LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện theo phương châm: “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền
với thực tiễn sản xuất”. Thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng trong toàn
bộ chương trình học tập tại trường. Giai đoạn học tập tốt nghiệp chính là cơ
hội để sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng
thời nâng cao chuyên môn bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp.
Thực tập tốt nghiệp không những đào tạo cho sinh viên những kiến
thức khoa học áp dụng vào thực tiễn sản xuất mà còn tạo tinh năng động, sáng
tạo “Dám nghĩ, dám làm” để sau nay rời ghế nhà trường trở thành những bác sĩ
thú y, kỹ sư chăn nuôi có năng lực tốt, chuyên môn giỏi để đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Được sự nhất trí của Khoa Chăn Nuôi Thú Y - Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên và sự tiếp nhận của cơ sở tôi đã về thực tập tại Công ty
CNHH và PTNTT Nam Sơn thuộc thị trấn Hương Sơn- Huyện Phú Bình-
Tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo hướng dẫn Th.s Ngô Nhật Thắng và các cán bộ công nhân viên tại công
ty, cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu
bổ sung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng sinh trưởng, phòng hội
chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire
×
Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại
huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên”.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1.Điều tra cơ bản
1.1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Công ty TNHH và PTNT Nam Sơn là đơn vị thuộc thị trấn Hương Sơn
của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn có đường quốc lộ 37
chạy qua, do vậy rất thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và các sản phẩm
hàng hóa.
Vị trí địa lý của huyện Phú Bình được xác định như sau:
Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái
Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc
Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện:
21
o
23 33’ - 21
o
35 22’ vĩ Bắc; 105
o
51 - 106
o
02 kinh độ Đông.
1.1.1.2. Điều kiện đất đai
Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp,
năm 2007 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất
nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp
13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi
trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm
18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu
đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất
lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí
hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm
2007, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha
trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm
(chiếm 25%). Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ
đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là
thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện.
2
Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố
không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng
xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng
số thấp từ 0,5% đến 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như
vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các
khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng
bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.
Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự
nhiên. Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là
cây keo.
Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong
thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất
nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều.
Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó
đất ở ít thay đổi. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện
tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ quỹ đất của huyện về cơ bản đã được khai
thác hết.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du
Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư
năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có
gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình
hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1
o
- 24,4
o
C. Nhiệt độ chênh lệch
giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9
o
C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,2
o
C)
là 13,7
o
C. Tổng tích ôn hơn 8.000
o
C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ
1.206 - 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm
2
.
3
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-
82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.
Có thể nói điều kiện khí hậu - thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho
việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích
hợp với địa bàn trung du.
1.1.2. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội.
1.1.2.1. Dân số và nguồn lao động.
Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toàn
huyện Phú Bình là 146.086 người, với mật độ dân số trung bình là 586
người/km
2
. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật
độ dân số cao trên 1000 người/km
2
là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu.
Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km
2
gồm Bàn Đạt, Tân Khánh,
Tân Kim và Tân Thành.
Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động,
trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây vừa là
nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc
làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch. Năm 2008 có 2.266 lao
động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề. Phân theo
ngành, năm 2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người,
chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện.
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi
dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao
động được đào tạo nghề còn thấp. Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyện
còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly
khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm
về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận
lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
4
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế. Ban
lãnh đạo năng động, nhiệt tình và giàu nghị lực.
Lao động gián tiếp có 14 người trong đó:
01: Giám đốc.
01: Phó giám đốc.
01: Trưởng phòng nhân sự.
01: Trưởng phòng ma két tinh.
02: Kế toán.
02: Thủ kho.
02: Nhân viên bán hàng.
04: Nhân viên thị trường, 10 công nhân lao động.
1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Do không chú trọng đến chăn nuôi nên quy mô chuồng trại còn nhỏ và
vẫn còn thiếu thốn về cơ sở, nhưng chuồng trại vẫn đủ đáp ứng tạo môi
trường cho đàn lợn phát triển. Có hệ thống chuồng phù hợp với phương thức
chăn nuôi kiểu công nghiệp. Đảm bảo vệ sinh mát mẻ vào mùa hè và ấm áp
vào mùa đông.
Công ty có một khu văn phòng, một quầy thuốc và một kho cám đầy đủ
các cơ sở vật chất.
1.1.3. Tình hình sản xuất của cơ sở
Công ty chủ yếu là sản xuất lợn thịt phục vụ trong địa bàn và một số
vùng lân cận.
Số lượng lợn sản xuất trong năm 2013
Số đầu gia súc (con) Sản lượng thịt lợn(kg)
Lợn nái 40
Lợn con sơ sinh 675 945
Lợn thịt 500 41000
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt.
Do diện tích của cơ sở không nhiều cho nên ngành trồng trọt không
được phát triển mạnh. Chủ yếu là một số cây ăn quả, cây tạo bóng mát.
5
1.1.4. Nhận định chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Do công ty là nhà phân phối thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi nên
nguồn thức ăn giảm được chi phí. Ngoài ra công ty còn có những nhân viên
kỹ thuật có tay nghề cao và được đào tạo chuyên nghiệp.
1.1.4.1. Khó khăn
Là công ty chuyên về phân phối thuốc và thức ăn chăn nuôi nên về
chuồng trại vẫn chưa được chú trọng, quan tâm và đầu tư.
