ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH
CƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Trình bày đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật
hành chính? Tại sao phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh đơn
phương.
TL:
LHC là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN bao gồm các quy phạm
điều chỉnh, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của luật HC VN là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản
hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói cách khác đối
tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh
trong hoạt động chấp hành và điều hành của VN.
Đối tượng điều chỉnh: Đc chia làm 3 nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm thứ nhất: Các cơ quan quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan
HCNN thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.
Quan hệ cơ quan hành chính cấp trên, cấp dưới theo hệ thống dọc
VD: ĐHKH ĐHTN Bộ GDĐT Chính phủ
Phòng GDĐT Sở GDĐT Bộ GDĐT
Quan hệ hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên môn
VD: ĐHTN và UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải
UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở tư pháp tỉnh Thanh Hóa
Biểu hiện ở 1 số nội dung:
+ Việc thành lập, cải tiến bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ
công tác của cơ quan nhà nước
+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, VH- XH, AN-QP, trật tự xã hội trên từng địa
phương và từng ngành.
+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây phải đc xây
dựng là mục tiêu hàng đầu của QLHCNN.
+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp và đạt được
những thành quả nhất định trong lĩnh vực HCNN hoặc các lĩnh vực của đời sống
XH theo luật định, xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý HCNN
- Nhóm thứ 2: Các quan hệ QLHC trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan,nhằn ổn định về tổ chức
để hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình
Kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ, công việc văn phòng, đảm bảo những điều kiện
vật chất cần thiết khác
VD: Điều chuyển công tác, điều động biệt phái cán bộ, nhân viên, luân chuyển cán
bộ
- Nhóm thứ 3: Các quan hệ QLHC trong quá trình các cá nhân và tổ chức đc
nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động QLHCNN trong 1 số trường hợp cụ
thể do pháp luật quy định
Tòa án, thẩm phán có quyền xử phạt HC, thuyền trưởng, cơ trưởng
VD: Trung tâm trọng tài thương mại đc xd phải đc quốc hội thông qua
Quốc hôi thông qua các dự án công trình
Phương pháp điều chỉnh:
- Là phương pháp mệnh lệnh đơn phương, được hình thành từ quan hệ “Quyền lực
- phục tùng”
+ Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên
+ Bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra
quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước và xã hội
+ Quyết định đc đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn
phương bởi vì bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước bắt buộc bên
kia thực hiện. Những quyết định đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với
các đối tượng quản lý. Tính chất bắt buộc đc đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng
chề nhà nước.
Câu 2: Phân biệt luật hành chính với luật hiến pháp, luật hình sự và luật dân
sự?
Luật hành chính với luật hiến pháp
Luật Hiến pháp Luật HC
- Điều chỉnh những quan hệ xã hội
quan trọng gắn liền với việc xác định
chế độ chính trị, chế độ kt Vh- xh,
chính sách đối ngoại và ANQP, địa
vị pháp lý của công dân, tổ chức và
hoạt động của BMHCNN(phạm vi
điều chỉnh của luật hiến pháp rộng
hơn phạm vi điều chỉnh của luật
hành chính)
- Các quy phạm luật hiến pháp quy
định những vấn đề chung và cơ bản
- Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tổ chức và thực
hiện hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nước
- Quy phạm luật hành chính cụ thể
hóa quy phạm của luật hiến pháp để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
- Các quy phạm luật hiến pháp quy
định về tổ chức và hoạt động của
BMNN trong trạng thái tĩnh
sinh trong quá trình chấp hành và
điều hành của nhà nước
- Các quy phạm LHC quy định về tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước trong trạng thái động
Luật HC với luật hình sự
- Giống nhau: Hai ngành luật này đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi
phạm pháp luật và các hình thức xử lý đói với người vi phạm
- Khác nhau:
Luật hình sự Luật HC
- Quy định về tội phạm và hình phạt
- Những hành vi vi phạm lớn
- Các hình thức xử phạt: cảnh cáo,
phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù
có thời hạn (1 người có nhiều tội tối
đa không quá 20 – 30 năm) tù trung
thân, tử hình
- Quy định về các vi phạm hành
chính
- Những hành vi vi phạm nhỏ, 1 lần
- Các hình thức xử phạt: cảnh cáo,
phạt tiền, tịch thu tang vật, tước giấy
phép
Trên tực tế việc phân biệt tôi phạm hành chính không phải lúc nào cũng đơn giản,
dễ dàng bởi vì có những trường hợp vi phạm hành chính có khả năng chuyển hóa
thành tội phạm. Đó là những hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới, trón thuế… Những hành vi này nếu đc thực hiện lần đầu với
số lượng không lớn thì là hành vi vi phạm hành chính, còn nếu là số lượng lớn đã bị
xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm.
Tội phạm quy định trong luật hình sự khác với vi phạm hành chính ở chỗ độ gây
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, do đó hình phạt áp dụng đối với tội phạm hình
sự cũng cao hơn, trình tự xử lý và thẩm quyền xử lý cũng khác nhau.
