Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.56 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh thận mạn tính.
Biến chứng suy thận để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người
bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo USRDS 2005 tăng huyết áp chiếm
27% nguyên nhân suy thận giai đoạn cuối, đứng thứ hai trong các nguyên nhân, chỉ
sau đái tháo đường 51%, trong khi viêm cầu thận mạn là 21%, bệnh nang thận 3%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, tăng huyết áp là một yếu tố quan
trọng đứng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh thận
sau này.
Tăng huyết áp làm lưu lượng dòng máu thận tăng, áp lực mao mạch cuộn cầu
thận tăng lên. Lâu dài cấu trúc thận bị biến đổi, cuộn mao mạch cầu thận sẽ xơ hóa,
chức năng thận giảm dần. Cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối. Tăng huyết áp làm
tổn thương của tất cả các mạch máu ở thận thông qua việc tăng áp lực trường diễn.
Quá trình này nguy hiểm vì âm thầm diễn tiến, các dấu hiệu lâm sàng chỉ xuất hiện
khi thận đã tổn thương nặng và bắt đầu mất chức năng. Siêu âm Doppler là một
trong các phương pháp thăm dò hệ thống mạch máu thận nhằm phát hiện những biến
đổi về mặt huyết động qua đó có thể đánh giá sớm được tổn thương thận do tăng
huyết áp.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam về tổn thương thận do
tăng huyết áp. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp gây biến
đổi huyết động mạch máu thận, mức lọc cầu thận. Những hiểu biết về vấn đề này sẽ
giúp cho việc chẩn đoán sớm, điều trị làm chậm, hạn chế tổn thương thận do tăng
huyết áp.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát một số thông số huyết động của động mạch thận (tốc độ dòng máu
thận, lưu lượng dòng máu thận, chỉ số trở kháng của động mạch, chỉ số mạch
1
đập) nồng độ renin máu và mức lọc của cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát có protein niệu đại thể âm tính.
2. Tìm hiểu mối liên quan của lưu lượng dòng máu thận, mức lọc của cầu thận
với nồng độ renin, thông số huyết động của động mạch thận và một số thông số


khác ở các bệnh nhân trên.
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định sự biến đổi các thông số huyết
động của mạch thận và mức lọc cầu thận liên quan tới tình trạng tăng huyết áp ở
những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát về giai đoạn tăng huyết áp, thời
gian mắc bệnh, mức độ tổn thương thận.
2. Trên cơ sở các kết quả thu được khuyến cáo các thầy thuốc lâm sàng đánh giá
toàn diện, có hệ thống, định kỳ các thông số huyết động của động mạch thận, mức
lọc cầu thận, nồng độ renin máu để phát hiện các thương tổn thận do tăng huyết áp.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 124 trang. Đặt vấn đề 2 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Luận
án có 4 chương: Chương 1 - Tổng quan tài liệu: 24 trang, Chương 2 – Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: 15 trang, Chương 3- Kết quả nghiên cứu: 33 trang;
Chương 4 - Bàn luận: 29 trang. Có 44 bảng, 3 biểu đồ, 3 hình ảnh. Tài liệu tham
khảo: 162 ( Tiếng Việt 26, Tiếng Anh 136).
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổn thương thận do tăng huyết áp
Các tổn thương ban đầu là những tổn thương chức năng diễn ra trong một thời
gian rất dài, hồi phục được nếu được điều trị, chỉ đến giai đoạn muộn, xơ hoá phát
triển mới xuất hiện các tổn thương thực thể của các mạch thận và xơ teo dần hai
thận. Trong bệnh tăng huyết áp, ban đầu dù cung lượng thận giảm nhưng độ lọc cầu
thận vẫn duy trì giúp cho thận giữ được chức năng, nhưng về lâu dài tổn thương
nặng dần và suy thận giai đoạn cuối. Ở thận, tất cả cá mạch máu đều bị tổn thương,
2
thường thấy trước hết ở các mạch máu trước cầu thận và động mạch đến, bao gồm cả
các động mạch trong cầu thận. Tổn thương cơ bản là hyaline hóa lớp áo giữa thành
động mạch trong cầu thận, dẫn đến tổn thương đoạn cuộn mao mạch cầu thận. Đặc
trưng là tổn thương lớp nội mạc. Hẹp lòng động mạch, hoại tử lớp áo giữa, xẹp các
búi mao mạch cầu thận, xơ hóa.
1.2. Biến đổi mức lọc cầu thận do tăng huyết áp

Theo qui luật chung, lúc đầu những biến đổi về áp lực làm thay đổi chức năng
thận, kéo theo đó là biến đổi về cấu trúc. Theo thời gian những biến đổi về cấu trúc
sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng. Và cuối cùng khi cấu trúc ban đầu bị phá vỡ thì
chức năng cũng sẽ suy giảm. Bệnh thận do tăng huyết áp xảy ra ở phần lớn bệnh
nhân tăng huyết áp không được điều trị. Giai đoạn đầu: không biến đổi gì, mức lọc
cầu thận tăng nhẹ. Giai đoạn sau: Dấu hiệu microalbumin trong nước tiểu dai dẳng
là giai đoạn sớm của bệnh thận tăng huyết áp. Mức lọc cầu thận về bình thường. Nếu
không được điều trị bệnh nhân có microalbumin niệu sẽ tiến triển đến protein niệu
lâm sàng, mức lọc cầu thận sẽ giảm nhanh, tình trạng suy thận sẽ ngày càng rõ.
1.3. Các phương pháp thăm dò động mạch thận
* Các phương pháp thăm dò trực tiếp
- Siêu âm và chủ yếu là thăm dò bằng siêu âm Doppler màu.
- Chụp động mạch thận số hóa xoá nền (Digital Subtraction Angiography – DSA).
- Chụp mạch máu bằng cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Angiogarphy).
* Các phương pháp thăm dò gián tiếp
- Các thăm dò thuộc lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh như: Chụp hệ tiết niệu tiêm
thuốc tĩnh mạch (UIV), các phương pháp ghi hình Y học hạt nhân.
- Các thăm dò về sinh hoá: định lượng renin, xét nghiệm chức năng thận
3
1.4. Nghiên cứu huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Việt nam và trên thế giới
Nghiên cứu MDRD (Modification of Diet in Renal Disease) trên những
người bệnh thận do nhiều nguyên nhân khác nhau cho thấy những bệnh nhân có
huyết áp được kiểm soát tích cực có mức lọc cầu thận giảm chậm hơn so với
những bệnh nhân có huyết áp được giữ ở mức thông thường. Khi tổng hợp số
liệu của 9 thử nghiệm lâm sàng đánh giá ảnh hưởng của điều trị hạ huyết áp trên
chức năng thận, các tác giả nhận thấy những người bệnh thận mạn có huyết áp
không được kiểm soát (>140/90 mmHg) có mức giảm độ lọc cầu thận hơn 12
ml/phút/năm, ngược lại những người bệnh thận mạn có huyết áp được kiểm soát
dưới 130/85 mm Hg có mức giảm độ lọc cầu thận chỉ khoảng 2 ml/phút/năm