Do chăn nuôi lợn là ngành có chu kỳ sản xuất dài, tốc độ quay vòng
vốn chậm nên nâu thu hồi vốn. Mặt khác để đầu tư cho một chu kỳ sản xuất
phải đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn, trong khi đó kinh phí đầu tư cho
sản xuất còn hạn hẹp.
1.1.5. Phương hướng sản xuất
Phương hướng vạch ra của công ty là:
- Tiếp tục phát triển quy mô chuồng trại.
- Thay thế một số trang thiết bị để củng cố lại số lượng của đàn lợn.
1.2. Nội dung thực hiện
Để hoàn thành tốt trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào kết quả
điều tra cơ bản trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ
sở, áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế sản xuất,
kết hợp với việc học hỏi những kinh nghiệm của các cán bộ đi trước tôi đã
đề ra một số nội dung sau:
* Công tác chăn nuôi.
+ Pha trộn thức ăn cho lợn thịt.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn của cơ sở.
* Công tác thú y.
+ Tiêm vacxin cho đàn lợn theo định kỳ.
+ Chuẩn đoán và điều trị một số bệnh mắc phải.
+ Sát trùng chuồng trại theo định kỳ.
6
* Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học:
“Nghiên cứu bổ sung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng sinh
trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire
×
Landrace) từ 60
- 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để hoàn thành tốt nội dung và phương pháp nghiên cứu trong thời gian
thực tập, tôi đã đề ra kế hoạch thực hiện cho bản thân, sắp xếp thời gian hợp
lý, để thu được kết quả tốt nhất, chính xác nhất, xác định động cơ làm việc
đúng đắn, chịu khó trau dồi, học hỏi người đi trước, không ngại khó, không
ngại khổ.
Mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất, chấp hành
nghiêm chỉnh mọi nội qui, qui chế của nhà trường, của cơ sở đề ra.
Trực tiếp bám sát cơ sở sản xuất dựa vào ban lãnh đạo, phòng kỹ thuật,
phát huy những thuận lợi sẵn có của cơ sở, khắc phục những khó khăn về
trang thiết bị để hoàn thành tốt công việc.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác vệ sinh chăn nuôi
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng và quyết
định đến thành quả chăn nuôi, bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố, không khí, đất
nước,… hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong suốt quá trình thực
tập, tôi cùng với cán bộ tại cơ sở thực hiện tốt qui định vệ sinh thú y.
Quan tâm tới bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi (Luôn thoáng mát vào mùa
hè ấm áp vào mùa đông). Hàng ngày tham gia vệ sinh quét dọn, khơi thông
cống rãnh thoát nước, trồng cây tạo bóng râm xung quanh. Định kỳ phun
thuốc sát trùng bằng foocmôn để tiêu diệt và tránh mầm bệnh từ bên ngoài
xâm nhập vào khu chăn nuôi.
1.2.3.2. Công tác thú y
* Phòng bệnh
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho ta thấy, việc tiêm
phòng bệnh cho lợn là biện pháp tích cực và bắt buộc. Phòng bệnh bằng
vacxin cho đàn lợn là biện pháp hết sức cần thiết. Lịch tiêm phòng được
quán triệt, chỉ đạo thực hiện rất chặt chẽ. Tiêm vacxin cho đàn lợn tạo cho
7
cơ thể có một sức miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của các vi
khuẩn và để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm làm giảm đáng kể thiệt
hại về kinh tế, tránh xảy ra dịch bệnh.
+ Lịch dùng vacxin như sau:
Vacxin dùng cho lợn nái:
- 14-21 ngày trước khi phối tiêm vacxin Parrowsure B.
- 6 tuần trước khi tiêm vacxin E.coli lần 1.
- 4 tuần trước khi tiêm vacxin Giả dại.
- 2 tuần trước khi tiêm vacxin E.coli lần 2.
- Tiêm vacxin Dịch tả và Lở mồm long móng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Lịch dùng vacxin cho lợn con:
- 7 ngày tiêm vacxin Suyễn lần 1.
- 21 ngày tiêm vacxin Phó thương hàn.
- 28 ngày tiêm vacxin Dịch tả lần 1 và Suyễn lần 2.
- 60 ngày tiêm vacxin Tụ dấu và Dịch tả lần 2.
- 70 ngày tiêm vacxin phòng Giả dại và Lở mồm long móng.
* Công tác chuẩn đoán và phòng trị bệnh
- Công tác chuẩn đoán:
Để công việc điều trị cho gia xúc đạt hiệu quả cao thì việc chuẩn đoán
kịp thời và chính xác, giúp đưa ra phác đồ điều trị dùng thuốc hiệu quả làm
giảm tỉ lệ tử vong, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại kinh tế. Vì
vậy hàng ngày tôi cùng các cán bộ theo dõi lợn ở các ô chuồng nhằm phát
hiện lợn ốm. khi mới mắc bệnh thì lợn thường không có triệu chứng điển
hình. Triệu chứng những con ốm thường ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm, hoạt
động ít, thân nhiệt cao. Vì vậy việc chuẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu
chứng lâm sàng khi quan sát thấy còn phải dựa vào những kinh nghiệm của
các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành
mổ khám để quan sát bệnh tích, từ đó có kết quả chuẩn đoán chính xác bệnh
và đưa ra phác đồ điều trị.