Luật hành chính với luật dân sự
- Giống nhau: Điều chỉnh quan hệ tài sản bằng những phương pháp khác nhau
- Khác nhau:
Luật dân sự Luật HC
- Phương pháp điều chỉnh là bình
đẳng, thỏa thuận
- Trong quan hệ pháp luật dân sự các
chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ
- Phươg pháp điều chỉnh của luật
hành chính là mệnh lệnh đơn phương
- Trong quan hệ pháp luật hành chính
các chủ thể không bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ. Một bên có
quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân
sự là những quan hệ tài sản mang
tính chất hàng hóa – tiền tệ và quan
hệ nhân thân
- Điều chỉnh quan hệ tài sản ở góc độ
khác nhau: Luật dân sự quy định nội
dung quyền sở hữu, hình thức
chuyển nhượng, sd, định đoạt tài sản
-
nghĩa vụ phải phục tùng
- Đối tượng điều chỉnh của luật hành
chính là các quan hệ xã hôi phát sinh
trong các lĩnh vực chấp hành và điều
hành
- LHC quy định những vấn đề như
thẩm quyền giải quyết và thủ tục cấp
phát thu hồi vốn, quyết định thẩm
quyền của CQHCNN đối với việc
quản lý nhà vắng chủ, trưng dụng,
trưng mua tài sản, quản lý việc cho
thuê nhà của nhà nước, tổ chức hoạc
cá nhân
Câu 3: Khái niệm luât hành chính? Thế nào là quan hệ chấp hành- điều hành?
Lấy ví dụ.
- Khái niệm:
LHC là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN bao gồm các quy phạm
điều chỉnh, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của luật HC VN là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản
hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói cách khác đối
tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh
trong hoạt động chấp hành và điều hành của VN.
- Quan hệ chấp hành: thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước là
nhằm bảo đảm thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước
trên thực tế.
- Quan hệ điều hành: thể hiện ở chỗ để bảo đảm cho các văn bản pháp luật của
cơ quan quyền lực nhà nước được thi hành trên thực tế, các cơ quan hành chính nhà
nước phải tiến hành hoạt động tổ chức, chỉ đạo, điều hành trực tiếp đối với các đối
tượng quản lý thuộc quyền. Trong quá trình điều hành, các cơ quan hành chính nhà
nước có quyền nhân danh nhà nước ban hành các văn bản pháp luật (dựa trên các
Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên) hoặc ra các chỉ thị, yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể bắt
buộc đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện.
Câu 4: Trình bày nguồn của luật hành chính? Lấy ví dụ minh họa.
- Nguồn gốc của LHC là những Vb quy phạm pháp luật do CQNN có thẩm quyền
ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nôi dung là các
QPPLHC có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được
đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Nguồn của luật hành chính bao gồm:
1. Văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước:
- Hiến pháp . Vd: Hiến pháp năm 1992
- Luật tổ chức chính phủ
- Luật tổ chức HĐND và UBND. Vd Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
- Nghị quyết của quốc hội được ban hành để quy định nhiệm vụ phát triển KT –
XH, dự toán ngân sách
VD: Nghị quyết số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 về việc thi hành
luật dân sự
- Pháp lệnh của UBTVQH
VD: Pháp lệnh cán bộ công chức, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
- Nghị quyết của UBTVQH
VD: Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH ngày 10/11/2006 của UBTVQH
giải thích khoản 6 điều 9 luật kiểm toán nhà nước
- Nghi quyết của HĐND
VD: Nghị quyết số 02/2013/NQ-HĐND về việc THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH
ĐỘNG “XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐỒNG BỘ PHỤC VỤ MỤC TIÊU XÂY DỰNG TỈNH
THÁI NGUYÊN THÀNH TỈNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 2020”
2. Chủ tịch nước ban hành lệnh và quyết định
Phần lớn là các văn bản áp dụng pháp luật, những văn bản phần lớn chứa các
QPPLHC là nguồn của LHC
VD: Quyết định số 207/QĐ-CTN ngày 06/7/1994 của chủ tịch nước về chức
năng , nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của văn phòng chủ tịch nước
3. VB QPPL của cơ quan HCNN
- Nghị định của chính phủ
VD: Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ
VD: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của chính phủ quy đinh về miễn, giảm học
phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo duc
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-
2015
- Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
VD: Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 Hướng dẫn thể thức và kỹ
thuật trình bày văn bản hành chính
- Quyết định của UBND
VD: Quyết định số 20/QĐ-UBND Ban hành Quy định về công tác văn thư, lưu
trữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Chỉ thị của UBND
VD: Chỉ thị số 21/CT-UBND về việc tăng cường sản xuất nông nghiệp năm
2013
4. VB QPPL của TANDTC và VKSNDTC
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC
VD: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số 04/2006/NQ-HĐTP
ngày 04/8/2006 hướng dẫn thi hành 1 số quyết định của pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính
- Thông tư của Chánh án TANDTC và VKSNDTC
VD: Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 20/3/1993 hướng dẫn áp dụng một
số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tố tụng hình sự
5. Văn bản của tổng kiểm toán nhà nước
- Quyết định của tổng kiểm toán nhà nước đc ban hành để quy định, hướng dẫn
các chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quyết định cụ thể về quy trình kiểm toán,
hồ sơ kiểm toán.
VD: Quyết định số 08/2012/QĐ-KTNN ban hành Quy định danh mục hồ sơ
kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán
6. VB QPPL liên tịch
- VB liên tịch giữa các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
VD: Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-
TANDTC Hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng
- VB liên tịch giữa chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC hoặc với
Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ
VD:
CHƯƠNG 2:
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP
LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao.
1. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền ban hành QPPLNN.