(tương đương với mức giảm sinh lý).
Petersen và cộng sự trong những nghiên cứu về chỉ số trở kháng và chỉ số sức
đập của động mạch thận của bệnh nhân tăng huyết áp và suy thận mạn tính. Các tác
giả đã đưa ra kết luận RI và PI có mối tương quan chặt chẽ với các thông số huyết
động trong thận và độ thanh thải creatinin ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, Trần Bùi (2000) dùng siêu âm Doppler màu đo lưu lượng máu
qua thận ở 35 người bình thường và 35 người tăng huyết áp, tuổi từ 30 đến 79. Đối
với bệnh nhân tăng huyết áp, lưu lượng máu qua thận ở cả hai giới là 842 ml/phút,
giảm rõ rệt so với người bình thường (giảm khoảng 262 ml/phút = 24%, p < 0,001).
Tác giả Huỳnh Văn Nhuận (2005) qua khảo sát 36 bệnh nhân suy thận mạn độ III,
IV so với 22 người bình thường tác giả nhận thấy: trong nhóm suy thận mạn: RI =
0,79 ± 0,038; PI = 2.13 ± 0,23 tăng cao rất có ý nghĩa so với nhóm chứng RI = 0,665
± 0,04 và PI = 1,22 ± 0,16.
4
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 333 người trong đó nhóm làm chứng có 136 người sức khỏe bình
thường và 197 người bị tăng huyết áp nguyên phát từ 40 đến 90 tuổi (91 nam và 106
nữ), khám và điều trị nội trú với chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện
E Trung ương có protein niệu đại thể âm tính, mức lọc cầu thận trên 60ml/phút.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang, có
đối chứng.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện E Trung ương. Tất cả các đối tượng nghiên cứu
được làm theo một mẫu bệnh án chung.
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
* Bước 1: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Khám lâm sàng. Đo huyết áp. Xét nghiệm nước tiểu: xét nghiệm 10 thông số

nước tiểu. Siêu âm tổng quát hai thận.
- Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu, lựa chọn nhóm
chứng cũng theo các bước trên.
* Bước 2: Khảo sát huyết áp, mức lọc cầu thận, nồng độ microalbumin niệu và siêu
âm Doppler mạch thận. Các thông số được thu thập cùng một ngày khi vào viện và
ngừng mọi phương pháp điều trị ít nhất 24 giờ trước khi khảo sát.
* Phân tích các mối tương quan các thông số
2.2.3. Xử lý số liệu
- Sử dụng chương trình toán thống kê SPSS 10.0.
- Phân tích giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. So sánh giá trị trung bình, so
sánh tỉ lệ %.
- Tính hệ số tương quan r, tìm phương trình bậc nhất về sự biến đổi các thông
số huyết động của thận theo huyết áp, rennin máu, mức lọc cầu thận.
5
- Kết quả được coi là có ý nghĩa thống kê ở giá trị p<0,05.
- Kết quả nghiên cứu trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Tui trung bnh
Giới
Tuổi (
X
± SD) (Năm)
ps
Bệnh (n = 197) Chứng (n = 136)
Nam (n=165) 59,1 ± 10,2 60,6 ± 9,7 >0,05
Nữ (n=168) 59,3 ± 9,3 59,3 ± 9,5 >0,05
p >0,05 >0,05
Tổng 59,2 ± 9,7 60,0 ± 9,6 >0,05
Nhận xét: Tuổi trung bình nhóm bệnh so với chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p>0,05). Tuổi giữa giới nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa
(p>0,05).
Bảng 3.2: Giai đoạn tăng huyết áp
Nhóm tuổi Giai đoạn I n
(%)
Giai đoạn II n (%) p Tổng n (%)
40-50 38 (88,4) 5 (10,6) < 0,05 43 (21,8)
51-60 35 (63,6) 20 (36,4) < 0,05 55 (27,9)
61-70 16 (25,8) 46 (74,2) < 0,05 62 (31,5)
> 70 2 (5,4) 35 (94,6) < 0,05 37 (18,8)
Tổng 91(46,2) 106(53,8) < 0,05 197 (100)
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp ở giai đoạn I cao hơn giai đoạn II, khác
nhau có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này không có bệnh nhân nào tăng huyết áp giai
đoạn III.
3.2. Thông số renin máu
6
Bảng 3.3: Nồng độ renin (mg/l) theo tui
Nhóm tuổi
Renin (
X
± SD) (mg/l)
p
Bệnh (n=197) Chứng (n=136)
40-50(n=43) 2,70± 0,86 1,16 ± 0,11 < 0,05
51-60(n=55) 2,29 ± 0,71 1,27 ± 0,17 < 0,05
61-70(n=62) 2,24 ± 0,54 1,26 ± 0,17 < 0,05
>70(n=37) 1,75 ± 0,40 1,27 ± 0,17 < 0,05
Tổng 2,26 ± 0,72 1,25 ± 0,16 < 0,05
p < 0,05 >0,05
Nhận xét: Nồng độ renin trung bình ở mọi nhóm tuổi nhóm bệnh cao hơn nhóm