- Công tác điều trị:
Trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi thường thấy lợn gặp phải một số
bệnh và chúng tôi tiến hành điều trị, thu được những kết quả nhất định.
8
Các bệnh thường xảy ra là:
• Bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra hoặc do thay đổ
thức ăn, do môi trường sống.
- Triệu chứng: Lợn con bỏ bú, kém ăn, mệt mỏi, cơ thể ủ rũ, gầy yếu,…
- Điều trị: Chúng tôi thường một số thuốc điều trị như sau:
Baytril 0,5% liều 1ml/5kg thể trọng, cho uống 3 - 5 ngày liên tục (hoặc
Baycox 5% 1ml/1con, cho uống 1 liều duy nhất hoặc Baytril max 1ml/13,5kg
thể trọng, tiêm bắp 1 liều duy nhất).
Trong khi điều trị bổ xung thêm Catosal 2ml/5kg thể trọng.
Điều trị 20 con khỏi 16 con.
• Bệnh lợn con phân trắng.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào vụ Đông Xuân - Xuân
Hè những lúc thay đổi thời tiết đột ngột, những ngày ẩm ướt, nhiệt độ cao.
Bệnh phát sinh ở lợn từ sơ sinh đến cai sữa.
Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn E.coli có hại thuộc trực khuẩn
đường ruột Entero bacteriaceae. Bệnh do E.coli là bệnh truyền nhiễm cấp tính
đặc trưng tháo chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Bệnh xảy ra ở hầu hết
các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản và chủ yếu ở lợn con theo mẹ.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
+ Sàn chuồng bẩn làm cho bầu vú lợn mẹ không được sạch và khi lợn
con bú sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa.
+ Do lợn mẹ ít sữa làm cho lợn con đói thường gặm liếm sàn chuồng,
tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến lợn con bị
rối loạn tiêu hóa.
+ Do việc chăm sóc lợn mẹ trong thời kỳ mang thai không tốt, làm cho
bào thai phát triển không bình thường, lợn con sinh ra yếu hoặc trong thời
gian nuôi con lợn mẹ ăn uống kém không đủ sữa cho lợn con bú, dẫn tới sức
đề kháng của cơ thể giảm làm cho lợn con dễ mắc bệnh.
+ Do lợn con tập ăn, ăn quá nhiều thức ăn (cám), hệ tiêu hóa chưa thích
ứng làm cho hệ vi sinh vật đường tiêu hóa rối loạn, dấn đến lợn con tiêu chảy.
+ Do hệ thần kinh của lợn con phát triển chưa đầy đủ nên kém thích
9
nghi với điều kiện ngoại cảnh. Do đó khi thời tiết thay đổi, ẩm độ môi trường
cao thì lợn con mắc bệnh.
Vi khuẩn E.coli sau khi xâm nhập vào cơ thể bắt đầu phát triển ở ruột
non và sản sinh độc tố gây ra viêm niêm mặc ruột dẫn tới ỉa phân trắng.
Triệu trứng:
Giai đoạn đầu, nửa ngày hoặc 1 ngày trước khi bị bệnh thì lợn con đi
ngoài khó, đuôi cong nên, phân táo màu đen và nhỏ như hạt đậu đen.
Giai đoạn bệnh phân lợn từ táo chuyển thành vàng sệt, sau đó chuyển
thành lỏng trắng như vôi, trắng sáng hoặc vàng, mùi tanh khắm khó ngửi.
Lợn bú ít dần, lúc mới bị bụng hơi chướng bệnh kéo dài thì bụng tóp lại,
lông xù ủ rũ, ở đuôi và hậu môn dính bê bết phân, đối với những con bị từ
3 - 4 ngày thì thấy mùi phân tanh, trong phân có lẫn cả những hạt sữa
chưa tiêu hóa. Do tiêu chảy kéo dài lợn mất nước da nhăn nheo, đi đứng
siêu vẹo bốn chân lạnh, ngồi rúm ró. Một số trường hợp bị bệnh nôn ra
sữa chưa tiêu hóa có mùi tanh, con vật sốt nhẹ.
Bệnh tích: Phát triển chủ yếu ở xoang bụng. Ruột non viêm cata kèm
xuất huyết, niêm mặc ruột và dạ dày phủ một lớp nhày, chất chứa trong
đường ruột lỏng, màu vàng, gan sưng thoái hóa có màu đất sét. Xác chết gày,
bụng hóp, xác chết để qua đêm phần bụng có màu đen và quá trình hoại tử
chậm.
Điều trị:
+ Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, thu rọn sạch phân, giữ nền chuồng luôn
khô ráo, sưởi ấm cho lợn con.
+ Bơm vào miệng lợn con Baytril 0,5% 1ml/5kg thể trọng (hoặc tiêm
Baytril 2,5% 1ml/10kg thể trọng) ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục.
Trong khi điều trị bổ sung Catosal liều 2ml/5kg thể trọng.
Điều trị 56 con khỏi 45 con.
• Bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa
Nguyên nhân: Do chế độ dinh dưỡng, thay đổi thức ăn, thời tiết đột
ngột, do kí sinh trùng, kế phát bệnh phó thương hàn.
Do vi khuẩn Clostridium perfringens gây viêm đường tiêu hóa.
