Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận phân tích chính sách thuế THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.48 KB, 22 trang )

THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
MỤC LỤC
Page 1
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
LỜI MỞ ĐẦU
Lý thuyết thuế đã làm rõ rằng những tác động của thuế cuối cùng phụ thuộc vào
cách chúng đã tác động đến hành vi. Tác động của thuế đến hành vi là vấn đề của các
cuộc thảo luận gay go giữa các nhà học thuật lẫn các chính khách. Một số ý kiến cho rằng
thuế có ảnh hưởng rất nhỏ, không mang tính khuyến khích. Một số khác cho rằng mức
thuế suất biên cao dẫn đến thái độ làm việc ngày càng tồi, số lần vắng mặt không có lý do
cao hơn, miễng cưỡng đi làm… Nghiên cứu Thuế đánh vào lao động nhằm xem xét liệu
thuế có làm thay đổi cung lao động của xã hội hay không và thay đổi như thế nào.
Page 2
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
1. Lý thuyết cơ bản
1.1 Thiết lập mô hình:
Giả sử A đang quyết định sử dụng bao nhiêu thời gian trong mỗi tuần để làm việc và bao
nhiêu thời gian cho nghỉ ngơi. Có thể minh họa sự lựa chọn giữa thời gian làm việc và
nhàn rỗi bằng đồ thị và miêu tả chi tiết như sau:
Hình 1: Tối đa hoá thoả dụng giữa lựa chọn giờ làm việc và nhàn rỗi
- Tổng số giờ sẵn có thể làm việc và nhàn rỗi là quỹ thời gian. Ở hình 1, đó là trục
hoành. Giả sử khoảng thời gian không dành cho nhàn rỗi thì dành cả cho lao động. Bất cứ
điểm nào trên trục hoành đồng thời thể hiện số giờ nhàn rỗi và số giờ lao động.
- Đường giới hạn ngân sách trong biểu đồ cho thấy sự kết hợp giữa thời gian nhàn
rỗi và thu nhập hay tiêu dùng của một cá nhân được xác định bởi tiền lương lao động.
Nếu mức lương của A là w/giờ thì đường giới hạn ngân sách của cô ta là đường thẳng có
giá trị tuyệt đối của độ dốc là w và có dạng: C + wL = wT, trong đó C là tiêu dùng được
quyết định bởi thu nhập, wL giá trị nhàn rỗi, wT là tổng thu nhập. Ở hình 1, đó là đường
BC.
- Điểm đặc biệt của đường giới hạn ngân sách là phụ thuộc vào sở thích của mỗi


người. Ta có các đường cong bàng quan có mặt lồi hướng về gốc O. Ba đường cong này
Page 3
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
được đặt tên là i, ii và iii trong hình 1. Tại A1 là điểm tối ưu của việc lựa chọn: A sử dụng
L1 giờ để nhàn rỗi và C1 giờ lao động, kiếm được thu nhập là OC1.
Hình 2: Đánh thuế và sự đánh đổi giữa tiêu dùng và nhàn rỗi
Bây giờ giả sử chính phủ đánh thuế thu nhập với thuế suất tỷ lệ t. Thuế này làm giảm
tiền lương một giờ từ w xuống còn (1 - t)w. Khi đó A không lao động 1 giờ thì cô ta chỉ
mất một khoản thu nhập là (1 - t)w, chứ không phải w. Kết quả là thuế đã làm giảm chi
phí cơ hội của một giờ nhàn rỗi. Minh họa này được trình bày trên hình 2. Đường giới
hạn ngân sách của A bây giờ không còn là BC1. Thay vào đó là đường BC2, với giá trị
tuyệt đối của độ dốc bằng (1 - t)w. Do đánh thuế, nên A phải chọn một điểm dọc theo
đường giới hạn ngân sách sau thuế BC2. Trên hình 2, đó là điểm B có tọa độ: L2 giờ
nhàn rỗi và C2 giờ lao động. Như vậy, đánh thuế đã làm giảm thời gian lao động của A
(L2 – L1) giờ.
Câu hỏi đặt ra, có phải đánh thuế luôn làm giảm mức cung lao động hay không? Hình 3
(b) cho thấy A bị đánh thuế thì cô ta lại gia tăng số giờ làm việc, nghĩa là giảm giờ nhàn
rỗi từ L1 -> L2. Vấn đề ở đây là phụ thuộc vào sở thích của mỗi người – có thể làm việc
nhiều giờ hơn, ít giờ hơn, hay giữ như cũ sau khi bị đánh thuế.
1.2 Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập
Page 4
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
Hình 3: Hiệu ứng thu nhập và Hiệu ứng thay thế
Page 5
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
Đánh thuế vào cung lao động có thể gây ra hai hiệu ứng: hiệu ứng thay thế và hiệu ứng
thu nhập. Khi thuế làm giảm số tiền lương khả dụng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi cũng
giảm, khi đó người ta có khuynh hướng thay thế làm việc bằng nhàn rỗi. Đây là hiệu ứng
thay thế với khuynh hướng làm giảm mức cung lao động. Như vậy, dù có làm việc bao
nhiêu giờ thì thuế vẫn làm giảm thu nhập cá nhân. Thế nhưng, nhàn rỗi cũng là một loại