chứng (p<0,05), tuổi càng trẻ sự khác biệt càng lớn. Nhóm chứng nồng độ renin
không thay đổi theo tuổi, nhưng ở nhóm bệnh nồng độ renin giảm dần theo tuổi.
Bảng 3.4: Tỉ lệ bệnh nhân tăng, giảm nồng độ renin máu (mg/l)
Nhóm tuổi
Tăng
( >1,57 mg/l) n
(%)
Bình thường
(0,93 - 1,57mg/l) n
(%)
Giảm
(<0,93 mg/l) n (%)
40-50(n=43) 34 (23,6) 9 (17,0) 0
51-60(n=55) 39 (27,1) 16(30,2) 0
61-70(n=62) 48 (33,3) 14 (26,4) 0
>70(n=37) 23 (16,0) 14 (26,4) 0
Tổng 144 (73,1) 53 (26,9) 0
p <0,05
Nhận xét: Từ nhóm chứng ở bảng 3.6 có trị số renin (x ± 2SD) là 0,93 – 1,57 mg/l.
Khi trị số trên 1,57 là tăng và dưới 0,93 là giảm. Trong 197 bệnh nhân tăng huyết áp
thì có 144 bệnh nhân tăng renin (tỉ lệ 73,1%). Không có bệnh nhân giảm renin. Tỉ lệ
tăng và bình thường khác biệt có ý nghĩa.
3.3. Thông số microalbumin niệu
7
Bảng 3.5: Đặc điểm microalbumin niệu
Giới tính
Microalbumin niệu
Microalbumin niệu (+) n
(%)
Nồng độ (mg/24h) (

X
±
SD)
Nam (n=91) 32 (56,1) 43,9 ± 64,3
Nữ (n=106) 25 (43,9) 31,5 ± 60,9
p < 0,05 >0,05
Tổng (n=197) 57 (28,9) 37,9 ± 62,9
Nhận xét: 57 bệnh nhân có microalbumin (+) chiếm tỷ lệ 28,9%. Trong nhóm
microalbumin (+), nam chiếm 56,1% và nữ là 43,9%, khác biệt có ý nghĩa p<0,05.
Bảng 3.6: Tỉ lệ microalbumin niệu theo thời gian phát hiện tăng huyết áp
Thời gian (năm) Microalbumin niệu (+)
n (%)
Microalbumin niệu (-)
n (%)
<1 (n=39) 5 (8,8) 13 (9,3)
1-5 (n=67) 34 (59,6) 109 (77,8)
>5 (n=91)
18 (31,6) 18 (12,9)
p <0,05 <0,05
Tổng 57 (28,9) 140 (71,1)
Nhận xét: Tỉ lệ microalbumin(+) tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với nhóm microalbumin niệu âm tính.
Bảng 3.7: Tỉ lệ bệnh nhân có microalbumin niệu theo giai đoạn tăng huyết áp
Giai đoạn
tăng huyết áp
Microalbumin niệu (+)
n (%)
Microalbumin niệu (-)
n (%)
p

Giai đoạn I (n=91) 13 (22,8) 78 (55,7) <0,05
Giai đoạn II 44 (77,2) 62 (44,3) <0,05
8
(n=106)
p <0,05 >0,05
OR 4,258
Nhận xét: Tỉ lệ Microalbumin niệu (+) tăng theo giai đoạn tăng huyết áp có ý nghĩa.
Những bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn II có nguy cơ xuất hiện microalbumin niệu
(+) cao gấp 4,258 lần bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn I. Có sự khác biệt về tỉ lệ
microalbumin niệu (+) và microalbumin niệu (-) theo giai đoạn tăng huyết áp.
3.4. Thông số mức lọc cầu thận
Bảng 3.8: Mức lọc cầu thận (ml/phút) theo tui
Nhóm tuổi
Mức lọc cầu thận (
X
± SD ) (ml/phút)
p
Bệnh (n=197) Chứng (n=136)
40-50(1)
(nb=43)(nc=20)
86,3 ± 8,5 103,9 ± 11,0 <0,05
51-60(2)
(nb=55)(nc=42)
81,6 ± 9,3 95,7 ± 10,2 <0,05
61-70(3)
(nb=62)(nc=44)
72,4 ± 6,3 85,3 ± 8,6 <0,05
> 70(4)
(nb=37)(nc=30)
73,2 ± 6,5 82,4 ± 9,1 <0,05

Tổng
(nb=197)(nc=136)
78,2 ± 8,8 90,6 ± 9,5 <0,05
p p¹ p² <0,05 p¹ p²<0,05
(pº: p2/1; p¹: p3/1; p²: p4/1; p³: p4/2)
(nb: Số bệnh nhân nhóm bệnh; nc: Số bệnh nhân nhóm chứng).
Nhận xét: Mức lọc cầu thận giảm theo tuổi cả ở nhóm bệnh và nhóm chứng có ý
nghĩa thống kê. Mức lọc cầu thận trong cùng nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa ở
nhóm bệnh và nhóm chứng.
Bảng 3.9: Mức lọc cầu thận (ml/phút) theo giai đoạn tăng huyết áp
Nhóm tuổi
Mức lọc cầu thận (
X
± SD )
(ml/phút)
p
9
Giai đoạn I (n=91) Giai đoạn II
(n=106)
40-50 (n=43) 87,5 ± 8,7 86,6 ± 7,2 >0,05
51-60 (n=55) 80,7 ± 9,3 83,1 ± 9,3 >0,05
61-70 (n=62) 77,1± 7,5 75,3± 7,1 >0,05
> 70 (n=37) 76,2 ± 7,9 73,0 ± 6,3 >0,05
Tổng (n=197) 81,1 ± 8,6 75,6 ± 7,9 <0,05
Nhận xét: Mức lọc cầu thận giảm theo tuổi ở cả hai giai đoạn tăng huyết áp, mức lọc
cầu thận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tăng huyết áp giai đoạn I và II.
Bảng 3.10: Mức lọc cầu thận (ml/phút) theo thời gian phát hiện tăng huyết áp
Thời gian (năm)
Mức lọc cầu thận (
X