Trả lời: Sai. Vì ngoài CQ HCNN còn có 1 số cơ quan khác có thẩm quyền ban
hành VB QPPL như VB của Chủ tịch nước, VB của cơ quan quyền lực….
VD: Hiến pháp 1992, Luật ban hành VBQPPL năm 2008 của QH, Ngị quyết
của QH.
2. QPPLHC là 1 dạng cụ thể của QPPL
Đúng. Vì nó chứa các quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung do cơ
quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành.
VD: Luật cán bộ công chức năm 2008
3. Những VB QPPLHC do chính phủ ban hành có hiệu lực bắt buộc trên phạm
vi toàn quốc.
Sai. Tùy thuộc vào đối tượng diều chỉnh và phạm vi tác động đc quy định trong
văn bản, có những văn bản đc ban hành chỉ áp dụng đối với 1 khu vực, do đó nó
chỉ có hiệu lực đối với khi vực đó.
VD: Nghị định số 125/2013/NĐ-CP quy định về quản lý phương tiện cơ giới do
người nước ngoài vào Việt Nam du lịch
4. VB QPPLHC do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương ban
hành chỉ có hiệu lực tại địa phương đó
Đúng. Vì VB đc ban hành để đáp ứng nhu cầu của địa phương đó.
VD: Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năn 2012 ban hành
giá đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Câu 2: Khái niệm QPPL HC? Phân tích đặc điểm cả QPPLHC?
- Khái niệm: QPPLHC là các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước, các
cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ XH
phát sinh trong lĩnh vực QLHCNN(hay còn gọi là hoạt động chấp hành- điều
hành của nhà nước) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có
liên quan.
Đặc điểm:
QPPLHC là 1 dạng cụ thể QPPL nên mang đầy đủ các đặc điểm của QPPL như:
Là quy tắc xử sự chung, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước đảm bảo
thực hiện, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người
về tính hợp pháp.
Đặc điểm 1: Những QPPLHC ban hành chủ yếu điều chỉnh những quan hệ
xh phát sinh trong lĩnh vực HCNN
- Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt động chấp hành,điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xh.
+ Quan hệ cơ quan hành chính cấp trên, cấp dưới theo hệ thống dọc
+ Quan hệ HCNN có thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên môn
- Các quan hệ quản lý HCNN trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng
và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để
hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Kiểm tra nội bộ nâng cao trình độ, công việc văn phòng đảm bảo các điều
kiện vật chất
- Các quan hệ QLHC trong quá trình các cá nhân và tổ chức đc nhà nước trao
quyền thực hiện hoạt động QLHCNN trong 1 số trường hợp cụ thể do pháp luật
quy định
+ Tòa án, thẩm phám có quyền xử phạt hành chính, thuyền trưởng, cơ trưởng
+ QH thông qua các dự án, công trình
Đặc điểm 2
Các QPPLHC đc đặt ra, sửa đổi hay bãi bỏ trên các cơ sở những quy luât
phát triển khách quan của xh và những đặc điểm cụ thể trong từng giai
đoạn
- Để phù hợp với sự phát triển không ngừng của xh thì việc sửa đổi hay bãi bỏ
QPPLHC để đáp ứng những yêu cầu đổi mới của đât nước là điều hợp pháp và
cần thiết.
Đặc điển 3: Được ban hành bởi các cơ quan nhà nước và các cán bộ nhà
nước có thẩm quyền ở các cấp khác nhau, chủ yếu do cơ quan HCNN ban
hành
- Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước
hoặc người có thẩm quyền đc ban hành QPPLHC. Việc ban hành pháp luật của
quốc hội, UBTVQH theo cơ chế thảo luận tập thể, quyết định theo đa số tại cá
kỳ họp, phiên họp không đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ QLHCNN 1
cách năng động kịp thời. Măt khách, QH và UBTVQH không có chức năng
QLHCNN do đó khó có thể ban hành các QPPLHC 1 cách cụ thể và phù hợp
với thực tiễn quản lý của từng ngành,lĩnh vực và địa phương. Do đó, các
QPPLHC chủ yếu do cơ quan HCNN hoạc người có thẩm quyền trong cơ quan
HCNN ban hành trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của hiến pháp,
luật, pháp lệnh trong lĩnh vực QLHCNN.
Đặc điểm 4: Là quy tắc xử sự mang tinh bắt buộc chung, có số lượng lớn và
có hiệu lực pháp lý khác nhau
- QPPLHC là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Do đặc trưng của quan
hệ QLHCNN là quan hệ “Quyền lực- Phục tùng” giữa 1 bên nhân danh nhà
nước ra mệnh lệnh bắt buộc bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng mệnh lênh đó.
- Do phạm vi điều chỉnh của các QPPL HC rất rộng và có tính đa dạng về chr
thể ban hành nên các quy phạm hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những
quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành các
lĩnh vực quản lý hay trong 1 địa phương nhất định. Mặt khác cũng có những quy
phạm đc áp dụng chung đối với tất cả cá nhân, tổ chức, có những quy phạm đc
áp dụng với 1 cá nhân hoạc chỉ đc áp dụng với một tổ chức.
Đặc điểm 5: Các quy phạm pháp luật HC hợp thành 1 hệ thống trên cơ sở
nguyên tắc pháp lý nhất định
BMNN là 1 chỉnh thể thống nhất, các QPPLHC do cơ quan HCNN cấp dưới ban
hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPL do CQNN cấp trên ban
hành. Cấp dưới phải phục tùng ý chí hay sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà
nước cấp trên .