hàng hóa giống như các hàng hóa khác, có sự lựa chọn trong tiêu dùng. Nếu như các yếu
tố khác không đổi, một khi thu nhập giảm sút, thì A cũng phải cắt giảm số giờ nhàn rỗi.
Số giờ nhàn rỗi giảm đi thì giờ lao động tăng lên. Hiệu ứng thu nhập có khuynh hướng
làm cho A làm việc nhiều hơn. Như vậy, hai hiệu ứng này có tác động theo hai chiều
ngược nhau. Đơn giản là không thể biết được (nếu chỉ trên cơ sở lý thuyết) hiệu ứng thu
nhập hay hiệu ứng thay thế nổi trội hơn. Đối với A thể hiện trên hình 3 (a), hiệu ứng thay
thế lớn hơn; còn trên hình 3 (b), hiệu ứng thu nhập lớn hơn.
Hình 4: Đánh thuế luỹ tiến và phản ứng cung lao động
Việc phân tích thuế lũy tiến cũng tương tự như thuế tỷ lệ. Giả sử biểu thuế lũy tiến của
thuế thu nhập có thuế suất biên: t1 cho 5.000 đô la đầu tiên, t2 đối với 5.000 đô la tiếp
theo, và t3 đối với phần thu nhập trên 10.000 đô la. Đường ngân sách trước thuế là BC1
như hình 4. Sau thuế, đường ngân sách là đường gấp khúc BKHC2. Cho tới mức thu
nhập 5.000 đô la trước thuế, chi phí cơ hội cho một giờ nghỉ ngơi là (1 – t1)w, cũng là độ
dốc (giá trị tuyệt đối) của đoạn C2H. Tại điểm H, thu nhập của A là (1 – t1) x 5.000 đô la.
Trên đoạn HK giá trị tuyệt đối của độ dốc là (1 – t2) x w. HK ít dốc hơn đoạn C2H vì t2 >
Page 6
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
t1. Tại điểm K, thu nhập sau thuế là [(1 – t1) x 5.000 đô la + (1 – t2) x 5.000 đô la]. Đây
chính là phần thu nhập tại điểm H cộng với phần thu nhập tăng thêm 5.000 đô la với mức
thuế suất t2. Cuối cùng, trên đoạn KB, độ dốc bằng (1 – t3)w, khá phẳng. Tùy thuộc vào
sự lựa chọn của A, cô ta có thể chọn bất kỳ điểm nào trên đoạn BKHC2.
1.3 Ảnh hưởng của Thuế đến Cung lao động:
Phần này phân tích sự ảnh hưởng của Thuế đến người sử dụng lao động và người lao
động
1.3.1 Độ co giãn của cầu lớn hơn độ co giãn của cung
Khi áp đặt mức thuế t, Số giờ lao động giảm và mức thu nhập sẽ phải tăng lên, ở trường
hợp này Người lao động sẽ chịu thuế ít hơn Người sử dụng lao động
1.3.2 Độ co giãn của cầu nhỏ độ co giãn của cung
Page 7
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG

Ở trường hợp này, người sử dụng lao động chịu thuế ít hơn so với người lao động.
Page 8
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
1.3.3 Cung và cầu có độ co giãn theo lương là bằng nhau
Khi độ co giãn cung cầu bằng nhau thì mức gánh chịu thuế của Người sử dụng lao động
và người lao động là bằng nhau
1.3.4 Cầu hoàn toàn không co giãn
Trưởng hợp này, do cầu hoàn toàn không co giãn nên với mức thuế t được áp đặt người
sử dụng lao động sẽ chịu hoàn toàn thuế.
Page 9
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
1.3.5 Cầu hoàn toàn co giãn
Trường hợp này Cầu co giãn hoàn toàn nên khi áp mức thuế t số giờ lao động sẽ giảm và
người lao động hoàn toàn gánh chịu thuế.
1.4 Giới hạn về giờ làm việc và nguyên tắc trả thêm giờ
Lý thuyết cơ bản nghiên cứu hiệu ứng của thuế đến cung lao động gắn liền với giả thiết
thị trường lao động lý tưởng. Các cá nhân có thể tự do điều chỉnh số giờ lao động của
mình dần dần khi có sự thay đổi chính sách thuế. Tuy nhiên, trên thị trường lao động, các
cá nhân không thể tự do điều chỉnh giờ lao động của mình để tìm điểm tiếp tuyến giữa
đường bàng quan và đường ngân sách. Chẳng hạn, các công ty yêu cầu những người lao
động phải làm việc cho một số giờ nào đó. Sự giới hạn này có thể do bởi đặc điểm sản
xuất của doanh nghiệp. Người lao động là một mắt xích của dây chuyền sản xuất, nên họ
không thể làm việc 32 giờ mà phải làm việc tới 40 giờ/tuần.
Một giới hạn khác làm gia tăng giờ làm việc là quy định trả thêm giờ. Ở Mỹ, chính phủ
bắt buộc các công ty phải trả 1 giờ làm thêm bằng 1 ½ giờ quy định (40 giờ). Quy định
này tạo ra độ lồi của giới hạn ngân sách, nhưng lại làm cho lao động trở nên đắt đỏ hơn
đối với các doanh nghiệp trong việc thuê mướn lao động khi làm việc hơn 40 giờ. Doanh
nghiệp có thể lưỡng lự khi quyết định cho phép công nhân làm thêm giờ. Nhìn chung, các
giới hạn như thế sẽ đưa người lao động vào một kế hoạch thống nhất, vì thế làm giảm
thấp sự phản ứng giờ làm việc đối với tiền lương sau thuế.

Page 10
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
2. Nghiên cứu thực nghiệm
2.1 Kết quả thực nghiệm
Lý thuyết vừa được thảo luận ở trên cho rằng quyết định về mức cung lao động của mỗi
cá nhân phụ thuộc vào:
 Những biến số ảnh hưởng đến vị trí đường ngân sách, đặc biệt là tiền lương sau
thuế
 Những biến số ảnh hưởng đến tới bàng quan cá nhân về nghỉ ngơi và thu nhập,
như tuổi tác giới tính, và tình trạng hôn nhân.
Lý thuyết thực nghiệm về đánh thuế vào cung lao động phân biệt giữa 2 loại lao động:
 Những người kiếm tiền sơ cấp: là những thành viên gia đình, tạo ra nguồn thu
nhập chính trong gia đình.
 Những người kiếm tiền thứ cấp: là những lao động khác còn lại trong gia đình.
Theo truyền thống, những người kiếm tiền sơ cấp thường là người chồng; còn người
kiếm tiền thứ cấp là người vợ có trách nhiệm nuôi con cái.
Có 3 cách tiếp cận chính để ước lượng độ co dãn cung lao động: (i) hồi quy tuyến tính;
(ii) thực nghiệm xã hội; và (iii) các dạng có tính chất thực nghiệm.
a. Kết luận từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn của cung lao
động:
Độ co dãn từ những người lao động sơ cấp là +0.1, ảnh hưởng khá nhỏ. Độ co dãn những
người lao động thứ cấp thay đổi từ +0.5 đến +1.0, ảnh hưởng rất lớn. Ảnh hưởng này
xuất phát từ biên mở rộng liệu có làm thêm hay không?, chứ không phải là biên thâm
dụng dựa vào số giờ thực tế lao động.
b. Kết luận từ ước lượng phương trình hồi quy:
Các nhà nghiên cứu kinh tế lượng đã ước lượng phương trình hồi quy nhằm giải thích số
giờ làm việc hằng năm, phương trình này được viết dưới dạng:
LS =α + βATWAGE +δNLINCOME + λX +ε
Trong đó, LS là đo lường cung lao động; ATWAGE là đôla cuối cùng của tiền lương sau
thuế; NLINCOME là thu nhập không lao động; X là véc tơ tính cách của người lao động