10
Triệu chứng: Lợn kém ăn, nằm úp bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,
phân lỏng dần thành từng dòng, lợn ít sốt, gầy rất nhanh, đi xiêu vẹo, dựa
tường, dựa cột, mắt lờ đờ, lợn ốm nằm không yên hoặc nằm không muốn
đứng dậy, lông xơ xác hoặc trụi nhẵn, bụng thắt lại.
Bệnh tích: Xác chết gầy, thân nhiệt lạnh viêm ruột từng mảng màu đen.
Bệnh kéo dài thành ruột cứng, những đoạn ruột không viêm mỏng chứa hơi.
Điều trị: Dùng Baytril 5% liều tiêm 1ml/20kg thể trọng, tiêm trong 2-3
ngày liên tục (hoặc dùng Baytril max tiêm liều 1ml/13,5kg thể trọng, tiêm 1
liều duy nhất hoặc dùng Ampidexalon tiêm 1ml/10kg thể trọng, điều trị 3-5
ngày liên tục).
Đồng thời trộn thêm Lincospectin liều 1kg/500kg thức ăn (hoặc
Tylansulfa G liều 100g/80kg thức ăn).
Điều trị 18 con khỏi 18 con.
• Bệnh tiêu chảy lợn nái
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra, do thay đổi
thức ăn, môi trường sống,…
Điều trị: Dùng Tetracyclin L.A liều 1ml/10kg thể trọng (hoặc dùng
Anflox TTS liều 1ml/10kg thể trọng), điều trị 2-3 ngày liên tục. Trong khi
điều trị bổ sung thêm Catosal liều 1ml/5kg thể trọng, đồng thời trộn thêm men
Bacifo vào thức ăn cho lợn.
Điều trị 10 con khỏi 10 con.
• Bệnh viêm tử cung.
Nguyên nhân:
+ Lợn mẹ sau khi đẻ do quá trình chèn ép của nhau thai hoặc nhau thai
chưa ra hết làm tổn thương đến niêm mạc tử cung.
+ Lợn mẹ khó đẻ phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ thú y, dụng cụ
truyền tinh nhân tạo làm xây sát tổn thương tử cung tạo điều kiện cho vi
khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.
+ Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: “ Xảy thai truyền nhiễm”.
Triệu chứng: Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng, ăn uống giảm, lượng sữa
giảm, đi tiểu khó có khi cong lưng dặn con vật tỏ ra bồn chồn. Từ cơ quan
11
sinh dục chảy ra dung dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, xung quanh gốc đuôi
ẩm, luôn dính đầy dịch viêm.
12
Điều trị:
Tiêm bắp Oxytocin 2 ống/con, kết hợp với một số loại thuốc kháng
sinh như:
Tetracylin L.A liều 1ml/10kg thể trọng (hoặc Remacyclin liều
1ml/10kg thể trọng hoặc Amoxcyclin liều 1ml/5kg thể trọng).
Điều trị trong 2-3 ngày liên tục.
Nếu bệnh nặng có thể thụt rửa thêm bằng Cloxamam.
Điều trị 4con khỏi 4con.
• Bệnh phù đầu ở lợn con (E.coli dung huyết)
Là bệnh nhiễm độc cấp tính truyền nhiễm hệ thần kinh trung ương, gây
co giật hôn mê, đi xoay tròn, chủ yếu là lợn con sau cai sữa.
Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu do một loại trực khuẩn đường ruột sinh
độc tố xung huyết.
Triệu chứng: thời gian đầu ủ bệnh chỉ trong vài giờ nên bệnh thường xảy
ra đột ngột, bỏ ăn mí mắt sưng lồi, kết mạc mắt đỏ từ khóe mắt có dịch chảy ra,
mắt nhắm hoặc trợn ngược, má phù, đầu sưng tiếng kêu khàn, lợn bồn chồn,
chuyển động liên tục, đi xoay vòng hoặc bị liệt 4 chân, toàn thân co giật.
Điều trị: chỉ điều trị những con khi mới biểu hiện triệu chứng.
- Cách ly lợn ốm, nhốt chuồng yên tĩnh.
- Tiêm bắp: Baytril 5% liều 1ml/7-10kg thể trọng.
Cafein 1 ống.
Tonophosphan liều 2ml/10kg thể trọng
Colivinavet liều 2ml/10kg thể trọng.
Catosal 2ml/10kg thể trọng.
Điều trị kết hợp trong 3-5 ngày.
Điều trị 5 con khỏi 3 con.
• Bệnh Suyễn lợn
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với
vi khuẩn Pasteurella multocida, Streptococcus và Staphylococcus.
Triệu chứng điển hình là ho vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối, ho
khan tần số ho ít, sau tăng dần từng cơn ho và ho kéo dài. Viêm kết mạc mắt
có mủ. Thân nhiệt tăng, khó thở, thở thể bụng.
13
Điều trị: Tiêm Baytril 5% liều 1ml/20kg thể trọng (hoặc Baytril 2,5%
1ml/10kg thể trọng ngày 1 lần, điều trị 3 ngày liên tục tiêm bắp Duracycline
liều 1ml/10kg thể trọng 1-2 lần/ngày, nặng gấp đôi). Bổ xung 10ml Catosal,
5ml Vigaton E.
Trộn thêm Aurofac G (100-200)g/100g thức ăn.
Điều trị 6 con khỏi 6 con.
• Bệnh ghẻ lợn.