Các QPPLHC phải đc ban hành theo đúng thủ tục và dưới hình thức nhất định
do PL quy định.
Câu 3: Tình bày nội dung QPPLHC? Chỉ có cơ quan hành chinh nhà nước
mới có thẩm quyền ban hành QPPLHC là đúng hay sai?
Nội dung:
1. Xác định thẩm quyền QLHCNN
VD: Luật tổ chức chính phủ năm 2001
Luật tổ chức HĐND và UBND
2. Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng QLHCNN
VD: Luật ATGT tác động đến người tham gia giao thông
3. Quy định cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong quá trình thực hiện quản lý HCNN
VD: Cơ cấu tổ chức của chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, văn phòng chính
phủ, tổ chức khác trực thuộc chính phủ
4. Quy định thủ tục hành chính
VD: Thủ tục xử phạt ATGT, quy định luật tố tụng hành chính
5. Quy định về vi phạm hành chính
VD: Vi phạm luật ATGT quy định rõ các hành vi xử phạt
6. Quy định các biện pháp hhen thưởng và cưỡng chế hành chính
VD: Nâng bậc lương, tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua… Cưỡng chế: Hạ lương,
xa thải, phạt tiền
Nhận định: “Chỉ có CQHCNN mới có thẩm quyền ban hành QPPLHC” là sai.
Vì ngoài cơ quan HCNN thì cũng có nhưng cơ quan có thẩm quyền ban hành
QPPLHC như: VB của CTN, VB của cơ quan quyền lực
CÂu 4: Khái niệm thực hiện QPPLHC? Trình bày các hình thức thực hiện
QPPLHC?
Khái niệm: Thực hiện QPPLHC là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự
phù hợp với các yêu cầu của QPPLHC khi tham gia vào QLHCNN
Hình thức thực hiện:
1. Tuân thủ QPPLHC : Là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ
quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp
luật hành chính ngăn cấm.
VD: Công dân không đi ngược đường 1 chiều, không vượt đèn đỏ….
Các chủ thể tuân thủ QPPLHC tham gia vào QLHCNN với tư cách là đối tượng
quản lý, nhằm mục đích trước hết là bảo vệ lợi ich của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Việc tuân thủ QPPLHC là yêu cầu pháp lý khách quan đối với chủ thể thực hiện
pháp luật và việc không tuân thủ QPPLHC đc xác định là hành vi trái pháp luật
2. Chấp hành QPPLHC: Là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ
quan tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà PLHC đòi hỏi họ phải
thực hiện
VD: Thực hiện nghĩa vụ LĐ công ích
Thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật
3. Sử dụng QPPLHC: là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan
tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi đc pháp luật cho phép.
VD: Công dân thực hiện quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính,
thực hiện quyền tự do đi lại…
- Các chủ thể sử dụng QPPLHC tham gia vào QLHCNN với tư các là đối tượng
quản lý nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là đảm bảo các quyền và lợi ích
hợp pháp của chình họ.
- Việc sử dụng QPPLHC phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể thực
hiện pháp luật và việc không sử dụng QPPLHC không phải là hành vi trái pháp
luật
4. Áp dụng QPPLHC: là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào QPPLHC hiện hành để giải quyết
các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLHCNN
- Khi áp dụng QPPLHC trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số
quan hệ pháp luật cụ thể.
- Việc áp dụng QPPLHC phải đáp ứng những yêu cầu pháp lý nhất định để đảm
bảo hiệu lực quản lý của nhà nước và các quyền lợi ích hợp pháp của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Đó là:
+ ADQPPLHC phải đúng với nội dung, mục đích của QPPL đc áp dụng
+ ADQPPLHC phải đc thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền
+ ADQPPLHC phải đc thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định
+ ADQPPLHC phải đc thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy
định
+ Kết quả ADQPPLHC phải trả lời công khai, chính thức cho các đối tượng có
liên quan và đc thể hiện bằng văn bản.
+ Quyết định ADQPPLHC phải đc các đối tượng có liên quan tôn trọng và đc
đc đảm bảo thực hiện trên thực tế
+ Trong nhiều trường hợp việc sử dụng, tuân thủ hay chấp hành QPPLHC là
tiền đề hoặc căn cứ cho việc ADQPPLHC
+ Trong phần lớn các trường hợp không tuân thủ hay không chấp hành đúng
QPPLHC sẽ dẫn đến việc ADQPPLHC
+ Việc ADQPPLHC đều là cơ sở cho việc vận dụng, tuân thủ hay chấp hành các
QPPLHC của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Câu 5: Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính? Phân tích điều
kiện trở thành chủ thể QHPLHC?