(giáo dục, tình trạng gia đình…). Nếu βlớn hơn 0 thì cung lao động dốc hướng đi lên. Với
Page 11
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
tiền lương cao hơn, cung lao động tăng lên. Khi đó hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng
thu nhập. Bằng việc đưa vào thu nhập không do lao động, hồi quy tách ảnh hưởng thay
thế và ảnh hưởng thu nhập. Hệ số β bao gồm cả hai hiệu ứng, trong khi hệ số δ chỉ bao
gồm hiệu ứng thu nhập. Tuy nhiên, các hệ số này có thể dẫn đến bị chệnh. Những cá nhân
có thu nhập cao có thể là những người quá thành công và có thể làm việc thời gian dài.
Măc dù có thể có những sự sai biệt trong phỏng đoán do những sai biệt không thể tránh
khỏi trong việc chọn mẫu, chọn khoảng thời gian, và kỹ thuật thống kê. Nói chung, có hai
khuynh hướng chung chủ yếu dưới đây quan sát được khi nghiên cứu thực nghiệm thị
trường lao động:
• Đối với nam xấp xỉ từ 20 đến 60 tuổi, tác động của những thay đổi này lên lương
ròng là nhỏ (tính theo giá trị tuyệt đối), và không có nhiều ý nghĩa về mặt thống
kê. Hầu hết độ co dãn dao động trong khoảng -0,2 đến 0.
• Mặc dù mức cung lao động của nữ đã được ước lượng có độ co dãn lớn hơn của
nam nhưng quyết định về số giờ làm việc của phụ nữ có gia đình rất nhạy cảm với
những thay đổi của lương ròng. Một số nhà điều tra đã tìm ra độ co dãn của số giờ
làm việc so với lương ròng là khoảng 0.2 đến 1.
Một cách tiếp cận khác là sử dụng thực nghiệm ngẫu nhiên. Thực tế điều này được thực
hiện trong những năm 1970s với thực nghiệm thuế thu nhập âm (negative income tax
(NIT)). Chương trình đảm bảo phúc lợi và thuế suất được xắp sếp ngẫu nhiên đối với
những gia đình khác nhau. Công trình này phát hiện độ co dãn lao động nữ là +0.1.
Cách tiếp cận cuối cùng là các dạng có tính thực nghiệm. Essia (1995) kiểm tra cung lao
động của những người phụ nữ có gia đình phản ứng với Đạo Luật cải cách thuế 1986. Cải
cách thuế làm thay đổi theo thuế suất biên đối với những người vợ có chồng kiếm thu
nhập cao. Cung lao động của người nữ có gia đình +0.8.
Tất cả công trình nghiên cứu có những giới hạn nhất định: Hơn nữa thập kỷ qua có sự
bùng phát giữa những kiếm tiền sơ cấp và thứ cấp. Thêm vào đó, sự tham gia lực lượng
lao động và giờ lao động, những yếu tố như là nỗ lực công việc, cơ hội việc làm…có thể

khác nhau. Thuế có ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội, tạo ra mất trắng xã hội.
2.2 Một vài vấn đề cân nhắc quan trọng
Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm được mô tả ở trên rất hữu ích để kiểm định lý
thuyết. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý tới những điều cân nhắc quan trọng.
Page 12
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
- Cân nhắc khía cạnh cầu
Những phân tích trước đó bỏ qua các tác động làm thay đổi mức cung lao động theo nhu
cầu của thị trường. Giả sử giảm thuế làm cho những phụ nữ có gia đình tăng tiền lương
ròng của họ 10%. Nếu độ co dãn của cung lao động là 1 thì số giờ làm việc của họ phải
tăng lên 10%. Nếu các doanh nghiệp thu hút toàn bộ số giờ làm việc này với mức tiền
lương ròng mới thì không còn chuyện gì để nói. Một cách điển hình hơn là khi người ta
cung ứng nhiều giờ làm việc hơn thì tiền lương trước thuế lại có khuynh hướng giảm.
Điều này làm giảm bớt số tăng thêm của tiền lương sau thuế so với tính toán ban đầu, vì
thế số giờ làm việc tăng thêm, cuối cùng, sẽ nhỏ hơn dự đoán ban đầu.
Tình trạng này thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi chúng ta nhận ra rằng những thay
đổi chính trong các quyết định làm việc có thể ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu thụ những hàng
hóa khác. Kết quả là, sự thay đổi giá cả tương đối đã phản hồi lại những quyết định của
thị trường lao động. Ví dụ, nếu một phụ nữ có gia đình tăng số giờ làm việc thì nhu cầu
chăm sóc con cái cũng có thể tăng. Ở một mức độ nào đó, điều này làm tăng chi phí chăm
sóc con cái, và do vậy, có thể không khuyến khích một số bà mẹ có con nhỏ làm việc, ít
nhất là trong ngắn hạn. Rõ ràng, đây là một việc phức tạp khi đặt chúng trong mô hình
tổng thể.
- Hiệu ứng cá nhân và nhóm
Chúng ta cần tập trung làm rõ có bao nhiêu cá nhân làm việc trong điều kiện chế độ thuế
thay đổi.Rất khó để sử dụng những kết quả này dự đoán tổng số giờ làm việc của một
nhóm công nhân sẽ thay đổi như thế nào.Khi thuế thay đổi, động cơ làm việc thay đổi
khác nhau ở mỗi người. Ví dụ, khi thay đổi từ thuế cố định sang thuế lũy tiến, những
công nhân có thu nhập thấp có thể chịu mức thuế biên thấp hơn trong khi tình trạng
ngược lại xảy ra đổi với người có thu nhập cao. Thế thì, rất có thể mức cung lao động của