± SD ) (ml/phút)
<1 (n=39) 71,5 ± 23,9
1-5 (n=67) 78,1 ± 19,3
>5 (n=91) 81,8 ± 18,9
Tổng (n=197) 78,2 ± 8,8
p > 0,05
Nhận xét: Thời gian phát hiện tăng huyết áp và mức lọc cầu thận có xu hướng giảm
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.
3.5. Các thông số huyết động của động mạch thận
Bảng 3.11: Lưu lượng dòng máu thận (ml/ph) phải và trái theo nhóm tui
Nhóm
tuổi
Nhóm
bệnh -
chứng
Lưu lượng dòng máu hai thận (
X
± SD) (ml/phút)
Thận phải Thận trái p Hai thận
40-50 Bệnh 476,6 ± 88,9 505,1 ± 82,1 >0,05 981,6 ± 170,2
Chứng 597,6 ± 64,3 605,9 ± 63,8 >0,05 1203,5 ± 127,7
p <0,05 <0,05 <0,05
10
51-60 Bệnh 443,8 ± 66,0 473,2± 67,7 >0,05 909,8 ± 139,9
Chứng 546,1 ± 94,1 556,2 ± 89,1 >0,05 1102,3 ± 182,8
p <0,05 <0,05 <0,05
61-70 Bệnh 429,7 ± 20,0 461,2 ± 26,4 >0,05 890,9 ± 42,9
Chứng 500,9 ± 151,2 502,6 ± 150,9 >0,05 1003,5 ± 301,6
p <0,05 >0,05 <0,05
> 70 Bệnh 434,6 ± 13,0 459,2 ± 21,1 >0,05 893,8 ± 29,7

Chứng 454,2 ± 147,4 461,9 ± 146,9 >0,05 916,1 ± 293,8
p >0,05 >0,05 >0,05
Tổng Bệnh 444,8 ± 58,0 473,7 ± 57,5 >0,05 916,5 ± 116,6
Chứng 518,8 ± 131,9 525,4 ± 131,2 >0,05 1044,2 ± 262,6
p <0,05 <0,05 <0,05
Nhận xét: Lưu lượng dòng máu thận phải và thận trái không khác biệt có ý nghĩa ở
tất cả tuổi, ở nhóm bệnh hay nhóm chứng.
Bảng 3.12: Lưu lượng dòng máu thận theo giai đoạn tăng huyết áp
Nhóm tuổi
Lưu lượng dòng máu hai thận (
X
± SD) (ml/phút)
Giai đoạn I
(n=91)
Giai đoạn II
(n=106)
p Tổng
40-50 (1)
(n=43)
990,3 ± 179,3 915,7 ± 27,8 <0,05
981,6 ±
170,2
51-60 (2)
(n=55)
922,6 ± 172,5 887,3 ± 39,7 <0,05
909,8 ±
139,9
61-70 (3)
(n=62)
898,7 ± 27,1 888,2 ± 47,1 >0,05 890,9 ± 42,9

> 70 (4)(n=37) 880,7 ± 39,9 894,5 ± 29,6 >0,05 893,8 ± 29,7
Tổng (n=197) 945,8 ± 161,6 891,4 ± 39,9 <0,05
916,5 ±
116,6
11
Nhận xét: Tăng huyết áp giai đoạn II lưu lượng giảm so với giai đoạn I có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 3.13: So sánh vận tốc dòng máu (cm/giây) dòng máu đo tại 3 vị trí
Thông số Gốc ĐM thận Rốn thận Nhu mô thận p
Vs (
X
± SD) (cm/giây) 98,0 ± 7,2 51,7 ± 6,0 32,3 ± 4,9 <0,05
Vd (
X
± SD) (cm/giây) 33,9 ± 4,9 22,3 ± 4,9 13,5 ± 4,7 <0,05
Vm (
X
± SD) (cm/giây) 50,8 ± 5,0 35,3 ± 4,9 20,4 ± 4,9 <0,05
Nhận xét: Tốc độ dòng máu thận ở 3 vị trí có sự khác biệt rõ, giảm từ ngoại biên vào
trung tâm.
Bảng 3.14: Chỉ số RI, PI tại các vị trí ở hai thận
Thông số Vị trí Gốc đm thận Rốn thận Nhu mô thận
RI
(
X
± SD)
Phải 0,63 ± 0,08 0,59 ± 0,08 0,59 ± 0,09
Trái 0,64 ± 0,08 0,62 ± 0,09 0,59 ± 0,09
Hai thận 0,63 ± 0,06 0,61 ± 0,07 0,59 ± 0,08
PI

(
X
± SD)
Phải 1,00 ± 0,15 0,92 ± 0,18 0,98 ± 0,18
Trái 1,04 ± 0,18 0,95 ± 0,12 0,97 ± 0,15
Hai thận 1,02 ± 0,14 0,94 ± 0,11 0,97 ± 0,14
Nhận xét: RI và PI giảm dần từ gốc động mạch thận tới nhu mô. Hai thận trái và phải
không khác biệt có ý nghĩa.
3.6. Liên quan giữa lưu lượng dòng máu thận, mức lọc cầu thận với renin và
các thông số huyết động
3.6.1. Mối liên quan lưu lượng dòng máu thận đo tại gốc động mạch thận
12
Bảng 3.15: Lưu lượng dòng máu 2 thận (ml/phút) theo microalbumin niệu
Nhóm tuổi
Lưu lượng dòng máu hai thận (
X
± SD) (ml/phút)
p
Mcroalbumin niệu (+)
(n=57)
Microalbumin niệu (-)
(n=140)
40-50 (n=43) 895,5 ± 11,8 990,5 ± 176,5 >0,05
51-60 (n=55) 866,3 ± 54,7 919,4 ± 151,3 >0,05
61-70 (n=62) 885,6 ± 57,2 895,6 ± 24,3 >0,05
> 70 (n=37) 895,6 ± 33,9 892,7 ± 27,6 >0,05
Tổng (n=197) 885,4 ± 49,9 929,2 ± 132,6 >0,05
Nhận xét: Nhóm microalbumin niệu (+) lưu lượng dòng máu thận có xu hướng giảm
hơn so với microalbumin niệu (-) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa.
Bảng 3.16. Liên quan lưu lượng dòng máu thận và diện tích mạch máu, vận tốc