Nguyên nhân: Do cái ghẻ Sarepotes scabi là loại côn trùng hình nhện kí
sinh ở da, đục khoét lớp biểu bì da gây rụng lông, lở loét và ngứa ngáy. Lợn
mắc bệnh ở mọi lứa tuổi.
Thông thường ghẻ bắt đầu từ tai, mắt sau đó lan xuống 2 bên sườn đùi,
bẹn, lúc đầu mọc ở những chỗ da mỏng sau đó lan ra khắp cơ thể. Trên da
xuất hiện các mụn ghẻ đầu đỏ, sau đó lại chóc ra thành các vẩy màu nâu hay
xám, lợn gầy dần, rụng lông, lở loét, bệnh có thể gây chết ở lợn con.
Truyền bệnh: Lây lan chủ yếu từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua tiếp xúc.
Ngoài ra còn do cái ghẻ sống ở nền chuồng, sàn chuồng xâm nhập vào.
Điều trị: Dùng Sebacil pouron đổ dọc sống lưng lợn liều 4ml/10kg thể
trọng. Dùng thuốc trên lập lại sau 1 tuần.
Điều trị 8 con khỏi 8 con.
• Hecni.
Hecni là một phần nội tạng từ trong xoang giải phẫu thoát ra các vị trí khác.
Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân bẩm sinh là do quá trình phát dục của bào thai không
bình thường gây ra các trường hợp hecni ở gia súc như: Hecni rốn, hecni âm
nang, hecni thành bụng.
+ Do tổn thương cơ giới: Do lợn cán xé lẫn nhau gây tổn thương vùng
bụng dẫn đến hecni thành bụng hoăc hecni rốn.
Điều trị: Dùng cồn 70
o
hoặc 90
o
sát trùng vùng hecni sau đó dùng dao
mổ rạch một đường nhỏ (tránh không gây tổn thương nội tạng), lấy tay đẩy
nội tạng vào trong xoang bụng, khâu phúc mạc lại, khâu chắc chắn đảm
bảo không bị đứt rách làm hecni trở lại. Sau khi khâu xong phúc mạc ta cho
Streptomycin vào trong vết mổ để kháng khuẩn, tiếp tục khâu phía ngoài da
14
sau đó sát trung bên ngoài băng cồn và rắc Streptomycin tiếp rồi tiêm
kháng sinh chống nhiễm trùng.
Lợn sau khi được phẫu thuật phải đưa sang chuồng sạch sẽ và yên tĩnh,
vệ sinh chăm sóc cẩn thận.
Phẫu thuật 2 con an toàn 100%.
* Các công tác khác
- Tham gia công tác chế biến thức ăn.
Từ câu nói “ Giống là tiền đề thức ăn là cơ sở” cho nên tôi nhận thức
rõ được vai trò của thức ăn đối với đàn nái hậu bị, nái chửa và lợn thịt. Tôi đã
từng bước làm quen với công tác chọn lựa nguyên liệu, tham gia vào phối hợp
thức ăn cho đàn lợn. Nhờ sự phối hợp thức ăn cho đàn lợn mà thức ăn giảm
được giá thành, bảo quản được nâu, giữ được mùi thơm và tăng tính thèm ăn
cho lợn.
- Chăm sóc lợn mang thai.
Để khối lượng sơ sinh của lợn con cao, lợn sơ sinh khỏe thì chăm sóc
lợn mẹ ở giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.
Nái mang thai được chia làm 2 giai đoạn:
Nái chửa kỳ 1 (1-84 ngày). Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi
làm tổ ở tử cung, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy nhu cầu dinh dưỡng
chủ yếu cho lợn ở giai đoạn này chỉ để duy trì cơ thể lợn nái và phần không
đáng kể nuôi bào thai.
Nái chửa kỳ 2 (từ 85 ngày đến khi đẻ). Đây là giai đoạn cuối của quá
trình mang thai, thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh đạt được chủ yếu là
ở giai đoạn này. Bởi vậy công tác chăm sóc thú y cũng như tiêm phòng
vacxin cho lợn nái là cần thiết. Ngoài ra, thức ăn cho lợn là phải đảm bảo dinh
dưỡng và cho ăn với lượng nhiều hơn (tùy vào thể trạng từng con).
Thức ăn cho lợn nái chửa chúng tôi sử dụng có mã số 1042 (Cargill)
với thành phần/1kg cám: Đạm tối thiểu là 13%; Xơ tối thiểu là 8,5%; Năng
lượng trao đổi là 2800 kcal. Ngoài ra còn sử dụng cám phối hợp trộn như sau:
Trong 1 tạ cám gồm: Ngô: 55kg; Mạch: 25kg; Cám đậm đặc mã số 1800
(Cargill): 20kg; TetavitE: 200g.
- Chăm sóc lợn nái nuôi con.
15
Sau khi đẻ nhiệm vụ của lợn nái là tiết sữa nuôi con. Vì vậy cần cung
cấp thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng tôi sử dụng thức ăn cho
lợn nái nuôi con mã số 1052 của Cargill (Mỹ) với thành phần như sau:
Đạm tối thiểu là 15%; Chất béo 5%; Xơ tối đa 6%; Năng lượng trao
đổi: 3000 (kcal/kg); Chlortetracycine tối đa: 200 mg/kg.
Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, nhiệt độ thích hợp giao động từ
15-24
oC
, để không ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn và tiết sữa
của lợn nái nuôi con.
- Chăm sóc lợn con.