hai nhóm thay đổi theo hai hướng khác nhau khiến cho khó mà tiên đoán một kết quả
chung.
- Các khía cạnh khác của cung lao động
Số giờ làm việc hằng năm là thước đo quan trọng mức cung lao động. Người lao động có
trình độ cao, khỏe mạnh, tích cực sẽ làm việc có năng suất hơn một người thiếu những
phẩm chất đó. Một số người lo ngại rằng thuế làm cho con người ít đầu tư để hoàn thiện
các kỹ năng của mình. Lý thuyết kinh tế mang lại sự hiểu biết sâu sắc đáng ngạc nhiên về
việc làm cách nào mà hệ thống thuế gây ảnh hưởng đối với tích lũy vốn nhân lực – tức là
đầu tư vào chính con người để tăng năng suất.
Page 13
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
Xét ví dụ sau: Một người dự định tham dự chương trình huấn luyện công việc. Giả sử
chương trình này sẽ làm tăng mức thu nhập suốt đời cho anh ta với giá trị hiện tại là B.
Tuy nhiên, tham dự chương trình này, anh ta phải mất một khoảng thời gian hiện tại dành
cho những công việc có thu nhập, và do đó làm cho anh ta mất một khoản lương C. Nếu
nhận biết được điều này, anh ta quyết định sử dụng tiêu chuẩn đầu tư và chỉ tham gia
chương trình huấn luyện khi lợi nhuận vượt quá chi phí: B – C > 0.
+ Trường hợp mức cung lao động không đổi khi bị đánh thuế:
Bây giờ giả sử thu nhập của anh ta bị đánh thuế với thuế suất t. Thuế sẽ lấy đi một phần
tiền lương cao hơn nhờ tham gia vào chương trình huấn luyện. Người ta đự doán, do đó,
thuế làm giảm khả năng khiến anh ta tham dự chương trình huấn luyện. Cách lý giải này
là sai lầm.Để hiểu tại sao, hãy giả sử rằng sau khi có thuế anh ta vẫn tiếp tục làm việc với
số giờ như trước. Thuế thật sự làm giảm lợi ích của chương trình huấn luyện từ B xuống
còn (1-t)B. Nhưng đồng thời, thuế cũng làm giảm chi phí. Chi phí của chương trình là
phần tiền lương anh ta mất đi. Vì tiền lương này cũng bị đánh thuế nên anh ta không mất
toàn bộ C mà chỉ mất (1-t)C. Quyết định tham gia chương trình phụ thuộc vào việc liệu
lợi nhuận sau thuế có lớn hơn chi phí sau thuế không:
(1 - t)B – (1-T)C = (1 - t)(B - C)> 0
Phương trình này hoàn toàn tương đương với phương trình (B-C) > 0.Bất kỳ sự kết hợp
nào giữa lợi nhuận và chi phí được chấp nhận trước thuế thì cũng được chấp nhận sau