Thông số
Thận phải Thận trái
Bệnh Chứng Bệnh Chứng
Vân tốc trung bình (cm/giây) 53,3 53,3 48,3 48,7
Lưu lượng dòng máu thận
(ml/phút)
444,8 518,8 473,7 525,4
Diện tích mạch thận (cm2) 0,14 0,16 0,16 0,18
Nhận xét: Diện tích mạch máu thận và lưu lượng dòng máu thận giảm so giữa nhóm bệnh
và chứng ở cả thận phải và thận trái. Tuy nhiên không có sự khác biệt của vận tốc dòng
máu thận giữa hai nhóm.
Bảng 3.17: Tương quan của lưu lượng dòng máu thận
Tương quan r p
Mức lọc cầu thận 0,279 (hệ số Pearson) <0,05
Renine 0,076 (hệ số Spearman) 0,290
RI -0,136 (hệ số Pearson) <0,05
PI -0,150 (hệ số Pearson) <0.05
13
Huyết áp trung bình -0,126 (hệ số Spearman) 0,078
Nhận xét: Lưu lượng dòng máu thận tương thuận với mức lọc cầu thận ở nhóm tăng
huyết áp (r = 0,279 và p<0,05); tương quan nghịch với chỉ số RI, PI đo tại nhu mô.
Lưu lượng dòng máu thận không tương quan với nồng độ renin máu.
3.6.2. Liên quan mức lọc cầu thận với các thông số
Bảng 3.18: Mức lọc cầu thận (ml/phút) theo Microalbumin niệu
Giai đoạn
tăng huyết áp
Mức lọc cầu thận (
X
± SD) (ml/phút)
p

Microalbumin niệu (+)
(n=57)
Microalbumin niệu (-)
(n=140)
Giai đoạn I (n=91) 78,8 ± 8,0 81,5 ± 9,3 >0,05
Giai đoạn II
(n=106)
73,1 ± 6,8 77,4 ± 8,1
>0,05
Tổng (n=197) 74,4 ± 7,1 79,7 ± 8,5 >0,05
p >0,05 >0,05
Nhận xét: Mức lọc cầu thận ở nhóm microalbumin niệu (+) có xu hướng thấp hơn
nhóm (-) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
Bảng 3.19: Liên quan của mức lọc cầu thận
Thông số r p
Huyết áp tâm thu -0,096 (hệ số Pearson) 0,177
Nồng độ Renin 0,033(hệ số Spearman) 0,643
Vm thận phải 0,174 (hệ số Pearson) 0,014
RI thận phải -0,300 (hệ số Pearson) <0,001
PI thận phải -0,127 (hệ số Pearson) 0,076
14
Nhận xét: Mức lọc cầu thận không tương quan với huyết áp tâm thu, không tương
quan với nồng độ renin máu, tương quan với chỉ số tốc độ dòng máu trung bình Vm,
trở kháng RI và không tương quan với chỉ số mạch đập PI đo ở thận phải.
15
3.6.3. Liên quan của chỉ số trở kháng (RI), và chỉ số mạch đập (PI)
Bảng 3.20: RI, PI theo microalbumin niệu
Vị trí Thông số
Microalbumin niệu
(+) (n=57)

Microalbumin niệu (-)
(n=140)
p
Gốc
RI (
X
± SD)
0,66 ± 0,08 0,61 ± 0,07
<0,05
PI (
X
± SD)
1,02 ± 0,19 0,99 ± 0,13
>0,05
Rốn
RI (
X
± SD)
0,60 ± 0,09 0,59 ± 0,07
>0,05
PI (
X
± SD)
0,89 ± 0,18 0,94 ± 0,18
>0,05
Nhu

RI (
X
± SD)

0,60 ±0,08 0,58 ±0,09
>0,05
PI (
X
± SD)
1,01 ±0,22 0,97 ±0,16
>0,05
Nhận xét: Nhóm microalbumin niệu dương tính có chỉ số RI và PI không khác biệt
so với nhóm microalbumin niệu âm tính khi đo ở rốn thận và nhu mô thận. Khi đo ở
vị trí gốc động mạch thận chỉ số RI khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.21: Liên quan của chỉ số RI, PI với huyết áp và renin
RI thận phải PI thận phải
r p r p
Huyết áp trung bình -0,032 0,652 0,072 0,317
Huyết áp tâm thu 0,096 0,179 0,059 0,410
Huyết áp tâm trương -0,039 0,586 0,056 0,433
Renin -0,168 0,019 -0,018 0,797
Nhận xét: Chỉ số RI không tương quan với con số huyết áp nhưng tương quan nghịch với
nồng độ renin. Chỉ số PI không tương quan với huyết áp và nồng độ renin.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tăng huyết áp tăng dần theo tuổi: nhóm
dưới 50 tuổi là 21,8%, nhóm từ 50-60 tuổi là 27,9%, nhóm từ 61 - 70 tuổi là 31,5%;
16
nhóm trên 70 tuổi là 18,8%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự với
nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan (2002), Đồng Văn Thành (2011). Theo JNC VII,
bệnh thận tăng huyết áp tăng lên cùng với lứa tuổi. Hầu hết các trường hợp được
chẩn đoán bệnh thận tăng huyết áp thì đều là những người trung niên và già. Những
nhóm người này rất khó phân biệt những tổn thương mạch máu do tuổi tác hay là do
tăng huyết áp.