Sau khi sinh ra, lợn con chịu rất nhiều sự thay đổi của ngoại cảnh. Vì vậy
cần tạo điều kiện cho lợn con tránh các yếu tố stress và tỷ lệ chết lúc sơ sinh.
Chuồng lợn đẻ phải luôn ấm áp, sạch sẽ, khô ráo, không có gió lùa, mưa hắt,
đảm bảo độ thông thoáng hợp lý, đủ nhiệt độ cho lợn con, trời lạnh cho lợn con
vào ổ ấm có bóng đèn hồng ngoại, nền chuồng khô sạch, không đọng nước.
Lợn con sau khi sinh phải được bấm nanh, cắt đuôi, cắt rốn để tránh
làm đau lợn mẹ và cắn xé nhau. Đến ngày tuổi 3-4 phải được tiêm sắt, cho
lợn con tập ăn sau sinh 5-7 ngày và chăm sóc theo dõi tỉ mỉ cẩn thận sự
thay đổi bất thường của lợn con.
- Chăm sóc lợn cai sữa và sau cai sữa.
Ở giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể lợn con yếu, cơ quan tiêu hóa
chưa hoàn thiện, cơ quan điều tiết chưa ổn định, hệ thống thần kinh điều
khiển chưa hoàn chỉnh. Cho nên việc chăm sóc, vệ sinh, nuôi dưỡng phải
thường xuyên. Đảm bảo luôn giữ nhiệt độ chuồng nuôi 28-32
oC
. Cho lợn cai
sữa ăn duy nhất một loại cám, cho ăn theo từng bữa, mỗi ngày cho ăn 5-6 lần
để tránh thức ăn rơi vãi ra ngoài và lợn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy, giai
đoạn sau cai sữa sẽ cho ăn tự do. Chúng tôi còn trộn vào thức ăn các loại men
tiêu hóa, tiêm vacxin phòng và trị bệnh cho lợn con để đảm bảo lợn cai sữa và
sau cai sữa phát triển khỏe mạnh, tăng sự đồng đều.
Thức ăn sử dụng cho lợn cai sữa và sau cai sữa là các loại cám có mã
số 1022 và 1102 với các thành phần:
+ Thức ăn sử dụng cho lợn cai sữa mã số 1022 (Cargill).
Đạm (tối thiểu): 19%; Canxi: 0,8-1,25 %; Photpho (tối thiểu): 0,65 %;
16
Năng lượng trao đổi: 3100 kcal/kg
+ Thức ăn cho lợn sau cai sữa có mã số 1102 (Cargill).
Đạm (tối thiểu): 17%; Xơ (tối đa): 5,5%; Canxi: 0,7-1,25 %; Photpho
(tối thiểu) 0,65 %; Năng lượng trao đổi: 3000 kcal/kg.
* Các công việc khác.
Chăm sóc theo dõi tình hình sức khỏe đàn lợn, vệ sinh tẩy uế chuồng trại
và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Tiêm phòng vacxin cho lợn.
- Tham gia trực, đỡ đẻ.
- Thiến lợn đực.
- Tiêm sắt cho lợn con.
- Tham gia tuyên truyền ngăn ngừa và cách phòng trị bệnh cho đàn lợn.
Bảng kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội Dung Số lượng (con) Kết quả (con) Tỷ lệ (%)
1 * Tiêm phòng vacxin cho lợn nái:
- Dịch tả
- Parrowsure B
- Giả dại nái
- Neocolipor
- Lở mồm long móng
12
11
9
8
6
An toàn
12
11
9
8
6
100
100
100
100
100
2 * Tiêm vacxin cho lợn con:
- Dịch tả
- Tụ dấu
- Lở mồm long móng
- Phó thương hàn
- Suyễn
100
100
98
98
94
100
100
98
98
94
100
100
100
100
100
3 * Điều trị bệnh
- Tiêu chảy lợn con theo mẹ
- Phân trắng lợn con
- Tiêu chảy lợn sau khi cai sữa
-Tiêu chảy lợn nái
- Viêm tử cung
- Sưng phù đầu
- Suyễn lợn
- Hecni
- Ghẻ lợn
20
56
18
10
4
5
6
2
8
Khỏi
16
45
18
10
4
3
6
2
8
80
70
100
100
100
84
100
100
100
4 * Công tác khác:
- Trực lợn đẻ
- Tiêm Prologal
- Thiến lợn đực
- Thụ tinh nhân tạo
18
97
38
5
An toàn
18
97
38
5
100
100
100
100
17
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1.Kết luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của các cô
chú, anh chị phụ trách và thầy giáo hướng dẫn, đã giúp đỡ tôi có điều kiện
tiếp xúc với thực tế sản xuất. Củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở trường,
hiểu biết thêm về nghề nghiệp của mình và tận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế sản xuất, rèn luyện cho mình một tác phong làm việc khoa học.
Qua đợt thực tập này tôi đã có một số kinh nghiệm nghề nghiệp như:
- Biết cách chuẩn đoán những bệnh thông thường xảy ra trên đàn lợn
ngoại và biện pháp phòng trị có hiệu quả.
- Biết cách dùng một số loại vacxin phòng bệnh và hiểu thêm về qui
cách chăm sóc lợn ở từng giai đoạn phát triển.