thuế. Trong mô hình này, thuế thu nhập làm giảm lợi nhuận và chi phí với cùng một tỉ lệ,
và do đó không ảnh hưởng đến đầu tư vào nguồn nhân lực.
+ Trường hợp mức cung lao động thay đổi khi bị đánh thuế:
Kết quả này là kết quả của giả định mức cung lao động không đổi sau khi bị đánh thuế.
Giả sử, thay vì như vậy, do thuế thu nhập, anh ta tăng mức cung lao động (hiệu ứng thu
nhập chiếm ưu thế). Trong trường hợp này, thuế làm gia tăng tích lũy nguồn vốn nhân
lực. Một người làm việc nhiều giờ hơn thì tiền lương lớn hơn so với mức tăng tiền lương
nhờ đầu tư cho nguồn vốn nhân lực. Do đó, nếu thuế tạo ra nhiều việc làm thì nó cũng
làm cho nguồn vốn nhân lực trở nên hấp dẫn hơn, với những yếu tố khác không đổi.
Ngược lại, nếu hiệu ứng thay thế chiếm ưu thế làm giảm mức cung lao động thì tích lũy
nguồn vốn nhân lực không được khuyến khích.
Mô hình đơn giản này đã bỏ qua yếu tố quan trọng: phần lời từ việc đầu tư vào nguồn
vốn nhân lực thường không xác định chắc chắn. Hơn nữa, một số loại đầu tư vào nguồn
vốn nhân lực còn liên quan đến những chi phí khác ngoài phần thu nhập mất đi. Học phí
là một ví dụ điển hình.Cuối cùng, với thuế lũy tiến thì lợi nhuận và chi phí đầu tư vào
Page 14
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
nguồn nhân lực có thể bị đánh thuế với các mức thuế suất khác nhau. Tuy nhiên, xem xét
những điều đó là để khẳng định các kết quả cơ bản – theo quan điểm lý thuyết, tác động
của hệ thống thuế thu nhập đối với tích lũy nguồn vốn nhân lực là không rõ ràng.
- Trả trọn gói
Lý thuyết cơ bản về mức cung lao động khẳng định tiền lương theo giờ chỉ phần thưởng
có làm việc. Thực tế, là người chủ thường trả công cho công nhân trọn gói, gồm tiền
lương, trợ cấp chăm sóc sức khỏe, lương hưu, và các “bổng lộc” như được sử dụng xe
của công ty, dụng cụ thể thao…Hầu hết các khoản tiền không mang tính chất lương được
chi trả cho người lao động đều không bị đánh thuế. Khi thuế suất biên giảm thì sức hấp
dẫn của những loại thu nhập không chịu thuế cũng giảm, và ngược lại. Do đó, những thay
đổi thuế sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần của tiền lương trọn gói. Hiện có một vài bằng
chứng chứng tỏ rằng điều nói trên là đúng. Trong một phân tích kinh tế lượng về tiền phụ
cấp cho các học viện ở Mỹ, Gruber và Lettau [2004] đã phát hiện cứ 10% gia tăng trợ cấp

thuế cho bảo hiểm y tế, thì các công ty sẽ cung cấp toàn gói bảo hiểm gia tăng bằng 3%.
- Khía cạnh chi tiêu công
Phân tích chuẩn về mức cung lao động và đánh thuế đã bỏ qua việc sử dụng tiền thu thuế.
Ít nhất có phần thuế thu được dùng để mua hàng hóa công, từ đó gây tác động đến quyết
định làm việc của người lao động. Nếu tiền thuế được dùng để cung cấp những phương
tiện giải trí như công viên quốc gia thì chúng ta kỳ vọng nhu cầu nghỉ ngơi tăng, các yếu
tố khác không đổi. Ngược lại, nếu chi tiêu cho những phương tiện chăm sóc trẻ em có
cha mẹ đi làm thì có thể làm gia tăng mức cung lao động. Một cách lý tưởng là chúng ta
nên kiểm tra kết quả mức cung lao động trên toàn bộ ngân sách chứ không phải chỉ là
khía cạnh thuế. Trong thực tế, những nhà nghiên cứu dựa vào thực nghiệm không biết rõ
là chi tiêu công ảnh hưởng đến quyết định làm việc khoảng bao nhiêu. Điều này do
những khó khăn liên quan đến việc xác định cá nhân đánh giá như thế nào về tiêu thụ
hàng hóa công, một vấn đề mà chúng ta đã thảo luận trong một số bối cảnh khác nhau.
Page 15
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
3. Mức cung lao động và thu thuế
3.1 Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động
3.1.1 Thuế suất, giờ lao động vào số thu thuế
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu số tiền thuế sẽ thay đổi như thế nào khi thuế suất
thay đổi?
Hình 5: Thuế suất, giờ lao động vào số thu thuế
SL : đường cung lao động.
L: số giờ lao động
W: tiền lương trước thuế.
Biểu đồ cho thấy số giờ làm việc tăng tương ứng theo mức lương ròng, có nghĩa là hiệu
ứng thay thế chiếm ưu thế.
• Khi thuế suất bằng 0, số thu thuế bằng 0.
• Khi thuế suất bằng t1, lương ròng là (1- t1)w, mức cung lao động là L1, số tiền thu
thuế là ac x bd = abcd.
Page 16

THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
• Khi thuế suất bằng t2, tương tự như trên ta có số tiền thu thuế là aefk.
Với diện tích aefk > abcd => thuế suất cao hơn sẽ dẫn đến số thuế thu được cao hơn, liệu
điều này có hoàn toàn đúng ? Xét đến mức thuế suất t3 > t2, nhưng tại mức thuế này số
tiền thuế thu được là ahij < aefk. Điều này có thể được giải thích do tại mức thuế suất t3,
số tiền thuế thu được mỗi giờ rất cao, nhưng số giờ làm việc đã giảm đến nổi tích số của
mức thuế và số giờ làm việc lại khá thấp. Thật vậy, số tiền thu thuế sẽ tiến đến 0 và mọi
người sẽ ngừng làm việc khi thuế suất tăng đến 100%.
3.1.2 Đường cong Laffer