TL
Khái niệm: QHPLHC là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
QLHCNN đc các QPPLHC điều chỉnh làm cho các bên phát sinh quyền và
nghĩa vụ hành chính
Đặc điểm:
- QHPLHC chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình QLHCNN trên các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều
hành của nhà nước, chúng vừa thể hiện lợi ích của các bên tham gia quan hệ
vừa thể hiện những yêu cầu và mục đích của hoạt động chấp hành và điều hành
VD: Quan hệ dọc: ĐHKHĐHTN
Quan hệ ngang: UBND tỉnh phối hợp điều chỉnh địa giới hành chính
- QHQPPLHC có thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể, cơ quan nhà nước,
tổ chức XH, công dân, người nước ngoài nhưng ít nhất 1 bên trong quan hệ
phải là cơ quan HCNN hoặc cơ quan nhà nước khác hoặc tổ chức cá nhân đc
trao quyền quản lý
VD: UBND huyện cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân
Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm
- QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối
tượng QLHCNN
- Nội dung của QHPLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lý HC của các bên
tham gia quan hệ đó
+ Trong QHPLHC thì quyền bên này là nghĩa vụ của bên kia tương ứng và
ngược lại
Điều kiện trở thành chủ thể QHPLHC
- Chủ thể của QHPLHC là những bên tham gia vào QHPLHC, có năng lực chủ
thể, có quyền và nghĩa vụ tương ừng với nhau theo quy định của PLHC:
+ Bao gồm các cơ quan HCNN
+ Các nhà chức trách
+ Các nhân, tổ chức đc ủy quyền
+ Công dân VN, người nước ngoài, người không có quốc tịch.
Như vậy, điều kiên trở thành chủ thể QHPL là phải có năng lực chủ thể(là khả
năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào QHPLHC với tư cách
là chủ thể của quan hệ đó), phù hợp với quan hệ PLHC mà họ tham gia.
- Chủ thể QLHCNN là các cá nhân hay tổ chức của con người mang quyền lực
HCNN, nhân danh nhà nước thực hiên chức năng QLHCNN
“Mang quyền lực nhà nước” cần hội tụ đủ 2 yếu tố
1. Có thẩm quyền HCNN do PL quy định
2. Tham gia vao QHPLHC với tư cách của chủ thể có thẩm quyền HCNN,
không vượt ra khỏi thẩm quyền luật định.
- Chủ thể QLHCNN(chủ thể thường) là 1 bên trong QHPLHC chịu sự quản lý
chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý
Trong QHPLHC đây có thêt là cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia không với tư
cách có quyền lực HCNN, hoặc cá nhân, công dân có tổ chức knh tế ngoài quốc
doanh, các tổ chức XH không mang quyền lực nhà nước.
- Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó đc thành lập
và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này đc PLHC quy định phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong QLHCNN.
- Năng lực chủ thể là cán bộ công chức
Phát sinh khi cá nhân đc nhà nước giao đảm nhận công vụ, chức vụ nhất định
trong BMNN và chấm dứt khi không còn đảm nhận công vụ, chức vụ đó
VD: UBND có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không phải ai
cũng có quyền xử phạt
- Năng lực chủ thể của tổ chức
Phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong
QLHCNN và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải
thể
- Năng lực chủ thể của cá nhân đc biểu hiện trong tổng thể năng lực PLHC và
năng lực hành vi hành chính
+ Năng lực PLHC của cá nhân là khả năng cá nhân đc hưởng các quyền và phải
thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do Nhà nước quy định.
Năng lực PLHC của cá nhân là thuộc tính pháp lý hành chính phản ánh địa vị
pháp lý hành chính của cá nhân
+ Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân đc nhà
nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý
nhất định do những hành vi của mình mang lại
- Cá nhân phải có những điều kiện về độ tuổi , tình trạng sức khỏe, trình độ đào
tạo,… Có quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực hành vi
hành chính của cá nhân
VD: Cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính…
Tình trạng sức khỏe là điều kiện phổ biến để xác định năng lực hành vi hành
chính
VD: Người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhân
thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì không có năng lực hành
vi hành chính đối với mọi loại QHPL.
Chương 3:
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
Câu 1: Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước? Phân tích đặc điểm của
CQHCNN? Tại sao nói CQHCNN là chủ thể cơ bản của LHC?
TL
Khái niện CQHCNN: Là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước trực thuộc
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương
diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức
và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Đặc điểm của CQHCNN
Đặc điểm chung:
1. CQHCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt
động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở
chỗ
- CQHCNN là 1 bộ phận của BMNN
- CQHCNN nhân danh nhà nước để hoạt động
VD: Cảnh sát giao thông nhân danh NN xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông
2. Hệ thống cơ cấu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định
- Các cơ quan nhà nước đc tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để
thực hiện pháp luật
- Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể
hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và văn bản cá biệt
3. CQHCNN được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp
luật
- Được thành lập theo quy định của hiến pháp, luật, pháp lệnh hoặc theo quyết
định của CQHCNN cấp trên
VD: Hiến pháp 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
- Được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
VD: UBND chịu trách nhiệm trc HĐND
- Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành, nhưng theo nguyên tắc
tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng
- Nguồn nhân lực chính trong CQHCNN là cán bộ công chức đc hình thành từ
tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quyết định của luật cán bộ công chức
Đặc điểm riêng
1. CQHCNN đều thực hiện 2 hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham
gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lịnh vực nhất định
- Chức năng lập quy(Ban hành vb dưới luật)
- Chức năng hành chính(tổ chức thực hiện bộ máy, cơ cấu)
2. CQHCNN đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực
VD: Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội, trả lời chất vấn các đại biểu
quốc hội
- Thẩm quyền của CQHCNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành,
điều hành. Điều đó có nghĩa là cơ quan HCNN chỉ tiến hành các hoạt động để
chấp hành hiến pháp, luật, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong
phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước
- Các CQHCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực
nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của cơ quan quyền lực nhà nước
cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó
- Các CQHCNN có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho
CQHCNN hoàn thành nhiệm vụ
3. Hệ thống CQHCNN đc thành lập từ trung ương đến cơ sở, tổ chức theo hệ
thồng thứ bậc, có mối quan hệ phụ thuộc nhau tạo thành 1 chỉnh thể thồng nhất
đứng đầu là chính phủ
- Đó hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp
thuộc lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực giáo dục có trường học, trong lĩnh vực y tế
có bệnh viện
- Hoạt động của CQHCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn
định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sồng
- Tất cả các CQHCNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là mối quan hệ trực
thuộc trên dưới, trực thuộc ngang dọc.