Qua đợt thực tế làm việc đã giúp tôi mạnh dạn và tự tin vào khả năng
làm việc của mình, củng cố thêm lòng yêu ngành, yêu nghề. Tuy kết quả đạt
được còn ít ỏi song tôi cũng rút ra cho mình một số những kinh nghiệm như:
Cần nắm vững hơn nữa về kiến thức chuyên môn và tranh thủ học hỏi thêm
nữa về những kinh nghiệm của người đi trước, rèn luyện tác phong làm việc
nhạy bén hơn. Tham khảo thêm những tài liệu mới để hiểu biết về những tiến
bộ khoa học kỹ thuật và tôi nhận thấy việc đi thực tập tại cơ sở sản xuất là rất
cần thiết đối với bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước khi tốt
nghiệp ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Trong quá trình thực tập tại cơ sở tôi thấy còn một số điều tồn tại mà cơ
sở cần khắc phục để công tác chăn nuôi đạt hiệu quả cao và tốt hơn nữa. Do
vậy đề nghị với cơ sở như sau:
- Công tác quản lý cần chặt chẽ hơn nữa.
- Nên có chính sách khuyến khích để thúc đẩy khả năng sáng tạo và
nâng cao ý thức, trách nhiệm của công nhân.
- Cần đẩy mạn hơn công tác tuyên truyền, đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật áp dụng vào sản xuất. Đồng thời chuyển giao kỹ thuật tới tay người
dân phổ biến hơn.Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình
của các cô chú.
18
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Nghiên cứu bổ xung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng khả năng
sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire
×
Landrace)
từ 60 - 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên“.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trong
ngành nông nghiệp của Việt nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các vật
nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân bón cho sản
xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn có tầm quan trọng đặc biệt, làm
tăng kim ngạch xuất khẩu đây cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân. Mặt khác lợn là loài gia súc có vòng đời ngắn, tăng trọng
nhanh, có thể tận dụng được thức ăn sẵn có trong phụ phẩm nông nghiệp, góp
phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và là cơ
hội làm giàu cho nông dân.
Nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều cũng như tiến bộ
khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do vậy mà dịch bệnh vẫn phát sinh hàng loạt
và lây lan thành những ổ dịch lớn. Bên cạnh những dịch bệnh nguy hiểm đối
với chăn nuôi lợn như: Bệnh dịch tả, bệnh Tụ huyết trùng, bệnh Đóng dấu
lợn, bệnh Lở mồm long móng. Thì một vấn đề đáng lo ngại cho những người
chăn nuôi ở đây là hội chứng tiêu chảy ở lợn. Đây là hội chứng thường xuyên
sảy ra ở cả lợn nội và lợn ngoại làm cho lợn còi cọc, chậm phát triển hoặc tỷ
lệ chết cao hơn.
Để nâng cao tốc độ tăng khối lượng của lợn và khắc phục những hậu
quả do tiêu chảy gây ra, nhiều nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các chế phẩm sinh
học từ các vi khuẩn hữu ích, chủ yếu là từ vi khuẩn Lactobaccillus để đưa vào
đường ruột nhằm tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Các chế
phẩm sinh học được dùng trong gia súc có thể được đưa vào cơ thể dưới dạng
nước cho uống, dạng bột hoặc dạng hạt để trộn vào thức ăn. Việc sản xuất và
sử dụng chế phẩm ngày nay đã phát triển thành trình độ cao trong đó việc sử
dụng men Bacifo được thử nghiệm ở các cơ sở chăn nuôi bước đầu đã có kết
19
quả. Sử dụng men Bacifo góp phần nâng cao khả năng tiêu hóa, nâng cao giá
trị dinh dưỡng của thức ăn, kìm hãm và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bện
đường ruột, trong đó tác dụng chủ yếu là vào vi khuẩn Clostridium
perfringens .
Để đánh giá vai trò của men Bacifo đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của lợn thịt cũng như trong phòng bệnh tiêu chảy, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên Cứu bổ xung men tiêu hóa (Bacifo) để tăng
khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn (Yorkshire
×
Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên“.
Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu được vai trò của, tác dụng của men Bacifo
khi bổ xung vào thức ăn cho lợn giai đoạn 60-150 ngày tuổi, trên cơ sở đó
đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng sử dụng thức ăn, tỷ lệ
nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và ước tính hiệu quả kinh tế khi bổ
xung men Bacifo cho lợn.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ cho đồng hóa và dị
hóa, sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và
toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tinh di truyền của đời trước.
