là một vấn đề được nhiều người hết
sức quan tâm và tất nhiên là có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn bao giờ hết, việc nghiên
cứu tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước càng
trở nên cấp thiết. Trước đòi hỏi của cả lý luận và thực tiển Việt Nam, tôi viết luận án
về “Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối
với nền kinh tế tại Việt Nam”, với cấu trúc gồm 3 chương đề cập đến những vấn đề
sau:
- Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và vai trò của tỷ giá hối đoái
trong nền kinh tế hội nhập quốc tế
- Chương 2: Cơ chế chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam
16
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong điều kiện
hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tỷ giá, vai trò
tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò tỷ giá từ
đó tác động đến việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ
mô của nhà nước; luận án điểm qua các lý thuyết và mô hình lựa chọn tỷ giá trên thế
giới, nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm về ổn định tỷ giá hối đoái ở các nước
trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích đánh giá rõ cơ chế chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái
trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với Việt Nam; giúp làm rõ việc áp dụng các lý
thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến cơ chế điều hành tỷ giá.
- Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân thành tựu, nguyên
nhân hạn chế của việc điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam; trên cơ sở đó luận án đề
xuất các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và
tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
khu vực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ chủ quyền tiền tệ, xoá bỏ nạn
“đô la hoá ” ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Tác giả nghiên cứu việc nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái Việt Nam, những
nguyên nhân cho việc tồn tại tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, hiện tượng đô la hóa ảnh
hưởng trong lưu thông thanh toán tại Việt Nam.
Luận án tập trung nghiên cứu những nhân tố chính phản ánh rõ nét nhất về tỷ
giá hối đoái ở Việt Nam, việc nghiên cứu không đi sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ thanh
toán quốc tế mà chỉ ở giác độ để thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động tốt,
góp phần ổn định tỷ giá hối đoái. Thực trạng được tập trung nghiên cứu chủ yếu
trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2011.
17
4. Phƣơng pháp luận nghiên cứu:
Phương pháp chung sử dụng: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để nghiên cứu, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái nàm trong mối liên hệ tổng thể
các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội và nghiên cứu trong sự phát triển lịch sử cụ thể.
Vận dụng phương pháp riêng cho từng phần của luận án như: thống kê, so
sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá đối chiếu với thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm
nước ngoài, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia.
Luận án sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Tổng cục
thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các
Ngân hàng thương mại.
Ngoài ra để đạt được mục tiêu nghiên cứu, quá trình nghiên cứu còn có sự kết
hợp giữa nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học về quản lý kinh tế.
5. Những điểm mới của Luận án:
Nội dung luận án nghiên cứu vai trò tỷ giá gắn liền với cơ chế điều hành của
nhà nước và có một số đóng góp mới sau đây:
- Tổng hợp có chọn lọc những lý thuyết về tỷ giá, và chính sách tỷ giá, phát
triển thêm lý thuyết cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
- Nhấn mạnh vai trò to lớn của tỷ giá trong nền kinh tế hội nhập quốc tế đối
với các nước đang phát triển.
- Hệ thống hoá diễn biến tỷ giá trên cơ sở phân tích quá trình xử lý tỷ giá ở
Việt Nam, việc áp dụng các lý thuyết và mô hình kinh tế liên quan đến vai trò tỷ giá
ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và kịch bản nhằm đạt mục tiêu của cơ chế quản lý tỷ
giá, nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập trên cơ sở
phân tích quá trình xử lý tỷ giá ở chương 2. Đây là cách tiếp cận mà đến nay chưa có
một công trình nghiên cứu nào trình bày.
Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, do khả năng và
thời gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh được khiếm khuyết, rất mong nhận được
sự góp ý phê bình của quý thầy cô giáo, để luận án được hoàn thiện hơn.
18
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VAI TRÒ
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh từ đơn vị tiền
tệ này sang đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái được xác định bởi mối quan hệ cung
– cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. Do vậy tỷ giá
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế vì nó cho phép chúng ta
so sánh giá cả của hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước với các nước khác. Một
đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó của một nước đổi được bao nhiêu một
đồng tiền nước khác được gọi là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt
là tỷ giá hối đoái. Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát: tỷ giá hối đoái là tỷ lệ
chuyển đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác.
Quan hệ về kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau, mà trước hết là
quan hệ mua bán, đầu tư tất yếu dẫn đến việc cần có sự trao đổi các đồng tiền khác
nhau với nhau dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái.
Trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá, cụ
thể là:
- Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài.
- Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế tác động đến sự dao động của tỷ giá.
- Chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ liên quan đến sự dịch chuyển các luồng
vốn đầu tư.
19
- Độ mở nền kinh tế.
- Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước.
- Ảnh hưởng yếu tố tâm lý trước việc điều chỉnh tỷ giá dẫn đến việc găm giữ ngoại
tệ, đầu cơ.
Các yếu tố trên phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể thống nhất
và theo hai chiều tác động qua lại trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay.
1.1.2.1. Tốc độ lạm phát trong nƣớc và nƣớc ngoài:
Mỗi nước đều có đồng tiền riêng mà theo đó giá trị hàng hóa và dịch vụ được
định ra và tỷ giá hối đoái được quyết định bởi sự thay đổi mặt bằng giá ở hai nước.
Một trong những lý thuyết nổi bật để xác định tỷ giá là thuyết “đồng giá sức
mua” (Purchase Power Parity, viết tắt là PPP). Theo lý thuyết này, tỷ giá hối đoái
giữa đồng tiền của hai nước bằng tỷ số của các mức giá của hai nước này. Lý thuyết
này được giải thích như sau:
Với giả thiết một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí
vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng 0. Do đó, nếu các hàng hóa đều đồng
nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở các nước nào mà giá thật sự thấp. Ví dụ ở
Canada kiện hàng X giá 102 CAD và cũng kiện hàng X tại Mỹ là 100 USD thì tỷ giá
hối đoái là: USD/CAD = 100: 102 = 0,98. Ngược lại với tỷ giá USD/CAD như trên
và giá kiện hàng X ở Canada là 102 CAD nhưng ở Mỹ là 90 USD thì người tiêu
dùng sẽ mua ở nước nào có giá rẻ, nghĩa là họ sẽ mua ở Mỹ và do ảnh hưởng cung
cầu giá hàng X sẽ tăng giá và tỷ giá sẽ định lại theo lý thuyết PPP, tức giá hàng tại
Mỹ sẽ lên đến 100 USD để bảo đảm USD/CAD = 100: 102 = 0,98.
Sức mua nội tệ được phản ảnh trong mức giá của nước đó, tức giá bằng tiền
của một tập hợp các hàng hóa và dịch vụ tham khảo. Do vậy, thuyết PPP tiên đoán
rằng sự suy giảm sức mua nội địa sẽ gắn liền với sự suy giảm giá đồng tiền một cách
tương xứng trên thị trường ngoại hối và khi tăng cường sức mua nội địa của một
đồng tiền sẽ gắn liền với sự tăng giá đồng tiền một cách tương xứng. Có hai cách xác
định:
-->