4. Thẩm quyền CQHCNN đc pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành
hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp
Nói CQHCNN là chủ thể cơ bản của luật hành chính là vì:
- Các CQHCNN có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và
điều hành
- LHC điều chỉnh 3 nhóm quan hệ hoạt động chủ yếu là CQHCNN:
+ Nhóm thứ nhất: Các cơ quan quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan
HCNN thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.
+ Nhóm thứ 2: Các quan hệ QLHC trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan,nhằn ổn định về tổ chức
để hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình
+ Nhóm thứ 3: Các quan hệ QLHC trong quá trình các cá nhân và tổ chức
đc nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động QLHCNN trong 1 số trường hợp
cụ thể do pháp luật quy định
- CQHCNN đc tổ chức theo thứ bậc, từ trung ương đến địa phương, đảm bảo
thực hiện hoạt động QLHCNN rộng khắp trên phạm vi cả nước
Câu 2: Trình bày vị trí, chức năng của chính phủ nước CHXHCN VN?
BL
Điều 109 hiến pháp 1992 và điều 1 luật tổ chức chính phủ(2001) quy định:
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất nước CHXHCN VN.
Người đừng đầu chính phủ theo hiến pháp và luật tổ chức chính phủ 2001 là thủ
tướng
Vị rí của chính phủ:
1. Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực
- Thực hiện việc lập quy bằng cách ban hành các VBQPPL, dưới luật có tính
chất bắt buộc trên phạm vi cả nước, đê thực hiện các đạo luật, các pháp lệnh và
các nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH. Các Bộ và chính quyền địa phương
có nghĩa vụ thực hiện các văn bản pháp quy đó
VD: Luật ống, luật khung
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ và các thành viên của chính
phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trach nhiệm trước Quốc hội và báo các
với Quốc hội. Chính phủ phải trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội khi
Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội có yêu cầu
2. Chính phủ với tư cách là CQHCNN cao nhất của nước CHXHCNVN
- Là cấp trên cao nhất của toàn bộ hệ thống HCNN, từ bộ máy HC Trung ương
đến các UBND các cấp, các cơ quan, các đơn vị sự nghiệp trên cả nước
- Chính phủ lãnh đạo UBND các cấp một cách trực tiếp trong việc thực hiện
các nhiệm vụ điều hành của BMHCNN, UBND có nhiệm vụ chấp hành quyết
định của cơ quan nhà nước cấp trên
Chức năng của chính phủ:
- Có quyền lập quy để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra.
VD: Ban hành các Vb dưới luật
- Quản lý công việc hàng ngày của nhà nước(KT-VH-XH…)
- Quyền tổ chức BMHC và QL BM đó
- Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia các dự luật, hỗ trợ Quôc hội trong
hoạt động lập pháp.
Câu 3: Khái niệm CQHCNN? Phân loại CQHCNN?
Khái niệm: CQHCNN Là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước trực thuộc
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương
diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức
và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Phân loại:
1. Căn cứ vào thẩm quyền:
- CQHCNN có thẩm quyền chung: Là CQNN có chức năng và thẩm quyền quản
lý mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi
lãnh thổ được phân cấp.
- CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn: VD: Bộ, cơ quan ngang Bộ, sở, sở,
ban, ngành
+ Cơ quan thẩm quyền chuyên môn, chuyên ngành
VD: Bộ Công an, Bộ NN và PTNT…
+ Cơ quan thẩm quyền chuyên môn tổng hợp
VD: Bộ VHTD và DL, Bộ LĐ thương binh và XH, Bộ kế hoạch và đầu tư…
2. Căn cứ phạm vi lãnh thổ:
- CQHCNN ở trung ương: Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang bộ hoạt động trên
phạm vi toàn quốc
- CQHCNN ở địa phương : UBND các cấp, sở, phòng, ban
3. Căn cứ pháp lý để thành lập
- Các cơ quan hiến định: Là loại cơ quan nhà nước do hiến pháp quy định việc
thành lập
VD: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan nganh bộ, UBND các cấp
- Các cơ quan do văn bản khác quy định: là CQHCNN do luật, các vb luật, vb
dưới luật quyết định việc thành lập. Đây là các CQHCNN có thẩm quyền
chuyên môn, kể cả trung ương và địa phương
+Bao gồm các tổng cục, sở, phòng, ban các cơ quan này là cơ quan chuyên môn
của CQNN có thẩm quyền chung
+ Được thành lập trên cơ sở Hiến pháp
VD: Tổng cục, cục, vụ, viện, sở, phòng, ban,…
Câu 4: Trình bày khái niệm cán bộ công chức? Trình bày quy trình tuyển
dụng công chức ở VN.
Trả lời:
Cán bộ:
- Là công dân Việt Nam
- Được đề cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong
cơ quan của ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương(hay gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện). Trong biên chế hưởng
lương từ nhà nước.