Hình 6: Thuế suất và thu thuế
Xét biểu đồ trên, có thể thấy rằng ở mức thuế quá thấp (như t1) thì số tiền thu thuế thu
được cũng thấp. Khi số thuế tăng thì số thu từ thuế cũng tăng. Số tiền thu thuế đạt cực đại
tại mức thuế suất tA. Ở mức thuế suất > tA, số tiền thu thuế bắt đầu giảm và tiến dần về
0. Biểu đồ cũng thể hiện vấn đề liên quan đến thuyết trọng cung của Arthur B. Laffer hay
còn gọi lạ đường cong Laffer. Một trong những nguyên lý quan trọng của chính sách
trọng cung là ý tưởng về thuế suất giảm mà không làm mất đi một khoản thu thuế. Tuy
nhiên, cần chú ý một vài vấn đề như sau:
• Hình dạng của đường cong Laffer được xác định bằng độ co giãn lao động so với
lương ròng, có nghĩa là khi thuế suất thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cung lao động
Page 17
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
và một tỷ lệ % thay đổi tương ứng với mức lương ròng. Số thu thuế tăng hay giảm phụ
thuộc vào sự thay đổi số giờ làm việc có bù đắp được sự thay đổi của thuế suất hay
không.
• Ý tưởng về thuế suất giảm mà không làm mất đi một khoản thu thuế đúng với
trường hợp thuế suất t > tA, liệu nền kinh tế có thật sự vận hành ở mức thuế t > tA hay
không? Một nghiên cứu về vấn đề này đã cho rằng với tất cả những ước tính đáng tin cậy
về sự co giãn của mức cung lao động thì nền kinh tế không vận hành trong giới hạn này.
• Mức cung lao động không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thuế suất tăng có thể

gây ảnh hưởng đến số thu thuế. Người ta có thể thay thế tiền lương dưới những hình thức
thu nhập không chịu thuế khi thuế suất tăng để số tiền thu thuế thậm chí có thể giảm,
ngay cả ở mức cung lao động cố định. Một cách tương tự, những người có thu nhập cao
có thể thay thế thu nhập từ vốn bị đánh thuế bằng những hình thức thu nhập từ vốn không
chịu thuế, như lãi trái phiếu địa phương chẳng hạn.
• Việc xác định số thuế tối ưu phụ thuộc rất lớn vào những xem xét về xã hội và
kinh tế. Người ta cho rằng khu vực công quá rộng lớn để có thể phản ứng với số thu thuế
giảm. Một số người theo lý thuyết trọng cung thì cho rằng tại điểm tA là điểm tại đó “cử
tri muốn được đánh thuế” trong khi theo lý thuyết thuế thu nhập tối ưu thì tại mức thuế tA
không cho chúng ta biết đây có phải là thuế suất mong muốn nhất xuất phát từ triển vọng
công bằng hoặc hiệu quả hay không.
Page 18
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
3.2 Chính sách thuế thu nhập hỗ trợ tiền lương cho người có thu nhập thấp và
cung lao động
Chính sách này đã được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới.
Đối tượng: người có thu nhập tiền lương thấp
Cách thức: chương trình trợ cấp (EITC: Earned Income Tax Credit)
Mục tiêu: tái phân phối và gia tăng cung lao động
EITC tác động đến hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập đến quyết định cung lao động
bằng cách đưa thêm vào đồ thị đánh đổi giữa giờ nhàn rỗi và tiêu dùng/thu nhập (tức lao
động).
Hình 7: Chính sách hỗ trợ thuế thu nhập
Hình 8: Hiệu ứng EITC đối với cung lao động
Page 19
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
3.3 Chính sách thuế đối với chăm sóc trẻ em và cung lao động
Nghiên cứu chính sách thuế đối với chăm sóc trẻ em và cung lao động là nghiên cứu sự
lựa chọn giữa việc người mẹ (hoặc cha) quyết định tham gia vào thị trường lao động hoặc
rời bỏ thị trường để chăm sóc con cái tại gia dưới tác động của chính sách thuế và sự lựa

chọn đó ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích xã hội. Để làm rõ vấn đề chúng ta xét ví dụ
sau đây (trích dẫn):
Ví dụ: Giả sử việc đi làm ở ngoài với thu nhập 1.000$/tháng, mức thuế suất đánh vào thu
nhập là 50%. Chi phí chăm sóc trẻ em là 600$/tháng. Người vợ sẽ lựa chọn thế nào giữa
việc đi làm và ở nhà chăm sóc trẻ em, có 3 tình huống như bên dưới:
Tình huống
Thu nhập
trước
thuế,
trước khi
chăm sóc
trẻ em
Chi phí
chăm
sóc trẻ
em
Giảm
trừ
chăm
sóc trẻ
em
Thu
nhập ở
nhà bị
tính
thuế
Thuế
phải trả
khi đi
làm