4.2. Trị số huyết áp
Phân tích theo giai đoạn tăng huyết áp chúng tôi thấy: Có 91 bệnh nhân giai
đoạn I chiếm 46,2%. Có 106 bệnh nhân giai đoạn II chiếm 53,8%. Sự khác biệt về tỷ
lệ này có ý nghĩa p <0,05. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp trong nghiên cứu là mức
độ nhẹ và trung bình. Trong nghiên cứu này không có bệnh nhân tăng huyết áp giai
đoạn III. Theo phân loại tăng huyết áp của tổ chức y tế thế giới, những bệnh nhân
tăng huyết áp giai đoạn III là khi có trên 2 cơ quan đích bị tổn thương. Trong khi đó
những cơ quan sớm bị tổn thương là mắt và thận. Khi loại trừ các bệnh nhân có protein
niệu đại thể dương tính thì không thấy có bệnh nhân nào tăng huyết áp có trên 2 cơ quan
đích bị tổn thương.
4.3. Biến đổi nồng độ rennin máu
Cơ chế quan trọng liên quan giữa tổn thương thận và tăng huyết áp có vai trò
của hệ renin-angiotensin-aldosteron. Chúng tôi khảo sát thông số renin máu để tìm
hiểu mối liên quan này. Trong nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: nồng độ renin ở 197
người tăng huyết áp (2,26 mg/l) lớn hơn có ý nghĩa so với nồng độ renin ở 136 người
thuộc nhóm chứng (1,25mg/l). Ở nhóm bệnh nồng độ renin giảm dần theo lứa tuổi
có ý nghĩa thống kê p<0,05. Trong khi ở nhóm chứng nồng độ renin tương đối hằng
định. Như vậy nồng độ renin máu ở những người tăng huyết áp giảm theo tuổi, còn
những người không tăng huyết áp nồng độ renin ổn định. Fink H.A. 2012 nghiên cứu
về tổn thương thận thấy đối với bệnh nhân bệnh thận mạn tính thì ức chế men chuyển
angiotensin và ức chế thụ thể AT1 sẽ làm giảm nguy cơ suy thận giai đoạn cuối, giảm
17
nguy cơ tử vong nhồi máu cơ tim và đột quỵ, qua đó khẳng định vai trò của hệ renin-
angiotensin-aldosteron trong tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp.
4.4. Biến đổi mức lọc cầu thận
Bảng 4.1. Biến đi mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp
Tác giả Mức lọc cầu thận(ml/phút/1,73m2)
Chúng tôi 78,2
I-SEARCH Việt Nam 65,8
I-SEARCH toàn cầu 87,9

London G.M. 73
Farbom P. 89,1
Pontromeli 87
Mức lọc cầu thận giảm theo giai đoạn tăng huyết áp. Điều này có thể cho thấy
rằng mức lọc cầu thận phụ thuộc vào áp lực máu nội cầu thận và bị ảnh hưởng bởi
huyết áp toàn thân, huyết áp tăng càng cao thì mức lọc cầu thận càng giảm. Ban đầu
tăng huyết áp làm cho lưu lượng máu đến thận tăng lên và mức lọc cầu thận tăng lên.
Nhưng sau đó theo thời gian sự đáp ứng của thận không còn như trong giai đoạn đầu
và đến một điểm thời gian nhất định thì mức lọc cầu thận sẽ giảm xuống chứ không
còn tăng lên nữa. Qua nghiên cứu có thể thấy sự ảnh hưởng tương đối rõ của huyết
áp tới mức lọc cầu thận.
Tác giả Puttinger H. năm 2003 nghiên cứu tại Áo nhận thấy bệnh thận tăng
huyết áp là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối. Khi chức năng thận đã
suy nặng điều trị khống chế huyết áp và duy trì chức năng thận rất khó khăn. Nghiên
cứu này cho thấy việc khống chế huyết áp đạt mục tiêu bệnh nhân làm giảm suy thận
cũng như chặn các tổn thương ở cơ quan đích khác
4.5. Biến đổi lưu lượng dòng máu thận
Bảng 4.2. Lưu lượng dòng máu thận (ml/phút) ở bệnh nhân tăng huyết áp
Tác giả Lưu lượng Độ giảm %
Chúng tôi 916,5 12,2
Trần Bùi 842 24
London GM 739 17,1
Ở người tăng huyết áp nguyên phát lưu lượng dòng máu đến thận là
916,5ml/phút, ở người khỏe mạnh lưu lượng dòng máu đến thận là 1044,2 ml/phút.
18
Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê. Khi bị tăng huyết áp lưu lượng dòng
máu đến thận sẽ giảm, làm giảm khả năng hoạt động của thận cũng như dinh dưỡng
thận. Nguyên nhân ngoài vấn đề về áp lực còn do xơ hóa thận diễn tiến cùng với
bệnh tăng huyết áp trong một thời gian dài. Phân tích theo tuổi và giai đoạn tăng
huyết áp thì thấy lưu lượng dòng máu đến thận ở những người tăng huyết áp giai