Công chức:
- Là công dân việt nam
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của
ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bô máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Quy trình tuyển dụng công chức ở VN
1. Căn cứ vào chỉ tiêu trong biên chế đc giao
2. Các cá nhân là công dân việt nam có địa chỉ thường trú tại VN, độ tuổi từ 18
– 45, có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văng bằng chứng chỉ phù hợp
với yêu cầu của ngành, ngạch dự tuyển, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức
khỏe để đảm bảo công vụ, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành
phạt tù, cải tạo không giam giữ.
3. Những đối tượng thuộc diện chính sách được ưu tiên tuyển dụng, những
người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, tốt nghiệp loại giỏi(VD: Con thương binh
cộng 10đ, con liệt sĩ 20đ)
Những người đáp ứng yêu cầu như trên sẽ nộp hồ sơ dự tuyển(hồ sơ nộp về sở
nội vụ các cơ quan nhà nước), thông thường sẽ thi tuyển 4 môn:
+ Tiếng anh trình độ B cần đạt 50 điểm
+ Tin học trình độ B cần đạt 50 điểm
+ Quản lý nhà nước
+ Chuyên môn nghiệp vụ
2 môn còn lại tính từ cao xuống thấp, và tính những đối tượng ưu tiên
Thông qua thi tuyển lấy kết quả và tuyển dụng
- Phải trải qua thời giân tập sự, thử việc 12 tháng đối với ngạch, chuyên viên và
tương đương, 6 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương, 3 tháng với nhân
viên
- Nếu đáp ừng yêu cầu đc nhận vào làm, không đáp ứng thì chấm dứt.
Câu 5: Khái niệm công chức? Trình bày về những việc cán bộ, công chức
không đc làm?
Trả lời:
Công chức:
- Là công dân việt nam
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của
ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bô máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Luật cán bộ công chức năm 2008
Điều 18: Những việc cán bộ công chức không được làm liên quan đến đạo đức
công vụ.
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ đc giao, gây bè kết phái, mất đoàn
kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công
- Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến
công vụ để vụ lợi
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới
mọi hình thức
Điều 19: Những việc các bộ công chức không được làm liên quan đến bí mật
nhà nước
- CBCC không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi
hình thức
CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời
hạn ít nhất 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm
công việc có liên quan đến ngành nghề trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ
chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân ngoài nước hoặc liên doanh với
nước ngoài.
Những việc CBCC không đc làm theo luật phòng chống tham nhũng:
- Không được tiết lộ, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các
loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, trường tư, bệnh viện tư, tổ chức NCKH tư
- Không đc làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và các
tổ chức cá nhân ở trong nước vá nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình và các công việc khác mà công việc tư vấn đó có khả năng gây hại đến
lợi ích quốc gia.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của
những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm
vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không
được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ
quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho
cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Câu 6: Phân biệt công chức với viên chức
Công chức Viên chức
- Vận hành quyền lực nhà nước,
làm nhiện vụ quản lý
- Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển,
bổ nhiệm,có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
thuộc biên chế
- Lương hưởng từ ngân sách nhà
- Thực hiện khả năng xã hội, trực
tiếp thực hiện nghiệp vụ
- Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển,
ký hợp đồng làm việc
- Lương hưởng 1 phần từ ngân
nước theo ngạch, bậc
- Nơi làm việc: Cơ quan nhà nước,
tổ chức chinh trị - XH(Thành
đoàn, thành ủy)
sách, còn lại là nguồn thu sự
nghiệp
- Nơi làm việc: Đơn vị sự nghiệp
và đơn vị sự nghiệp của các tổ
chức XH
CHƯƠNG 6:
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN, NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI
Câu 1: Trình bày quyền và nghĩa vụ của công dân VN trong QLHCNN?
Tl
Quyền và nghĩa vụ của công dân VN trong QLHC – Chính trị:
- Quyền tham gia QLNN và XH(Điều 53)
- Quyền bầu cử và ứng cử(Điều 54)
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp,
lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật(Điều 69)
- Quyền khiếu nại, tố cáo(Điều 74)
- Quyền bình đẳng trước pháp luật(Điều 52)
- Quyền tự do cư trú và tự do đi lại ở trong nước, ra nước ngoài và từ nước
ngoài về theo quy định của pháp luật(Điều 68)
- Quyền tự do tín ngưỡng(Điều 70)
- Quyền bất khả xâm phậm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm(Điều 71)
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở(Điều 73)
Nghĩa vụ
- Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc,
trật tự ATXH, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng
đồng(Điều 79)
- Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc(Điều 76)
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc( Đ77)
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước va lợi ích công cộng(Đ78)
Câu 2: Trình bày về qyền và nghĩa vụ của công dân VN trong lĩnh vực KT,
VH, XH.
BL
Trong lĩnh vực Kinh tế(Đ 55)
- Quyền và nghĩa vụ lao động
- Quyền được hưởng lương và được nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ bảo
hiểm xã hội, chế độ bảo hộ lao động, chế độ nghỉ ngơi, làm việc(Đ 56)
- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều 57)
- Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư
liệu sản xuất, , vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
kinh tế khác(Điều 58)
- Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật(Đều 62)
Trong lĩnh vực VH – XH
- Quyền và nghĩa vụ học tập(Điều 59)
- Quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật,
hợp lý hóa sản xuất, sang tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt
động văn hóa khác (Điều 60)
- Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe và nghĩa vụ thực hiện các quy định
về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng
- Quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách
ưu đãi của nhà nước
- Quyền của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người không nơi nương tựa
được nhà nước và xã hội giúp đỡ
- Nghĩa vu bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc
CHƯƠNG 7:
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Thế nào là vi phạm hành chính? Phân tích cấu thành vi phạm hành
chính? Lấy VD minh họa
BL
Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại các quy tắc quản lý HCNN
do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý hành chính thực hiện một cách
cố ý hoăc vô ý, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn sơ với tội phạm hình
sự theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành chính.