Về mặt sinh học: Sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp
protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá
quá trình sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự là các tế bào của các mô cơ có
sự tăng thêm về số lượng, khối lượng và các chiều. Sự sinh trưởng của con
vật được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và
được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn bào thai và giai đoạn ngoài bào thai. Các
đặc tính của các bộ phận hình thành quá trình sinh trưởng tuy là một sự tiếp
tục, thừa ảnh hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh
hay yếu là do sự tác động của yếu tố môi trường.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng ta không thể không đề cập tới quá trình
phát dục. Theo Lê Huy Liễu và cộng sự (2004) [6]: Sự phát dục là một quá
trình thay đổi về chất lượng, sự hoàn chỉnh của các tính chất, chức năng của
20
các bộ phận cơ thể vật nuôi. Nhờ vậy mà vật nuôi hoàn thiện được các chức
năng của cơ thể sống. Phát dục trải qua nhiều giai đoạn bắt đầu từ lúc rụng
trứng cho tơi khi cơ thể trưởng thành. Theo Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng
(2002) [3] lợn là loại gia súc có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng xuất
thịt cao và phẩm chất thịt, mỡ tốt. Ta thấy nếu lấy khối lượng lúc sơ sinh là
1kg thì lúc 7-8 tháng tuổi lợn có thể đạt tới 100kg tức là tăng trọng lên gấp
100 lần. Tuy nhiên tăng theo từng giai đoạn, sau cai sữa tăng trung bình
400g/ngày, tiếp theo là 500g/ngày, đến lúc khối lượng đạt 30kg là
600g/ngày… Đặc biệt là trong giai đoạn bú sữa lợn sinh trưởng và phát triển
rất nhanh. Lợn con sau 8 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng sơ
sinh, sau 20 ngày tăng gấp 4 lần, sau 60 ngày tăng gấp 15-20 lần so với khối
lượng sơ sinh. Do lợn có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng
tích lũy dinh dưỡng rất mạnh. Lợn ở 20 ngày tuổi có thể tích lũy được 9-14g
protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được
0,3-0,4g protein. Qua đó chúng ta có thể thấy được độ trao đổi chất của lợn
con và lợn trưởng thành chênh lệch nhau rất nhiều. Như vậy sự phát triển của
các thành phần trong cơ thể cũng biến đổi theo tuổi. Hàm lượng nước trong
cơ thể giảm theo tuổi, nước trong cơ thể lợn con chiếm 82% khối lượng thịt
xẻ nhưng lúc trưởng thành chỉ còn 52%, hàm lượng protein giảm theo từng
giai đoạn. Hàm lượng Lipit tăng nhanh. Hàm lượng khoáng cũng có sự thay
đổi bởi nó liên quan tới quá trình tạo xương. Ở lợn con bú sữa thì tỷ lệ các
thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ ngày càng giảm nên phải chú ý cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của từng giai đoạn. Theo Trần Văn
Phùng và cộng sự (2004) [11]. Đặc điểm của lợn sau cai sữa giai đoạn 2-3
tháng tuổi, tế bào cơ xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu protein lúc này là
cao nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu protein và chất
khoáng phải đây đủ để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì ở trong giai đoạn
này cường độ trao đổi chất khá cao, khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thô
còn kém, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn cần chiếm 80-85 %. Vì vậy
ngoài việc tìm hiểu nắm vững đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động
các biện pháp chế biến thức ăn cho lợn.
21
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
Các vật chất dinh dưỡng của thức ăn mà động vật nói chung và lợn nói
riêng ăn vào, muốn được cơ thể sử dụng cho mục đích duy trì sự sống, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản trước tiên phải qua con đường tiêu hóa ở đó
chúng được phân giải thành những chất đơn giản nhất và được hấp thu qua
niêm mạc ruột, đi vào máu, cung cấp cho mô tế bào của các bộ phận trên cơ
thể hoạt động, trong đó có cả quá trình đồng hóa và dị hóa.
Cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác theo tuổi một
cách rõ rệt, khi còn ở trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy đủ
nhưng chưa hoàn thiện, dung tích còn bé và trong 2-3 tháng đầu cơ quan tiêu
hóa của chúng phát triển nhanh chóng.
Hệ thống tiêu hóa của lợn gồm 4 bộ phận chính tham gia vào quá trình tiêu
hóa cơ học và hóa học là: Miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Ở miệng có sự tham gia của các men tiêu hóa hóa học có chứa trong nước
bọt là men amylaza và men maltaza có tác dụng thủy phân tinh bột (gạo, ngô,
bột củ, sắn, khoai) thành đường glucoza. Ngoài ra, nước bọt còn chứa dịch
nhày muxin, các muối cacbonat, sulphat. Độ pH của nước bọt = 7,2. Trong
nước bọt còn có chứa chất diệt khuẩn lyzozym ở các tuyến mang tai, tuyến
dưới hàm và tuyến dưới lưỡi tiết ra làm sạch và làm trung hòa các chất tránh
gây độc hại cho cơ thể, tẩm ướt thức ăn. Sau đó thức ăn được chuyển xuống
dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Ở dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa. Khi thức ăn xuống tới dạ dày cơ
trơn nhào trộn thức ăn cùng với các men tiêu hóa Protein của dạ dày. Dưới sự
tác dụng của axitclohydric (HCl) men pepsin hoạt động. HCl làm trương nở
Protein làm tăng bề mặt tiếp xúc với men pepsin diệt khuẩn và giữ độ Axit ở
dạ dày pH = 1,5-2,5. Dịch tiêu hóa trong dạ dày lợn ở các giai đoạn là khác
nhau. Theo A.V.K. Vasnhixya (1951) [21] cho biết: Lợn con ở 20 ngày tuổi
lượng dịch vị phân tiết ra trong một ngày đêm là 150-300ml và lượng phân
tiết dịch vị tăng theo lứa tuổi. Ở lợn bú sữa tiết dịch vi ban ngày là 31%, ban
đêm là 69%. Ở lợn sau cai sữa 60-90 ngày tuổi dịch vị tiêu hóa chỉ tiết ra khi
thức ăn vào đến dạ dày. Ở lợn trưởng thành dich vị tiết ra ban ngày tới 62%,
ban đêm có 38%. Hàm lượng HCl tăng dần để đạt tới mức ổn định. Theo Trần