đoạn I lớn hơn so với những người tăng huyết áp giai đoạn II. Điều này có thể lý giải
trong giai đoạn đầu khi thận chưa bị tổn thương, xơ hóa nhiều, lưu lượng dòng máu
đến thận phụ thuộc chính vào con số huyết áp nên huyết áp cao thì lưu lượng dòng
máu đến thận cao. Theo thời gian khi thận đã tổn thương đáp ứng của thận với con
số huyết áp không như ban đầu và lưu lượng dòng máu đến thận sẽ không phụ thuộc
vào con số huyết áp nhiều nữa.
Tác giả Gomez-marcos M.A. 2012 tại Tây Ban Nha nghiên cứu trên 258 bệnh
nhân tăng huyết áp thấy rằng lưu lượng dòng máu thận có tương quan nghịch với
mức lọc cầu thận. Tác giả này cũng đưa ra giả thiết về vai trò của yếu tố viêm với độ
đàn hồi của mạch máu khi tìm hiểu yếu tố viêm độ nhạy cao CRPHS với độ đàn hồi.
19
4.6. Biến đổi chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số mạch đập (PI)
Nghiên cứu về chỉ số trở kháng động mạch thận và chỉ số đập của mạch thận
RI, PI thì thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số RI và PI ở
thận phải và thận trái, giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Chúng tôi phân tích chỉ số
trở kháng RI theo giai đoạn tăng huyết áp thì thấy rằng RI và PI đều tăng theo giai
đoạn tăng huyết áp. Phân tích của chúng tôi về chỉ số RI theo tổn thương thận thông
qua dấu hiệu microalbumin niệu thì thấy rằng không có khác biệt có ý nghĩa giữa
hai nhóm này. Như vậy khi chỉ số trở kháng tăng lên một cách rõ rệt biểu hiện sớm
khi đo ở nhu mô thận. Trong khi biểu hiện khi đo ở rốn và ở gốc động mạch thận
không rõ bằng. Cao Xuân Cương năm 2011 nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo
đường và tác giả Trần Thị Bạch Tuyết năm 2008 theo dõi các bệnh nhân suy thận
cho kết quả PI và RI cao hơn của chúng tôi. Có lẽ tổn thương thận do tăng huyết áp
giai đoạn sớm thì chưa có sự thay đổi tới các thông số RI PI trên siêu âm rõ như các
bệnh nhân đái tháo đường hay suy thận. Tác giả Deeg K.H. năm 2003 nghiên cứu
siêu âm Dopple mạch thận ở 147 người. Tác giả nhận thấy RI khác nhau ở gốc động
mạch thận, rốn thận và nhu mô thận. RI ở gốc động mạch thận là 0,69 ± 0,09; rốn
thận 0,63 ± 0,08 và 0,60 ± 0,16 ở nhu mô thận. RI tăng theo tuổi.
4.7. Liên quan lưu lượng dòng máu thận và tăng huyết áp
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự suy

giảm lưu lượng dòng máu thận ở giai đoạn tăng huyết áp I và II cho thấy ảnh hưởng
của huyết áp tới lượng máu đến thận. Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ở
những người có microalbumin niệu dương tính tức là tổn thương thận rõ lưu lượng
dòng máu đến thận là 885,4 ml/phút thấp hơn so với nhóm những người bị tăng
huyết áp microalbumin niệu âm tính là 929,2ml/phút. Tác động qua lại giữa giảm lưu
lượng máu qua thận và tăng huyết áp là một vòng luẩn quẩn. Giảm lưu lượng sẽ kích
thích gây tăng huyết áp, nhưng lâu dài áp lực do tăng huyết áp sẽ phá vỡ cấu trúc
bình thường và dù lưu lượng có tăng lên thì khả năng lọc của thận vẫn không cải
thiện. Giảm lưu lượng máu tại thận gây nên thiếu máu nuôi dưỡng nhu mô thận dẫn
đến xơ hoá nhu mô thận. Bệnh nhân tăng huyết áp kéo dài, sức cản ngoại biên tăng,
tính đàn hồi động mạch chủ và các động mạch lớn giảm do tổn thương thành động
mạch. Thành động mạch chủ và các động mạch lớn giãn nở đối lập với các động
20
mạch ngoại vi. Chính các biến đổi này làm tổn thương nhu mô thận, đến khi thận bị
tổn thương xơ hoá, diện tích nhu mô thận giảm, mạch máu bị xơ teo hoặc mô xung
quanh chèn ép, co kéo, vì vậy lưu lượng máu tại thận giảm.
4.8. Liên quan lưu lượng dòng máu thận và mức lọc cầu thận
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có mối tương quan giữa lưu lượng
dòng máu thận và mức lọc cầu thận với r = 0,279, mối tương quan này có ý nghĩa
thống kê với p <0,05. Tác giả Deeg K.H. năm 2003 nghiên cứu siêu âm Doppler
mạch thận ở 147 người nhận thấy lưu lượng dòng máu thận khác nhau ở thân động
mạch thận, rốn thận và nhu mô thận. Lưu lượng từ vùng rốn thấp hơn vùng thân
động mạch 30%; vùng nhu mô thấp hơn vùng rốn 30% và có liên quan rõ tới độ
thanh lọc của thận. Tác giả Martynov S A. năm 2003 đánh giá huyết động mạch
thận bằng siêu âm. Khảo sát 50 bệnh nhân suy thận thấy 36% bị giảm tưới máu.
Nồng độ creatinin, mức lọc cầu thận tương quan với lưu lượng dòng máu thận đo tại
lỗ vào và tại nhu mô. Bệnh nhân tuổi càng cao thì RI càng tăng.
Bảng 4.3. Tương quan lưu lượng dòng máu thận và mức lọc cầu thận
Tác giả Hệ số tương quan (r)
Chúng tôi 0,279