Cấu thành vi phạm hành chính
- Chủ thể: cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính
+ Cá nhân: Từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hành chính do lỗi cố ý
Từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi
+ Tổ chức: Không cần yếu tố lỗi
- Khách thể: Quy tắc QLNN(QHXH luật hành chính bảo vệ, liên quan đến lợi
ích về vật chất và tinh thần)
- Mặt chủ quan: Những yếu tố bên trong: lỗi, động cơ, mục đích
Lỗi: Cố ý: Nhìn trước đc hậu, mong muốn hậu quả xảy ra
Vô ý: Nhìn trước được hậu quả, tuy không mong muốn nhưng không
ngăn chặn để mặc hậu quả xảy ra
- Mặt khách quan: Những biểu hiện ra bên ngoài: Hành vi, hậu quả, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả VPHC gây thiệt hại không đáng kẻ cho xã hội
Câu 2: Thế nào là VPHC? Phân biệt VPHC với tội phạm?. Lấy ví dụ minh họa.
Khái niệm: Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại các quy tắc quản lý HCNN
do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý hành chính thực hiện một cách
cố ý hoăc vô ý, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn sơ với tội phạm hình
sự theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành chính.
Phân biệt:
VPHC Tội phạm
Khách
thể
Là những hành vi xâm hại các
quy tắc QLHCNN(đc quy định
trong văn bản PLHC, là hành vi
xâm phạm quan hệ xa hội phát
sinh trong hoạt động chấp hành
và điều hành
VD: Vi phạm thuế, hải quan,
môi trường…
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội do
người có năng lực chịu trách nhiệm
pháp lý hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan
hệ xã hội mà ngành luật hình sự bảo
vệ. Tại khoản 1 điều 8 bao gồm
những hành vi sau: - Xâm hại sức
khỏe, tính mạng, danh dự, nhâm
phẩm
- ANQP quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân
Chủ
thể
Chủ thể VPHC là các chủ thể có
năng lực, chịu trách nhiệm pháp
lý HC có thể là cá nhân, tổ chức
+ Cá nhân: Từ 14 đến dưới
16 tuổi chịu trách nhiệm
hành chính do lỗi cố ý
Từ 16 tuổi trở lên chịu trách
nhiệm hành chính về mọi
hành vi
+ Tổ chức: Không cần yếu tố lỗi
Chủ thể là cá nhân có năng lực, chịu
trách nhiệm pháp lý hình sự
+ Từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách
nhiệm do tội rất nghiêm trọng do lỗi
có ý và đặc biệt nghiêm trọng
16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm với
mọi loại tội
Mức
độ
nguy
hiểm
Mức độ nguy hiểm thấp hơn tội
phạm
VD: Phá hoại, ăn cắp tài sản
dưới 2 triệu đồng phạt hành
chính
Mức độ nguy hiểm cao, đe dọa, gây
thiệt hại đáng kể cho xã hội
VD: Cố ý gây thương tích 11% trở
lên thì truy tố trách nhiệm hình sự
Văn
bản
áp
dụng
Chế tài quy định pháp lệnh xử
phạt vi phạm hành chính 2010
gồm 2 hình thức xử phạt
- Xử phạt hành chính: cảnh cáo,
phạt tiền( tối thiểu 10.000 – tối
đa 500.000.000)
VD: Phạt hút thuốc 50.000
- Xử phạt bổ sung: Tịch thu
phương tiện sử dụng vi phạm,
tước giấy phép, chứng chỉ hành
nghề
Văn bản quy định ở bộ luật hành
sự(đạo luật) bao gồm các chế tài:
cảnh cáo, phạt tiền(tối thiểu
4.000.000- không có tối đa), cải tạo
không giam giữ, trục xuất, tù có thời
hạn, trung thân, tử hình
Thẩm
quyền
xử
phạt
Nhiều cơ quan: Công an, CSGT,
quản lý thị trường….
Tòa án
Câu 3: Trình bày về hình thức xử phạt VPHC? Các cơ quan có thảm quyền xử
phạt vi phạm hành chính?
BL
Các hình thức xử phạt HC:
- Xử phạt chính:
+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền: 10.000 – 500.000.000đ
- Xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sd giấy phép, chứng chỉ hành nghề,…
+ Tịch thu tang vật, phương tiện đc sd để VPHC
- Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ áp dụng 1 trong 2 hình thức phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền
- Tùy theo tính chất, mức đô vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm HC còn áp dụng
1 hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung
Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC
+ UBND các cấp có quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực QLHCNN ở địa phương
+ Các cơ quan QLHC chuyên ngành có quyền xử lý VPHC thuộc ngành, lĩnh
vực mình quản lý
+ Trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì việc xử lý
do cơ quan đầu tiên thực hiện
VD: Công an, Quân đội. QL thị trường…