Thuế
phải
trả nếu
ở nhà
Giá trị
sau thuế
của làm
việc
Giá trị
sau
thuế ở
nhà
Cơ bản 1.000 600 0 0 500 0 500 600
Quy đổi 1.000 600 0 600 500 300 500 300
Giảm trừ 1.000 600 600 0 200 0 800 600
TH (Cơ bản): Đánh thuế vào thị trường lao động nhưng không đánh thuế lao động ở nhà:
+ Nếu đi làm thì kiếm được 1.000$. Thu nhập thực tế là 500$
+ Nếu ở nhà giữ trẻ thì kiếm được 600$
=> Người vợ lựa chọn ở nhà vì thu nhập tăng hơn 100$, làm giảm cung lao động trên thị
trường và tổn thất mức thuế 500$.
TH 2 (quy đổi): Đánh thuế vào thị trường lao động và làm việc ở nhà.
+ Nếu đi làm thì thu nhập thực tế là 500$
+ Nếu ở nhà thì thu nhập sau thuế là 300$
Page 20
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
=> người vợ lựa chọn đi làm vì thu nhập được tăng thêm 200$ so với ở nhà, làm tăng
cung lao động và chính phủ thu được mức thuế là 500$.
TH 3 (giảm trừ): Chính sách giảm trừ chi phí chăm sóc trẻ em.
+ Nếu đi làm thì được giảm trừ 600$ trên thu nhập chịu thuế, thu nhập sau thuế sẽ là
800$.

+ Nếu ở nhà thì thu nhập sẽ là 600$
=> Lựa chọn đi làm vì thu nhập cao hơn việc chăm sóc trẻ em 200$, chính phủ thu được
mức thuế là 200$, tăng cung lao động.
Nhận xét:
- Khi chi phí chăm sóc trẻ em không được giảm trừ, giá trị sau thuế của công việc thị
trường nhỏ hơn giá trị sau thuế của công việc phi thị trường. Thuế đánh vào công việc thị
trường tạo ra chênh lệch thuế, bóp méo hành vi, khuyến khích công chúng thay đổi hành
vi thực hiện hoạt động không đánh thuế và dẫn đến tổn thất thuế.
- Đánh thuế vào các hoạt động hoặc trợ cấp cho các mức hoạt động tạo ra sân chơi cân
bằng. Khuyến khích công chúng tham gia thị trường lao động đồng thời chính phủ cũng
thu được một phần thuế.
Trong các chính sách tạo cân bằng sân chơi thì chính sách trợ cấp chăm sóc trẻ em để
giảm chênh lệch thuế được coi là tốt hơn so với các lựa chọn còn lại. So với chính sách
quy đổi thì chính sách giảm trừ dễ dàng đưa vào thực tế hơn.
Page 21
THUẾ ĐÁNH VÀO CUNG LAO ĐỘNG
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tác động của thuế đối với việc cung lao động chúng ta nhận thấy rằng
tăng thu thuế hay giảm thu thuế đều tác động đến cung lao động, tuỳ thuộc vào cách
chúng đã tác động đến hành vi.
Qua các chính sách thuế, Chính phủ có thể tăng hoặc giảm cung lao động trên thị trường
lao động, Chính phủ có thể dùng chính sách thuế để chuyển dịch lực lượng lao động trên
thị trường từ ngành này sang ngành khác nhằm tăng/giảm cung lao động trên thị trường
lao động.
Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc nghiên cứu đều có những giới hạn nhất định, đó là khi
thuế thay đổi thì lực lượng lao động có trình độ cao, sức khoẻ, tích cực sẽ làm việc có
năng suất hơn một người thiếu các phẩm chất đó. Các nhóm này sẽ phản ứng khác nhau
với sự thay đổi, dẫn đến việc cung lao động cũng khác nhau nên khó mà có thể tiên đoán
một kết quả chung.
Ngoài ra, thuế cũng có thể làm cho con người ít đầu tư để hoàn thiện kỹ năng của mình

hơn. Nên việc phân tích tác động của thuế đến cung lao động là yêu cầu cần thiết để
Chính phủ ra các quyết định hiệu quả và tối ưu.
Page 22

×