Makino Y. 0,56
Lebkowka U. 0,38
4.9. Liên quan mức lọc cầu thận và tăng huyết áp
Trong giai đoạn đầu khi huyết áp tăng lên áp lực mạch máu cầu thận đáp ứng
lại với huyết áp làm cho mức lọc cầu thận tăng lên trong giai đoạn đầu và ở mức độ
nhẹ. Ngược lại đối với con số huyết áp ở những người tăng huyết áp giai đoạn II thì
mối tương quan nghịch giữa huyết áp và mức lọc cầu thận rõ ràng hơn rất nhiều.
Chúng tôi nghĩ rằng ở những thời điểm mới bị mắc tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp
giai đoạn sớm và nhẹ thì mức lọc cầu thận có vẻ tăng lên nhưng sau đó theo diễn
biến thời gian đáp ứng của cầu thận với con số huyết áp không giống giai đoạn trước
21
mà độ lọc của thận sẽ giảm sút khi huyết áp cao. Chúng tôi thấy rõ hơn ở hai nhóm
tăng huyết áp giai đoạn I và tăng huyết áp giai đoạn II thì thấy rằng mức lọc cầu thận
tương quan với microalbumine niệu ở nhóm tăng huyết áp giai đoạn I không chặt
chẽ bằng mối tương quan giữa mức lọc cầu thận với microalbumin niệu ở nhóm tăng
huyết áp giai đoạn II. Ý nghĩa thống kê của mối tương quan giữa mức lọc cầu thận
và microalbumin niệu trong nhóm tăng huyết áp giai đoạn I, trong khi ý nghĩa thống
kê của sự tương quan giữa mức lọc cầu thận và microalbumine niệu ở nhóm tăng
huyết áp giai đoạn II cao hơn.
Theo KDOQI 2002, nhóm tăng huyết áp giai đoạn II, III có tốc độ giảm sút
mức lọc cầu thận rất nhanh và luôn đi xuống, trong khi đó nhóm tăng huyết áp giai
đoạn I thời gian đầu mức lọc cầu thận hơi tăng sau đó giảm dần theo thời gian. Tăng
huyết áp là nguyên nhân chính gây bệnh các biến cố về tim mạch và tổn thương thận.
Lash và cộng sự trong nghiên cứu CRIC 2009 cho kết quả khẳng định về mối tương
quan qua lại giữa chức năng thận và các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, béo phì.
4.10. Liên quan mức lọc cầu thận và vận tốc dòng máu, chỉ số trở kháng mạch
máu thận RI, chỉ số mạch đập PI
Khi xem xét mối tương quan của mức lọc cầu thận với một số thông số huyết
động thì thấy đều có mối tương quan nghịch tương đối rõ. Đối với vận tốc dòng máu
trung bình Vm thận phải tương quan mức độ vừa r = 0,174, p = 0,014, với chỉ số trở

kháng RI thận phải, hệ số tương quan là r = -0,3, mức tương quan này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Mức lọc cầu thận cũng tương quan với chỉ số PI của thận
phải với hệ số tương quan r = -0,127, mối tương quan này cũng không có ý nghĩa
thống kê với p = 0,076.
Bảng 4.4. Tương quan mức lọc cầu thận và chỉ số trở kháng RI
Tác giả Hệ số tương quan (r)
Chúng tôi -0,3
22
Makino -0,39
Galesic K -0,383
Vigna -0,59
Petersen LJ -0,5
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 197 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, protein niệu đại thể âm
tính và 136 người bình thường cùng độ tuổi được làm siêu âm Doppler động mạch
thận và đo mức lọc cầu thận, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về các thông số huyết động động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát
- Vận tốc dòng máu thận (Vs, Vd, Vm) giảm dần từ gốc động mạch thận tới rốn
thận và nhu mô thận. Nhóm có microalbumin niệu (+) các thông số thấp hơn so với
nhóm microalbumin niệu (-).
- Lưu lượng dòng máu 2 thận đo ở gốc động mạch thận có xu hướng giảm dần theo
độ tuổi (40-50 tuổi: 981,6±170,2ml/ph, trên 70 tuổi: 893,8±29,7ml/ph), nhóm bệnh
thấp hơn nhóm chứng (916,5±116,6ml/ph và 1044,2±262,6ml/ph), giảm dần theo
giai đoạn tăng huyết áp (giai đoạn I: 945,8±161,6ml/ph, giai đoạn II:
891,4±39,9ml/ph). Lưu lượng dòng máu thận ở nhóm có MAU(+) thấp hơn nhóm có
MAU(-) (885,4±49,9ml/ph so với 929,2 ±132,6 ml/ph).
- Giá trị trung bình của RI và PI có xu hướng tăng theo tuổi và theo giai đoạn tăng
huyết áp. Nhóm MAU(+) có RI và PI cao hơn nhóm MAU(-) : RI = 0,66±0,08 so với
0,61±0,07; PI = 1,02±0,19 so với 0,99±0,13.

- Mức lọc cầu thận có xu hướng giảm dần theo tuổi (40-50 tuổi: 86,3
ml/ph/1,73m2; trên 70 tuổi: 73,2 ml/ph/1,73m2; giảm theo giai đoạn tăng huyết áp
(giai đoạn I: 81,1 ml/ph/1,73m2, giai đoạn II: 75,6 ml/ph/1,73m2), giảm theo thời
gian phát hiện tăng huyết áp (dưới 1 năm: 71,5 ml/ph/1,73m2, trên 5 năm: 81,8
ml/ph/1,73m2). Nhóm MAU(+) có mức lọc cầu thận thấp hơn nhóm MAU(-) (74,4
ml/ph/1,73m2 so với 79,7 ml/ph/1,73m2).
23
- Nồng độ trung bình của renin máu ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (2,26 ±
0,72mg/l so với 1,25 ± 0,16mg/l). Ở nhóm chứng nồng độ renin máu không thay đổi
theo tuổi. Ở nhóm bệnh nồng độ renin máu giảm theo tuổi (40–50 tuổi: 2,70±0,86
mg/l so với trên 70 tuổi: 1,75±0,40 mg/l).
2.Liên quan của lưu lượng dòng máu thận, mức lọc cầu thận với renin máu và
các thông số huyết động động mạch thận
-Lưu lượng dòng máu thận tương quan nghịch với RI, PI ở nhu mô thận (r = -0,136,
p<0,05; r = -0,15, p=0,036), tương quan thuận với mức lọc cầu thận (r=0,279,
p<0,05).
-Mức lọc cầu thận tương quan nghịch với RI (r = - 0,30, p<0,001); tương quan thuận
với tốc độ dòng máu tâm thu Vm ( r=0,174, p=0,014).
-Chỉ số RI thận phải tương quan nghịch với nồng độ renin máu (r = - 0,168, p =
0,019).
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định sự biến đổi các thông số huyết động
của mạch thận và mức lọc cầu thận liên quan tới tình trạng tăng huyết áp ở những
bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát về giai đoạn tăng huyết áp, thời gian mắc bệnh,
mức độ tổn thương thận. Trên cơ sở các kết quả thu được khuyến cáo các thầy thuốc
lâm sàng đánh giá toàn diện, có hệ thống, định kỳ các thông số huyết động của động
mạch thận, mức lọc cầu thận, nồng độ renin máu để phát hiện các thương tổn thận do
tăng huyết áp.
24

×